Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Các biện pháp nâng cao dạy học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.26 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
Có một nhà triết học đã từng nói như thế này: “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc
sống”. Và thực tế đã chứng minh điều đó hoàn toàn đúng. Không có người nào
thành công mà không biết trân trọng, hiểu và yêu lịch sử. Và không có một dân tộc
văn minh nào lại không biết, không tôn trọng lịch sử của nước mình. Điều đó đặt ra
yêu cầu bức thiết, trách nhiệm đặt nặng trên vai nền giáo dục nước nhà là làm sao
để học sinh, những thế hệ trẻ biết, hiểu, và yêu lịch sử.
Trong cuốn sách nổi tiếng “ Việt Nam sử lược”, nhà sử học Trần Trọng Kim
đã viết những lời rất phải để những nhà giáo dục phải suy nghĩ: “ Người trong
nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước nhà, mới biết
cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên
tổ đã xây dựn nên mà để lại cho mình...” “...ta hãy làm thế nào cho những thiếu
niên nước ta ngày nay ai cũng có thể biết một đôi chút sự tích nước nhà, cho khỏi
tủi quốc hồn.”[1, tr 10] Ấy vậy, chúng ta phải đối mặt với thực tế hiện nay là
những thiếu niên nước nhà ghét sử, chán sử, coi sử là bô môn gánh nặng, hay là
môn phụ chỉ học qua loa. Mà điều đau đớn hơn những suy nghĩ đó không chỉ ở bộ
phận học sinh mà ngay trong chính tư tưởng của một phân không nhỏ những bậc
cha mẹ phụ huynh, những nhà giáo dục.
Phải chăng bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới trong cách dạy và cách học để
để mỗi bài giảng không còn là những kiến thức nặng nề với con số và sự kiện.
Nhưng để thực hiện điều đó quả là một điều không dễ dàng, cần sự tâm huyết, say
mê, nhiệt tình của mỗi người giáo viên. Và một phần không thể thiếu để hỗ trợ giáo
viên là “ các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử”. Đây là những biện
pháp cơ bản nhất nhằm đáp ứng yêu cầu cải thiện một giờ học lịch sử hiện nay.


Để thực sự các biện pháp này đạt hiệu quả như mong muốn chúng em xin
thiết kế một bài giảng có sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
như là một ví dụ chứng minh. Đó là bài 31, sách giáo khoa lớp 10 “ Cách mạng tư
sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”
2. Thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông


Nói tới thực trạng dạy học ở trường phổ thông, đây thực sự không phải là
một vấn đề mới mẻ mà nó đang là vấn đề đau đầu của toàn xã hội khi mà chất
lượng dạy học lịch sử thực sự là rất yếu kém.
Những tiết học thiếu sức sống, nặng nề kiến thức, sự nhạt nhòa của giáo viên
cùng với sự thờ ở của học sinh với bộ môn lịch sử đang là một thực trạng đáng
buồn ở trường phổ thông. Và một hệ lụy tất yếu, cả một thế hệ yếu kém lịch sử dân
tộc, yếu kém về tư tưởng đang dần hiện ra trước mắt chúng ta mà nó đang được cụ
thể hóa bằng những con số biết nói.
“Trong một phóng sự do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện đầu tháng
10.2006, khi phóng viên phỏng vấn 5 học sinh trung học phổ thông về bức tượng
Lý Thái Tổ (cạnh hồ Hoàn Kiếm), thì kết quả chỉ có 1 em trả lời đúng, 2 em không
biết và 2 em trả lời sai.”[2] Đây chỉ là một cuộc phỏng vấn nhỏ, với một quy mô
hẹp nhưng cũng đã thể hiện sự đáng ngại về kiến thức lịch sử của giới trẻ hiện nay.
Điều thực sự làm cảnh tỉnh toàn xã hội chúng ta là trong đợt tuyển sinh đại
học năm 2011, những điểm số của bài thi lịch sử quá thấp chiếm một số lượng
không nhỏ. “ Tỷ lệ thí sinh có điểm thi dưới trung bình chiếm hơn 80%, trong đó,
hơn 60% có điểm thi dưới 1 (1/10).”[2]
Đó là với quy mô quốc gia, còn riêng khảo sát trên thành phố Hồ Chí Minh –
một trung tâm giáo dục lớn của nước nhà qua một số năm có thể thấy rằng chất


lượng yếu kém dạy học Lịch sử không chỉ ở những năm gần đây mà nó là vấn đề
thâm niên của ngành giáo dục nước nhà.
Bảng thống kê tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và đạt yêu cầu về bộ môn Lịch Sử
trong 4 kì thi tốt nghiệp THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kì thi

Tổng số

Đạt yêu cầu


Không đạt yêu cầu

(năm)

bài thi

(từ 5 đến 10 điểm)

(từ 0 đến 4,5 điểm)

Số bài thi

Tỷ lệ

Số bài thi

Tỷ lệ

1995

2121

575

27,11%

1546

72,89%


1998

3186

500

15,69%

1686

84,3%

1999

5809

1585

27,29%

4224

72,71%

2000

11522

4425


38,4%

7097

61,6%

( Nguồn: tài liệu 3)
Những con số trên đã thể hiện phần nào những góc khuất, những vấn đề còn
tồn tại trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Nó đòi hỏi một biện
pháp toàn diện, kiên quyết để khởi dậy niềm say mê lịch sử ở thế hệ trẻ, những chủ
nhân tương lai của đất nước, để lịch sử không chỉ là một bô môn học trong nhà
trường mà còn là những kiến thức nền tảng của mỗi người Việt Nam yêu nước.
3. Nguyên nhân thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay
Đi tìm nguyên nhân dẫn tới thực trạng dạy học lịch sử ngày càng yếu kém
hiện nay là cách nhanh nhất để chúng ta tìm biện pháp khắc phục. Và có những
nguyên nhân chủ yếu như sau:
Thứ nhất, chúng ta chưa đặt đúng vai trò, vị trí, chức năng của bộ môn Lịch
sử trong nhà trường phổ thông. Mọi người cho rằng sử chỉ cần học thuộc lòng mà


không cần tư duy. Chính vì vậy lịch sử luôn là một bộ môn chiếm số lượng thời
gian ít ỏi trong thời khóa biểu của học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường chỉ chú trọng
tới các bộ môn khác như Văn, Toán, Lí, Hóa mà coi Lịch sử là một bộ môn, có
cũng được mà không có cũng được. Từ đó dẫn tới hình thành một tư tưởng coi nhẹ
bộ môn Lịch sử ở cả giáo viên lẫn học sinh. Giáo viên dạy qua loa, thậm chí là đọc
chép nhanh gọn để tạo điều kiện cho học sinh học môn khác. Học sinh thờ ơ, coi
giờ lịch sử là giờ để ra chơi, giải lao, chờ học các môn khác, nếu học cũng chỉ
mang tính chất đối phó.
Thứ hai là cách dạy áp đặt, duy ý chí, nhồi nhét cho học sinh. Có một thực tế

cho thấy rằng những giờ học lịch sử dường như không gợi mở suy nghĩ, óc phân
tích, sáng tạo của các em mà thường là bắt các em theo một quy chuẩn được giáo
viên dàn xếp sẵn khiến giờ học lịch sử thật sự nhàm chán.
Thứ ba, sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa tốt. Nhà trường
không tạo điều kiện cho bộ môn Lịch sử, gia đình cũng không chú trọng, động viên
các em học về lịch sử. Xã hội thì chưa có nhiều môi trường để giáo dục lịch sử,
những bộ phim hay, sách truyện tranh về lịch sử, hoạt hình lịch sử thực sự cuốn hút
học sinh. Chúng ta chưa biết tận dụng, khai thác hệ thống bảo tàng trong dạy học
lịch sử. Đây là một môi trường rất tốt để cả phụ huynh, giáo viên truyền đạt kiến
thức lịch sử cho các em một cách sinh động, thực tế nhất.
Thứ tư là về chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên. Chương trình
lịch sử thì cứng nhắc, sách giáo khoa quá nhiều kiến thức, ít tranh ảnh không hấp
dẫn. Đội ngũ giáo viên thì ít đầu tư về chuyên môn cũng như nghiệp vụ. Chế độ đãi
ngộ ít ỏi, áp lực công việc nặng nề đang là những bức xúc khiến người giáo viên sử
không chuyên tâm với nghề. Thực tế đã chứng minh rằng muốn thay đổi thì cốt lõi


nhất là từ con người. Do vậy đầu tư cho giáo viên là một việc làm bức thiết hiện
nay.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh
2. />3. />
KẾT LUẬN
Lịch sử là quá khứ, là những cái đã qua, những những gì lịch sử mang trong
nó lại mang một ý nghĩa thời đại. Bởi vậy mà lịch sử phải luôn được đạt đúng vị trí


xứng tầm với nó trong xã hội. Đặc biệt là với thế hệ trẻ, việc giáo dục lịch sử luôn
là vấn đề cấp thiết.

Sự yếu kém kiến thức lịch sử của học sinh đang là một thực trạng không tốt
đối với nền giáo dục Việt Nam. Và chúng ta cần có những biện pháp cải thiện
quyết liệt. Để làm điều đó, chúng ta phải sử dụng “các biện pháp nâng cao hiệu
quả bài học lịch sử.”
Vấn đề này được những nhà nghiên cứu và giáo viên thảo luận sôi nổi để tìm
ra những biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử.
Trên quan điểm dạy chữ để dạy người, chúng ta nhất trí rằng, hiểu quả của bài học
được xác định không chỉ bằng việc hình thành các kiến thức, mà còn là kết quả của
việc giáo dục và phát triển tư duy, kĩ năng, kĩ xảo, tính tích cực học tập của học
sinh trong học tập và cuộc sống.
Có nhiều biện pháp sư phạm nâng cao hiệu quả bài học, chủ yếu là:
- Lựa chọn nội dung bài học phải đảm bảo tính khoa học
- Phát triển các hoạt đọng nhận thức tích cực, độc lập, nhất là tư duy độc
lập sáng tạo của học sinh
- Trình bày bải học của giáo viên phải thật sinh động, gợi hình ảnh, gây
cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh.
- Sử dụng một cách đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí các phương
pháp dạy học.
- Tổ chức giờ học hiệu quả
- Đổi mới việc đánh giá, kiểm tra kết quả bài học lịch sử.
Đây là những biện pháp cơ bản nhất để nâng cao hiệu quả của bài học lịch
sử. Nhưng điều quan trọng hơn là nó phải thực sự đi vào thực tiễn, cụ thể hóa trong
từng bài học để đó không chỉ là những biện pháp trên giấy. Để thực hiện điều đó,
nhóm chúng em đã trình bày phần bài giảng của mình qua bài 31 sách giáo khoa
Lịch sử lớp 10 “ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” ( tiết 1). Đó là minh
chứng rõ ràng nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ
thông.





×