Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Toàn cầu hóa và cơ hội, thách thức cho VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.94 KB, 15 trang )

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tất cả mọi thứ, tất cả mọi nơi trên
trái đất này dường như không có khoảng cách, một “ thế giới phẳng” theo đúng ý
nghĩa nguyên vẹn của nó. Trái ngược với thời kì Chiến tranh Lạnh, là sự đối đầu
của hai cường quốc lớn Xô – Mỹ, là sự riêng biệt gần như cô lập ở mỗi quốc gia.
Thời kì chúng ta đang sống “ ở trong một hệ thống quốc tế mới. Hệ thống này có
logic, có quy luật, có áp lực và động lực riêng của nó – nó đáng được gọi bằng cái
tên riêng – toàn cầu hóa”[8;42] Vậy trong thời đại toàn cầu hóa này, chủ nghĩa tư
bản sẽ mang nhưng ưu điểm cũng như hạn chế gì? Và Việt Nam chúng ta phải đối
mặt những cơ hội và thách thức như thế nào? Đây là một vấn đề rất nhiều người
quan tâm và thiết thức.
1. Toàn cầu hóa là gì?
Trước hết, ta cần hiểu rõ về khái niệm Toàn cầu hóa.
Khái niệm “ Toàn cầu hóa” hiện nay được sử dụng rất rộng rãi, và ngày
càng được khẳng định. Tuy nhiên chưa có một khái niệm thống nhất nào. Theo ông
Thomas L. Friedman, toàn cầu hóa “ là một sự hội nhập không thể đảo ngược giữa
những thị trường, quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng có – theo phương
cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ti và nhà nước vươn quan hệ
đến nhiều nơi trên thế giới xã hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết.”[9;
176]
Trong cuốn sách “ Kinh doanh toàn cầu ngày nay”, Charles W L. Hill cho
rằng: “ Toàn cầu hóa là xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của
hệ thống kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa có hai bộ phận chính : Toàn cầu hóa thị
trường và toàn cầu hóa sản xuất.”[9; 176]
Theo quan niệm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD): “ Toàn
cầu hóa là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối ưu các


nguồn lực trên phạm vi toàn cầu…là một quá trình li tâm và là một lực lượng kinh
tế vĩ mô; toàn cầu hóa rút ngắn khoảng cách kinh tế với nhau. Toàn cầu hóa cũng
có khuynh hướng làm mất sự ổn định của các tổ chức độc quyền nhóm đã được
thiết lập bằng cách làm thay đổi các “ luật chơi” của cuộc đấu tranh giữa các


doanh nghiệp để chiếm lợi thế cạnh tranh trên các thị trường quốc gia cũng như
thế giới.”[9; 177]
Báo cáo về phát triển con người năm 1999 của UNDP cho rằng: Toàn cầu
hóa không mới, nhưng thời đại hiện nay của toàn cầu hóa có các tính chất riêng
biệt. Sự hẹp lại của không gian và sự biến mất của các đường biên giới đang gắn
kết cuộc sống của mọi người vơi snhau một cách sâu sắc, chặt chẽ và trực tiếp bao
giờ hết.
Trên toàn cảnh bức tranh kinh tế thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã định
nghĩa toàn cầu hóa như là “ sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên
của tổng thể các nước trên toàn thế giới, do việc gia tăng khối lượng và sự đa
dạng trao đổi xuyên biên giới của các sản phẩm và dịch vụ cũng như do các luồng
vốn quốc tế đồng thời với việc phổ biến công nghệ ngày càng rộng khắp.” [9; 177]
Mặc dù có những quan niệm không giống nhau về toàn cầu hóa kinh tế,
nhưng theo nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng có quan điểm chung nhất: “
Thừa nhận mối quan hệ qua lại của các hoạt động kinh tế hiện nay đã bao trùm
gần như tất cả các nước, mang tính chất toàn cầu. Các dòng hàng hóa, dịch vụ,
vốn và nhân lực đang dịch chuyển từ nước này đến nước khác ngày càng mạnh,
càng tự do hơn, tính chất của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia càng mạnh,
càng tự do hơn, tính chất của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ở tầm quốc
tế và trong hợp tác quốc tế cũng đạt cấp độ mới. Từ đó có thể hiểu toàn cầu hóa
kinh tế là quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới vượt khỏi biên


giới quốc gia, hướng tới phạm vị toàn cầu trên cơ sở lực lượng sản xuất cũng như
trình độ khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ và sự phân công hợp tác quốc
tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hóa của sản xuất ngày càng tăng.”[9; 177178]
Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Chủ thể của toàn
cầu hòa là những thành viên tham gia và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa khiến cho
nền kinh tế toàn cầu trở thành hiện thực. Và trên thực tế, toàn cầu hóa đã làm cho
bức tranh thế giới diễn ra một cách sôi động, biểu hiện ở những mặt sau:

Hình thành “ nền kinh tế tri thức” với đặc trưng cơ bản là tri thức trở thành
nội dung chủ yếu của sản xuất, phân phối và tiêu dùng. “ Kinhh tế tri thức” ra đời
dựa trên những thành quả của cuộc cách mạng thông tin. Trong nền kinh tế tin học,
các ngành thông tin như” tính toán, thông tin, dịch vụ kết hợp trở thành các ngành
chủ đạo. Nền kinh tế thông tin lấy thị trường toàn cầu làm địa bàn hoạt động lấy tổ
chức xí nghiệp kiểu mạng lưới mở rộng khắp toàn cầu là chủ yếu.
Vận động của tư bản chủ yếu thể hiện ở tiền vốn lưu chuyển xuyên quốc gia
với quy mô ngày càng lớn, tốc độ nhanh, phạm vi rộng. Cùng với sự lưu chuyển
của vốn là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) tăng lên nhanh chóng. “ Từ
năm 1983 đến năm 1988, FDI trên thế giới mỗi năm tăng trên 20%, trong đó có
khoảng 85% giá trị FDI xuất phát từ các nước phát triển, chủ yếu là nhóm G7.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhóm G7 tăng lên liên tục từ 139,73 tỉ USD
năm 1991 đến 270,12 tỉ USD năm 1997.”[9;179]
Sự biến đổi và tăng trưởng không ngừng của thương mại quốc tế. Sự vận
động của tư bản quốc tế dưới hình thức tư bản ngày càng tăng, bên cạnh đó, mối
liên hệ kinh tế giữa các quốc gia, các vùng trên thế giới trở thành xu hướng tất yếu
của quá trình toàn cầu. “Từ năm 1986 đến năm 1996, khối lượng chu chuyển hàng


hóa thế giới tăng trung bình 6.5% năm. Từ năm 1985 đến năm 1994, phần buôn
bán quốc tế trong GDP thế giới tăng gấp 3 lần so với các thế kỉ trước và tăng 2
lần so với năm 1970.”[9;180]
Cùng với toàn cầu hóa và bổ sung cho toàn cầu hóa là khu vực hóa vừa là sự
thể hiện, vừa là sự phản ứng đối với xu thế toàn cầu hóa, nó phản ánh sự khác biệt,
mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia, khu vực trong một thế giới đa cực, sự hợp
tác và liên kết quốc tế ngày càng tăng lên, nhưng cuộc đấu tranh vì lợi ích quốc
gia, dân tộc, khu vực cũng rất gay gắt, quyết liệt.
2. Những ưu việt và những điểm hạn chế của chủ nghĩa tư bản thời kì “
toàn cầu hóa”
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì toàn cầu hóa càng phát triển. Và ngược

lại sự phát triển của toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản trên cả hai lĩnh vực tích cực và tiêu cực.
2.1.Những ưu việt
Sự phát triển nhanh chóng, cao độ của khoa học công nghệ
Toàn cầu hóa khiến cho cơ sở, vật chất – kĩ thuật, công nghệ được nhanh
chóng đổi mới, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được duy
trì, mức tiêu hao các nguồn lực ( nguyên liệu, nhiên liệu, sức lao động…) cho một
đơn vị sản phẩm hạ thấp rất đáng kể, đặc biệt trong nhưng ngành công nghệ cao.
Thập niên 1990 đánh dấu sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ trên thế giới. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ mà các nước tư bản phát triển đóng vai trò tiên phong và then chốt đã
làm thay đổi căn bản nền sản xuất xã hội dựa trên bốn lĩnh vực then chốt: công
nghệ sinh học, công nghệ vất liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. “


Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đồng thời đã tác động
đến quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh của chủ nghĩa tư bản và nâng suất lao
động xã hội.”[10;141]
Năng suất lao lao động đã vượt qua nguy cơ giảm sút và có xu hướng tăng
khá nhanh, nhiều ngành mới có hàm lượng tri thức khoa học cao ra đời và phát
triển mạnh, đồng thời những ngành cổ truyền đã lấy được sức sống trên cơ sở hiện
đại hóa và đổi mới công nghệ…
Hệ thống quản lí vĩ mô và vi mô của chủ nghĩa tư bản đã có những thay
đổi căn bản
Cùng với điều đó, hệ thống quản lý vĩ mô và vi mô của chủ nghĩa tư bản đã
có những thay đổi khá căn bản, sự phân công lao động quốc tế có những bước tiến
rõ rệt theo hướng sự phụ thuộc một chiều của các nước kém phát triển chuyển dần
sang xu hướng phụ thuộc lẫn nhau ngày càng phổ biến, một số nước đang phát
triển đã gia nhập hàng ngũ các nước phát triển. “ Mở cửa kinh tế với thương mại
quốc tế đã giúp bao nhiêu quốc gia tăng trưởng nhanh hơn. Thương mại quốc tê

giúp kinh tế phát triển khi xuất khẩu trở thành lực đẩy cho tăng trưởng. Tăng
trưởng dựa vào xuất khẩu là trung tâm của chính sách công nghiệp đã làm giàu
cho nhiều nước châu Á và làm cho hàng triệu người được hưởng cuộc sống tốt
hơn.” [2, 4] Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một thời đại kinh tế mới đã ra đời.
Do có lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn, các nước tư bản phát
triển có nhu cầu bức thiết sớm tham gia vào toàn cầu hóa. Nhu cầu về lợi ích to lớn
và tiềm năng kinh tế, vốn, khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lí, tiếp cận và
chiếm lĩnh thị trường khiến cho học có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy toàn cầu
hóa. Vì vậy, các nước tư bản phát triển cùng với các tập đoàn tư bản xuyên quốc


gia đang trở thành lực lượng chi phối quá trình toàn cầu hóa, tích cực thúc đẩy quá
trình này để thực hiện lợi ích của mình.
Do đó, mà chủ nghĩa tư bản có thể tồn tại lâu dài và tiếp tục phát triển. Có
thể coi toàn cầu hóa là một sự biến đổi linh hoạt của chủ nghĩa tư bản nhằm ứng
phó với biến động của thời đại.
2. Những hạn chế
Trong thời đại toàn cầu hóa, những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản
không hề mất đi mà trái lại càng sâu sắc thêm
“Cái quyết định vận mệnh của Chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn cơ bản của
nó – đã được C. Mác phát hiện ra cách đây hơn một thế kỉ - đó là mâu thuẫn giữa
tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với sự chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.” [3; 86] Trong thời đại toàn cầu hóa,
mâu thuẫn này không hề mất đi, mà trái lại càng tiếp tục sâu sắc thêm, dù hình thức
biểu hiện của nó sự thay đổi lớn.
Thứ nhất, mâu thuẫn trong nội bộ các nước tư bản phát triển không bị triệt
tiêu, mà chỉ có sự hòa hoãn nhất định trong điều kiện quốc tế mới. Chính sự phát
triển mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi quốc tế sẽ ngày càng thúc đẩy
mâu thuẫn nội bộ trong và giữa các nước tư bản phát triển gay gắt trở lại. Bởi điều
cốt yếu nhất của toàn cầu hóa là “ để làm tăng lãi trên vốn bằng cách tạo điều kiện

cho những chủ vốn tìm được những chỗ có chi phí thấp nhất trên trái đất.”[6;36]
Do đó, có một sự cạnh tranh thị trường không kém phần khốc liệt giữa các nước tư
bản.
Thứ hai, mâu thuẫn nêu trên không chỉ biểu hiện trong nội bộ các nước tư
bản phát triển, mà còn mở rộng sự đối lập, xung đột về lợi ích kinh tế và chính trị


giữa các nước phát triển và đang phát triển trong hệ thống tư bản chủ nghĩa ( mâu
thuẫn Bắc – Nam) trên phạm vi toàn thế giới. Điều này làm cho mâu thuẫn cơ bản
của chủ nghĩa tư bản tích tụ rộng hơn và sâu hơn. Sự thay đổi đó dẫn tới những
biến động mới của quan hệ gia cấp – xã hội của chủ nghĩa tư bản. Sự đối lập giữa
giai cấp tư sản và giai cấp công nhân ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn thế
giới, trở thành đối lập giữa giai cấp tư sản quốc tế và giai cấp công nhân quốc tế,
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản độc quyền ở các nước tư bản phát triển với quảng
đại nhân dân các nước đang phát triển.
Thứ ba, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện nay thường được nhìn
thấy qua những biểu hiện chủ yếu như: tốc độ tăng trưởng chung không cao; những
chấn động kinh tế - xã hội nhanh xuất hiện, khủng hoảng chu kì không diễn ra theo
các trình tự cổ điển, cũng như mức độ sâu sắc của nó không chỉ là chỉ tiêu sản xuất
giảm sút mạnh mà đi liền với những cuộc rối loạn trong các lĩnh vực tài chính, tiền
tệ, những cuộc tranh chấp thương mai…Đồng thời, mức độ gay gắt của chúng thể
hiện nổi bất ở một loạt giới hạn mà chủ nghĩa tư bản vấp phải trong cùng một lúc.
Cụ thể là: tài nguyên hạn chế, trong khi lực lượng sản xuất có khả năng phát triển
vô hạn, guồng máy sản xuất có khả năng mở rộng không ngừng, trong khi khả
năng thanh toán vẫn bị hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao kéo dai, bất bình
đẳng gia tăng và ngày càng trầm trọng, khủng hoảng kinh tế và những vấn nạn trên
ác lĩnh vực đạo đức, chính trị, tình trạng tội phạm, bạo lực, phân biệt chủng tộc,
xung đột tôn giáo,…
Tác động tiêu cực đã dân tới một hệ quả sâu sắc là khoảng cách giàu nghèo
trên thế giới ngày càng rộng hơn. “Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện nay có

20 doanh nghiệp hàng đầu thế giới có doanh số nhiều hơn toàn bộ nền kinh tế của
80 quốc gia ngheo cộng lại. Chênh lệch về thu nhập của 20% số người giàu nhất
và 20% số người nghèo nhất của thế giới lên tới hàng nhiều chục lần, trông đó tài


sản của 357 người giàu nhất thế giới bằng thu nhập của 2,3 tỉ người nghèo nhất
thế giới.”[3;66]
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khi toàn cầu hóa đi vào chiều sâu, mâu
thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên gay gắt với quy mô ngày càng mở
rộng, trở thành mâu thuẫn, giữa tính quốc tế hóa, thậm chí toàn cầu hóa lực lượng
sản xuất , với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mang tính chất tập đoàn.
Mặt khác, toàn cầu hóa cũng là một tất yếu của nền kinh tế tư bản, đó là một
phương thức để chủ nghĩa tư bản giải quyết một mâu thuẫn nội tại phổ biến khác
của nó – mâu thuẫn giữa sức phát triển vô hạn của nền sản xuất xã hội với sự hữu
hạn của không gian vật chất. Dưới góc độ đó, có thể xem toàn cầu hóa như môt lối
thoát giúp chủ nghĩa tư bản giải quyết mâu thuẫn tới hạn của nền sản xuất tư bản ở
không gian kinh tế quốc gia. Song, tiến hành toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản không
những không giảm tính chất ngày càng gay gắt của mâu thuẫn đó mà còn đẩy mâu
thuẩn này tới giới hạn tới cùng của nó, từ không gian vật chất quốc gia sang không
gian toàn cầu. Chính vì vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng, những mâu thuẫn do
tiến trình toàn cầu hóa tạo ra sẽ ngày càng gay gắt và trở thành nhân tố khởi sinh
một lực lượng toàn cầu hóa chống lại sự phát triển của toàn cầu hóa.
Có thể thấy một thực tế khách quan là, hiện nay chủ nghĩa tư bản đang giữ
quyền chi phối đối với quá trình toàn cầu hóa và đang phổ biến các giá trị và luật
chơi tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, chính trong quá trình toàn
cầu hóa, chủ nghĩa tư bản sẽ phải biến đổi. Sự phụ thuộc lẫn nhau khiến cho toàn
cầu hóa “ không phải là một đại lộ một chiều, mà là một siêu đại lộ nhiều chiều,
một đấu trường cạnh tranh giữa các thế lực kinh tế khác nhau nhằm thiết lập một
trật tự kinh tế toàn cầu có lợi cho tất cả các bên”.Điều này khiến cho các thế lực
bá quyền đế quốc không thể tùy tiện lợi dụng toàn cầu hóa để làm mưa, làm gió,

cho dù trong điều kiện hiện nay nó còn mang tính trội tư bản chủ nghĩa. Bởi vì,


tham gia vào toàn cầu hóa không chỉ có Mỹ và các nước tư bản phát triển mà còn
có hàng loạt các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả các quốc gia đang định
hướng xã hội chủ nghĩa. “ Do vậy, quá trình toàn cầu hóa không chỉ đơn giản là sự
phổ biến, giá trị, luật chơi của chủ nghĩa tư bản, mà còn là quá trình hội nhập,
giao thoa của các nền kinh tế, các giá trị văn hóa, chính trị…Và, trong quá trình
ấy, những cái gì là tiến bộ sớm muộn cũng sẽ tiếp tục được khẳng định và phát
triển. Đó chính là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội”.[3; 68]
3. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong toàn cầu hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa đã trở thành một trong xu thế của
thời đại. Hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở
cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao
đổi hàng hóa, luân chuyển các nhân tố sản xuất như vốn, lao động, kĩ thuật trên thế
giới ngày càng thông thoáng hơn. Để khỏi bị gạt ra ngoài lề đường của sự phát
triển, các nước, nhất là các nước đang phát triển, đều phải nỗ lực hội nhập vào xu
thế chung đó, và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế.
Nhận thức được điều trên, Việt Nam đã thi hành những chính sách mở cửa
để tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
của Đảng đã khẳng định phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành trung ương khóa VIII ( 12 –
1997) nêu nguyên tắc hội nhập của Việt Nam là : “ Trên cơ sở phát huy nội lực,
thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài và nhấn
mạnh nhiệm vụ “ Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp
và nhất là xác định những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh để tham
gia vào thị trường khu vực và thế giới.””[10; 22]


Tuy nhiên chúng ta cũng khẳng định rằng, toàn cầu hóa là cơ hội cho Việt

Nam muốn vươn lên nhưng nó cũng đem lại không ít những thách thức.
3.1 Cơ hội
Toàn cầu hóa sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam mở rộng thị trường.
Nước ta có quy mô dân số tương đối lớn, khoảng hơn 80 triệu dân, nhưng
thu nhập đầu người vẫn còn thấp. Do vậy mà về căn bản thị trường trong nước khá
nhỏ. Quá trình toàn cầu hóa đã mở ra khả năng to lớn cho nước ta có thể mở rộng
thị trường ra bên ngoài, thông qua hiệp định hai bên và nhiều bên. Hiện nay chúng
ta đã là thành viên đầy đủ của Asean với dân số 500 triệu người và GDP trên 700
tỷ, thành viên thứ 150 của WTO – tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, APEC…
Tất cả là một khối thị trường rộng lớn mà hàng hóa của chúng ta có thể được bán
rộng rãi.
Toàn cầu hóa sẽ giúp chúng ta tăng khả năng thu hút nguồn vốn.
Khả năng mở rộng thị trường quyết định khả năng mở rộng đầu tư. Trong
một nền kinh tế thị trường, người ta chỉ có thể mở rộng đầu tư khi có thị trường
tiêu thụ được những sản phẩm do việc mở rộng đầu tư đó mang lại. Nhờ quá trình
toàn cầu hóa, thị trường của nước ta được mở rộng và thực tế đã trở thành một thị
trường hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công nghệ vào nước ta, sử dụng
lao động và tài nguyên vốn có của nước ta, làm ra các sản phẩm tiêu thụ trên thị
trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có. Do vậy, lợi thế về thị
trường do toàn cầu hóa mang lại sẽ kéo theo lợi thế về thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Nguồn đầu tư nước ngoài vào nước ta sẽ thúc đẩy nguồn vốn trong nước
vận động có hiệu quả hơn.


Toàn cầu hóa sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp nhân công nghệ mới có hiệu
quả hơn.
Đi theo dòng vốn đầu tư trực tiệp ( FDI) vào nước ta là các công nghệ mới.
Các công nghệ này có thể là cũ và không có hiệu quả ở Mỹ, Nhật, châu Âu, nhưng
lại là mới và có hiệu quả tại Việt Nam. Nếu nước ta không hội nhập quốc tế, nước
ta vẫn có thể vay vốn nhập công nghệ mới về sản xuất, phục vụ các nhu cầu trong

nước và xuất khâu. Song, do khả năng tiếp cận thị trường bên ngoài của ta hạn chế,
việc vay vốn là nhập khẩu công nghệ mới cũng không dễ dàng, đặc biệt là khả
năng quản lí kinh doanh của ta lại quá kém, nên mô hình này tuy đã thành công ở
Hàn Quốc, Đài Loan nhưng không dễ thành công ở nước ta.
Con đường thích hợp với nước ta trong điều kiện hiện nay là hội nhập quốc
tế để khai thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo ra môi trường đầu
tư có hiệu quả và có sức hấp dẫn ở nước ta, do vậy các công nghệ mới có thể du
nhập vào nước ta được sử dụng có hiệu quả. Một chính sách hướng nội, bảo hộ thái
quá sản xuất trong nước, mở cửa hạn chế, sẽ buộc mọi người trong nước phải tiêu
thụ sản phẩm nội địa giá cao và chất lượng xấu.
Trong các dòng vốn du nhập vào nước ta,dòng vốn FDI có khả năng đem
theo công nghệ mới vào nước ta và sử dụng chúng có hiệu quả hơn cả. Lý do là các
công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt nam hiện đang nắm giữ tới 90% công
nghệ của thế giới, có mạng lưới chi nhánh khắp thế giới. Chúng có khả năng di
chuyển công nghệ từ nước hết lợi thế cạnh tranh sang nước có nhiều lợi thế cạnh
tranh hơn, trong khi một quốc gia kém phát triển như nước ta đã không có khả
năng đó.
Toàn cầu hóa giúp khai thông giao lưu các nguồn lực của nước ta và thế
giới.


Trong các nguồn lực phát triển, nguồn nhân lực con người trí tuệ, ngày càng
có tầm quan trọng to lớn. Với hơn 80 triệu dân, nước ta có nguồn nhân lực dồi dào.
Song nguồn nhân lực đó hiện có những hạn chế: trình đồ chuyên môn thấp, ngoại
ngữ kém, tỉ lệ thấp nghiệp cao. Nước ta hiện nay thừa lao động phổ thông nhưng
lại thiếu lao động kĩ thuật và biết kinh doanh. Hội nhập quốc tê sẽ giúp nước ta
khai thông giao lưu nguồn nhân lực giữa nước ta và thế giới. Ta có thể thông qua
con đường hội nhập quốc tế để xuất khẩu lao động ra bên ngoài hoặc có thể sử
dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến xuất khẩu. Đồng thời,
nước ta cũng có thể nhập khẩu các loại lao động kĩ thuật cao, các công nghệ mới,

các bằng phát minh sáng chế mà nước ta không có.
Toàn cầu hóa không chỉ là hội nhập kinh tế, mà còn giúp các nước giải
quyết, trao đổi những vấn đề chung mà chúng ta có thể học hỏi: y tế, giáo dục, văn
hóa…Việt Nam có cơ hổi thể hiện những thành tựu mà mình đạt được trên các lĩnh
vực trên, đồng thời tiếp thu những tinh hoa của thế giới một cách nhanh nhất, giúp
chúng ta không bị đẩy lùi về phía sau. Người dân được hưởng một cuộc sống hiện
đại hơn.
3.2 Thách thức
Thứ nhất, khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, nước ta phải giảm
dần thuế quan và bỏ hàng rào phi thuế quan, nghĩa là bỏ hàng rào mậu dịch, thì các
hàng hóa dịch vụ nước ngoài sẽ ào ạt đổ vào nước ta, bóp chết hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong nước. Đây là điều rất đáng lo ngại, bởi cơ sở sản xuất của nước ta
hiện nay có công nghệ lạc hậu, bộ máy biên chế cồng kềnh và dư thừa, chất lượng
sản phẩm kém, giá thành cao, rất khó cạnh tranh với hàng ngoại.
Mặt tiêu cực thứ hai là quá trình toàn cầu hóa phát triển đã làm tan vỡ các
hàng rào bảo hộ của các quốc gia. Do vậy, các quốc gia không chỉ chịu tác động


tích cực của quá trình này mà còn phải chịu cả những chấn động của hệ thống kinh
tế toàn cầu trong các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệu…Việt nam cũng
phải chịu tác động hai mặt như vậy. Cuộc khủng hoảng tiền tệ - tài chính ở Đông
Nam Á đã và đang gây ra những chấn động không chỉ ở khu vực mà cả mô càng
không đủ thông thoáng phù hợp với các định chế quốc tế, tệ tham nhũng và quan
liêu càng nặng, hệ thống ngân hàng – tài chính càng lạc hậu thì càng chịu tác động
nặng nề hơn.
Mặt tiêu cực thứ ba là quá trình toàn cầu hóa phát triển, không chỉ có các
lực lượng kinh tế tiến bộ tham gia vào quá trình này mà còn có cả các thế lực phản
động, bọn mafia, các tổ chức khủng bố…Mạng lưới hoạt động của mafia hiện đang
lan ra khắp toàn cầu, các đường dây buôn lậu ma túy len lỏi đến cả các trường đại
học của ta. Các thế lực phản động đủ loại cũng không bỏ lỡ thời cơ xâm nhập vào

nước ta phá hoại.
Có thể kể ra những mặt tiêu cực khác nữa: chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các nước giàu và nghèo có thể tăng lên, sự xung đột giữa các nền văn hóa
khác nhau, ôi nhiễm môi trường….
Những tác động tiêu cực này có thể ảnh hưởng lớn hay nhỏ đều phụ thuộc
vào chính sách hội nhập của từng quốc gia. Vì vậy Việt Nam cần có một chính sách
hội nhập quốc tế đúng đắn và thích hợp, thì tác hại của mặt tiêu cực sẽ bị hạn chế
và ngược lại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Lộc Diệp, 2002, Chủ nghĩa tư bản ngày nay: Những nét mới từ thực
tiễn Mỹ, Tây Âu, Nhật, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
2. Josephe. Stiglitz, 2008, Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nhà xuất bản
Trẻ.
3. Nguyễn Hoàng Giáp – Mai Hoàng Anh, 2005, Chủ nghĩa tư bản đương
đại và triển vọng của chủ nghĩa xã hội dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế, Lí
luận chính trị, số 2, tr 65 – 70.
4. Nguyễn Khắc Thân, 1996, Chủ nghĩa tư bản đương đại mâu thuẫn và
vấn đề, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.
5. Qua báo chí nước ngoài, 2005, Học giả phương Tây nói về thách thức
đối với chủ nghĩa tư bản trong xu thế toàn cầu hóa, Tạp chí cộng sản, số 12, tr 65 –
70.
6. Peter Barnes, 2006, Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0 – Hướng dẫn cách
giành lại Công sản, Nhà xuất bản Trẻ.
7. Tôn Ngũ Viên, 2005, Toàn cầu hóa nghịch lí của thế giới chủ nghĩa tư
bản, Nhà xuất bản Thống Kê.
8. Thomas L Friedman, 2005, Chiếc Lexus và cây ô liu -Toàn cầu hóa là
gì?, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Trần Thị Vinh (CB) – Lê Văn Anh, 2008, Lịch sử thế giới hiện đại, Nhà

xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.


10. Trần Thị Vinh, Chủ nghĩa tư bản thế kỉ XX và thập niên đầu thế kỉ XXI
một cách tiếp cận, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Vụ tổng hợp kinh tế ( Bộ Ngoại giao), 1999, Toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế của Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.



×