Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------

Mai Hƣơng Lam

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HUYỆN
VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------

Mai Hƣơng Lam

CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HUYỆN
VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành:
Mã số:

Quản lý tài nguyên và môi trƣờng
60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS.Nguyễn Cao Huần


XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

GS.TS. Nguyễn Cao Huần

PGS.TS. Đặng Văn Bào

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các
thầy, cô giáo trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Bộ môn Sinh
thái Cảnh quan và Môi trường đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong quá trình
thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn Cao
Huần, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập, công
tác và thực hiện luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ quý báu về tài liệu của UBND
huyện Vân Đồn, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn.
Cảm ơn sự giúp đỡ và động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình học
tập và công tác cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Luận văn được thực hiện trên khuôn khổ giúp đỡ về ý tưởng, số liệu và kinh
phí từ dự án “Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm
2020, tầm nhìn đến 2030” của UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh do GS.TS

Nguyễn Cao Huần làm chủ trì tư vấn. Xin cảm ơn Ban Chủ nhiệm dự án đã tạo điều
kiện cho tác giả được tham gia thực hiện và giúp đỡ về mặt chuyên môn để tác giả
hoàn thành luận văn.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng

năm 2017

Mai Hƣơng Lam


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài
liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Hà Nội, tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Mai Hƣơng Lam


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
5. Cơ sở dữ liệu ..............................................................................................................3
6. Kết quả nghiên cứu....................................................................................................3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................5
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu theo hướng địa lý phục vụ cho quản lý và bảo vệ
môi trường. ..................................................................................................................5
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu theo hướng cảnh quan nhân sinh ...........................6
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về huyện Vân Đồn có liên quan ..........9
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản trong quản lý và bảo vệ môi trƣờng .................10
1.2.1. Một số khái niệm liên quan .............................................................................10
1.2.2. Cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường ..............................................11
1.2.3. Cảnh quan nhân sinh và quản lý, bảo vệ môi trường ......................................12
1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu ..........................................15
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ....................................................................................15
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................16
1.3.3. Quy trình các bước nghiên cứu .......................................................................16
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN NHÂN SINH
HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH. ............................................................18


2.1. Vị trí địa lý và vị thế kinh tế ................................................................................18
2.2. Các nhân tố thành tạo, biến đổi cảnh quan nhân sinh huyện Vân Đồn ..........19
2.2.1. Đặc điểm và vai trò của các nhân tố tự nhiên trong thành tạo cảnh quan nhân

sinh ............................................................................................................................19
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên và các hoạt độngkhai thác sử dụng có ảnh hưởng
đến thành tạo cảnh quan nhân sinh ........................................................................29
2.3. Đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan nhân sinh huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh ...............................................................................................................................42
2.3.1. Nguyên tắc và hệ thống đơn vị phân loại cảnh quan nhân sinh ..........................42
2.3.2. Đặc điểm các cảnh quan nhân sinh huyện Vân Đồn .....................................44
2.3.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan huyện Vân Đồn .......................................48
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH. ...........................................................59
3.1. Hiện trạng và xu thế diễn biến môi trƣờng .....................................................59
3.1.1. Hiện trạng môi trường ...................................................................................59
3.1.2. Xu thế diễn biến môi trường theo tiểu vùng ...................................................75
3.2. Hiện trạng quản lý và bảo vệ môi trƣờng ..........................................................77
3.3. Tai biến thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu .......................................79
3.3.1. Xói mòn, sạt lở ................................................................................................79
3.3.2. Xói lở bờ biển, nhiễm mặn và sự hủy hoại các công trình bờ đảo .................80
3.3.3. Bão, lũ .............................................................................................................81
3.3.4. Lốc xoáy ..........................................................................................................83
3.3.5. Sương muối và sương mù ..............................................................................84
3.4. Các mâu thuẫn trong phát triển kinh tế và quản lý, bảo vệ môi trƣờng ........84
3.5. Định hƣớng không gian cho quản lý và bảo vệ môi trƣờng huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh ...................................................................................................................88
3.5.1. Cơ sở định hướng .............................................................................................88


3.5.2. Định hướng không gian sử dụng các tiểu vùng cảnh quan và các giải pháp
quản lý, bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn. .........................................................91
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 104



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình cấu trúc cảnh quan nhân sinh .......................................................8
Hình 1.2: Nguồn vào và sản phẩm đầu ra của cảnh quan nhân sinh.........................12
Hình 1.3: Quy trình nghiên cứu cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.............................................................................17
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh .........................................19
Hình 2.2: Bản đồ địa chất huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ..................................21
Hình 2.3: Bản đồ địa mạo huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ..................................23
Hình 2.4: Bản đồ thổ nhưỡng huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ............................27
Hình 2.5: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ...........30
Hình 2.6: Tỉ lệ che phủ rừng huyện Vân Đồn giai đoạn 2010-2014.........................39
Hình 2.7: Bản đồ cảnh quan nhân sinh huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ..............46
Hình 2.8: Bản đồ phân vùng cảnh quan huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh .............58
Hình 3.1: Hàm lượng bụi tổng (TSP) tại một số tuyến đường giao thông huyện Vân
Đồn, kết quả quan trắc 2013-2014. ...........................................................................60
Hình 3.2: Công trường xây dựng sân bay tại xã Đoàn Kết ......................................60
Hình 3.3: Chuồng trại chăn nuôi nhỏ lẻ ở vùng nông thôn huyện Vân Đồn. ...........72
Hình 3.4: Bãi rác ở xã Vạn Yên ................................................................................74
Hình 3.5: Bãi rác ở xã Minh Châu ............................................................................74
Hình 3.6: Rừng ngập mặn xã Ngọc Vừng ................................................................74
Hình 3.7: Tình trạng xói mòn, sạt lở đất ven đường giao thông và ngập lụt tại Bản
Sen năm 2015 ............................................................................................................80
Hình 3.8: Hiện tượng xói lở bờ biển huyện Vân Đồn ...............................................81
Hình 3.9: Hình ảnh những cơn bão đổ bộ vào Quảng Ninh .....................................82
Hình 3.10: Ảnh hưởng của mưa bão năm 2015 tại một số xã đảo huyện Vân Đồn .83


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 : Một số đặc trưng khí hậu huyện Vân Đồn năm 2015..............................24
Bảng 2.2: Tổng hợp diện tích rừng trên địa bàn huyện Vân Đồn .............................31
Bảng 2.3: Tiềm năng khai thác nước ngầm huyện Vân Đồn . ..................................32
Bảng 2.4: Dân số Vân Đồn phân theo xã (giai đoạn 2010-2014) .............................37
Bảng 2.5: Chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 1013 .....38
Bảng 2.6: Tình hình khai thác thủy sản giai đoạn 2010-2014 ..................................40
Bảng 2.7. Hệ thống đơn vị và tiêu chí phân loại cảnh quan nhân sinh huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh ...............................................................................................43
Bảng 2.8: Đặc trưng tiểu vùng cảnh quan nhân sinh huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh ...........................................................................................................................52
Bảng 3.1: Kết quả quan trắc môi trường nước cảng Cái Rồng giai đoạn 2011- 2015
...................................................................................................................................61
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc môi trường nước tại một số cảng huyện Vân Đồn .62
Bảng 3.3: Số liệu quan trắc một số mẫu nước hồ, đập huyện Vân Đồn năm 2013,
2014 ...........................................................................................................................64
Bảng 3.4: Số liệu QTMT một số mẫu nước ngầm đảo Cái Bầu ...............................66
Bảng 3.5: Số liệu QTMT một số mẫu nước ngầm tại các xã đảo huyện Vân Đồn...68
Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu đất huyện Vân Đồn ..............................................70
Bảng 3.7: Xu thế biến đổi môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm tại các tiểu vùng
CQNS ........................................................................................................................75
Bảng 3.8: Dự báo khối lượng và các thành phần chất thải rắn sinh hoạt huyện Vân
Đồn đến năm 2020 ....................................................................................................89
Bảng 3.9: Xu thế biến động các loại đất theo mục đích SDĐ huyện Vân Đồn giai
đoạn 2014 – 2030 ......................................................................................................90
Bảng 3.10: Diện tích các dạng cảnh quan ở mỗi tiểu vùng ......................................92


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
BVMT

CQ
CQNS
CTR

Bộ Tài nguyên Môi trường
Bảo vệ môi trường
Cảnh quan
Cảnh quan nhân sinh
Chất thải rắn

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

GHCP

Giới hạn cho phép

ICUN

International Union for Conservation of Nature (Liên minh bảo tồn
thiên nhiên quốc tế)

KKT

Khu kinh tế


KT - XH

Kinh tế - Xã hội

PTBV

Phát triển bền vững

QCKT

Quy chuẩn kĩ thuật

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

QTMT

Quan trắc môi trường

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND


Ủy ban nhân dân

VCF

Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam

VQG

Vườn quốc gia

WCED

World Commission on Environment and Development (Ủy ban môi
trường và phát triển quốc tế)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Từ những năm cuối thập kỷ 60, mối quan tâm của quốc tế đối với suy thoái môi
trường ngày càng tăng. Việc quản lý một cách có hệ thống nhằm duy trì chất lượng
môi trường đã được tăng cường ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều luật và nghị định
của Chính Phủ được ban hành bắt buộc các tổ chức phải xem xét, tính đến các tác
động môi trường trong các quyết định của họ.
Những tác động mạnh mẽ của con người, xã hội lên tự nhiên đặc biệt phát triển
cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển ở trình độ cao, những nhu cầu
trong việc sử dụng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường ngày
càng tăng. Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa các vấn
đề về môi trường ngày càng được quan tâm và chú trọng.
Huyện Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở vị trí phía Đông và Đông Nam của

tỉnh Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 55.133ha, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong
đó hơn 20 đảo có người ở, chiếm 9,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh với 1 thị trấn
huyện lỵ và 6 xã. Vùng đảo xa trải rộng gồm 5 xã. Các đảo đều có địa hình núi, núi
thường chỉ cao 200- 300m. Huyện Vân Đồn có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú
như tài nguyên khoáng sản gồm đá vôi, than đá, cát, sắt, vàng. Tiềm năng lớn nhất của
Vân Đồn là ở biển. Vùng biển có nhiều chủng loại hải sản. Vân Đồn có 68% diện tích
đất tự nhiên là rừng và đất rừng. Rừng trên nhiều đảo xưa có nhiều lâm sản, trong đó
có nhiều loại gỗ quý (như lim, táu, nghiến, mun, kim giao). Ngoài ra, huyện đảo Vân
Đồn còn là vùng có nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng với các di tích lịch
sử, lễ hội, phong tục tập quán mang đậm bản sắc của cư dân miền biển.
Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và các vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh
đã chỉ rõ Vân Đồn là trung tâm kinh tế miền Đông tỉnh Quảng Ninh và vùng đồng
bằng sông Hồng, đồng thời, huyện Vân Đồn còn là một trung tâm du lịch sinh thái
biển – đảo chất lượng cao, trung tâm vận tải hàng hải và hàng không quy mô lớn có ý
nghĩa đối với Vùng Đông Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, Vân Đồn là khu kinh tế duy
nhất được Chính phủ phê duyệt xây dựng thành khu kinh tế tổng hợp tầm cỡ quốc tế
nhằm phát triển công nghiệp giải trí trong tương lai, với nhiều loại hình như: Vui chơi,
giải trí, kinh tế biển, giao thông. Với vị trí là cửa tiến ra biển của khu vực Đông Bắc
1


nên trong thực hiện chiến lược biển đến năm 2020, Khu kinh tế Vân Đồn được xác
định là trung tâm động lực vùng kinh tế ven biển.
Bên cạnh những mặt tích cực, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, công
nghiệp, chăn nuôi, phát triển du lịch đã tác động mạnh đến tài nguyên và đặt ra nhiều
vấn đề ảnh hưởng đến môi trường. So sánh giữa các thời kỳ, trước năm 2009, năm
2009, từ 2009 đến 2015 thì tình trạng môi trường đang dần có dấu hiệu đi xuống, do
sự tăng dân số và một số dự án đang thực hiện trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn
huyện Vân Đồn đã xuất hiện và có nguy cơ tăng lên các hiện tượng ô nhiễm môi
trường; một phần từ các KCN của Cẩm Phả, Hạ Long, một phần do hoạt động sinh

hoạt và phát triển dự án trên địa bàn huyện đảo Vân Đồn. Ngoài sự gia tăng các chất ô
nhiễm, du lịch phát triển cũng sẽ gây suy giảm đa dạng sinh học. Hiện nay, công tác
bảo vệ môi trường đã được chính quyền và nhân dân huyện Vân Đồn đặc biệt quan
tâm nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Với nhu cầu cấp thiết
về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên tác giả xin lựa chọn đề tài “Cơ sở địa lý cho quản
lý và bảo vệ môi trƣờng huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” cho luận văn tốt
nghiệp của mình nhằm góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận địa lý về quản lý
và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập luận cứ khoa học và thực tiễn dựa vào phân tích, đánh giá cảnh quan
nhân sinh làm cơ sở cho định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm phân hóa cảnh
quan nhân sinh huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích hiện trạng, diễn biến và xu thế biển đổi môi trường, các mâu thuẫn
trong phát triển kinh tế, quản lý và bảo vệ môi trường.
- Đánh giá cảnh quan nhân sinh (CQNS) huyện Vân Đồn và đề xuất định hướng
không gian sử dụng CQNS cho quản lý và bảo vệ môi trường.
2


4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Toàn bộ huyện Vân Đồn gồm 12 đơn vị hành chính: thị trấn
Cái Rồng, 6 xã trên đảo Cái Bầu và 5 xã đảo.
- Phạm vi khoa học: Tập trung nghiên cứu, các yếu tố cơ bản thành tạo CQNS, phân
tích đặc điểm CQNS. Đề xuất định hướng không gian sử dụng CQNS phục vụ quản lý
và bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn.

5. Cơ sở dữ liệu
- Các đề tài/ dự án về quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), các quy hoạch ngành của huyện
và của tỉnh như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phát
triển công nghiệp, quy hoạch phát triển du lịch, ...
- Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh và huyện Vân Đồn năm 2013,
2014, 2015 của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ninh.
- Các tài liệu, số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế
- xã hội của huyện Vân Đồn.
- Các tài liệu bản đồ: bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất,...
- Kết quả khảo sát thực địa.
6. Kết quả nghiên cứu
- Đã xây dựng, biên tập bản đồ chuyên đề và tổng hợp bao gồm: Bản đồ hiện trạng
sử dụng đất, bản đồ CQNS, bản đồ phân vùng CQNS, bản đồ định hướng sử dụng
CQNS cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và các bản
đồ thành phần khác.
- Định hướng sử dụng CQNS phục vụ cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú nội
dung nghiên cứu theo cách tiếp cận CQNS cho quản lý và bảo vệ môi trường.
3


- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác quản lý và bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan nhân sinh huyện Vân Đồn, tỉnh
Quản Ninh.
Chương 3: Định hướng quản lý và bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu theo hướng địa lý phục vụ cho quản lý và bảo vệ
môi trường.
Nghiên cứu theo hướng địa lý tổng hợp là đánh giá tổng hợp các điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ nghiên cứu. Hiện nay, các nghiên cứu về cơ
sở địa lý đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Đây
là một hướng nghiên cứu quan trọng trong hệ thống các khoa học địa lý, nó không chỉ
có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Trên thế giới, hướng
nghiên cứu địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được
tiến hành từ cuối thế kỷ XIX với những công trình nghiên cứu đầu tiên của nhà khoa
học người Nga V.V.Docutraev về các đới tự nhiên và áp dụng vào nghiên cứu tài
nguyên môi trường của các địa phương cụ thể. Sau đó, hàng loạt những công trình
nghiên cứu khoa học về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng
tiếp cận địa lý của các nhà địa lý Xô Viết như S.V.Kalexnik, A.A.Grigoriev ra đời.
Các nghiên cứu như: Địa lý tự nhiên ứng dụng của Shisenko P.G, 1988; A.G.Ixatsenko
với các nghiên cứu về cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, 1969 ; Cảnh
quan học ứng dụng, 1985. Các nghiên cứu của Schaepfer và nnk (2002), Marcucci J.D.
(2000), Bastian O (2000), Meeus J.H.A. (1995), Schmid A.W (2001)... đã chỉ ra
hướng xác lập cơ sở địa lý và cảnh quan cho sử dụng hợp lý TNTN và BVMT là rất
phù hợp và cần thiết. Ngoài ra, không thể không kể đến các nghiên cứu của các nhà
địa lý Ucraina, Bungari, Đức... đã hoàn thiện thêm về địa lý ứng dụng trong thực tiễn.

Gần đây, quan điểm địa lý học cũng được vận dụng triệt để trong tác phẩm nổi tiếng
“Integrated Environmental Planning” của James K.Lain (Đại học Ohio, Mỹ, 2003) về
việc quy hoạch môi trường, giúp định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường.
Những kết quả nghiên cứu địa lý trong thời gian qua đã đánh dấu bước phát
triển mới trong nghiên cứu cảnh quan (CQ) với sự chuyển dần từ nghiên cứu định tính
sang nghiên cứu định lượng và ngày càng đa dạng về nội dung. Nhiều phương pháp
tiếp cận mang tính liên ngành được sử dụng như phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp
cận sinh thái… đã tạo nên bước ngoặt trong nghiên cứu cảnh quan từ nghiên cứu cứu
cấu trúc, hình thái sang nghiên cứu cả chức năng và động lực của cảnh quan.
5


Ở Việt Nam, hướng tiếp cận địa lý tổng hợp đã được áp dụng trong thực tiễn
nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan cũng như đánh giá tổng
hợp nhằm mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường (BVMT), cũng như
các công trình mang tính lý thuyết cảnh quan ứng dụng của các tác giả Vũ Tự Lập,
Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần,…Năm 1976, trong cuốn “Cảnh quan Địa lý
miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập đã trình bày về phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu tổng hợp cảnh quan. Đồng thời, năm 1978, Vũ Tự Lập cũng đã tiến hành
phân vùng lãnh thổ Việt Nam thành 3 miền trên cơ sở cảnh quan: Miền Bắc và Đông
Bắc, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Cũng dựa trên
cơ sở cảnh quan, cụ thể là bản đồ cảnh quan sinh thái Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000, các
tác giả phòng Địa lý Thổ nhưỡng, Trung tâm Địa lý Tài nguyên (1992) đã chia lãnh
thổ Việt Nam thành 9 miền địa lý tự nhiên theo các đơn vị địa hình cấu trúc và theo độ
cao địa hình. Nhìn chung, các nghiên cứu về phân vùng địa lý phục vụ cho việc sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo mệ môi trường chủ yếu dựa dữ liệu nghiên cứu về điều
kiện tự nhiên mà chưa đánh giá được tác động nhân sinh vì vậy còn gặp rất nhiều hạn
chế.
Năm 1997, trong “Cơ sở cảnh quan của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên

nhiên bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam”, các tác giả Phạm Hoàng Hải,
Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh có nội dung nghiên cứu là phân tích đặc
điểm và biến đổi của tự nhiên Việt Nam với vai trò là các nhân tố tạo thành cảnh quan;
tổng luận những vấn đề lý luận của cảnh quan học và việc vận dụng trong điều kiện
thiên nhiên nhiệt đới gió mùa. Tiếp sau đó là các tác phẩm như: Nghiên cứu địa lý
tổng hợp ứng dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Nguyễn Cao Huần, Hoàng Danh
Sơn, và nnk 2004, 2006); Nghiên cứu ứng dụng cảnh quan trong lập quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội, quy hoạch bảo vệ Môi trường (Phạm Quang Anh 1996; Nguyễn
Cao Huần, 2002, 2004, 2005).
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu theo hướng cảnh quan nhân sinh
Nghiên cứu về CQNS phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm với nhiều quan điểm, phương pháp và lý luận khác
nhau.
Theo nhà địa lý văn hóa Mỹ Sauer CQ văn hóa là CQ tự nhiên qua thời gian chịu
sự chi phối của nhân tố con người (văn hóa) hình thành nên các đơn vị lãnh thổ mang
dấu ấn của con người với các hoạt động nhân sinh phong phú và đa dạng (nông nghiệp,
6


công nghiệp…). Tác giả đã xem xét những CQ được thành tạo sau khi có hoạt động
của một nền văn hóa, một nhóm yếu tố văn hóa lên tự nhiên [28].
Quan niệm trên của Sauer được rất nhiều tác giả ủng hộ như: Lovejoy
(1973), McComark, O’Leary (2000)… Ở một cách tiếp cận khác, thuật ngữ CQNS
được Gozep sử dụng từ năm 1930 khi ông dùng nó vào việc định rõ đặc tính các
dạng lãnh thổ ở khu vực địa hình cát. Tiếp theo là Ramenxki 1935, 1938 đã chú ý
tới các đơn vị CQ hình thành dưới các tác động của con người, ông cho rằng, đối
tượng nghiên cứu của CQ học không phải chỉ ở mỗi đơn vị CQ tự nhiên mà cả
những CQ biến đổi do con người và cả những CQ văn hóa do con người tạo ra, đó
chính là CQNS. Tuy nhiên khi đó những khái niệm về CQNS đưa ra còn chưa rõ
ràng và tùy thuộc vào những nghiên cứu cụ thể, tùy vào góc độ nhìn nhận mà quan

niệm của mỗi người có khác nhau.
Vào năm 1973, theo Minkov: “CQNS là các CQ được xây dựng bởi con
người và cũng là các CQ tự nhiên mà trong đó có bất kỳ một thành phần nào bị
thay đổi tận gốc và không tận gốc của các hợp phần đó”. Chúng ta có thể thấy rằng
Minkov đã thừa nhận rõ ràng có sự tồn tại của CQNS, không chỉ là các CQ được
xây dựng bởi các công trình kỹ thuật của con người, mà còn bao gồm các CQ tự
nhiên đã bị tác động để dẫn đến một hợp phần nào đó bị thay đổi.
Trong từ điển Bách khoa toàn thư địa lý Liên Xô (1988) chỉ rõ: “CQNS là
CQ địa lý được tạo nên từ kết quả các hoạt động có mục đích của con người, đồng
thời cũng là những CQ xuất hiện trong quá trình biến đổi CQ tự nhiên ngoài ý thức
của con người”.
Trong khi đó, Drozdov (1988) lại xem xét CQNS ở khía cạnh dưới mọi hình
thức tác động chủ quan và khách quan của con người. Theo ông: “CQNS là các địa
tổng thể mà trong đó có sự biến dạng nảy sinh liên quan đến sự xuất hiện của hoạt
động con người”. Đây là một khái niệm khá rộng, hàm chứa cả sự thay đổi CQ dưới
tác động gián tiếp của con người. Có thể nhận thấy rằng, hầu hết những CQ tự
nhiên khi xuất hiện những tác động trực tiếp hay gián tiếp (quản lý, bảo tồn) đều
trở thành CQNS và như vậy cũng giống như Sauer và nhiều nhà địa lý khác, CQNS
của Drozdov chứa đựng 2 nhóm nhân tố cấu thành là tự nhiên và nhân sinh.
7


Theo hướng này, công trình nghiên cứu của Ixatsenko (1991) xem CQNS chỉ là
sự biến dạng khác nhau của CQ tự nhiên do hoạt động của con người gây ra.
Năm 1999, khi nghiên cứu quy luật hình thành và sự phân hóa các CQ sinh thái
nhân sinh vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam, Nguyễn Văn Vinh và cộng sự đã xem
xét tới CQNS. Tiếp thu những thành tựu của các tác giả nước ngoài, ông đã nghiên
cứu các CQ sinh thái nhân sinh theo các mức độ tác động của con người. Mặc dù
không dùng thuật ngữ CQNS nhưng xét về bản chất thì đối tượng nghiên cứu ở đây
chính là CQNS [12].

Nguyễn Cao Huần cũng đã đề cập tới CQNS từ những năm cuối của thế kỷ XX,
nhưng mãi tới năm 2002 mới công bố công trình về nghiên cứu CQNS ở Việt Nam.
Trong đó tác giả đã đề cập tới các khái niệm và đặc biệt là nguyên tắc và chỉ tiêu phân
loại. Đồng thời, đề xuất một hệ thống phân loại CQNS cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nguyễn Cao Huần trên cơ sở thừa nhận những quan điểm hợp lý của các tác giả
nước ngoài và qua quá trình nghiên cứu thực tế đã xem “Cảnh quan nhân sinh là CQ tự
nhiên mà trong đó có bất kỳ một hợp phần nào đó bị biến đổi hoặc được bảo tồn bởi
hoạt động của con người”. Tác giả nhận thấy trong thực tế có những CQ ít bị biến đổi
nhưng được bảo tồn, quản lý bởi con người và có xu thế được cải thiện nhờ sự quản lý
khôn ngoan của con người, đó cũng chính là một dạng CQNS, ví dụ khu bảo tồn thiên
nhiên, rừng cấm... Tác giả cũng cho rằng sự khác biệt lớn của CQNS so với CQ tự
nhiên là nó chịu sự chi phối rõ rệt của quy luật xã hội (hình 1.1).

Đầu vào

CÁC HỢP PHẦN
ĐƯỢC XÂY DỰNG
HOẶC BỊ BIẾN ĐỐI
HOẶC BỊ BẢO TỒN
BỞI CON NGƯỜI

CÁC HỢP PHẦN
TỰ NHIÊN

CẢNH QUAN NHÂN SINH

Hình 1.1. Mô hình cấu trúc cảnh quan nhân sinh [7]
8

Đầu ra



Năm 2004, trong đề tài “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhân sinh lãnh thổ
Kon Tum phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng” của Nguyễn Đăng Hội đã dựa
trên tính đặc thù của điều kiện tự nhiên, nhân sinh của lãnh thổ Kon Tum để phân chia
hệ thống CQNS thành 184 loại, thuộc 35 kiểu, phân bố trong 6 lớp cảnh quan nhân
sinh. Theo tác giả, CQNS là một thực thể tồn tại trong thế giới của chúng ta được hiểu
là một dạng của “CQ hiện đại, được hình thành trên nền chung của các địa tổng thể mà
trong đó hoạt động của con người trở thành yếu tố cơ bản tham gia thành tạo và diễn
thế phát triển của cảnh quan” [8].
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về huyện Vân Đồn có liên quan
Các công trình nghiên cứu về huyện Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói
chung được đề cập trong các dự án “Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh” (Phạm
Ngọc Đăng và nnk, 2003); “Lập quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể tỉnh và các
vùng trọng điểm đến năm 2020” (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2008), “Quy hoạch bảo
vệ môi trường tổng thể và các vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”
(2010), dự án “Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” (2014), đề án “Cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”(2014). Đây là các dự án quy hoạch được thực hiện một cách
khoa học, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý môi trường địa
phương, các doanh nghiệp và sự tham gia của cộng đồng theo cách tiếp cận cộng
đồng với sự tham gia của các bên liên quan. Đặc biệt là dự án “Quy hoạch bảo vệ môi
trường huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Nguyễn Cao
Huần và nnk.
Một số đề tài, dự án về vấn đề sinh thái và đa dạng sinh học (ĐDSH) được tiến
hành trên địa bàn của vùng mà tập trung chủ vào khu vực VQG Bái Tự Long.
- Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên trên các đảo và thềm lục địa Vườn quốc gia Bái Tử Long”, đã được UBND tỉnh
Quảng Ninh phê duyệt và Ban quản lý quỹ VCF chấp thuận tài trợ.
- Đề án ''Bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm

2015, tầm nhìn đến năm 2020'', có tổng vốn đầu tư từ năm 2008 đến năm 2020 khoảng
576 tỷ đồng.
-

Dự án bảo tồn biển và rùa biển do IUCN tài trợ.
9


Các công trình trên đạt kết quả tốt, tuy nhiên còn một số nội dung nghiên cứu
còn chưa cập nhật. Vì thế, trong đề tài của luận văn, tác giả sẽ tiến hành thu thập, kế
thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có, điều tra bổ sung những yếu tố tài nguyên, môi
trường, liên kết tổng hợp các tài liệu để có được một bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên,
môi trường phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản trong quản lý và bảo vệ môi trƣờng
1.2.1. Một số khái niệm liên quan
 Môi trường
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”(Luật Bảo vệ Môi trường
Việt Nam, 2014) [5].
 Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp,
cải thiện môi trường đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả
xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
. “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành” (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, 2014) [5].
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xã hội gắn với xoá đói, giảm nghèo ở mỗi nước,
với đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ xã hội và sự sống của nhân loại. Hiện nay trên thế

giới tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường; sự biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt tài
nguyên, mất cân bằng sinh thái, nước biển đang dâng hằng ngày, hằng giờ tác động tới
chất lượng sống của con người.
 Quản lý môi trường:
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế xã hội quốc gia".
10


Quản lý môi trường được hiểu là tổng hợp các biện pháp thích hợp, tác động và
điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích chính là giữ hài hòa quan hệ
giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất lượng môi trường,
giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất -“phát triển bền vững”.Việc quản lý
môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ
sở sản xuất, hộ gia đình,...
1.2.2. Cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường
Cơ sở địa lý trong quản lý và BVMT là tiếp cận, đánh giá các đối tượng tự
nhiên, KT - XH theo hướng đánh giá tổng hợp và đặc thù không gian. Các nghiên cứu
của các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, việc xác lập cơ
sở địa lý cho quản lý, BVMT là phù hợp hơn và hiệu quả cao hơn. Vì nghiên cứu quản
lý BVMT trước hết phải dựa vào các điều kiện địa lý (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
văn, thổ nhưỡng, thực vật...) và xem xét chúng trong một thể tổng hợp tự nhiên. Từ đó
tìm hiểu và xác định được các tiềm năng tự nhiên để có hướng sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên phục vụ cho các mục đích phát triển KT – XH.
Dưới góc độ địa lý, quản lý và bảo vệ môi trường cấp huyện, cụ thể đối với
huyện Vân Đồn cần phải dựa vào các cơ sở khoa học với các vấn đề chính sau:
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tính đặc
thù trong sự phân hóa tạo cơ sở không gian với quỹ sinh thái cho định hướng sử dụng
tiềm năng lãnh thổ.

- Phân tích tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên (đất, nước, rừng, khoáng
sản,…) cho toàn bộ lãnh thổ và theo từng khu vực đặc thù (theo các tiểu vùng địa lý).
Kết quả nghiên cứu nội dung này cho thấy rõ tính hợp lý trong sử dụng tài nguyên con
người ở thực tiễn.
- Nghiên cứu các tai biến thiên nhiên, các vấn đề môi trường và các mâu thuẫn
nảy sinh. Đây là các yếu tố làm cản trở đến sự phát triển kinh tế, gây phức tạp trong
quản lý và bảo vệ môi trường.
- Phân tích tình hình quản lý tài nguyên và môi trường của địa phương.
Dựa vào các cơ sở trên, có thể đưa ra các không gian sử dụng hợp lý lãnh thổ
dựa vào sự phân hóa địa lý với các đặc điểm riêng về tài nguyên, môi trường,… và có
các giải pháp quản lý, bảo vệ thích hợp.
11


1.2.3. Cảnh quan nhân sinh và quản lý, bảo vệ môi trường
a. Quan niệm về cảnh quan nhân sinh
Về bản chất thì CQNS hình thành do kết quả của tác động trực tiếp hay gián
tiếp của con người. Hầu hết các tác giả đều thừa nhận sự tồn tại của CQNS và đó là
những CQ hiện đại mang dấu ấn của hoạt động con người.
Từ góc độ nhìn nhận của học viên có thể hiểu“Cảnh quan nhân sinh là một
dạng của cảnh quan hiện đại được hình thành bởi các hợp phần tự nhiên bao gồm địa
chất, địa hình, địa mạo, thủy văn, khí hậu, sinh vật, … và các hoạt động kinh tế - xã
hội của con người và các hoạt động đó là yếu tố cơ bản quyết định quá trình thành
tạo, diễn biến và sự phát triển của cảnh quan nhân sinh”. Định nghĩa này nhằm xác
nhận rõ đối tượng để phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu.
b. Cấu trúc cảnh quan nhân sinh

- Nguồn năng lượng và

Nguồn năng lượng và


vật chất nhân tạo

vật chất tự nhiên

- Khoa học kỹ thuật
- Chính sách

CẢNH QUAN NHÂN SINH

Sản phẩm kinh tế

Sản phẩm xã hội

Sản phẩm sinh thái

(năng suất, sản lượng)

(thẩm mỹ, đạo đức, ...)

hoặc môi trường

Hình 1.2: Nguồn vào và sản phẩm đầu ra của cảnh quan nhân sinh [7]
Cảnh quan nhân sinh có cấu trúc gồm hai khối: khối tự nhiên và khối nhân sinh
(hay còn gọi là khối nhân văn). Do đó mỗi đơn vị CQNS luôn chứa đựng hai nhóm
thuộc tính là thuộc tính tự nhiên (địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, giới
sinh vật) và thuộc tính nhân sinh (con người cùng các hoạt động phát triển). Tương
ứng với cấu trúc này, CQNS cũng có hai chức năng:
12



- Chức năng tự nhiên
- Chức năng xã hội (khả năng đảm bảo các giá trị về kinh tế, xã hội và môi
trường sống).
Như vậy, đánh giá được vai trò và chức năng của cảnh quan nhân sinh tại huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh sẽ là một trong những cơ sở khoa học về sự tích hợp giữa
điều kiện tự nhiên và hoạt động nhân tác của con người. Từ đó, làm nền tảng đánh giá
hiệu quả sử dụng tài nguyên, định hướng bảo vệ môi trường cho huyện Vân Đồn.
c. Tính chất khác biệt của cảnh quan nhân sinh
Đối với sự hình thành và phát triển cảnh quan nhân sinh, vai trò của yếu tố nhân
sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp (gián tiếp thông qua các chính sách phát triển
tới cảnh quan). Các tác động này có thể làm biến đổi một phần hoặc biến đổi hoàn
toàn cảnh quan, biến chúng thành các dạng cảnh quan mới khác với dạng cảnh quan
ban đầu.
Theo thời gian, cảnh quan nhân sinh liên tục biến đổi. Đặc biệt trong các giai
đoạn phát triển kinh tế, cảnh quan nhân sinh có thể bị biến đổi theo hướng tích cực hay
tiêu cực, tùy vào sự nhận thức hay tầm văn hóa của cộng đồng, của chủ thể tác động và
khi ta ngừng các hoạt động khai thác, cảnh quan lại có xu hướng trở về trạng thái ban
đầu tùy theo mức độ con người tác động.
Cảnh quan văn hóa (một dạng đặc biệt của CQNS) là mục tiêu hướng tới của
con người trong quá trình phát triển KT – XH, khai thác tài nguyên. Ở đó, con người
với sự nhận thức đúng đắn của mình bằng các công cụ pháp luật, chính sách tác động
lên cảnh quan một cách tích cực. Kết quả của quá trình này tạo ra các giá trị về mặt
kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trường, trong đó giá trị kinh tế (năng suất, sản
lượng…), giá trị xã hội (đạo đức, thẩm mỹ,…) và giá trị sinh thái được tăng lên, còn
tác động tiêu cực tới môi trường giảm xuống.
d. Sự biến đổi cảnh quan nhân sinh được quản lý trong mối quan hệ với phát triển
kinh tế và tuân thủ các quy luật tự nhiên.
Trong lịch sử phát triển, cảnh quan thay đổi theo từng giai đoạn từ quá khứ đến
hiện tại và trong tương lai. Sự biến đổi này mang tính tương đối. Con người không thể

xóa bỏ được những quy luật tự nhiên mà chỉ tuân thủ những quy luật ấy khi tiến hành
13


các hoạt động theo mục đích của mình. Trong bất kì cảnh quan nào, nền tảng địa chất,
địa hình hay khí hậu trong quá khứ thường không bị biến đổi. Những biến đổi mới sẽ
tạo ra những cảnh quan khác biệt hoàn toàn mà trước đó chưa từng xuất hiện hoặc
những cảnh quan vẫn giữ nét cơ bản ban đầu của chúng.
Hệ quả các hoạt động kinh tế của con người trong cảnh quan có tính hai mặt.
Hệ quả trực tiếp thể hiện chủ yếu ở sự biến đổi từng thành phần cấu tạo và ở sự xuất
hiện những diễn thế các đơn vị hình thái của cảnh quan. Hệ quả gián tiếp tới cảnh quan
do các hoạt động của con người cũng gây ra những tác động tiêu cực. Sự tác động gián
tiếp này trong nhiều trường hợp dẫn tới tăng tính phân hóa trong hình thái cảnh quan.
Điều này được biểu hiện ở các dạng cảnh quan mới trong tương lai. Đó là sự thay đổi
về chất hoặc thay đổi diện tích, tăng lên hay giảm đi.
Mức độ và tính chất tác động của con người tới cảnh quan phụ thuộc vào điều
kiện lịch sử xã hội và mức phát triển của sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật. Do vậy,
việc nghiên cứu cảnh quan nhân sinh trong quá khứ, hiện tại và ở tương lai là sự cần
thiết trong nghiên cứu sự phát triển cảnh quan nhân sinh. Khi chúng ta biết được dạng
cảnh quan đó trong quá khứ như thế nào, ta sẽ điều chỉnh được hướng phát triển của
chúng hoặc sẽ bảo tồn dạng cảnh quan đó hoặc sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực
thành dạng cảnh quan mới khác so với dạng cảnh quan ban đầu. Đây chính là cơ sở
của việc định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong các cảnh
quan trên một vùng lãnh thổ nhất định.
e. Cảnh quan nhân sinh với vấn đề quản lý bảo vệ môi trường
Cảnh quan nhân sinh như một địa hệ thống đặc trưng đầu vào gồm nguồn vật
chất, năng lượng tự nhiên và nguồn vật chất, năng lượng nhân tạo gắn với các khoa
học kỹ thuật và chính sách. Đặc trưng sản phẩm đầu ra của cảnh quan nhân sinh được
thể hiện qua ba sản phẩm là sản phẩm kinh tế (năng suất, sản lượng); sản phẩm xã hội
(thẩm mỹ, đạo đức, giáo dục); sản phẩm sinh thái hoặc môi trường. Trong mỗi đơn vị

cảnh quan nhân sinh luôn tồn tại cả hai yếu tố là tự nhiên và nhân tạo. Môi trường tự
nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến
đổi của môi trường tự nhiên, về cơ bản theo hướng ngày càng tốt hơn. Môi trường tự
nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho con người phục vụ sự sinh trưởng
và phát triển kinh tế với các hoạt động sẽ là tác nhân chính gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường. Vì vậy quản lý cảnh quan nhân sinh chính là quản lý, bảo vệ môi trường.
14


1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
a. Quan điểm hệ thống và tổng hợp
Môi trường tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất các hợp phần tự nhiên. Những
tác động riêng lẻ vào một hợp phần tự nhiên ở các mực độ khác nhau đều dẫn tới sự
biến đổi của những hợp phần còn lại của chỉnh thể. Chính vì vậy quan điểm tổng hợp
đòi hỏi phải nghiên cứu toàn bộ các hợp phần của môi trường tự nhiên và mối quan hệ
giữa các thành phần tự nhiên với các hoạt động kinh tế - xã hội. Như vậy, có thể thấy
cái nhìn tổng hợp khi xem xét một vấn đề là hết sức quan trọng để đưa ra những kết
luận chính xác và hướng giải quyết đúng đắn.
Với quan điểm tổng hợp, trong luận văn xem xét tất cả các yếu tố trong hệ
thống tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu trong mối liên hệ với các yếu tố
khác trong hệ thống. Điều đó cho thấy cái nhìn đa chiều và tổng hợp khi xem xét một
vấn đề hoặc một yếu tố phát sinh trong hệ thống trước khi đưa ra một giải pháp hoặc
quyết định đúng đắn. Với cách nhìn tổng hợp chúng ta có thể đưa ra những kết luận
chính xác và hướng giải quyết đúng đắn.
Quan điểm hệ thống được áp dụng trong đề tài là coi khu vực huyện Vân Đồn
như một địa hệ thống được hình thành từ mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố tự
nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) với các yếu tố xã hội
và các hình thức sử dụng tài nguyên (du lịch, công nghiệp, ngư nghiệp, …). Khu vực
nghiên cứu phải được đặt trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt

động liên quan đến môi trường. Như vậy, với quan điểm hệ thống giúp có cái nhìn đầy
đủ, khách quan và mối quan hệ giữa các đối tượng nghiên cứu.
b. Quan điểm phát triển bền vững
Theo WCED (1987), phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con
người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho các thế hệ tượng lai những điều kiện tài
nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay. Với quan
điểm phát triển bền vững, đề tài đã phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội đến điều kiện tự nhiên, môi trường để từ đó đưa ra các định hướng,
giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
15


×