Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 25 trang )

Kính chào quí thầy cô cùng các em học sinh thân mến!
Năm học mới 2017 – 2018 chỉ hơn một thánh nữa cũng bắt đầu. Theo định hướng chung của
Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm học tới về cơ bản vẫn giữ hình thức thi THPT Quốc gia
tương tự như năm 2017. Nhưng về lượng kiến thức thì đề thi được ra trong chương trình của lớp
11 và lớp 12. Như vậy phổ kiến thức thi rất rộng, nhiều vấn đề mới trong đề thi, sự nỗ lực của
em cũng gấp đôi năm 2017.
Để góp phần ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức, vận dụng làm các bài tập trắc nghiệm
giúp cho các em đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2018. Tôi xin giới thiệu đến quí
thầy cô và các em hai bộ tài liệu sau:
- Bộ tài liệu ôn tập lí thuyết sinh học 11 (95 trang) gồm: Hệ thống các kiến thức thành
các chủ đề, xây dựng lại kiến thức cho hợp lôgic, tích hợp thêm các kiến thức nâng cao và các
hình ảnh sinh động.
- Bộ tài liệu bài tập trắc nghiệm sinh học 11 (184 trang) gồm: Các bài tập trắc nghiệm
theo từng bài, từ dễ đến nâng cao, các bài tập trắc nghiệm khai thác kênh hình; các bài tập định
lượng về quang hợp, hô hấp và sinh lí thực vật.
Qua sưu tầm biên tập lại theo từng bài học và biên soạn mới các câu hỏi nâng cao, câu hỏi
vận dụng sát sườn trong chương trình sinh học 11. Tôi hy vọng tài liệu này sẽ giúp quí thầy cô
trong giảng dạy và giúp các em ôn tập hiệu quả trong kì thi THPT Quốc gia năm 2018
Để ghi nhận đóng góp của tác giả, đồng thời cũng là động lực để tác giả có thêm nhiều nhiệt
quyết mới để biên tập và biên soạn các tài liệu tiếp theo hay hơn. Mong quí thầy cô và các em
học sinh mua ủng hộ tài liệu này

- Bộ tài liệu lí thuyết sinh học 11 (95 trang) giá 20.000 (hai mươi nghìn
đồng)
- Bộ tài liệu bài tập trắc nghiệm sinh học 11 (184 trang) giá 50.000 (năm
mươi nghìn đồng)
- Hình thức giao dịch:
+ Quí thầy cô và các em học sinh nạp card qua số điện thoại 0983636150
+ Chuyển khoảng qua tài khoản Lê Hồng Thái, số tài khoản:
5703215010014, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Gò Dầu, Tây Ninh.


+ Quí thầy cô có thể đăng nhập vào tài khoản Bigschool của tôi:
lehongthaisumo, trong mục tài liệu bài giảng.
Lưu ý:
+ Quí thầy cô và các em học sinh trước khi quyết định mua tài liệu thì liên
hệ với tác giả qua số điện thoại trên, gửi email của mình cho tác giả. Chúng
tôi sẽ chuyển cho quí thầy cô và các em file word để dễ dàng chỉnh sửa,
+ Khi giao dịch mà qui thầy cô và các em chưa nhận dược thì quí thầy cô
liên hệ lại nói rõ thông tin lại đã mua chúng tôi sẽ gởi lại cho quí thầy cô
PS: Mong rằng quí thầy cô và các em ủng hộ tác giả là dùng tài liệu này vào trong giảng dạy và
học tập không chia sẽ trên các trang khác nhau

1


SAU ĐÂY TÔI XIN GIỚI THIỆU VÀI TRANG TÀI LIỆU CHO QUÍ THẦY CÔ VÀ
CÁC EM THAM KHẢO
CHUYÊN ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
I. TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CÂY.
1. Cấu trúc phân tử nước.
- Nước gồm hai nguyên tử H và một nguyên tử oxi liên kết cộng hóa trị. Nguyên tử oxi có lực
hút mạnh đối với hidro nên làm cho điện tử từ nguyên tử hidro bị lệch khỏi vị trí bình thường,
do đó phân tử nước bị phân cực mạnh (lưỡng cực), đầu nguyên tử O tích điện âm, đầu nguyên tử
H tích điện dương.
- Do tính phân cực nên nước dễ dàng cho H phản ứng với oxi của các phân tử khác. Chúng cũng
liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô, đồng thời liên kết mạnh với các phân tử phân cực khác,
2. Tính chất của nước
- Tính phân cực: Do cặp electron dùng chung trong liên kết hóa trị bị lệch về phía nguyên tử O
nên vùng nguyên tử O mang điện tích âm (-), vùng nguyên tử H mang điện tích dương (+).
- Tính liên kết hiđrô của nước: Do các phân tử nước phân cực nên các phân tử nước có thể
liên kết với nhau nhờ các liên kết hiđrô (được hình thành giữa đầu nguyên tử O tích điện âm và

đầu nguyên tử H tích điện dương) tạo nên cột nước liên tục hoặc tạo màng phin bề mặt khối
nước.
- Tính điều hòa nhiệt đột của nước: Nước điều hòa nhiệt độ bằng cách hấp thụ nhiệt từ không
khí khi nóng quá và thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh.
- Tính cách li của nước nhờ trạng thái đá đông nổi: Khi nhiệt độ thấp hơn 00C nước bị đông
thành đá nhưng không chìm xuống dưới mà nổi lên trên bề mặt tạo nên một lớp cách li ở phía
dưới sâu, do đó vào mùa đông nước đóng băng các sinh vật vẫn có thể sống trong nước ở các
tầng sâu dưới lớp băng.
3. Vai trò của nước trong đời sống của thực vật.
a. Vai trò hiđrat hóa của nước
- Nước có liên kết hidro đã liên kết với các phân tử có oxi khác hoặc với nhóm khác có điện tích
âm tạo nên một vài tầng nước. Lớp nước hydrat mỏng bao quanh các hạt keo là các phân tử hữu
cơ như prôtêin, axit nucleic…đóng vai trò như là lớp áo bảo vệ cấu trúc sống của tế bào chống
lại các tác động bất lợi của môi trường.
b. Nước như là chất hóa học
- Là nguyên liệu trong các phản ứng sinh hóa trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Ví dụ:
Trong pha sáng của quang hợp, nước có vai trò là nguyên liệu, thực hiện quá trình quang phân li
giải phóng oxi và phát sinh điện tử cao năng tạo lực khử, khử CO2 thành cacbôhiđrat.
c. Nước như là một dung môi
- Hầu như toàn bộ các phản ứng sinh hóa trong tế bào thực vật đều xảy ra trong môi trường
nước.
4. Các dạng nước trong cây
- Nước tự do: là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào, trong các khoảng gian bào,
trong các mạch dẫn…không bị hút bởi các phần tử tích điện hay dạng liên kết hóa học. Dạng
nước này vẫn giữ được tính chất bình thường của nước và có vai trò rất quan trọng: làm dung
môi, làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước, tham gia vào một số quá trình trao đổi
chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường
trong cơ thể.
- Nước liên kết: là dạng nước bị các phần tử tích điện hút bởi một lực nhất định hoặc trong các
liên kết hóa học ở các thành phần của tế bào. Dạng này không có đầy đủ các đặc tính của nước

2


nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
Dạng nước này có vai trò quan trọng trong quá trình chống chịu của cơ thể trước các điều kiện
bất lợi của môi trường như khô hạn-nóng lạnh.
II. CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC Ở THỰC VẬT
1. Chức năng của rễ:
- Hấp thụ nước và chất khoáng.
- Dẫn truyền chất dinh dưỡng từ bề mặt hấp thụ (lông hút rễ đến mô dẫn của rễ)
- Neo chặt hay cố định để nâng đỡ cây ở thế đứng vững trong không gian.
- Vai trò cực kì quan trọng trong việc giữ hạt keo đất tại chỗ tránh hiện tượng rửa trôi, xói mòn
đất, bảo vệ trạng thái cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên đất-nước- thực vật.
2. Cấu tạo và hình thái của rễ có liên quan với chức năng như thế nào?
a. Hình thái của rễ.
- Rễ gồm 4 miền:
+ Miền đỉnh sinh trưởng: Có mô phân sinh đỉnh và bao chóp rễ bảo vệ rễ.
+ Miền dãn dài: Kéo dài tế bào làm dãn dài tế bào.
+ Miền lông hút: Có các tế bào lông hút thực hiện hút nước và muối khoáng.
+ Miền trưởng thành: Có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.
b. Cấu tạo giải phẫu cắt ngang của rễ.
- Cấu tạo một lát cắt ngang của rễ, từ ngoài vào trong gồm:
+ Biểu bì- lớp tế bào vỏ  lớp tế bào nội bì ở trong cùng của lớp vỏ đai caspari ở vách bên
 hệ mạch gồm mạch rây và mạch gỗ  trong cùng tủy, chứa chất dự trữ.
c. Đặc điểm tế bào lông hút.
- Đặc điểm tế bào lông hút phù hợp với chức năng hấp thu nước:
+ Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin
+ Có một không bào trung tâm to chứa nhiều chất dự trữ duy trì áp suất thẩm thấu cao
+ Hô hấp mạnh làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng cao.
d. Sự phát triển bề mặt hấp thụ

Sự phát triển bề mặt gồm:
+ Hệ rễ phân nhánh nhiều, ăn sâu lan rộng và có nhiều lông hút.
+ Rễ hấp thụ nước trực tiếp vào tế bào lông hút rồi vào tầng vỏ, qua tầng nội bì vào mạch gỗ
thông qua hệ dẫn truyền symplast (con đường xuyên qua tế bào chất)
+ Nước có thể không xâm nhập vào tế bào lông hút mà vận động dọc theo thành tế bào và
các khoảng gian bào (hệ apoplast).
+ Tầng nội bì có mặt dãi đai caspari không thấm nước, lá chắn đối với sự dẫn truyền nước và
vật chất vào trụ mạch dẫn. Do đó tất cả nước và các chất khoáng phải đi qua phần sống của tế
bào nội bì vào trung trụ. Nhờ đó cây có cơ hội tiến hành điều chỉnh lượng nước và kiểm tra chất
hòa tan hấp thụ từ đất vào cây.

Hình 1.1: Cấu tạo của rễ và cấu trúc giải phẫu của rễ
3


e. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và muối khoáng.
- Thiếu O2 làm tế bào lông hút hô hấp kị khí tạo ra chất độc hại làm rụng lông hút.
- pH thấp (đất chua, phèn) là rụng tế bào lông hút.
- Cây bị ngặp mặn làm cho áp suất thẩm thấu ngoài dịch đất cao gây khó khăn cho hấp thụ nước.
- Bón phân quá nhiều làm tăng áp suất thẩm thấu dịch đất gây khó khăn cho việc hấp thụ nước.
- Đất bị nén chặt làm cho rễ cây không thể tăng trưởng và phát triển bề mặt hấp thụ.
III. SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT.
1. Giai đoạn hấp thụ nước ở rễ
a. Giai đoạn hấp thụ nước từ đất vào lông hút
- Cơ chế duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút:
+ Do sự thoát hơi nước ở lá tạo ra. Khi lá thoát hơi nước liên tục sẽ dẫn đến trong tế bào lông
hút thường xuyên thiếu nước và đây là động lực đầu trên của quá trình hút nước.
+ Hoạt động trao đổi chất ở tế bào lông hút đã tạo ra một số các hợp chất, ví dụ đường, các
axit hữu cơ làm tăng áp suất thẩm thấu trong rễ và làm tăng khả năng hút nước của rễ. Đây là
động cơ dưới của sự hút nước.

b. Giai đoạn hút nước từ lông hút vào mạch gỗ (xilem) của rễ
- Được gọi là vận chuyển khoảng cách ngắn, gồm cả dẫn truyền apoplast và symplast:
+ Con đường apoplast (gian bào): Thông qua vách tế bào và khoảng gian bào, nước được vận



chuyển từ đất
qua tế bào lông hút
nhu mô vỏ
tầng nội bì. Nhưng tới lớp nội bì thì con
đường này bị chặn lại do gặp đai caspari và nước được chuyển sang vận chuyển theo con đường
symplast, để điều chỉnh dòng nước đi vào mạch gỗ.
- Con đường symplast (qua tế bào chất hoặc qua chất nguyên sinh): gồm các con đường sau:


+ Qua tế bào chất: Nước được vận chuyển đi tế bào chất từ tế bào lông hút
nhu mô vỏ

nội bì
mạch gỗ. Động lực cho con đường này là do tăng áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút
đến nội bì và mạch gỗ.

Hình 1.2: Vận chuyển nước qua rễ
c. Cơ chế của sự hút nước ở rễ.
- Hấp thụ thụ động (chủ yếu): Khi môi trường đủ nước và nồng độ chất tan bên trong tế bào
lông hút lớn hơn trong môi trường đất thì nước được hấp thụ theo nguyên tắc khuếch tán thẩm
4


thấu từ nơi có nồng độ chất tan thấp (thế nước cao) đến nơi có nồng độ chất tan cao (thế nước

thấp). Như vậy, phương thức này chỉ xảy ra khi:
+ Trong đất có nước phong phú và được tưới tiêu hợp lí.
+ Nước được vận động chậm nhưng rất dễ dàng từ lớp mao dẫn của đất vào tế bào biểu bì,
cuối cùng vào trong hệ mạch dẫn của rễ.
+ Theo hệ mạch gỗ (xylem) nước hướng lên các bộ phận khí sinh, đặc biệt là lá, do đó duy trì
gradien nồng độ từ tế bào lông hút đến mạch gỗ và cho phép quá trình hấp thụ nước theo cơ chế
thụ động tiếp tục diễn ra.
- Hấp thụ chủ động: Khi môi trường thiếu nước, các bơm hoạt động và dùng năng lượng ATP
để bơm các ion đặc hiệu (là những chất dinh dưỡng) ngược gradien nồng độ từ tế bào lông hút ra
dịch đất, do đó nước thẩm thấu vào rễ nhanh chóng hơn.
2. Giai đoạn vận chuyển nước trong thân.
Động lực của dòng mạch gỗ gồm:
a. Áp suất rễ
Những bằng chứng về sự hút nước của nước:
* Hiện tượng rỉ nhựa.
+ Nếu cắt ngang một thân cây nhỏ gần sát mặt đất rồi nối đoạn cắt với một ống cao su,
hứng đầu ống cao su vào một cái cốc thì thấy nước thoát ra từng giọt. Đó là hiện tượng rỉ nhựa
và dịch tiết ra được gọi là dịch nhựa có chứa nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
+ Như vậy hiện tượng trên đã chứng minh được hoạt động của hệ rễ khi hút dinh dưỡng
bên ngoài vào cây.
* Hiện tượng ứ giọt.
+ Một số cây trong điều kiện ẩm ướt thấy xuất hiện những giọt nước đọng ở đầu lá và
mép lá  hiện tượng ứ giọt
+ Hiện tượng ứ giọt được thấy rõ khi đặt cây vào chuông bão hòa hơi nước. Sau một thời
gian nhất định ta thấy các giọt nước ứ đọng trên mép lá. Trong chất dịch này có chứa các chất vô
cơ và hữu cơ.

Hình 1.3: Hai hiện tượng hút nước chủ động của rễ
b. Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.
- Lực trung gian: Bao gồm lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau, ngoài ra còn có lực liên

kết giữa các phân tử nước với các phân tử xenlulozo của thành mạch, có tác dụng làm cho cột
nước căng ra và không bị đứt.
* Cấu tạo của mạch gỗ
5


Sự vận chuyển theo đoạn đường dài, được thực hiện trong mô chuyên hóa có cấu tạo đặc
trưng. Đó là hệ thống mạch dẫn bao gồm các mạch gỗ và quản bào. Mạch gỗ gồm các tế bào
chết, dài, hóa gỗ, bên trong không có chất nguyên sinh tạo thành một hệ ống rỗng.
+ Mạch ống gồm: Các tế bào chất mạch ống, hai đầu tế bào mạch ống có lỗ thông và xếp
chồng lên nhau. Các mạch ống bên cạnh thông thương với nhau nhờ các lỗ bên của tế bào mạch
ống.
+ Quản bào gồm: Các tế bào chết quản bào, hai đầu tế bào kín, các quản bào xếp gối lên
nhau, các mạch quản bào thông thương với mạch gỗ nhờ các lỗ bên.

Hình 1.4: Hệ thống mạch gỗ
c. Sự thoát hơi nước ở lá.
Nước vận chuyển từ mạch dẫn của lá qua các tế bào nhu mô lá tới khí khổng và thoát ra ngoài
dưới dạng hơi. Sự thoát hơi nước tạo lực hút đầu trên của lá kéo dòng nước hàng chục m.
3. Sự thoát hơi nước ở lá.
a. Ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước.
“ Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”
- Trong vòng đời cây cần phải hấp thụ một lượng nước rất lớn nhưng chỉ sử dụng một lượng rất
nhỏ cho hoạt động trao đổi chất, phần lớn nước được hấp thụ vào cơ thể sẽ được thải ra ngoài
qua quá trình thoát hơi nước chủ yếu ở lá. Tính trung bình, cứ 1000 g nước cây hút vào thì chỉ
sử dụng 2 g để tổng hợp nên 3 gam chất hữu cơ, còn lại là thoát ra ngoài.
- Mặc dù phải tiêu phí một lượng nước khá lớn nhưng cây vẫn phải thoát hơi nước vì thoát hơi
nước có vai trò đặc biệt quan trọng:
+ Là động lực phía trên đảm bảo cho sự hút nước đầu trên của lá.
+ Bảo vệ lá, tránh sự đốt nóng của ánh sáng mặt trời, vì phần năng lượng ánh sáng thừa

không dùng cho quang hợp đã được sử dụng cho quá trình thoát hơi nước, làm giảm nhiệt độ
của lá.
+ Tạo điều kiện cho khí CO 2 được khuếch tán vào trong tế bào làm nguyên liệu cho quá trình
quang hợp.
6


b. Cường độ thoát hơi nước.
Cường độ thoát hơi nước được tính bằng lượng nước mất đi trên một đơn vị thời gian và
trên một đơn vị diện tích lá và thường được tính bằng đơn vị g nước/dm 2 lá/ giờ hoặc g nước/m2
lá/giờ
Ta có thể xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh.
(P1 -P2 ) x 60
txS

Theo công thức: I =
g/dm2/h
Trong đó: I: Cường độ thoát hơi nước
P1: Khối lượng mẫu ban đầu
P2: Khối lượng mẫu sau khi cho thoát hơi nước
t: Thời gian thoát hơi nước
S: Diện tích thoát hơi nước.
c. Các con đường thoát hơi nước ở lá
* Qua khí khổng
- Đặc điểm:
+ Vận tốc lớn
+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước
Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi
nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng

+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo →
khí khổng mở.
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí
khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)
* Qua lớp cutin
- Đặc điểm:
+ Vận tốc nhỏ
+ Không được điều chỉnh
- Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:
+ Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.
+ Khuếch tán qua lớp cutin rất lớn và phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin
+ Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.
d. Sự điều hòa thoát hơi nước qua khí khổng.
* Cấu tạo của khí khổng liên quan đến sự thoát hơi nước.
- Gồm hai tế bào hình hạt đậu (tế bào bảo vệ) nằm áp sát phần lõm vào nhau tạo thành lỗ khí.
- Màng của tế bào phía lỗ dày hơn ở phía đối diện, do đó khi tế bào trương nước màng mỏng
dãn ra nhiều hơn màng dày, tế bào cong lại và lỗ khí mở ra.

Hình 1.5: Cấu tạo khí khổng
7


b. Cơ chế đóng, mở của khí khổng:
* Ánh sáng.
- Hoạt hóa bơm K+
+ Ban ngày, lục lạp của tế bào khí khổng quang hợp, làm giảm nồng độ CO2, làm tăng pH.
ATP được tạo ra trong pha sáng của quang hơp đã hoạt hóa bơm K + trong màng tế bào hạt đậu,
dẫn đến hấp thu một lượng lớn ion K+ từ các tế bào biểu bì xung quanh, làm giảm thế nước trong
tế bào khí khổng và tế bào hút nước, khí khổng mở ra.
+ Ban đêm, hoạt động hô hấp tích lũy CO2, tế bào dùng hết ATP. Bơm K+ không được hoạt

hóa, tế bào hạt đậu mất K+ và trở nên mất trương. Khí khổng đóng.
- Hoạt hóa enzim phôtphorilaza
+ Ở ngoài sáng, CO2 được sử dụng cho quá trình quang hợp, làm giảm lượng CO 2, độ pH
trong tế bào trở nên kiềm hơn và gần tới giá trị trung tính sẽ xúc tác hoạt tính enzim
photphorilaza, enzim này xúc tác cho phản ứng phân giải tinh bột thành đường, làm tế bào hút
nước và khí khổng mở.
+ Trong tối diễn ra quá trình ngược lại làm cho khí khổng đóng.
* Axit abxixic có vai trò trong quá trình đóng và mở của khí khổng.
+ Khi lá thiếu nước, axit abxixic sẽ được tích lũy trong tế bào hình hạt đậu. Axit này đã ức
chế sự tổng hợp của enzim photphorilaza làm ngưng sự thủy phân tinh bột thành đường, làm
giảm hàm lượng đường có hoạt tính thẩm thấu và khí khổng đóng lại.
+ Hàm lượng axit abxixic trong tế bào hình hạt đậu tăng cũng đồng thời làm kích thích các
bơm ion K+ hoạt động, các kênh ion mở, dẫn đến các ion K + rút ra khỏi tế bào khí khổng, các tế
bào này giảm áp suất thẩm thấu và khí khổng đóng.

Hình 1.6: Cấu tạo khí khổng
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
* Độ ẩm đất
- Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng độ ẩm đất không phải là một nhân tố quan trọng đối với
sự thoát hơi nước. Vì sự thay đổi lớn nhất trong thế nước xảy ra ở bề mặt phân cách lá – không
khí nên miễn là đất không ở điểm phần trăm héo vĩnh cửu, thì thoát hơi nước hầu như không
phụ thuộc vào tốc độ hấp thụ nước.
8


- Trường hợp khi nước trong đất giảm ảnh hưởng đến phần trăm héo vĩnh cửu, tốc độ thoát hơi
nước giảm xuống. Lý do là thế nước đất bị giảm làm thế nước lá giảm.
* Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp lên thoát hơi nước thông qua cơ chế mở khí khổng dưới tác
động của ánh sáng.
* Nhiệt độ là nhân tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng lên thoát hơi nước, nhiệt độ tăng

cường độ thoát hơi nước tăng. Phần lớn các loài cây cường độ thoát hơi nước mạnh nhất ở 30400C
* Độ ẩm tương đối của không khí có liên quan với nhiệt độ không khí là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến thoát hơi nước. Khi nhiệt độ lá tăng hay độ ẩm tương đối của không khí
giảm, động lực thoát hơi nước sẽ tăng và thoát hơi nước tăng lên và ngược lại.
* Gió đóng vai trò kép trong thoát hơi nước. Một là gió có thể làm tăng thoát hơi nước. Hai là
gió có khuynh hướng làm thay đổi nhiệt độ lá làm cho nhiệt độ lá gần với nhiệt độ của gió.
* Ảnh hưởng của phân bón.
- K ảnh hường đến đóng mở khí khổng
- Bón phân nhiều làm giảm sự thoát hơi nước
IV. VẬN CHUYỂN TRONG MẠCH RÂY
a. Dịch mạch rây
- Dịch mạch rây chủ yếu là đường saccarôzơ, các vitamin, axit amin, các hoocmôn, nước.
b. Cấu tạo của mạch rây.
- Tế bào mạch rây là một trong các loại tế bào thuộc về mô mạch rây của thực vật. Các tế bào
mạch rây có hình dạng thuôn dài như một cái ống với phần vách tế bào ở hai đầu "ống" có nhiều
lỗ như một cái rây, giúp cho phần tế bào chất của một tế bào mạch rây sẽ nối liền với một tế bào
mạch rây khác nằm kế cận.Tế bào mạch rây khi trưởng thành vẫn còn sống, tuy nhiên các thành
phần như nhân tế bào, ti thể, không bào, ribosome và khung xương tế bào thì hoàn toàn tiêu
biến.
- Tế bào kèm: Đi kèm các tế bào rây có tế bào kèm, đây là các tế bào sống còn nhân, cung cấp
chất nguyên sinh cho tế bào rây, nối các tế bào rây nhờ các cầu liên bào làm cho các ống rây liên
thông với nhau.

Hình 1.7: Cấu tạo mạch rây và vận chuyển các chất trong mạch rây
c. Động lực dòng mạch rây.
9


- Vận chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây: Ở gần cơ quan nguồn, nước từ mạch gỗ di chuyển qua
mạch rây do áp suất thẩm thấu trong mạch gỗ nhỏ hơn trong mạch rây.

- Vận chuyển trong mạch rây: Nước vận chuyển từ vị trí cơ quan nguồn đến cơ quan đích.
- Vận chuyển từ mạch rây sang mạch gỗ: Nước từ mạch rây sang mạch gỗ.
- Các chất dinh dưỡng được vận chuyển từ cơ quan nguồn nồng độ cao đến cơ quan dự trữ nồng
độ thấp.
Tóm lại: Động lực của dòng mạch gỗ là do chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và
cơ quan dự trữ.
V. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:
- Khái niệm: Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào và lượng nước
thoát ra qua lá → được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát
ra (B)
+ Khi A = B : mô của cây đủ nước và cây phát triển bình thường.
+ Khi A > B : mô của cây thừa nước và cây phát triển bình thường.
+ Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết
- Hiện tượng héo của cây: Khi tế bào mất nước làm giảm sức căng bề mặt, kéo theo nguyên
sinh chất và vách tế bào co lại làm lá rũ xuống gây hiện tượng héo. Có 2 mức độ héo là héo lâu
dài và héo tạm thời
+ Héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước
không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị hép, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ
thì cây sẽ phục hồi lại
+ Héo lâu dài xảy ra vào những ngày nắng hạn hoặc ngập úng hoặc đất bị nhiễm mặn, cây
thiếu nước trầm trọng và dễ làm cho cây bị chết
Chú ý: Hạn sinh lý là hiện tượng cây sống trong hiện tượng ngập úng, bị ngập mặn có thừa nước
nhưng cây không hút được
- Cần tưới tiêu hợp lý cho cây:
* Cơ sở khoa học:
+ Dựa vào đặc điểm di truyền pha sinh trưởng, phát triển của giống, loại cây
+ Dựa vào đặc điêmt cảu đất và điều kiện thời tiết
* Nhu cầu nước của cây được chẩn đoán theo một số tiêu chí sinh lý: áp suất thẩm thấu, hàm
lượng nước và sức hút nước của lá cây.


10


CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC Ở THỰC VẬT
Câu 1: Đơn vị hút nước của rễ là
A. tế bào lông hút
B. tế bào biểu bì
C. không bào
D. tế bào rễ
Câu 2: Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là
A. rễ
B. thân
C. rễ, thân , lá
D. lá
Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý?
I. Trời nắng gay gắt kéo dài
II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài
III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn IV. Cây bị thiếu phân
A.I, IV
B. II, III
C. III, IV
D. II
Câu 4: Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp
thụ H2O và ion khoáng là
A. Số lượng tế bào lông hút lớn.
B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả.
C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút.
D. Số lượng rễ bên nhiều
Câu 5:.Nguyên nhân chính dẫn đến cây trên cạn ngập úng lâu bị chết là do:

I. Tính chất lí, hoá của đất thay đổi nên rễ cây bị thối.
II. Thiếu ôxy phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ.
III. Tính luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được
lông hút mới.
IV. Không có lông hút thì cây không hấp thu được nước cân bằng nước trong cây bị phá huỷ.
A. I, II, III
B. II, III, IV
C. I, II, IV
D. I, III, IV
Câu 6:.Dạng nước nào sau đây không giữ được tính chất vật lí, hoá học, sinh học của nước
trong cây?
A.Nước tự do.
B. Nước liên kết
C. Nước tự do hoặc liên kết
D. Nước trọng lực
Câu 7:.Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là:
A. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào
B. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian
giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào.
C. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào.
D. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các
tế bào
Câu 8:.Một số thực vật ở cạn, hệ rễ không có lông hút (ví dụ thông, sồi,...). Chúng hấp thu nước
và ion khoáng nhờ
A. lá.
B. nấm rễ
C. thân.
D. tất cả các cơ quan của cơ thể
Câu 9:.Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?
I. Năng lượng là ATP.

II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
IV. Enzim hoạt tải (chất mang)
A. I, IV
B. II, IV
C. I, II, IV
D. I, III, IV
Câu 10:.Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?
A. Chủ động
B. Khuếch tán
C. Có tiêu dùng năng lượng ATP
D. Thẩm thấu
Câu 11: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?
A. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.
11


B. Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.
C. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.
D. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.
Câu 12: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là
A. tế bào lông hút
B. tế bào nội bì
C. tế bào biểu bì non và lông hút
D. tế bào vỏ.
Câu 13: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?
A. Tham gia vào quá trình trao đổi chất.
B. Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
C. Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.
D. Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.

Câu 14: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là
A. thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
B. thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
C. thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
D. thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
Câu 15: Nước liên kết có vai trò:
A. Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
B. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.
C. Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.
D. Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
Câu 16: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo
phương thức nào?
A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.
B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ .
C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng
lượng.
D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.
Câu 17: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
A. Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.
B. Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.
D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
Câu 18: Lông hút có vai trò chủ yếu là
A. lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.
B. bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
C. lách cào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp.
D. tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.
Câu 19: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất
có độ mặn cao là
A. các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.

B. các ion khoáng là độc hại đối với cây.
C. thế năng nước của đất là quá thấp.
D. hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.
Câu 20: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?
A. Miền lông hút nước và muối kháng cho cây.
12


B. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
C. Chóp rễ che chở cho rễ.
D. Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.
Câu 21: Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là
A. bố trí thời gian thích hợp để cấy.
B. tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.
C. không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.
D. làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước va
muối khoáng cho cây.
Câu 22: Biện pháp nào giúp cho bộ rễ cây phát triển?
A. Phơi ải đất, cày sới, bừa kĩ.
B. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
C. Vun gốc và xới đất quanh gốc cây.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 23: Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?
A. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
B. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
C. Vun gốc và xới xáo cho cây.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 24: Tại sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.

C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
Câu 25: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất
B. chênh lệch nồng độ ion
C. cung cấp năng lượng
D. hoạt động thẩm thấu
Câu 26: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào
A. građien nồng độ chất tan
B. hiệu điện thế màng
C. trao đổi chất của tế bào
D. cung cấp năng lượng
Câu 27: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của
rễ ?
A. Đỉnh sinh trưởng
B. Miền lông hút
C. Miền sinh trưởng
D. Rễ chính
Câu 28: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua bộ phận nào?
A. Khí khổng.
B. Tế bào nội bì.
C. Tế bào lông hút
D. Tế bào biểu bì.
Câu 29: Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế nào?
A. Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
B. Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
C. Thẩm thấu và thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi
chất
D. Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
Câu 30: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường

nào?
A. Gian bào và tế bào chất
B. Gian bào và tế bào biểu bì
C. Ggian bào và màng tế bào
D. Gian bào và tế bào nội bì
Câu 31: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào yếu tố nào?
13


A. Hoạt động trao đổi chất
B. Chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng
D. Hoạt động thẩm thấu
Câu 32: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì
A. rễ cây thiếu ôxi, nên cây hô hấp không bình thường
B. lông hút bị chết
C. cân bàng nước trong cây bị phá hủy
D. tất cả đều đúng
Câu 33: Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường do:
A. Phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi
B. Ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất.
C. Làm giảm ô nhiễm môi trường.
D. Tất cả đều sai
Câu 34: Nhiều loài thực vật không có lông hút rễ cây hấp thụ các chất bằng cách nào?
A. Cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể
B. Một số thực vật cạn ( Thông, sồi…) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ
C. Nhờ rễ chính
D. Cả A và B ;
Câu 35: Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào:
A. Hoạt động trao đổi chất

B. Chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng
D. Hoạt động thẩm thấu
Câu 36: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào:
A. Građien nồng độ chất tan
B. Hiệu điện thế màng
C. Trao đổi chất của tế bào
D. Cung cấp năng lượng
Câu 37: Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế:
A. Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
B. Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
C. Thẩm thấu và thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi
chất
D. Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
Câu 38: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì
A. rễ cây thiếu ôxi, nên cây hô hấp không bình thường
B. lông hút bị chết
Câu 39: Phát biểu nào sau đây sai?
I. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm.
II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút
nước của cây sẽ yếu.
III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất
IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây cân bằng nước trong cây bị phá hủy
A. II
B. III, IV
C. I, III
D. III
Câu 40: Trong các phát biểu sau đây về trao đổi nước ở thực vật có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trao đổi nước ở thực vật thực hiện chủ yếu nhờ cơ chế hấp thụ chủ động và tiêu tốn năng
lượng.

(2) Trao đổi nước ở thực vật được thực hiện theo hai con đường: Gian bào và tế bào chất.
(3) Đai Caspari có tác dụng kiểm soát dòng nước vào trong mạch gỗ.
(4) pH thấp làm rụng lông hút ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước ở rễ thực vật.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 41: Trong các phát biểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước ở rễ thực vật
có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) pH thấp làm vùng lông hút ở rễ cây bị rụng dẫn đến rễ cây không hấp thụ nước và muối
khoáng.
14


(2) Trồng cây trong đất nhiễm phèn cây bị chết do pH quá cao làm vùng lông hút của rễ cây bị
rụng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước.
(3) Đất bị ngập nước làm rễ cây thiếu O2 dẫn đến các tế bào lông hút hô hấp hiếu khí tạo ra chất
độc hại làm hư hại tế bào lông hút.
(4) Trồng cây vùng đất ngập mặn bị chết vì do đất có áp suất thẩm thấu cao làm tế bào lông hút
rễ cây mất nước.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 42: Nhận định nào không đúng khi nói về dòng nước và các ion khoáng từ đất vào mạch
gỗ của rễ?
A. Rễ hấp thụ các ion khoáng theo cơ chế chủ động và cơ chế thụ động.
B. Nước và muối khoáng được vận chuyển theo hai con đường: Không gian giữa các tế bào
và xuyên qua tế bào chất của các tế bào.
C. Con đường xuyên qua tế bào chất có tốc độ chậm hơn con đường qua các khoảng gian

bào.
D. Đai caspary cho dòng nước thấm quan dễ dàng và đổ vào mạch gỗ.
Câu 43: Phát biểu đúng về rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng?
A. Vùng đỉnh sinh trưởng giúp cho rễ tăng trưởng về đường kính.
B. Vùng dãn dài của rễ giúp cho rễ cây tăng trưởng về chiều dài
C. Vùng lông hút chỉ giúp cây hấp thụ duy nhất là nước.
D. Rễ cây chỉ hấp thụ nước và ion ở rễ chính
Câu 44: Có bao nhiêu đặc điểm của rễ cây thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion
khoáng?
(1) Rễ cây đâm sâu và lan rộng làm gia tăng bề mặt hấp thụ.
(2) Tăng nhanh số tế bào lông hút để thực hiện hấp thụ nước và muối khoáng.
(3) Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không bào to
(4) Tế bào lông hút hô hấp mạnh tạo nhiều chất trung gian là các axit hữu cơ nên áp suất thẩm
thấu là ưu trương so với môi trường đất.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 45: Phát biểu đúng về hấp thụ nước từ đất vào tế bào lông hút?
(1) Dịch tế bào lông hút ưu trương hơn trong đất do tế bào lông hút hô hấp mạnh
(2) Quá trình thoát hơi nước ở lá không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước ở tế bào lông hút.
(3) Hấp thụ chất khoáng diễn ra chủ yếu theo cơ chế chủ động và cần tiêu tốn năng lượng.
(4) Hấp thụ nước diễn ra độc lập với hấp thụ ion khoáng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 46: Cho hình sau về miền sinh trưởng và vùng lông hút của rễ. Phân tích hình và cho biết
có bao nhiêu phát biểu đúng?


15


(1) Vùng sinh trưởng bao gồm đỉnh sinh trưởng và vùng giản dài.
(2) Đỉnh sinh trưởng là nơi chứa các tế bào có đặc tính phân chia mạnh chưa phân hóa.
(3) Vùng dãn dài là nơi tế bào kéo dài thành tế bào ra giúp rễ tăng chiều dài.
(4) Vùng lông hút giúp rễ hấp thụ nước và ion khoáng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 46: Cho hình sau về hai con đường vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ. Phân tích
hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Nước và ion khoáng được vận chuyển theo con đường gian bào và con đường xuyên qua tế
bào chất.
(2) Cả hai con đường khi đến nội bì đều được vận chuyển theo con đường xuyên qua tế bào
chất.
(3) Đai Caspary có tác dụng ngăn dòng nước đi qua các khoảng gian bào và điều chỉnh dòng
nước vào trong mạch gỗ.
(4) Con đường vận chuyển qua tế bào chất có tốc độ nhanh hơn con đường qua các khoảng gian
bào.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
16


Câu 47: Cho hình sau về hình thái của rễ. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu

đúng?

(1) Cấu trúc của rễ gồm: Đỉnh sinh trưởng, miền sinh trưởng và miền lông hút.
(2) Miển dãn dài là vùng mà các tế bào kéo dài thành tế bào ra.
(3) Miền lông hút là nơi hấp thụ nước và ion khoáng.
(4) Đỉnh sinh trưởng là vùng đệm bảo vệ miền sinh trưởng
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 48: Các tế bào của một mô thực vật có áp suất thẩm thấu là 1,6 atm đặt vào dung dịch
đường có áp suất thẩm thấu 0,9 atm. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu áp suất trương nước của tế bào
trước khi đặt là 0,5 atm?
A. Sức hút nước của tế bào là S = 1,1 atm, tế bào trương nước.
B. Sức hút nươc của tế bào là nhỏ hơn 0,9 atm, tế bào sẽ mất nước dẫn đến co nguyên sinh.
C. Tế bào là đẳng trương, không thay đổi hình dạng.
D. Tế bào mất nước dẫn đến các quá trình sinh hóa trong tế bào diễn ra chậm lại.
Câu 49 (Casio KV 2013): Một học sinh làm thí nghiệm xác định áp suất thẩm thấu của tế bào
thực vật. Em cho các tế bào của cùng một mô vào dung dịch NaCl ở 28 0C và có nồng độ từ
0,03M đến 0,07M. Quan sát sự co nguyên sinh của tế bào thí nghiệm thu được kết quả như trong
bảng sau:
CNaCl (M)
Kết quả

0,03
Không co

0,04
Không co


0,05
Chớm co

0,06
Co lõm

0,07
Co lõm

Biết rằng hằng số khí R = 0,0826, hệ số điện li của NaCl α = 1. Cho các phát biểu sau, có bao
nhiêu phát biểu đúng?
(1) Áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật nói trên gần 1,1188 atm.
(2) Nếu thí nghiệm được tiến hành ở nghiệt độ 10 0C thì với nồng độ NaCl bằng 0,05M thì nồng
độ của tế bào gần 0,04786M.
(3) Tế bào trên bị mất nước dẫn đến co nguyên sinh.
(4) Tế bào trên hấp thụ nước dẫn đến tế bào trương nước.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 50: Cây trồng trong đất có áp suất thẩm thấu P = 0,3 atm, trong khi áp suất thẩm thấu của
rễ cây này là 0,1 atm và sức căng trương nước của rễ cây T = 0,8 atm. Cho các phát biểu sao có
bao nhiêu phát biểu đúng?
17


(1) Sức hút nước của rễ cây là -0,7 atm
(2) Tế bào rễ cây là nhược trương hơn ngoài môi trường đất nên rễ cây bị mất nước.
(3) Cây không thể hấp thụ nước, lâu dài có thể bị chất.
(4) Cây cần được tưới nước thật nhiều để làm cho môi trường ngoài đất giảm bớt ưu trương.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 51: Một loài thực vật sống ở cạn có sực căng trương nước ở rễ là T = 3,8 atm được trồng
trong đất. Giả sử nhiệt độ trung bình của môi trường là 27 0C và nồng độ trung bình của dịch tế
bào rễ là 0,25 mol/l. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Sức hút nước của cây khi môi trường ở 270C là 2,35 atm.
(2) Áp suất thẩm thấu của tế bào rễ ở nhiệt độ 270C là 6,15 atm.
(3) Nếu nhiệt độ môi trường hạ xuống còn 150C nồng độ tối đa của dịch tế bào rễ là 0,14 mol/lít
thì cây vẫn sống được.
(4) Sức hút nước của cây ở 150C là 0,49376 atm.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 52: Một cây sống ở vùng đất ngập mặn có áp suất thẩm thấu 10 atm. Để hút được nước
đảm bảo cây sống bình thường trong điều kiện đất mặn vào mùa hè, nhiệt độ 30 0C và vào mùa
đông 150C, cây phải duy trì nồng độ dịch tế bào tối thiểu là bao nhiêu?
A. Vào mùa đông nồng độ tối thiểu gần 0,4234; Vào mùa đông nồng độ tối thiểu gần 0,4434.
B. Vào mùa đông nồng độ tối thiểu gần 0,4534; Vào mùa đông nồng độ tối thiểu gần 0,4734.
C. Vào mùa đông nồng độ tối thiểu gần 0,4834; Vào mùa đông nồng độ tối thiểu gần 0,4934.
D. Vào mùa đông nồng độ tối thiểu gần 0,4134; Vào mùa đông nồng độ tối thiểu gần 0,4234.
Câu 53: Một dung dịch đường glucôzơ có nồng độ 0,01M, giá trị R = 0,0826. Áp suất thẩm thấu
của dung dịch ở nhiệt độ của dung dịch là 250C gần
A. 0,26354M
B. 0,24354M.
C. 0,28354M.
D.
0,23825M.

Câu 54: Ở một mô thực vật, áp suất thẩm thấu của mỗi tế bào (P tt) là 2,86 atm và sức trương
nước T = 0,9 atm. Thả một mô thực vật vào dung dịch chứa NaCl và CaCl 2 ở nhiệt độ 200C
trong thời gian 20 phút, sau đó vớt ra. Biết rằng dung dịch chứa NaCl với nồng độ 0,03 mol/l,
chứa CaCl2 với nồng độ 0,01 mol/l. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Áp suất thẩm thấu của dung dịch P gần 2,1650 atm.
(2) Sức hút nước của tế bào gần S = 1,9600 atm.
(3) Tế bào đẳng trương nên tế bào không thay đổi về khối lượng và thể tích.
(4) Trương nước T của tế bào sau khi thả vào dung dịch nói trên là tăng dần cân bằng với áp suất
thẩm thấu của dung dịch.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 55: Một dung dịch chứa glucôzơ và NaCl với nồng độ lần lượt là 0,02M và 0,01M. Áp suất
thẩm thấu của dung dịch biết nhiệt độ của dung dịch ở 270C gần
A. 0,984 atm.
B. 0,784 atm.
C. 0,1084 atm.
D. 0,1184 atm.
Câu 56: Một mô thực vật gồm các tế bào giống nhau và có áp suất thẩm thấu P = 2,1 atm, sức
trương nước T = 0,8 atm. Người ta ngâm mô này vào trong dung dịch saccarôzơ nồng độ 0,07M
ở nhiệt độ 250C trong thời gian 30 phút. Hãy dự đoán sự thay đổi về khối lượng của mô thực vật
này?
A. Nước sẽ thẩm thấu từ tê bào ra dung dịch, T giảm dần và cho đến khi T = 0,4 atm thì sức
hút nước tế bào S = 2,1 – 0,4 = 1,7 atm tế bào cân bằng nước.
B. Nước sẽ thẩm thấu từ tê bào ra dung dịch, T tăng dần và cho đến khi T = 0,4 atm thì sức
hút nước tế bào S = 2,1 – 0,4 = 1,7 atm tế bào cân bằng nước.
18



C. Nước sẽ thẩm thấu từ dung dịch thấm vào tê bào, T giảm dần và cho đến khi T = 0,4 atm
thì sức hút nước tế bào S = 2,1 – 0,4 = 1,7 atm tế bào cân bằng nước.
D. Nước sẽ thẩm thấu từ tê bào ra dung dịch, T giảm dần và cho đến khi T = 0,4 atm thì sức
hút nước tế bào S = 2,1 – 0,8 = 1,5 atm tế bào cân bằng nước.
Câu 57: Một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu 4,0 atm. Thả tế bào này vào dung dịch chứa
NaCl 0,01M; CaSO4 0,02M; CaCl2 0,03M. Cho rằng nhiệt độ phòng thí nghiệm là 250C và quá
trình thẩm thấu của nước vào tế bào không làm thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào. Sau 30
phút, sức trương T của tế bào là
A. T = 0,348 atm.
B. T = 0,349 atm. C. A. T = 0,248 atm.A. T = 0,448 atm.
Câu 58: Thả một mô sống thực vật (các tế bào đều có áp suất thẩm thấu bằng 3,28 atm) vào
dung dịch saccarôzơ 0,1M ở nhiệt độ 27 0C. Sau 30 phút, vớt mô thực vật nói trên ra khỏi dung
dịch, lau khô, tiến hành đo khối lượng và đo thể tích của mô thực vật không thay đổi so với ban
đầu. Sức trương nước của mỗi tế bào trong mô thực vật nói trên là
A. S = 0,82 atm.
B. S = 0,89 atm.
C. S = 0,92 atm.
D. S = 0,72 atm.
Câu 59: Trong điều kiện đồng ruộng, tổng chiều dài của hệ rễ của một cây ngô không kể lông
hút là 500-700m. Trên 1 mm2 rễ cây ngô có tới 420 lông hút (chiều dài bình quân mỗi lông hút
là 0,5 mm). Cây táo 1 năm tuổi chỉ có 10 cành nhưng có tới 45000 rễ các loại. Phân tích dữ kiện
trên và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cây càng lớn thì cần bề mặt hấp thụ nước càng lớn đáp ứng nhu cầu nước của cây.
(2) Tổng chiều dài của các lông hút ở 1 mm2 rễ cây ngô là 210 mm.
(3) Ý nghĩa sinh học của con số đó là giúp rễ cây tăng số lông hút đáp ứng nhu cầu nước cho
cây.
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.

2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
Câu 1: Xilem là một tên gọi khác của
A. quản bào.
B. mạch ống.
C. mạch gỗ.
D. mạch rây.
Câu 2:.Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cây?
A. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào
ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.
B. Dịch mạch rây di chuyển từ trên xuống trong mỗi ống rây.
C. dịch mạch rây di chuyển từ dưới lên trên trong mỗi ống rây.
D. Dịch mạch rây di chuyển trong mỗi ống rây, không di chuyển được sang ống rây khác.
Câu 3:.Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do nguyên nhân nào?
A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước
B. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.
C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ.
D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ
Câu 4:.Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là
A. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
B. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)
C. lực đẩy (áp suất rễ).
D. lực hút do thoát hơi nước ở lá.
Câu 5: Nhận định không đúng khi nói về đặc điểm của mạch gỗ là
A. mạch gỗ gồm các tế bào chết.
B. tế bào mạch gỗ gồm 2 loại là quản bào và mạch ống.

19


C. đầu của tế bào mạch gỗ gắn với đầu của tế bào quản bào thành những ống dài từ rễ đến lá

để cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.
D. thành của mạch gỗ được linhin hóa.
Câu 6: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây nào?
A. Cây bụi thấp và cây thân thảo.
B. Cây thân bò.
C. Cây thân gỗ.
D. Cây thân cột.
Câu 7: Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:
A. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và
từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá.
B. Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ.
C. Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước.
D. Lực hút của lá, do thoát hơi nước
Câu 8: Quá trình vận chuyển nước xảy ra qua các con đường nào?
A. Con đường qua tế bào sống và qua tế bào chết (bó mạch gỗ rễ, thân, lá)
B. Con đường qua tế bào của cây và qua khí khổng
C. Con đường rễ - thân - lá
D. Con đường qua bó mạch gỗ của rễ, bó mạch gỗ của thân và bó mạch gỗ của lá.
Câu 9: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá.
Đây là hiện tượng
A. rỉ nhựa và ứ giọt.
B. thoát hợi nước.
C. rỉ nhựa.
D. ứ giọt.
Câu 10: Nước và các ion khoáng trong cây được vận chuyển như thế nào?
A. Từ mạch gỗ sang mạch rây.
B. Qua mạch gỗ.
C. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
D. Từ mạch rây sang mạch gỗ.
Câu 11: Tế bào mạch gỗ của cây gồm:

A. Quản bào và tế bào nội bì.
B.Quản bào và tế bào lông hút.
C. Quản bào và mạch ống.
D. Quản bào và tế bào biểu bì.
Câu 12: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. Qua mạch gỗ.
Câu 13: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là
A. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).
B. lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước).
C. lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 14: Phát biểu sai về nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?
A. Các phân tử nước có liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt
B. Sự thoát hơi nước yếu
C. Độ ẩm không khí cao gây bão hòa hơi nước
D. Ứ giọt không liên quan đến độ ẩm bão hòa trong không khí.
Câu 15: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá do tác động của lực nào?
A .Lực đẩy ( áp suất rễ)
B .Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
D. Sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.
Câu 16: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu gồm:
20


A. Nước và các ion khoáng
B. Amit và hoocmôn
C. Axit amin và vitamin

D. Xitôkinin và ancaloit
Câu 17: Quá trình thoát hơi nước qua lá là do:
A. Động lực đầu trên của dòng mạch rây. B. Động lực đầu dưới của dòng mạch rây.
C. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ.
Câu 18: Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng lại khi
A. đưa cây vào trong tối.
B. đưa cây ra ngoài ánh sáng.
C. tưới nước cho cây.
D. tưới phân cho cây.
Câu 19: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:
A. Lá và rễ
B. Giữa cành và lá
C.Giữa rễ và thân
D.Giữa thân và lá
Câu 20: Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cây?
A. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào
ống rây khác qua các lỗ trong bản rây
B. Dịch mạch rây di chuyển từ trên xuống trong mỗi ống rây
C. Dịch mạch rây di chuyển từ dưới lên trên trong mỗi ống rây
D. Dịch mạch rây di chuyển trong mỗi ống rây, không di chuyển được sang ống rây khác
Câu 21: Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, do nguyên nhân nào?
A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước
B. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh
C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ
D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ
Câu 22: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây nào?
A. Cây bụi thấp và cây thân thảo
B. Cây thân bò
C. Cây thân gỗ

D. Cây thân
cột
Câu 23: Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ:
A. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và
từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá
B. Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ
C. Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước
D. Lực hút của lá, do thoát hơi nước
Câu 24: Quá trình vận chuyển nước xảy ra qua các con đường nào?
A. Con đường qua tế bào sống và qua tế bào chết (bó mạch gỗ rễ, thân, lá)
B. Con đường qua tế bào của cây và qua khí khổng
C. Con đường rễ - thân - lá
D. Con đường qua bó mạch gỗ của rễ, bó mạch gỗ của thân và bó mạch gỗ của lá
Câu 25: Phloem là tên gọi khác của
A. quản bào.
B. mạch ống.
C. mạch gỗ.
D. mạch rây.
Câu 26: Cấu tạo của mạch gỗ bao gồm:
A. Các tế bào chết quản bào và mạch ống.
B. Các tế bào sống quản bào và mạch ống.
C. Các tế bào chết ống rây và tế bào kèm.
D. Các tế bào sống ống rây và tế bào kèm.
Câu 27: Các đặc điểm cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng hấp thụ nước?
(1) Tế bào mạch ống là các tế bào chết, các tế bào ống có lỗ thông hai đầu và xếp chồng lên
nhau
(2) Các tế bào quản bào là các tế bào chết xếp gối lên nhau và thông với nhau nhờ các lỗ bên.
21



(3) Đường kính của các ống mạch gỗ có kích thước nhỏ nên tạo lực liên kết giữa với thành
mạch ống.
(4) Tế bào mạch gỗ không còn tế bào chất nên dòng nước qua các ống mạch gỗ không bị cản
trở.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 28: Phát biểu đúng về dòng mạch gỗ khi ống mạch gỗ bị tắc?
A. Dòng mạch gỗ sẽ dừng lại không tiếp tục vận chuyển lên trên.
B. Dòng mạch gỗ sẽ theo các lỗ bên của tế bào mạch gỗ sang ống khác để tiếp tục vận
chuyển lên trên.
C. Dòng mạch gỗ sẽ chuyển sang dòng mạch rây.
D. Lá cây sẽ thiếu nước và muối khoáng.
Câu 29: Hiện tượng ứ giọt ở phiến lá cây chỉ gặp ở cây thân thảo do:
(1) Thân thảo có chiều cao vài chục cm nên áp suất rễ có thể đẩy dòng nước lên đến lá.
(2) Cây thân thảo mọc sát mặt đất và vào buổi sáng độ ẩm không khí gần mặt đất bảo hòa.
(3) Ứ giọt xuất hiện ở phiến lá do ở vùng rìa phiến lá các phân tử nước thoát ra nhiều.
(4) Lá cây thân thảo thoát hơi nước mạnh mẽ hơn các loài thực vật khác.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 30: Một người dân đã dùng dao chặt xung quang thân cây ven đường sâu vài cm. Sau vài
ngày cây xanh ven đường này bị héo lá và chết. Theo em nguyên nhân nào làm chết cây xanh
trên?
A. Người dân đã chặt đứt hệ thống mạch rây xung quanh thân.
B. Người dân đã chặt đứt hệ thống mạch gỗ xung quanh thân.
C. Người dân đã chặt đứt hệ thống mạch rây và mạch gỗ xung quanh thân.

D. Người dân đã tách lớp vỏ cây làm cho cây nhiễm nấm bệnh.
Câu 31: Cho hình sau về hiện tượng ứ giọt. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?

(1) Hiện tượng ứ giọt ở phiến lá cây thân thảo chứng minh cho áp suất rễ.
(2) Hiện tượng ứ giọt xuất ở mép phiến lá do mạch gỗ ở gân lá thải dịch gần các thủy khổng ở
mép phiến lá.
(3) Tốc độ thoát hơi nước ở mép phiến lá lớn.
(4) Hiện tượng ứ giọt thường bắt gặp vào buổi sáng khi độ ẩm không khí gần mặt đất bão hòa.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 32: Cho hình sau về dòng mạch rây. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?

22


(1) Các tế bào rây là những tế bào sống tiêu giảm nhân chỉ còn chất nguyên sinh.
(2) Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là saccarôzơ.
(3) Động lực di chuyển của dòng mạch rây là do chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơn quan
nguồn và cơ quan dự trữ.
(4) Dòng di chuyển mạch rây chủ yếu là dòng di chuyển xuống từ lá đến rễ.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 33: Cho hình sau về cấu tạo mạch gỗ. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?


(1) Mạch gỗ gồm: các tế bào quản bào và các tế bào mạch ống
(2) Các tế bào quản bào không có thông hai lỗ tế bào mà có các lỗ bên nên các tế bào xếp gối lên
nhau.
(3) Các tế bào mạch ống chỉ lỗ ở hai đầu tế bào nên xếp gối lên nhau.
(4) Các mạch gỗ chỉ vận chuyển dịch mạch gỗ trong một mạch gỗ mà không thông thương với
các ống mạch gỗ bên cạnh.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
23


Câu 34: Cho hình sau về cấu tạo mạch rây. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?
(1) Cấu tạo mạch rây gồm: Các tế bào kèm và các tế bào ống rây.
(2) Các tế bào kèm là các tế bào sống và còn nhân, các tế bào ống rây là tế bào sống nhưng
tiêu giảm nhân.
(3) Tốc độ dịch chuyển của dòng mạch rây nhanh hơn so với dòng mạch gỗ.
(4) Các tế bào ông rây có các lỗ nhỏ ở hai đầu và nối chồng lên nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 35: Cho hình sau về con đường của dòng mạch gỗ trong cây. Phân tích hình và cho biết có
bao nhiêu phát biểu đúng?






(1) Chiếu dòng mạch gỗ: Nước từ đất
tế bào lông hút
mạch gỗ rễ
mạch gỗ thân
mạch gỗ lá.
(2) Động lực dòng mạch gỗ gồm: Áp suất rễ, lực trung gian ở thân và lực thoát hơi nước ở lá.
(3) Lực chính để đưa dòng nước đi lên hàng chục m là áp áp suất rễ.
(4) Ở rễ có hai con đường vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
24


Câu 36: Tại sao khi chiết cành ta thực hiện bốc tách lớp vỏ xung quanh thân và bao bộc lại bằng
sơ dừa hoặc rễ lục bình thì sao một thời gian tháo lớp bao bục ta nhận thấy mép trên phình to và
phát sinh nhiều rễ mới?
A. Vì rễ lục bình kích thích hình thành rễ và phình to.
B. Vì chất dinh dưỡng và hoocmôn từ lá dẫn chuyển theo mạch rây từ trên xuống kích phình
ra và tạo rễ.
C. Vì mạch gỗ vận chuyển các ion khoáng và chất dinh dưỡng từ rễ lên kích thích phình ra
và tạo rễ.
D. Vì thân cây phản ứng tự vệ khi bị tác động tổn thương.

25



×