Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá mức độ tổn thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TRẦN THỊ MÙI

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG NGÀNH DU LỊCH DO TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TRẦN THỊ MÙI

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG NGÀNH DU LỊCH DO TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Lƣu Thu Thủy
(Chữ kí của GVHD)

HÀ NỘI – 2017



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................ 4
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI
NGUYÊN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN .......................................................................... 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................... 9
1.2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................. 9
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................... 10
1.2.1.3. Thủy văn .................................................................................................. 11
1.2.1.4. Thổ nhƣỡng ............................................................................................. 12
1.2.1.5. Tài nguyên khí hậu .................................................................................. 14
1.2.1.6. Tài nguyên rừng ...................................................................................... 18
1.2.1.7. Tài nguyên biển ....................................................................................... 22
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn ............................. 22
1.2.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 22
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................... 23
1.2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Nghệ An ................................................... 31
1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI TẠI TỈNH NGHỆ AN ............................ 34
1.3.1. Xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu và hiện tƣợng khí hậu cực đoan ....... 34
1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An ........................................................ 40
1.3.3. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và thiên tai tại tỉnh Nghệ An ...................... 42
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỔN THƢƠNG DO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN BẰNG CHỈ SỐ
TỔN THƢƠNG ............................................................................................................. 45

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ...................................................................................................................... 45
2.1.1.Một số khái niệm ............................................................................................. 45
2.1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thƣơng ......................... 45
2.1.1.2. Một số khái niệm về du lịch .................................................................... 46
i


2.1.2.Cơ sở lý luận về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu ............. 49
2.1.2.1. Cách tiếp cận ........................................................................................... 50
2.1.2.2. Khung phân tích ...................................................................................... 51
2.2. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU............................................................................................................................... 51
2.2.1. Phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng theo chỉ số ............................... 51
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích thứ bậc AHP để tính toán trọng số của các chỉ thị tổn
thƣơng ....................................................................................................................... 53
2.2.3. Phƣơng pháp thành lập các bản đồ tổn thƣơng .............................................. 57
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI
VỚI NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN .................................................................. 58
3.1. TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ CHỈ SỐ CỦA CÁC BIẾN THÀNH PHẦN ..................... 58
3.1.1. Lựa chọn và tính toán trọng số của các chỉ thị tổn thƣơng ............................ 58
3.1.1.1. Bộ chỉ thị tổn thƣơng của ngành du lịch ................................................. 58
3.1.1.2. Tính toán trọng số của các chỉ thị............................................................ 59
3.1.2. Tính toán chỉ số các biến tổn thƣơng ............................................................. 67
3.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG TỔNG HỢP ........................................... 72
3.2.1. Đánh giá mức độ tác động của các biến thành phần ...................................... 72
3.2.1.1. Đánh giá mức độ phơi nhiễm .................................................................. 72
3.2.1.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm ..................................................................... 74
3.2.1.3. Đánh giá năng lực thích ứng ................................................................... 76
3.2.2. Mức độ tổn thƣơng tổng hợp .......................................................................... 79

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI
NGÀNH DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN .......................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI .......................................................................................
86
̣
TÀI LIÊU
̣ THAM KHẢO ............................................................................................. 88

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Hoàng Lƣu Thu Thủy, không sao chép các công
trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công
bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả
(Kí tên)

Trần Thị Mùi

iii


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin đƣợc tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS . Hoàng Lƣu Thu Thủy

-là giáo viên hƣớng dẫn đã tâ ̣n tiǹ h giúp đỡ tác giả hoàn thành luâ ̣n văn này .
Xin chân thành cảm ơn sƣ̣ giúp đỡ tâ ̣n tình của các thầ y cô giáo trong khoa sau
Đa ̣i ho ̣c. Đa ̣i ho ̣c quố c gia Hà Nô ̣i đã nhiê ̣t tình giúp đỡ và t ạo điều kiện để học viên
hoàn thành tốt chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ tại khoa.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn tới tập thể đề tài “

Đánh giá mức độ tổ n thương
của hệ thống kinh tế xã hội do tác động của biến đổi khí hậ u tại vùng Bắ c Trung Bộ
(thí điểm cho tỉnh Hà Tĩnh )’’, mã số: KHCN - BĐKH/11-15 đã cho phép và tạo điều
kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i để tác giả sử dụng số liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài trong quá trình
thực hiện luâ ̣n văn.
Cảm ơn bạn bè , gia đình đã đô ̣ng viên , giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tác
giả hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Tác giả

Trần Thị Mùi

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
AHP

Analytic Hierarchy Process (Phƣơng pháp phân tích thứ bậc)

BĐKH


Biế n đổ i khí hâ ̣u

CHDCND

Cô ̣ng hòa dân chủ nhân dân

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

CSLT

Cơ sở lƣu trú

DTTN

Diện tích tự nhiên

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change (Ủy ban liên chính phủ
về thay đổi khí hậu)

NBD

Nƣớc biển dâng

OECD


Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

TDBTT

Tính dễ bị tổn thƣơng

UNEP

United Nations Environment Programme (Chƣơng trình Môi trƣờng
Liên Hiệp Quốc)

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

UNWTO

World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch thế giới)

UNFCCC

United Nations Framework Convention on Climate Change (Công
ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu)

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C) ...................................... 14
Bảng 1.2. Tổng lƣợng mƣa trung bình tháng và năm (mm) ......................................... 15
Bảng 1.3. Tần suất bão trung bình tháng và năm ảnh hƣởng trực tiếp đến đoạn bờ biển
tỉnh Nghệ An giai đoạn 1960-2013 ................................................................... 16
Bảng 1.4. Số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm (ngày) ................................... 17
Bảng 1.5. Số ngày mƣa lớn trung bình tháng và năm (ngày) ....................................... 17
Bảng 1.6. Xếp hạng ƣu tiên theo tiêu chí trong hệ thống bảo tồn ................................ 21
Bảng 1.7. Các di tích văn hóa, lịch sử đƣợc xếp hạng của tỉnh Nghệ An, phân theo
huyện ................................................................................................................. 24
Bảng 1.8. Danh mục các lễ hội tỉnh Nghệ An .............................................................. 26
Bảng 1.9. Tổng thu nhập từ khách du lịch từ năm 2010 đến năm 2014 ...................... 31
Bảng 1.10. Cơ cấu khách quốc tế và nội địa giai doạn 2010 – 2014 ........................... 32
Bảng 1.11. Hiện trạng cơ sở lƣu trú giai đoạn 2010 – 2014 ........................................ 32
Bảng 1.12. Nguồn lao động ngành du lịch 2010 – 2014 .............................................. 33
Bảng 1.13. Phƣơng trình xu thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình năm giai đoạn
1980-2013 .......................................................................................................... 34
Bảng 1.14. Phƣơng trình xu thế tuyến tính của lƣợng mƣa năm giai đoạn 1980-201335
Bảng 1.15. Phƣơng trình xu thế tuyến tính của số ngày mƣa lớn năm giai đoạn 19802013 ................................................................................................................... 37
Bảng 1.16. Phƣơng trình xu thế tuyến tính của số ngày nắng nóng năm giai đoạn
1980-2013 .......................................................................................................... 38
Bảng 1.17. Diện tích ngập lụt vùng ven biển tỉnh Nghệ An ........................................ 42
Bảng 2.1. Mức độ quan trọng trong so sánh cặp theo AHP ......................................... 54
Bảng 3.1. Bộ chỉ thị đánh giá tổn thƣơng do BĐKH đối với ngành du lịch tỉnh Nghệ
An ...................................................................................................................... 58
Bảng 3.2. Trọng số các chỉ thị của biến phơi nhiễm .................................................... 62
Bảng 3.3. Trọng số các chỉ thị của biến nhạy cảm ....................................................... 65
Bảng 3.4. Trọng số các chỉ thị của biến năng lực thích ứng ........................................ 66
Bảng 3.5. Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến mức độ phơi nhiễm và giá trị chỉ số
phơi nhiễm (E) đố i với ngành du lịch cho các huyê ̣n ta ̣i tỉ nh Nghệ An ............ 67
Bảng 3.6. Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến mức độ nhạy cảm và giá trị chỉ số

nhạy cảm (S) đố i với ngành du lịch cho các huyê ̣n ta ̣i tin
̉ h Nghệ An ............... 68
vi


Bảng 3.7. Giá trị chuẩn hóa các chỉ thị của biến năng lực thích ứng và giá trị chỉ số
năng lực thích ứng (AC) đố i với ngành du lịch cho các huyê ̣n ta ̣i tỉnh Nghệ An
........................................................................................................................... 70
Bảng 3.8. Kế t quả tính toán và mức độ đánh giá chỉ số phơi nhiễm đối với ngành du
lịch của các huyê ̣n ta ̣i tỉnh Nghệ An .................................................................. 72
Bảng 3.9. Kế t quả tính toán và mức độ đánh giá chỉ số nhạy cảm đối với ngành du lịch
của các huyện tại tỉnh Nghệ An ......................................................................... 74
Bảng 3.10. Kế t quả tiń h toán và mức độ đánh giá chỉ số năng lực thích ứng đố i với
ngành du lịch của các huyê ̣n ta ̣i tin
̉ h Nghệ An .................................................. 77
Bảng 3.11. Kế t quả tính toán và mƣ́c đô ̣ tổ n thƣơng đố i với ngành du lịch của các
huyê ̣n ta ̣i tỉnh Nghệ An ...................................................................................... 79

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An .................................................................. 9
Hình 1.2. Bản đồ Tài nguyên du lịch tỉnh Nghệ An .................................................... 31
Hình 1.3. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi của nhiệt độ không khí trung bình
năm giai đoạn 1980-2013 .................................................................................. 35
Hình 1.4. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi của lƣợng mƣa năm giai đoạn
1980-2013 tại một số trạm khí tƣợng ................................................................ 36
Hình 1.5. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi của số ngày mƣa lớn năm giai đoạn
1980-2013 .......................................................................................................... 38
Hình 1.6. Biến trình nhiều năm và xu thế của số ngày nắng nóng năm giai đoạn 19802013 ................................................................................................................... 39
Hình 2.1. Cách tiếp cận từ trên xuống và từ dƣới lên để đánh giá TTDBTT và thích
ứng ..................................................................................................................... 50

Hình 2.2. Khung phân tích đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng .......................................... 51
Hình 3.1. Bản đồ Mức độ phơi nhiễm ngành du lịch tỉnh Nghệ An ............................ 74
Hình 3.2. Bản đồ Mức độ nhạy cảm ngành du lịch tỉnh Nghệ An ............................... 76
Hình 3.3. Bản đồ Năng lực thích ứng ngành du lịch tỉnh Nghệ An ............................. 78
Hình 3.4. Bản đồ Mức độ tổn thƣơng ngành du lịch tỉnh Nghệ An ............................. 83

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới
phát triển du lịch ở ba hình thức. Đó là [5]:
- Tác động đến tài nguyên du lịch, điểm hấp dẫn du lịch trong đó có cả những tài
nguyên du lịch tự nhiên đã hình thành, tồn tại hàng triệu năm qua nhƣ Vịnh Hạ Long,
vƣờn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng...
- Tác động đến các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động lữ hành bị ảnh hƣởng,
đình trệ thậm chí huỷ do điều kiện thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét do biến đổi
khí hậu gây ra.
- Tác động trực tiếp đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch nhất là hệ thống
giao thông, cơ sở lƣu trú, khu vui chơi giải trí...
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, Nghệ An là một trong số những địa
phƣơng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu
cực đoan nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn. Biến đổi khí
hậu và thiên tai đã và đang tác động lên các ngành/ lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh,
trong đó du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hƣởng khá nặng nề của biến đổi
khí hậu.
Tỉnh Nghệ An có tài nguyên du lịch khá đa dạng và phong phú. Bờ biển Nghệ
An dài, phẳng với nhiều bãi tắm đẹp nhƣ Cửa Lò, Bãi Lữ, Quỳnh Phƣơng, Quỳnh Lập,
Diễn Thành… Phía Tây Nghệ An có khu dự trữ sinh quyển với nhiều khu rừng nguyên

sinh, vùng sinh thái hấp dẫn với hệ thống các sông suối, hồ, đập, thác, hang động tạo
nên nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng. Bên cạnh đó, Nghệ An có hàng ngàn
khu di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng đã tạo ra một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn
với bản sắc riêng của vùng đất xứ Nghệ. Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng
là tiềm năng lớn để xây dựng Nghệ An trở thành một trong những trọng điểm du lịch
của cả nƣớc và khu vực.
Biến đổi khí hậu và thiên tai đã và đang có những tác động mạnh đến các điểm
du lịch này, gây nhiều tổn thƣơng đến không những các điểm du lịch mà cả đến các
hoạt động du lịch cũng nhƣ cơ sở hạ tầng du lịch tại địa bàn. Việc đánh giá những tác
động của biến đổi khí hậu và thiên tai đến ngành du lịch, thông qua việc xác định mức
độ tổn thƣơng của ngành du lịch trong giai đoạn hiện tại, từ đó kiến nghị những giải
pháp nhằm giảm thiểu tác động và nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu
của ngành du lịch tỉnh Nghệ An vì vậy, có tính cấp thiết và thực tiễn cao nhằm đóng
1


góp những căn cứ khoa học phù hợp để đảm bảo ngành du lịch tỉnh Nghệ An phát triển
bền vững.
Xuấ t phát tƣ̀ những lý do nêu trên , tác giả chọn đề tài : “Đánh giá mức độ tổn
thương ngành du lịch do tác động của biến đổi khí hậu tại tỉnh Nghệ An” để thực hiện
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Biến đổi khí hậu.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
- Đánh giá mức độ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đến ngành du lịch tại tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ mức độ tổn thƣơng và tăng cƣờng khả năng thích
ứng với biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và lựa chọn phƣơng pháp đánh giá mức
độ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch.
2. Đánh giá mức độ tổn thƣơng của ngành du lịch do tác động của biến đổi khí

hậu và thiên tai bằng phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và năng lực thích
ứng do OECD đề xuất năm 2003.
- Tính toán chỉ số cácbiến thành phần (chỉ số phơi nhiễm, chỉ số nhạy cảm, chỉ
số năng lực thích ứng) trên cơ sở sử dụng kết quả tính toán trọng số của các chỉ thị
trong mỗi biến thành phần và chỉ số tổn thƣơng tổng hợp cho tất cả các huyện của tỉnh
Nghệ An.
- Đánh giá mức độ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch thông
qua chỉ số tổn thƣơng tổng hợp.
- Xây dƣ̣ng bản đồ mức độ tổn thƣơng ngành du lịch do biến đổi khí hậu tại tỉnh
Nghệ An, tỷ lệ 1:100.000.
3. Đề xuấ t một số giải pháp , kiế n nghi ̣giảm nhẹ mức độ tổn thƣơng và nâng
cao năng lực thích ƣ́ng với biế n đổ i khí hâ ̣u của ngành du lịch tỉnh Nghệ An .
2.3. Đối tượng
- Ngành du lịch tại tỉnh Nghệ An.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Lãnh thổ tỉnh Nghệ An theo ranh giới hành chính cấp tỉnh và
cấp huyện.
- Về thời gian: Đánh giá mức độ tổn thƣơng vào thời điểm năm 2013.
2


3. NGUỒN SỐ LIỆU
- Số liệu của các chỉ thị phơi nhiễm đƣợc lựa chọn từ số liệu khí tƣợng giai đoạn
1980-2013 của 8 trạm khí tƣợng tỉnh Nghệ An và Báo cáo công tác phòng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh trong giai đoạn 2008-2013.
- Số liệu của các chỉ thị nhạy cảm và năng lực thích ứng đƣợc thu thập từ các
nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh; Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội củatỉnh và các huyện trong tỉnh trong các năm 2012-2014;
- Số liệu về du lịch, gồm: thực trạng hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch đƣợc
lấy từ các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An, từ một số các
công trình khoa học, luận án, luận văn nghiên cứu về du lịch của tỉnh Nghệ An và từ

các website.
4. NHƢ̃ NG ĐÓNG GÓP CỦ A LUẬN VĂN
- Đóng góp về ý khoa học và thực tiễn:
Đề tài thực hiện việc đánh giá nguy cơ/ mức độ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu
đối với ngành du lịch tỉnh Nghệ An theo phƣơng pháp đánh giá tổn thƣơng dựa vào
chỉ số, là một phƣơng pháp đánh giá bán định lƣợng do OECD đề xuất vào năm 2003
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng bởi vì nó là một trong những căn cứ hết
sức cần thiết để xây dựng chính sách và các kế hoạch thích ứng cho ngành du lịch tại
các khu vực dễ bị tổn thƣơng cụ thể tại Nghệ An, đồng thời nó cũng là căn cứ để thiết
lập các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu đối với ngành
du lịch.
- Những đóng góp mới:
Đƣa ra đƣợc bộ chỉ số định lƣợng hóa về mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm,
năng lực thích ứng và mức độ tổn thƣơng tổng hợp của ngành du lịch tỉnh Nghệ An do
tác động của Biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng.
- Chương 1: Tổng quan
- Chương 2: Cơ sở lý luận, phƣơng pháp đánh giá tổn thƣơng do biến đổi khí
hậu đến ngành du lịch tỉnh Nghệ An bằng chỉ số tổn thƣơng
- Chương 3: Đánh giá mức độ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với ngành du
lịch tỉnh Nghệ An.
3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
a. Ngoài nƣớc
Phƣơng pháp tiếp cận đánh giá tổn thƣơng dựa vào các chỉ thị đã đƣợc nhiều

nhà nghiên cứu áp dụng để đánh giá tổn thƣơng và lập bản đồ mức độ tổn thƣơng cho
nhiều vùng, khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc tiếp giáp với biển có
nguy cơ rủi ro cao với biến đổi khí hậu (BĐKH) nhƣ Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,
Ấn Độ.
Các nhà khoa học Ấn Độ Divya Mohan và Shirish Sinha đã thực hiện đề tài
“Đánh giá mức độ tổn thƣơng đối với sinh kế của ngƣời dân và các hệ sinh thái ở lƣu
vực sông Ganga” [28].
Brunckhorst và các nhà nghiên cứu khác đã thực hiện đánh giá tổn thƣơng do tác
động của biến đổi khí hậu ở bang New Walls, Australia trên cơ sở sử dụng một số chỉ
thị tổn thƣơng xã hội (chỉ thị bất lợi kinh tế - xã hội, chỉ thị nguồn lực kinh tế và chỉ thị
giáo dục và nghề nghiệp) để xây dựng chỉ số tổn thƣơng tổng hợp của cộng đồng và khả
năng thích ứng của họ. Tổn thƣơng đƣợc phân tích theo tổn thƣơng ngắn hạn (bão, ngập
lụt) và tổn thƣơng dài hạn (bất lợi kinh tế - xã hội, tính ổn định dân cƣ) [27].
Công trình “Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu ở vùng
Đông Nam Á” của tập thể tác giả thuộc Chƣơng trình môi trƣờng và kinh tế cho Đông
Nam Á thực hiện vào năm 2009 [26]. Đây là công trình nghiên cứu rất có giá trị về
phƣơng pháp luận đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng tổn thƣơng tổng hợp gồm cả 3 thành
phần tự nhiên, kinh tế, xã hội bằng tiếp cận đánh giá theo chỉ thị và chỉ số tổn thƣơng
tổng hợp. Nghiên cứu đã thực hiện việc tính toán một chỉ số tổn thƣơng chung cho 530
khu vực dƣới quốc gia ở vùng Đông Nam Á, bao gồm các nƣớc:In-đô-nê-xi-a,
Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan và
Việt Nam. Chỉ số tổn thƣơng do BĐKH đã đƣợc xác định thông qua các bƣớc sau: (1)
Đánh giá mức độ tiếp xúc bằng các thông tin và các chỉ thị liên quan đến khí hậu (bão,
lũ lụt, lở đất, hạn hán và nƣớc biển dâng), (2) Đánh giá mức độ nhạy cảm về khía cạnh
con ngƣời bằng chỉ thị mật độ dân số và về khía cạnh sinh thái bằng các chỉ thị đa
dạng sinh học và cuối cùng (3) Chỉ số năng lực thích ứng nhƣ là một hàm số của các
chỉ thị kinh tế - xã hội, công nghệ và cơ sở hạ tầng. Dựa vào kết quả đánh giá 3 thành
phần trên, đã xây dựng chỉ số tổn thƣơng chung cho từng khu vực và thành lập các bản
đồ thành phần, gồm: bản đồ tai biến khí hậu, bản đồ mức độ nhạy cảm của con ngƣời
và sinh thái và bản đồ năng lực thích ứng.

Theo IPCC (2014) [33], ngành du lịch chịu nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp
4


của BĐKH. Nƣớc biển dâng cao và đại dƣơng có tính axit hơn sẽ đe dọa đến cơ sở hạ
tầng du lịch ven biển và các điểm tham quan tự nhiên. Những tác động chính của
BĐKH đến ngành du lịch:
- Các công trình trên các bãi biển phải dần dần nâng cấp để thích ứng với mực nƣớc
biển dâng
- Một số bãi biển sẽ trở lên sâu hơn và sóng biển cao hơn
- Đối với du lịch sinh thái: các đơn vị tổ chức du lịch và ngƣời du lịch có thể gặp nhiều
trở ngại, rủi ro hơn và chi phí chắc chắn sẽ tăng lên.
Các yếu tố khí hậu đƣợc xác định là có ảnh hƣởng lớn nhất đối với ngành du
lịch là nhiệt độ, ánh nắng mặt trời, bức xạ, lƣợng mƣa, gió, độ ẩm và sƣơng mù [29].
Các yếu tố này cần đƣợc đo lƣờng và đánh giá vì nó có ý nghĩa quan trọng đối với sức
khỏe của con ngƣời và là nguồn lực quan trọng đối với ngành du lịch.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên về BĐKHvà ngành du lịch là “Dự báo các
ảnh hƣởng của thay đổi nhiệt độ đối với ngành công nghiệp trƣợt tuyết ở Thụy
Sỹ”[34]. Nghiên cứu cho thấy rằng, trong điều kiện nhiệt độ hiện tại và chiều dài
đƣờng tuyết là 1200m thì có đến 85% cơ hội để phục vụ cho ngành công nghiệp trƣợt
tuyết. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng 2oC, khả năng này chỉ còn 65%. Điều này cho thấy
nhiệt độ tăng có tác động nghiêm trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp
trƣợt tuyết của khu vực.
Trong nghiên cứu về Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với ngành du
lịch của tổ chức UNEP và đại học Oxford, đã chỉ ra rằng: Môi trƣờng và khí hậu có mối
quan hệ rất chặt chẽ với nhau, do vậy ngành du lịch đƣợc coi là một ngành kinh tế rất
nhạy cảm với BĐKH. Điều kiện môi trƣờng là một nguồn lực quan trọng đối với ngành
du lịch, sự thay đổi về môi trƣờng và khí hậu trên một phạm vi rộng sẽ có tác động sâu
sắc đến du lịch ở cấp địa phƣơng và cấp khu vực. Những thay đổi trong nguồn nƣớc,
mất da dạng sinh học, giảm thẩm mỹ cảnh quan, sản xuất nông nghiệp bị biến đổi, tăng

hiểm họa thiên tai, xói mòn bờ biển và ngập lụt, thiệt hại cơ sở hạ tầng và gia tăng các
bệnh truyền nhiễm sẽ tác động đến ngành du lịch ở các mức độ khác nhau [37].
BĐKH có thể ảnh hƣởng đến chiều dài mùa du lịch cũng nhƣ môi trƣờng du lịch
mong đợi. Các tài liệu cho thấy: sự thay đổi nhiệt độ có thể có tác động tích cực cho
chiều dài mùa và môi trƣờng du lịch, tuy nhiên trong nhiên cứu khác lại cho thấy sự thay
đổi nhiệt độ có tác động tiêu cực cho ngành du lịch. Lise và Tol (2002) [35] đã sử dụng
dữ liệu mặt cắt ngang, tiến hành phân tích mặt cắt ngang đối với khách du lịch trong các
nƣớc thuộc tổ chức OECD và thấy rằng nhiệt độ tối ƣu cho các điểm du lịch của các
nƣớc này trong khoảng từ 21-24oC. Ý nghĩa của phát hiện này cũng chỉ ra rằng khi nhiệt
độ toàn cầu tăng sẽ có những tác động tàn phá đối với ngành công nghiệp du lịch của
5


các quốc gia này.
Hamilton và nnk (2005) [30], đã sử dụng một mô hình mô phỏng để tìm hiểu ảnh
hƣởng của BĐKH với ngành du lịch thế giới sử dụng kịch bản phát thải trung bình A1B.
Họ phát hiện ra rằng tốc độ tăng trƣởng của ngành du lịch quốc tế dự báo sẽ tăng trong
những thập kỷ tới, nhƣng có thể sẽ bị chậm lại sau đó trong thế kỷ này.
Sandra Sookram (2008) [40] đã nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu đến
ngành du lịch của một số quốc gia thuộc vùng biển Caribbean”. Đối với vùng biển
Caribbean, du lịch là một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng và đây
cũng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với một số nƣớc trong
tiểu vùng. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của BĐKH đến ngành du
lịch về mặt kinh tế ở 9 quốc gia trong vùng biển Caribbean, gồm các quốc gia: Aruba,
Barbados, the Dominican Republic, Guyana, Jamaica, Montserrat, the Netherlands
Antilles, Saint Lucia and Trinidad and Tobago.
Tác giả đã sử dụng một hàm đặc biệt với khách du lịch là biến phụ thuộc trong
phân tích. Các biến độc lập đƣợc sử dụng là: chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngƣời (GDPPC),
chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tổng sản phẩm thu nhập quốc nội (GDP) và giá dầu, chi phí di
chuyển giữa các điểm du lịch trong các quốc gia. Hai biến khí hậu gồm nhiệt độ và lƣợng

mƣa. Trong phân tích, sác số liệu đƣợc sử dụng trong giai đoạn 1989-2007.
Giai đoạn đầu của nghiên cứu cho thấy một hiệu ứng tiêu cực của cả hai biến
nhiệt độ và lƣợng mƣa ảnh hƣởng đến lƣợng khách du lịch. Trong giai đoạn thứ hai của
phân tích, chi phí phải chi trả đối với tác động của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch
đƣợc dự báo đến cuối thế kỷ này theo 3 kịch bản khí hậu: A2, B2 và BAU (điểm giữa
của kịch bản A2 và B2). Việc dự toán đƣợc thực hiện đối với các tác động của sự thay
đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển dâng, hiện tƣợng cực đoan nhƣ tần suất và
cƣờng độ của các cơn bão và những ảnh hƣởng làm phá hủy hệ sinh thái.
Tổng chi phí ƣớc tính cho du lịch vùng Caribbean theo ba kịch bản khí hậu vào
cuối thế kỷ này đều rất cao, dao động từ 43,9 tỷ USD theo kịch bản B2 cho đến 46,3 tỷ
USD theo kịch bản BAU.
b. Trong nƣớc
Hiện nay, ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu về đánh giá mức độ tổn
thƣơng của BĐKH đến ngành du lịch. Những nghiên cứu tác động của BĐKH đến
ngành du lịch đƣợc lồng ghép trong những nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH
của các tỉnh hoặc cả nƣớc. Trong chuyên khảo “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt
Nam” của Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng [13] đã xác định các tác
động của BĐKH đến ngành du lịch gồm: 1) BĐKH gây ra nhiều trở ngại cho ngành du
lịch: Một số công trình trên các bãi biển đều phải dần dần nâng cấp để thích ứng với
6


mực nƣớc biển dâng; Một số bãi biển sâu hơn và sóng biển cao hơn; Nhiều chuyến du
lịch biển có thể gặp nhiều rủi ro hơn; Gia tăng cả bức xạ tử ngoại lẫn bức xạ nhìn thấy.
2) BĐKH tác động đến một số hoạt động du lịch sinh thái. 3) BĐKH tác động nhiều
đến hoạt động du lịch núi cao: Thu hẹp vùng có nhiệt độ lý tƣởng; Gia tăng rủi ro
trong suốt hành trình. 4) BĐKH gây nhiều khó khăn cho phát triển du lịch bền vững.
Báo cáo “Tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng mô hình thích ứng ở vùng
trũng thấp tỉnh Thừa Thiên Huế” [12] nêu rõ: BĐKH làm thay đổi cơ sở hạ tầng cũng
nhƣ cơ cấu xã hội liên quan đến du lịch, đặc biệt ở vùng núi, đồng bằng và ven biển.

Cơ sở hạ tầng của các khu di tích bị hƣ hỏng do lũ lụt, bão. Hiệu quả tổ chức thành
công các chƣơng trình du lịch với các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí ngoài trời
có thể bị ảnh hƣởng do tác động của BĐKH.
Văn phòng Biến đổi khí hậu Đà Nẵng (CCCO), Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Đà Nẵng đã thực hiện dự án “Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu
đến hoạt động du lịch TP Đà Nẵng”[23] vào các năm 2013-2014. Mục tiêu chính của
dự án là: xác định các khu vực dễ bị tổn thƣơng do BĐKH đến hoạt động du lịch thành
phố bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hỗ trợ ngành du lịch xây dựng kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong tƣơng lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Các thiên tai và hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm đã và đang tác động đến Tp. Đà Nẵng
nói chung và ngành du lịch nói riêng. Trong bối cảnh BĐKH, các hiện tƣợng này sẽ có
nguy cơ gia tăng về cƣờng độ, tần suất cũng nhƣ tính chất bất ngờ, khó dự báo. Các
hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm làm ảnh hƣởng đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
(xuống cấp hoặc mất đi), kéo theo hạn chế khả năng tiếp cận các điểm du lịch cũng
nhƣ gây nguy hiểm cho khách du lịch. Ngoài ra, các hiện tƣợng này cũng làm suy
giảm các giá trị tài nguyên du lịch. Từ những tác động trên sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến hoạt động du lịch hiện nay cũng nhƣ khả năng phát triển trong tƣơng lai. Cũng từ
kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tổng hợp các khu vực và các đối tƣợng du lịch
có thể bị tác động bởi các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhóm nghiên
cứu cũng đã thực hiện dự báo khả năng úng ngập do sự thay đổi lƣợng mƣa, gia tăng
nhiệt độ và mực nƣớc biển dâng. Dự báo đến năm 2030, mực nƣớc biển ở Đà Nẵng sẽ
dâng cao từ 11,6-11,8 cm; diện tích ngập khoảng 2,4 km2. Các khu du lịch ở Đà Nẵng
ít có nguy cơ ngập nhƣng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đều nằm
trong vùng có nguy cơ ngập cao, cần phải có giải pháp nâng cấp, phòng tránh.
Trong 5 năm, từ 2011-2016 Liên Minh Châu Âu đã tài trợ cho ngành du lịch
Việt Nam dự án: “Dự án Chƣơng trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với
Môi trƣờng và Xã hội” (Dự án EU-ESRT) [4]. Theo Ông Bruno Angelet, Trƣởng Phái
đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam nhấn mạnh BĐKH là vấn đề lớn mà ngành Du
7



lịch Việt Nam đang phải đối mặt.
Dự án EU-ESRT thông qua hỗ trợ kỹ thuật đã giúp nâng cao nhận thức về
BĐKH cũng nhƣ tác động của nó với các vấn đề liên quan đến môi trƣờng, yêu cầu đối
với trách nhiệm quản lý điểm đến của Chính phủ và ngành Du lịch, giảm thiểu tác
động tiêu cực, nâng cao yếu tố tích cực.
Mục đích của dự án: Thúc đẩy dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng và
xã hội nhƣ một phần của Chiến lƣợc Phát triển ngành Du lịch Việt Nam. Mục tiêu tổng
quát của dự án: Đƣa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành Du lịch Việt
Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh
tế - xã hội. Các kết quả chính của dự án: 1) Hỗ trợ chính sách và tăng cƣờng thể chế:
Cán bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các cơ quan quản lý du
lịch tại địa phƣơng có đủ năng lực để triển khai nội dung du lịch có trách nhiệm với
môi trƣờng và xã hội vào công tác xây dựng chính sách, quản lý và quy hoạch; 2)
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và đối tác công-tƣ: Năng lực của hiệp hội du lịch;
các đối tác du lịch tại địa phƣơng và các doanh nghiệp đƣợc tăng cƣờng để đạt hiệu
quả đối với mối quan hệ đối tác công-tƣ trong quản lý du lịch; 3) Đào tạo và Dạy nghề
du lịch: Hệ thống đào tạo nghề du lịch bao gồm hệ thống Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt
Nam (VTOS) đƣợc duy trì bền vững và bao trùm toàn ngành du lịch.
Tại Hội thảo “Ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng trong lĩnh vực
Du lịch ở Việt Nam” do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 21/11/2012 tại
Hà Nội bà Nguyễn Thanh Bình, Vụ Khách sạn Tổng cục Du lịch đƣa ra giải pháp
phòng ngừa và ứng phó nhằm làm giảm thiểu ảnh hƣởng của BĐKH và nƣớc biển
dâng tới các hoạt động du lịch, trong đó bao gồm “giảm nhẹ” và “thích ứng”. Hoạt
động “giảm nhẹ” hƣớng tới việc thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng CFC tại các
cơ sở lƣu trú và hạn chế khí thải CO2 từ các phƣơng tiện vận chuyển; khuyến khích
phát triển loại hình du lịch thân thiện với môi trƣờng; áp dụng mô hình giảm thiểu chất
thải, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R); khuyến khích tiết kiệm năng lƣợng, nƣớc và sử
dụng năng lƣợng thay thế... Hoạt động “thích ứng” là hƣớng tới công cụ quản lý vĩ mô
nhƣ xây dựng hệ thống chính sách bảo vệ tài nguyên, các khu điểm du lịch; nâng cao

nhận thức về BĐKH và những tác động đến du lịch. Cũng theo bà Bình, du lịch là
ngành kinh tế nhạy cảm với các điều kiện môi trƣờng tự nhiên, do đó du lịch sẽ là một
trong những ngành chịu ảnh hƣởng trực tiếp dƣới tác động của BĐKH. Những hoạt
động của du lịch cũng tác động không nhỏ đến môi trƣờng, vì vậy việc bảo vệ môi
trƣờng là một trong những trọng tâm mà những ngƣời hoạt động trong ngành du lịch
phải quan tâm và cùng chung sức thực hiện để ứng phó với tác động của BĐKH, góp
phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam [3].
8


1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI
NGUYÊN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 18o33’10’’ đến
20o01’43’’ vĩ Bắc và từ 103o52’53’’đến 105o48’50’’ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa với đƣờng biên giới dài 196,3 km.
- Phía Nam giáp Hà Tĩnh với đƣờng biên giới dài 92,6 km.
- Phía Tây giáp nƣớc CHDCND Lào với đƣờng biên giới dài 419km.
- Phía Đông giáp với biển Đông với tổng chiều dài bờ biển trên 82km.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An [16]
9


1.2.1.2. Địa hình, địa mạo
Nghệ An là một tỉnh nằm ở Đông Bắc dãy Trƣờng Sơn, có độ dốc thoải dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối
chằng chịt. Địa hình Nghệ An chủ yếu là đồi núi bao trùm ba phần tƣ lãnh thổ tỉnh,
thuộc các huyện có chung một phần biên giới với Lào: Thanh Chƣơng, Anh Sơn, Con

Cuông, Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn, Quế Phong; bên trong tỉnh hay giáp giới tỉnh Thanh
Hóa: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quỳ Hợp. Khu vực cao hơn cả là dãy Trƣờng
Sơn và Pù Hoạt. Dải Trƣờng Sơn bề ngang hẹp, hiểm trở với nhiều đỉnh núi cao hơn
2.000m, cao nhất là đỉnh Puxalaileng tại Na Ngoi – Kỳ Sơn 2.345 m. Dãy Pù Hoạt có
mức độ chia cắt lớn, mạng lƣới sông suối chằng chịt. Địa hình cácxtơ Nghệ An có đặc
điểm là không liên tục, nằm rải rác, dân địa phƣơng gọi là “lèn”. Khu vực đồi núi kéo
dài từ các huyện đồi núi xuống các huyện đồng bằng có độ cao trên dƣới 200m, một
vài đỉnh nhô lên, nhƣng không vƣợt quá 500m. Thấp nhất là vùng đồng bằng phù sa
Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Yên Thành… có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nƣớc biển (đó
là xã Quỳnh Thanh thuộc huyện Quỳnh Lƣu) [16].
Những dạng địa hình chính của Nghệ An có giá trị du lịch:
* Dạng địa hình đồi núi: Địa hình đồi núi là dạng đặc trƣng cơ bản của tỉnh.
Nghiên cứu lịch sử và hiện tại có thể nêu lên những đặc trƣng chính của dạng địa hình
này có ý nghĩa du lịch là:
Vùng núi Pù Hoạt Bắc sông Cả và vùng Trƣờng Sơn:
+ Cấu trúc Pù Hoạt với đỉnh cao nhất 2.453m: mức độ phân cắt lớn với một
mạng lƣới sông suối chằng chịt. Ngoài đỉnh Pù Hoạt còn có nhiều đỉnh khá cao trên
1.500m nhƣ Pu Long (1.570m), Pho May (1.562m).
+ Cấu trúc Trƣờng Sơn có hƣớng chính là Tây Bắc – Đông Nam với hệ thống
sông núi và sƣờn dốc bị chia cắt phức tạp. Dải Trƣờng Sơn Bắc từ Nam sông Cả đến
đèo Mụ Dạ có bề ngang hẹp nhiều đỉnh cao trên 2.000m nhƣ Puxalaileng (2.345m) cao
nhất Nghệ An, rất hiểm trở. Các dãy núi Puxalaileng nối tiếp nhau liên tục tạo thành
dạng núi non trùng điệp trên lãnh thổ huyện Kỳ Sơn và kéo dài theo dọc biên giới tự
nhiên Việt – Lào.
Vùng đồi núi thấp bao gồm các huyện Anh Sơn, Thanh Chƣơng và một phần
của các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Đô Lƣơng, Yên Thành, Quỳnh Lƣu. Đặc điểm
chung của vùng là đồi thấp, độ cao trên dƣới 200m, đỉnh bằng, sƣờn thoải, xen kẽ còn
có các thung lũng rộng hơn nhƣ thung lũng vùng sông Con và Thanh Chƣơng.
Đây là nơi có nhiều tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn, vừa là nơi cung cấp
nguồn lƣơng thực, thực phẩm phục vụ phát triển du lịch.

10


Nhƣ vậy, với hơn ba phần tƣ diện tích là đồi núi đã đem lại một ý nghĩa lớn
cho du lịch Nghệ An. Yếu tố địa hình này cùng với nguồn động thực vật phong phú là
tài nguyên tổng hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, mạo
hiểm…Các loại hình du lịch này hiện nay đƣợc du khách rất yêu thích, đặc biệt là
khách quốc tế.
* Địa hình Karst:
Địa hình Karst ở Nghệ An không giống nhƣ những nơi khác, không có hoặc
rất hiếm thấy những dải địa hình Karst liền mạch mà thƣờng là các dạng đồi núi Karst
rải rác dân địa phƣơng thƣờng gọi là “lèn”. Khu vực đá vôi là nơi chuyển tiếp giữa
vùng núi Pù Hoạt và đồi bát úp 200 - 300m, tập trung ở các huyện Anh Sơn, Con
Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ; ngoài ra còn thấy rải rác ở các huyện Thanh
Chƣơng, Đô Lƣơng, Diễn Châu. Nhiều khối núi đá vôi do quá trình Karst diễn ra mãnh
liệt đã để lại các dạng địa hình đá vôi lởm chởm có nhiều hang, động, thung lũng,
động Karst, có nơi là các lèn đá vôi. Một số điểm có thể khai thác phục vụ tốt cho du
lịch nhƣ: hang đá mặt trắng ở Bài Sơn – Đô Lƣơng, hang Bua và hang Thẩm Ồm ở
Quỳ Châu, khu vực lèn Hai Vai của Diễn Châu, nơi đã phát hiện di tích đồ đá của
ngƣời Việt cổ.
* Địa hình bờ, bãi biển: Nghệ An có khoảng 82km đƣờng bờ biển, bờ biển
Nghệ An thuộc đoạn bờ thấp và bằng phẳng kéo dài từ Nam Thanh Hóa vào, có nhiều
cửa sông cắt xẻ và nhiều mỏm núi đâm sát ra biển tạo thành các mũi Cửa Lò, múi Lồi,
mũi Ròn…Nét đặc trƣng chính của bãi biển vùng này là cát thoải, rộng, cát trắng
không có bùn, nƣớc biển trong xanh, chƣa bị nhiễm bẩn rất thích hợp cho phát triển du
lịch biển, đặc biệt là khu vực từ cảng Cửa Lò đến Cửa Hội dài 6km. Trên biển sát bờ
có các đảo đẹp nhƣ: Lan Châu, Song Ngƣ và Hòn Mắt.
* Vùng đồng bằng: Đặc điểm đồng bằng Nghệ An là không tập trung thành
vùng lớn mà bị chia cắt thành nhiều vùng nhỏ bởi các dãy đồi, mỗi khu vực có những
nét riêng về sự hình thành, độ cao cũng nhƣ mặt bằng là nơi xen kẽ giữa tài nguyên

nhân văn và tài nguyên biển thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch nghỉ
dƣỡng, tham quan, nghiên cứu.
Dạng địa hình này chính là nơi hình thành các đô thị, nơi tập trung đông dân
cƣ và phát triển sầm uất nhất. Do đó, thuận lợi cho việc mở rộng các dịch vụ phục vụ
du lịch; xây dựng các cơ sở hạ tầng, các trạm an dƣỡng, cơ sở lƣu trú…
1.2.1.3. Thủy văn
- Sông ngòi:
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trƣờng Sơn, trong tỉnh có 7 lƣu vực sông
11


(có cửa riêng biệt), tuy nhiên đa số là các con sông ngắn ven biển có chiều dài dƣới
50km và duy nhất có sông Cả có lƣu vực là 15.346km2 chiếm tới 93,1% diện tích thủy
vực toàn tỉnh với chiều dài qua Nghệ An là 361km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm
tỷ lệ lớn nên mạng lƣới sông suối trong khu vực khá đa dạng với mật độ trung bình
0,62km/km2 nhƣng phân bố không đều trên toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình
lớn, chia cắt mạnh, mạng lƣới sông suối phát triển mạnh hơn, mật độ trên 1km/km2,
còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lƣới sông suối kém phát triển,
trung bình 0,5km/km2. Tính chất cửa sông hạn chế phát triển mạng lƣới sông vùng hạ
du vì vậy mật độ sông suối ở đây đạt dƣới 0,8km/km2.
Lƣu vực sông Cả chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Các sông phát
triển lệch về phía bờ trái. Phần hạ du sông cả với sự nhập lƣu của sông Hiếu và sông
Ngàn Sâu cùng với sự đổi hƣớng dòng chảy, độ dốc lƣu vực cũng nhƣ đáy sông giảm
và dãy cồn cát ven biển cao hơn vùng đồng bằng đã làm giảm rất nhiều năng lực tiêu
nƣớc ra biển, gây hiện tƣợng ngập lụt.
Ngoài lƣu vực sông Cả, các lƣu vực sông nhỏ còn lại chủ yếu diện tích lƣu vực
dƣới 500km2. Những con sông này đổ trực tiếp ra biển, vì vậy trong những tháng mùa
kiệt, nguồn nƣớc các sông này thƣờng bị xâm nhập mặn.
Đối với mục đích khai thác cho du lịch, có ý nghĩa quan trọng nhất là đoạn hạ
lƣu sông Cả, từ Cửa Hội đến Đô Lƣơng có chiều dài khoảng 80 - 120km.

- Suối: Vùng miền núi và giáp ranh giữa miền núi với trung du có nhiều suối
khe, từ những độ dốc lớn, nƣớc chảy xiết tạo nên những phong cảnh hấp dẫn nhƣ suối
Bò Đái huyện Thanh Chƣơng; suối An Quốc ở huyện Hƣng Nguyên; suối nƣớc lạnh
phía Bắc huyện Quỳnh Lƣu…Suối nƣớc khoáng ở miền núi Nghệ An có nhiều nhƣng
hiện nay chƣa đƣợc điều tra tỉ mỉ và khai thác. Một số suối nƣớc nóng đã đƣợc khai
thác và phục vụ cho du lịch nhƣ: suối nƣớc nóng – khoáng Bản Khạng (Quỳ Hợp) có
giá trị cho khai thác du lịch, chất lƣợng tốt. Các nguồn khác ở Bản Hạt, Bản Bò, Bản
Lạng (Quỳ Hợp); Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Vinh Giang (Đô Lƣơng) đều có thể khai thác
phục vụ cho du lịch.
- Nƣớc ngầm: Bên cạnh nguồn nƣớc trên mặt, nguồn nƣớc ngầm ở Nghệ An
tƣơng đối phong phú, ƣớc tính khoảng 42 tỉ m3[16].
1.2.1.4. Thổ nhưỡng
Tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25km2. Các nhóm đất phát sinh
đƣợc phân chia nhƣ sau [19]:
a) Đất thủy thành: có 247.774ha chiếm gần 16% diện tích đất toàn tỉnh. Phân
bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: nhóm đất cát, nhóm
12


đất phù sa, dốc tụ; nhóm đất mặn; nhóm đất phèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do
trồng lúa. Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 189.000ha đất phù sa và nhóm đất
cát. Đây là các nhóm đất có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Đất cát ven biển: 21.428ha (tập trung ở vùng ven biển), đất có thành phần cơ
giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dƣỡng nhƣ mùn, đạm,
lân đều nghèo, kali tổng số cao, nhƣng kali dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất thích hợp
cho trồng hoa màu, cây nông nghiệp ngắn ngày nhƣ rau, khoai, lạc, đỗ, dâu tằm, cây
ăn quả v.v... khi sử dụng cần hết sức chú ý phát triển cây họ đậu, triệt để áp dụng
phƣơng thức xen canh, gối vụ.
- Đất phù sa: có diện tích 163.202ha; gồm các loại đất chính: đất phù sa đƣợc
bồi hàng năm, đất phù sa không đƣợc bồi, đất phù sa lầy úng, đất phù sa cổ có sản

phẩm feralit. Nhìn chung các loại đất này thích hợp với canh tác cây lúa nƣớc và màu.
Đất phù sa tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, đây là địa bàn sản xuất lƣơng thực
chính của tỉnh, có ƣu thế là chủ động tƣới tiêu hơn so với các vùng khác. Phần lớn
trong nhóm đất này là diện tích trồng lúa nƣớc (khoảng 74.000ha). Các dải đất, bãi bồi
ven sông và đất phù sa cũ có địa hình cao thƣờng trồng cây hoa màu lƣơng thực, cây
công nghiệp ngắn ngày.
- Ngoài hai loại đất chính trên còn có đất cồn cát ven biển và đất bạc màu với
diện tích nhỏ và có nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp nhƣ nghèo các chất dinh
dƣỡng, đất cằn.
b. Đất địa thành:
Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,4%) và bao gồm
các nhóm đất sau:
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs): Tổng diện tích 433.357ha, phân
bố trên một phạm vi rộng lớn ở hầu khắp các huyện nhƣng tập trung nhiều ở Tƣơng
Dƣơng, Con Cuông, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chƣơng, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, tập
trung ở vùng núi thấp, độ dốc lớn, tầng đất khá dày; ở các vùng thấp đất đỏ vàng trên
phiến sét gặp nhiều trên các đồi đất tầng mỏng hoặc trung bình. Đất có thảm thực vật
cây bụi là loại đất có độ phì khá; mùn từ 2-4%; đạm từ 0,1-0,25%; lân từ 0,06-0,07%;
kali từ 1-2%; độ chua cao pHKCl < 4; thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nhẹ, độ
dày tầng đất phần nhiều trên 50cm, ở trên các vùng có thảm thực vật là cỏ và đất
hoang hoá do bị xói mòn mạnh, tầng đất thƣờng mỏng 30-50cm. Đây là loại đất đồi
núi khá tốt, đặc biệt là về lý tính (giữ nƣớc và giữ màu tốt). Tiềm năng loại đất này còn
nhiều và tập trung thành vùng lớn, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây
ăn quả.
- Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết (Fq): Tổng diện tích
13


315.055ha, phân bố rải rác theo dải hẹp xen giữa các giải đất phiến thạch kéo dài theo
hƣớng Tây bắc - Đông nam của tỉnh qua nhiều huyện miền núi và trung du nhƣ Thanh

Chƣơng, Anh Sơn, Tân Kỳ, Tƣơng Dƣơng, Kỳ Sơn... Do thành phần cơ giới tƣơng đối
nhẹ hơn so với đất phiến thạch sét nên đất vàng nhạt trên sa thạch thƣờng bị xói mòn
mạnh, tầng đất tƣơng đối mỏng và nhiều nơi trơ sỏi đá. Chỉ có một số nơi địa hình đồi
núi cao, thảm thực vật che phủ khá mới có độ dày tầng đất từ 50-70cm. Đất vàng nhạt
trên sa thạch nghèo dinh dƣỡng, ở các vùng núi cao lƣợng mùn 1,5-2,5%; ở vùng thấp
lƣợng mùn thƣờng không quá 1,5%.
- Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axit (Fa): Diện tích hẹp, khoảng 217.101ha,
phân bố rải rác ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tƣơng Dƣơng, Quỳ Châu... Phần
lớn đất vàng đỏ trên đá axit có thành phần cơ giới nhẹ; nghèo dinh dƣỡng; bị xói mòn
rửa trôi mạnh; độ chua lớn pHKCl < 4, ít có ý nghĩa trong sử dụng sản xuất nông
nghiệp.
- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Diện tích khoảng 34.064ha, phân bố rải rác ở các
huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn, Quỳ Hợp... Ngƣợc lại với các loại đất khác, đất đỏ nâu trên
đá vôi ở các vùng địa hình thấp thƣờng có tầng dày hơn; ở vùng núi cao đất đá vôi bị
phong hoá và rửa trôi mạnh nên tầng đất mỏng hơn. Tuy nhiên, phần lớn đất đá vôi có
độ dày tầng đất khá > 50cm; độ phì ở đất đá vôi khá; mùn từ 2-4%; đạm trên 0,15%;
đất chua pHKCl < 4; độ no bazơ nhỏ dƣới 50%. Đất thích hợp cho việc trồng nhiều
loại cây lâu năm nhƣ: cam, chè, cà phê, cao su...
- Đất nâu đỏ trên bazan (Fk): Diện tích 14.711 ha, phân bố chủ yếu ở vùng kinh
tế Phủ Quỳ. Hầu hết đất nâu đỏ trên đá bazan đã đƣợc sử dụng vào sản xuất, chủ yếu là
trồng cao su, cà phê, cam, chanh, chè.... và cho hiệu quả cao. Đất nâu đỏ trên đá bazan
là loại đất tốt, có tầng dày trên 1 m, địa hình khá bằng phẳng, ít dốc (< 100); độ phì
cao; mùn từ 2 - 4%; đạm tổng số trên 0,15%; kali tổng số từ 0,1-0,15%; đất chua có độ
pHKCl 4-5.
- Đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao: Loại đất này chiếm gần
20% diện tích đất. Tuy có độ phì cao (đạm, mùn, lân tổng số đều cao) song khả năng
phát triển sản xuất nông nghiệp bị hạn chế do tập trung chủ yếu trên núi cao, địa hình
dốc và bị chia cắt mạnh. Diện tích đất này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp.
1.2.1.5. Tài nguyên khí hậu
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuộc đới khí hậu gió mùa chí

tuyến, có mùa đông lạnh. Mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều; mùa đông lạnh và ít mƣa.
● Chế độ nhiệt:
Nền nhiệt ở tỉnh Nghệ An tƣơng đối cao, nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng
14


bằng, trung du dao động trong khoảng 23 – 240C (bảng 1.1). Nhiệt độ giảm dần theo
độ cao đạt khoảng 20oC ở độ cao khoảng 700m lên đến độ cao từ 1100 – 1700m nhiệt
độ trung bình năm dao động trong khoảng 15-18oC.
Vào mùa đông do địa bàn tỉnh chịu ảnh hƣởng của các đợt gió mùa đông bắc
nên nhiệt độ xuống thấp, nhiệt độ vào các tháng 12-2 năm sau thƣờng dao động trong
khoảng 17-19oC. Các huyện thuộc phía Tây và Tây Bắc có nơi xuống rất thấp, dƣới
140C. Từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 26 – 300C.
Tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 28-30oC.
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Trạm
Quỳ Châu
Quỳ Hợp
Tây Hiếu
Quỳnh Lƣu

Tƣơng Dƣơng
Con Cuông
Đô Lƣơng
Vinh

I
17,4
17,5
17,2
17,6
18,2
17,8
17,8
17,7

II
18,8
18,7
18,6
18,5
19,8
19,0
18,8
18,5

III
21,3
21,2
20,9
20,4

22,4
21,4
21,0
20,7

IV
24,9
24,9
24,7
24
25,8
25,2
24,7
24,5

V
27,1
27,4
27,5
27,3
27,6
27,7
27,7
27,9

VI
28,3
28,6
29,0
29,4

28,5
29,1
29,4
30,0

VII
28,2
28,7
29,0
29,2
28,3
29,0
29,2
30,0

VIII
27,6
27,8
28,0
28,3
27,6
28,1
28,3
28,9

IX
26,3
26,5
26,6
27,0

26,6
26,7
26,9
27,2

X
24,1
24,3
24,3
25,0
24,5
24,5
24,8
24,8

XI
21,1
21,3
21,5
22,1
21,6
21,6
22,0
22,0

XII
17,8
18,1
17,9
18,7

18,4
18,3
18,7
18,7

Năm
23,6
23,8
23,8
24,0
24,1
24,0
24,1
24,2

Nguồn: Đề tài BĐKH – 24 [17]

● Chế độ mưa - ẩm
Lƣợng mƣa trung bình năm toàn tỉnh dao động từ 1200 - 2100mm/năm và có sự
phân bố tăng dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông. Lƣợng mƣa chia thành 2 mùa rõ
rệt, mùa mƣa và mùa ít mƣa. Sự phân bố lƣợng mƣa theo thời gian có liên quan chặt
chẽ với chế độ gió mùa và tác động của địa hình. Mùa ít mƣa phù hợp với thời kỳ hoạt
động của gió mùa đông bắc, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa vào
thời kỳ này chỉ chiếm 15 – 20% lƣợng mƣa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1 và
2, lƣợng mƣa trung bình tháng đạt 13 - 40mm/tháng.
Bảng 1.2. Tổng lƣợng mƣa trung bình tháng và năm (mm)
TT

1
2

3
4
5
6
7
8

Trạm
Quỳ Châu

I
16,2

II
15,1

III
IV
V
VI
VII VIII
31,7 135,9 236,1 200,6 202,6 270,8

IX
291,5

X
231,2

XI

46,1

XII
Năm
17,6 1695,4

Quỳ Hợp

18,3

22,3

35,8

77,7 213,4 186,9 184,3 265,3

303,4

247,9

40,9

17,9 1614,1

Tây Hiếu

21,7

22,5


30

65,3 158,5 170,5 196,4 255,7

328,3

283,9

53,4

21,2 1607,4

Quỳnh Lƣu

16,4

24,3

33

55,8 105,8 122,5 141,4 238,8

404,4

357,3

81,2

31,6 1612,5


Tƣơng Dƣơng

13,1

16,9

33,4

77,3 154,7 153,1 171,8 234,7

206,2

170,7

30,6

11 1273,5

Con Cuông

36,8

38

50,6

83,3 191,1 152,2 178,3 260,9

334,7


299,4

70,6

30,1 1726,0

Đô Lƣơng

34,1

35

42,6

82,9 176,6 140,4 168,2 254,3

342,6

407,5

96,3

31,9 1812,4

Vinh

52,1

40


50,9

62,5 151,9 102,1 126,7

457,6

570,5 159,1

69,1 2088,5

246

Nguồn: Đề tài BĐKH – 24 [17]

Mùa mƣa trùng với mùa hoạt động của gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng
15


10 có lƣợng mƣa chiếm tới 85% lƣợng mƣa cả năm. Tháng nhiều mƣa nhất là các
tháng 8, 9 và 10 với lƣợng mƣa tháng đạt khoảng 230 – 570mm. Vào mùa mƣa thƣờng
có bão vào các tháng 8-10, làm gia tăng đáng kể lƣợng mƣa của các tháng này, nhất là
tại vùng ven biển của tỉnh.
Độ ẩm tƣơng đối trung bình toàn tỉnh trên 80%. Độ ẩm không khí cũng có sự
chênh lệch giữa các vùng và theo mùa, vùng có độ ẩm cao nhất là thƣợng nguồn sông
Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam huyện Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng.
Sự phân bố độ ẩm phù hợp với sự phân bố mƣa về cả thời gian lẫn không giản. Độ ẩm
lớn nhất trong năm xảy ra vào tháng 8 và nhỏ nhất vào tháng 1, tháng 2. Vào mùa gió
mùa Đông Bắc và thời kỳ chuyển tiếp sang gió mùa Tây Nam lƣợng bốc hơi lớn, do
đó phần lớn diện tích của tỉnh có độ ẩm trung bình thấp khoảng 75%. Vào mùa gió
mùa Tây Nam, độ ẩm trung bình trong những tháng này trên địa bàn tỉnh đều đạt trên

80%, tháng 7,8,9 thƣờng đạt giá trị cao nhất, nhiều ngày độ ẩm trên 80%, có nơi đạt
90%.
● Các hiện tượng khí hậu cực đoan
Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu tỉnh Nghệ An cũng có những hiện
tƣợng khí hậu cực đoan gây ảnh hƣởng đáng kể đến ngành du lịch.
- Bão: là một tỉnh với 82km đƣờng bờ biển, Nghệ An chịu nhiều ảnh hƣởng của bão và
áp thấp nhiệt đới. Số liệu trung bình nhiều năm cho thấy, hàng năm có khoảng 0,2 cơn
bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Nghệ An [17]. Mùa bão thƣờng vào tháng 8 đến tháng 10.
Sau bão thƣờng xảy ra lũ lụt, dịch bệnh có nhiều điều kiện phát triển. Bão thƣờng gây
thiệt hại lớn về ngƣời và của cho tỉnh Nghệ An.
Bảng 1.3. Tần suất bão trung bình tháng và năm ảnh hƣởng trực tiếp đến đoạn
bờ biển tỉnh Nghệ An giai đoạn 1960-2013
Đoạn bờ biển

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Tổng

Nghệ An

0

0

0

0

0

0

0,02

0,06

0,08


0,06

0

0

0,2

Nguồn: Đề tài BĐKH – 24 [17]

- Nắng nóng
Theo chỉ tiêu, ngày nắng nóng là ngày có nhiệt độ tối cao ngày Tx ≥35°C. Tổng
số ngày nắng nóng trung bình tháng và năm tại tỉnh Nghệ An đƣợc trình bày trong
bảng 1.4.
Ở vùng đồng bằng ven biển, số ngày nắng nóng phổ biến dao động trong
khoảng 24-45 ngày/năm.
Trong các thung lũng, số ngày nắng nóng nhiều hơn, phổ biến dao động trong
16


×