Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Hoàn Thiện Hệ Thống Thông Tin Kinh Té Phục Vụ Ra Quyét Định Tài Chính Của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam Vnpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 229 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÈ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP
ĐOÀN KINH TẾ.......................................................................................... 17
1.1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH
CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ .......................................................................11
1.1.1 Tập đoàn kinh tế và đặc điểm của tập đoàn kinh tế ...................... 11
1.1.1.1 .......................................................................................
Khái niệm tập đoàn kinh tế................................................................. 11
1.1.1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế .............................................. 12
1.1.1.3 Các mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế ......................... 14
1.1.2 Các quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế ...............................17
1.1.2.1 Khái niệm tài chính của tập đoàn kinh tế ................................17
1.1.2.2 Các quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế ...................... 18
1.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ PHỤC VỤ CHO VIỆC RA
QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ…………….. . 28
1.2.1. Hệ thống thông tin kinh tế của tập đoàn kinh tế ............................28
1.2.1.1 Thông tin kinh tế và hệ thống thông tin kinh tế ......................28
1.2.1.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kinh tế......................44
1.2.1.3 Mục tiêu và các tiêu chuẩn đánh giá HTTTKT........................53


1.2.1.4 Vai trò của hệ thống thông tin kinh tế..................................... 59
1.2.2. Nội dung và mô hình tổ chức hệ thống thông tin kinh tế phục vụ việc


ra quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế ............................................. 62
1.2.2.1 Nội dung của hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định
tài chính của tập đoàn kinh tế ........................................................................ 62
1.2.2.2 Mô hình tổ chức hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết
định tài chính của tập đoàn kinh tế ................................................................ 63
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hệ thống thông tin kinh tế
của tập đoàn kinh tế ................................................................................ 71
1.3 KINH NGHIỆM CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG VIỆC XÂY
DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ PHỤC vụ CHO VIỆC RA
QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ ......... .. .............. 75
1.3.1 Kinh nghiệm việc xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho
việc ra quyết định tài chính ...................................................................... 75
1.3.2 Bài học trong việc xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho
việc ra quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế ................................... 87
Chương 2. THựC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP
ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VNPT .......................................... 98
2.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VNPT ...............................................98
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Bưu chính - Viễn
thông VNPT ..............................................................................................98
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông
VNPT ...................................................................................................... 104
2.1.3 Đặc điểm về tài chính của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông
VNPT.......................................................................................................110
2.2 THỤC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TẬP
ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỀN THÔNG VNPT ......................................... 116


2.2.1 Quan điểm về hệ thống thông tin kinh tế của VNPT: .................. 123
2.2.2 Thực trạng về các yếu tố cấu thành nên hệ thống thông tin kinh tế

của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông VNPT nhằm phục vụ cho việc ra
quyết định tài chính................................................................................ 124
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG
TIN KINH TẾ PHỤC vụ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA
TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VNPT .............................. .. 150
2.3.1 Những kết quả đạt được đối với hệ thống thông tin kinh tế nhằm
phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của VNPT ............................. 162
2.3.2 Những hạn chế đối với hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho
việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn VNPT ................................. 163
Chương 3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ NHẰM PHỤC
VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU
CHÍNH - VIỄN THÔNG VNPT ................................................................... 167
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VNPT TRONG THỜI GIAN
TỚI.............................................................................................................167
3.1.1 Mục tiêu phát triển của VNPT trong thời gian tới ...................... 167
3.1.2 Phương hướng thực hiện mục tiêu của VNPT ............................ 170
3.2 QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN
KINH TẾ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH ......................... 175
3.2.1 Thông tin kinh tế là yếu tố quan trọng nhất trong việc ra quyết định
tài chính .................................................................................................. 170
3.2.2 Hệ thống thông tin phải phù hợp với trình độ nhà quản trị ........ 174
3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
NHẰM PHỤC VỤ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP
ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỂN THÔNG VNPT ..................................... 180
3.3.1 Giải pháp về tổ chức cấu thành hệ thống thông tin ...................... 180
3.3.2 Giải pháp về nội dung cấu thành hệ thống thông tin ................... 194


3.3.3 Giải pháp về phương thức cấu thành hệ thống thông tin ............. 197
3.3.4 Giải pháp về công cụ cấu thành hệ thống thông tin ..................... 199

3.3.5 Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán ............................................ 201
3.3.6 Một số giải pháp khác................................................................... 208
KẾT LUẬN................................................................................................... 205


DANH MỤC VIẾT TẮT

VNPT:

Viet Nam Posts and Telecommunications Group

SXKD:

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Sản xuất kinh doanh

TSCĐ:

Tài sản cố định

DPP:

Discount Payback Period

NPV:

Thời gian hoàn vốn đầu tư có tính đến yếu tố chiết khấu
Net Present Value - Giá trị hiện tại thuần

IRR:


Internal Rate of Return - Tỷ suất sinh lợi nội bộ

PI:

Proíitability Index - Chỉ số sinh lời

CNTT:

Công nghệ thông tin

CSDL:

Cơ sở dữ liệu

TMĐT:
HTTT:

Thương mại điện tử
Hệ thống thông tin

KTTT:

Kinh tế thị trường

WACC:

The weighted of average cost of Capital
Chi phí sử dụng vốn bình quân


ROI:

Return on Interested

DT:

Doanh thu

TB:

Thuê bao

DV:
DVVT:

Dịch vụ
Dịch vụ viễn thông

RMQT:

Roaming quốc tế


KHDN:

Khách hàng doanh nghiệp

SP:

Sản phẩm


CNTT:

Công nghệ thông

GTGT:

tin Giá trị gia tăng

VIP:

Very Important Person - nhân vật quan trọng

TĐKT:

Tập đoàn kinh tế

ITƯ:

Tổ chức viễn thông quốc tế thuộc Liên hiệp quốc

ADSL:

Asymmetric Digital Subscriber Line- Băng thông rộng

TN:

Tác nghiệp

CT:


Chiến thuật


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hệ thống thông tin theo tổng hợp
của Knight và Bum ........................................................................................ 56
Bảng 1.2: Các mô hình thu thập thông tin ..................................................... 67
Bảng 1.3: Bảng tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường KD ........ 69
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ ..............................................................................107
Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi ...............................................................................107
Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán của tập đoàn VNPT ..................................110
Bảng 2.4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT ............104
Bảng 2.5: Hệ số thanh toán............................................................................ 105
Bảng 2.6: Hệ số phản ánh cơ cấu vốn .........................................................105
Bảng 2.7: Hệ số phản ánh hiệu suất hoạt động............................................106
Bảng 2.8: Hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động ............................................107
Bảng 2.9: Bảng phân phối lợi nhuận của Tập đoàn VNPT.........................108
Bảng 2.10: Bảng phản ánh tốcđộ tăng trưởng của Tập đoàn VNPT ..........1139
Bảng 2.11: Bảng cân đối kế toántrong trường hợp cập nhậtthông tin đồng bộ
của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông VNPT ............................................... 155
Bảng 2.12: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong trường hợp cập
nhật thông tin đồng bộ của Tập đoàn Biru chính - Viễn thông VNPT ......... 156
Bảng 3.1: Kế hoạch đầu tư - doanh thu đến năm 2020 của VNPT ...............163
Bảng 3.2: Bảng so sánh giữa hai quy trình quản lý của VNPT trước và sau khi
thay đổi cơ cấu quản lý .................................................................................. 198


DANH MỤC Sơ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: sơ đồ tổ chức và phân phối thông tin ........................................... 35

Sơ đồ 1.2: Phân loại theo kênh thông tin kinh tế độc lậpvới Tập đoàn .... 48
Sơ đồ 1.3: Phân loại theo kênh thông tin trực tiếp từ Tập đoàn ................. 48
Sơ đồ 1.4: Phân loại theo kênh thông tin kết hợp....................................... 49
Sơ đồ 1.5:Các bước quy trình thu thập thông tin ........................................... 51
Sơ đồ 1.6: Mô hình hệ thống thông tin kinh tế .............................................. 63
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông VNPT ........ 1083
Sơ đồ 2.2: sơ đồ hệ thống thông tin kinh tế của Tập đoàn Viễn thông
VNPT ............................................................................................................ 136
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ sử dụng thông tin kết hợp để ra quyết định tài chính ........ 160
Sơ đồ 3.1: Quy trình xử lý thông tin............................................................. 183
Sơ đồ 3.2: Hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm phục vụ ra quyết định đầu tư
trong nước ..................................................................................................... 187


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng
vào nền kinh tế quốc tế, tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện đang phải đối mặt, cạnh
tranh bình đẳng với các tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới,
đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và bắt đầu với
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Kinh nghiệm các quốc gia
trên thế giới cho thấy những tập đoàn kinh tế mạnh ở cả khu vực nhà nước và
khu vực tư nhân sẽ là “đội quân chủ lực” đảm bảo quá trình hội nhập thành
công. Do đó, trong quá trình đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt
là hội nhập quốc tế với nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước đã chỉ đạo xây
dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế trở thành các tập đoàn kinh tế mạnh để
trở thành những quả đấm thép phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước.
Bên cạnh đó, trong nền kinh tế nhiều thành phần, các tập đoàn kinh tế nhà
nước nắm giữ các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, giữ vai trò trụ cột của nền
kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng của

Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, tập đoàn kinh tế nhà nước còn là nhân tố thúc đẩy
sự phát triển của kinh tế quốc dân; các tập đoàn kinh tế không chỉ mang lại lợi
ích kinh tế lớn cho đất nước về các mặt như: góp phần quan trọng vào tăng
trưởng và phát triển kinh tế đất nước, đóng góp không nhỏ vào nguồn thuế, tạo
nguồn thu ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế nhập siêu,
tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế góp phần đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH đất
nước... mà tập đoàn kinh tế nhà nước còn là trụ cột kinh tế, góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho nhân dân, góp phần giải
quyết vấn đề an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh...
Xu thế hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam là một hướng
đi đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp

1


với đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam và phù hợp với sức ép cạnh tranh
trong quá trình toàn cầu hóa; thực tế ở nước ta cho thấy, tập đoàn kinh tế nhà
nước chính là lực lượng quan trọng của Nhà nước đảm nhận sản xuất, kinh
doanh nhiều mặt hàng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần
quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh
quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi
trường sinh thái. Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là mô hình liên kết kinh tế
tiên tiến và có sức mạnh nhất; với đặc điểm là mô hình có quy mô lớn, nguồn
lao động dồi dào, thị trường và công nghệ vượt trội, các tập đoàn kinh tế nhà
nước có một vị thế khác biệt so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại.
Điếm quan trọng đầu tiên quyết định sự liên kết, hợp tác giữa các công ty trong
mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước là lợi ích; bởi lẽ, đối với mô hình tập đoàn
kinh tế nhà nước, lợi ích đến với cả tập đoàn kinh tế và cả công ty thành viên.
Các công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế nhà nước luôn được sự hỗ trợ phát
triển thông qua thương hiệu của tập đoàn: hỗ trợ về vốn, công nghệ, hoạt động

đào tạo quản lý, lao động... Những hỗ trợ đó sẽ tạo ra điều kiện và động lực,
môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn kinh tế nhà
nước phát triển nhanh và bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động
sản xuất, kinh doanh của cả tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm tạo ra sức mạnh
kinh tế - xã hội của quốc gia.
Với mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường, các tập đoàn
kinh tế nhà nước phải khai thác nguồn vốn nhà nước nhằm tạo ra lợi nhuận bổ
sung cho ngân sách nhà nước, đồng thời, tạo ra việc làm và thu nhập hợp pháp
nhằm nâng cao đời sống về mọi mặt của người lao động. Hơn nữa, các tập đoàn
kinh tế nhà nước với ưu thế về quy mô và kết hợp được các ưu thế của phân
công lao động, chuyên môn hóa với hợp tác hóa trong sản xuất, kinh doanh nên

2


tránh được sản xuất trùng lặp và nâng cao hiệu quả sử dụng công suất máy móc,
thiết bị nhằm Đểm lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao V.V..
Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong
những năm vừa qua dù đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nhung vẫn có
những khó khăn và vướng mắc cần giải quyết, cụ thể:

+ về

môi trường kinh doanh: mô hình tập đoàn kinh tế không giống

mô hình tổng công ty, mô hình tập đoàn hiện nay chỉ dựa vào Luật
doanh nghiệp và Nghị định 153 của Chính phủ về việc quản lý Tổng
công ty nhà nước; bên cạnh đó còn nhiều hạn chế trở ngại như thiếu
các chính sách khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền, thiếu
chính sách đầu tư ra nước ngoài.


+ về tài chính: chưa tách biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý vốn chủ
sở hữu của nhà nước với cơ chế hoạt động của thị trường và chức
năng khác.
Vì thế, để các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả, phát huy
được sức mạnh vai trò của chúng đối với nền kinh tế, thì việc nghiên cứu một
cách toàn diện, đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn hệ thống các thông tin kinh tế
là điều rất cần thiết; tuy nhiên, việc tổ chức, xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông
tin kinh tế và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin kinh tế này phục vụ cho việc
ra các quyết định quản trị kinh doanh nói chung, quản trị tài chính nói riêng của
các tập đoàn kinh tế hiện nay như thế nào? Cụ thể:
V Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc phân tích
môi trường kinh doanh và lựa chọn mục tiêu hợp lý?
V Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc phân tích và
lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp?

3


s Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc xây dựng mục
tiêu và chiến lược về nguồn nhân lực?
S Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra các quyết
định tài chính?
s Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc xây dựng mục
tiêu và chiến lược về marketing?
S Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc xây dựng
mục tiêu và chiến lược về sản xuất?
s Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc xây dựng mục
tiêu và chiến lược về nghiên cứu và phát triển?
S Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc thâm nhập

vào thị trường vốn quốc tế?
s Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn?
Đó là một số vấn đề hiện nay về mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống
thông tin kinh tế mà NCS còn băn khoăn trăn trở; tuy nhiên, luận án này thuộc
chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, nên NCS chỉ nghiên cứu sâu vấn đề hoàn
thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính.
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các tập đoàn kinh tế
Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức. Trong
những năm qua, công tác quản trị tài chính của các tập đoàn kinh tế được chú
trọng hơn, việc phân tích, đánh giá và ra các quyết định tài chính được thực hiện
một cách bài bản hơn. Tuy nhiên, đế đưa ra quyết định tài chính đúng đắn thì
đòi hỏi cần phải dựa trên một cơ sở dữ liệu và thông tin một cách đầy đủ và rõ
ràng, nhất là những thông tin về kinh tế tài chính.
Quyết định tài chính là quyết định có vai trò hết sức quan trọng trong các

4


Tập đoàn kinh tế, bởi nó liên quan trực tiếp đến mức độ rủi ro và lợi ích của các
chủ sở hữu. Để đưa ra quyết định tài chính đúng đắn, nhà quản trị tài chính cần
phải nghiên cứu nhiều nhân tố chủ quan, khách quan, bên trong và bên ngoài
tập đoàn; điều này phụ thuộc trực tiếp vào việc tổ chức, xử lý và cung cấp thông
tin về các nhân tố này nhằm phục vụ cho việc đưa ra các quyết định tài chính
của Tập đoàn.
Tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ, công ty con ở nước ta đã được
hình thành từ hơn thập kỷ qua, bên cạnh những thành tựu đạt được rất quan
trọng, hoạt động của các tập đoàn kinh tế nói chung, VNPT nói riêng đã bộc lộ
nhiều vướng mắc và bất cập, nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ hệ thống thông
tin kinh tế phục vụ ra quyết định quản lý nói chung, quyết định tài chính nói

riêng chưa được cung cấp, xử lý đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một trong số các
Tập đoàn kinh tế nhà nước ra đời sớm nhất ở Việt Nam; trải qua nhiều giai đoạn
phát triển, từ độc quyền nhà nước, độc quyền doanh nghiệp đến mở cửa hội
nhập cạnh tranh và phải thực hiện tái cơ cấu để tăng năng lực cạnh tranh. VNPT
được đánh giá là Tập đoàn kinh tế đã tổ chức hoạt động kinh doanh khá hiệu
quả và nhất là: đã thực hiện tái cơ cấu thành công.
Là một tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn VNPT đã và
đang chứng tỏ vị thế quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế
xã hội Việt Nam. Thành công của VNPT một phần là nhò’ các quyết định tài
chính được ban hành với những căn cứ đáng tin cậy, đó chính là hệ thống thông
tin kinh tế.
-Tuy nhiên, công tác quản trị tài chính của Tập đoàn VNPT vẫn còn một
số hạn chế; cụ thể:
V Bộ phận quản trị tài chính của Tập đoàn VNPT chưa có một vị trí

5


độc lập trong doanh nghiệp, nó nằm trộn lẫn với bộ phận kế toán; vì
thế, việc ra quyết định tài chính cũng như việc sử dụng hệ thống
thông tin kinh tế để đưa ra lời tư vấn quyết định tài chính của Tập
đoàn có tính chuyên môn chưa sâu;
V Tập đoàn VNPT có vốn đầu tư 100% là vốn của nhà nước, nên việc
thực hiện những chính sách tài chính phải tuân theo chế độ hướng
dẫn tài chính của Nhà nước, vì thế tính linh hoạt trong quản trị tài
chính chưa cao.
Vì thế, để đưa ra quyết định tài chính đúng đắn, bộ phận tài chính cần
thiết phải được sự hỗ trợ của hệ thống thông tin kinh tế, nhưng hệ thống thông
tin kinh tế lại phụ thuộc trực tiếp vào việc thu thập, xử lý thông tin; nếu việc thu

thập, xử lý thông tin tốt thì việc ra quyết định tài chính sẽ thuận lợi hơn; và
ngược lại, việc thu thập, xử lý thông tin chưa tốt thì việc ra quyết định tài chính
sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế để hệ
thống thông tin kinh tế được chuẩn hóa hơn nhằm phục vụ cho việc ra quyết
định tài chính là một việc cần làm và cần sớm được thực hiện.
Chính vì thế, NCS ấp ủ và mạnh dạn nghiên cứu đề tài luận án: “Hoàn
thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn
Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận án
Tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những
vấn đề lý luận về việc sử dụng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định
tài chính của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.
Qua khảo sát thực trạng hệ thống thông tin kinh tế của Tập đoàn Bưu chính

6


- Viễn thông Việt Nam VNPT ở những năm vừa qua, đề tài nêu cao vai trò của
hệ thống thông tin kinh tế, đánh giá thực trạng việc hoàn thiện hệ thống thông
tin kinh tế và rút ra những ưu điểm, hạn chế của việc hoàn thiện hệ thống thông
tin kinh tế nhằm phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính - Viễn
thông Việt Nam VNPT. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống thông
tin kinh tế Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.
Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kinh tế, về lý
thuyết cũng như thực tiễn rất cần có những nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn
diện và chuyên sâu nhằm tổng kết đánh giá một cách khách quan, khoa học về
tổ chức, quy trình cung cấp và xử lý hệ thống thông tin kinh tế hiện hành nhằm
phục vụ có hiệu quả cho các nhà quản lý kinh tế và các nhà quản trị tài chính
khi đưa ra các quyết định tài chính.

Vì thế, mục tiêu nghiên cứu của luận án được thể hiện cụ thể trên các mặt
sau:
a. Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra quyết định đầu tư, phát huy tính sáng tạo
trong quyết định đầu tư của Tập đoàn; tăng cường liên kết đầu tư
mở rộng ở thị trường nước ngoài thông qua việc góp vốn với các
đối tác giúp VNPT ngày càng nâng cao uy tín thương hiệu;
b. Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra quyết định huy động vốn, thông qua việc
nâng cao khả năng thâm nhập thị trường vốn; do VNPT là Tập
đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, có quy mô vốn lớn và thị trường
mở rộng, có uy tín trong lĩnh vực viễn thông ở trong nước cũng
như trên thế giới, vì thế khả năng thâm nhập thị trường vốn của
Tập đoàn VNPT rất cao, nên VNPT có cơ hội chọn lựa nguồn vốn
huy động có chi phí sử dụng vốn thấp, và là nguồn tài trợ ổn định;
và đây cũng chính là cơ hội đế VNPT tăng cường sử dụng vốn có
hiệu quả thông qua việc mở rộng đầu tư ở thị trường nước ngoài

7


thông qua việc sử dụng nguồn vốn ở bên ngoài có chi phí sử dụng
vốn thấp.
c. Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra quyết định huy phân phối lợi nhuận, do
VNPT có khả năng thâm nhập thị trường vốn lớn nên việc huy
động vốn đối với VNPT khá thuận lợi, vì thế VNPT vẫn ổn định
chính sách phân phối lợi nhuận nhằm tăng thu nhập thực tế cho
người lao động.
Để thực hiện những mục tiêu đã được đề ra ở phần trên, luận án cần giải
quyết 3 vấn đề chính có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là:
1/ Vai trò của hệ thống thông tin kinh tế đối với quyết định tài chính của
Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT? Mục đích của phần này là

hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tập đoàn kinh tế, các quyết định tài chính
của tập đoàn kinh tế, mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho
việc ra quyết định tài chính của tập đoàn kinh tế.
2/ Thực trạng về việc hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ
ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT?
Mục đích của phần này là nhằm đánh giá những thành tựu đạt được những hạn
chế và nguyên nhân dẫn tới hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài
chính còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện và chất lượng thông tin chưa cao.
3/ Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ ra quyết định tài
chính của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT? Mục đích của
phần này là hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính
bằng cách đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng
hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu
chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.

8


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề
tài s Đối tượng nghiên cứu:
+ Tìm hiểu các đối tượng ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kinh
tế, luận án sẽ chọn đối tượng nghiên cứu là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, nhung do hiện nay Bưu chính đã tách
khỏi Viễn thông, nên luận án chỉ tiếp cận ngành Viễn thông của
Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.
+ Tìm hiểu thực trạng hệ thống thông tin kinh tế ảnh hưởng đến
việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông
Việt Nam VNPT; luận án chọn đối tượng nghiên cứu là nhà quản
trị cấp chiến lược, cấp chiến thuật, cấp tác nghiệp và nhà quản lý
công nghệ thông tin của tập đoàn VNPT, vì họ là những người chủ
chốt theo suốt dự án từ khi lập kế hoạch cho tới khi hoàn thành sử

dụng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính.
V Phạm vi nghiên cứu:
+ Là Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.
+ Thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu từ năm 2011 đến năm
2015.
Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề chất lượng thông tin trên góc độ hoàn
thiện hệ thống thông tin Để hỗ trợ người sử dụng thông tin ra quyết định tài
chính. Điều này nghĩa là hệ thống thông tin đã xây dựng và được hoàn thiện sẽ
tạo ra những thông tin phù hợp, chính xác, kịp thời và đầy đủ nhằm giúp cho
việc ra các quyết định tài chính được thuận lợi hơn. Các nghiên cứu liên quan
tới việc thay đổi các chính sách kinh tế nhằm phục vụ việc ra quyết định tài
chính sẽ nằm ngoài phạm vi của luận án.

về phạm vi hệ thống thông tin, luận án chỉ dừng lại nghiên cứu ứng dụng
hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ ra quyết định tài chính trong nội bộ tập

9


đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.

về phạm vi các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin, luận án chỉ nghiên
cứu vấn đề kinh tế liên quan đến việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu
chính - Viễn thông Việt Nam VNPT. Luận án không nghiên cứu các nhân tố
kinh tế không liên quan tới việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính
- Viễn thông Việt Nam VNPT, các nhân này được coi nằm ngoài phạm vi luận
án.
4. Nguồn dữ liệu của luận án:
- Dữ liệu thứ cấp: Luận án sử dụng một số nguồn thông tin thứ cấp như
các công trình nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu liên quan, các báo cáo chuyên

môn của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác: Tổng cục thống
kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.
- Dữ liệu sơ cấp: là các thông tin thu thập qua điều tra phỏng vấn trực tiếp
hoặc điều tra qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để có được các đánh giá thực tiễn về hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế
nhằm phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông
Việt Nam VNPT, tác giả đã khảo sát Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt
Nam VNPT. Với quy mô khảo sát này, tác giả thu thập thông tin về thực trạng
hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế trên cơ sở các phương pháp phát phiếu
điều tra, thực hiện phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, thư điện tử...Bên cạnh
nguồn số liệu sơ cấp đó, tác giả còn sử dụng số liệu thứ cấp mà chủ yếu từ các
báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê và các nguồn khác đã được công bố.
Luận án nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát thực tế và sử dụng linh
hoạt phương pháp nghiên cứu định tính như phân tích, so sánh, tổng hợp thông
tin làm cơ sở đưa ra các nhận định, đánh giá thực trạng hoàn thiện hệ thống
thông tin kinh tế nhằm phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính

10


- Viễn thông Việt Nam VNPT, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống
thông tin kinh tế phù hợp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đối với Tập đoàn VNPT, thì đây là một Tập đoàn lớn, có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam, việc đưa ra quyết định tài chính
đúng đắn sẽ Đểm lại nhiều lợi ích cho Tập đoàn, và hơn nữa Đểm lại lợi ích cho
nhà nước và dân cư.
- Trước yêu cầu của thị trường, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng VNPT
vẫn còn nhiều tồn tại, sức phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của một

Tập đoàn lớn. Mặt khác, trong môi trường kinh doanh đầy biến động, cạnh tranh
khốc liệt, thông tin bùng nổ đa chiều, hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết
định tài chính của VNPT tỏ ra thiếu về lượng và thấp về chất. Trong những tồn
tại đó, việc xây dựng cho mình một hệ thống thông tin kinh tế là một nội dung
lớn cần phải thực hiện. Nếu hệ thống thông tin kinh tế không sớm được hoàn
thiện thì trở ngại sẽ phát sinh trong việc ra quyết định tài chính, hệ lụy tất yếu
là các quyết định tài chính sẽ trở nên không phù hợp, thậm chí sai lầm, an ninh
tài chính của VNPT sẽ khó được đảm bảo. Vì thế ta thấy, thông tin đóng một
vai trò vô cùng quan trọng, nó Đểm đến những cơ hội mới cho hoạt động kinh
doanh; nếu thông tin đầy đủ, chính xác, phù hợp và kịp thời thì nó càng trở nên
quan trọng, bởi nó liên quan đến việc ra các quyết định tài chính, từ đó ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả tổ chức, hiệu quả sử dụng đồng vốn của Tập đoàn;
vì thế, hoàn thiện hệ thống thông tin có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ra
quyết định tài chính của Tập đoàn VNPT.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa góp phần làm phơng phú thêm
những vấn đề lý luận về hệ thống thông tin kinh tế và mối quan hệ giữa hệ thống
thông tin kinh tế với các quyết định tài chính của Tập đoàn kinh tế nói chung,
Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT nói riêng; nó có ý nghĩa góp

11


phần thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho việc
ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam.
- Thông qua khảo sát thực trạng về hệ thống thông tin kinh tế của Tập đoàn
Bưu chính - Viễn thông, luận án đánh giá thực trạng về hệ thống thông tin kinh
tế và đề xuất các giải pháp đế hoàn thiện hệ thống thông tin một cách đầy đủ, rõ
ràng và kịp thời nhằm phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính
- Viễn thông Việt Nam VNPT ngày càng tốt hơn.
- Xuất phát từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ

thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính
- Viễn thông Việt Nam VNPT’ là rất cần thiết trên cả phương diện lý luận lẫn
thực tiễn.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho
việc ra quyết định tài chính của Tập đoàn kinh tế.
Chương 2: Thực trạng về hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc
ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc
ra quyết định tài chính của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT.
8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Quản trị tài chính trong các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và mọi thành
phần kinh tế luôn là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính
của các doanh nghiệp. Bất kể doanh nghiệp nào, vấn đề tổ chức quản trị tài chính
hợp lý và khoa học đều được những nhà quản lý và nhà chuyên môn quan tâm
đúng mức. Vì chỉ có tổ chức khoa học và hợp lý, quản trị tài chính mới có thể
đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời cho việc điều hành Tập đoàn.

12


Hơn ai hết, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT phải chịu
sức ép cạnh tranh từ việc gia nhập WTO (do có nhiều đối tác Viễn thông nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam), cũng như các công ty Viễn thông vừa và nhỏ (cũng
bị áp lực tồn tại trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh) đều hiểu rõ sự cần
thiết về hệ thống thông tin kinh tế, vì hệ thống này có vai trò cung cấp thông tin
kinh tế kịp thời, phù hợp, đầy đủ và chính xác cho nhà quản trị, từ đó nhà quản
trị có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định tài chính được chính xác hơn, hiệu

quả hoạt động được nâng cao hơn, và sức cạnh tranh trên thị trường viễn thông
ngày càng lớn hơn.
Vì tầm quan trọng như vậy nên có nhiều nghiên cứu liên quan tới hệ thống
thông tin, và liên quan quyết định tài chính. Cụ thể:
Công trình nghiên cứu về hệ thống như luận án của Tiến sĩ Nguyễn Thị
Bích Liên (2012) nói về việc ứng dụng hệ thống EPR để hoạch định nguồn lực
của doanh nghiệp, luận án này nói về việc sử dụng hệ thống thông tin để nghiên
cứu thực hiện phân tích dữ liệu liên quan tới quy trình làm việc của công ty. Hệ
thống thông tin tác động tới tất cả các hoạt động, các bộ phận chức năng của
doanh nghiệp. Nhờ hệ thống thông tin EPR làm thay đổi quy trình làm việc, rút
ngắn thời gian làm việc cho một nghiệp vụ kinh tế, vì thế hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, nói đến chất lượng thông tin, kiểm soát chất lượng thông tin trong
doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới vấn đề các nhân tố ảnh hưởng chất lượng
thông tin, một nghiên cứu đã được công bố trong luận án tiến sĩ 2003 của đại
học Southern Queensland “Critical Success Factors for Accounting Iníòrmation
Systems Data Quality”. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng trong phạm vi hệ
thống kế toán nói riêng chứ không phải cho cả ngành kinh tế nói chung. Ngoài
ra luận án trên sử dụng cách tiếp cận xây dựng mô hình nghiên cứu trên quan
điểm quản lý chất lượng hệ thống thông tin kế toán tống thế chứ không sử dụng

13


mô hình hệ thống thông tin kinh tế, hệ thống hoạt động khi phân tích.
Mặt khác, vai trò của nghiên cứu tài chính trong phát triển kinh tế được
giải thích bởi Okab và đồng sự (2014), thông qua nghiên cứu của họ, họ đã
chứng minh rằng các thông tin kinh tế đóng một vai trò tích cực trong sự toàn
vẹn của các quyết định cũng như sự thành công của kế hoạch phát triển, thực
hiện kế hoạch hợp thời phụ thuộc vào quyết định chiến lược được thực hiện bởi

những nhà quản lý, những loại quyết định này dựa vào các thông tin kinh tế. Đó
là lý do tại sao Ưllah và đồng sự (2014) đã phát triển một mối quan hệ có ý
nghĩa giữa các thông tin kinh tế và các quyết định chiến lược. Mặt khác, Rapina
(2014) xác định ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức (cam kết quản lý, văn hóa tổ
chức và cơ cấu tổ chức) đến chất lượng của hệ thống thông tin kinh tế và tác
động của nó đến chất lượng thông tin kinh tế; Chiriac (2014) phát triển một
phương pháp định tính, bởi một quan điểm lý thuyết, về tầm quan trọng của
thông tin kinh tế trong việc ra quyết định; Nobes & Stadler (2014) thực hiện đầu
tiên nghiên cứu thực nghiệm có sử dụng công khai dữ liệu có sẵn để cung cấp
bằng chứng trực tiếp về vai trò của thông tin kinh tế trong các quyết định;
Caraiman (2015) cho thấy rằng các thông tin kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề
của hệ thống chính trị; Một số chuyên gia như Fitriati & Mulyani (2015) đã
chứng minh rằng sự thành công của hệ thống thông tin kinh tế có liên quan đến
chất lượng thông tin; Susanto (2015) tin rằng tổng chất lượng của thông tin kinh
tế bị ảnh hưởng bởi chất lượng của hệ thống thông tin kinh tế; Alamin và đồng
sự (2015) điều tra các yếu tố (nhận thức phù hợp với công nghệ, điều kiện thuận
lợi,...) ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kinh tế; ngoài ra, Iskandar (2015) đã
chứng minh qua nghiên cứu của mình rằng chất lượng hệ thống thông tin kinh
tế có thể được cải thiện thông qua cải thiện quản lý.
Mặt khác, luận án tiếp cận giải quyết vấn đề hoàn thiện hệ thống thông tin
có chất lượng trên góc độ của qui trình tạo lập thông tin nhằm giúp người sử

14


dụng thông tin ra quyết định tài chính đúng đắn hơn. Điều này nghĩa là dựa vào
quy trình hoạt động của công ty viễn thông mẹ và các Trung tâm viễn thông
con, hệ thống thông tin sẽ được hoàn thiện để tạo ra các thông tin phù hợp và
chính xác, đảm bảo sự an toàn, độ tin cậy dữ liệu cao. Các nghiên cứu liên quan
tới việc thay đổi các chính sách kinh tế hay thay đổi các quy định của pháp luật

về quản lý tài chính sẽ nằm ngoài phạm vi của luận án.
Xuất phát từ các lý do trên, ta thấy Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông VNPT
cần được nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phù hợp để phục vụ
cho việc ra các quyết định tài chính đúng đắn hơn. Vì thế tác giả đã lựa chọn đề
tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế phục vụ ra quyết định tài chính của
Tập đoàn Buy, chính - Viễn thông Việt Nam VNPT”. Với đề tài này, tác giả
mong muốn sẽ có nhưng đóng góp về lý luận, thực tiễn cũng như xây dựng hệ
thống thông tin kinh tế phù hợp với thực trạng của Tập đoàn.

15


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHƯNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
KINH TẾ NHẰM PHỤC vụ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH
CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH TÀI
CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1.1 Tập đoàn kinh tế và đặc điểm của tập đoàn kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế
Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia tiếng Anh thì:"Tập đoàn là sự liên
kết của hai hay nhiều tổng công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau tạo thành
một cấu trúc công ty có quy mô quản lý lớn và phức tạp Vì thế, về ý nghĩa tập
đoàn, ta có thê hình dung như một công ty mẹ và một số (hay nhiều) công ty
con cùng bắt tay kinh doanh ở một hay nhiều lĩnh vực nào đó; nhìn chung, tập
đoàn là một công ty đa ngành, có quy mô rất lớn và thường kinh doanh đa quốc
gia.
Theo Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM thì khái niệm
về tập đoàn kinh tế được hiếu “là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn,
tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất

phát từ lợi ích của các bên tham gia ”. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm
quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược
phát triển.
Theo TS.Trần Tiến Cường, Trưởng Ban nghiên cứu cải cách và phát triển
doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TƯ) trong dự thảo Nghị định
về hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát đối với TĐ kinh tế nhà nước thì
tập đoàn kinh tế nhà nước là nhóm các công ty, liên kết chủ yếu dưới hình thức
công ty mẹ - công ty con, có từ hai cấp DN trở lên, tạo thành tổ hợp kinh doanh

16


gắn bó với nhau, hay tập đoàn kinh tế là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều
cấp, liên kết nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi
hỏi của nền sản xuất hàng hóa; các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có pháp
nhân độc lập.
Có nhiều quan niệm khác nhau về tập đoàn, song cũng có một điểm chung
nhất là: Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành
hay nhiều ngành khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó
có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty
con về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh tế là một cơ
cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh
tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa
hóa lợi nhuận
1.1.1.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế xuất phát từ yêu cầu
tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trước
áp lực cạnh tranh, các công ty có xu hướng sáp nhập hoặc liên kết với nhau tạo
thành tập đoàn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên không phải
tập đoàn kinh tế nào cũng có thể tồn tại và phát triển được; hiệu quả hoạt động

của các tập đoàn kinh tế luôn là vấn đề quan trọng được quan tâm hiện nay bởi
những lợi ích và ảnh hưởng của tập đoàn kinh tế đối với một quốc gia là rất lớn.
Sự mở rộng không hợp lý về quy mô của tập đoàn sẽ gây ra những hệ lụy không
tốt, khó khắc phục đối với nền kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước đang
phát triển. Vì vậy, việc xác định đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế để tìm ra
một mô hình quản lý và xây dựng chiến lược phát triển cho tập đoàn kinh tế là
cần thiết. Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy đặc điểm nổi bật của tập đoàn kinh
tế thường được thể hiện qua ba yếu tố cơ bản: cơ chế đầu tư vốn, cơ chế liên kết
kinh doanh, cơ chế quản lý.

17


×