Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HOA KỲ CƠ HỘI THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.48 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI –DU LỊCH –MARKETING

MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:

GIẢNG VIÊN:THS. TRỊNH XUÂN ÁNH


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000

PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay chiến tranh đã đi qua, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang có nhiều
thay đổi trước xu thế mới của thời đại. Bỏ lại sau lưng nỗi đau, nỗi mất mát từ cuộc chiến
tranh, chúng ta đang từng bước tiến lên xây dựng kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các
quốc gia trên thế giới để từng bước khẳng định sức mạnh của dân tộc mình.Ngay nay xu thế
hội nhập trở thành xu thế của thời đại. Tồn cầu hố mà trọng tâm là tồn cầu hố kinh tế đã
tác động mạnh mẽ đến sự phát triển thương mại trên phạm vi tồn thế giới. Cái đích cuối
cùng mà q trình tồn cầu hố hướng tới là một nền kinh tế tồn cầu thống nhất khơng cịn
biên giới quốc gia về kinh tế . Và Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất thế giới và hứa
hẹn là thi trường cung cấp các sản phẩm máy móc, cơng nghệ phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam. Do đó việc ký kết và thơng qua hiệp định thương mại giữa hai nước là
điều kiện cần thiết cho cả Việt Nam và Mỹ thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại
song phương.

2|Page


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ (BTA - Bilateral Trade


-

Association)
Hiệp định thương mại Việt-Mỹ là một hiệp định quan trọng được kí kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
trong năm 2000 và có hiệu lực chính thức vào ngày 10/12/2001. Theo hiệp định đó thì Việt Nam sẽ
phải cam kết một số vấn đề như sau:
I. Cam kết về thương mại dịch vụ
Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, mức cam kết về thương mại dịch vụ trong BTA là tự do nhất,
thơng thống nhất trong số tất cả các Hiệp định mà Việt Nam tham gia ký kết. Được đàm phán và xây
dựng theo quy chuẩn của WTO, BTA là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng các bản chào và
phương án đàm phán khi gia nhập WTO.

-

Trong BTA, Việt Nam đưa ra cam kết đối với 8 ngành và 61 phân ngành (chiếm khoảng 40% phân
ngành dịch vụ theo phân loại của WTO) bao gồm những ngành quan trọng như viễn thơng, phân phối
và tài chính.

-

Thời gian cam kết mở cửa thị trường thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng và khả năng cạnh
tranh của mỗi ngành nhưng thông thường thời gian này kéo dài khoảng từ 5 đến 10 năm (kể từ khi
hiệp định có hiệu lực). Đối với những ngành quan trọng như viễn thông, ngân hàng, giao thông vận
tải mức cam kết của Việt Nam là thấp hoặc không đưa vào cam kết. Mức độ cam kết của các ngành
dịch vụ cụ thể trong BTA như sau:
1. Dịch vụ kinh doanh

-

Các phân ngành của dịch vụ kinh doanh trong cam kết của Việt Nam bao gồm những tiểu ngành quan

trọng nhất như tư vấn pháp lý, kế toán, kiểm toán, tư vấn thiết kế, dịch vụ quảng cáo. Các cam kết
của Việt Nam có mức tự do hố khá cao, chỉ duy trì hạn chế trong thời gian từ 3-5 năm kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực.
2. Dịch vụ viễn thông

-

Việt Nam cam kết đối với tất cả các dịch vụ gia tăng và dịch vụ viễn thông cơ bản kể cả việc cho
phép thành lập liên doanh trong lĩnh vực này. Mức cam kết đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng
cao hơn cam kết trong dịch vụ viễn thông cơ bản. Sau từ 3-5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực,
hạn chế về vốn góp của nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ trong dịch vụ giá trị gia tăng được xoá bỏ trong
3|Page


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
khi đó vốn góp của nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ đối với dịch vụ viễn thông cơ bản là 50%. Điều cần
lưu ý là Việt Nam chỉ cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp dịch vụ trên cơ sở không
xây dựng mạng trục.
3. Dịch vụ xây dựng
-

Mức cam kết của Việt Nam khá cao và hầu như tự do hoá ngay lập tức ngành dịch vụ này. Các hạn
chế chính vẫn là doanh nghiệp 100% vốn của nước ngồi chỉ được cung cấp dịch vụ xây dựng cho
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) trong 3 năm sau khi thành lập. Ngồi ra, khơng cho
phép hiện diện thương mại dưới hình thức chi nhánh.
4. Dịch vụ phân phối

-

Cam kết đối với dịch vụ phân phối khá thơng thống. Các nhà phân phối Hoa Kỳ được phép góp 49%

vốn trong liên doanh và sau 6 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn này sẽ được bãi
bỏ.
5. Dịch vụ tài chính

-

Các cam kết trong ngành dịch vụ tài chính tương đối thơng thoáng. Cụ thể, Việt Nam chấp nhận các
tiêu chuẩn và định nghĩa của GATS về dịch vụ tài chính và cam kết cao hơn nhiều so với hiện trạng
chính sách lúc đó. Đối với dịch vụ bảo hiểm, trong BTA Việt Nam cam kết hầu hết các lĩnh vực bảo
hiểm thương mại thơng thường với lộ trình tự do hố hồn tồn hình thức hiện diện thương mại sau 5
năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

-

Việt Nam chỉ bảo lưu hạn chế phân biệt đối xử quốc gia đối với một số loại bảo hiểm theo luật định
như bảo hiểm y tế, trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba, bảo hiểm xây dựng, lắp đặt,
bảo hiểm các dự án dầu khí và bảo hiểm các dự án xây dựng có nhiều rủi ro đối với an ninh công
cộng và môi trường.

-

Đối với dịch vụ ngân hàng và tài chính khác, Việt Nam cam kết trong tất cả các phân ngành dịch vụ
ngân hàng và chứng khoán nhưng mức độ tự do khá thấp, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh đồng
nội tệ, hạn chế mở rộng điểm giao dịch, tham gia góp vốn của nước ngồi trong các ngân hàng
thương mại cổ phần. Sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cho phép hình thức liên
doanh với tỷ lệ vốn nước ngoài là 49% và 10 năm sau cho phép hình thức hiện diện ngân hàng con
4|Page


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000

100% vốn nước ngoài. Cam kết trong BTA không cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được
trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ liên quan tới chứng khoán.
6. Dịch vụ du lịch
-

Phạm vi cam kết dịch vụ du lịch khá rộng, bao gồm gần như tất cả các phân ngành chủ yếu của dịch
vụ du lịch. Về mức độ cam kết, ngoại trừ việc 3 bảo lưu hạn chế về dịch vụ hướng dẫn viên du lịch,
Việt Nam cam kết khá tự do với lộ trình 5 năm.
7. Các dịch vụ khác

-

Đối với một số dịch vụ khác như y tế, giáo dục Việt Nam cam kết tương đối thơng thống với rất ít
các hạn chế với lộ trình tự do hố hồn tồn sớm hoặc sau lộ trình 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu
lực.
II.

-

Các cam kết về đầu tư

Mặc dù chỉ là một bộ phận trong Hiệp định thương mại, nhưng Chương phát triển quan hệ đầu tư có
nội dung tương tự như một Hiệp định song phương hồn chỉnh về khuyến khích và bảo hộ đầu tư
giữa hai nước. Phạm vi hoạt động đầu tư được bảo hộ theo quy định tại Chương này không chỉ bao
gồm đầu tư trực tiếp mà còn cả đầu tư gián tiếp dưới hình thức cổ phiếu, trái phiếu, các loại tài sản
hữu hình, vơ hình, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền về tài sản hoặc quyền theo hợp đồng khác...Đặc
biệt, ngoài việc thực hiện các tiêu chuẩn về khuyến khích và bảo hộ đầu tư tương tự như các BIT
truyền thống, lần đầu tiên Việt Nam cam kết với tính chất ràng buộc việc dành đối xử quốc gia và đối
xử tối huệ quốc cho nhà đầu tư Hoa Kỳ ở các giai đoạn trước thành lập và sau thành lập.


-

Bên dành cho nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử không kém thuận hơn sự đối xử liên quan đến thành
lập và hoạt động của khoản đầu tư dành cho nhà đầu tư nước mình hoặc không kém thuận lợi hơn sự
đối xử dành cho nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ 3 nào. Tuy nhiên, mỗi Bên khơng có nghĩa vụ phải
dành ngay lập tức và vô điều kiện đối xử quốc gia hoặc đối xử tối huệ quốc cho nhà đầu tư của Bên
kia. Nghĩa vụ này được thực hiện trên cơ sở có bảo lưu trong một số lĩnh vực hoặc vấn đề tại Phụ lục
kèm theo Hiệp định. Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam cam kết về quyền thành lập đối với nhà
đầu tư nước ngoài.

5|Page


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
-

Mặc dù phạm vi điều chỉnh của Chương về Phát triển quan hệ đầu tư không loại trừ đầu tư trong lĩnh
vực dịch vụ, nhưng Hiệp định quy định cụ thể về mối quan hệ giữa Chương Phát triển quan hệ Đầu tư
và Chương Thương mại Dịch vụ, theo đó liên quan đến tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia, Danh
mục cam kết cụ thể của Chương Thương mại Dịch vụ sẽ được ưu tiên áp dụng. Do đó, Chương Phát
triển quan hệ đầu tư của BTA chỉ điều chỉnh về tự do hoá đầu tư đối với đầu tư trong các ngành phi
dịch vụ, nhưng cam kết về bảo hộ đầu tư (như quy định về tước quyền sở hữu, chuyển tiền ra nước
ngoài, giải quyết tranh chấp, v..v..) được áp dụng cho tất cả các ngành.

-

III.
QÚA TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT
Việc ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ là một q trình dài mà có thể nói trong lịch sử đàm phán
các hiệp định kinh tế thế giới từ trước 2001 thì có lẽ việc đàm phán để kí kết hiệp định thương mại

Việt - Mỹ là kéo dài hơn cả. Để ký được hiệp định này, chúng ta phải mất tới 5 năm với 11 vòng đàm
phán: Vòng 1 bắt đầu từ ngày 21/6/1996 tại Hà Nội đến tận vịng 11 ngày 3/7/2000 tại Oasinhtơn để
hồn tất hiệp định. Cuối cùng ngày 13/7/2000 tại thành phố Hồ Chí Minh hai nước Việt Nam - Hoa
Kỳ đã kí kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Như vậy: “Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là thắng lợi
của phía Việt Nam trong quá trình đàm phán kiên trì để: một mặt đảm bảo được các lợi ích trước mắt

-

và lâu dài, đồng thời là bước đi đầu tiên để chính thức đưa Việt Nam vào q trình hội nhập Quốc tế”
Ngày 13/7/2000 tại Washington (tức ngày 14/7/2000 giờ Việt Nam), Bộ trưởng Thương mại Việt
Nam Vũ Khoan và bà Charlene Barshefsky, Đại diện thương mại thuộc phủ Tổng thống Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ đã thay mặt Chính phủ hai nước ký Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, đánh dấu bước phát triển mới trong
quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, kết thúc một quá trình đàm phán lâu dài và kiên trì. Hiệp
định được ký đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 5 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, đã

-

hồn tất q trình bình thường hố quan hệ kinh tế- thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Qua 11 vòng đàm phán, hai bên đều thể hiện sự quyết tâm thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán ký kết
Hiệp định thương mại. Cả Việt Nam và Mỹ đều bày tỏ sự quan tâm tới quá trình bình thường hố
quan hệ về kinh tế vì các doanh nghiệp của cả hai phía đang mong đợi điều này. Tuy nhiên khơng
phải vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua những lợi ích lâu dài nên các bên vừa quyết tâm đàm phán vừa
phải bảo vệ lợi ích lâu dài của mình.
Vịng 1: Từ 21/6/1996 đến 26/9/1996 tại Hà Nội
Vịng 2: Từ 9/12/1996 đến 11/12/1996 tại Hà Nội
Vòng 3: Từ 12/4/1997 đến 17/4/1997: Mỹ đã trao cho ta văn bản dự thảo của Hiệp định.
6|Page



Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
Vòng 4: Từ 6/10/1997 đến 10/10/1997 tại Oasinhtơn: Hai bên sơ bộ trao đổi về những quy định
chung và thương mại hàng hoá trong Hiệp định.
Vòng 5: Từ 16/5/1998 đến 22/5/1998 tại Oasinhton.
Vòng 6: Từ 15/9/1998 đến 22/9/1998 tại Hà Nội.
Vòng 7: Từ 15/3//1999 đến 19/3/1999 tại Hà Nội.Nội dung các vòng tròn đàm phán 5,6,7: hai bên đã
tập trung trao đổi tổng thể về thương mại dịch vụ và đầu tư.
Vòng 8: Từ 14/6/1999 đến 18/6/1999 tại Oasinhton
Vòng 9: Từ 23/7/1999 đến 25/7/1999 tại Hà Nội: gặp mặt cấp bộ trưởng_ hiệp định đã được thoả
thuận vơ ngun tắc.
Vịng 10: Từ ngày 28/8/1999 đến ngày 2/9/1999 tại Oasinhton hai bên hồn tất Hiệp định.
vịng 11: ngày 13/7/2000 tại Oasinhtơn, hai bên hoàn tất Hiệp định.hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã
ngồi vào bàn ký bản Hiệp định tại thành phố Hồ Chí Minh kết thúc 5 năm đàm phán đầy cam go, thử

1.1.

thách.
IV.
NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH BTA
1. Sơ lược: Nội dung Hiệp định gồm có 4 phần chính
Thương mại hàng hóa:



Điều 1 nói về quy chế tối huệ quốc sẽ được áp dụng vô điều kiện và ngay lập tức với các thuế liên
quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu.



Điều 2 nói về cách đối xử cấp quốc gia về các cơ hội cạnh tranh bằng nhau cho sản phẩm của hai

nước.



Điều 3 đưa ra các nghĩa vụ thương mại để bảo đảm cân bằng thương mại giữa hai nước.



Điều 4 khuyến khích việc quảng bá sản phẩm thương mại thơng qua các triển lãm và hội chợ thương
mại.



Điều 5 cho phép các văn phòng đại diện thương mại cấp nhà nước được thiết lập ở hai nước.



Điều 6 nói về các trường hợp khẩn cấp xảy ra trong thương mại.



Điều 7 đưa ra các biện pháp nếu có tranh chấp thương mại.



Điều 8 về thương mại giữa các doanh nhân nghiệp nước với nhau.



Điều 9 đưa ra các định nghĩa chung về cơng ty và xí nghiệp.

7|Page


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
1.2.

Các quyền sở hữu trí tuệ:



Điều 1, 2: các định nghĩa chung.



Điều 3: đối xử cấp quốc gia.



Điều 4: quyền tác giả, gồm cả cho tác phẩm viết, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu, băng ghi
âm, ghi hình.



Điều 5: tín hiệu truyền qua vệ tinh.



Điều 6: nhãn hiệu hàng hóa.




Điều 7: sáng chế.



Điều 8: thiết kế bố trí mạch tích hợp.



Điều 9: bí mật thương mại.



Điều 10: kiểu dáng cơng nghiệp.



Điều 11 đến 18: thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục, biện pháp v.v.

1.3.

Thương mại dịch vụ:



Điều 1: Phạm vi và Định nghĩa



Điều 2: Đối xử Tối huệ quốc




Điều 3: Hội nhập Kinh tế



Điều 4: Pháp luật Quốc gia



Điều 5: Độc quyền và nhà cung cấp dịch vụ độc quyền



Điều 6: Tiếp cận thị trường



Điều 7: Đối xử Quốc gia



Điều 8: Các cam kết bổ sung



Điều 9: Lộ trình cam kết cụ thể
8|Page



Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000


Điều 10: Khước từ Lợi ích



Điều 11: Các định nghĩa

1.4.

Phát triển các quan hệ đầu tư:



Điều 1: Các định nghĩa



Điều 2: Đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc



Điều 3: Tiêu chuẩn chung về đối xử



Điều 4: Giải quyết tranh chấp




Điều 5: Tính minh bạch



Điều 6: Các thủ tục riêng



Điều 7: Chuyển giao cơng nghệ



Điều 8: Nhập cảnh, tạm trú và tuyển dụng người nước ngồi



Điều 9: Bảo lưu các quyền



Điều 10: Tước quyền sở hữu và bồi thường thiệt hại do chiến tranh



Điều 11: Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại




Điều 12: Việc áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước



Điều 13: Đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương trong tương lai



Điều 14: Việc áp dụng đối với các khoản đầu tư theo Hiệp định này



Điều 15: Từ chối các lợi ích

2. Một số nội dung cụ thể
2.1.
Thương mại hàng hóa
- Quy chế tối huê quốc(quan hệ thương mại bình thường) và khơng phân biệt đối xử .Ngay lập tức và
-

vô điều kiện,2 bên Việt Nam và Hoa Kỳ trao cho nhau quy chế tối huệ quốc .
Ðối xử với các hàng hoá nhập khẩu giống như hàng hố sản xuất trong nước (cịn được gọi là “đối xử
quốc gia”)
9|Page


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
-

Loại bỏ hạn ngạch đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu trong thời hạn từ 3 đến 7 năm;

Minh bạch hơn quy trình mua sắm của chính phủ;
Lần đầu tiên cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu mọi

-

hàng hố;
Lần đầu tiên cho phép các cơng ty Mỹ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ được
phép xuất nhập khẩu hầu hết các sản phẩm (với lộ trình từ 3-6 năm). Hiện tại, các cơng ty nước ngồi
phải phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu Việt Nam được cấp giấy phép, hầu hết là doanh nghiệp nhà

-

nước.
Ðảm bảo doanh nghiệp nhà nước sẽ tuân thủ các quy định của WTO;
Tuân thủ các quy định của WTO về hải quan, giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện

-

pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật
Cắt giảm thuế quan: Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan (mức cắt giảm điển hình là từ 1/3 đến 1/2 )
đối với một loạt các sản phẩm được các nhà xuất khẩu Mỹ quan tâm như các sản phẩm vệ sinh, phim,
máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, xe gắn máy, điện thoại di động, video games, thịt cừu, bơ, khoai tây,
cà chua, hành, tỏi, các loại rau xanh khác, nho, táo và các loại hoa quả tươi khác, bột mỳ, đậu tương,
dầu thực vật, thịt và cá đã được chế biến, các loại nước hoa quả...Việc cắt giảm thuế quan các mặt
hàng này được áp dụng dần dần trong giai đoạn 3 năm. Phía Mỹ thực hiện cắt giảm ngay theo quy

-

định của Hiệp định song phương.
Những biện pháp phi quan thuế: Phía Mỹ, theo quy định của WTO sẽ khơng có những rào cản phi

quan thuế (trừ hạn ngạch đối với hàng dệt may); trong khi đó, Việt Nam đồng ý loại bỏ tất cả các hạn
chế về số lượng đối với một loạt các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp (các linh kiện lắp ráp, thịt

-

bò, các sản phẩm cam quýt...) trong giai đoạn từ 3 -7 năm, phụ thuộc vào từng mặt hàng.
Cấp giấy phép nhập khẩu: Việt Nam sẽ loại bỏ tất cả các thủ tục cấp giấy phép một cách tuỳ ý, và sẽ
tuân thủ theo các quy định của Hiệp định WTO. Về việc định giá trị đánh thuế hải quan và các khoản
phí hải quan, Việt Nam cần tuân thủ các luật lệ của WTO đối với việc định giá các giao dịch và định
giá thuế hải quan, cũng như hạn chế các khoản phí hải quan đánh vào các dịch vụ được thanh toán
trong vịng 2 năm.Về phía Mỹ, theo Luật Thương mại Mỹ, các công ty của Việt Nam và các nước

-

khác đều sẽ được cấp giấy phép hoạt động khi có yêu cầu.
Những thước đo về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm: Hai bên cam kết tuân thủ theo
các tiêu chuẩn của WTO; các quy định về kỹ thuật, và những thước đo về vệ sinh an toàn thực phẩm
phải được áp dụng trên cơ sở đối xử quốc gia, và chỉ được áp dụng trong chừng mực cần thiết để giải
quyết những mục đích chính đáng (bảo vệ con người, bảo vệ cuộc sống của động vật, sinh vật).

10 | P a g e


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
-

Mậu dịch quốc doanh: Cần phải được thực thi theo các quy định của WTO (ví dụ, các doanh nghiệp
quốc doanh Việt Nam trước kia chỉ tiến hành các cuộc giao dịch theo những mối quan tâm về thương

-


mại và cịn ít quan tâm tới các quy định của WTO).
Quyền Sở hữu Trí tuệ
Các bên cam kết xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ theo chuẩn mực quốc tế để bảo hộ

-

quyền sở hữu trí tuệ
Trên lĩnh vực bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, tuy Việt Nam chưa tham gia nhiều Điều ước Quốc tế đa

2.2.

phương về bảo hộ quyền tác giả nhưng Việt Nam đã tham gia nhiều Điều ước Quốc tế đa phương về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như Công ước Paris 1883, Thoả ước Madrid 1881, Công ước
Stockholm 1967...Việt Nam cũng đã ký kết các thoả thuận hợp tác song phương về Sở hữu trí tuệ với
úc, Thái Lan, Pháp và tham gia Hiệp định khung về hợp tác Sở hữu trí tuệ của các nước thành viên
khối ASEAN. Chủ trương chung của Việt Nam là sẽ gia nhập Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ
các tác phẩm văn học nghệ thuật cũng như chuẩn bị các điều kiện để gia nhập WTO nhằm mở rộng
toàn diện nguyên tắc “làm việc theo pháp luật” trong lĩnh vực bảo hộ Sở hữu trí tuệ trên quy mô quốc
tế. Hiệp định Quyền tác giả được ký giữa Việt Nam và Mỹ ngày 27/6/1997 giúp Việt Nam tăng
cường thêm một bước công tác quản lý các hoạt động văn hố thơng tin nhằm ngăn chặn việc phổ
biến các tác phẩm có nội dung khơng lành mạnh tại Việt Nam, hạn chế tệ sử dụng tác phẩm của Mỹ
mà không chịu trả tiền để kinh doanh kiếm lời của một số tổ chức và cá nhân trong nước. Ngồi ra,
thơng qua việc thực hiện Hiệp định, các tác phẩm của Mỹ sẽ được lựa chọn kỹ hơn và phổ biến ở
-

Việt Nam với nội dung và hình thức tốt hơn.
Quyền Sở hữu trí tuệ được đề cập trong chương 2 của Hiệp định. Việt Nam nhất trí tuân thủ hồn
tồn các quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) trong tất cả các lĩnh vực trong một


-

khuôn khổ thời gian ngắn bao gồm:
Việc bảo hộ bản quyền và nhãn hiệu hàng hoá trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 12 tháng
Bảo hộ các bí mật thương mại và bản quyền trên cơ sở TRIPs được thực thi trong 18 tháng.
Việt Nam đồng ý thực hiện những biện pháp bảo hộ mạnh mẽ hơn trong một số lĩnh vực khác như tín
hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hố, bảo hộ bản quyền đối với các động vật và thực vật,
bảo hộ những dữ liệu kiểm tra bí mật được trình cho các Chính phủ. Đối với trường hợp bảo hộ tín

-

hiệu vệ tinh mang chương trình mã hố, sẽ được thực hiện theo giai đoạn là 30 tháng.
Theo Hiệp định thương mại song phương, phía Mỹ cam kết thực thi quyền Sở hữu trí tuệ được ký kết
kể từ ngày Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực trừ các nghĩa vụ tại Điều 8 và Điều 3.1 liên quan đến
việc bảo hộ thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp được thi hành sau 24 tháng kể từ ngày Hiệp
định có hiệu lực.
11 | P a g e


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
-

Hiệp định cũng quy định trường hợp có xung đột giữa các quy định của Hiệp định này và Hiệp định
giữa Chính phủ Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về
thiết lập quan hệ về quyền tác giả, ký tại Hà Nội ngày 27/6/1997 thì các quy định của Hiệp định này

2.3.
-

được ưu tiên áp dụng trong phạm vi xung đột.

Thương mại Dịch vụ
Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt nam cam kết tuân thủ các quy định của WTO về Tối huệ quốc, đối xử
quốc gia và các nguyên tắc trong pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam đồng ý cho phép các
cơng ty và các cá nhân Mỹ đầu tư vào các thị trường của một loạt các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm kế
tốn, quảng cáo, ngân hàng, máy tính, phân phối, giáo dục, bảo hiểm, luật và viễn thông. Hầu hết các
cam kết về các lĩnh vực đó có lộ trình thực hiện sau 3 đến 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Cam kết của Việt Nam trong 3 lĩnh vực dịch vụ lớn nhất của Mỹ – ngân hàng, bảo hiểm và viễn

-

thông - được nêu rõ dưới đây.
Dịch vụ Ngân hàng. Việt Nam đồng ý thực hiện các biện pháp tự do hố sau: Trong vịng 9 năm kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng của Mỹ được phép thành lập liên doanh với các đối tác Việt
nam, trong đó phần vốn góp của Hoa Kỳ từ 30% đến 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 9 năm,

-

được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ.
Bảo hiểm. Theo Hiệp định Thương mại Song phương, đối với các lĩnh vực bảo hiểm “bắt buộc” (bảo
hiểm phương tiện và xây dựng), sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt nam sẽ cho phép các
công ty Mỹ thành lập liên doanh, khơng hạn chế phần vốn góp của Hoa Kỳ. Sau 6 năm, cho phép
thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Ðối với bảo hiểm nhân thọ và các lĩnh vực
bảo hiểm “không bắt buộc” khác, sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép thành lập các
liên doanh có mức vốn góp tối đa của Mỹ là 50% vốn pháp định của liên doanh. Sau 5 năm, cho phép

-

thành các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hoa Kỳ.
Viễn thông. Theo Hiệp định Thương mại Song phương, đối với các dịch vụ viễn thông cao cấp (như
Internet, thư điện tử và voice mail), Việt Nam sẽ cho phép thành lập các liên doanh sau 2 năm kể từ

khi Hiệp định có hiệu lực, với mức vốn góp tối đa của Mỹ là 50% vốn pháp định của liên doanh.
Dịch vụ Internet có lộ trình thực hiện là 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ðối với các dịch vụ
viễn thông cơ bản (như fax, điện thoại di động và các dịch vụ vệ tinh), cho phép thành lập các liên
doanh sau 4 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp của các công ty Mỹ khống chế ở
mức 49% vốn pháp định của liên doanh. Ðối với các dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài và quốc tế,
cho phép thành lập liên doanh sau 6 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp của Hoa
Kỳ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Việt Nam đồng ý sẽ xem xét việc nâng các mức
hạn chế vốn góp của Hoa Kỳ khi tiến hành đánh giá Hiệp định trong 3 năm tới.
12 | P a g e


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
2.4.
-

Quan hệ đầu tư
Liên quan đến đầu tư,Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ - Việt Namcó các bảo đảm về đối xử Tối huệ
quốc, đối xử quốc gia, minh bạch và bảo vệ trong trường hợp tước quyền sở hữu. Bên cạnh đó, Việt

-

Nam cam kết tiến hành những thay đổi sau trong cơ chế đầu tư của mình:
Thẩm định đầu tư: Hiện tại, các cơng ty nước phải được Chính phủ đồng ý cho phép đầu tư tại Việt
Nam. Theo Hiệp định Thương mại Song phương này, việc thẩm định dự án sẽ được xố bỏ đối với
hầu hết các lĩnh vực trong vịng 2, 6 hoặc 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tùy thuộc vào lĩnh
vực có liên quan.Chuyển đổi lợi nhuận ra ngoại tệ: Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam được tự do
hơn so với các công ty nước ngoài đa quốc gia trong việc chuyển lợi nhuận thu được tại Việt Nam ra
ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền thơng qua việc chuyển đổi ra ngoại tệ thay mặt
các cơng ty nước ngồi và Ngân hàng Nhà nước không cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi chuyển đổi ngoại tệ . Theo Hiệp định Thương mại Song phương, các công ty đa quốc gia

của nước ngồi sẽ có quyền chuyển lợi nhuận ra ngoại tệ giống như các công ty Việt Nam; tuy nhiên,

-

đồng tiền Việt Nam vẫn chưa phải đồng tiền tự do chuyển đổi.
Ngưỡng vốn góp: phần vốn góp của Hoa Kỳ trong liên doanh ít nhất phải chiếm 30% vốn pháp định

-

của liên doanh. Yêu cầu này sẽ được loại bỏ trong sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Các yêu cầu về nhân sự đối với liên doanh: Việt Nam yêu cầu một số thành viên hội đồng quản trị
nhất định phải là người Việt Nam và yêu cầu một số loại quyết định nhất định phải nhận được sự

-

đồng thuận (theo đó dành quyền phủ quyết cho các thành viên Việt Nam trong hội đồng quản trị).
Theo Hiệp định Thương mại Song phương, trong vòng 3 năm Việt nam sẽ cho phép các cơng ty đa

-

quốc gia của Mỹ có quyền lựa chọn các chức vụ lãnh đạo cao cấp mà không có hạn chế về quốc tịch.
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Việt Nam đồng ý trong vịng 5 năm kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực sẽ xoá bỏ tất cả các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
không phù hợp với quy định của WTO, ví dụ như các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hố.
• Tính minh bạch: Việt Nam đồng ý thực hiện một cơ chế thương mại hồn tồn minh bạch bằng
cách cho phép góp ý kiến vào các dự thảo luật và quy định, đảm bảo sẽ công khai trước tất cả các
luật và các quy định đó; bằng cách cơng bố tất cả các văn bản đó; và cho phép cơng dân và các
cơng ty Mỹ có quyền khiếu nại các quy định đó.

13 | P a g e



Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM
I. Giai đoạn 1994-2013
Làn sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam có thể chia ra thành những giai đoạn sau:

-

Thời kỳ này, hàng loạt các công ty đa quốc gia đã đến Việt Nam để đặt nền tảng cho cơ hội phát triển
dài hạn như Pepsico, Coca-Cola, Cargil, 3M, P&G, Kimberly-Clark... Các công ty đã đặt nhà máy và
bán sản phẩm tại Việt Nam. Lĩnh vực thu hút được nhiều vốn đầu tư của Mỹ là công nghiệp với 82
dự án (tương đương 63,6% các dự án của Mỹ đầu tư vào Việt Nam) và 620 triệu USD (tương đương
58,6% tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam). Tiếp đến là ngành dịch vụ (31 dự án với gần 300 triệu
USD). Và cuối cùng là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với 16 dự án và gần 143 triệu USD. Trong
lĩnh vực công nghiệp, cơng nghiệp nặng và cơng nghiệp dầu khí là 2 ngành thu hút được số vốn nhiều
nhất. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Mỹ có xu hướng đầu tư vào các ngành liên quan đến năng
lượng, có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế (ngành dầu khí) cũng như những
ngành có nhiều lợi thế về kỹ thuật và cơng nghệ để có thể tận dụng chi phí nhân cơng rẻ, làm hạ giá
thành, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản phẩm.


-

Làn sóng đầu tư thứ hai (2001-2006): Khi Việt Nam và Mỹ phát triển các mối quan hệ thương
mại song phương.

Thuế giảm xuống còn 3% (từ mức 45%). Dòng vốn FDI tăng trưởng mạnh trong các lĩnh vực mà Việt
Nam có hàng xuất khẩu sang Mỹ, đặc biệt là các lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc, giày

dép, chế biến gỗ và hàng nội thất. Dòng vốn FDI đổ vào 3 lĩnh vực này chủ yếu là từ "các nhà máy
đối tác" đặt tại Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan và Singapore. Các công ty Mỹ đã tham gia trực tiếp
vào chuỗi cung ứng với việc mua và phân phối sản phẩm vào thị trường Mỹ, góp phần đưa thương
mại hai chiều Việt Nam - Mỹ tăng từ mức 1,5 tỷ USD (năm 2001) lên 24,9 tỷ USD (năm2012)


-

Làn sóng đầu tư đầu tiên (3-1994 - 12-2000): Trước khi Hiệp định thương mại song phương
Việt Nam - Mỹ (BTA) có hiệu lực.

Làn sóng đầu tư thứ ba (1-2007 - 2012): Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO.

Tập đồn cơng nghệ Intel (Mỹ) đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy đặt tại khu công nghệ cao tại TP. Hồ
Chí Minh, đánh dấu bước chuyển biến dịng vốn đầu tư từ Mỹ với nguồn vốn đầu tư tập trung vào các
lĩnh vực sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Năm 2011, Mỹ đứng thứ 7 trong số gần 100
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đã đăng ký đạt 13,24
tỷ USD, chưa kể một số công ty Mỹ đầu tư tại Việt Nam thông qua các nước và vùng lãnh thổ thứ ba.
Các khoản đầu tư này đã góp phần thúc đẩy mức tăng trưởng thương mại song phương đạt 22 tỷ USD
(năm 2011).
14 | P a g e


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
-

Năm 2012, Procter & Gamble (P&G) - một cơng ty có tên tuổi khác của Mỹ cũng đã đầu tư thêm 80
triệu USD để khởi cơng mở rộng nhà máy Pampers Baby Care tại Bình Dương. Theo nhận định của
ông Emre Olcer - Tổng giám đốc P&G, Việt Nam là một trong những thị trường ưu tiên đầu tư của
P&G. Đến nay vốn đầu tư của P&G vào Việt Nam đã tăng gấp 3 lần, đạt trên 200 triệu USD trong

năm 2012 và sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.


Làn sóng đầu tư thứ tư (bắt đầu từ năm 2013): khi các công ty nhượng quyền thương mại của
Mỹ đã bắt đầu hiện diện tại Việt Nam: KFC, Subway, Burger King, Coffee Bean & Tea Leaf,
Pizza Hut, Pizza Domino...

-

Nhiều công ty đầu tư Mỹ đã rót dịng vốn gián tiếp vào Việt Nam. Ví dụ KKR đã đầu tư 359 triệu
USD vào Masan và Texas Pacific Group đầu tư 50 triệu USD vào Masan Agriculture nhằm nắm bắt
cơ hội tại thị trường bán lẻ Việt Nam. Dự báo, sẽ cịn nhiều đợt sóng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam
sau khi TPP và kế hoạch hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (năm 2015) hình thành vì sẽ có thêm
nhiều cơ hội được tạo ra. Việc 21 tập đoàn hàng đầu, là thành viên của Hội đồng Kinh doanh Mỹ ASEAN đang có mặt tại Việt Nam (năm 2012) để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư là một minh chứng
cho làn sóng đầu tư đó.

-

Trong số 21 tập đồn hàng đầu Mỹ vừa đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư năm 2012, có nhiều
tên tuổi lớn như Chevron, Coca-Cola, Caterpillar, General Electric (GE). Tháng 7-2012, GE đã ký
với Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia hợp đồng cung cấp thiết bị cho đường dây 500KV Pleiku
(Gia Lai) - Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh) dài 500 km với số tiền 16,5 triệu USD. Đây sẽ là làn sóng
đầu tư mới khi mà nhiều tên tuổi lớn đang và sẽ đổ vốn vào Việt Nam để mở rộng kinh doanh. GE
đang có tham vọng mở rộng hoạt động tại Việt Nam sang các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế. Để
mở rộng nhà máy sản xuất tuốc bin điện gió ở Hải Phịng, GE đã tăng vốn đầu tư lên gấp đôi so với
mức đầu tư hiện tại, khoảng 61 triệu USD (3-2012) trong giai đoạn 2012 - 2013. Hiện tại, nhà máy
của Tập đoàn GE tại Hải Phịng đang tạo cơng ăn việc làm cho khoảng 600 lao động. Khi kế hoạch
mở rộng đầu tư được triển khai, nhà máy này sẽ tăng nhu cầu lên khoảng 1.000 công nhân.

-


Tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Việt Nam đạt 10,5 tỷ USD (5-2013), đứng thứ 7 trong số
các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 658 dự án. Nhiều công ty của Mỹ đang kinh
doanh tại Việt Nam, trong đó có những cơng ty lớn, đầu tư lâu dài, ổn định. Một số cơng ty, tập đồn
lớn của Mỹ như Tập đoàn Coca Cola, Procter & Gamble, Unocal, Conoco… đầu tư vào Việt Nam
thông qua các chi nhánh, công ty con của Mỹ đăng ký tại một số nước khác như British Virgin Island,
Singapore, Hồng Kông....

II. Hiện nay
-

Động thái các tập đoàn lớn của Mỹ ồ ạt sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư gần đây cho thấy tín
hiệu khả quan với hoạt động đầu tư. Có thể nói, trong cả thập kỷ trở lại đây, chưa khi nào sự quan
tâm của doanh nghiệp Mỹ đối với Việt Nam lại cao đến vậy.

15 | P a g e


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
-

Năm 2013, chỉ có 22 doanh nghiệp Mỹ đến tìm hiểu và quan tâm đến môi trường kinh doanh tại Việt
Nam. Chỉ trong chưa đầy 6 tháng đầu năm 2014, đã có đến 3 lần các đoàn doanh nghiệp với số lượng
lớn bao gồm nhiều tập đồn danh tiếng của Mỹ tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Khơng những
thế, ngồi việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, động thái các doanh nghiệp mong muốn có thể làm việc với
Chính phủ Việt Nam cho một kế hoạch kinh doanh dài hạn đang mang lại những tín hiệu đáng lạc
quan.

-


Các đồn các doanh nghiệp lớn của Mỹ thuộc các lĩnh vực bảo hiểm, năng lượng, giáo dục đào tạo…
đã sang Việt Nam để thảo luận về các vấn đề kinh tế quan trọng.

-

Trong hai tháng đầu năm 2014, với lượng vốn đăng ký hơn 1,3 tỷ USD, Mỹ đã vươn từ vị trí thứ 7
lên vị trí thứ nhất trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong 5 dự án
đầu tư của Mỹ vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, lớn nhất là dự án xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao,
khu vui chơi giải trí tại Bà Rịa-Vũng Tàu của Tập đồn Good Choice (vốn đầu tư 1,29 tỷ USD). Hiện
nay, Tập đoàn Exxon Mobil sau khi khảo sát, muốn triển khai dự án đưa khí từ ngồi khơi vào bờ và
xây nhà máy điện với tổng vốn 20 tỷ USD. Cụ thể, nhà máy điện có cơng suất giai đoạn một là 1.500
MW; giai đoạn hai 4.000-5.000 MW và nhà máy xử lý khí. Hồi tháng 3 , hơn 20 CEO, cớ vấn đầu tư,
lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn, các tổ chức kinh tế và trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, dược phẩm, giáo dục như Microsoft, Boeing, Virginia Manson Mediacal Center,
Global Reach K.K, Đại học Washington,... do Liên minh phát triển thương mại thành phố Seattle
(Mỹ) dẫn đầu, đã đến Việt Nam để tìm hiểu về cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh.

-

Các nhà đầu tư Mỹ tỏ ra rất quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, đặc việt là các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và giáo dục vì đây là hai lĩnh vực còn khá
nhiều tiềm năng hợp tác và phát triển.

-

Ngày 24/2/2014, gần 80 nhà quản lý từ 33 tập đoàn hàng đầu nước Mỹ do Hội đồng Kinh doanh Hoa
Kỳ - ASEAN dẫn đầu cũng đã đến làm việc và xác định cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đây
là đoàn doanh nghiệp cấp cao với số lượng đông nhất của Mỹ đến Việt Nam trong vài năm trở lại
đây. Theo đó, đồn gồm những tên tuổi lớn như Boeing, Coca Cola, Microsoft, Apple, AIG, GE,
Exxon Mobil… đã có các cuộc gặp với lãnh đạo nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành để tìm hiểu

các chính sách ưu tiên, phát triển kinh tế của Việt Nam.

Chi phí thấp và nền tảng chính trị ổn định chính là lý do khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào cơ hội
mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.

16 | P a g e


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
CHƯƠNG III: NHỮNG THÀNH TỰU SAU KHI KÝ HIỆP ĐỊNH BTA
1. Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ: Trước năm 1994 không đáng kể. Từ năm 1994, sau khi Mỹ bỏ
lệnh cấm vận, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 94,9 triệu USD, đứng thứ 9 trong các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới nhập khẩu từ Việt Nam (sau Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông, Pháp, Đức, Thái Lan).
-

Từ năm 1995, sau khi quan hệ ngoại giao giữa 2 nước được thiết lập, xuất khẩu của Việt Nam vào
Mỹ đứng thứ 8, đạt 199 triệu USD (vượt qua Thái Lan và Pháp). Đến năm 2000 đứng thứ 6, đạt
821,30 triệu USD (vượt qua Đức, Hồng Kông, Hàn Quốc).

-

Mỹ hiện nay trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, đặc biệt từ khi Hiệp định
thương mại Việt Mỹ có hiệu lực tháng 12/2001 thì tốc độ xuất khẩu gia tăng đặc biệt là các mặc hàng
như giày dép, hàng dệt may, thuỷ sản, dầu thô, hạt điều, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cà
phê, hạt tiêu...
ĐVT: Triệu USD
Năm
mặc hàng


2002

2003

2004

2006

2007

2008

900

2380

2571

3239

4293.6

5151.7

80

188

386


895

1229.4

1449.3

Giày dép

225

327

475

960

1041.5

1213

Dầu thô

181

278.1

349

1036


776.1

1091.5

Thủy sản

616

732

568

653

528.1

558.8

53

76

114

204

539.6

534.8


May mặc
Đồ gỗ

Cà phê

2.Nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ: Năm 1995, đạt 252,3 triệu USD; Năm 2000 đạt 367, 50 triệu
USD đứng thứ 9; Năm 2004 đứng thứ 7, đạt 5,275 tỷ USD. Hàng nhập khẩu lớn từ Mỹ có bơng xơ,
linh kiện điện tử, phân bón, nguyên phụ liệu giày dép, chất dẻo, gỗ, hố chất, tân dược, ơ tơ, vài năm
gần đây là máy bay.
ĐVT: Triệu USD
Năm
1990
1991
1992
1993

Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ
0.01
0.01
0.1
0.1

Kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ
0.6
1.1
2.0
3.8
17 | P a g e



Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

50.5
169.7
301.2
235.0
468.6
504.0
732.8
1,065.3
2,452.8
3,938.6
5,024.8
5,924.0

7,828.7
10,104.5
11,868.5
11,355.7

172.2
130.4
720.3
405.0
324.9
322.7
363.4
411.0
458.3
1,143.3
1,133.9
862.9
982.0
1,700.5
2,635.3
3,009.4

3.Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam: Tính đến cuối tháng 5 năm 2005, đầu tư trực tiếp của Mỹ
vào Việt Nam có 276 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt 1.861 triệu USD, đứng thứ 9 trong các nước
và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (sau Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, quần đảo
Virgin thuộc Anh, Hồng Kơng, Pháp, Hà Lan), trong đó 5 tháng đầu năm 2005 đứng thứ 7.
4.Khách Mỹ đến Việt Nam: Năm 1995, đứng thứ 5 sau Đài Loan, Nhật Bản, Pháp và Trung Quốc.
Năm 2000 đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Từ năm 2001 đứng thứ 2 sau Trung
Quốc. Năm 2004 gấp trên 4,7 lần năm 2001, bình quân 1 năm tăng 18,9%, cao gấp đôi tốc độ chung.
5 tháng đầu năm 2005, lượng khách Mỹ đến Việt Nam đạt trên 134,2 nghìn lượt người, tăng 14,2%

so với cùng kỳ năm 2004.

CHƯƠNG IV: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
18 | P a g e


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
 Thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất xuất phát từ chỗ nước ta là một nước đang phát triển có trình
độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân
còn nhỏ bé, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.

 Giải pháp:
-

Phải thay đổi và hoàn thiện cơ chế quản lý giúp cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn.

-

Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển đẩy mạnh
hoạt động sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như cho doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất.

-

Nên cải cách hệ thống giáo dục, chú trọng thực hành hơn lý thuyết để cung cấp đội ngũ lao động
chất lượng hơn cho xã hội.

-

Về phía Việt Nam, chúng ta cần vừa đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư ở Mỹ, vừa tiếp tục cải thiện
môi trường đầu tư thuận lợi thơng qua việc nhanh chóng hồn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng các

tiêu chuẩn và cam kết quốc tế, bảo đảm tính minh bạch…

-

Các nhà hoạch định chính sách của cả hai nước cần tăng cường trao đổi, tiếp xúc nhằm tìm ra các giải
pháp tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện các dự án đang triển khai và xúc tiến các dự án trong
các lĩnh vực mà hai bên có nhiều tiềm năng.
 Trong hiệp định thương mại Việt Nam cam kết sẽ mở thơng thống cho các doanh nghiệp Mỹ

dễ dàng đầu tư vào Việt Nam nhưng do sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và của tồn
bộ nền kinh tế nói chung cịn nhiều hạn chế, hệ thống chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn
chỉnh... Cho nên, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh khi mở cửa cho các nhà đầu tư Hoa

Kỳ vào Việt Nam sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc
chiến “sinh tồn”.
 Giải pháp:
-

Hai bên cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp trao đổi, tiếp xúc nhằm thúc
đẩy quá trình giao thương và đầu tư trực tiếp và giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi
thêm kinh nghiệm.

19 | P a g e


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
-

Các doanh nghiệp Việt Nam phải tự có chiến lược đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nhằm tạo được
chỗ đứng vững chắc thì sẽ khó bị lung lay khi các cơng ty nước ngồi xâm nhập chẳng hạn như tham

gia “ hàng việt Nam chất lượng cao” cũng là một phần trong xây dựng thương hiệu.

-

Phải đầu tư đổi mới cơng nghệ máy móc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

-

Phải đầu tư về nguồn nhân lực, cho nhân viên giỏi sang nước bạn học hỏi nhằm đem kỹ thuật tiên
tiến ở nước bạn về ứng dụng cho công ty.

 Giải pháp:
 Hệ thống rào cản thương mại rất phức tạp: rào cản liên quan tới chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm; nguồn gốc xuất xứ; bảo vệ môi trường, quyền sỡ hữu trí tuệ...Về cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ, nước ta cịn nhiều khó khăn về nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, bảo vệ thiết kế cơng
nghiệp và người dân chưa có thói quen tn thủ quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy Việt Nam nằm trong danh
sách các nước bị theo dõi về quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ, một phần do sản phẩm lậu và nhái vẫn
được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, bao gồm cả vi phạm bản quyền online. Đây là thách thức của
Việt Nam khi thực hiện cam kết về quyền sỡ hữu trí tuệ trong hiệp định BTA. Trong khi đó các luật về
quyền sỡ hữu trí tuệ chưa chặt chẽ cũng như phát huy được tính thực thi.

 Giải pháp:
-

Để giúp các doanh nghiệp có thể phát triển xuất khẩu sang các nước mà rào cản kỹ thuật cao thì các
cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành hàng phải năm rõ các tiêu chí để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
vào các nước đó để giúp đỡ cho các doanh nghiệp việt Nam cũng như phổ biến cho các doanh nghiệp
để không mắc phải rào cản kỹ thuật này.

-


Về quyền sỡ hữu trí tuệ là một vấn đề rất nan giải tại Việt Nam để giải quyết vấn đề này thì khơng
đơn giản vì nó liên quan trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh. Do vậy ảnh hưởng đến việc cạnh
tranh về giá của các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề này rất nhạy cẩm chỉ có thể giải quyết từng
bước và đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại khi vi phạm quyền sỡ hữu trí tuệ cho người dân cũng như
các doanh nghiệp.
 Hệ thống luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa cịn nhiều phức tạp. Tuy đã ký cam
kết về tính minh bạch trong cơ chế thương mại nhưng thực tế tình hình tham nhũng ở Việt
Nam vẫn rất cao so với các nước trên thế giới. Để bộ máy nhà nước trong sạch, để người dân
20 | P a g e


Hoa kỳ -Việt Nam (BTA) 14/07/2000
thật sự tham đóng góp vào các chính sách của nhà nước là cả một vấn đề chứ không phải ngày
một ngày hai.
 Giải pháp:
-

Phải từng bước điều chỉnh và thường xuyên xem xét luật xuất nhập khẩu hàng hóa để đảm luật ln
phù hợp và không chồng chéo như hiện tai.

-

Từng bước chấn chỉnh lại bộ máy nhà nước, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho người dân thơng
qua các chương trình truyền hình, game show…

-

Phải thành lập cơ quan pháp luật mà cơ quan bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nười dân, và cơ quan
này phải công minh và thực thi đúng pháp luật để tạo lòng tin cho người dân.


-

Khi xây dựng hoặc sửa đổi hiến pháp phải để cho người dân có tiếng nói như vậy thì mới sát thực tế
và tăng tính minh bạch.

21 | P a g e



×