Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý lớp 9 với chương trình Crocodile Physics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.06 KB, 23 trang )

Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

MỤC LỤC

Mục lục ………………………………………………………………………..
A - Phần Mở Đầu ……………………………………………………………...
I/ Lý do chọn đề tài ………………………………………………………...
II/ Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………
III/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……………………………………
IV/ Nhiệm vụ đề tài ………………………………………………………...
V/ Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………..
VI/ Quá trình thực hiện đề tài ……………………………………………...
B – Phần Nội dung …………………………………………………….............
Chương I: Cơ sở lý luận ……………………………………………………
I/ Vai trò của thí nghiệm trong dạy học Vật lý …………………............
II/ So sánh thí nghiệm mô phỏng (ảo) và thí nghiệm thật ……………....
Chương II: Thực trạng ……………………………………………………..
Chương III: Giới thiệu về chương trình Crocodile Physics ……………….
Chương IV: Ứng dụng Crocodile Physics thiết kế một số thí nghiệm điện
trong chương trình Vật lý 9 ………………………………………………
I/ Các bước cơ bản để tạo một thí nghiệm ……………………………….
II/ Thiết kế thí nghiệm về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu
điện thế giữa hai đầu dây dẫn ………………………………………………….
III/ Thiết kế thí nghiệm về đoạn mạch nối tiếp …………………................


IV/ Thiết kế thí nghiệm về đoạn mạch song song ………………………….
C – Phần Kết luận: ……………………………………………………………..
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………...

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
5
7
7
13
13
13
17
17
19
20



Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

A – PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) mà thế giới hôm nay
đang chứng kiến những sự phát triển to lớn trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá
trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Trong những năm học gần
đây, Bộ Giáo dục & đào tạo đã xác định ứng dụng CNTT là nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng cần thực hiện để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Sớm nhận biết được
vai trò của công nghệ thông tin, ban giám hiệu và tập thể giáo viên nhà trường đã rất
quan tâm và thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng như
những hoạt động ngoại khóa của nhà trường, chẳng hạn như soạn giảng giáo án điện
tử, khai thác thông tin và tài liệu trên Internet… Giáo viên có thể làm cho bài giảng
của mình hay hơn, trực quan hơn, sinh động hơn, làm cho học sinh học tập hiệu quả
hơn, sáng tạo hơn, chủ động hơn bằng cách sử dụng các ứng dụng tin học vào giảng
dạy như các phần mềm trình diễn (PowerPoint, Flash, Violet,…), và các phòng thí
nghiệm ảo (Crocodile, Seasoft Optics, Interactive Physics,…).
Với riêng bộ môn Vật lý, là một môn khoa học thực nghiệm, vì vậy trong
giảng dạy môn Vật lý làm thí nghiệm là một khâu có vai trò rất quan trọng, nó không
chỉ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức lý
thuyết mà còn làm tăng tính nhạy bén trực quan của học sinh. Tuy nhiên vì nhiều lý do
cả chủ quan và khách quan mà giáo viên Vật lý không thể tiến hành được các thí
nghiệm để lồng ghép vào nội dung bài học. Các lý do có thể là:
+ Không đủ thời gian để làm thí nghiệm
+ Các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm không đồng bộ, chất lượng kém, sai số lớn, bị hư
hỏng trong quá trình sử dụng…
+ Thí nghiệm có thể quá nhanh hoặc quá chậm, học sinh khó quan sát
+ Thí nghiệm phải tiến hành trong những điều kiện đặc biệt hoặc nguy hiểm như:

buồng tối, chân không, nhiệt độ cao, thí nghiệm với chất độc hại…
Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin và tiến hành các thí nghiệm ảo trên
máy vi tính là một giải pháp quan trọng trong việc giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu
kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, tin tưởng vào kiến thức mà mình chiếm lĩnh
được, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh trong từng bài học. Cùng với sự
phát triển của các phần mềm dạy học, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ
để tạo ra các thí nghiệm mô phỏng trong vật lý, từ đó có thể khắc phục những khó
khăn đã nêu trên. Và một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất đó là thiết kế thí
nghiệm mô phỏng trên phần mềm Crocodile Physics – một phần mềm rất hữu hiệu
trong việc tạo ra các thí nghiệm mô phỏng với tính thực tế rất cao.
Trên đây là lý do để tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế một số
thí nghiệm điện Vật lý lớp 9 với chương trình Crocodile Physics”

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thông qua các thí nghiệm mô phỏng (thí nghiệm ảo) giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn
các hiện tượng vật lý nói chung và các hiện tượng điện trong chương trình Vật lý 9 nói
riêng, làm cơ sở cho việc tiếp thu các kiến thức trong bài tiếp theo. Việc tìm hiểu
chương trình Crocodile Physics giúp giáo viên có thể sáng tạo ra nhiều thí nghiệm
mô phỏng khác để ứng dụng trong dạy học Vật lý.

III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
1) Đối tượng:
- Các thí nghiệm trong chương trình vật lý 9

- Phần mềm Crocodile Physics và những kiến thức liên quan.
2) Khách thể:
Đội ngũ giáo viên Vât lý THCS và tập thể các em học sinh.

IV/ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
- Xác định cơ sở lý thuyết của các thí nghiệm
- Đề xuất một số thí nghiệm mô phỏng vật lý 9. Giáo viên có thể áp dụng để đưa vào
các bài giảng điện tử của mình.

V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu chương trình nội dung sách giáo khoa Vật lý:
- Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: sách giáo khoa Vật lý, các bài học có
làm thí nghiệm.
- Cần nghiên cứu kỹ kiến thức liên quan đến thí nghiệm.
2. Phương pháp nghiên cứu chương trình Crocodile Physics: tìm hiểu các kiến thức
về chuwng trình, các kỹ thuật trong thiết kế…
3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Thực hiện kết hợp với việc sủ dụng bài giảng điện tử (với các phần mềm Powerpoint,
Violet, Lecture Maker, Adobe Presenter…)

VI/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
- Hệ thống lại các kiến thức liên quan đến các thí nghiệm
- Nghiên cứu, tìm hiểu và thiết kế các thí nghiệm mô phỏng. Lồng ghép vào các bài
giảng điện tử liên quan.
- Dùng phần mềm Crocodile Physics thiết kế một mạch điện đơn giản.
- Khi thực hiện các thí nghiệm ảo cần phải phân tích rõ cho học sinh biết các dụng cụ
có trong thí nghiệm, tính lịch sử và khoa học của thí nghiệm.
- Giáo viên hướng dẫn cho một số học sinh (nhóm học sinh) có điều kiện về nhà tự
làm lại thí nghiệm và đưa ra nhận xét.


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

4


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

B – PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I/ VAI TRÒ CỦA THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ:
Thí nghiệm góp phần làm cho học sinh huy động được tất cả các giác quan tham
gia vào quá trình nhận thức, gây hứng thú học tập cho học sinh, kiến thức thu được
chắc chắn và sâu sắc, đồng thời lớp học sôi nổi, hăng hái.
Thí nghiệm giúp làm sáng tỏ lý thuyết, giáo dục tính tò mò khoa học cho học sinh,
rèn kỹ năng thực hành và nghiên cứu khoa học, rèn thói quen giải quyết các vấn đề
bằng khoa học, …
II/ SO SÁNH THÍ NHIỆM MÔ PHỎNG (ẢO) VÀ THÍ NGHIỆM THẬT:
1) Khái niệm:
- Thí nghiệm thật: là các thí nghiệm được thực hiện bằng các dụng cụ thí nghiệm
thật, các hoá chất thật.
- Thí nghiệm ảo: là các thí nghiệm được thực hiện trên máy vi tính, thí nghiệm ảo
thực chất là mô hình của thí nghiệm thật trên máy vi tính.
2) So sánh thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật
Có thể nói rằng thí nghiệm ảo hay thí nghiệm thật thì cũng đều được xếp vào dòng
là thí nghiệm trực quan, cùng làm sáng tỏ lý thuyết, gây hứng thú học tập cho các em,
giáo dục tính tò mò khoa học, làm cho học sinh nhận thức dễ dàng hơn, kiến thức thu
được của các em rõ ràng và sâu sắc, đồng thời lớp học sôi nổi, hào hứng, … Tuy nhiên
mỗi cách đều có ưu nhược điểm của nó.
- Trong trường hợp giáo viên làm thí nghiệm thật biểu diễn trên lớp cho học sinh
quan sát thì hầu như các dụng cụ thí nghiệm đều nhỏ, lớp học đông, phòng học rộng.

Như vậy khi làm thí nghiệm thì không phải tất cả các học sinh trong lớp đều có thể
quan sát dễ dàng được, các em ở cuối lớp chỉ có thể nghe giáo viên nói mà không thể
nhìn được thí nghiệm giáo viên làm như thế nào và chỉ có một số học sinh ở bàn trên
mới có thể quan sát rõ thí nghiệm. Trong khi đó thí nghiệm ảo được thực hiện trên
một màn chiếu, mà thông thường màn chiếu được đặt sao cho tất cả học sinh trong lớp
học có thể nhìn rõ tất cả những gì thực hiện trên đó, đồng thời giáo viên hoàn toàn có
thể chỉnh kích cỡ của dụng cụ thí nghiệm cho đủ lớn để cho cả lớp đều có thể quan sát
rõ ràng kể cả các em ngồi ở cuối lớp học.
- Tiếp theo nói tới vấn đề an toàn của thí nghiệm, trong một số thí nghiệm Vật lý
(chẳng hạn như thí nghiệm Toriceli trong chương trình Vật lý 8 có sử dụng thủy ngân
là một chất độc hại, hoặc các thí nghiệm liên quan đến việc đốt nóng…) có thể xãy ra
các tai nạn ngoài dự định của giáo viên và học sinh nhưng với thí nghiệm ảo thì các
thí nghiệm hoàn toàn an toàn, nếu có hiện tượng gì thì hiện chúng chỉ là mô hình cháy
nổ… trong máy chứ không phải là thật nên rất an toàn.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

5


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS
- Hơn nữa thí nghiệm thực tế không phải thí nghiệm nào cũng thành công mỹ mãn,
nhưng với thí nghiệm ảo do đã được lập trình sẵn nên có thể nói gần như tất cả các thí
nghiệm đều chuẩn xác, thực hiện thí nghiệm đem lại hiệu quả như mong đợi.
- Một vấn đề nữa là công tác chuẩn bị công cụ thí nghiệm, với chương trình đổi
mới giáo dục như hiện nay thì trong chương trình THCS, hầu như tiết học nào cũng có
thí nghiệm và thời gian cho 1 tiết học là không nhiều. Với một thí nghiệm đơn giản, ít
dụng cụ thì giáo viên có thể dễ dàng chuẩn bị dụng cụ, dễ dàng chuyển từ lớp học này
sáng lớp học khác. Tuy nhiên với một thí nghiệm mà các dụng cụ cồng kềnh thì đây
lại không phải là một điều đơn giản. Còn với thí nghiệm ảo thì giáo viên hoàn toàn

không phải lo lắng gì về vấn đề này, các dụng cụ có sẵn trong máy vi tính giáo viên
chỉ cần một lần thực hiện đưa phần mềm thiết kế thí nghiệm vào trong máy và cài đặt
chương trình, như thế lần sau sẽ hoàn toàn yên tâm về dụng cụ thí nghiệm…
Như vậy có thể nhận thấy khá nhiều ưu điểm của thí nghiệm ảo như trên đây, hơn
nữa hiện nay, khi mà tin học được ứng dụng nhiều vào trong trường học thì việc sử
dụng các thí nghiệm ảo hỗ trợ cho giảng dạy các môn học là hoàn toàn hợp lý.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

6


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
Có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay chủ yếu là trình bày
những bài giảng được xây dựng dưới dạng giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint
hoặc một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng khác như Lecture Maker, Presenter, Violet…
kết hợp với các tài liệu có sẵn như các đoạn phim giáo khoa, các hình ảnh tư liệu...
Phần lớn chỉ dừng lại ở mức trình bày thông tin, chỉ có tác dụng làm đòn bẩy cho các
giác quan của người học. Chứ chưa chú trọng đến việc tạo các điều kiện tương tác
giữa người học với thông tin và người dạy để người học có cơ hội đi trên lộ trình nhận
thức riêng của chính mình.
Thiết kế một giáo án điện tử để dạy trong một tiết học cần phải đầu tư nhiều
thời gian và công tác chuẩn bị. Đồng thời, giáo viên phải tích cực làm quen và tìm
hiểu các phương tiện kĩ thuật mới cũng như các ứng dụng mới. Điều đó đòi hỏi giáo
viên phải tốn rất nhiều công sức, tâm huyết và sự say mê.Về phía học sinh, khả năng
tiếp thu kiến thức của các em trong lớp là không đồng đều. Mức độ tư duy của học
sinh cũng rất khác nhau. Tuy nhiên đa phần học sinh đều rất hứng thú với các bài
giảng điện tử cũng như các thí nghiệm mô phỏng (thí nghiệm ảo) trong bài học.

Hiện nay, khi mà nghành giáo dục đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học và các nhà quản lý giáo dục coi việc kiểm tra tình hình ứng
dụng các phương tiện thí nghiệm ảo ở trường phổ thông như một khâu tất yếu để đánh
giá chất lượng dạy học. Thì từ đó cũng đã tạo ra yêu cầu và động lực để các giáo viên
quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng thí nghiệm ảo .

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

7


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

CHƯƠNG III:
GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH
CROCODILE PHYSICS
1) GIỚI THIỆU:
Phần mềm Crocodile Physics là phần mềm được dùng để thiết kế các thí
nghiệm ảo môn vật lý trong nhà trường phổ thông. Để vào chương trình ứng dụng, ta
có thể Double Click vào biểu tượng Crocodile Physic trên màn hình Desktop. Sau khi
nhấp vào biểu tượng Crocodile Physics ta sẽ thấy biểu tượng chương trình:

2) TÌM HIỂU GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

8


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS


3) HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHẦN
MỀM CROCODILE PHYSICS
 Các chức năng của thanh Menu ngang:
 Thanh menu ngang gồm có 5 menu đó là: File, Edit,View, Scenes, Help.
Menu File gồm các chức năng để quản lí, in ấn TN đang thiết kế.
Menu Edit gồm các chức năng để thiết kế, chỉnh sửa, sắp xếp TN.
 Menu View gồm các chức năng điều khiển chế độ hiển thị của các dụng cụ và
không gian thiết kế TN và chế độ hiển thị của chương trình.
 Menu Scenes gồm các chức năng để quản lí các không gian làm việc (scene)
của chương trình như thêm, bớt, chọn không gian làm việc.
 Menu Help gồm các phần giới thiệu chương trình, bản quyền, phiên bản của
chương trình và tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình.

Thanh công cụ
 Chức năng của các biểu tượng:

 Các thẻ chứa dữ liệu của chương trình:
- Phần Contents: Gồm các thí nghiệm có sẵn được sắp xếp theo từng
chủ đề cụ thể nên rất dễ tra cứu. Trong phần này có mục Getting Started
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

9


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

chứa các bài học, lời khuyên cho những người lần đầu tiên sử dụng phần
mềm Crocodile Physics.


Phần Parts Library: Là kho chứa các dụng cụ để thiết kế các thí
nghiệm. Việc thiết kế các thí nghiệm rất đơn giản, ta chỉ cần dùng chuột
chọn dụng cụ thí nghiệm thích hợp rồi kéo ra màn hình thiết kế, sau đó
điều chỉnh thuộc tính của dụng cụ sao cho phù hợp với yêu cầu của bài thí
nghiệm.
Phần này có rất nhiều dụng cụ để thiết kế các thí nghiệm mô phỏng các
phần cơ học, điện, điện tử, quang học, và sóng cơ học. Trong mỗi phần cơ,
sóng, điện, quang có đầy đủ những thuộc tính để ta có thể mô phỏng các thí
nghiệm Vật lý.
-

Thư viện các thí
nghiệm



ĐIỆN HỌC: gồm có Analog, Pictorial, Digital.
Analog: Mạch tương tự.
Pictorial: Nguồn.
Digital: Mạch số.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

10


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS


QUANG HỌC: gồm có Optical Space, Ray Diagrams, Light Sources,

Lenses, Mirrors, Transparent Objects, Opaque Objects.

Optical Space: Màn đen.
Ray Diagrams: Biểu đồ tia.
Light Sources: Nguồn sáng.
Lenses: Thấu kính.
Mirrors: Gương.
Transparent Object: Vật trong suốt.
Opaque Object: Vật chắn sáng.

Near Object Marker: Cận điểm.
Far Object Marker: Viễn điểm.
Screen: Màn chắn.
Eye: Mắt.

Diverging beam: Chùm phân kỳ.
Parallel beam: Chùm song song.
Ray box: Hộp sáng.

Concave Lens: Thấu kính phân kỳ.
Convex Lens: Thấu kính hội tụ.

Plane Mirror: Gương phẳng.
Concave Mirror: Gương lõm.
Convex Mirror: Gương lồi.
Parabolic Mirror: Gương Parabol.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

11



Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

Prism: Lăng kính.
Transparent Block: Khối trong suốt.
Semi-circular Block: Khối bán cầu.
Adjustable Slit: Khe phân giải.
Opaque Ball: Khối chắn sáng.
Opaque Block: Hộp chắn sáng.
Opaque Triangle: Tam giác chắn sáng.



CƠ HỌC: gồm có Mechanisms, Motion

Mechanisms: Cơ học.
Motion: Sự Chuyển động
Space: Không gian chuyển động.
Grounds: Mặt đất.
Slopes: Mặt phẳng nghiêng.
Balls: Bóng.
Block: Vật khối.
Cart: Xe.
Rod: Thanh.
Spring: Lò xo.
Experiments: Những thí nghiệm.

- Phần Properties: Phần này có chức năng thể hiện và thay đổi các
thuộc tính của các dụng cụ và đối tượng được chọn.
Màu nền


Tạo lưới cho màn hình làm việc
Hiệu điện thế của pin
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

12


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

CHƯƠNG IV:
ỨNG DỤNG CROCODILE PHYSICS
THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐIỆN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 9
I.

CÁC BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ TẠO MỘT THÍ NGHIỆM

Thiết lập một thí nghiệm như thế nào là còn tùy thuộc vào từng thí nghiệm. tuy
nhiên có thể thực hiện theo sơ đồ chung sau (Sau khi đã xác định kịch bản sư phạm của
thí nghiệm):
Phác thảo sơ đồ thí nghiệm trước bằng giấy.
Tạo một không gian làm việc riêng cho thí nghiệm (đối với các thí nghiệm quang,
sóng, cơ)
Đưa các thiết bị cần sử dụng từ kho vào không gian làm việc.
Xắp xếp, lắp ráp các thiết bị theo sơ đồ thích hợp.
Thiết lập các thuộc tính cần thiết cho từng đối tượng.
Kiểm tra lại sơ đồ, tiến hành thí nghiệm, quan sát, đo đạc.

II. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM VỀ SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ

DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
(Trang 4 – SGK Vật lý 9)
 Mục đích, yêu cầu thí nghiệm:
-

Giáo viên bố trí được thí nghiệm để khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào
hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

-

Giáo viên tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu
điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

-

Từ kết quả thí nghiệm HS vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ của cường độ dòng điện
vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

-

Từ kết quả thí nghiệm HS vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ của cường độ dòng điện
vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

 Thiết kế thí nghiệm:
• Bước 1: Tìm kiếm công cụ

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 13



Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

Dùng chuột nháy vào công cụ đã chọn và kéo thả sang vùng không gian thí nghiệm ở
chính giữa màn hình
• Bước 2: Đưa các công cụ ra màn hình làm việc

Với điện trở thiết lập thông số là 50 Ôm bằng cách sau: nháy chuột để chọn điện trở trên
màn hình, trong cửa sổ tham số bên trái đặt lại các thông số. Thực hiện tương tự với điện
trở:

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 14


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS
• Bước 3: Thiết lập kết nối các công cụ thành một bộ hoàn chỉnh
Dùng chuột nháy tại các đầu mút và kéo rê trên màn hình để tạo ra các dây điện kết nối;
rê chuột đến vị trí cần kết nối và nhả chuột; kết nối sẽ thành công nếu các thao tác vừa
thực hiện là chính xác.

• Bước 4: Bắt đầu tiến hành thí nghiệm "ảo"
1. Tiến hành thí nghiệm với U=9V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để hiệu điện thế có giá trị 9V
- Đóng khoá K. Ta sẽ thấy ampe kế và vôn kế xuất hiện kết quả đo:

- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây
dẫn. (I=180mA)

- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng kết quả:
Lần đo
Lần 1
Lần 2
Lần 3

Hiệu điện thế (V)
9

Cường độ dòng điện (A)
0,18

2. Tiến hành thí nghiệm với U=6V

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 15


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 6V.
- Đóng khóa K.
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây
dẫn. (I=12mA)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng kết quả
Lần đo
Lần 1
Lần 2
Lần 3


Hiệu điện thế (V)
9
6

Cường độ dòng điện (A)
0,18
0,12

3. Tiến hành thí nghiệm với U=3V

- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 3V
- Đóng khóa K
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây
dẫn. (I=60mA)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng kết quả
Lần đo
Lần 1
Lần 2
Lần 3

Hiệu điện thế (V)
9
6
3

Cường độ dòng điện (A)
0,18
0,12
0,06


Kết luận: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường
dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 16


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

III. THÍ NGHIỆM VỀ ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp (Trang 11 – SGK Vật lý 9)
a. Mô hình thí nghiệm:
Sử dụng các công cụ để thiết kế mạch điện như hình vẽ:

b. Tiến hành thí nghiệm:
Giáo viên nghiên cứu mạch điện, đóng các khóa, Giúp Học sinh thu số liệu và tín
hiệu từ thí nghiêm.
Kết quả
Học sinh nhận ra được kết quả về U , I, R. Từ đó nhận xét và kết
luận về đoạn mạch nối tiếp
Học sinh thu các giá trị Ampe kế và Vôn kế từ đó rút ra các tính chất
của I, U hoặc kiểm tra lại lý thuyết.

IV. THÍ NGHIỆM VỀ ĐOẠN MẠCH SONG SONG
Bài 5: Đoạn mạch song song (Trang 14 – SGK Vật lý 9)
a. Mô hình thí nghiệm

b. Tiến hành thí nghiệm:

Thí nghiệm này giống như thí nghiệm mạch mắc nối tiếp, tiến hành tương tự.
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 17


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS
Kết quả
Học sinh nhận ra được khi mắc thêm các đèn khác song song thì các
đèn vẫn sáng bình thường, không giảm so với độ sáng của đèn 1 khi chưa mắc thêm
đèn
Học sinh thu các giá trị Ampe kế và Vôn kế từ đó rút ra các tính chất
của I, U hoặc kiểm tra lại lý thuyết.

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 18


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

C - PHẦN KẾT LUẬN:
KẾT LUẬN:
Việc ứng dụng các phần mềm thiết kế thí nghiệm mô phỏng vào dạy học Vật lý là
cách làm hay, hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Phần mềm Crocodile Physics có tính
tựơng tác cao, dễ sử dụng, thí nghiệm có tính ổn định. Để việc thiết kế thí nghiệm mô
phỏng bằng Crocodile Physics đảm bảo tính chính xác và trực quan, người thiết kế cần
nghiên cứu kỹ các hiện tượng vật lý và các kiến thức liên quan. Từ đó sử dụng những
hiểu biết kỹ thuật thiết kế của mình kết hợp với tính ưu việt của chương trình nhằm thiết
kế các mô hình thí nghiệm mô phỏng phản ánh đúng bản chất các quy luật và hiện tượng

Vật lý.
Bên cạnh việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Vật Lý cần rèn luyện thêm kỹ
năng thực hành thí nghiệm Vật Lý cho học sinh, tận dụng các thí nghiệm thật nếu có điều
kiện thực hiện.
Qua đề tài này, chúng ta sẽ tiếp nhận được một trong rất nhiều hướng ứng dụng
công nghệ trong dạy học, cụ thể là sẽ biết cách sử dụng chương trình Crocodile để tạo và
sử dụng các thí nghiệm ảo, đặc biệt là có một kho các thí nghiệm phục vụ cho dạy học.
Để sử dụng chương trình này, mỗi giáo viên cần phải tự tìm hiểu nó, tự thử và sai để
tìm ra chức năng của các thành phần, các thuộc tính, các thao tác cơ bản cũng như nâng
cao bởi vì hiện nay chưa thấy một tài liệu nào hướng dẫn chi tiết chương trình này ngay
cả mục help của chương trình cũng giới thiệu chưa đầy đủ các vấn đề cần thiết.

CÁC Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
1. Các sở, phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cần thường
xuyên tạo điều kiện, giúp đỡ khuyến khích giáo viên trong quá trình ứng dụng công nghệ
thông tin nói chung và ứng dụng các phần mềm thí nghiệm mô phỏng nói riêng trong dạy
học.
2. Sở giáo dục thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học, tổ chức các buổi hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin. Mỗi năm cần tổ chức
hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay các cuộc thi về thiết kế mô hình thí
nghiệm ảo… để kích thích sự đam mê sáng tạo của đọi ngũ giáo viên.
3. Đối với nhà trường cần trang bị thêm Phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy
chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng, …và hướng dẫn sử dụng, dự phòng kinh phí cho
sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục, có phụ cấp cho cán bộ phụ trách
phòng này để khắc phục sự cố và bảo quản sử dụng lâu dài.
4. Bản thân giáo viên cần không ngừng học tập, tự tìm hiểu học hỏi qua nhiều nguồn,
nhiều kênh thông tin khác nhau như sách báo, mạng Internet, qua bạn bè, đồng nghiệp…
Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy cập
vào các trang web và thành viên của diễn đàn: violet.vn, dayhocintel.org, giaovien.net,
moet.edu.vn,… Mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh

nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những cách làm hay.
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 19


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS
5. Tích cực ứng dụng nhưng công nghệ nhưng không lạm dụng công nghệ nếu chúng
không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển nhận thức của học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] PGS. PTS Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục,
NXB Giáo dục, 2000.
[2] Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục, 2001.
[3] PGS. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) – TS Nguyễn Ngọc Hưng – TS Phạm Xuân
Quế, Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm,
2002.
[4] Vũ Quang (tổng chủ biên) – Đoàn Duy Hinh (chủ biên) – Nguyễn Văn Hòa –
Ngô Mai Thanh – Nguyễn Đức Thâm, Sách giáo khoa Vật lý 9, NXB Giáo dục.
[5] Vũ Quang (tổng chủ biên) – Đoàn Duy Hinh (chủ biên) – Nguyễn Văn Hòa –
Ngô Mai Thanh – Nguyễn Đức Thâm, Sách giáo viên Vật lý 9, NXB Giáo dục.
[6] Các Website:






ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Trang 20


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xếp loại đề tài:…………………………..

.............., ngày ….. tháng ….. năm 2015

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 21



Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xếp loại đề tài:…………………………..

Krông Pắc, ngày ….. tháng ….. năm 2015

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 22


Thiết kế một số thí nghiệm điện Vật lý 9 với chương trình CROCODILE PHYSICS

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Trang 23



×