Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao dộng ở tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.87 KB, 33 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
..........................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG...............3
1.Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động ........................................3
1.1/ Khái niệm xuất khẩu lao động .........................................................3
1.2/ Vai trò của xuất khẩu lao động .........................................................3
1.3/ Các loại hình xuất khẩu lao động.......................................................5
2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại
địa phương...................................................................................................6
2.1/ Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động
tại địa phương............................................................................................6
2.2/ Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao
động tại địa phương...................................................................................7
2.3/ Nội dung cốt yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu
lao động tại địa phương:............................................................................7
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH BẮC NINH..................................................13
1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu lao động..................................................................13
1.1/Vài nét về đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh...............................13
1.2/ Một số đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................14
1.3/ Đặc điểm lao động tỉnh Bắc Ninh....................................................17
2. Thực trạng xuất khẩu lao động ở tỉnh Bắc Ninh................................18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368


2.1/ Quy mô xuất khẩu lao động.............................................................19
2.2/ Cơ cấu xuất khẩu lao động...............................................................19
3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động
ở tỉnh Bắc Ninh..........................................................................................22
3.1/ Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu
lao động ở tỉnh Bắc Ninh........................................................................22
3.2/ Nguyên nhân....................................................................................24
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở TỈNH BẮC NINH...........26
1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất
khẩu lao động ở tỉnh Bắc Ninh.................................................................26
2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
xuất khẩu lao động ở tỉnh Bắc Ninh........................................................27
2.1/ Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tổ chức.
.................................................................................................................27
2.2/ Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác chỉ đạo.
.................................................................................................................27
2.3/ Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra,
kiểm tra....................................................................................................28
KẾT LUẬN ...................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................30

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi
quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn
như Việt nam. Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của
thị trường là tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, góp

phần tích cực vào sự phát triển kinh tế thị trường, tận dụng lợi thế, tiến kịp
khu vực và thế giới.
Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện ở thị trường trong
nước; mà còn cần chú trọng ở các thị trường ngoài biên giới. Chính vì vậy,
xuất khẩu lao động (XKLĐ) hiện rất được quan tâm. XKLĐ là một hoạt động
kinh tế - xã hội góp phần giải quyết việc làm hiệu quả, tạo thu nhập và nâng
cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất
nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên
thế giới.
Trong những năm qua, hoạt động XKLĐ của nước ta đã đạt được nhiều
kết quả đáng kể do được các cấp chính quyền quan tâm. Song bên cạnh đó
còn rất nhiều hạn chế đòi hỏi các nhà quản lý phải có những giải pháp thích
hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Tại tỉnh Bắc Ninh, thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước, địa
phương cũng đang xúc tiến hoạt động xuất khẩu lao động. Thông qua đó giải
quyết việc làm cho người dân, tăng thu nhập, cải thiện đời song nhân dân, ổn
định trật tự xã hội, giảm bớt tệ nạn, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo tại địa phương… Tuy nhiên, trong qua trình thực hiện, hoạt động
này chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động và cũng
phát sinh nhiều vấn đề như: trung tâm đào tạo không đúng nhu cầu thị trường,
thị trường lao động không phù hợp, nạn cò mồi lừa đảo….. đòi hỏi cần có sự
quản lý nhà nước chặt chẽ hơn nữa.
Nguyễn Kim Thanh Lam 1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Với mục đích tìm hiểu thực trạng để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn nữa, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
xuất khẩu lao dộng ở tỉnh Bắc Ninh”.
Trong phạm vi đề án, em xin trình bày ba phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu
lao động ở địa phương.

Chương II: Thực trạng của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu
lao động ở tỉnh Bắc Ninh.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Nguyễn Kim Thanh Lam 2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG.
1.Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động
1.1/ Khái niệm xuất khẩu lao động
Hiện nay ở nước ta tồn tại một số khái niệm xuất khẩu lao động như sau:
“Xuất khẩu lao động là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, là một bộ
phận của kinh tế quốc tế, hàng hóa xuất khâu là sức lao động của con người,
người mua hàng là chủ thể ngoại quốc. Xuất khẩu lao động là một hoạt động
kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho người nước ngoài”.
Theo chỉ thị số 41- CT/TW ngày 29/9/1998 của Bộ Chính trị: “ Xuất
khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát
triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ
tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường
quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước khác trên thế giới”.
Theo luật Người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
được quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006: “Xuất khẩu lao động là
hoạt động đưa công dân Việt Namn, cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện
quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động”.
Như vậy, hoạt đông xuất khẩu lao động là một hoạt đông xuất khẩu đặc
biệt. Hoạt động này mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động và góp
phần vào sự phát triển không chỉ của quốc gia xuất khẩu lao động mà của cả
quốc gia tiếp nhận lao động.

1.2/ Vai trò của xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc
làm. Việt Nam có hơn 82 triệu dân, trên một nửa là số người trong độ tuổi lao
Nguyễn Kim Thanh Lam 3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian
chưa được sử dụng ở nông thôn là 20% thì xuất khẩu lao động là 1 kênh giải
quyết việc làm rất có ý nghĩa.
Từ năm 2001 đến nay, số lao động xuất khẩu của nước ta mỗi năm bình
quân 70 nghìn người và đến 2008 đã khảng 500 nghìn người đang lqmf việc
tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lực lượng lao động này mỗi năm gửi
vềnước trung bình 1,7 tỷ đô la Mỹ. Năm 2008, cả nước xuất khẩu 82000 lao
động, tổng số tiền mà lực lượng lao động xuất khẩu này chuyển về nước là 2
tỷ USD. Mặt khác, lực lượng lao động này khi trở về nước, mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh, sản xuất sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho những lao
động khác.
Xuất khẩu lao động mang lại thu nhập cao cho lao động xuất khẩu, cải
thiện đời sống cho bản thân người lao động và gia đình của họ, qua đó góp
phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước nhà. Thông thường thu
nhập người lao động nhận được ở các quốc gia nhập khẩu cao hơn nhiều so
với trong nước: thu nhập bình quân của lao động tại Đài Loan là 300-500
USD/tháng, tại Hàn Quốc là 900-1000 USD/ tháng....
Xuất khẩu lao động cũng đem lại nguồn thu quan trọng cho đất nước.
Năm 2004 đem lại khoảng 1,5 tỷ USD, năm 2006 là 1,7, năm 2007 tăng lên
khoảng 2 tỷ, và chiếm 2,8 % GDP VN. Hoạt động này là 1 ngành nghề mang
lại nguồn thu ngoại tệ cao cho quốc gia, tăng ngân sách nhà nước thông qua
các loại thuế thu nhập.
Nhiều lao động với kinh nghiệm học hỏi được trên thế giới, cùng số
vốn tích lũy được sau những năm làm việc ở nước ngoài đã và đang trở về
đầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra các doanh nghiệp trên mảnh đất quê nhà.

Xuất khẩu lao động còn là 1 công cụ hữu hiệu trong việc chuyển giao công
nghệ tiên tiến hiện đại nước ngoài. Thông qua đó, quốc gia có người lao động
đi xuất khẩu sẽ có được 1 dội ngũ lao động có tay nghề cao, có tác phong
công nghiệp và ý thức kỷ luật cao.
Nguyễn Kim Thanh Lam 4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xuất khẩu lao động còn là cầu nối giữa các quốc gia, giúp tăng cường
quan hệ hợp tác, mở rộng giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới.
1.3/ Các loại hình xuất khẩu lao động
a, Hình thức xuất khẩu lao động theo hợp đồng lao động.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao
động là công dân VN cư trú tại VN, có đủ các điều kiện theo quy định của
pháp luật VN và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng lao động. Hình thức này có thể phân chia theo cá
dạng hợp đồng lao động:
1. Hợp dồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,
tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài.
2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp trúng thầu, nhận thàu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước
ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức
thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm
việc dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề.
4. Hợp đồng cá nhân.
b, Xuất khẩu lao động theo hình thức nhận thầu, khoán công trình ở nước
ngoài.
Là hình thức các doanh nghiệp Việt Nam sau khi thắng thầu hoặc nhận
khoán các công trình ở nước ngoài thì sử dụng các lao động Việt Nam trong

khi thực hiện các công trình này.
c, Hình thức chuyên gia.
Là hình thức người lao động Việt Nam ra nước ngoài theo các chương
trình chuyển giao công nghệ, đào tạo cho người nước nhập khẩu về một lĩnh
Nguyễn Kim Thanh Lam 5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vực nào đó mà ở Việt Nam phát triển hơn. Hình thức này chủ yếu là xuất
khẩu lao động đã qua đào tạo. Do vậy, người lao động thường có mức thu
nhập cao.
2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại
địa phương.
2.1/ Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động
tại địa phương.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động là sự tác động
có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước len các hoạt động xuất khẩu lao
động nhằm đạt mục tiêu gải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, ổn
định xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế.
Cách hiểu khác Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động
là sự tác động của Nhà nước thông qua bộ máy tổ chức của minh dựa trên các
chính sách để điều chỉnh các công tác tuyển dụng, đào tạo, giáo dục, định
hướng, quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu lao
động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại địa phương
là quá trình thực hiện hoạt động Quản lý nhà nước đối với hoạt động này ở
mỗi địa phương, thông qua bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương.
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại địa phương
là hệ quản lý gồm chủ thể quản lý và đối tượng chịu quản lý. Chủ thể quản lý
là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương. Hiện nay là các cơ quan
ngành dọc cấp dưới của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ngoài ra còn
có các cơ quan phối hợp quản lý trong các lĩnh vực đào tạo, tuyển dụng, cho

vay vốn, các thủ tục xuất nhập cảnh…
Đối tượng của hoạt động quản lý là doanh nghiệp xuất khẩu lao động
và lao động tham gia hoạt động xuất khẩu.
Nguyễn Kim Thanh Lam 6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2/ Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao
động tại địa phương.
Xuất khẩu lao động giúp giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người lao
động, nâng cao mức sống của người lao động và gia đinh họ. Qua đó góp
phần ổn định xã hội. Chính sách quản lý hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy họat
động này tiến tới hoàn thành mục tiêu giải quyết việc làm.
Việc quản lý nhà nước 1 cách chặt chẽ, hợp lý với hoạt động xuất khẩu
lao động sẽ tránh các hiện tượng tiêu cực, mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc
phối hợp giữa các quốc gia trong công tác này sẽ góp phàn tăng cường mối
quan hệ hợp tác quốc tế.
Quản lý hoạt động đào tạo lao động cho xuất khẩu sẽ tạo ra lực lượng
lao động có trình độ, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học của các
quốc gia khác, .... Lực lượng lao động này sau khi trở về nước mang theo một
số vỗn tích lũy, còn đầu tư, tái sản xuất qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế
của quốc gia.
2.3/ Nội dung cốt yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu
lao động tại địa phương:
2.3.1/ Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao
động tại địa phương.
a, Xây dựng cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động
tại địa phương.
Thông qua chủ trương chính sách tiến hành lựa chọn và chỉ định các cơ
quan thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại địa
phương. Cơ quan này phải có đặc điểm sau:
- Bảo đảm về mặt chính trị, pháp luật.

- Có đủ nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực.
- Có cố vấn về kỹ thuật
- Sáng tạo trong thực hiện, kết hợp giữa các cấp, ngành, cơ sở.
Nguyễn Kim Thanh Lam 7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Có hệ thống thống kê kế toán và kiểm toán chặt chẽ.
- Kiểm tra việc thực hiện trong thực tế, có sự đánh giá chính sách
khách quan.
Việc thành lập cơ quan chức năng quản lý hoạt động này tại địa phương
nên hạn chế số lượng tới mức ít nhất có thể. Quan trọng nhất bao giờ cũng
phải có là cơ quan chủ chốt chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện quản
lý. Cơ quan này có nhiệm vụ quản lý chung trong việc thực thi. Cơ quan chủ
chốt được lựa chọn là cơ quan nếu được thực hiện quản lý sẽ có hiệu quả cao
hơn so với các cơ quan khác.
Theo nghị định của Chính Phủ số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành bộ luật Lao động thì bộ Lao động Thương
binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về lao đông Việt Nam làm việc ở
nước ngoài. Tại tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu
lao động là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
b, Lập kế hoạch quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại địa
phương.
Lập kế hoạch quản lý xuất khẩu lao động tại địa phương là hoạt động
của cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về hoạt động này tại địa phương
nhằm đưa ra mục tiêu, lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó.
Lập kế hoạch là cơ sở để kiểm tra các hoạt động về sau.
Qúa trính lập kế hoạch quản lý xuất nhập khẩu lao động tại địa phương
bao gồm 6 bước:
1. Nghiên cứu và dự báo: nhằm tìm hiểu các thông tin sau: Hoạt động
xuất khẩu lao động tại địa phương đang trong tình trạng như thế nào?
Có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động đang hoạt

động rại địa phương? Kết quả hoàn thanh chỉ tiêu trong giai đoạn trước
như thế nào? Tiềm năng và khả năng tiếp cận thị trường cảu các doanh
nghiệp này ra sao? Số lượng và chất lượng cảu lực lượng lao động taị
địa phương như thế nào? Tình trạng thất nghiệp ra sao?...
Nguyễn Kim Thanh Lam 8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Thiết lập các mục tiêu: Các mục tiêu đưa ra cần được lượng hóa đến
mức cao nhất, thời hạn thực hiện rõ ràng và phù hợp với điều kiện thực
tế. Các mục tiêu này được đưa ra dưới dạng các chỉ tiêu: mục tiêu xuất
khẩu được bao nhiêu lao động, hướng dẫn thiết lập bao nhiêu hồ sơ,
đào tạo được bao nhiêu lao động...
3. Phát triển các tiền đề: đua ra các dự báo, các chính sách cơ bản, các
chủ trương của địa phương có thể áp dụng. Đây cũng là bước để các
doanh nghiệp, các cá nhân tham gia xuất khẩu lao động đề xuất các
phương án chính sách cho cơ quan quản lý. Đây là các giả thuyết cho
việc thực hiện kế hoạch.
4. Xây dựng các phương án: Dựa trên các tiền đề, dự báo sự thay đổi
của môi trườngđể đưa ra các phương án phù hợp. Các phương án được
đưa ra phân tích, so sánh, đánh giá và lựa chọn phải có tính khá thi,
không chung chung, trừu tượng
5. Đánh giá các phương án quản lý xuất khẩu lao động ở địa phương:
Các phương án sẽ được đem ra so sánh dụa trên tình hình thực tế ở địa
phương, khả năng hoạt động của bộ máy quản lý, trình độ và số lượng
lao động, thực tế của các doanh nghiệp tham gia, khả năng của các cơ
sở đào tạo, ngành nghề đào tạo phục vụ là ngành gì?Qua đó tìm ra
phương án quản lý nhà nước đối với hoạt động này một cách tối ưu.
6. Lựa chọn và ra quyết định: Cơ quan chủ quản đưa ra lựa chọn cuối
cùng và cụ thể hóa lựa chọn đó dưới dạng văn bản. Đây là cơ sở pháp
lý để hoạt động quản lý nhà nước diễn ra thuận lợi.
2.3.2/ Chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao

động tại địa phương.
a, Hệ thống truyền thông
Các cấp chính quyền trong tỉnh cần tăng cường hợp tác chặt chẽ với các cơ
quan thông tin đại chúng trong tỉnh để có thông tin đầy đủ và kịp thời tới các
Nguyễn Kim Thanh Lam 9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
doanh nghiệp và nguoi lao động về các chủ trương, chính sách, thông tin về
nhu cầu, điều kiện thị trường và tiêu chuẩn lao động tại thị trường nước ngoài.
Không ngừng đầu tư nâng cấp các phương tiện thông tin tuyên truyền để đáp
ứng nhu cầu truyền tải thông tin của nhà nước
b, Phối hợp hoạt động của các ban ngành, các tổ chức quần chúng tại địa
phương.
Kết hợp được giữa cơ quan chức năng tịa từng huyện và các doanh nghiệp,
cơ sở đào tạo thống nhất:
1, Về nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, tập trung dạy ngoại ngữ,
giáo dục định hướng và bổ túc kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi
xuất khẩu lao động.
2, Về công tác tuyển chọn, đưa ra mức tiêu chuẩn chất lượng chung, dễ đánh
giá.
c, Tạo động lực
Hỗ trợ về mặt kinh phí cho công việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động
xuất khẩu lao động tại địa phương. Hỗ trợ cho các cán bộ làm công tác quản
lý cảu tỉnh và huyện, xã.. Tăng cường cán bộ chuyen trách. Giảm khối lượng
công việc cho các cán bộ kiêm nhiệm. Thong qua đó, các cán bộ này có thêm
thời gian chuyên tâm vào công tác quản lý, yên tâm công tác, học tập, nâng
cao trình độ quản lý cuả mình.
Hỗ trọ về mặt pháp lý với các doanh nghiệp. Đơn giản hóa các thủ tục hành
chính, giảm thời gian chờ phê duyệt các quyết định. Nâng cao điều kiện cấp
phép đối với các doanh nghiệp; tăng vốn điều lệ, quy định chính số lượng tối
thiểu cán bộ chuyên trách có đủ trình độ...Sửa đổi bổ sung cơ chế nhằm tạo

điều kiện cho DN tự chủ hơn về phí môi giới, hoa hồng; chính sách tái đầu tư
thuế...
Xây dựng chế độ hỗ trợ, khuyến khích với người lao động, đặc biệt là các
đối tượng thuộc hộ chính sách, hộ nghèo, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ
quân sự và lao động thuộc hộ Nhà nước thu hồi đất có nhu cầu.
Nguyễn Kim Thanh Lam 10

×