Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.42 KB, 15 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU
NGHỊ VIỆT – HÀN
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày

Số:

tháng 3 năm 2015

/CĐVH-BTC

THÔNG BÁO
Về việc phát động cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
Căn cứ Công văn số 3485/BTTTT-PC ngày 28/11/2014 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc phát động cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt
Nam; Thể lệ số 4570/TL-BTC ngày 04/11/2014 của Ban tổ chức cuộc thi viết “Tìm
hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam” của Trung ương;
Căn cứ Công văn số 43/CĐVH ngày 05/02/2015 của trường Cao đẳng Công
nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn về hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp
nước CHXHCN Việt Nam;
Ban tổ chức cuộc thi cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” thông báo thể lệ, cơ cấu giải thưởng và gợi ý đáp án của cuộc thi
như sau:
1. Đối tượng dự thi
- Cán bộ, viên chức, giảng viên, học sinh, sinh viên toàn trường.
2. Nội dung thi
Trả lời 09 câu hỏi về một số nội dung của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội


chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013.
3. Thể lệ và câu hỏi cuộc thi
Theo Phụ lục đính kèm
4. Thời gian và hình thức nhận bài dự thi
- Thời gian nhận bài dự thi: từ ngày 09/02/2015 đến hết ngày 15/4/2015.
- Cán bộ, viên chức, giảng viên nộp bài cho Thư ký phòng, giáo vụ khoa và
gửi về phòng Tổng hợp.
- Học sinh, sinh viên tập hợp bài viết theo Chi đoàn và nộp về Văn phòng
Đoàn trường.
5. Hình thức khen thưởng, tiêu chuẩn khen thưởng
a) Hình thức khen thưởng:
Giấy khen của Hiệu trưởng cho tập thể, cá nhân có bài dự thi đạt giải( nhất
nhì, ba) .

1


b) Tiêu chuẩn khen thưởng
- Đối với khối CBVC, GV
+ Tập thể: Hiệu trưởng tặng giải thưởng phong trào cho các tập thể có thành
tích trong phát động, tổ chức tham gia hưởng ứng cuộc thi trên cơ sở các tiêu chí:
có tỷ lệ CBVC tham gia dự thi cao nhất, nhiều giải nhất, nộp bài đúng thời gian
quy định.
+ Cá nhân: có bài dự thi đúng nội dung, thực hiện công phu, hình thức đẹp, có
hình ảnh tư liệu phong phú.
- Đối với sinh viên
+ Tập thể: Hiệu trưởng tặng giải thưởng phong trào cho các đơn vị (đối với
CBVC, GV) và các chi đoàn (đối với sinh viên) có thành tích trong phát động, tổ
chức tham gia hưởng ứng cuộc thi trên cơ sở các tiêu chí: nộp bài đúng thời gian

quy định và có tỷ lệ người tham gia dự thi cao nhất, nhiều giải nhất.
+ Cá nhân: có bài dự thi đúng nội dung, thực hiện công phu, hình thức đẹp, có
hình ảnh tư liệu phong phú.
c) Cơ cấu giải thưởng
Sốl ượng giải
thưởng và đối tượng
CBVC, GV

HSSV

Mức
thưởng
(đồng)

+ Giải nhất:

1

1

1.000.000

2.000.000

+ Giải nhì:

2

2


800.000

3.200.000

+ Giải ba:

3

3

600.000

3.600.000

+ Giải nhất:

1

1

500.000

1.000.000

+ Giải nhì:

1

1


400.000

800.000

+ Giải ba:

1

1

300.000

600.000

+ Khuyến khích

5

5

100.000

1.000.000

Giải thưởng

Thành
tiền

Ghi

chú

- Tập thể:

- Cá nhân

Tổng cộng:

12.200.000

Số tiền bằng chữ: Mười hai triệu hai trăm nghìn đồng y.

2


6. Phối hợp thực hiện
- Ban tổ chức cuộc thi: triển khai thực hiện cuộc thi theo Quyết định số
62/QĐ-CĐVH ngày 11/02/2015 của Hiệu trưởng .
- Đoàn TN phối hợp với phòng Công tác sinh viên triển khai chương trình
phát thanh về cuộc thi, triển khai cuộc thi trong HSSV.
Nơi nhận:
- Công đoàn, Đoàn TN trường;
- Các đơn vị thuộc trường;
- Lưu: VT, TH.

TM. BAN TỔ CHỨC
TRƯỞNG BAN

Nguyễn Hữu Thọ


3


CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT
“TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
(Ban hành kèm theo Thể lệ số 16/TL-BTC ngày 13/01/2015 của Ban tổ chức Cuộc thi viết
“Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”)

Câu 1.
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó
được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
Câu 2.
Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với
Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ
nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm
đắc nhất? Vì sao?
Câu 3.
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Bạn hãy nêu và
phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước.
Câu 4.
Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc?
Câu 5.
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào
bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Câu 6.

Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân
dân trong Hiến pháp năm 2013. Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó
trong thực hiện quyền lực Nhà nước?
Câu 7.
Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm những cơ quan
nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối
với Nhân dân.
Câu 8.
Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân?
Câu 9.
“…Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013)
1


Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi
hành và bảo vệ Hiến pháp?
(Riêng câu 09 viết không quá 1.000 từ tương đương 3 trang A4 viết tay hoặc đánh máy
tính cỡ chữ 14 Times New Roman).

BAN TỔ CHỨC

2


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT N
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỂ LỆ
CUỘC THI TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
I. Đối tượng dự thi
Cán bộ, viên chức, giảng viên, học sinh, sinh viên toàn trường.
II. Nội dung, hình thức thi
1. Nội dung thi
Trả lời 09 câu hỏi về một số nội dung của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013.
2. Hình thức thi
Thi viết bằng tiếng Việt.
III. Quy định về bài dự thi
1. Yêu cầu về nội dung
Đúng chủ đề, nội dung quy định; nội dung bài dự thi không được sao chép lại
của người khác dưới mọi hình thức; nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu để
minh họa phải có chú thích rõ ràng.
Nghiêm cấm các trường hợp lợi dụng bài dự thi để vu khống, bịa đặt, xuyên
tạc, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam; vi phạm đạo đức, thuần phong, mỹ
tục và các vi phạm pháp luật khác.
Trường hợp vi phạm các quy định trên sẽ bị hủy bài thi hoặc hủy giải thưởng.
2. Yêu cầu về bài dự thi
Bài dự thi được viết tay hoặc đánh máy trên giấy A4; đánh số trang theo thứ
tự. Trường hợp bài dự thi có nhiều trang phải đóng lại thành quyển. Trang bìa bài
dự thi ghi rõ: Bài dự thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa XHCNVN”; họ tên;
ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; địa chỉ (nơi ở, nơi học tập hoặc nơi công
tác ) của người dự thi. Mỗi cá nhân chỉ được tham gia 01 bài dự thi. Khuyến khích

các bài dự thi thực hiện một cách công phu, hình thức đẹp, có hình ảnh, tư liệu
phong phú.
3. Số lượng bài dự thi
Mỗi cá nhân chỉ được tham gia 01 bài dự thi.

1


IV. THỜI GIAN TỔ CHỨC CUỘC THI, ĐỊA CHỈ NHẬN BÀI DỰ THI
1. Thời gian làm bài dự thi: từ ngày 09/02/2015 đến hết ngày 15/4/2015.
2. Thời gian tổ chức chấm bài dự thi, gửi bài dự thi về trung ương
- Từ ngày 15/4/2015 đến ngày 30/4/2015: Ban giám khảo chấm bài dự thi. Tổ
chức tổng kết và thông báo kết quả trên website trường.
3. Tổ chức trao thưởng
- Đối với CBVC: tổ chức trao thưởng vào dịp tổng kết phong trào thi đua
chào mừng ngày Sinh nhật Bác Hồ (19/5/2015).
- Đối với sinh viên: tổ chức trao thưởng cho tập thể, cá nhân sinh viên trong
buổi chung kết Hội Thi “Bí thư chi đoàn giỏi - Thủ lĩnh thanh niên” của Đoàn TN.

2


TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT N
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


GỢI Ý TRẢ LỜI BÀI DỰ THI VIẾT
“TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
I. VỀ NỘI DUNG: (90 điểm)
Câu 1: Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp?
Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào? (5 điểm)
* Trình bày đầy đủ được các ý sau: (2 điểm)
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta đã ban hành 05 bản Hiến pháp và lần
lượt được Quốc hội thông qua đó là:
1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 (Hiến pháp năm 1946).
2. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 (Hiến pháp năm 1959).
3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (Hiến pháp
năm 1980).
4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Hiến pháp
năm 1992). Tiếp đó, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 (gọi tắt là Hiến pháp sửa đổi năm 2001).
5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp
năm 2013).
* Xác định đúng ngày, tháng, năm mà Quốc hội thông qua các bản Hiến pháp
trên. (2 điểm)
* Trình bày thêm được bối cảnh ra đời, cơ cấu và những nội dung cơ bản của các
bản Hiến pháp. (1 điểm)
Câu 2: Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày,
tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có
bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa
đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? (5 điểm)
* Gợi ý trả lời:
- Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2014. (1 điểm)


- So với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì Hiến pháp năm
2013 giữ nguyên 07 điều, sửa đổi, bổ sung 101 điều, bổ sung mới 12 điều. (1 điểm)
* Trình bày được điều sửa đổi, bổ sung mà bạn tâm đắc nhất và giải thích được lý
do vì sao mà bạn tâm đắc điều sửa đổi, bổ sung đó. (3 điểm)
Câu 3. Điều 2 Hiến Pháp 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân…”.
Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến Pháp 2013 về những cách
thức để Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước. (10 điểm)
* Trình bày đầy đủ các ý sau: (3 điểm)
Về cơ bản có hai cách thức để nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước đó là dân
chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, được biểu hiện cụ thể như sau:
- Tự bản thân mình trực tiếp tham gia làm việc trong các cơ quan Nhà nước.
- Nhân dân giao phó trách nhiệm của mình cho lực lượng tiên phong của giai cấp
công nhân đó là Đảng Cộng sản Việt Nam để Đảng thay mình trực tiếp lãnh đạo Nhà
nước và xã hội.
- Tự mình bỏ phiếu bầu ra đại biểu đại diện cho mình tham gia làm việc trong bộ
máy Nhà nước.
- Thực hiện quyền trưng cầu dân ý.
- Thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua quyền khiếu nại, tố cáo.
* Nêu được cơ sở pháp lý (điều luật) quy định về vấn đề trên. (3 điểm)
* Phân tích được các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để
Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước. (4 điểm)
Câu 4. Những quy định nào của Hiếp pháp 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết
dân tộc? (10 điểm)
* Trình bày được các nội dung: (3 điểm)
Những quy định thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong Hiến pháp 2013:

- Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng
sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
- Sự gắn bó, đoàn kết giữa cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài với
công dân Việt Nam.
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc còn được thể hiện thông qua vị trí, vai trò của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.
- Nhìn từ góc độ khác, việc tôn trọng quyền con người, quyền tự do dân chủ của
công dân, tôn trọng khác biệt, hòa nhập tương đồng cũng là sự thể hiện tư tưởng đại đoàn
kết toàn dân tộc.
- Ngoài ra, một số quy định khác của Hiến pháp năm 2013 cũng đã thể hiện nội
dung tư tưởng đại đoàn kết dân tộc.
* Xác định được các điều luật thể hiện các ý nêu trên. (3 điểm)


* Phân tích được sự kế thừa và những điểm mới, tiến bộ về tư tưởng đại đoàn kết
dân tộc của Hiến pháp năm 2013. (4 điểm)
Câu 5: Những điểm mới của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? (10 điểm)
* Nêu được cơ sở của việc xây dựng Chương II Hiến pháp năm 2013 (Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) là trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục
lại Chương V Hiến pháp năm 1992 (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). (1 điểm)
* Phân tích được ý nghĩa của sự thay đổi về tên gọi, bố cục cũng như vị trí được
sắp xếp của Chương II Hiến pháp năm 2013 (Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân). (2 điểm)
* Những điểm sửa đổi, bổ sung và điểm mới cơ bản của Chương II cần phải đề
cập: (3 điểm)
+ Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ và quy định Nhà nước có trách nhiệm
“công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” - Ý nghĩa

của việc quy định này.
+ Hiến pháp năm 2013 đã phân biệt rõ quyền nào là quyền con người, quyền nào
là quyền công dân.
+ Bổ sung nguyên tắc hạn chế quyền phù hợp với Công ước quốc tế về quyền con
người mà Việt Nam là thành viên.
+ Hiến pháp năm 2013 đã sắp xếp lại các điều khoản theo các nhóm quyền để bảo
đảm tính thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân, bảo đảm tính khả thi hơn.
+ Bổ sung một số quyền mới mà trước đây Hiến pháp năm 1992 chưa quy định
như: quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền được bảo
đảm an sinh xã hội… nhằm phù hợp hơn với thực tiễn và các Điều ước quốc tế, khẳng
định vị trí Việt Nam trên trường quốc tế.
* Trình bày được điểm mới mà bạn tâm đắc nhất và giải thích được lý do vì sao
mà bạn tâm đắc điểm mới đó. (4 điểm)
Câu 6: Những điểm mới quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính
phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp 2013. Phân tích điểm mới về mối quan hệ
giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lực Nhà nước?
Những điểm mới quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa
án nhân dân trong Hiến pháp 2013. (10 điểm)
* Trình bày các nội dung và nêu được cơ sở pháp lý: (6 điểm)
1. Quốc hội:
Chương V “Quốc hội”: gồm 17 điều (từ Điều 69 đến Điều 85). Về cơ bản, Hiến
pháp năm 2013 kế thừa các quy định của Chương VI "Quốc hội" của Hiến pháp năm
1992, nhưng có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng sau:
- Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 bỏ quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp.


- Thứ hai, bổ sung thẩm quyền của Quốc hội liên quan đến thành lập hai cơ quan
mới là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
- Thứ ba, liên quan đến cơ quan thường trực của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013

quy định bổ sung một số thẩm quyền quan trọng cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, như:
phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước
CHXHCN Việt Nam; đặc biệt là thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thứ tư, Hiến pháp năm 2013 xác định rõ thời hạn kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội.
2. Chính phủ:
Chương VII Hiến pháp 2013 quy định về Chính phủ gồm 8 điều (Điều 94 – Điều
101). Có một số điểm mới sau:
- Hiến pháp năm 2013 chính thức khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền
hành pháp.
- Về cơ cấu, thành phần Chính phủ: Thành viên của Chính phủ bỏ cụm từ “các
thành viên khác”; bổ sung quy định “cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội
quy định”.
- Bỏ thẩm quyền Chính phủ trong việc quyết định điều chỉnh địa giới đơn vị hành
chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Hiến pháp đã thay đổi cách thức quy định về hình thức ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Chính phủ.
- Hiến pháp phân định cụ thể thẩm quyền của Chính phủ trong việc tổ chức đàm
phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết
định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh
Chính phủ.
- Quy định rõ hơn nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng đối với Chính phủ, nhất là
đối với hệ thống hành chính Nhà nước.
3. Tòa án nhân dân: gồm 5 điều, từ Điều 102 đến Điều 106. So với Hiến pháp
1992, Hiến pháp năm 2013 có một số điểm mới chủ yếu sau:
- Thứ nhất, khẳng định chính thức Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư
pháp.
- Thứ hai, khẳng định rõ hơn một số nguyên tắc tố tụng mang tính hiến định: nguyên
tắc xét xử hai cấp gồm sơ thẩm, phúc thẩm; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo
đảm.

- Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 quy định: Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối
cao và các Tòa án khác do luật định.
- Thứ tư, bổ sung quy định về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã thể hiện rõ nét về nhiệm vụ
của Tòa án, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ Tòa án.
- Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 không quy định về việc thành lập các tổ chức thích
hợp ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong nhân dân như Điều 127 Hiến pháp
năm 1992 mà để luật quy định.


Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lực
Nhà nước theo quy định Hiến pháp 2013. (4 điểm)
+ Về mặt tổ chức
+ Về phương thức hoạt động
+ Trong hoạt động lập pháp
+ Trong hoạt động giám sát
+ Trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 7: Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm
những cơ quan nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính
quyền địa phương đối với Nhân dân? (10 điểm)
* Xác định được các điều luật của Hiến pháp năm 2013 quy định những cơ quan
của cấp chính quyền địa phương. (1 điểm)
* Xác định cấp chính quyền địa phương theo quy định của Hiến pháp gồm có Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô
thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định (căn cứ vào khoản 2 điều
111). (2 điểm)
* Trình bày đầy đủ địa vị pháp lý và chức năng của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân (căn cứ vào khoản 1 điều 113 và khoản 1 điều 114). (2 điểm)
* Giải thích được lý do tại sao có sự sửa đổi từ Chương IX, Hiến pháp năm 1992

(sửa đổi, bổ sung năm 2001) là “Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” thành
chương IX, Hiến pháp năm 2013 với tên chương là “Chính quyền địa phương”. (2
điểm)
* Trình bày được nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa
phương đối với Nhân dân quy định tại các điều 112, khoản 2 điều 113 và khoản 2 điều
114 Hiến pháp 2013. (3 điểm)
+ Nhiệm vụ, quyền hạn chung của chính quyền địa phương.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
Câu 8. Hiến pháp 2013 quy định như thế nào về trách nhiệm của đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân? (10 điểm)
* Trình bày đầy đủ các nội dung:
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri và Nhân dân: (4 điểm)
- Liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri;
-Thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ
quan, tổ chức hữu quan;
- Thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc
hội;
- Trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri;


- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực
hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
- Phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân: (4 điểm)
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân
dân địa phương, có những trách nhiệm được quy định tại Điều 115 Hiến pháp 2013:
- Liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri,
- Thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội
đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri;

- Xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước,
nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
* Trình bày có ví dụ thực tiễn để minh họa. (2 điểm)
Câu 9. “… Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu
Hiến pháp năm 2013)
Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế
nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp? (20 điểm)
* Yêu cầu: Phần câu hỏi này trả lời theo suy nghĩ của bản thân, viết ngắn gọn,
súc tích, không quá 1.000 từ tương đương 3 trang A4).
II. VỀ HÌNH THỨC: (10 điểm)
- Bài dự thi có sự đầu tư về hình thức, trình bày sạch, đẹp và có hình ảnh minh
họa.


BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN
------------

BÀI DỰ THI VIẾT
“TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”

Người thực hiện: ………………………………
Ngày tháng năm sinh: …………………………
Giới tính: ……………………………………….
Dân tộc: …………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………….


Đà Nẵng, ngày… tháng… năm……




×