Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận đánh giá hiệu quả của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.96 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
1.1. Những vấn đề cơ bản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
1.2. Tác động FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội
Chương 2: Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của tỉnh Đắk Lắk
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
2.2. Những kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Đắk Lắk
Chương 3: Giải pháp nâng cao tác động tích cực của fdi đối với
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Lắk
3.1. Mục tiêu, định hướng, những giải pháp nhằm thu hút và quản lý
hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đắk Lắk cho
thời kỳ tới.
3.2. Giải pháp thu hút và quản lý hiệu quả nguồn vốn FDI
Kết luận, kiến nghị
Phụ lục

1

Trang
1
2
2
5
10
10
13


20
20

21
22


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư là lĩnh vực kinh tế thể hiện phần tham gia
của nền kinh tế mỗi quốc gia hay địa phương vào nền kinh tế thế giới. Lĩnh vực
kinh tế đối ngoại bao gồm: Thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và chuyển giao
công nghệ, di chuyển lao động quốc tế, các quan hệ tiền tệ và tín dụng quốc tế và
các dịch vụ quốc tế khác.
Sự phát triển lĩnh vực kinh tế đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thúc
đẩy kinh tế trong nước phát triển và ngược lại, sự phát triển các quan hệ kinh tế
trong nước sẽ tạo đà cho sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đầu tư FDI phát triển.
Đầu tư sẽ làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia và từng địa phương trở thành một
mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và qua đó làm tăng giá trị của nền
kinh tế.
Đắk Lắk là tỉnh ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí địa lý
thuận lợi, có hệ thống giao thông thuận tiện cả về đường bộ và đường hàng không,
với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, nguồn lao động trẻ dồi dào,
năng động và là một thị trường có sức tiêu thụ hàng hoá hàng đầu ở khu vực Tây
Nguyên, Đắk Lắk được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đối ngoại
và hợp tác đầu tư.
Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk trong những
năm qua, có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
FDI thực sự trở thành một nguồn vốn quan trọng cho phát triển, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng
cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, tạo thêm việc làm, góp phần mở rộng

thị trường xuất khẩu, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của tỉnh và khu vực Tây
Nguyên. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang trở thành một bộ phận kinh
tế quan trọng của tỉnh, đóng góp ngày càng tăng trong tổng sản phẩm của tỉnh Đắk
Lắk.
Tuy nhiên, hoạt động FDI những năm qua còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém.
Như số lượng, quy mô cơ cấu dự án còn nhỏ lẻ nhất là trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp và chế biến nông sản, thực phẩm; nhiều dự án ngừng hoạt động.
Vì vậy việc đánh giá đúng thực trạng để tìm ra những giải pháp nhằm tăng
cường thu hút FDI đối với tỉnh trở thành vấn đề cấp bách. Nhận thức tầm quan
trọng đó nên tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả của nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk” cho bài tiểu luận.
CHƯƠNG 1
1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Các khái niệm liên quan
* Khái niệm đầu tư
Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của sản xuất - kinh doanh
của các doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền
kinh tế nói chung của từng doanh nghiệp nói riêng, là động lực để thúc đẩy xã
hội đi lên. Có thể hiểu một cách khái quát: Đầu tư là bỏ ra khoản chí phí trong
hiện tại nhằm mục đích sinh lời trong tương lai.
Về mặt địa lý, có hai loại hoạt động đầu tư là: Hoạt động đầu tư trong nước
và Hoạt động đầu tư nước ngoài.
* Đầu tư nước ngoài
Khái niệm đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài hình thức di chuyển vốn từ
nướcnày sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời. Đầu tư nước ngoài có một số

Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài, điều này sẽ có liên quan đến các quy định về
xuất nhập cảnh, về phong tục tập quán, ngôn ngữ.
Các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới, đặc điểm này liên quan
đến các chính sách, pháp luật về hải quan và cước phí vận chuyển;
Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên
nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ, đặc điểm này liên quan đến chính sách tài
chính và tỷ giá hối đoái của các nước tham gia đầu tư.
Quan niệm đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước theo Luật Đầu tư năm
2005 của nước ta là: “Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn
bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt
Nam”. “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn
bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” (điều 3, Luật
Đầu tư).
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF): FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước
nhận đầu tư) không phải nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với
mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp.
Theo Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD) thì:
FDI là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân
2


hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một
doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI, hoặc chi nhánh nước
ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).
Tiêu thức phân biệt FDI với hoạt động đầu tư nội địa thường tập trung vào các
đặc trưng sau:
- Về vốn góp, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng một lượng vốn tối thiểu
theo quy định của mỗi nước nhận đầu tư để có quyền trực tiếp tham gia điều phối,

quản lý quá trình sản xuất kinh doanh;
- Về quyền điều hành quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào
mức vốn góp, nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì quyền hành hoàn toàn thuộc
về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý;
- Về phần chia lợi nhuận, dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ, đều
được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ các khoản
đóng góp.
Từ những quan niệm trên có thể hiểu FDI là sự di chuyển vốn quốc tế dưới
hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một
nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản
xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý... nhằm mục
đích thu lợi nhuận.
1.1.2. Hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Có nhiều tiêu thức để xác định hình thức FDI, về cơ bản là:
Thứ nhất, xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân làm hai hoặc đầu tư theo
chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang: là việc một công ty tiến hành
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnh
tranh một loại sản phẩm nào đó. Với lợi thế này họ muốn tìm kiếm lợi nhuận cao
hơn ở nước ngoài nên đã mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài. Hình thức
này thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, Nhật Bản đang dẫn đầu việc đầu
tư này ở các nước phát triển.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc: Với mục đích khai thác nguồn
tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai của các nước
nhận đầu tư. Các nhà đầu tư thường khai thác các lợi thế cạnh tranh đó để hoàn
thiện qua lắp ráp ở nước chủ nhà. Sau đó các sản phẩm được bán trên thị trường
quốc tế. Đây là hình thức khá phổ biến của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại các nước đang phát triển.
3



Thứ hai, xét về hình thức sở hữu, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có các
hình thức sau:
+ Doanh nghiệp liên doanh: đây là hình thức FDI, qua đó pháp nhân mới
được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai hoặc
nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Hình
thức này có các đặc trưng: pháp nhân mới được thành lập theo hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà. Mỗi
bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng. Nhưng doanh
nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên đã
đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh
nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia,
với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp
định.
+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: đây là doanh nghiệp thuộc quyền
sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước
ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp: đây là hình thức đầu tư trực
tiếp, hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các
bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước
nhận đầu tư, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho
mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân
mới. Hình thức này không làm hình thành một công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi
bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa
vụ của mình trước nhà nước.
Ngoài ba hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công trình
xây dựng còn có hình thức:
+ BOT: là một phương thức đầu tư trực tiếp, thực hiện trên cơ sở văn bản
được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài) với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ
tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giao cho nước chủ nhà công trình đó mà không nhận bồi hoàn bất kỳ khoản
nào.
Hợp đồng BOT thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài, cũng có
thể được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần góp vốn của chính phủ hoặc các
4


tổ chức, cá nhân của nước chủ nhà.
+ BTO: là phương thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh
doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Nước chủ nhà có thể sẽ dành cho nhà
đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn
đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
+ BT: là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài, để
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà tạo
điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và
lợi nhuận hợp lý.
Các hình thức BOT, BTO, BT có ưu điểm là thu hút vốn đầu tư vào những dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng với đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian
khá dài. Như vậy sẽ làm giảm áp lực cho ngân sách, đồng thời lại có được các công
trình hoàn chỉnh để phát huy các nguồn lực khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, với các phương thức này, nước chủ nhà khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý,
công nghệ tiên tiến và khó kiểm soát công trình.
Ngày nay, cùng với sự gia tăng của dòng vốn FDI, thì ngày càng xuất hiện
nhiều hình thức đầu tư mới, đa dạng nhằm đưa lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư và

nước nhận đầu tư.
1.2. TÁC ĐỘNG FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.1. Tác động tích cực
1.2.1.1. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát
triển kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế thường gắn với tỷ lệ đầu tư. Vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn ngoài nước.
Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư. Vốn nước ngoài
được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và hoạt động FDI. Với
các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với
phát triển kinh tế. Những quốc gia này luôn lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư,
hoạt động sản xuất và đầu tư ở những nước này như là một “vòng đói nghèo luẩn
quẩn” (theo Paul A. Samuelson). Để phá vỡ vòng luẩn quẩn ấy, các nước nghèo và
đang phát triển phải tạo ra “một cú huých lớn”, mà biện pháp hữu hiệu là tăng vốn
5


cho đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng
kinh tế dẫn đến thu nhập tăng.
So với những hình thức đầu tư nước ngoài khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài
có những ưu điểm cơ bản sau đây:
- FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay
thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài... Do vậy, FDI là hình thức thu hút
và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư.
- Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như đầu tư gián tiếp.
Kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực 1997 đã cho
thấy, những nước chịu tác động nặng nề của khủng hoảng thường là những nước
nhận nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của nước tiếp nhận, thúc đẩy quá trình này trên nhiều phương diện:
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần
kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động...
Khu vực FDI đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ
thống kinh tế quốc dân.
1.2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển công
nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến
Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI, bởi vì hầu hết các nước đang phát
triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi phần lớn những kỹ thuật
mới được phát minh trên thế giới vẫn xuất phát chủ yếu từ các nước công nghiệp
phát triển. Do đó để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước công nghiệp phát
triển các nước đang phát triển cần nhanh chóng tiếp cận với các kỹ thuật mới. Có
nhiều phương thức chuyển giao công nghệ khác nhau như nhập khẩu thiết bị, kỹ
thuật, mua hoặc hợp đồng sử dụng bản quyền, sáng chế; tự thiết kế và sản xuất
theo bản thiết kế tổng thể do bên nước ngoài cung cấp... Thực tế cho thấy, FDI là
một kênh quan trọng đối với việc chuyển giao công nghệ cho các nước vừa thiếu
vốn, vừa có trình độ phát triển thấp, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém, đội
ngũ cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ.
Các doanh nghiệp FDI còn có tác dụng phổ biến những công nghệ hiện đại,
công nghệ sạch, giữ gìn môi trường theo các tiêu chuẩn tiên tiến cho các doanh
nghiệp trong nước, nhờ thế mà thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển. Ngoài ra,
6


do áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI, buộc các doanh nghiệp trong nước phải
nhanh chóng học hỏi, vươn lên, đổi mới kỹ thuật, công nghệ, cải tiến quản lý, tăng
cường đào tạo cán bộ... làm cho tốc độ hiện đại hóa được nâng lên rõ rệt.
Đồng thời, FDI có tác dụng rõ nét hơn các hình thức đầu tư nước ngoài khác

trong việc chấn hưng, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt và sự sôi động của nền
kinh tế nước tiếp nhận nhờ gia tăng các nhà đầu tư nước ngoài, kéo theo các dịch
vụ cho họ vận tải, khách sạn, văn phòng, nhà hàng ăn uống, vui chơi, giải trí...
Tuy nhiên, không chỉ có các nước đang phát triển quan tâm đến yếu tố chuyển
giao công nghệ của FDI, mà các nước công nghiệp phát triển cũng đang tìm cách
tận dụng ưu điểm này của FDI nhằm hợp lý hóa sản xuất, tận dụng lợi thế so sánh
để nâng cao sức cạnh tranh, năng suất và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế. Những
ngành có khả năng cạnh tranh cao thì mở rộng đầu tư ra nước ngoài, những ngành
trong nước kém sức cạnh tranh thì có thể cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư,
thậm chí thôn tính hoặc xóa bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả trong
nước. Đây cũng là kết quả tất yếu của quá trình phân công, hợp tác lao động quốc
tế, chuyên môn hóa và hợp lý hóa sự phân bổ các nguồn lực thông qua FDI.
Sự phát triển công nghệ kỹ thuật cũng tác động mạnh mẽ đến xã hội, các tiêu
chuẩn mới với những đòi hỏi khắt khe hơn trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, an tòan
thực phẩm, vệ sinh môi trường... làm cho chất lượng cuộc sống không ngày càng
đươc nâng lên.
1.2.1.3. Góp phần thâm nhập thị trường thế giới và khu vực, mở rộng thị
trường xuất khẩu, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chủ thể chủ yếu của hoạt động FDI trên thế giới hiện nay là các công ty, tập
đoàn xuyên quốc gia với mạng lưới chân rết toàn cầu; thông qua tiếp nhận đầu tư
của các công ty, tập đoàn này, nước sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và
thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, làm quen với tập quán
thương mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên thị trường thế
giới... Đó là vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế rất
quan trọng của FDI, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với uy tín của mình đã giúp hàng
hóa Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. “Đến nay, hàng hóa Việt Nam đã có
mặt trên 140 nước và ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường mới
như: EU, châu Mỹ, Trung Đông… góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách… trong
5 năm qua (2001-2005) mỗi năm đóng góp cho ngân sách gần 1 tỷ USD”.

Hoạt động FDI góp phần quan trọng đối với đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện
7


cán cân thanh toán. Trong đó, xuất khẩu là một trong những giải pháp tăng trưởng
kinh tế, góp phần tăng thêm thu nhập cho nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện để giải
quyết các vấn đề xã hội. Thông qua thặng dư xuất khẩu và chuyển vốn đầu tư vào
Việt Nam, hoạt động FDI góp phần vào việc hạn chế thâm hụt của cán cân thanh
toán.
Ngoài ra, FDI còn góp phần tích cực hòan thiện, nâng cao nghiệp vụ quản lý
xuất nhập khẩu theo tiến trình hội nhập quốc tế: như hải quan, thực hiện lộ trình cát
giảm thuế; nâng cao hệ thống kinh tế - kỹ thuật xuất nhập khẩu như: thương mại
điện từ, ngân hàng điện tử, vận tải (cảng công ten nơ, hệ thống vận tải bồn dầu theo
tiêu chuẩn quốc tế, cầu cảng, hàng không....).
1.2.1.4. FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực
* FDI góp phần giải quyết việc làm
Bằng việc tăng nguồn vốn đầu tư xã hội, FDI tác động đến cung – cầu lao
động; nó không những trực tiếp thu hút và sử dụng lao động, mà còn gián tiếp tạo
thêm việc làm cho các ngành dịch vụ và cho các ngành công nghiệp phụ trợ trong
nước.
Ở nước ta, FDI đã trực tiếp thu hút, giải quyết số lượng việc làm cho xã hội.
Số người lao động trong các doanh nghiệp FDI tăng lên hàng năm. Cùng với việc
phát triển của khu vực FDI, nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, cung ứng dịch vụ
cho khu vực này cũng phát triển theo. Như vậy, sẽ nâng cao khả năng tạo việc làm,
giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp. Hiện nay, với chính sách tăng dần tỉ lệ nội địa hóa trong
sản phẩm của các doanh nghiệp FDI các ngành sản xuất ô tô, xe máy, giày da, may
mặc…. đã xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm dịch vụ
cho doanh nghiệp FDI, tạo ra nhiều việc làm.
* FDI góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến cả
số lượng và chất lượng lao động. FDI đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao
năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp của lao động Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp FDI đã tạo điều kiện cho lao động nước ta nâng cao tay nghề,
tiếp cận kỹ năng, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, rèn luyện kỷ luật, tác
phong lao động công nghiệp tại doanh nghiệp hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
“Hiện nay, trình độ, năng lực của 6000 cán bộ quản lý, 25.000 cán bộ kỹ thuật và
trình độ tay nghề của hàng vạn lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nuowcs
ngoài được nâng lên rõ rệt”
8


Việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, thúc đẩy các doanh nghiệp trong
nước đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, tăng cường cán bộ, thu hút nhân tài,
nâng cao trình độ, năng lực của lao động cũng góp phần rất lớn trong việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
1.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
1.2.2.1. Mất cân đối trong đầu tư
Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng có thể
dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động và sử dụng tối đa vốn trong nước. Từ đó,
gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư (giữa vốn trong nước và vốn nước
ngoài), có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, vào nhà
đầu tư nước ngoài (kể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ, đầu mối cung cấp vật tư,
nguyên liệu, thị trường sản phẩm...). Nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn
đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có
tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc.
1.2.2.2. Sử dụng biện pháp chuyển giá để trốn thuế gây thiệt hại cho ngân
sách và người tiêu dùng, gây sức ép cạnh tranh đến các doanh nghiệp trong
nước
Các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng lợi thế của mình đối với doanh

nghiệp ở nước tiếp nhận, nhất là trong trường hợp liên doanh, để thực hiện biện
pháp “chuyển giá” (transfer pricing) thông qua cung ứng nguyên vật liệu, chi tiết,
linh kiện, bộ phận, sản phẩm dở dang với giá cao, thu lợi ngay từ khâu này, làm
cho giá thành sản phẩm cao một cách giả tạo, giảm lợi nhuận, thậm chí gây ra “lỗ
giả, lãi thật”, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và giảm thu ngân sách của nước sở
tại. Cụ thể:
- Khai tăng giá trị tài sản góp vốn. Đây là hiện tượng khá phổ biến. Gần đây,
Công ty Giám định quốc tế SGS (Thụy sĩ) tiến hành giám định thí điểm 14 dự án
FDI theo hình thức liên doanh tại Việt Nam thì đã có 8 dự án chủ đầu tư báo thiết
bị nhập khẩu cao hơn 10-20% giá thực tế.
- Mua nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố sản xuất đầu vào khác cao hơn giá
thực tế.
- Quản lý và sử dụng chi phí không hợp lý. Ví dụ chi phí tiếp thị, quảng cáo
rất lớn so với thực tế. Chẳng hạn như Công ty Cocacola chi cho quảng cáo, khuyến
mại, phân phối sản phẩm, quản lý hành chính của liên doanh chiếm tới 41,8%
doanh thu so với 20% doanh thu được phê duyệt tại luận chứng kinh tế ban đầu.
- Trốn thuế. Ở nước ta hiện nay “những vi phạm pháp luật về thuế vẫn còn
9


diễn ra phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau.... Lợi dụng sự kém hiểu biết về
chế độ kế tóan nước ngoài và trình độ ngoại ngữ yếu của cán bộ thuế, các công ty
này áp dụng hình thức kế tóan đa dạng, phức tạp nhằm bịt mắt, qua mặt cán bộ
thuế... Nhiều công ty hạnh tóan lỗ cao, khai thấp thu nhập so với thực tế để giảm
thuế thu nhập phải nộp”
Ngoài việc lợi dụng “chuyển giá”, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước,
doanh nghiệp FDI còn gây sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước. Thông
qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, công nghệ, các doanh FDI tạo ra sự
cạnh tranh khốc liệt đến các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong
nước nếu không đủ mạnh dễ bị mất thị phần, làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản. Đôi

khi, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con
đường bán phá giá, chịu lỗ trong giai đoạn đầu và các hình thức cạnh tranh không
bình đẳng khác để loại trừ đối thủ cạnh tranh độc chiếm hoặc khống chế thị trường,
lấn át các doanh nghiệp trong nước, làm cho một ngành hoặc một số ngành sản
xuất trong nước không phát triển được.
1.2.2.3. Nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ
Lợi dụng trình độ công nghệ thấp và quản lý yếu kém của nước chủ nhà, một
số nhà đầu tư nước ngoài thông qua con đường FDI để tiêu thụ những máy móc,
thiết bị lạc hậu, thậm chí đã thải loại sang nước tiếp nhận FDI. Thực tế ở nhiều
nước cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác nước ngoài đã tranh
thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua sử dụng (được tân trang)
hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý. Nếu không có những quy định và sự kiểm
soát chặt chẽ, nước nhận FDI dễ trở thành “bãi thải công nghệ” của các công ty
xuyên quốc gia, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế.
Ở Việt Nam tình trạng trên đang là vấn đề cần chú ý. Theo báo cáo của Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường năm 2005: qua thẩm định 727 máy móc, thiết
bị của 42 liên doanh với nước ngoài, thì có 72% sản xuất từ 1960, trong đó 2/3
thiết bị đã khấu hao hết; đa số công nghệ nhập vào ngành cơ khí, hóa chất, công
nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm thuộc loại thông dụng, phổ biến ở nhiều nước;
không ít dự án thiết bị, công nghệ nhập vào phần nhiều cũ kỹ, lạc hậu.
Do vậy, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thu hút và quản lý nguồn vốn
FDI cần có các biện pháp hữu hiệu để có thể giảm thiểu tình trạng tiếp nhận công
nghệ lạc hậu, thiết bị, máy móc cũ, năng suất thấp gây thiệt hại cho nền kinh tế.
1.2.2.4. Tác động tiêu cực đến vấn đề xã hội
Sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các công ty xuyên quốc
10


gia có khả năng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế - xã hội như làm tăng
chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng

mức độ chênh lệch phát triển trong một vùng hoặc giữa các vùng... Đặc biệt, sự gia
tăng số lượng dự án FDI, bao giờ cũng kèm theo sức ép về các chính sách an sinh
xã hội, trật tự an toàn cho nước chủ nhà. Việc đầu tư cho an sinh xã hội cũng đòi
hỏi chi phí ngân sách không nhỏ, như: xây dựng nhà ở, trường học, y tế, công trình
văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường, các dịch vụ công khác…..
Đặc biệt, hiện tượng các chủ doanh nghiệp FDI lợi dụng sự thiếu hiểu biết của
các cơ quan, cán bộ quản lý và người lao động, kẽ hở của chính sách, pháp luật
Việt Nam để khai thác triệt để sức lao động của công nhân; ở nhiều nơi còn có
hành động đối xử bất công, xúc phạm nhân phẩm người lao động, gây mâu thuẫn,
phản kháng của công nhân như xô xát, đình công, lãn công…
Trên đây là một số tác động tiêu cực của FDI. Tuy nhiên, những tác động gây
ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ra sao, mức độ thế nào, còn phụ thuộc vào yếu tố
chủ quan của nước chủ nhà. Nếu chúng ta có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và có
các biện pháp phù hợp, thì có thể hạn chế, giảm thiểu được những tác động tiêu
cực, bất lợi, phát huy mặt tích cực của FDI cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
11


2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên gồm có 15 huyện, thị
xã, thành phố. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 13125,37 km 2, dân số gần 1,8 triệu
người có 72 km đường biên giới với tỉnh Moldulkiri - Cam Pu Chia, phía Bắc giáp
Gia Lai, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đăk Nông, phía Đông giáp Khánh Hoà và

Phú Yên.
Đắk Lắk là một cao nguyên thấp, độ cao trung bình khoảng 500 mét so với
mặt biển, là vùng đất tương đối bằng phẳng, dôi chỗ hơi lượn sóng và bị chia cắt
bởi những thung lũng của sông suối. Phía đông có những đồng cỏ trãi dài, phía tây
địa hình thấp dần, dòng sông Sê Rê Pốc chảy qua đây tạo thành những thác lớn,
phía nam là vùng đồng trũng có hồ Lắk rộng trên 500 héc ta, hai con sông Krông
Ana và Krông Nô đã tạo thành một vùng lưu vực rộng hàng vạn héc ta đất đai màu
mỡ.
Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh của cả nước. Địa bàn đi lại thuận lợi, có cả đường bộ và đường hàng không.
Đường quốc lộ 14 nối Đắk Lắk với các tỉnh phía Nam và phía Bắc, là con đường
huyết mạch của tỉnh đi từ Plâycu qua trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột xuống
Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh. Đắk Lắk còn có quốc lộ 26 nối thành phố
Buôn Ma Thuột với các huyện Krông Pắk, Ea Kar, M’Đrắk đến tỉnh Khánh Hoà;
quốc lộ 27 kéo dài nối trung tâm huyện Lắk ở phía Nam và thành phố Đà Lạt (Lâm
Đồng). Hệ thống đường giao thông khá nhiều và hoàn chỉnh đi lại rất thuận lợi.
Đường hàng không đã có từ lâu và hiện nay được đầu tư, nâng cấp, thường xuyên
đón các đoàn khách quốc tế và trong nước đến du lịch và làm việc.
Đắk Lắk tuy ở gần đường xích đạo, nhưng điều kiện địa hình đã tạo cho khí
hậu mát mẻ, ôn hoà hơn so với nhiều tỉnh khác. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất
bazan của Tây Nguyên, với diện tíc khoảng 700000 ha, chiếm 40% đất cùng loại
trong cả nước, thích hợp cho cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê,
cây cao su rất thích nghi với điều kiện tự nhiên ở Đắk Lắk, cho năng suất và chất
lượng cao hơn so với các vùng trong cả nước, thuận lợi cho việc phát triển vùng
chuyên canh sản xuất cây công nghiệp dài ngày và đây là một thế mạnh nổi bật của
tỉnh.
Đắk Lắk có ưu thế về rừng, khoảng 1 triệu ha rừng nhiệt đới có trữ lượng gỗ
trên 100 triệu m3 với nhiều loại gỗ quý và trên 8 ngàn ha rừng thông tự nhiên với
12



trữ lượng hơn 1 triệu m3. Rừng có nhiều loại động, thực vật phong phú, đa dạng,
nhiều chủng loại với số lượng lớn. Đặc biệt có vườn quốc gia Yook Đôn, vườn
quốc gia Chư Yang Sin rộng hàng trăm ngàn héc ta, là nơi bảo vệ các loại động,
thực vật quý hiếm ở nước ta. Ở đây có nhiều cây dược liệu quý, đáng kể như là các
loại: Huyết giác, thiên môn, hổ cốt toái, sâm tuế, hải sơn, thanh học…
Đắk Lắk có lợi thế địa hình đa dạng, không chỉ mạnh về cây công nghiệp mà
còn có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm với hàng trăm ngàn héc ta
đât phù sa mãu mỡ, có thể làm hai ba vụ lúa trong một năm. Nguồn tài nguyên
thiên nhiên ở Đắk Lắk cũng rất phong phú, đa dạng…
2.1.2. Các chính sách khuyến khích và hổ trợ về đầu tư nước ngoài của
địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk, đến nay HĐND tỉnh
ĐắkLắk đã ban hành Nghị Quyết 27/2011/NQ-HĐND, ngày 22/12/2011 chính sách
khuyến khích hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk giai đoạn 2012-2015. Quyết
định 1331/2008/QĐ-UBND, ngày 5/7/2006 của UBND tỉnh về cơ chế sử dụng
Ngân sách địa phương đầu tư trong các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Quyết định 43/2008/QĐ-UBND, ngày 8/11/2007 về Hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân
sách tỉnh đầu tư bổ sung một số hạng mục công trình bên trong hàng rào cụm công
nghiệp; Quyết định 02/2010/QĐ- UBND ngày 22/01/2010 về việc ban hành quy
định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
ĐắkLắk; Quyết định 01/2011/QĐ-UBND ngày 7/01/2011 về việc ban hành quy
định giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh…
Với các lợi thế so sánh và tiền đề nêu trên, ngày nay ĐắkLắk đã và đang là
địa chỉ tin cậy, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
2.2. NHỮNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
ĐẮK LẮK

2.2.1. Tình hình xúc tiến, thu hút hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2.1.1. Về hợp tác và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong những năm qua, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng năm
1986 và Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987 ra đời, đã có hàng trăm lượt
khách nước ngoài đến từ nhiều nước như: Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật, Bỉ,
Phần Lan, Malaysia, Mỹ, Hà Lan, Singapore, Canada, Trung Quốc, Đài Loan...;
lĩnh vực mà các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu nhiều nhất là trồng, chế biến nông
lâm sản; khai khoáng; vật liệu xây dựng, chăn nuôi đại gia súc; xây dựng khu đô
13


thị, dịch vụ... Tuy nhiên, tỉnh Đắk Lắk chỉ thu hút được 12 dự án đầu tư nước
ngoài, với tổng vốn đầu tư 184,009 triệu USD, trong đó hiện đang hoạt động là 08
dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 166,768 triệu USD (thông tin chi tiết về các dự
án xem phần phụ lục).
- Phân theo lĩnh vực đầu tư: Có 10 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến
với vốn đầu tư 169,109 triệu USD, chiếm 83,33 % số dự án và 92 % tổng số vốn;
có 01 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp với vốn đầu tư 0,2 triệu USD, chiếm 8,3%
số dự án và 0,11% tổng số vốn; có 01 dự án thuộc lĩnh vực bán buôn với vốn đầu
tư 14,7 triệu USD, chiếm 8,3% số dự án và 7,99% tổng số vốn.
- Phân theo đối tác nước ngoài: Có 02 dự án của Mỹ (12,063 triệu USD); 01
dự án của Anh (10,668 triệu USD); 02 dự án của Singapore (51,2 triệu USD); 01
Dự án của Thái Lan (6 triệu USD); 01 dự án của Hàn Quốc (3,5 triệu USD); 01 dự
án của Ucraina (1,678 triệu USD); 02 dự án của Nhật Bản (82,02 triệu USD); 02
dự án của Hà Lan (16,7 triệu USD).
- Phân theo thẩm quyền cấp phép: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước đây là Uỷ
ban quốc gia về hợp tác đầu tư) cấp giấy phép cho 05 dự án (27,909 triệu USD), 07
dự án do Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cấp Giấy chứng nhận đầu tư (156,1 triệu
USD).
- Phân theo thời kỳ:
Từ năm 1987 - tháng 6/2006: các dự án thuộc giai đoạn này đều do Bộ Kế

hoạch Đầu tư cấp giấy phép. Thu hút được 5 dự án với tổng vốn 27.909 triệu USD,
đến nay 03 dự án đã ngừng hoạt động (tổng vốn 9.741 triệu USD), 01 dự án đã
chuyển đổi thành 100% vốn trong nước, 01 dự án còn hoạt động là Dự án thành lập
Công ty liên doanh DakMan Việt Nam.
Từ tháng 6/2006 - 2013: các dự án thuộc giai đoạn này do UBND tỉnh cấp
Giấy chứng nhận đầu tư. Thu hút được 7 dự án với tổng số vốn 156,1 triệu USD.
2.2.1.2. Tình hình triển khai thực hiện các dự án FDI
Do vướng mắc trong quá trình thực hiện, đã có 04 dự án ngừng hoạt động, cụ
thể:
- Dự án thành lập Công ty TNHH Koresvina, kinh doanh trong lĩnh vực chế
biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ, thành lập năm 1991. Tuy nhiên, Liên doanh này
gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và một số vướng mắc trong chính sách xuất
khẩu gỗ do đó đã ngừng hoạt động và bị rút giấy phép sau hơn 2 năm hoạt động.
- Dự án liên doanh trồng và kinh doanh 200 ha ca cao giữa xí nghiệp bánh kẹo
Sinperôpôn của Ucraina với Nông trường Cà phê Tháng 10 của tỉnh (xí nghiệp liên
14


doanh Bakrư) thành lập năm 1993, vốn đầu tư 1,678 triệu USD, song dự án này
cũng không triển khai được do phía nước ngoài không đủ khả năng góp vốn và bị
rút giấy phép đầu tư.
- Dự án thành lập Công ty Liên doanh sản xuất phân vi sinh Đắk Lắk - Earth
care giữa Công ty Đầu tư phát triển Buôn Gia Wầm và Công ty Earthcare Việt
Nam (Hoa Kỳ); tổng vốn đầu tư 7,5 triệu USD cấp giấy phép đầu tư năm 1998.
Tuy nhiên, do cả hai đối tác liên doanh đều không đủ khả năng góp vốn, do đó
không triển khai được và đối tác nước ngoài đã chuyển về đầu tư tại thành phố Hồ
Chí Minh.
- Dự án thành lập Liên doanh chế biến cà phê xuất khẩu Krông Ana: Thành
lập năm 1995, năm 1997 bắt đầu hoạt động và đến tháng 8/1998 ngừng hoạt động
do bất đồng trong quản lý và kinh doanh không hiệu quả. Quá trình xử lý vướng

mắc kéo dài đến năm 2005 chuyển sang hình thức 100% vốn Việt Nam.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 08 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt
động, tổng vốn đăng ký 166,768 triệu USD:
- Dự án DakMan Việt Nam: Liên doanh giữa Công ty E.D & F. Man (Anh) và
Công ty TNHH 1 thành viên 2/9; vốn đầu tư 10,668 triệu USD, triển khai thực hiện
từ năm 1995, đến nay đã chế biến - xuất khẩu 50.000 tấn cà phê nhân/năm; 5.000
tấn ca cao/năm.
- Dự án chế biến cà phê và nông sản xuất khẩu của Chi nhánh Công ty TNHH
OLAM Việt Nam (100% vốn Singapore); vốn đầu tư 1,2 triệu USD, đi vào hoạt
động 01/12/2006. Đến nay, nhà máy đã chế biến và xuất khẩu cà phê nhân: 40.000
tấn/năm; hạt điều: 4.000 tấn/năm; hạt tiêu: 1.000 tấn/năm; các loại nông sản khác:
100 tấn/năm.
- Dự án chế biến nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH chăn nuôi
CP Việt Nam (100% vốn Thái lan), vốn đầu tư 06 triệu USD, đi vào hoạt động vào
năm 2007. Đến nay công suất chế biến của nhà máy: 220.000 tấn sản phẩm / năm.
- Dự án chế biến hạt cà phê và cao cao của Công ty TNHH Cà phê Hà Lan
Việt Nam (Nedcoffee), vốn đầu tư 2 triệu USD, đi vào hoạt động vào năm 2009.
Đến nay công suất chế biến của nhà máy 35.000 tấn cà phê, ca cao /năm.
- Dự án Nhà máy chế biến cà phê hòa tan "Cà phê Ngon" của Công ty TNHH
Cà phê Ngon, vốn đầu tư 50 triệu USD. Hiện dự án đang đầu tư xây dựng.
- Dự án Trồng hoa xuất khẩu tại Đăk Lăk của Công ty TNHH Hoa Đắk Lắk
chưa hoàn thành việc đầu tư xây dựng, đã có xuất khẩu thử nghiệm một số sản
phẩm nhưng không đáng kể.
15


- Dự án Xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học MS Việt Nam của
Công ty Cổ phần nhiên liệu MS Việt Nam, vốn đầu tư 82 triệu USD. Hiện dự án
đang đầu tư xây dựng.
- Dự án Trung tâm Metro Cash & Carry Buôn Ma Thuột của Chi nhánh Công

ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk, vốn đầu tư 14,7 triệu
USD, dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động vào cuối năm 2011.
Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk có 29 Chi nhánh, Văn phòng đại diện, đại lý, cửa hàng
giới thiệu sản phẩm của các Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các dự án đầu tư nước ngoài hình thành và hoạt động trên địa bàn tỉnh vừa
góp phần giải quyết việc làm thường xuyên hàng năm cho khoảng 350 lao động,
với thu nhập bình quân khoảng 2.000.000 đồng/tháng, vừa góp phần đào tạo tay
nghề cho người lao động. Bởi vì, hầu hết những lao động trực tiếp khi mới tuyển
vào nhà máy đều là những lao động phổ thông, tay nghề thấp; qua quá trình hoạt
động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lao động trực tiếp và gián
tiếp đều được đào tạo, nâng cao tay nghề và phục vụ tốt hơn cho sản xuất của
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ
đóng góp cho nhà nước; thực hiện đúng các thủ tục hoàn thuế; tuy nhiên các dự án
FDI đang hoạt động tại tỉnh đều còn mang tính giản đơn, vốn đầu tư thấp, công
nghệ chưa cao, nên tác động và đóng góp đối với tỉnh còn hạn chế. Một số dự án
có quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ cao hơn đang trong giai đoạn đầu tư xây
dựng, chưa đi vào sản xuất kinh doanh.
2.2.1.3. Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài
Tổ chức bộ máy liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước
ngoài của tỉnh hình thành năm 1993; từng bước được hoàn thiện, củng cố cả về
chức năng, nhân sự và cơ sở vật chất;
Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế
đối ngoại của tỉnh nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng, như: Nghị quyết
chuyên đề về kinh tế đối ngoại năm 1993, trong đó đánh giá kết quả thu hút đầu tư
giai đoạn 1988 –1993 và đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm thu hút đầu tư nước
ngoài; Chương trình kinh tế đối ngoại của tỉnh giai đoạn 1996 – 2000; Quy định
“hình thành, và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài tại Đắk Lắk”; Quyết định số
3730/2001/QĐ-UB, ban hành quy định chính sách khuyến khích và đảm bảo đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Đắk Lắk; công bố danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2002-2005; Đề án cải cách hành
16


chính theo mô hình “một cửa” tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh trong lĩnh vực thẩm
định dự án đầu tư, đăng ký kinh doanh và đầu tư nước ngoài; ban hành quy trình
Hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; xây dựng và triển khai thực
hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Đắk Lắk;
Thực hiện ISO 9001:2000 trong công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo
quy định của Luật Đầu tư năm 2005;
Từ khi có Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm
khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh:
- Đối với các dự án trong các cụm công nghiệp: nhằm giảm thiểu chi phí thuê
hạ tầng cho nhà đầu tư, tỉnh Đắk Lắk có cơ chế sử dụng ngân sách địa phương đầu
tư trong đầu tư cho một số hạng mục công trình bên trong hàng rào cụm công
nghiệp như chi phí lập dự án đầu tư; chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng; xây
dựng đường trục chính; công trình xử lý nước thải tập trung; hệ thống cổng - tường
rào bao quanh cụm công nghiệp; chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho cụm công nghiệp; chi phí rà phá bom mìn.
- Đối với các dự án trong các lĩnh vực trọng điểm mời gọi đầu tư ngoài khu,
cụm công nghiệp, tỉnh Đắk Lắk có chính sách khuyến khích hỗ trợ đào tạo lao
động, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ xây dựng đường giao thông, đường điện hạ thế. Với
các chính sách như trên sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển biền vững, có
hiệu quả qua đó thúc đẩy phát triển cộng đồng doanh nghiệp, tạo việc làm và thu
nhập cho người dân; khai thác một cách có hiệu quả và phát huy tối đa các thế
mạnh của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định
hướng đến năm 2020.
- Ngoài những chính sách khuyến khích “cứng” kể trên, tỉnh Đắk Lắk cũng

quan tâm đến các hỗ trợ “mềm” cho nhà đầu tư thực hiện dự án vào tỉnh. Trong
những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tích cực và
chủ động tham gia Đề án 30 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, định kỳ
một năm hai lần tổ chức gặp mặt doanh nghiệp toàn tỉnh, và định kỳ thứ 5 hàng
tuần là ngày lãnh đạo UBND tỉnh sắp xếp, gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết những
khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp trong tỉnh.
Công tác cải cách hành chính, thuận lợi hóa thủ tục đầu tư được đẩy mạnh;
những vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp được nắm bắt và giải quyết kịp
thời đã bước đầu tạo niềm tin và quyết tâm cho các nhà đầu tư đến Đắk Lắk. Vì
17


vậy, trong giai đoạn 2006 đến 2012 các dự án đầu tư trên địa bàn đã có những
chuyển biến tích cực, dù chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị 1617/CT-TTg, để thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước
đối với đầu tư nước ngoài, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 21/2012/QĐUBND ngày 26/6/2012 về việc Ban hành Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt
động đầu tư nước ngoài ngoài các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2.3. Những hạn chế, khó khăn trong công tác thu hút, quản lý đầu tư
nước ngoài FDI
2.3.1. Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn
Vị trí địa lý không thuận lợi, cách xa cảng biển, xa các thành phố lớn; hệ
thống các đường giao thông huyết mạch còn nhỏ, chưa phù hợp với quy mô vận
chuyển hàng hóa, một số điểm đã xuống cấp nghiêm trọng;
Cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật tuy đã được tập trung đầu tư cơ bản song chưa
thực sự đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập, phát triển;
Các khu, cụm công nghiệp tuy đã hình thành song chưa được đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kịp thời, làm tiền đề để thu hút đầu tư;
Công tác cải cách hành chính tuy đã được cải thiện song vẫn còn bất cập, và
chưa đồng bộ; thủ tục hành chính còn phức tạp, kéo dài. Các văn bản pháp quy của
nhà nước về đầu tư nước ngoài chưa rõ ràng, có những điểm mâu thuẫn gây khó

khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư.
Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị về vị trí, vai trò của đầu tư nước ngoài
trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng có lúc
chưa thống nhất, thiếu quyết tâm để tìm ra bước đi thích hợp với điều kiện cụ thể
của tỉnh;
2.3.2. Hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư chưa cao
Tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài không đạt so với kế hoạch của từng giai
đoạn và so với nhu cầu phát triển của địa phương; chất lượng, hiệu quả thu hút
thấp; hiệu quả kinh tế xã hội của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế;
Lĩnh vực đầu tư của các dự án nước ngoài chủ yếu là sơ chế nông lâm sản,
chưa tập trung đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, hoặc công nghiệp chế biến nông
lâm sản theo hướng tinh chế, đòi hỏi trình độ công nghệ, quản lý cao hoặc sản xuất
gắn với phát triển vùng nguyên liệu nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Do vậy, các sản phẩm của khu vực này còn đơn điệu, chưa tạo được giá trị tăng
thêm cho sản phẩm.
18


2.3.3. Nguồn lực cho đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập và
chưa được chú trọng đầu tư đúng mức
Các doanh nghiệp của tỉnh yếu về tiềm lực tài chính, về trình độ cán bộ, thiếu
thông tin, do đó khó có khả năng liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài; chưa mạnh
dạn, tích cực trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường để chủ động hội nhập kinh tế
Quốc tế;
Lực lượng lao động của tỉnh tuy nhiều song hầu hết đều là lao động phổ
thông, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, đặc biệt là lao động người dân tộc
thiểu số trình độ và tay nghề thấp, mất nhiều thời gian, kinh phí đào tạo.

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH ĐẮK LẮK
3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ
QUẢN LÝ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI ĐẮK
LẮK CHO THỜI KỲ TỚI

3.1.1. Định hướng
Trong giai đoạn tới để thu hút hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Đắk Lắk
định hướng thu hút theo từng ngành như sau:
3.1.1.1. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp
19


- Về trồng trọt và chế biến nông sản: hoạt động ĐTNN tập trung vào các dự
án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như lúa, gạo, cây
lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè… theo hướng thâm canh, nâng cao chất
lượng và năng suất, hạ giá thành sản phẩm, khuyến khích các dự án ứng dụng công
nghệ sinh học, các dự án về giống cây trồng; các dự án bảo quản và chế biến sản
phẩm sau thu hoạch ứng dụng công nghệ hiện đại...
- Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi: hoạt động ĐTNN được định
hướng tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn, bò, và gia cầm có chất
lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, đảm bảo vệ sinh
môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu
tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao. Khuyến khích các dự án chăn nuôi
công nghiệp quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Về lâm nghiệp, khuyến khích đầu tư sản xuất giống cây lâm nghiệp năng
suất cao và trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ; gắn với chế biến lâm sản.
3.1.1.2. Ngành Công nghiệp - Xây dựng
- Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm: công nghiệp chế biến nông,
lâm sản, công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, cơ khí nông nghiệp, công nghiệp
khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Công nghiệp phụ trợ: khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ
trợ nhằm giảm chi phí nguyên, phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần năng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước.
3.1.1.3. Ngành dịch vụ
- Khuyến khích ĐTNN vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào tạo, tài chính
- ngân hàng.
- Khuyến khích các nhà ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên
địa bàn bằng các phương pháp thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng hàng
không, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước,….nhằm góp phần nâng cấp hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền
kinh tế.
3.1.2. Mục tiêu: Phấn đấu thu hút 50 - 70 triệu USD/năm trong giai đoạn
2013 - 2020.
3.2. GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh về khuyến khích ĐTNN, gồm:
+ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐTNN;
+ Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư;
20


+ Chính sách đất đai;
+ Quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu nông - lâm sản;
- Hướng thu hút vào các dự án sản xuất kinh doanh mà Đắk Lắk có lợi thế so
sánh, các dự án có sử dụng nhiều lao động và có công nghệ kỹ thuật tiên tiến, các
dự án đầu tư vào khu công nghiệp, các dự án có tác dụng chuyển dịch cơ cấu đầu
tư tỉnh. Các dự án đầu tư từ nguồn FDI trên địa bàn tỉnh được tập trung chủ yếu
vào lĩnh vực chế biến nông sản (cà phê, cao su, hạt tiêu…).
- Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến ĐTNN
+ Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các dự án ĐTNN đã

được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của
nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của ĐTNN trong tỉnh.
+ Xây dựng kế hoạch và chương trình vận động đầu tư cụ thể ở trong nước và
ngoài nước, tập trung vào các ngành /dự án và đối tác đầu tư trọng điểm cần thu
hút ĐTNN.

KẾT LUẬN
FDI có vai trò quan trọng đối việc phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Nó góp phần nâng cao năng lực sản xuất của quốc
gia thông qua cung cấp về vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng và trình độ
quản lý, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế. Tuy nhiên sự tác động của FDI không chỉ là chiều thuận với sự phát triển
KT-XH mà đôi khi nó còn có tác động nghịch. Việc sử dụng có hiệu quả FDI, phát
huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực còn phụ thuộc rất nhiều
vào chính sách thu hút và năng lực quản lý, điều hành nền KT-XH của nước tiếp
nhận đầu tư.
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi có rất ớt thuận lợi trong lĩnh vực thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, để phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội
21


của tỉnh. Tuy nhiờn cho đến nay, hoạt động FDI ở Đắk Lắk đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Số lượng dự án và vốn đầu tư tăng qua các năm. Mặc dù ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới nhưng Đắk Lắk vẫn
thu hút được dự án.
Nhìn chung nguồn FDI đã đóng góp tích cực trong nguồn vốn vận hành, tạo
dựng cho nền kinh tế của tỉnh phát triển. Góp phần tăng GDP, đồng thời đóng góp
tích cực trong việc tạo ra lực lượng sản xuất mới và sản phẩm mới, tạo môi trường
và khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, tạo thêm nhiều việc
làm cho người lao động và tăng thêm nguồn thu ngân sách tỉnh.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, lĩnh vực thu hút FDI của tỉnh cũng còn
nhiều hạn chế: Môi trường đầu tư, lựa chọn đối tác, chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý, công nhân lao động... còn nhiều vướng mắc, cần phải được tháo gỡ bằng
các giải pháp chủ yếu như: Quy hoạch tổng thể, xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật, tăng cường và đổi mới công tác quản lý đào tạo đội ngũ người lao động,
thành lập các tổ chức quần chúng... nhằm tạo lập được môi trường đầu tư thông
thoáng thu hút có kết quả nguồn FDI.
Qua thực tiễn triển khai hoạt động FDI tại Đắk Lắk, trong thời gian tới, để
thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có chất lượng, tăng cường quản lý đối với
nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khuôn khổ của tiểu luận xin kiến nghị
sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các lĩnh vực đầu tư có điều kiện đối với
nhà đầu tư nước ngoài để địa phương biết, nắm bắt và thực hiện kịp thời;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu bổ sung, sửa đổi Luật Đầu tư 2005 cho
phù hợp với thực tiễn môi trường đầu tư trong thời gian qua, tránh mâu thuẫn,
chồng chéo với các quy định của pháp luật hiện hành;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch đối với dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài, làm cơ sở để điều phối việc vận động, thu hút trên địa bàn cả nước,
trên cơ sở đó tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư mang tính vùng, liên vùng, tạo
điều kiện để các địa phương vận động các dự án lớn, đột phá mang tính chất liên
tỉnh, liên vùng.

22


Phụ lục
THÔNG TIN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
TỪ NĂM 1987 - 2013

STT


Tên Dự án

Năm
thành
lập

I

Các Dự án không còn
hoạt động

1

Công ty TNHH
Koresvina

2

Xí nghiệp liên doanh
Bakrư

1993

3

Liên doanh chế biến cà
phê xuất khẩu Krông
Ana

1995


4

Liên doanh CB Phân
Vi Sinh

Cơ quan
cấp
GPĐT

Chủ đầu tư

Địa điểm

Việt Nam

Nước ngoài

Vốn
đầu tư
(triệu
USD)

Ghi chú

17.241
1991

1998


Tập đoàn
Korindo (Hàn
Quốc)
Xí nghiệp bánh
SCCI
Thành
Nông trường Cà
kẹo Siperôpôn
(BKHĐT) phố BMT
phê tháng 10
(Ucraina)
Huyện
Bộ
Xí nghiệp cà
Mc Cullagh
Krông
KHĐT
phê Krông Ana Inter. Co. (Mỹ)
Ana
TP BMT
(sau
Công ty Đầu tư
Bộ
chuyển
phát triển Buôn Earthcare (Mỹ)
KHĐT
về TP
Ja Wầm
HCM)
SCCI

Thành
(BKHĐT) phố BMT

Liên hiệp Lâm
công nghiệp Ea
Súp

1

3.5

Rút GPĐT do kinh doanh
không hiệu quả

Rút GPĐT do đối tác nước
1.678 ngoài không có khả năng
góp vốn
Ngừng hoạt động từ tháng
4.563 8/1998 và chuyển thành
công ty 100% vốn Việt Nam
Không triển khai hoạt động
7.5 được do khả năng tài chính
của các bên hạn chế


II
1

Các Dự án đang hoạt
động

Dự án DakMan Việt
Nam

166.768
2011

UBND
Tỉnh

Thành
phố BMT

2006

UBND
Tỉnh

Cụm CN
TP BMT

2

Dự án chế biến cà phê,
hồ tiêu, hạt điều và các
loại nông sản khác

3

Dự án sơ chế thức ăn
gia súc (gắn với thành

lập chi nhánh)

2007

UBND
Tỉnh

Cụm CN
Ea Dar,
huyện Ea
Kar

4

Dự án Chế biến hạt cà
phê và hạt ca cao

2008

UBND
Tỉnh

Cụm CN
TP BMT

5

Trồng hoa xuất khẩu
tại Đăk Lăk


6

Nhà máy chế biến cà
phê hòa tan "Cà phê
Ngon"

2008

2009

UBND
Tỉnh

UBND
Tỉnh

Công ty TNHH
1 TV XNK 2/9

ED & F Man
(Anh)
100% vốn của
Công ty TNHH
Olam Việt
Nam
100% vốn của
Công ty TNHH
CP Group
(Thái Lan)
100% vốn

Công ty TNHH
Amtrada B.V
(Hà Lan)

Thành
phố BMT

100% vốn
Nhật Bản

Huyện
Cư Kuin

100% vốn của
Công ty TNHH
Jayanti
(Singapore)
2

10.668

Đã đăng ký lại doanh
nghiệp vào năm 2011

1.2 Đã đi vào hoạt động

6 Đã đi vào hoạt động

2 Đã đi vào hoạt động
Chưa hoàn thành việc đầu

tư xây dựng, đã có xuất
0.2
khẩu thử nghiệm một số sản
phẩm nhưng không đáng kể
50
Đang đầu tư xây dựng


×