Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh ou đôm xay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.25 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHONESAVANH OUNKHAMPANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP
TỈNH OU ĐÔM XAY, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2017


Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn:
TS. NGÔ THÚY QUỲNH

Phản biện 1:

TS. Nguyễn Hoàng Quy

Phản biện 2:

TS. Hà Thị Hương Lan (Bộ Tài chính)

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,


Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp … Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sỹ
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi … giờ ngày … tháng … năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Nông nghiệp là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển của đất nước. Trong những năm qua, tỷ trọng của ngành đóng góp khá
lớn đối với phát triển chung trong cơ cấu các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế,
đặc biệt là với điều kiện của một quốc gia đang phát triển như ở nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào. Để đảm bảo cho sự phát triển liên tục, đúng
hướng cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, do đó đòi
hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền, đặc biệt là của
ngành Nông nghiệp. Điều đó không chỉ liên quan đến an ninh lương thực của
quốc gia, mà còn liên quan đến sự phát triển chung của đất nước, khi mà nền
kinh tế còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, hướng tới kinh tế thị
trường, có sự định hướng của Nhà nước. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là
quốc gia với sản xuất nông nghiệp chủ yếu, diện tích Lào khoảng 26 nghìn
km2, trong đó nông thôn chiếm phần lớn. Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp
Lào có nhiều thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống của nhân dân ở
nông thôn được nâng cao... Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn chưa khai thác
được hết thế mạnh của mình, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước...
Tỉnh Ou Đôm Xay là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển

nông nghiệp, có điều kiện tự nhiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng,
đa dạng hóa cơ cấu cây, có sự đan xen giữa các loại lúa, hoa mày, cây lâu
năm,... Xuất phát từ những hạn chế, bất cập vừa nêu trên, đòi hỏi đặt ra cần
phải tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước đối với vấn đề phát triển nông
nghiệp của tỉnh Ou Đôm Xay. Chính vì vậy, học viên lựa chọn vấn đề “Quản
lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay, nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
1


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
a) Ở Việt Nam
Vấn đề phát triển nông nghiệp và quản lý nhà nước với nông nghiệp đã
có nhiều công trình nghiên cứu, như:
- Phạm Kim Giao, Quản lý nhà nước về nông thôn, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2008. Qua tác phẩm này, vấn đề phát triển nông nghiệp được
nhìn nhận dưới góc độ của phát triển nông thôn bởi các hoạt động sản xuất,
kinh doanh ở nông thôn chủ yếu liên quan đến nông nghiệp.
- Đỗ Đức Viên, Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông
thôn, Nxb Xây Dựng, Hà Nội, 1997.
- Phôm Ma, Nền kinh tế hàng hóa nông nghiệp của tỉnh Khăm Muộn
trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp, luận văn, Hà Nội, 2001.
Luận văn đã làm sáng tỏ các vấn đề về phát triển kinh tế hàng hóa nông
nghiệp mà chủ lực vẫn là các sản phẩm nông nghiệp. Qua đó có thể thấy ý
nghĩa cũng như vai trò của nông nghiệp đối với người dân và đất nước
b) Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Các công trình đã nghiên cứu về nông thôn, về phát triển nông nghiệp
nói chung thì đã có một số nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về
quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay, nơi có
nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp của nước CHDCND Lào.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ và vận dụng những vấn đề lý luận kết hợp nghiên
cứu thực tiễn quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay, Luận
văn đề xuất một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý của
2


nhà nước về phát triển nông nghiệp nhằm từng bước gia tăng khối lượng và
chất lượng các mặt hàng nông sản chủ lực, góp phần gia tăng thu nhập, cải
thiện mức sống cho người dân vùng nông thôn tỉnh Ou Đôm Xay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu
+ Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước
đối với nông nghiệp;
+ Đánh giá thực trạng QLNN về nông nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay để
xác định mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu
kém trong lĩnh vực QLNN về nông nghiệp ở tỉnh này;
+ Đề xuất giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả QLNN về nông
nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về
nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: giai đoạn 2011 – 2016 và quan sát vài năm tiếp theo
+ Về không gian: nghiên cứu địa bàn tỉnh Ou Đôm Xay
+ Về khoa học: nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn quản lý nhà nước về
nông nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay trong giai đoạn 2011-2016 và những năm
tiếp theo.
5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận:
Trên cơ sở tiếp thu quan điểm và nguyên lý duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, dựa trên quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào và nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tác giả luận văn sẽ tiếp cận vấn đề nghiên
cứu theo các hướng chính như sau:
3


+ Tiếp cận hệ thống;
+ Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô;
+ Tiếp cận liên ngành - liên vùng;
+ Tiếp cận theo nguyên lý nhân – quả;
- Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành mục tiêu đề ra Luận văn sử dụng chủ yếu các phương
pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích hệ thống:
- Phương pháp phân tích thống kê: để phân tích định lượng các chỉ số
phát triển nông nghiệp
- Phương pháp so sánh:
- Phương pháp chuyên gia:
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý
luận về phát triển nông nghiệp, QLNN đối với NN.
- Về mặt thực tiễn: Cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định
chính sách QLNN về nông nghiệp và xác định phương hướng phát triển nông
nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài
liệu tham khảo cho việc giảng dạy về QLNN đối với lĩnh vực nông nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với nông nghiệp ở tỉnh Ou
Đôm Xay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về
nông nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP

1.1. Một số vấn đề chung về NN và phát triển nông nghiệp
1.1.1. Quan niệm nông nghiệp và đặc điểm của nông nghiệp
1.1.1.1. Quan niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp chính là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, với
các nhóm chính là trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp. Thông qua
phát triển nông nghiệp, ổn định được đời sống vật chất, đảm bảo an ninh
lương thực, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế quốc gia.
1.1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế:
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi:
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ:
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng
là cây trồng, vật nuôi.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất
hàng hóa.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp
1.1.2.1. Thị trường nông sản
Thị trường chính là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán giữa một bên

cung ứng sản phẩm và một bên tiêu thụ sản phẩm. Hay nói một cách đơn giản
thị trường chính là mối quan hệ giữa Cung – Cầu hàng hóa.

5


1.1.2.2. Đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và
Nhà nước
Vai trò to lớn của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế, đặc biệt
là trong phát triển nông nghiệp, vì nước CHDCND Lào hiện nay vẫn là nước
nông nghiệp, tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp là vô cùng to lớn.
1.1.2.3. Người sản xuất (cả người sản xuất nông nghiệp và các nhà
khoa học, công nghiệp chế biến, phân phối nông sản, dịch vụ nông nghiệp)
Người sản xuất ở đây được hiểu là sự kết hợp giữa các chủ thể trong
nông nghiệp thành một hệ thống, một khâu liên kết chắc chắn và có sự hỗ trợ
lẫn nhau thành một chỉnh thể toàn diện, thống nhất để đảm bảo cho nông
nghiệp phát triển
1.1.2.4. Các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đất, nước, khí hậu,… tác
động tới tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của cong người.
1.1.3. Vai trò của nông nghiệp
- Cung cấp ổn định, vững chắc nguồn lương thực thực phẩm cho nhân
dân, tăng dự trữ quốc gia.
- Phát triển nông nghiệp tạo cơ sở, tiền đề và là động lực cho quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đại đất nước.
- Phát triển nông nghiệp tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh
tể - xã hội cho cư dân sinh sống ở nông thôn.
- Tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.
1.2. Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về nông

nghiệp
6


1.2.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước
QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà
nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của mọi công dân và mọi tổ
chức (chính trị, khoa học, xã hội...), nhằm giữ gìn trật tự xã hội và phát triển
xã hội theo định hướng của Nhà nước.
1.2.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp là sự tác động có tổ chức và
bằng quyền lực của Nhà nưóc đổi với kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài
nước, tận dụng tối đa các cơ hộị có thể để đạt được những mục tiêu phát triển
kinh tế lâu dài của đất nước. Từ đó thúc đẩy phát triển bền vững nền nông
nghiệp quốc gia.
1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
Một là, nông nghiệp là một hệ thống luôn luôn vận động, phát triển và
biến đổi không ngừng.
Hai là, QLNN về nông nghiệp nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong phát
triển nông nghiệp cả ở hiện tại và tương lai.
Ba là, cần phải tăng cường QLNN về nông nghiệp để đảm bảo sự công
bằng xã hội trong phát triển nông nghiệp.
Bốn là, tăng cường công tác QLNN về nông nghiệp để khai thác có
hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng của đất nước do đặc điểm của nông nghiệp
mang lại.
Năm là, QLNN về nông nghiệp góp phần định hình sự phát triển nền
nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân.
7



1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
1.2.3.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp
+ Quản lý nhà nước đối với đất đai và chất lượng nông sản. Trong
quản lý đất đai các cơ quan quản lý thực hiện theo hướng thúc đẩy thị trường
đất đai trong nông nghiệp và nông thôn phát triển
+ Quản lý nhà nước đối với phát triển trồng trọt: QLNN đối với giống,
đất trồng trọt và cơ cấu cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng cây
trồng.
+ Quản lý nhà nước đối với phát triển chăn nuôi: QLNN đối với giống
vật nuôi, cơ cấu vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ động vật, chất
kháng sinh và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
+ QLNN với phát triển dịch vụ nông nghiệp: QLNN đối với các hoạt
động, chất lượng hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
1.2.3.2. Những việc nhà nước phải làm để thực hiện tốt chức năng
quản lý của mình đối với nông nghiệp
- Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp
quốc gia và của các địa phương.
- Kiến tạo khung khổ luật pháp: Tạo môi trường pháp lý, hành lang
pháp lý để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại.
- Quản lý, thúc đẩy hợp tác liên doanh liên kết trong phát triển nông
nghiệp.
- Quản lý nhà nước trong việc tổ chức các hoạt động và chỉ đạo thực
hiện các quyết định chính sách phát triển nông nghiệp.
- Nhà nước hỗ trợ người nông dân, các tổ chức trong phát triển nông
nghiệp chất lượng cao.
8



- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để đảm bảo sự công
bằng, ổn định và bền vững trong phát triển nông nghiệp.
1.2.3.3. Hiệu quả QLNN đối với phát triển nông nghiệp
+ Quan niệm về hiệu quả QLNN đối với phát triển nông nghiệp.
Hiệu quả QLNN đối với phát triển nông nghiệp bao hàm cả hiệu quả về
kinh tế lẫn hiệu quả về xã hội. Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển thì
các vấn đề về an sinh xã hội, về các dịch vụ trong nông nghiệp, về sản xuất
bền vững, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, ổn định dân cư
sinh sống ở nông thôn,..
+ Các tiêu chí phản ánh hiệu quả:
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển đa dạng
hóa các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp.
Năng suất một ha đất nông nghiệp trong quá trình thâm canh sản xuất.
Năng suất lao động nông nghiệp, tỷ suất nông sản hàng hóa, tỷ lệ hộ
nông dân nghèo... đây là ba tiêu chí thể hiện sự phát triển, sự chuyên nghiệp
hóa trong sản xuất nông nghiệp.
1.3. Kinh nghiệm QLNN đối với phát triển nông nghiệp của một số
quốc gia và giá trị tham khảo cho CHDCND Lào
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp của một số
nước trên thế giới
1.3.1.1. Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp đang trong giai đoạn phát
triển và ngày càng hoàn thiên. Các chính sách vê phát triển nông nghiệp ngày
càng khẳng định vị trí và vai trò của nó trong toàn bộ nền kinh tế nói chung
và nền nông nghiệp Việt Nam.
9


1.3.1.2. Nhật Bản
Nhật Bản tập trung vào các lĩnh vực khoa học và cải cách ruộng đất

làm trọng tâm cùng với các chính sách khác tạo tiền đề cho phát triển.
- Phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp.
- Cải cách tộng đất
- Phát triển sản xuất có chọn lọc,
- Phát triển các HTX và các tổ chức kinh tế HTX dịch vụ
- Chính sách hỗ trợ nông nghiệp
Nhật Bản luôn có chính sách hỗ trợ kịp thời để khuyến khích phát triển
nông nghiệp như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị,
vật tư cho nông nghiệp, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, cho vay vốn
tín dụng,...
1.3.2. Giá trị tham khảo đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Thứ nhất, tăng cường đầu tư vào phát triển nghiên cứu có chọn lọc; tích
cực chuyển giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát
huy tài nguyên con người và áp dụng khoa học-công nghệ có hiệu quả.
Thứ hai, có chính sách bảo hộ hợp lý đối vối nông sản trên cơ sở tuân
thủ các quy định của WTO cùng các chính sách khác.
Thứ ba, thực hiện tích tụ ruộng đất bình, tăng khả năng sử dụng đất
nông nghiệp.
Thứ tư, để tạo điều kiện cho người nông dân có thể tự tăng được thu
nhập và có động lực ở lại nông thôn.
Thứ năm, kiên quyết thực hiện liên kết nông nghiệp với công nghiệp và
đô thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.

10


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 tác giả đã đi vào phân tích những vấn đề cơ bản về
nông nghiệp cũng như về công tác QLNN đối với nông nghiệp hiện nay. Qua

những nội dung của QLNN về nông nghiệp, tác giả đã đưa ra tham khảo một
số nền nông nghiệp tiêu biểu, đại diện ở nước đang phát triển (Việt Nam) và
ở quốc gia có nền nông nghiệp phát triển (Nhật Bản). Thông qua việc tìm
hiểu về những thành tựu của nền nông nghiệp ở các quốc gia này, tác giả thấy
rõ hơn vai trò của công tác QLNN đối với nông nghiệp ở mỗi nước, từ đó đúc
rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác QLNN về nông
nghiệp ở Lào nói chung và đối với tỉnh Ou Đôm Xay nói riêng.

11


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH OU ĐÔM XAY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN
LÀO HIỆN NAY
2.1. Khái quát chung về tình hình phát triển nông nghiệp của tỉnh
Ou Đôm Xay, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển
nông nghiệp của tỉnh Ou Đôm Xay
a. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Ou Đôm Xay ở miền Bắc của đất nước Lào, Tại các trung tâm thông
qua kết nối - Kết nối với 5 tỉnh ở miền Bắc và nước ngoài. Từ đây, cách thủ
đô Viêng Chăn 583 Km, tỉnh có diện tích 15.370 Km2 chiếm khoảng 6,5%
diện tích của đất nước và bằng 14% của diện tích của miền bắc. Về vị trí địa
lý, nơi đây có biên giới giáp với các tỉnh lân cận và với nước ngoài như :
- Phía bắc giáp với tỉnh Phông sa ly và với Trung Quốc
- Phía nam giáp với tỉnh Xay ya bu ly
- Phía đông giáp với tỉnh Luông pha bang
- Phía tây giáp với tỉnh Luong năm Tha và tỉnh và tỉnh Bo Keo
b. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội:

Tỉnh Ou Đôm Xay bao gồm có 7 huyện, trong đó có 2 huyện nghèo
nhất là huyện Nga và huyện Pak Beng, còn 5 huyện khác có điều kiện phát triển
khá tốt, đời sống dân cư ổn định. Ngoài ra, trong tỉnh còn được chia thành 56
nhóm làng, có 471 làng, trong làng thì được chia thành làng có đường xá và làng
không có đường xá giao thông, bao gồm 254 làng có đường và làng ở nông
thôn không có đường là 51 làng, đang trong quá trình xây dựng.
12


c. Giới thiệu Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Ou Đôm Xay
* Tổng số cán bộ, công chức của sở là: 150 người, nữ 40 người.
Thạc sĩ

Cử nhân

Cao đẳng

Trung cấp

Phổ thông

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam


Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

13

01

61

24

20

10

15

06

0

0


Tính theo độ tuổi thì số cán bộ, công chức có độ tuổi từ 55 – 60 có tất
cả 30 người; độ tuổi từ 45 – 55 có 50 người; độ tuổi từ 35 – 45 có 50 người;
độ tuổi từ 25 – 35 có 20 người.
* Chức năng, nhiệm vụ của Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh: Thực hiện pháp
luật, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư và các văn bản quy phạm
pháp luật cấp trên đề ra; Thực hiện các chức năng khác theo quyết định và
giao của cấp trên;,…
* Quyền hạn: Thực hiện các quyền hạn liên quan đến các vấn đề về
Nông, lâm nghiệp và thủy sản ở tỉnh theo nhiệm vụ được giao.
2.1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Ou Đôm Xay trong
giai đoạn 2011-2016
Về lĩnh vực thủy lợi: Việc xây dựng thủy lợi được chú trọng đầu tư
thực hiện chức năng tưới tiêu cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Với hơn 30 địa
bàn trong toàn tỉnh có thể cấp nước trên diện rộng với diện tích tổng sản
lượng 616.47 ha. Trong đó khu vực phóng to mới 264.16 ha. Tổng mức kinh
phí đưa giá trị xây dựng lên đến 22,832.271.175 kip (trong đó, ở huyện xay
có tới 6 dự án, với số lượng kinh phí giá trị 917.382.547 kip).
Về sản xuất thực phẩm: Trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm của từng loại
cây trồng, căn cứ vào cơ cấu mùa vụ của địa phương, Sở Nông Lâm nghiệp

13


tỉnh Ou Đôm Xay cơ bản trồng khá đa dạng các loại cây trồng như: trồng lúa,
ngô, khoai rau,…
Về chăn nuôi gia súc, gia cầm: Địa phương, khuyến khích người làm
kinh doanh trong nước và người nước ngoài vào làm việc, đầu tư chăn nuôi,
phát triển nuôi vật, chú trọng nuôi các con vật mang tính đặc sản, có thể chăn
nuôi theo mô hình trang trại, nuôi gà siêu trứng, vịt siêu trứng; nuôi cá rô phi

mang lại hiệu quả và năng xuất cao.
Về lĩnh vực trồng trọt: Diện tích đất dành cho trồng trọt trong toàn tỉnh
là 77,139 ha (số diện tích bị hư hỏng do thiên tai như: lũ lụt, sạt lở đất là 730
ha) còn đất trồng trọt chính thức là 76,409 ha, Sản lượng trung bình 3,24
tấn/ha, Năng suất trung bình hàng năm đạt 247,771 tấn, so với kế hoạch đề ra
là vượt mức, với số lượng là 155%.
2.2. Thực trạng QLNN đối với phát triển nông nghiệp ở tỉnh Ou
Đôm Xay, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
2.2.1. Thực trạng QLNN đối với phát triển nông nghiệp ở tỉnh Ou
Đôm Xay trong giai đoạn 2011-2016
2.2.1.1. Thực trạng QLNN đối với phát triển trồng trọt
Thực hiện QLNN đối với phát triển trồng trọt trên địa bàn tỉnh hiện nay
được giao cho Sở Nông lâm nghiệp tỉnh phụ trách quản lý và Sở giao trực
tiếp cho Phòng Trồng trọt thực hiện theo đúng chuyên môn, thẩm quyền và
chức của Phòng.
2.2.1.2. Thực trạng QLNN đối với phát triển chăn nuôi
Phòng được sự ủy quyền của lãnh đạo Sở tổ chức thực hiện các hoạt
động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại về chăn nuôi theo quy định.

14


2.2.1.3. Thực trạng QLNN đối với phát triển dịch vụ nông nghiệp
Trong những năm qua, xuất phát từ nhu cầu thực tế ngày càng có nhiều
lao động chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị dẫn tới thiếu hụt nhân công
sản xuất nông nghiệp, từ đó các loại hình dịch vụ nông nghiệp có cơ hội phát
triển.
2.2.1.4. Tình hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực hợp tác, liên doanh
liên kết về phát triển nông nghiệp
Vấn đề hợp tác liên doanh liên kết về phát triển nông nghiệp ở tỉnh hiện

nay có nhiều đổi mới, do chủ trương mở cửa, thúc đẩy hội nhập quốc tế của
Đảng và Nhà nước.
2.2.2. Tình hình thực hiện các công việc để QLNN đối với phát triển
nông nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay
2.2.2.1. Hoạt động quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển nông
nghiệp.
Tỉnh Ou Đôm Xay đã chủ động tập trung chỉ đạo thực hiện công tác lập
quy hoạch; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình; xây dựng và
thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2.2.2.2. Hoạt động ban hành văn bản về nông nghiệp, tạo môi trường
pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nông nghiệp
Hoạt động ban hành văn bản quản lý nhà nước về nông nghiệp được
tiến hành thường xuyên và liên tục để quản lý, điều chỉnh các quan hệ, các
vấn đề phát sinh trong nông nghiệp.
2.2.2.3. Hoạt động tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách trong
phát triển nông nghiệp
Đề cập tới thực trạng hoạt động của công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện
các chính sách trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay trong thời gian
qua chúng ta thấy vai trò của Sở Nông lâm nghiệp tỉnh thể hiện rõ ràng.
15


2.2.2.4. Hoạt động hướng dẫn nông dân phát triển nông nghiệp
Hướng dẫn nông dân phát triển nông nghiệp chính là một nhiệm vụ và
là nhiệm vụ chính yếu, cơ bản nhất để phát triển nông nghiệp, làm giàu cho
người nông dân.
2.2.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong
lĩnh vực quản lý phát triển nông nghiệp
Thực hiện chỉ thị của Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý nhà
nước về quy hoạch, Chính quyền tỉnh Ou Đôm Xay đã tổ chức điều tra, khảo

sát, lập quy hoạch tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
* Ưu điểm
Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh đã có những tiến triển tốt, tỷ
trọng sản xuất của nông nghiệp không ngừng tăng lên, đời sống của nhân dân
được ổn định, có chiều hướng cải thiện rõ ràng.
Thứ hai, nhận thức của người dân trong sản xuất và chăn nuôi chuyển
biến theo hướng tích cực.
Thứ ba, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch: theo hướng tích cực,
tăng tỷ trong CN và DV trong nông nghiệp
Thứ tư, hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng trong toàn tỉnh đã được
đầu tư, thay đổi đáng kể.
Thứ năm, thị trương tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp được mở
rộng, toàn tỉnh đã có sự liên thông, rộng khắp thông qua các chợ phiên, chợ
đầu mối.

16


* Những nguyên nhân:
Thứ nhất, nguyên nhân đầu tiên và tiên quyết quyết định sự thắng lợi,
hiệu quả trong nông nghiệp phải kể đến chính là sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình
của các cấp đảng ủy và chính quyền địa phương.
Thứ hai, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh trong
những năm qua được khai thác hợp lý, đầu tư hiệu quả.
Thứ ba, hệ thống văn bản quản lý nhà nước, văn bản quy phạm pháp
luật hiện nay khá hoàn chỉnh.
Thứ tư, xu thế hội nhập, quốc tế hóa toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, góp
phần giải quyết vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, kích thích

sản xuất.
Thứ năm, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng được
nâng cao cả về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ, kiến thức và kỹ năng, không
ngừng trao rồi về đạo đức,…
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế trong nông nghiệp
Thứ nhất, chưa có sự thống nhất trong việc xác định vị trí, vai trò của
ngành nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế.
Thứ hai, quy hoạch phân bổ tài nguyên (đất đai, nguồn nước…) phục
vụ phát triển nông nghiệp ở tỉnh còn chưa hợp lý.
Thứ ba, mức đầu tư vào nông nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay thời gian qua
chưa tương xứng với vai trò của nó đối với phát triển kinh tế.
Thứ tư, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào cũng như của tỉnh Ou
Đôm Xay trong nông nghiệp, nông thôn còn bất cập.

17


Thứ năm, tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản còn phân tán, thể hiện ở
kết cấu hạ tầng tại các địa phương trong toàn tỉnh sản xuất tập trung chưa
phát triển.
2.3.2.2. Nguyên dân dẫn đến hạn chế
Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của
một số chính quyền cơ sở chưa quán triệt, thiếu chủ động và linh hoạt.
Hai là, nền nông nghiệp của tỉnh Ou Đôm Xay vẫn chưa có được một
chiến lược lâu dài phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh
Ba là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý nhà nước của
đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu kém.
Bốn là, điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng và kỹ thuật cho quản lý nhà
nước về phát triển nông nghiệp ở tỉnh còn thiếu đồng bộ, kém bền vững.

Năm là, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và
nông thôn sang lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, xây dựng diễn ra chậm.
Sáu là, vấn đề liên doanh liên kết trong nông nghiệp còn chưa cao,
chưa sâu rộng và chưa thu hút được đầu tư của nước ngoài nhiều vào trong
phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Tiểu kết chương 2: Chương 2 tác giả đã đề cập tới các thế mạnh, tiềm
năng về phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Ou Đôm Xay, trên cơ sở đó trình
bày thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn: những kết quả
đạt được và thách thức, khó khăn. Từ đó tác giả cũng đã khái quát và trình
bày thực tế công tác QLNN đối với nông nghiệp ở tỉnh trong thời gian qua.
Nhìn chung trên các lĩnh vực của nông nghiệp đều có sự phát triển vượt bậc,
công tác QLNN được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo sự công bằng, bình
đẳng và chặt chẽ trong tổ chức. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số khuyết tật nhất
18


định, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục như chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức chưa cao, các thủ tục trong nông nghiệp còn rườm rà, các văn bản
chưa bao quát và cập nhật tình hình mới,…đây sẽ là những hạn chế cần được
khắc phục ngày để đảm bảo cho nông nghiệp địa phương phát triển.

19


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH OU ĐÔM XAY,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1. Phương hướng tăng cường QLNN đối với phát triển nông
nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay, CHDCND Lào

3.1.1. Đổi mới phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
- Mục tiêu phát triển nông nghiệp đến 2020:
Mục tiêu tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của
Đảng và Nhà nước Lào đến năm 2020 là xây dựng một nền nông nghiệp và
kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp.
- Đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp (cơ cấu Trồng trọt – Chăn
nuôi – Dịch vụ nông nghiệp)
Trồng trọt: Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô
lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ
sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế của tỉnh; Hỗ trợ tập huấn, khuyến
nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu
hoạch cho nông dân v.v...
Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; hình
thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn; khuyến khích áp dụng công nghệ cao,
tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ
sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí,
tăng giá trị;...

20


Dịch vụ nông nghiệp: Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến
tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện pháp về tổ
chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm
nghiệp và thủy sản nước ngọt.
- Định hướng phát triển nông sản chủ lực của tỉnh
Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, xây dựng các vùng
chuyên canh sản xuất trên quy mô lớn và từng bước hiện đại hóa, đáp ứng

yêu cầu của thị trường toàn tỉnh, trong nước và hướng ra xuất khẩu.
3.1.2. Quan điểm và định hướng tăng cường QLNN đối với phát triển
nông nghiệp trong những năm tới
3.1.2.1. Quan điểm chỉ đạo QLNN đối với phát triển nông nghiệp ở tỉnh
Ou Đôm Xay
+ Lấy hiệu quả là tiêu chí tối thượng trên cơ sở hiện đại hóa và có mức
giá trị gia tăng cao.
+ Phát triển bền vững trở thành tư tưởng xuyên suốt trong các văn kiện
của Đảng và Nhà nước Lào.
+ QLNN đối với phát triển nông nghiệp là vừa để quản lý nhưng vừa
phải để các doanh nghiệp nông nghiệp làm ăn hiệu quả.
3.1.2.2. Định hướng tăng cường QLNN đối với phát triển nông nghiệp
ở tỉnh Ou Đôm Xay
+ Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng
hàng hóa chất lượng ngày càng cao.
+ Tăng cường QLNN về đất đai, giống, chất lượng nông sản.
+ Hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong tỉnh.
+ Hỗ trợ liên kết sản xuất nông sản hàng hóa.
21


3.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả QLNN đối với phát triển nông
nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến phát
triển nông nghiệp
- Nâng cao chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp.
- Văn bản quản lý nhà nước trong nông nghiệp.
- Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
- Chính sách hỗ trợ kinh tế nông gia đình ở nông thôn.
- Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực trong nông nghiệp và nông thôn..

- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn.
- Chính sách phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp
Để tăng cường công tác QLNN đối với nông nghiệp, cơ cấu tổ chức
của cơ quan QLNN phải được sắp xếp hợp lý, gọn nhẹ trên cơ sở xác định số
lượng các đầu việc phù hợp. Yêu cầu cơ bản là cần tăng cường sự phân công,
phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn cho các cơ quan QLNN về nông nghiệp,
nông thôn, giảm bớt các khâu trung gian trong bộ máy.
3.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
nông nghiệp
Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đối với phát
triển nông nghiệp là về yêu cầu quan trọng trong quản lý.
3.2.4. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong kêu gọi đầu tư để phát triển sản
xuất nông nghiệp của địa phương
Hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, hướng tới hình thành mọt thị
trương chung, thống nhất mà trước hết là thị trường chung các nước Đông
22


Nam Á (gọi tắt là ASEAN) thì vấn đề hợp tác quốc tế là một trong những nội
dung quan trọng nhất.
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong hoạt động quản lý nhà
nước về nông nghiệp
Để công tác QLNN về nông nghiệp ở tỉnh Ou Đôm Xay được tiến hành
thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác
kiểm tra, giám sát trong các hoạt động nông nghiệp diễn ra trên địa bàn tỉnh.
3.3. Đánh giá khái quát hiệu quả QLNN đối với phát triển nông
nghiệp đến năm 2020 ở tỉnh Ou Đôm Xay
Đánh giá chung các kết quả mà tỉnh Ou Đôm Xay đạt được trong tời
gian qua về phát triển nông nghiệp chính là việc nhìn nhận sự tiến bộ toàn

diện trong sản xuất, phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, thâm
canh tăng vụ,… đó là những vấn đề đã được kiểm chứng trên thực tế.
Tiểu kết chương 3: Chương 3 tác giả đã đề cập tới quan điểm, chủ
trương và các chính sách của đảng, nhà nước CHDCND Lào trong phát triển
nông nghiệp. Căn cứ vào thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh cũng như
thực trạng công tác QLNN về nông nghiệp ở Ou Đôm Xay trong thời gian
qua, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng cường hơn nữa
công tác QLNN đối với nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về
nông nghiệp, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở tỉnh phát triển có hiệu
quả hơn.

23


×