Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Xây dựng chương trình truyền thông cổ động cho chuỗi sản phẩm kẹo Chew của công ty bánh kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 65 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thoả mãn nhu cầu khách hàng, tăng doanh số bán, thu lợi nhuận, tạo
dựng hình ảnh cho công ty.... là những vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là ngày nay khi mà sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt, sản phẩm ngày càng đa dạng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
những chương trình truyền thông cổ động hiệu quả nhằm nâng cao vị thế cạnh
tranh của mình. Mặt khác, sức ép từ sự khan hiếm nguồn lực, nguyên vật liệu
đầu vào tăng làm giảm lợi nhuận bình quân hàng năm của các doanh nghiệp.
Đứng trước tình hình khó khăn như vậy các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào
truyền thông cổ động nhiều hơn nữa để thâm nhập và mở rộng thị trường, tạo
dựng nhiều mối quan hệ tích cực với các đối tác tranh thủ những cơ hội từ họ.
Công ty Hải Hà là một trong những công ty đứng ở vị trí hàng đầu trong
lĩnh vực sản xuất bánh kẹo của nước ta. Hải Hà hiện cũng đang đối đầu với
những thương hiệu mạnh trong nước như Kinh Đô, Bibica, đặc biệt là các loại
bánh kẹo nhập khẩu với mẫu mã đa dạng, hương vị phong phú. Chính vì vậy,
với đề tài: “Xây dựng chương trình truyền thông cổ động cho chuỗi sản
phẩm kẹo Chew của công ty bánh kẹo Hải Hà" sẽ giúp cho công ty quảng bá
được hình ảnh, cũng như sản phẩm kẹo Hải Hà ngày càng được nhiều người
biết đến và ưa chuộn hơn.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận
Chương 2 : Phân tích thực trạng truyền thông cổ động của công ty Hải Hà
trong thời gian qua.
Chương 3: Xây dựng chương trình truyền thông cổ động cho chuỗi sản
phẩm kẹo Chew của công ty bánh kẹo Hải Hà tại Thành phố Đà Nẵng.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình của


cô: Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh giúp em hoàn thành đồ án . Vì chưa có nhiều
kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô góp
ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn.


Xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG
1.1.1. Khái niệm truyền thông cổ động
Hệ thống truyền thông cổ động là việc sử dụng các công cụ marketing chủ yếu,
nhằm đạt được những thông tin cần thiết về hình ảnh, sản phẩm hay dịch vụ đến với
khách hàng mục tiêu.
Truyền thông cổ động là những hoạt động nhằm thay đổi lượng cầu trên những
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý và thị hiếu của khách hàng.
1.1.2. Bản chất của quan hệ truyền thông cổ động
Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền tin về sản phẩm và doanh
nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua. Vì vậy, có thể gọi đây là các hoạt động
truyền thông Marketing. Hai yếu tố quan trọng của truyền thông là gồm người gửi và
người nhận tin, nhưng trong quá trình truyền thông có nhiều yếu tố ảnh hưởng.
Mô hình các phần tử của quá trình truyền thông:
Phản hồi

Kênh truyền thông
Người gửi

Mã hóa

Giải mã

Nhiễu

Người nhận



Hình 1.1. Các yếu tố trong quá trình truyền thông
- Chủ thể truyền thông (người gửi): Là doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan, tổ chức
có nhu cầu gửi thông tin cho khách hàng mục tiêu của mình.
- Mã hóa: Là tiến trình chuyển ý tưởng thành những hình thức có tính biểu tượng
bằng một ngôn ngữ truyền thông nào đó như lời nói, bản nhạc, hành động.
- Thông điệp: Tập hợp những biểu tượng hay nội dung tin mà chủ thể truyền đi,
đó là những lợi ích của sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng.
- Phương tiện truyền thông: Các kênh truyền thông mà qua đó thông điệp do chủ
thể gửi tới người nhận.
- Giải mã: Tiến trình mà theo đó người nhận xử lý thông điệp để nhận tin và tìm
hiểu ý tưởng của chủ thể.
- Người nhận: Là đối tượng nhận tin, nhận thông điệp do chủ thể gửi tới.
- Phản ứng đáp lại: Tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp
nhận và xử lý thông điệp.
- Phản hồi: Một phần sự phản ứng của người nhận được truyền thông trở lại cho
chủ thể.
- Nhiễu: Là những yếu tố bóp méo trong quá trình truyền thông, khiến những gì
người nhận nhận được khác với thông điệp mà người gửi muốn gửi.
1.1.3. Vai trò của truyền thông cổ động
- Cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Thông tin cho những người mua hàng tiềm năng về các đặc tính và những lợi
ích của sản phẩm mà người mua hàng sẽ thu được khi sử dụng sản phẩm đó.
- Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
Nếu như sản phẩm là biến số quan trọng nhất, giá cả tạo ra lợi nhuận, phân phối
giúp tiêu thụ sản phẩm thì truyền thông cổ động được coi là biến số hấp dẫn nhất đối
với người mua. Bởi nó có tác dụng thúc đẩy mối quan tâm của khách hàng đến với sản
phẩm và ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
1.1.4. Các công cụ truyền thông cổ động
Hệ thống truyền thông cổ động gồm những công cụ sau:
- Quảng cáo: Là hình thức truyền thông không trực tiếp thực hiện thông qua các

kênh truyền thông và phải trả phí.
- Marketing trực tiếp: Là việc sử dụng các hình thức như thư tín, điện thoại hay
những công cụ khác để thông tin cho những khách hàng hiện có, tiềm năng và yêu cầu
họ đáp lại.
- Khuyến mại: Là những hình thức khích lệ ngắn hạn nhằm giới thiệu hay
khuyến khích như giảm giá, mua thử, dùng thử sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
- Bán hàng cá nhân: Là việc giới thiệu trực tiếp về sản phẩm hay dịch vụ bằng
hình thức nói chuyện trực tiếp với một hay nhiều người mua tiềm ẩn với mục đích bán


được hàng.
- PR: Là bao gồm các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao hay
bảo vệ hình ảnh công ty, sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó.
1.2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG
1.2.1.Nhận diện công chúng mục tiêu

Người truyền thông marketing phải bắt đầu công việc với một ý tưởng rõ ràng
về công chúng mục tiêu. Cần xác định rõ đối tượng cần truyền thông. Công chúng có
thể là những người mua tiềm năng đối với các sản phẩm của công ty, người sử dụng
hiện tại, người thông qua quyết định hay người có ảnh hưởng, cá nhân, các nhóm,
các giới đặc biệt hay công chúng nói chung. Việc chọn công chúng mục tiêu sẽ ảnh
hưởng sâu rộng đến quyết định của người truyền thông về chuyện nói cho ai, nói gì,
nói ở đâu và nói như thế nào.
Việc phân tích công chúng mục tiêu, tức là đánh giá hình ảnh hiện tại của công
ty trong lòng công chúng, hình ảnh của sản phẩm và các đối thủ cạnh tranh “Hình
ảnh là một tập hợp các niềm tin, ý tưởng và ấn tượng của con người về một đối
tượng”.
Lượng giá sự hiểu biết của công chúng mục tiêu về đối tượng bằng thước đo
múc độ quen thuộc như sau:


Chưa hề nghe

Chỉ mới nghe

Có biết chút ít

Biết khá nhiều Biết rõ

Nếu đa số các người đựơc phỏng vấn chỉ thuộc hai loại đầu tiên nêu trên,
thách thức của công ty là phải tạo nên múc độ biết đến sản phẩm nhiều hơn.
Đối với các người đã quen thuộc với sản phẩm, công ty có thể yêu cầu họ cho
biết cảm nghĩ của họ đối với sản phẩm đó theo thước đo mức độ ưa chuộng như
sau:

Rất không

Không ưa

Không có ý

ưa thích

thích

kiến

Ưa thích

Rất ưa thích



Nếu đa số các người đựơc phỏng vấn đều thuộc hai loại đầu công ty phải khắc
phục vấn đề hình ảnh xấu. Hai thước đo nêu trên có thể được kết hợp với nhau để
hiểu rõ hơn bản chất của thách thức đói với công viêc truyền thông của công ty đối
với khách hàng
1.2.1.Xác định mục tiêu truyền thông
Khi xác định được công chúng mục tiêu thì người truyền thông phải quyết định
những phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng là làm cho người mua mua
hàng và hài lòng.
Việc xác định mục tiêu truyền thông ở đây bằng việc áp dụng mô hình “mức độ
hiệu quả” (nhận thức, cảm thụ, hành vi) và mô tả 6 trạng thái sẵn sàng của người
mua( biết, hiểu, thích, chuộng, tin chắc và mua):
+ Biết: Khả năng nhận biết sản phẩm, nhãn hiệu và tên gọi sản phẩm
+ Hiểu: Nhận thức hai mức đầy đủ, tường tận hơn về sản phẩm của công ty.
+ Thích: những cảm nghĩ, thiện chí sau khi đã biết về sản phẩm của công ty.
+ Chuộng: Mức độ thích hơn so với các sản phẩm cạnh tranh.
+ Tin: Nhận định, rút ra kết luận sau khi nhận thức và cảm nhận về sản phẩm.
+ Mua: Thực hiện các hành vi sau khi nhận thức và cảm nhận được sản phẩm
1

Thiết kế thông điệp truyền thông
Sau khi đã xác định được đáp ứng mong muốn của người mua, tiếp theo cần

soạn thảo một thông điệp có hiệu quả, tức là muốn nói điều gì với người mua.
Thông điệp lý tưởng phải đạt đến sự chú ý (attention) của khách hàng, tạo được sự
thích thú (interest), khơi dậy được mong muốn (desire) và thúc đẩy được hành động
(action). Trong thực tế, ít có thông điệp nào đưa người tiêu dùng đi trọn vẹn, từ
trạng thái biết đến hành vi mua; tuy nhiên mô hình AIDA đưa ra được những tiêu
chuẩn đáng mong muốn. Việc tạo thành một thông điệp sẽ đòi hỏi giải quyết 4 vấn
đề: nói điều gì (nội dung thông điệp) nói thế nào cho hợp lí (cấu trúc thông điệp),

nói thế nào cho diễn cảm (hình thức thông điệp) và ai sẽ nói (nguồn phát thông
điệp)
1

Nội dung thông điệp


Người làm truyền thông phải hình dung được những điều sẽ nói với công
chúng mục tiêu để tạo ra nhưng phản ứng mong muốn đáp lại. Quá trình này là soạn
thảo lời mời chào, đề tài, ý tưởng hay rao bán đặc biệt.
Gợi dẫn thuần túy: gợi dẫn chứng minh những lợi ích mong muốn của sản
phẩm mang lại cho khách hàng.
Gợi dẫn cảm tính: khơi dậy những tình cảm tích cực hay tiêu cực đúng mức để
đưa đến việc mua.
Gợi dẫn đạo đức: hướng người ta đến sự ý thức về cái thiện, thúc giục sự ủng
hộ của mục tiêu có tính chất xã hội.
2

Cấu trúc thông điệp
Hiệu quả của một thông điệp phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc cũng như nội dung

của nó. Người truyền thông phải quyết định có nên đưa ra kết luận rõ ràng hay để
công chúng tự rút ra kết luận. Quyết định đưa ra những dẫn chứng đanh thép ở đầu
hay cuối thông điệp.
3
Hình thức thông điệp
Hình thức biểu đạt một thông điệp phải thật sự sinh động để cuốn hút sự chú ý,
quan tâm và dễ thuyết phục người mua. Đối với một ấn phẩm quảng cáo, người tuyên
truyền phải quyết định về tiêu đề, lời lẽ, minh hoạ, màu sắc và thể hiện theo cách đề
cao tính lạ thường và tương phản, hình ảnh và tiêu đề lôi cuốn, hình thức khác thường,

kích cỡ và vị trí gây được sự chú ý, hình ảnh sống động,…Nếu truyền qua Radio phải
chọn từ ngữ, cách phát âm và chất lượng giọng đọc (tốc độ đọc, nhịp điệu, cao độ và
mức độ rõ ràng và sức truyền cảm và giọng đọc).
Nếu thông điệp được thực hiện trên truyền hình hay giao tiếp trực tiếp, thì phải
cộng thêm vào những yếu tố khác nữa là ngôn ngữ của hình thể và phong cách (những
gợi ý không lời). Nếu thông điệp được truyền qua sản phẩm hay bao bì thì cần lưu ý
đến cách sắp đặt hương thơm, màu sắc, kích thước, kiểu dáng sản phẩm và bao bì.
4
Nguồn thông điệp
Sự tác động của thông điệp đối với người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng bởi việc
họ cảm nhận về người gửi như thế nào. Các thông điệp được gửi từ những nguồn đáng
tin cậy thường có tính thuyết phục cao.
Có ba yếu tố thường được thừa nhận là làm tăng mức độ tin cậy của nguồn:
• Tính chuyên môn biểu thị mức độ mà người truyền thông có được thẩm quyền để ủng
hộ một luận điểm.




Tính đáng tin liên quan đến việc nguồn được cảm nhận có mức độ khách quan và

trung thực ra sao.
• Tính thông dụng thể hiện mức hấp dẫn của nguồn truyền tải thông điệp đối với công
chúng. Vì vậy nguồn hữu hiệu nhất là nguồn đạt mức độ cao trong cả ba yếu tố nói
trên.
2

Lựa chọn công cụ và phương tiện truyền thông
Người truyền thông bây giờ phải chọn lựa các kênh truyền thông có hiệu quả để


truyền tải thông điệp đó. Kênh truyền thông có hai loại: kênh truyền thông cá nhân
(trực tiếp) và kênh truyền thông phi cá nhân(kênh gián tiếp).
• Kênh truyền thông cá nhân:
-

Kênh có tính chất giới thiệu: Sử dụng nhân viên bán hàng
Kênh có tính chất chuyên môn: Sử dụng chuyên gia
Kênh có tính chất xã hội: Sử dụng những người đã dùng sản phẩm để truyền thông
cho những người khác (kênh truyền miệng)



Kênh truyền thông phi cá nhân:

-

Truyền thông đại chúng: Báo đài, internet, băng rôn, phướn…
Bầu không khí: Khán giả, mùi vị, âm thanh, ánh sáng…
Các sự kiện: Họp báo, hội chợ…
3

Quyết định hệ thống truyền thông
Mỗi công cụ cổ động lại có những điểm đặc thù riêng và chi phí nhất định của

nó. Người làm marketing phải nắm được những đặc điểm này khi lựa chọn đâu là
công cụ của mình.
1
Đặc điểm của các công cụ cổ động
 Quảng cáo
Do có nhiều hình thức và cách sử dụng quảng cáo, nên khó có thể khái quát hoá

đầy đủ những điểm đặc thù của nó với tính cách là yếu tố cấu thành của hệ thống cổ
động. Nhưng dù sao thì cũng có thể nêu lên một số đặc điểm của hệ thống cổ động
như sau:
Tính đại chúng. Quảng cáo là một hình thức truyền thông mang tính đại chúng
rất cao. . Vì nhiều người nhận được một thông điệp như nhau, nên người mua biết


rằng mọi người cũng sẽ hiểu được động cơ mua sản phẩm đó của họ
Tinh sâu rộng. Quảng cáo là một phương tiện truyền thông rất sâu rộng, cho
phép người bán lặp lại một thông điệp nhiều lần. Nó cũng cho phép người mua nhận
và so sánh thông điệp của các đối thủ cạnh tranh.
Tính biểu cảm. Quảng cáo tạo ra những cơ hội để giới thiệu doanh nghiệp với
những sản phẩm của nó bằng cách sử dụng khôn khéo hình ảnh, âm thanh và màu sắc.
Tuy nhiên đôi khi tác dụng biểu cảm rất mạnh của công cụ này có thể làm mờ nhạt
hay đánh lạc hướng sự sự chú ý của thông điệp
Tính chung. Quảng cáo không thể có tính chất ép buộc như trường hợp đại diện
bán hàng của doanh nghiệp. Công chúng không cảm thấy mình có bổn phận phải chú
ý hay hưởng ứng. Quảng cáo chỉ có thể thực hiện độc thoại chú không phải đối thoại
với công chúng
Quảng cáo có thể sử dụng để tạo ra một hình ảnh lâu bền cho một sản phẩm, hay
đế kích thích tiêu thụ nhanh (Quảng cáo đối với siêu thị đối với đợt bán hàng cuối
tuần). Quảng cáo là một phương thức có hiệu quả để vươn tới nhiều người mua phân
tán về địa lí với chi phí thấp cho một lần tiếp xúc.
 Khuyến mãi
Mặc dù công cụ khuyến mãi như phiếu thưởng, cuộc thi, phần thưởng … rất đa
dạng, chúng đều có 3 đặc điểm sau:
Truyền thông. Chúng thu hút sự chú ý và thường cung cấp thông tin có thể đưa
người tiêu dùng đến với sản phẩm.
Khuyến khích. Chúng kết hợp việc nhân nhượng, khích lệ hay hỗ trợ nào đó có
giá trị đối với người tiêu dùng.

Mời chào. Chúng chứa đựng lời mời chào thực hiện ngay việc mua bán
Các doanh nghiệp sử dụng công cụ khuyến mãi để tạo ra phản ứng đáp lại mạnh
mẽ hơn và nhanh hơn. Có thể sử dụng các công cụ khuyãún mãi để chào hàng có hiệu
quả và phục hồi mức tiêu thụ đang sa sút. Tuy nhiên hiệu quả khuyên mãi thường
mang tính chất ngắn hạn và không có tác dụng tạo dựng sự ưa thích lâu dài đối với
nhãn hiệu đó.
 Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp bao gồm một số hình thức như thư gửi trực tiếp marketing


qua điện thoại, marketing điện tử v. v… với một số đặc điểm khác biệt là:
Không công khai. Thông điệp thưởng được chuyển đến một người cụ thể không
chuyển đến người khác.
Theo ý khách hàng. Thông điệp có thể được soạn thảo theo ý khách hàng và hấp
dẫn cá nhân người nhận.
 Quan hê công chung
Sức hấp dẫn của quan hệ công chúng xuất phát từ 3 đặc điểm sau:
Tín nhiệm cao. Nội dung và tính chất của thông tin có vẻ xác thực và đáng tin
cậy hơn đối với người đọc so với quảng cáo – Không cần cảnh giác. Quan hệ công
chúng cỏ thể tiếp cận động đảo khách hàng tiềm năng mà họ thường né tránh tiếp xúc
với nhân viên bán hàng và quảng cáo. Thông điệp đến người mua dưới dạng tin sốt
dẻo
Giới thiệu cụ thể. Giống như quảng cáo, quan hệ công chúng có khả năng giới
thiệu cụ thể doanh nghiệp hay sản phẩm.
 Bán hàng cá nhân
Cho phép tương tác 2 chiều : giữa người mua và người bán
Sự phù hợp của thông điệp. Thông điệp được chỉnh sửa và được cập nhật mới
nhất để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng
Ít xao lãng :gây sự chú ý của khách hàng nhiều hơn
Liên quan đến quy trình quyết định: tiếp xúc trực tiếp với KH nên biết nhu cầu

của họ và dễ dàng đưa ra những quyết định . .
Nguồn nghiên cứu thông tin: đó là nguồn thông tin chính xác nhất về khách
hàng mà công ty cần.
2
Các yếu tố quyết định sự thay đổi của hệ thống truyền thông cổ động
Khi xây dựng hệ thống cổ động của mình các doanh nghiệp thường chú ý đến
một số yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống này.
 Kiểu thị trường sản phẩm
Tầm quan trọng của các công cụ cổ động rất khác nhau trên thị trường hàng tiêu
dùng và thị trường tư liệu sản xuất. Các doanh nghiệp hàng tiêu dùng đánh giá theo
thứ tự quảng cáo, khuyên mãi, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng. Các doanh


nghiệp hàng tư liệu sản xuất đánh giá theo thứ tự bán hàng trực tiếp, khuyến mãi,
quảng cáo và quan hệ công chúng.
Trên thị trường tư liệu sản xuất quảng cáo không quan trọng bằng viếng thăm
chào hàng, tuy nhiên nó vẫn giữ một vai trò đáng kể.
 Chiến lược đẩy và kéo
Hệ thống cổ động chịu ảnh hưởng chủ yếu vào việc doanh nghiệp chọn một
trong hai chiến lược đẩy hay kéo tạo ra mức tiêu thụ:
Chiến lược đẩy: Đòi hỏi hoạt động marketing của nhà sản xuất (chủ yếu là lực
lượng bán hàng và khuyên mãi những người phân phối) hướng vào những người trung
gian của kênh để kích thích họ đặt hàng cũng như bán sản phẩm đó và quảng cáo nó
cho người sử dụng cuối cùng.
Chiến lược kéo: Đòi hỏi hoạt động marketing (chủ yếu là quảng cáo và khuyến
mãi đối với người tiêu dùng) hướng vào người sử dụng cuối cùng để kích thích họ
yêu cầu những người trung gian cung ứng sản phẩm và nhờ vậy kích thích những
người trung gian đặt hàng của nhà sản xuất
 Giai đoạn sẵn sàng của người mua
Các công cụ cổ động có hiệu quả chi phí khác nhau trong các giai đoạn sẵn sàng

khác nhau của người mua.
Quảng cáo và tuyên truyền giữ vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn biết đến,
Sự hiểu biết đầy đủ của khách hàng chịu tác động chủ yếu của quảng cáo và bán hàng
trực tiếp.Việc tái đặt hàng cũng chịu tác động chính của bán hàng trực tiếp và khuyên
mãi, và một phần nào đó của quảng cáo nhắc nhở. Rõ ràng là quảng cáo và tuyên
truyền có hiệu quả của chi phí lớn nhất trong những giai đoạn đầu của quá trình thông
qua quyết định của người mua, còn bán hàng trực tiếp và khuyến mãi thì có hiệu quả
nhất trong các giai đoạn cuối.
 Giai đoạn trong chu kì của sản phẩm
Các công cụ khuyến mãi cũng có hiệu quả của chi phí khác nhau trong những
giai đoạn khác nhau của chu kì sống của sản phẩm .


Trong giai đoạn giới thiệu, quảng cáo và tuyên truyền có hiệu quả chi phí cao
nhất sau đó đến kích thích tiêu thụ để kích thích dùng thử và bán hàng trực tiếp để
chiếm lĩnh địa bàn phân phối.
Trong giai đoạn phát triển, tất cả các công cụ đều có thể có hiệu quả giảm đi, bởi
vì nhu cầu đã có đòn bẩy riêng của nó là lời đồn.
Trong giai đoạn sung mãn kích thích tiêu thụ, quảng cáo và bán hàng trực tiếp
đều có tầm quan trong tăng lên theo thứ tự đó.
Trong giai đoạn suy thoái kích thích tiêu thụ vẫn tiếp tục có tác dụng mạnh,
quảng cáo và tuyên truyền thì giảm đi và nhân viên bán hàng chỉ thu hút sự chú ý tối
thiểu đến sản phẩm.
 Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
Những nhãn hiệu thượng hạng được lợi nhiều từ quảng cáo hơn là khuyên mãi.
Đối với những nhãn hiệu thượng hạng tỉ suất lợi nhuận của trên vốn đầu tư tăng lên
khi tỉ số chi phí của quảng cáo khuyến mãi tăng.
4
Dự trù ngân sách truyền thông cổ động
Sau khi đã lập kế hoạch và định hướng truyền thông đến với khách hàng mục

tiêu, doanh nghiệp phải quyết định ngân sách dành cho việc cổ động và phân chia
ngân sách hợp lý cho từng công cụ cổ động.
Có bốn phương pháp phổ biến được xác định để xác định ngân sách cổ động
1
Phương pháp tùy khả năng
Phương pháp tùy khả năng: lấy tổng doanh thu trừ các hoạt động, chi phí đầu tư
và dành ra một số nào đó trong tiền quỹ còn lại cho cổ động.
Định ngân sách truyền thông cổ động theo phương pháp này khá đơn giản và
nằm trong khả năng chi trả của doanh nghiệp.. Tuy nhiên, phương pháp xác định ngân
sách này hoàn toàn bỏ qua vai trò của cổ động như một khoản đầu tư và ảnh hưởng
tức thời của cổ động đến khối lượng tiêu thụ. Nó dẫn đến một ngân sách cổ động hằng
năm không xác định, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch truyền thông dài hạn.
2
Phương pháp phần trăm doanh thu
Định kinh phí cổ động theo một tỉ lệ phần trăm nhất định trên doanh số bán hàng
hiện tại hay doanh số dự kiến hoặc trên giá bán.
CPCĐ = Doanh thu năm báo cáo * % cổ động
Phương pháp này có ưu điểm: Là chi phí cổ động sẽ thay đổi tuỳ theo khả năng
của doanh nghiệp, khuyến khích ban lãnh đạo nghĩ đến mối liên hệ giữa chi phí cổ
động, giá bán và lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm. Đồng thời ổn định cạnh tranh ở mức


độ mà các doanh nghiệp chi cho cổ động một tỉ lệ phần trăm doanh thu của mình xấp
xỉ ngang nhau.
Mặc dù vậy phương pháp này cũng có một số nhược điểm. Nó dẫn đến chỗ xác
định ngân sách căn cứ vào ngân quỹ hiện có chứ không phải theo những cơ hội của thị
trường. Nó không khuyến khích việc cổ động không theo chu kì hay chi phí tiến công.
Sự phụ thuộc của ngân sách cổ động vào biến động của mức tiêu thụ hằng năm sẽ gây
trở ngại cho việc lập kế hoạch dài hạn.
3

Phương pháp cân bằng cạnh tranh
Một số doanh nghiệp xác định ngân sách của mình theo nguyên tắc bảo đảm
ngang bằng với chi phí của đối thủ cạnh tranh. Họ tin chắc rằng bằng cách chi một tỉ
lệ phần trăm doanh thu bán hàng cho quảng cáo ngang bằng với đối thủ cạnh tranh họ
sẽ duy trì được thị phần của mình
Xác định chi phí theo phương pháp này, sẽ dựa trên mức chi phí hợp lí của tập
thể ngành và việc duy trì cân bằng cạnh tranh giúp ngăn chặn các cuộc chiến tranh cổ
động. Tuy nhiên, áp dụng theo phương pháp này không phục vụ cho mục tiêu của
doanh nghiệp và không khai thác được lợi thế của doanh nghiệp.
4
Phương pháp mục tiêu, nhiệm vụ
Phương pháp này đòi hỏi những người làm marketing phải xây dựng ngân sách
cổ động của mình trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ cần phải hoàn
thành để đạt được mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện những nhiệm vụ đó.
Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện được nhiều hoạt động truyền thông cổ
động tuy nhiên dễ dẫn đến sự bội phí trong cổ động do không có căn cứ xá định chi
phí rõ ràng.
2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG
Sau khi thực hiện kế hoạch cổ động người truyền thông phải đo lường tác động
của nó đến công chúng mục tiêu. Việc này đòi hỏi phải khảo sát công chúng mục tiêu
xem họ có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp đó không, họ đã nhìn thấy nó bao nhiêu
lần, họ ghi nhớ được những điểm nào, họ cảm thấy như thế nào về những thông điệp
đó, thái độ trước kia và hiện nay của họ đối với sản phẩm đó và doanh nghiệp. Người
truyền thông cũng cần có những thu nhập những số đo hành vi phản ứng đáp lại của
công chúng.
• Các phương pháp nghiên cứu hiệu quả truyền thông:
- Phương pháp trắc nghiệm trước


Đánh giá trực tiếp: Một nhóm khách hàng hoặc một nhóm chuyên viên quảng

cáo được cho xem trước một loạt quảng cáo và được yêu cầu đánh giá chúng. Câu hỏi
có thể là “ Theo bạn thì mẫu QC nào có tác động khiến bạn mua mốn hàng đó nhât?”
Các kết quả đánh giá này được sử dụng để đánh giá mức độ chú ý, đọc hết, hận thức,
tác động và dẫn đến hành động của quảng cáo. Kiểu tính điểm trực tiếp này ít tin cậy
hơn những bằng chứng cụ thể về tác động của một mẫu quảng cáo, nhưng nó cũng lọc
ra những mẫu QC dở.
+ Trắc nghiệm cặp giấy: Nhiều khách hàng cho xem một cặp giấy các mẫu quảng cáo
trong bao lâu tùy ý. Sau đó họ được hỏi nhớ tối đa bao nhiêu mẫu quảng cáo, và đó
là những mẫu nào. Kết quả thu được sẽ chỉ rõ những mẫu nào nổi bật và ngôn từ dễ
hiểu, dễ nhớ.
- Trắc nghiệm sau
+ Trắc nghiệp hồi tưởng: Nhà nghiêp cứu yêu cầu những người đã được tiếp xúc với
quảng cáo hãy nhớ lại tất cả mẫu quảng cáo và sản phẩm trược truyền thông trong
chương trinhg vừa xem. Điểm số hồi tưởng được sẽ dùng để đo lường khả năng thu
hút chú ý của mẫu quảng cáo.
+ Trắc nghiệm xác nhận: Ở đây những độ giả sẽ nhận được một tờ tạp chí chẳng hạn
và được yêu cầu chỉ ra cái mà họ đã thấy trước đó. Với từng mẫu quảng cáo có ba
cấp độ đọc: Có ghi nhận ( là tỉ lệ số độc giả nói họ đã thấy mẫu quảng cáo đó trước
đây): Đã thấy và liên tưởng ( là tỉ lệ độc giả mua ngay sản phẩm được quảng cáo); Đã
-

đọc hầu hết ( là tỉ lệ độc giả đã đọc thực sự hoặc gần hết những lời quảng cáo).
Ngiên cứu hiệu quả doanh số
Hiệu quả của quảng cáo về doanh sô thường khó do lường hiệu quả truyền
thông vì doanh số chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoài quảng cáo như chủng loại,
giá cả, cách thức bán hàng, tác động cạnh tranh,…
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng vận dụng những phân tích thực nghiệm và phân
tích lịch sử để đo lường doanh số của quảng cáo:
+ Phương pháp lịch sử: Là việc đối chiếu doanh số và ngân sách quảng cáo từ
những kỳ trước trong quá khứ tới hiện tại theo kỹ thuật thống kê tiên tiến.

+ Phương pháp thực nghiệm: Triển trai mức chi phí khác nhau cho các khu vực thị
trường và đo mức biến động doanh số thực tế trên đó.


Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông cổ động của công
ty bánh kẹo Hải Hà trong thời gian qua.

2.1.Giới thiệu tổng quan về công ty bánh kẹo Hải Hà.
Tên công ty: Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Tên giao dịch: HAIHA Company (HAIHACO).
Trụ sở: 25 – Đường Trương Định – Hai Bà Trưng – Tp. Hà Nội.
Số điện thoại: 0438632956/ 043863204.
Website: www.haihaco.com.vn

Hình 2.1: Logo công ty bánh kẹo Hải Hà


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập ngày 25/12/1960, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
(HAIHACO) tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất khoảng 2.000 tấn/năm. Trải
qua hơn 50 năm phấn đấu và trưởng thành, HAIHACO đã không ngừng lớn mạnh, với
quy mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/năm và là một trong những thương hiệu bánh kẹo
lớn nhất tại Việt Nam. Trong thời gian hình thành và phát triển đó, công ty đã trải qua
các giai đoạn sau:


Giai đoạn 1959 – 1969:
Trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc xuất phát từ kế hoạch 3 năm
(1958 – 1960) của Đảng, ngày 01/01/1959 Tổng công ty nông thủy sản miền Bắc đã

quyết định xây dựng xưởng thực nghiệm làm nhiệm vụ nghiên cứu hạt trân châu. Từ
giữa năm 1954 – 4/1960 thực hiện chủ trương của Tổng công ty Nông thủy sản miển
Bắc anh chị em công nhân đã bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất thử mặt hàng miến.
Sau đó, 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời, đi vào hoạt động với máy móc thô
sơ.
Do vậy sản phẩm chỉ bao gồm: Miến, nước chấm, mạch nha.
Năm 1966, việc thực vật đã lấy nơi đây làm cơ sở vừa thực nghiệm vừa sản xuất
các đề tài thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất nhắm giải quyết
hậu cần tại chỗ. Từ đó, nhà máy đổ tên thành nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà
trực thuộc bộ lương thực thực phẩm quản lý. Ngoài sản xuất tinh bột ngô còn sản xuất
nước tương, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, bánh mì, bột dinh dưỡng trẻ
em…



Giai đoạn 1970 – 1980:
Tháng 6/1970 thực hiện chỉ thị của bộ lương thực thực phẩm, nhà máy chính
thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của nhà máy kẹo Hải Châu bàn giao sang với công
suất 900 tần/năm, với số công nhân viên là 555 người. Nhà máy đổi tên thành nhà
máy thực phẩm Hải Hà. Nhiệm vụ chính của nhà máy là sản xuất kẹo, mạch nha, tinh
bột.




Giai đoạn 1981 – 1990:
Năm 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ VI đất nước ta từng bước chuyển sang nền
kinh tế thị trường. Đây chính là giai đoạn thử thách đối với nhà máy.
Năm 1987, xí nghiệp được đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà thuộc bộ
công nghiệp và nông nghiệp thực phẩm quản lý. Thời kỳ này nhà máy mở rộng sản

xuất với nhiều dây chuyền sản xuất mới. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi
trên cả nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu.



Giai đoạn 1991 đến nay:
Tháng 1/1992 nhà máy thực thuộc bộ công nghiệp nhẹ quản lý, trước biến động
của thị trường nhiều nhà máy đã phá sản nhưng Hải Hà vẫn đứng vững và vương lên.
Trong năm 1992, nhà máy thực phẩm Việt Trì sát nhập vào công ty và năm 1995 công
ty kết nạp thành viên mới là nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định.
Tháng 7/1992, nhà máy được quyết định đổi tên thành công ty bánh kẹo Hải Hà
tên giao dịch là (HaiHaCo) thuộc bộ công nghiệp nhẹ. Mặt hàng sản phẩm chủ yếu là:
Kẹo sữa dừa, kẹo hoa quả, cà phê, cốm, bánh biscuit, bánh kem xốp.
Trong quá trình phát triển công ty đã liên doanh với:
Năm 1993 công ty liên doanh với công ty Kotobuki của Nhật Bản thành lập liên
doanh Hải Hà – Kotobuki. Tỷ lệ vốn góp là: Hải Hà 30% (12 tỷ đồng), Kotobuki
70%(28 tỷ đồng).
Năm 1995 thành lập liên doanh Miwon với Hàn Quốc tạo Việt Trì với số vốn góp
của Hải Hà là 11 tỷ đồng.
Năm 1996 thành lập liên doanh Hải Hà – Kameda tại Nam Định vốn góp của Hải
Hà là 4,7 tỷ đồng. Nhưng do hoạt động không hiệu qủa nên đến năm 1998 thì giải thể.
Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hoá theo quyết định số 192/2003/QĐ-BCN
ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp.
08/11/2007 Công ty được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội.


Năm 2009, công ty nhận chứng chỉ ISO 22000: 2005, khẳng định hệ thống quản
lý chất lượng của công ty đạt yêu cầu cao.
Thành tích : Các thành tích của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được Ðảng và Nhà Nước

công nhận :
+ 4 Huân chương Lao động Hạng Ba (năm1960 – 1970)
+ 1 Huân chương Lao động Hạng Nhì (năm 1985)
+ 1 Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 1990)
+ 1 Huân chương Ðộc lập Hạng Ba ( năm 1997)
+ Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2017
Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tặng nhiều Huy chương Vàng, Bạc
trong các cuộc triển lãm Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt nam, triển lãm Hội chợ thành
tựu kinh tế quốc dân, triển lãm kinh tế- kỹ thuật- Việt nam và Thủ đô.
Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được người tiêu dùng mến mộ và bình
chọn là “Hàng Việt nam chất lượng cao” trong 18 năm liền. Từ năm 1997 đến năm 2015.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước, song trong cơ chế thị
trường công ty độc lập tự chủ hơn trong các vấn đề tổ chức, quản lý sản xuất hoạch
toán kinh doanh từ đó làm tăng tính nhanh nhạy năng động hơn cho tổ chức. Theo quy
đinh của nhà nước cũng như các quy định của công ty đóng về quyền hạn, chức năng
nhiệm vụ thì ta thấy công ty đóng một vai trò rất qua trọng với trách nhiệm khá nặng
nề đối với khu vực kinh tế nhà nước nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới công ty phải thực hiện một số chức
năng nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, công ty tự chủ sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo để cung cấp
cho nhu cầu hằng ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ hai, Công ty liên doanh sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường
khu vực và thế giới đồng thời nhập khẩu thiết bị, công nghệ, máy móc, nguyên vật
liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty.


Thứ ba, ngoài sản xuất bánh kẹo là chính công ty còn kinh doanh các mặt hàng
khác để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được vật tư,

lao động đảm bảo đời sống cho người lao động. Từng bước đưa công ty lớn mạnh trên
thương trường.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Công ty
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà :

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Bánh kẹo Hải Hà
2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban, bộ phận trong Công ty:
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật
Doanh nghiệp 2005. Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp, các
Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại
hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/03/2007 là cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của
Công ty.
Đại hội đồng cổ đông :
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty
theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương


chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra
cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị :
Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc
ĐHĐCĐ quyết định.
Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại
hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho
từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban kiểm soát :
Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị
và điều hành của Công ty.
Ban điều hành :

Do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng giám đốc, ba Phó Tổng giám đốc, một Kế
toán trưởng. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật của
Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến
hoạt động hàng ngày của Công ty. Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT
bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc.
2.1.4. Hoạt động chính của Công ty
2.1.4.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:


Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.



Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản
phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác.



Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.

2.1.4.2. Sứ mệnh của Công ty


Hải Hà với sứ mệnh nâng cao tinh thần ''Người Việt dùng hàng Việt''.
2.1.4.3 Mục tiêu hoạt động của công ty
+ Những thành tích HAIHACO đã đạt được trong thời gian qua cho phép khẳng định
bánh kẹo do Công ty sản xuất sẽ tiếp tục chiếm ưu thế tại thị trường nội địa. Tuy
nhiên, doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển để không chỉ giữ vững vị trí của
mình mà còn phải nhắm đến cả thị trường dành cho người có thu nhập cao.

Trước nhu cầu trong và ngoài nước ngày càng tăng đối với những sản phẩm
bánh kẹo có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện dụng, HAIHACO định hướng đầu tư
vào đổi mới trang thiết bị, phát triển thêm những dòng sản phẩm mới để đáp ứng nhu
cầu của thị trường và phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của Công ty, phấn đấu
giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt
Nam.
Trong năm 2007, Công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất bánh mềm phủ
sôcôla và bánh snack. Trong những năm tới, Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh bộ phận
nghiên cứu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao và hướng tới xuất khẩu.
Xác định sản phẩm kẹo Chew, kẹo Jelly, kẹo xốp, bánh kem xốp, bánh mềm
cao cấp, bánh phủ sôcôla và các sản phẩm dinh dưỡng là những sản phẩm chủ lực của
HAIHACO. Tiếp tục cơ cấu danh mục sản phẩm, chú trọng các mặt hàng đem lại lợi
nhuận cao.
Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với các
doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu Công ty trở thành một
thương hiệu mạnh trong nước và khu vực.
Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định hàng năm, phấn đấu doanh thu
đến năm 2020 đạt 390 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng.
Kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực, thu hút lực lượng lao
động giỏi, lành nghề. Không ngừng cải thiện điều kiện việc làm và các chế độ phúc lợi
cho người lao động.


+ Công ty bánh kẹo Hải Hà không ngừng chủ động với thị trường, khách hàng và
người tiêu dùng thông qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo, quảng bá,
marketing.
+ Công ty bánh kẹo Hải Hà luôn có mục tiêu dài hạn đó là luôn luôn dẫn đầu thị
trường trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo cho người tiêu dùng Việt Nam.
+ Đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mới cao cấp, xây dựng và mở rộng

nhà xưởng tăng công suất hiện tại để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường. Tối
ưu hóa chi phí.
+ Xây dựng thương hiệu mạnh vững vàng cùng năm tháng, tuyên truyền quảng bá sản
phẩm mới tới người tiêu dùng một cách tốt nhất, mở rộng kênh phân phối và đảm bảo
hoạt động một cách tốt nhất.
+ Xây dựng dội ngủ lảnh dạo có kinh nghiệm, đồng thời phảo xây dựng đội ngủ nhân
viên có đủ năng lực, tăng cường đồng bộ các nguồn lực nội bộ và bên ngoài, đồng thời
hợp tác với các nhà cung cấp chiến lược, chiêu mộ đội ngủ nhân sự cấp cao để làm
việc, kết hợp với đội ngủ nhân sự hiện tại để nâng cao hiệu quả cạnh tranh

2.1.4.4. Lợi thế cạnh tranh
Công ty bánh kẹo Hải Hà sở hữu một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt
Nam, sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà nói chung cũng như sản phẩm kẹo Chew liên tục
được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" trong nhiều năm
liền từ 1996 đến nay. Gần đây nhất, HAIHACO được bình chọn vào danh sách 100
thương hiệu mạnh của Việt Nam.
Thương hiệu HAIHACO đã được đăng ký sở hữu bảo hộ công nghiệp tại Việt
Nam và một số nước châu Á như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Nga,
Singapore…..
Nhiều sản phẩm của Hải Hà chiếm lĩnh thị trường từ khi mới xuất hiện, có
hương vị thơm ngon đặc trưng như kẹo chew, kẹo mềm, kẹo jelly. Công ty đặc biệt
chú trọng đến công nghệ và vấn đề bảo hộ độc quyền cho các dòng sản phẩm như
ChewHaiha, Haihapop, Miniwaf, ChipHaiha, Snack -Mimi và dòng sản phẩm mới sắp


tung ra thị trường như Long-pie, Long-cake, Hi-pie, Lolie...khiến lĩnh vực sản xuất
bánh kẹo của Hải Hà có ưu thế vượt trội.
Sản phẩm của HAIHACO rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chủng
loại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Có những sản phẩm mang hương vị hoa
quả nhiệt đới như Nho đen, Dâu, Cam, Chanh..., có những sản phẩm mang hương vị

sang trọng như Chew cà phê, Chew caramen, sôcôla....lại có những sản phẩm mang
hương vị đồng quê như Chew Taro, Chew đậu đỏ, Cốm...Mặt khác các sản phẩm Bánh
kẹo Hải Hà luôn luôn có chất lượng đồng đều, ổn định nên được người tiêu dùng đặc
biệt là ở miền Bắc rất ưa chuộng. Thị phần của công ty ở thị trường này rất lớn.
Quan hệ liên kết với các nhà sản xuất nguyên liệu trong và ngoài nước đảm
bảo để ổn định nguồn nguyên liệu và giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu.
2.1.4.5. Hệ thống phân phối của công ty bánh kẹo Hải Hà


Khu vực miền Bắc :

+

Trụ sở chính: 25 – Đường Trương Định – Hai Bà Trưng – Tp. Hà Nội.

+

Chi nhánh: Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên.



Khu vực miền Trung:
Chi nhánh thành phố Ðà Nẵng: 134 - Ðường Phan Thanh - Quận Thanh Khê Thành phố Ðà Nẵng



Khu vực miền Nam:
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Lô 27, Đường Tân Tạo, Khu Công Nghiệp
Tân Tạo, Q.Bình Tân - Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.4.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà trong thời

gian qua
Trong thời gian qua Công ty bánh kẹo Hải Hà đã thực hiện chiến lược thâm nhập
vào thị trường trong nước để mở rộng thị phần, mở rộng thị trường sang các nước
trong khu vực và trên thế giới, cố gắn phát triển để trở thành một Công ty có kinh tế
mạnh, là công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam và châu Á.


Đồng thời kết hợp với chiến lược mở rộng thị phần: Công ty tập trung vào đổi
mới trang thiết bị để năng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm,
củng cố và đẩy mạnh việc mở rộng thị phần thị trường trong nước.
Về chiến lược thương mại hóa quốc tế, công ty hướng đến xuất khẩu sản phẩm
kẹo Chew Hải Hà sang các nước trong khu vực. Hải Hà đang cố gắn trở thành một nhà
cung ứng kẹo Chew cho những khách hàng tầm cỡ quốc tế. Các chứng chỉ về chất
lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chính là công cụ để Hải Hà thực thi cho chiến
lược này.
Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2009 - 2017
ĐVT: VNĐ

Năm

2017

2009

1. Tổng doanh thu

531.268.764.831

462.754.505.397


2. Tổng chi phí

506.057.947.122

435.603.753.217

3. Lợi nhuận trước thuế

25.210.817.691

27.150.752.180

4. Lợi nhuận sau thuế

18.908.113.269

20.363.064.134

Nhìn vào bảng tình hình hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu nưm 2017 tăng
14,8% so với năm 2009. Tổng chi phí tăng 16,17% so với năm 2009. Lợi nhuận trước
thuế năm 2017 giảm 7,2% so với năm 2009. Và lợi nhuận sau thuêa năm 2017 so với
năm 2009 cũng giảm 7,2%.
Qua số liệu thống kê trên ta nhận ra rằng tuy doanh thu năm 2017 tăng so vơi
năm 2009 nhưng do biến động về giá nguyên vật liệu lớn nên tổng chi phí sản xuất
tăng cao, điều này dẫn đến lợi nhuận năm 2017 giảm so với năm 2009.
2.2. Giới thiệu về sản phẩm kẹo Chew của công ty bánh kẹo Hải Hà


Hình 2.2: Logo sản phẩm kẹo Chew của Hải Hà


2.2.1. Dây chuyền sản xuất kẹo Chew
Công nghệ tiên tiến này được Hải Hà sử dụng để sản xuất kẹo Chew chất luợng
cao với năng suất lớn. Dây chuyền sản xuất kẹo Chew gồm những loại máy chính sau:


Nồi nấu kẹo:
Thiết bị chủ yếu đuợc dùng để đuờng hóa và nấu kẹo.


+

Thiết bị nấu kẹo chân không liên tục màng siêu mỏng:
Cô đặc màng siêu mỏng trong môi trường chân không, nhiệt độ thấp
trong thời gian ngắn.

+

Điều khiển tự động bằng PLC, màng hình cảm ứng tiếp xúc, tham số
công nghệ được menu hoá.



Máy khuấy sục khí:
Sục khí làm cho kẹo có độ mềm tốt hơn.



Máy đùn thành hình:
Khoang đùn kép, đùn ra hai màu, động cơ điều tốc biến tần, tự động cân bằng

nhiệt, 3 khu vực điều khiển nhiệt, tự động cung cấp nước.




Đuờng hầm làm mát:
Động cơ điều tốc biến tần, tự động cân bằng nhiệt, giảm nhiệt, băng tải kéo dài.



Máy cắt và đóng gói tự động:

+

Tất cả các thao tác của máy đều do PLC điều khiển. Sự thay đổi kích
thước và khởi động sản xuất rất nhanh chóng, do bộ phận này đã định vị chuẩn xác,
không cần thay đổi hoặc điều chỉnh, trục thay giấy thay đổi nhanh chóng, thuận tiện.

+

Tất cả các bộ phận tiếp xúc với sản phẩm được chế tạo từ vật liệu không
có tính chất độc có thể dùng cho thực phẩm.



Máy đóng gói kẹo cây:

Tự động phun dầu bôi trơn, dầu bôi trơn được chứa trong mâm chứa có thể tháo rời.



Máy trộn fondant:
Máy dùng để trộn chất phụ liệu Fondant dùng trong sản xuất kẹo Chew.
2.2.2. Sản phẩm kẹo Chew Hải Hà
Dẫn đầu trong cơ cấu doanh thu của công ty là nhóm sản phẩm kẹo chew Hải Hà
với sản lượng tiêu thụ của kẹo chew gối và chew nhân đạt 4.287 tấn, doanh thu tăng từ
27,7% năm 2004 lên 32% năm 2006. Xét về dòng kẹo chew, HAIHACO giữ vị trí số 1
về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Trong tương lai gần sản phẩm của
các đối thủ cạnh tranh như Bibica, Perfectti Van Melle sẽ chưa phải là thách thức lớn
nhất đối với HAIHACO. Sản phẩm kẹo chew Hải Hà đã được chứng nhận đạt tiêu
chuẩn chất lượng theo bộ tiêu chuẩn TC 10 CH - 01.03. Kẹo Chew có nhiều hương vị
đậm đà với công suất 20 tấn/ngày.
Hiện nay, sản phẩm kẹo Chew Hải Hà có hai loại chính với mười hai hương vị:
dâu, khoai môn, sôcôla, cam….dễ dàng cho khách hàng lựa chọn những hương vị kẹo
Chew mà minh yêu thích. Sau đây là hình ảnh và đơn giá của sản phẩm kẹo Chew:



Sản phẩm kẹo Chew gối:


×