Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.91 KB, 32 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III

Đề án:
TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN Ở TỈNH TÂY NINH
GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015


2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III

Đề án:

TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN Ở TỈNH TÂY NINH
GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG TRÌNH CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015




3
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn tám tháng theo học Lớp Cao Lý luận Chính trị khóa 41 (2014 - 2015) tại Đà
Nẵng; Nhân dịp kết thúc khóa học, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban
Quản lý Đào tạo cùng các quý thầy, cô giáo các khoa và bộ môn thuộc Học viện Chính trị khu
vực III đã truyền đạt tri thức, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn ..., giảng viên khoa Triết học thuộc Học viện Chính trị khu vực III
đã tận tình, hướng dẫn tôi hoàn thành bản Đề án này.
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 04 năm 2015


4

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
UBND :

Ủy ban nhân dân

HĐND :

Hội đồng nhân dân

KHHGĐ :

Kế hoạch hóa gia đình

YHCT:


Y học cổ truyền

BHYT:

Bảo hiểm y tê

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

SYTĐN:

Sở Y tế Tây Ninh

KCB:

Khám chữa bệnh

XHH:

Xã hội hóa

HSCC:

Hồi sức cấp cứu

TTBYT:

Trang thiết bị y tế


VSATTP:

Vệ sinh an toàn thực phẩm

BV và CSSK: Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
BV:

Bệnh viện


5
MỤC LỤC
Stt
I
1
2
3
II
1
2
III
IV
V

Danh mục

trang

MỞ ĐẦU
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN

Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Cơ sở pháp lý
MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

6
8
8
12
17
21
21
22
23
30
31
32

Mục tiêu
Nhiệm vụ
GIẢI PHÁP
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ
KẾT LUẬN


6

MỞ ĐẦU
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân luôn là một trong

những mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và
nhà nước ta. Nó không chỉ là nhằm mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng
sức khỏe cho nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất
hiện đại mà nó còn là yếu tố thể hiện tính nhân văn trong mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn hướng tới mục tiêu cao
nhất là nâng cao chất lượng đời sống, vì hạnh phúc của đông đảo người dân. Sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là sự nghiệp chung của
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó, ngành y tế đóng vai trò chủ yếu. Chính vì
vậy, trong nhận thức chung của xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân đồng nghĩa với công tác y tế của ngành y tế.
Hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân trong điều kiện mới, ngành y tế đang có nhiều đổi mới. Quá trình
chuyển từ cơ chế quản lý mang nặng dấu ấn của thời kỳ bao cấp sang cơ chế tự
chủ, mở rộng cung ứng dịch vụ, huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho sự
nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã tạo điều kiện cho ngành phát
triển nhanh hơn và đạt được chất lượng cao hơn.
Vừa qua, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức tọa đàm “Thực trạng xã hội
hóa y tế Việt Nam từ năm 2010 đến nay, giải pháp chính sách giai đoạn 2015 2020” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực y tế.
Trong lời phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Đinh Văn Cương, Ủy viên Trung
ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh: “Xã hội hóa y
tế là chủ trưởng lớn của Đảng và Nhà nước, được thể hiện trong một số văn
kiện của Đảng, Quốc hội và quy định cụ thể tại một số nghị định của Chính
phủ. Trong khi ngân sách hạn hẹp, nếu không có xã hội hóa y tế qua các hình
thức góp vốn, liên doanh, liên kết đặt thiết bị, vay vốn ngân hàng thì trang bị kỹ
thuật và trình độ chuyên môn y tế của Việt Nam chắc chắn chưa đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân”.


7


Xã hội hóa y tế là chủ trương của Đảng và Nhà nước về vận động và tổ
chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của
nghành y tế; xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với
việc nâng cao chất lượng, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để mang tới nhiều dịch
vụ y tế chất lượng cao hơn phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân.
Xã hội hoá công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân là phát triển
rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc các cá nhân tiến hành trong
khuôn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; mở rộng các cơ hội
cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động trên;
mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực
trong xã hội; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều
kiện cho sự nghiệp y tế phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn.
Trong thời gian qua, hoạt động xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe nhân dân ở nước ta đã có nhiều thành công, chuyển biến rõ nét trên các
lĩnh vực hoạt động y tế. Các cấp chính quyền, các đoàn thể và người dân đã có
những chuyển biến tích cực trong việc nhận thức tầm quan trọng của quá trình
xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân. Bên cạnh
sự đầu tư của nhà nước, các tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chủ động huy động các
nguồn đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Trong bối cảnh chung của cả nước, thời gian qua, Tây Ninh cũng đã thu
được những chuyển biến đáng kể trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội
hoá công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các cấp ủy đảng, chính
quyền, các ngành, các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, huy động sự đóng góp
cộng đồng vào công tác y tế. Người dân tỉnh Đắc Nông đã có ý thức hơn trong
việc tự chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, đồng thời
cũng tham gia các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhất là trong lĩnh vực y tế dự
phòng. Hệ thống y tế ngoài công lập phát triển đa dạng về số lượng và tăng
cường về chất lượng. Y tế công lập đã có nhiều đổi mới phù hợp hơn với cơ chế



8

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc khám chữa bệnh từ thiện miễn phí
cho người nghèo và nhân dân được tiến hành ngày càng nhiều hơn. Mặc dù vậy,
so với nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đang tăng nhanh thì những
kết quả trong xã hội hoá công tác y tế tại Tây Ninh vẫn chưa đáp ứng được. Tốc
độ xã hội hoá y tế còn chậm so với nhu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả khám
chữa bệnh của nhân dân. Do vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần tăng cường
hơn nữa công tác xã hội hoá lĩnh vực y tế tại tỉnh.
Nhận thức được vấn đề trên, là một bác sĩ hoạt động trong lĩnh vực y tế,
tôi mạnh dạn chọn đề án “Tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn từ nay đến năm 2020” làm
đề án tốt nghiệp hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của đề án gồm:
Phần 1. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, pháp lý của Đề án
Phần 2. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án
Phần 3. Đưa ra các giải pháp thực hiện Đề án
Phần 4. Tổ chức thực hiện Đề án
Phần 5. Dự đoán kết quả Đề án


9

NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Cơ sở lý luận:
Lâu nay khái niệm xã hội hóa được sử dụng chủ yếu với nghĩa xã hội hóa
cá nhân để mô tả quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người. Gần đây,

khái niệm xã hội hóa đã được mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nghĩa
thứ hai là xã hội hóa các vấn đề xã hội. Theo nghĩa này, xã hội hóa được hiểu
là quá trình tăng cường sự quan tâm, mở rộng sự tham gia của nhiều lực lượng
xã hội vào giải quyết những vấn đề nào đó mà vốn trước đây chỉ thuộc trách
nhiệm của một ngành hay một tổ chức xã hội cụ thể.
Khái niệm xã hội hoá mặc dù đã được dùng tương đối phổ biến trong các
văn kiện, trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và trên thế giới
song nội hàm của nó đến nay vẫn chưa được chính xác hoá như một khái niệm
khoa học. Ở góc độ nào đó, khái niệm xã hội hoá và huy động xã hội có nội hàm
tương đối giống nhau. Còn nhiều cách hiểu chưa đầy đủ về hai khái niệm này.
Xã hội hoá và huy động xã hội không chỉ đơn thuần là kêu gọi sự đóng góp của
người dân để tăng thêm nguồn lực mà còn là quá trình thu hút sự quan tâm, sự
tham gia trực tiếp, tự nguyện của các nhóm xã hội, các cá nhân gia đình và cộng
đồng vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể nào đó.
Ngoài ra, xã hội hóa còn có vai trò tạo nên sự giám sát xã hội rộng rãi
đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực nhà
nước và xã hội cho việc phát triển các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể như giáo
dục - đào tạo, y tế, văn hóa, chính sách đối với người có công…
Đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, xã
hội hóa sẽ tạo ra sự giám sát xã hội đối với các hoạt động khám chữa bệnh
nhằm góp phần thúc đẩy ngành y tế ngày càng phát triển theo hướng tích cực,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Cơ sở khoa học của quá trình xã hội hoá
y tế bao gồm: cơ sở tâm lý học, xã hội học và tiếp cận về phát triển cộng đồng.


10

Huy động xã hội cho công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân phải được
thực hiện theo đúng cách tiếp cận về phát triển cộng đồng.
Như trên đã đề cập, công tác y tế là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân

dân luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân
khác nhau, cho đến năm 1986, nguồn lực đầu tư cho y tế của nước ta vẫn chưa
có như mong muốn, chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân còn nhiều
hạn chế, bất cập, không đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của công
cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới cũng như yêu cầu nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong giai đoạn "Đổi mới", hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi:
nhiều cơ sở điều trị đã chủ động hơn trong công tác khám và chữa bệnh, quy
định thu một phần viện phí, xoá bỏ bao cấp ở tuyến xã, hệ thống cung ứng chăm
sóc y tế được đa dạng hóa với thành phần cung ứng thuốc và dịch vụ y tế tư
nhân. Xã hội hóa các hoạt động y tế là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi
của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển nhằm từng bước cải thiện
mức hưởng thụ về y tế và nâng cao sự phát triển về thể chất, tinh thần của nhân
dân. Xã hội hóa là xây dựng và phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm của
các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã
hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe người dân. Ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách nhiệm của Ðảng Bộ,
Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể
quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của
từng người dân đối với hoạt động của ngành y tế, hay công tác y tế.
Xã hội hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động y tế có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cố các tổ chức của Nhà nước, cần phát
triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành
trong khuôn khổ chính sách của Ðảng và pháp luật của Nhà nước. Ða dạng hóa


11

chính là mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và

bình đẳng vào các hoạt động trên.
Dĩ nhiên, xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà
nước, giảm bớt phần ngân sách của Nhà nước, trái lại Nhà nước thường xuyên
tìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho các hoạt động này, đồng
thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó.
Thực hiện xã hội hóa các hoạt động y tế cũng như các hoạt động khác
thuộc các lĩnh vực như giáo dục – đào tạo, thể thao, văn hóa… cũng là giải pháp
quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của Ðảng và Nhà nước. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện
về mặt hưởng thụ, tức là người dân được xã hội và Nhà nước chăm lo, mà còn
biểu hiện cả về mặt người dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng
thực tế của từng người, từng địa phương.
Thực hiện công bằng trong chính sách xã hội phải vận dụng các nguyên
tắc điều chỉnh và ưu tiên, nhất là phải ưu tiên đối với người có công, phải trợ
giúp người nghèo, vùng nghèo; người có công, có cống hiến nhiều hơn, được xã
hội, Nhà nước chăm lo nhiều hơn.
Công bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào
các hoạt động y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội không phải là huy động
theo kiểu bình quân, cào bằng mà là vận dụng cách huy động và mức huy động
tùy theo các lớp người có điều kiện thực tế khác nhau, có mức thu nhập khác
nhau. Những người thuộc diện chính sách xã hội của Ðảng và Nhà nước được
miễn, giảm phần đóng góp.
Công bằng xã hội còn được thực hiện thông qua việc phát huy truyền
thống "lá lành đùm lá rách", người giàu giúp người nghèo, vùng giàu giúp vùng
nghèo, người khỏe mạnh, ít đau ốm, bệnh tật giúp người hay đau bệnh hơn... Đó
là cơ sở về khoa học của chủ trương hình thành và phát triển nhiều loại quỹ do
nhân dân đóng góp tự nguyện làm việc nghĩa như quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo,
quỹ khuyến học, quỹ từ thiện, quỹ đền ơn đáp nghĩa... Nhà nước ban hành quy



12

chế thành lập và quản lý các quỹ này theo hướng phát huy khả năng tự quản và
giám sát của người đóng góp, thực hiện chế độ công khai hóa thu chi. Thực hiện
xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa với quan niệm đúng đắn về
công bằng xã hội chính là thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối
của Ðảng.
Chính sách xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân là một chủ trương đúng và trong những năm qua công tác này đã đạt
một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật
xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, làm cơ sở pháp lý đầy đủ
nhằm tạo ra sự chuyển biến đồng bộ của các ngành, các cấp trong việc thực hiện
chủ trương và quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa. Đó là Nhà nước
giữ vai trò chủ đạo cùng với sự tham gia của người dân và xã hội, đổi mới cơ
chế chi ngân sách cho các lĩnh vực xã hội; củng cố, mở rộng hệ thống an sinh xã
hội, đổi mới cơ chế quản lý để đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện chế
độ tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn
thiện cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu
tư cung ứng dịch vụ công.
Thực tiễn thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả nhất định.
Đó là huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, là đa dạng hoá các loại hình
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là phát huy tính chủ động, sáng tạo của các
địa phương, các ngành, các đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân tham gia vào
nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ. Yếu tố con người là then chốt đã được đưa lên hàng
đầu.
Tuy nhiên, hoạt động xã hội hoá của y tế cơ sở ở nhiều nơi, nhiều lúc còn
chưa được như mong muốn. Nhu cầu của người dân chưa được đáp ứng, đặc
biệt đối với người nghèo và người dân ở các vùng sâu và vùng xa. Sự phân hoá
giàu nghèo nhanh chóng đã giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của

người nghèo. Ngoài nguyên nhân về đầu tư kinh phí cho hạ tầng và trang thiết


13

bị, có lúc, có nơi nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ bản chất và nội dung của xã
hội hoá trong công tác chỉ đạo, điều hành chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vẫn
còn một bộ phận nhân dân và lãnh đạo hiểu xã hội hóa công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe đơn giản chỉ là sự huy động đóng góp của nhân dân thông qua
các chính sách về thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế. Không ít nơi hiểu xã
hội hoá là thu tiền sử dụng máy móc, thiết bị y tế đắt tiền, máy đặc trị (được gọi
là “máy xã hội hoá”), là thu tiền giường bệnh (được gọi “giường bệnh xã hội
hoá”), là tư nhân hoá các dịch vụ y tế...Cần phải nhấn mạnh rằng xã hội hóa y tế
là sự mở rộng trách nhiệm, từ chỗ trước đây coi hoạt động công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ của nhà nước và ngành Y tế thành trách
nhiệm của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình, cá
nhân, của cả hệ thống y tế công lẫn y tế tư trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ và tài chính y tế.
Việc nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình huy động xã hội cho y
tế nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe là điều cần
thiết. Nhìn chung, nhiều ngành, nhiều đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia thực
hiện chủ trương xã hội hoá y tế theo kiểu phong trào, chưa thực sự coi đây là
một nhiệm vụ chính trị của mình, chưa xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Sự
tham gia của cộng đồng thường coi trọng việc quyên góp về vật chất hơn là việc
khuyến khích các cá nhân, các nhóm xã hội cùng tham gia vào hoạt động chăm
sóc sức khoẻ nhân dân.
Tóm lại: Do nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc về sức khoẻ của nhân
dân ngày càng cao. Đó cũng là nhu cầu chính đáng của mỗi con người. Nhưng
với tình trạng xuống cấp và quá tải tại các bệnh viện bây giờ, trong khi ngân
sách giành cho nghành y tế thì eo hẹp, giá dịch vụ y tế hiện tại chưa đúng với

giá trị của nó. Thì chỉ riêng nghành y tế không thôi thì không thể tự mình nâng
cao đảm bảo được hết nhu cầu cơ bản của người dân trong lĩnh vực y tế. Nên
xã hội hoá y tế là vấn đề cấp thiết hiện nay, để làm tốt được công tác xã hội hoá


14

y tế thì đòi hỏi phải có sự tham gia của mọi tổ chức và các thành phần trong xã
hội, đặc biệt là cộng đồng và doanh nghiệp.
2. Cơ sở thực tiễn đề án:
Tây Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Về điều kiện tự
nhiên, tỉnh Tây Ninh có diện tích tự nhiên: 8.517 Km 2 nằm ở cửa ngõ phía tây
nam của Đông Nam Bộ...
Đến năm 2013, dân số của tỉnh là 755.112 người thuộc 20 dân tộc anh em
cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 21%. Cùng
với tình trạng đói nghèo tương đối phổ biến hơn các địa phương khác, tình hình
dịch bệnh ở địa phương vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nhất là bệnh sốt rét,
bệnh đường ruột, bệnh lây qua đường hô hấp... Trước tình hình đó, trong những
năm qua, tỉnh Tây Ninh đã chú trọng thực hiện quá trình xã hội hoá hoạt động y
tế nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào công tác bảo vệ, chăm sóc
sức khoẻ cho nhân dân.
Theo Sở Y tế Tây Ninh thì nhờ quá trình xã hội hoá hoạt động y tế nên
đến nay, các huyện, thị xã và trên 90% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã thành
lập được Ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Hệ thống y tế công lập được củng
cố và phát triển với 01 Bệnh viện đa khoa tỉnh, 08 Bệnh viện đa khoa huyện, 4
trung tâm y tế tuyến tỉnh, 8 trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã; 100% xã,
phường, thị trấn có trạm y tế, hầu hết các thôn, buôn, bon, tổ dân phố trên địa
bàn tỉnh đã có cán bộ y tế hoạt động. Cùng với hệ thống y tế công lập, các dịch
vụ y tế ngoài công lập được hình thành, củng cố và phát triển.
Đến nay toàn tỉnh có 2 Công ty Cổ phần dược- vật tư y tế, 127 nhà thuốc

và đại lý thuốc tây, 63 phòng khám bệnh tư nhân và 30 cơ sở dịch vụ y tế tư
nhân khác. Thông qua đội ngũ cán bộ y tế trong hệ thống công lập và ngoài
công lập đã tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức ăn ở hợp vệ
sinh, bảo vệ môi trường, giữ gìn, chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia
đình và xã hội. Nhờ đó nhiều dịch bệnh đã được khống chế kịp thời, các chương
trình mục tiêu quốc gia về y tế đều được triển khai thực hiện đạt và vượt mức đề


15

ra; công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được đảm bảo và từng bước
nâng lên. Việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác y tế còn giúp nâng tỷ lệ
người tham gia BHYT toàn dân đạt 66% vào năm 2014. Đây là một kết quả
đáng khích lệ, nhờ đó, tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe đầy đủ tiếp cận
các dịch vụ y tế chất lượng cao ngày càng nhiều hơn, các bệnh tật nhờ đó được
khống chế, đẩy lùi tương đối hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhờ hệ thống y tế ngoài công lập được hình thành ngày
càng nhiều, đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh ngày càng tốt, chất lượng
khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân được lựa chọn các dịch vụ khám, chữa bệnh khi đau ốm; đồng thời góp
phần giảm bớt gánh nặng quá tải cho hệ thống y tế công lập.
Tuy nhiên, theo Bác sỹ Ngô Minh Trực, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh
thì bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện xã hội hoá hoạt động y
tế ở Tây Ninh thời gian qua vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế. Trong khi
ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương đầu tư cho y tế còn thấp và chưa
được phân bổ hợp lý, từ đó việc mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động y
tế chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân gặp rất nhiều khó khăn thì
sự tham gia của xã hội lại vẫn rất khiêm tốn.
Điều đó trước hết thể hiện ý thức về xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe nhân dân còn thấp, tư tưởng ỷ lại vào nhà nước còn lớn, việc tham gia

chi trả kinh phí khám chữa bệnh còn thụ động. Mặc dù tỷ lệ tham gia BHYT của
người dân toàn tỉnh đạt gần 66% nhưng chủ yếu là tập trung ở đối tượng bắt
buộc là cán bộ, công nhân viên chức và các đôi tượng chính sách (người nghèo,
cận nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số...), còn đối
tượng tự nguyện còn rất hạn chế 4%. Từ đó, hoặc có thể người dân thiếu thông
tin về ý nghĩa và giá trị của việc tham gia BHYT, hoặc người dân nghĩ có ốm
đau thì mới cần mua BHYT; hoặc họ không tin vào bản chất tốt đẹp, nhân đạo,
hữu ích của việc tham gia BHYT. Thực trạng tỷ lệ người dân tham gia BHYT
thấp, tập trung chủ yếu vào các đối tượng chính sách hoặc những người hay đau


16

ốm, nghèo, dẫn đến tình trạng mức đóng thấp, mức chi cao. Mất cân đối trong
thu chi BHYT là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng hạn chế
về ngân sách tái đầu tư phát triển hệ thống cơ sở y tế, giường bệnh, trang thiết bị
khám chữa bệnh... phục vụ các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân.
Mức độ, tốc độ đầu tư phát triển hệ thống y tế công lập còn thấp và chậm
so với nhu cầu thực tế. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân
chưa thực sự hiệu qủa. Trong công tác phòng bệnh người dân cũng chỉ mới quan
tâm đến công tác khám chữa bệnh mà chưa hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng, về
vệ sinh an toàn thực phẩm, về vệ sinh phòng dịch.
Về cơ sở vật chất trang thiết bị thì hầu như tất cả đều từ ngân sách nhà
nước, do ngân sách nhà nước eo hẹp, hạn chế nên các cơ sở y tế công lập còn rất
thiếu thốn cơ sở vật chất, lẫn thiếu các trang thiết bị để đảm bảo cho quá trình
khám và điều trị bệnh tại tỉnh nhà. Và các dịch vụ y tế đưa ra thường cũng rất
hạn chế. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư vào lĩnh vực y tế hầu như
chưa có, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa cao, khả năng
chi trả về kinh phí khám chữa bệnh của người dân còn khiêm tốn trong khi cơ

sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ việc khám, chữa bệnh còn thiếu, yếu
và nhiều bất cập nên rất khó thu hút được đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ giỏi về hành
nghề ở địa phương. Thậm chí, một số y, bác sỹ giỏi từng công tác nhiều năm
trên địa bàn cũng đã tìm đến các thành phố lớn, hoặc những nơi có điều kiện
hành nghề thuận lợi hơn để làm việc. Trong khi đó, yêu cầu chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân ngày càng cao, nếu chỉ trông chờ vào sự đầu tư, bao cấp của Nhà
nước thì ngành Y tế tỉnh khó đảm bảo hoàn thành công việc được giao là bảo vệ
và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vì vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa
phương trong tỉnh phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình xã hội hoá hoạt động y tế.
Thực hiện thành công xã hội hoá hoạt động y tế không chỉ đảo bảo sự đầu tư
của Nhà nước về y tế mà còn huy động cao nhất mọi nguồn lực của toàn xã hội
đầu tư vào y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.


17

Hệ thống y tế ngoài công lập còn manh mún, quy mô nhỏ, đầu tư cho xây
dựng cơ sở, trang cấp thiết bị còn hạn chế, trình độ tay nghề của độ ngũ thầy
thuốc cũng còn những bất cập nhất định nên chất lượng và kỹ thuật khám chữa
bệnh chưa cao. Hoạt động của một số cơ sở còn vi phạm về quy chế hành nghề.
Số lượng, chất lượng các cơ sở y tế tư nhân còn thấp; chất lượng khám chữa
bệnh tuyến cơ sở còn hạn chế nên trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công
tác xã hội hoá y tế của tỉnh nhà. Để làm được điều đó ngoài ngành y tế ra thì cần
các cơ quan chức năng, các đoàn thể, nhân dân trên đia bàn cùng chung tay góp
sức để đẩy nhanh xã hội hoá nghành y tế cho tương xứng với thời kỳ mới.
Để đáp ứng yêu cầu trên, ngành Y tế Tây Ninh cần tăng cường xã hội hoá
hoạt động y tế tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tỉnh Tây Ninh cơ bản hoàn thành
việc xây dựng, nâng cấp các cơ sở y tế, trang thiết bị và năng lực đội ngũ cán
bộ, y, bác sỹ đạt bằng mặt bằng chung trong khu vực Tây Nguyên. Mục tiêu để
phấn đấu thực hiện, đó là trên 75% bệnh viện thực hiện cơ chế cung ứng dịch

vụ, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động; toàn tỉnh sẽ hoàn thành lộ trình
bảo hiểm y tế toàn dân với trên 80% dân số được khám chữa bệnh bằng bảo
hiểm y tế; trên 60% dân số có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khoẻ ban đầu
và trên 40% thôn, buôn, bon, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn làng văn hoá- sức khoẻ;
trên 80% trạm y tế xã, phường, thị trấn có qũy từ nguồn thu các dịch vụ y tế;
củng cố tăng dần tỷ trọng các dịch vụ y tế ngoài công lập.
3. Cơ sở pháp lý của đề án:
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI.
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 Phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam gia đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn
đến 2020.
- Nghị quyết Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII) ngày
14/01/1993 về “Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân"


18

- Chính phủ đã có Nghị quyết 90/CP về ngày 21/8/1997 phương hướng,
chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục và y tế.
- Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích
xã hội hóa đối với các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
- Quyết định số 2194/QĐ-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Bộ Y tế về
việc “Phê duyệt Đề án phát triển xã hội hoá bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân”.
- Kế hoạch số 4830/KH-BYT ngày 21/6/2005 của Bộ Y tế về thực hiện xã
hội hoá bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính Phủ
về “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập” và Thông tư số

71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn
thực hiện Nghị Định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”
- Nghị định số 53/2006/NQ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ
về “Chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công
lập” và Thông tư số 91/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài
chính về “Hướng dẫn NĐ số 53/2006/NQ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập”.
- Văn bản số 4830/KH-BYT ngày 21/6/2005 của Bộ Y tế về “Kế hoạch
thực hiện xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”.


19

- Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật khám chữa
bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
giai đoạn 2012 – 2020;
- Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy
mạnh thực hiện chính sách pháp luật, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về việc
đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TTBTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25/4/2006 của Chính phủ;
- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế

hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh.
- Quyết định 122/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015
và năm 2020:
TT

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2015
8,0
2,0
80
>95

2020
9,0
2,2
90
>95

23,0


26,0

1
2
3
4

Số bác sỹ/vạn dân
Số dược sỹ đại học/vạn dân
Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ hoạt động (%)
Tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi

2010
7,0
1,78
70
>95

5

(%)
Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân (không bao gồm

20,5

giường ở trạm y tế xã)


20


8 Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
9 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (%)
10 Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết

60
14

60
75
20

80
>80
25

hợp y học cổ truyền với y học hiện đại (%)
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN:

1. Mục tiêu:
* Mục tiêu tổng quát.
Tăng cường đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân tỉnh Tây Ninh, từng bước xây dựng hệ thống y tế tỉnh nhà
ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời phát triển y
dược học cổ truyền. Tập trung phát triển nhân lực y tế, trong đó xây dựng đội
ngũ cán bộ chuyên khoa sâu. Tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về vệ sinh,
an toàn thực phẩm, dân số - kế hoạch hóa gia đình và các chương trình mục tiêu
quốc gia về y tế. Phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ số chỉ tiêu đưa ra của
nghành y tế tỉnh nhà. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, góp
phần cải thiện chất lượng cuộc sống.

* Mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu 1: Phấn đấu để đạt mức toàn dân tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ
lệ 80% vào năm 2020, toàn dân (100%) vào năm 2030.
Mục tiêu 2: Kêu gọi đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị
hơn nữa để nâng cao chất lượng các bệnh viện, mở rộng các dịch vụ y tế, hướng
tới các bệnh viện công lập chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ cung ứng
dịch vụ.
Mục tiêu 3: Các cơ sở y tế ngoài công lập (phòng khám tư nhân, bác sỹ gia
đình) tăng thêm 1,5 đến 2 lần, đáp ứng được trên 20% nhu cầu khám chữa bệnh
của nhân dân; có cơ chế khuyến khích phát triển từ 1 bệnh viện tư nhân trên địa
bàn tỉnh. Năm 2015 đạt 7 bác sỹ/vạn dân, đạt 17,5 giường bệnh/vạn dân. (báo cáo


21

SYTĐN năm 2014 đạt 6,2 bác sỹ/vạn dân trên kế hoạch 6 bác sỹ/vạn dân; Đạt
16,5 giường bệnh/vạn dân trên kế hoạch 16,5 giường bệnh/vạn dân)
Mục tiêu 4: Đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng các tuyến, nâng
cao năng lực dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh; kiểm soát dịch
bệnh. Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư.
Mục tiêu 5: Hoàn thiện mạng lưới y tế tuyến xã và y tế thôn bản. Đến
năm 2015, có 50% các xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo chuẩn mới của Bộ Y
tế; 100% các thôn bản có nhân viên y tế được đào tạo theo quy định.

2. Nhiệm vụ
1. Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của bảo hiểm y tế toàn dân. Phải xác định BHYT là một hình thức
chăm sóc sức khỏe thể hiện tính tương trợ trong cộng đồng, mang ý nghĩa nhân
đạo và có tính xã hội hoá cao. Phải vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của
nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp như y tế.

2. Tuyên truyền lợi ích của bảo hiểm y tế, xã hội hoá công tác y tế đến
các cơ quan, đơn vị để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.
3. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa ở cấp tỉnh và cấp huyện để
tập trung chỉ đạo, điều hành và tăng cường sự phối hợp liên ngành trong tổ chức
thực hiện Đề án
4. Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích xã hội hóa công tác y tế,
chăm sóc sức khỏe nhân dân của tỉnh Tây Ninh
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xem trọng và triển khai tốt
công tác dự phòng, làm tốt công tác phòng bệnh thì sẽ giảm thiểu được các dịch
bệnh xảy ra. Đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thường hay xảy ra dịch bệnh
truyền nhiễm: sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh về đường hô hấp...
6. Khuyến khích phát triển mạng lưới y tế tư nhân để tăng thêm các dịch
vụ y tế phục vụ cho sức khoẻ của nhân dân. Nhưng cũng phải kiểm tra, giám sát
đến quy mô và chất lượng trong dịch vụ y tế ngoài công lập.


22

7. Quan tâm để tạo điều kiện tốt nhất phát triển mạng lưới y tế tuyến cơ
sở. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải, đội ngũ bác sỹ tuyến
dưới hiện nay còn thiêú và yếu về công tác chuyên môn nên chưa triển khai
được hết các chương trình.
8. Nâng cao công tác tuyên truyền lập băng rôn, đưa lên truyền hình, phát
thanh của tỉnh, các tổ chức, đoàn thể về ý nghĩa, vai trò của công tác xã hội hóa y tế.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Để tăng cường xã hội hoá về y tế thì qua kinh nghiệm thực tế ở các
nước, điển hình nhất và có lợi ích nhất trong xã hội hóa y tế ở Việt Nam hiện
nay là công tác huy động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế. Đây là một hình thức
xã hội hóa tốt nhất mà chúng ta đang tiến tới. Nên để hoàn thành được mục tiêu
đề án đòi hỏi các cơ quan chức năng với cơ quan chủ đạo là bảo hiểm xã hội

tích cực phối hợp với các sở, ban nghành như: nghành giáo dục, các tổ chức: hội
cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên nhà trường trong công tác tuyên
truyền nâng cao hiểu biết cho người dân về tầm quan trọng của bảo hiểm y tế
trong đảm bảo chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như bản chất nhân đạo của
việc tham gia bảo hiểm y tế.
2. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành y tế với các ban, ngành, đoàn thể,
các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Huy
động sự tham gia của cộng đồng, vận động nhân dân tự giác tham gia các hoạt
động chăm sóc sức khỏe, huy động sự đóng góp của các doanh nghiêp trên địa
bàn đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho chẩn đoán và điều trị, mở rộng
thêm các dịch vụ y tế mới có hiệu quả cao hơn.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở khám, chữa bệnh
ngoài công lập; mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, các nhà thuốc,
quầy thuốc, các tủ thuốc tại trạm y tế xã.
4. Thành lập các ban dự án để triển khai xã hội hoá công tác bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đó là những người phải nắm rõ những chủ trương
chính sách. Vì mục tiêu xã hội hoá y tế là mục tiêu cao đẹp, nó hướng tới tính


23

dân chủ, mang lại công bằng xã hội và có ý nghĩa đối với chính sách của Đảng
nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Nên nếu làm không tốt sẽ dẫn tới bất cập, nảy
sinh tình trạng trục lợi trên chính sách, trên những người bệnh. Đảng và nhà
nước luôn lấy nhân dân (người bệnh) làm trung tâm, luôn muốn lợi ích về phía
người bệnh.
5. Tỉnh đưa ra nhiều chính sách thu hút, ưu đãi đối với các doanh nghiệp
đầu tư vào ngành y tế. Như là cho mượn vốn tới 70% dự án, tạo điều kiện thuê
đất trong thời gian dài. Ưu đãi về các mức thuế quan mà doanh nghiệp, từ đó tạo
động lực cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực y tế.

5. Thực hiện đề án 1816 là đưa cán bộ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới
cũng đã làm tăng khả năng về trình độ chuyên môn tuyến dưới giúp phần nâng
cao chất lượng của các bệnh viện tuyến dưới. Để từ đó người bệnh yên tâm ở lại
điều trị nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
6. Năm qua Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định 320/QD-UBND để thu
hút đội ngũ các bác sỹ chuyên khoa sâu về phục vụ cho tỉnh nhà. Tỉnh có chế độ
ưu tiên đặc biệt cho đội ngũ cán bộ này như: nâng cao chế độ tiền lương, xét tuyển
công chức sớm, tạo điều khiện cho mua đất với mức rẻ, hơn nữa số tiền thu hút rất
lớn nhằm mục đích để có nguồn nhân lực cao để về phục vụ nhân dân.
7. Vận động người dân tích cực tham gia vào công tác y tế dự phòng.
Tham gia vào các chiến dịch như phát quang bụi cỏ, tránh để nước lắng đọng
lâu ngày để diệt bọ gậy phòng chống bệnh sốt xuất huyết, sốt rét. Tăng cường
tuyên truyền người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm, làm ra các sản phẩm hoa
quả trên địa bàn là thực phẩm sạch.
8. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về phòng ngừa các bệnh thông
thường trên địa bàn. Có khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân là có thành
tích trong công tác tham gia trong xã hội hoá về y tế.
9. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp Uỷ đảng, chính quyền trong
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.


24

10. Xây dựng và ban hành các chính sách mới; đồng thời tiếp tục thực
hiện các chính sách về xã hội hoá, hỗ trợ công tác dân số - kế hoạch hóa gia
đình, bổ sung quy định về công tác thi đua - khen thưởng lĩnh vực y tế.
11. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đối với các cơ sở y tế
công lập, đi đôi với tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính
đầu tư cho y tế. Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính và đầu tư, tạo sự chủ động
trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh thực hiện xã hội

hóa công tác y tế, vận động sự tích cực đóng góp tài chính của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước cho sự nghiệp y tế
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

4.1. Các bên liên quan tới việc thực hiện đề án:
Đề án phải được thông qua Ban Giám đốc Sở Y tế, Đảng ủy, UBND tỉnh
Tây Ninh sau khi có văn bản chấp thuận của Giám đốc Sở Y tế, UBND tỉnh. Đề
nghị thủ trưởng đơn vị triển khai với sự giám sát của Sở Y tế.
Cấp ủy đảng các cấp làm công tác chỉ đạo, quán triệt về tư tưởng; Chính
quyền các cấp ban hành chủ trương, tạo cơ chế chính sách phối kết hợp giữa các
ngành lĩnh vực trong việc tăng cường xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe nhân dân: tạo cơ chế về vốn, về thủ tục hành chính, về thu hút nhân lực y
tế cho việc mở rộng các cơ sở y tế tư nhân, tuyên truyền, giáo dục về tham gia
bảo hiểm y tế, huy động vốn cho việc đầu tư hiện đại hóa trang cấp thêm thiết bị
khám chữa bệnh; Sở Y tế đóng vai trò chủ quản – quản lý về thủ tục hành chính
và chất lượng khám chữa bệnh trong và ngoài công lập); ngành giáo dục đào tạo
phối kết hợp (liên quan y tế học đường, bảo hiểm y tế); ngành tài chính,ngành
quản lý thị trường đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phối hợp và nâng cao vai trò của các tổ chức như hội: hội cựu chiến binh,
hội phụ nữ, đoàn thanh niên, nhà trường, in các bảng pano trong công tác tuyên
truyền nâng cao hiểu biết cho người dân về tầm quan trọng của bảo hiểm y tế
trong đảm bảo chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như bản chất nhân đạo của
việc tham gia bảo hiểm y tế, các dịch vụ xã hội y tế khác.


25

4.2. Các nguồn lực để thực hiện đề án:
Thứ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện:
Thủ trưởng đơn vị ra Quyết định thành lập bộ phận phụ trách hoạt động

XHH dịch vụ y tế của đơn vị, do Giám đốc bệnh viện làm trưởng bộ phận;
Đồng thời ra Quyết định điều động nhân lực, tài sản tham gia thực hiện hoạt
động XHH dịch vụ y tế, có quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi được hưởng.
Nguồn nhân lực thực hiện hoạt động XHH dịch vụ y tế theo quy định trong
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Đơn vị có thể sử dụng cán bộ nhân viên trong
biên chế của đơn vị hoặc hợp đồng ngắn hạn, dài hạn, hoặc thuê khoán.
Thứ hai: Huy động, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và lựa chọn đối tác
Các đơn vị có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật có sẵn hoặc đầu tư mới
để thực hiện hoạt động xã hội hóa dịch vụ y tế. Đối với dịch vụ khám bệnh tự
nguyện và dịch vụ điều trị tự nguyện, các đơn vị cần phải có khu vực riêng để
thực hiện dịch vụ. Đối với dịch vụ cận lâm sàng sử dụng các trang thiết bị XHH
từng bước bố trí khu vực riêng hoặc phòng riêng để thực hiện, nhưng phải có
biển thông báo rõ khu vực, hay phòng dịch vụ XHH để người bệnh biết. Việc
mua trang thiết bị tùy theo hình thức huy động kinh phí đầu tư thực hiện theo
quy định của nhà nước hoặc theo hình thức liên doanh liên kết với đối tác lắp
đặt trang thiết bị. Các trang thiết bị đầu tư phải đảm bảo theo quy định trong
Thông tư 15/2007/TT-BYT của Bộ Y tế.
Thứ ba: Huy động và sử dụng nguồn kinh phí
Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của việc huy động vốn, các đơn vị có thể
lựa chọn một hoặc cả hai hình thức huy động kinh phí là: Liên doanh liên kết
với đối tác lắp đặt trang thiết bị và huy động kinh phí của CBNV bệnh viên đầu
tư trang thiết bị cho phù hợp. Mức thu của các dịch vụ do Thủ trưởng đơn vị và
các bên đối tác thống nhất quyết định trên nguyên tắc bảo đảm thu bù đắp đủ
các chi phí và có tích lũy hợp lý để đầu tư phát triển khi trừ đi các chi phí cho
tuyên truyền, hướng dẫn, in pano... Cơ sở để quyết định mức thu của từng dịch


×