Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

DÒNG TIỀN dự án xây DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.43 KB, 14 trang )

DÒNG TIỀN DỰ ÁN XÂY DỰNG
GIỚI THIỆU ĐƯỜNG CONG DÒNG TIÈN DỰ ÁN

Dòng tiền dự án là sự khác biệt giữa chi phí dự án và đầu vào của nó (vùng
bôi đậm).
Thời đoạn: là thời gian có sự thay đổi về đầu vào hoặc chi phí diễn ra
(thường kỳ 1 tháng hoặc 2 tháng). Thời gian này thường được quy định trong
hợp đồng là thời gian nhà thầu trình hồ sơ thanh toán khối lượng đã thi công
hoặc nhận thanh toán từ chủ đầu tư.
Sơ lược về chi phí (đường cong S): là hình biểu diễn chi phí lũy kế (gồm chi
phí trực tiếp và gián tiếp) gắn với thực hiện công việc trong suốt dự án. Tại
mỗi thời đoạn, các chi phí của công việc hoàn thành đến lúc này được lũy kế
từ biểu đồ thanh ngang của dự án. Trong hầu hết trường hợp, đặc biệt ở giai
đoạn lập kế hoạch, chi phí trực tiếp và gián tiếp của nhà thầu có thể được ước
tính để đáp ứng được chi phí trực tiếp và gián tiếp ước tính cho các công tác,
như trình bày bằng ví dụ ở những phần sau.
Tính chất tổng quát của đường cong S:
Ký hiệu hình dạng S tổng quát của chi phí sơ lược được thể hiện ở hình 10.2
và có thể áp dụng cho hầu hết các dự án xây dựng. Giai đoạn đầu dự án, các
công tác được huy động và đường cong hao phí tương đối phẳng. Khi nhiều
công tác đến cùng lúc, hao phí tăng lên và đường cong dốc ở phía giữa. Đến
cuối dựa ns, các hoạt động uốn (lượn) xuống, giai đoạn kết thúc mất 1 khoảng
thời gian nhưng chi phí nhỏ, và hao phí phẳng lại. Cũng cần lưu ý rằng khi
hao phí cho công tác không giống chi phí ước lượng, ta có thể vẽ 2 đường
cong S, 1 cho hao phí và 1 cho chi phí.

1


Tiền tạm giữ (%): Đây là số lượng giữ lại bởi CĐT từ mỗi hóa đơn yêu cầu
thanh toán, trước khi chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu. Mục đích để đảm


bảo nhà thầu tiếp tục công việc và không xảy ra vấn đề phát sinh sau khi hoàn
thành. Khoản tạm giữ (0% - 10%) được lũy kế trong hợp đồng và gắn với thời
gian mà khoản tiền chiếm giữ được hoàn trả lại cho nhà thầu. CĐT có nhiều
lựa chọn để quyết định số lượng này, tùy thuộc vào chính sách khuyến khích
và quan hệ của họ với nhà thầu. Ví dụ:
-

Giữ 5% cho tất cả các hóa đơn thanh toán, đến tối đa là 3000$. Mọi tiền
chiếm giữ được trả lại nhà thầu: 50% khi hoàn thành các hạng mục
chính, 50% còn lại sau 3 tháng.

-

Giữ 10% cho tất cả các hóa đơn được lập trước khi hoàn thành 50%
công việc. Số còn lại được hoàn trả nhà thầu 2 tháng sau khi hoàn thành
hạng mục chính.

Tiền thu vào (đầu vào): Tiền thu vào là đường bậc thang trong hình 10.1 và
thể hiện tiến trình lũy kế thanh toán mà nhà thầu nhận được từ CĐT. Hầu hết
các trường hợp, khi CĐT nhận được hóa đơn đề nghị thanh toán, nhà thầu
nhận sẽ được thanh toán sau 1 khoảng thời gian chờ nhất định (để đánh giá và
chấp thuận) của 1 hay nhiều thời đoạn như lũy kế trong hợp đồng.
Ngược lại với đường cong hao phí S, thu nhập của nhà thầu là một hàm
của giá hợp đồng và được tính toán như sau:
1. Ở mỗi thời đoạn, nhà thầu tính tổng giá hợp đồng (gồm chi phí trực

tiếp, gián tiếp và tiền cộng vào giá vốn – markup) (markup = kinh phí
+ lãi) liên quan đến công việc ở giai đoạn này. Số tổng này thường xem
là giá trị ngân quỹ của công việc. Số lượng này là giá trị hóa đơn thanh
toán được kê đến CĐT.

2. Khoản thanh toán của CĐt được tính toán bằng cách trừ đi phần tiền

giữ lại lũy kế từ số trong bảng giá, và khoản thanh toán được mong đợi
sẽ được chuyển cho nhà thầu sau khi hết thời gian chờ.
3. Lặp lại những tính toán trên cho tất cả các thời đoạn và vẽ đường bậc

thang.

2


Các phương án tài chính (cấp tiền) cho dự án
Những thực tế của lập tài chính cho dự án (tiền chi trội – overdrafe
amount):
Dựa vào những trình bày dựa trên hình 10.1, ta có thể rút ra một vài quan sát
liên quan đến tài chính của dự án, như sau:
-

Phần bôi đen trong hình 10.1 thể hiện sự khác biệt giữa hao phí của nhà
thầu và đường cong thu nhập, nghĩa là, số tiền cần được cung cấp (tiền
chi trội). Phần bôi đen càng lớn, càng cần cấp nhiều tiền và tiền lãi
càng cao cho nhà thầu.

-

Số tiền cần được cấp mỗi tháng có thể được thể hiện trực tiếp trên dòng
tiền như là sự khác biệt theo phương đứng giữa hao phí và thu nhập.
Đối với ví dụ trong hình 10.1, số tiền lớn nhất cần được cấp là số tiền
O, ngay trước khi nhà thầu nhận được tiền thanh toán từ CĐT ở thời
đoạn 5. Giá trị này thỉnh thoảng được xem như tiền mặt ngoài dòng.


-

Nhà thầu trong trường hợp ở hình 10.1 đã đạt đến lợi nhuận của họ chỉ
sau đợt thanh toán cuối của CĐT, thời điểm gồm có sự hoàn trả tiền giữ
lại còn chiếm trong suốt các đợt thanh toán trước.

Cải tiến việc cấp tiền cho dự án
 Để cải tiến việc cấp tiền cho dự án, nghĩa là, giảm thiểu tiền mặt ngoài

dòng, ta có thể làm đường cong hao phí và thu nhập gần nhau hơn để
giảm vùng bôi đậm. Nhiều sự lựa chọn có thể đẩy đường cong hao phí
sang phải và / hoặc đường cong thu nhập sang trái, như sau:
a. Nợ thầu phụ: Thanh toán chậm với thầu phụ sẽ giảm được hao phí

trực tiếp ở mỗi thời đoạn và đẩy đường cong hao phí sang phải.
b. Dàn xếp với nhà thầu cung ứng vật tư: giống như nợ thầu phụ, có

thể đẩy đường cong hao phí sang phải, về gần đường cong thu nhập.
3


Thanh toán cho sự huy động từ CĐT
c. Thanh toán cho việc huy động lấy từ CĐT: chiến thuật này căn bản

cải tiến cấp tiền bằng cách đề nghị CĐT cho 1 khoản thanh toán
trước cho mục đích huy động. Tuy nhiên chiến thuật này có thể chỉ
sử dụng được ở các dự án đòi hỏi hao phí về chuẩn bị mặt bằng
công trường, các tiện ích tạm thời, … Tác dụng của chiến lược này
được minh họa dưới dạng biểu đồ ở hình 10.3 mà ở đó không cần

đến tài chính bên ngoài. Trong trường hợp này, hợp đồng được cấp
tiền toàn bộ bằng thanh toán của CĐT.

Đưa chi phí lên trước (dự thầu không cân bằng):
d. Đưa chi phí lên trước (dự thầu không cân bằng): trong chiến lược

này, nhà thầu tăng giá (thổi phồng giá) của những hạng mục triển
khai sớm trong lịch trình và hạ giá những mục thực hiện sau, để
tổng đơn giá vẫn giữ nguyên. Như vậy, những hóa đơn thanh toán
sớm sẽ có giá trị cao hơn, do đó đạt được thu nhập lớn hơn mà có
thể làm thuận tiện cho vấn đề cấp tiền ở những bước còn lại của dự
án. Tác dụng của dự thầu không cân bằng trong đường cong dòng
tiền được thể hiện ở hình 10.4, dẫn đến một số cải thiện như miêu tả
ở giá trị hàng tháng thấp hơn được cấp và vùng bôi đậm nhỏ hơn (ít
lãi suất). Để trình bày dự thầu không cân bằng, nhà thầu phải phân
phối chi phí gián tiếp cùng với tiền cộng vào giá vốn không đều
giữa các các hạng mục của hợp đồng. Tuy nhiên, vì CĐT có thể phát
hiện sự dự thầu thiếu trung thực và có thể mất niềm tin, nhà thầu cần
thực hành cẩn thận khi dự thầu không cân bằng. Có thể lập công
thức bối cảnh dự thầu không cân bằng và tối ưu hóa vấn đề để xác
định giá tối ưu làm tối thiểu hóa tiền mặt ngoài dòng.

4


Các chỉ dẫn cần thiết để tránh thay đổi không mong đợi đến việc cấp tiền
cho dự án.
Những chỉ dẫn tổng quát khác có thể theo trong suốt công trình để ngăn chặn
những thay đổi không mong muốn cho cấp tiền dự án là:
e. Đòi hỏi xác đáng (accurate) về thanh toán mà được kiểm tra đầy đủ


cho tiến trình đo lường chính xác và không có lỗi.
f. Có kế hoạch thích hợp (proper) cho việc giao nhận vật tư và các

thiết bị lớn.
g. Những khoản vay ngắn hạn có xét đến lãi vay.

Chiến lược thanh toán lựa chọn

Trong tình huống khi tài chính dự án không phải là mối quan tâm chính cho
nhà thầu, nhà thầu có thể đề xuất hình thức thanh toán khác hấp dẫn hơn cho
CĐT, đo dó giúp nhà thầu có lợi thế cạnh tranh. Như thể hiện trong hình 10.5,
5


2 hình thức thanh toán, tốt hơn hình thức thanh toán từng thời đoạn, được sử
dụng đảm bảo phù hợp với sự hạn chế về ngân quỹ của CĐT.
Tính toán đường cong S
Đường cong S của lũy kế hao phí là một trong những nhân tố chính của phân
tích dòng tiền. Tuy nhiên, xét tổng quát, đường cong S là đường lũy kế của
chi phí hay bất kỳ dữ liệu nào khác mà ta muốn thấy cách lũy kế trong quá
trình thực hiện dự án. Ở chương sau, ví dụ, ta sẽ vẽ một đường cong S cho tỷ
lệ hoàn thành của dự án. Như vậy, tại cuối của tháng thứ 2, dự án có thể hoàn
thành 45%. Ta cũng có thể vẽ nhiều đường cong S khác nhau và sử dụng cho
mục đích so sánh. Ví dụ, có thể vẽ đường cong S để so sánh tỷ lệ giữa kế
hoạch và thực tế hoàn thành của dự án. Như vậy ở cuối tháng thứ 2, tỷ lệ
hoàn thành thực tế là 38%, trong khí kế hoạch là 45%. Những đường cong S
khác nhau, do đó, có thể sử dụng để nhìn tổng thể về dự án ở nhiều góc độ
khác nhau.
Tính chi phí tích lũy

Trong trường hợp của chi phí, ta có thể vẽ nhiều đường cong S khác nhau để
thể hiện giá trị lũy kế trong quá trình thực hiện dự án. Mỗi đường cong S đòi
hỏi 2 dạng thông tin quan trọng: dạng chi phí để lũy kế và dạng tiến độ thanh
ngang. Ví dụ đường cong S và các đòi hỏi thể hiện trong bảng 10.1.
Đường cong S

Chi phí để tích lũy

Dạng biểu đồ thanh

- Chi phí trực tiếp của - Chi phí trực tiếp ước - Tiến độ kế hoạch.
công việc kế hoạch.
lượng.
- Hao phí trực tiếp của - Hao phí trực tiếp thực - Tiến độ thực tế.
công việc hoàn thành.
tế.
- Giá trị ngân quỹ của - Giá hợp đồng.
công việc kế hoạch.

- Tiến độ kế hoạch.

- Giá trị ngân quỹ của - Giá hợp đồng.
công việc hoàn thành.

- Tiến độ thực tế.

- Chi phí thực tế của - Hao phí trực tiếp + - Tiến độ thực tế.
công việc hoàn thành.
gián tiếp.
Đường cong S cho chi phí trực tiếp của công việc kế hoạch

Bây giờ, cùng với dạng chi phí và dạng biểu đồ thanh, ta có thể tính toán
đường cong S với chi phí tích lũy. Ví dụ, xem xét đường cong S với chi phí
trực tiếp của công việc kế hoạch. Chi phí trực tiếp ước lượng và tiến độ kế
hoạch được thể hiện trong hình 10.6.

6


Chi phí trực tiếp ước lượng thường được phân phối theo tiến độ dự án:
Trong đó, j là công tác số 1,2,…,n.
Từ đó, tại ngày 8, thời đoạn đầu tiên, lũy kế chi phí =
4 ngày công tác A x 500$ / ngày
+ 6 ngày công tác B x 1.667$ / ngày
+ 2 ngày công tác C x 2.000$ / ngày
+ 4 ngày công tác D x 2.250$ / ngày
+ 2 ngày công tác F x 1.500$ / ngày
+ 2 ngày công tác G x 750$ / ngày
+ 6 ngày công tác J x 1.667$ / ngày = 39.500$

Những tính toán khoản chi trội và khoản chịu lãi suất (overdraft và
interest charges)
Từ những đề cập trước về đường còn dòng tiền, một sự tóm lược nhiều yếu tố
tác động đến cấp tiền dự án và cần được xem xét trong tính toán khoản chi
trội bao gồm:
7


 Biểu đồ ngang dự án được lập để xem xét các hạn chế của dự án.
 Chi phí trực tiếp và gián tiếp của các công tác (hàm của phương pháp


xây dựng).
 Phương pháp chi trả của nhà thầu cho hao phí (trả ngay hay trả chậm).
 Tiền cộng vào giá vốn của nhà thầu.
 Phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp và tiền cộng vào giá vốn giữa

các công tác.
 Số tiền tạm giữ.
 Thời gian hoàn trả tiền tạm giữ.
 Thời gian chờ thanh toán từ CĐT.
 Chi trả tiền huy động từ CĐT.
 Mức lãi suất trong số tiền chi trội.

Bây giờ ta sẽ phân tích tính toán chi tiết tiền chi trội có xem xét đến các dòng
tiền khác nhau. Ta sẽ sử dụng ví dụ trước để thực hiện, và xem xét đến 2 bối
cảnh cấp tiền khác nhau để minh họa các lựa chọn khác nhau.
TRƯỜNG HỢP 1
Thông số bài toán
 Thời gian thực hiện dự án là 32 ngày.
 Tất cả các công tác sử dụng phương pháp chi tiêu tối thiểu, và chi phí

trực tiếp của công tác thể hiện trong hình 10.7.
 Chi phí gián tiếp là 500$ / ngày (tổng cộng 500$ x 32 ngày = 16.000$).


Tiền cộng vào giá vốn tối ưu là 5%.

 Để xác định giá dự thầu, chi phí gián tiếp được phân bổ cân bằng (đều)

giữa các công tác.
 Nhà thầu sẽ trả hao phí ngay, do đó hao phí = chi phí.

 Thời đoạn = 8 ngày.
 Số tiền tạm giữ là 10%.
 Tất cả tiền chiếm giữ được trả vào đợt thanh toán cuối.
 Chậm trễ thanh toán của CĐT của bất kỳ hóa đơn thanh toán là 1 thời

đoạn. VD: hóa đơn thanh toán đầu được chấp thuận vào cuối thời đoạn
đầu và thanh toán (giá trị thanh toán trừ đi giá trị tạm giữ) sẽ xảy ra vào
cuối thời đoạn 2.
8


 Nhà thầu không được CĐT thanh toán cho sự huy động.
 Lãi suất áp dụng cho bất kỳ khoản chi trội ở mỗi thời đoạn là 1%.

Bước 1: Tiến độ dự án và biểu đồ thanh
Mạng lưới của tiến độ theo kế hoạch dược thể hiện ở hình 10.7. Chi phí trực
tiếp ước lượng cũng trong hình 10.7. Biểu đồ thanh của công việc thể hiện ở
hình 10.6.

Bước 2: Ước định chi phí, hao phí và giá dự thầu
Dựa trên sự thừa nhận sử dụng trong trường hợp này, tất cả chi phí của các
công tác trở thành hao phí ngay lập tức cho nhà thầu. Giá trị ngân quỹ hay giá
dự thầu của các công tác, mặt khác, cơ bản là phép tổng của chi phí và tiền
cộng vào giá vốn. Điều phân biệt giữa ba yếu tố hao phí, chi phí và giá dự
thầu là rất quan trọng. Tính toán chi phí (trực tiếp + gián tiếp) và giá dự thầu
(giá trị ngân quỹ) được thể hiện trong bảng 10.2. Hao phí, mặt khác, là một
phần của chi phí (0 đến 100%) mà nhà thầu phải gánh trong một thời điểm
nào đó. Trong ví dụ này, hao phí = chi phí.

9



Bước 3: Tính toán chi tiêu
Tính toán dòng tiền được thực hiện dưới dạng bảng (bảng 10.3). Trong bảng
này, 5 thời đoạn (mỗi thời đoạn 8 ngày) được sử dụng suốt chiều dài dự án,
bao gồm thời đoạn bổ sung sau khi hoàn thành dự án. Sau đó ta thể hiện tính
toán, bắt đầu từ hàng 1 theo cách có hệ thống. Bảng này cơ bản chia thành 3
phần: (1) phần trên cùng cho tính toán đường cong của hao phí tích lũy; (2)
phần giữa tính toán cho tích lũy thanh toán của CĐT; và phần đáy (3) cho tính
toán tiền chi trội và khoản chịu lãi.
Chi phí cuối thời đoạn 1:
Trong đó, j là công tác số 1,2,…,n.
Từ đó, tại ngày 8, thời đoạn đầu tiên, lũy kế chi phí =
4 ngày công tác A x 500$ / ngày
+ 6 ngày công tác B x 1.667$ / ngày
+ 2 ngày công tác C x 2.000$ / ngày
+ 4 ngày công tác D x 2.250$ / ngày
+ 2 ngày công tác F x 1.500$ / ngày
+ 2 ngày công tác G x 750$ / ngày
+ 6 ngày công tác J x 1.667$ / ngày = 39.500$

10


Chi phí trực tiếp + gián tiếp cuối mỗi thời đoạn:
-

Đầu tiên xác định chi phí trực tiếp và gián tiếp cho mỗi công tác

11



-

Sau đó phân bổ lại cho từng ngày:

Bước 4: Tính toán chi tiêu và tính toán cân đối chi trội (row 10) tại cuối
mỗi kỳ.
Cân đối tiền chi trội vào cuối thời đoạn (hàng 10) = hao phí tích lũy (hàng 4,
cột thời đoạn đó, dấu âm) của thời đoạn đó + Lũy kế tiền lãi phải trả cho đến
thời đoạn trước (hàng 11) + lũy kế tiền thanh toán nhận được (hàng 9) cho
đến thời đoạn trước.

Dòng số 5: Budget value chính là chi phí tích lũy (gồm trực tiếp + gián tiếp)
trong từng thời đoạn.

12


Bước 4: Vẽ đường cong chi trội (overdraft)

13


Nhận xét:
Nhiều quan sát thú vị có thể được tạo ra dựa trên tính toán tiền chi trội và liên
hệ giữa bảng với hình vẽ, như sau:
 Tổng tiền lãi được xác định từ hàng (11) trong bảng 10.3 là 435$ +

949$ + 799$ + 510$ + 279$ = 2.972$, thể hiện chi phí cho nhà thầu dựa

vào cấp tiền dự án. Nếu không đưa các chi phí này vào chi phí gián tiếp
sẽ làm giảm lợi nhuận của nhà thầu.
 Vùng trong hình 10.8 giới hạn bởi đường hao phí S và thanh toán của

CĐT là vùng cấp tiền. Do đó, có thể ước lượng áng chừng tiền lãi phải
trả trực tiếp từ đồ thị. Lưu ý rằng vùng trong 1 đơn vị lưới trong hình là
(50.000$ x 1 thời đoạn). Do đó, nếu ta thêm vào số đơn vị lưới tạo ra
vùng khống chế, có thể xấp xỉ 5 đơn vị lưới và như vậy tiền lãi là:
5 đơn vị lưới x (50.000$ x 1 thời đoạn) x 0.01 tiền lãi mỗi thời
đoạn = 2.500$  thấp hơn mức ước lượng của tiền thuế thực tế kể từ
khi sự kết hợp các yếu tố được xem xét.
Ảnh hưởng của tiền lãi đến lợi nhuận sơ bộ khi dự thầu, khoản tiền cần
cung cấp tài chính để thực hiện dự án của nhà thầu.
 Như ví dụ đã nêu, tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp của dự án là

141.000$. Cùng với tiền cộng vào số vốn là 5%, lợi nhuận mong muốn
là 7.05$. Nếu ta trừ phần tiền lãi, lợi nhuận sẽ là 4.708$, như thể hiện ở
phần cân bằng tiền chi trội cuối cùng (hàng 12) trong bảng 10.3.
 Số tiền đòi hỏi được cấp (tiền mặt cần thiết) cho dự án được thể hiện ở

hàng 12 trong bảng 10.3 và đường cong tiền chi trội trong hình 10.8.
Đối với dự án này, do đó, số tiền cấp lớn nhất là 95.884$ và cần thiết ở
thời đoạn. Thông tin này là quan trong để liên hệ với việc lập tài chính.
 Tài chính đa dự án được thể hiện bằng cách thêm vào khoản chi trội

hàng tháng từ vài dự án và thể hiện sự kết hợp biểu đồ chi trội với lập
tài chính.

14




×