Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Bài tập bổ trợ chuyên môn hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 85 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới cùng với những thành tựu về
chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội, sự nghiệp Thể dục Thể thao (TDTT) nước ta
đã có bước phát triển mới và thu được kết quả đáng ghi nhận cả về thể dục thể
thao quần chúng và thể thao thành tích cao.
Hiện nay, phong trào TDTT phát triển rộng khắp từ thành thị đến nông
thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc với nhiều thành phần tham gia, đó là
thanh thiếu niên, người cao tuổi, người khuyết tật, công nhân viên chức, lực
lượng vũ trang... Số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt xấp xỉ 23% dân số
cả nước. Thể thao thành tích cao có sự tiến bộ vượt bậc, Việt Nam luôn đứng ở
tốp các quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, một số môn có trình độ đứng
đầu Châu Á và thế giới như: Pencak Silat, Wushu, Taekwondo... Bên cạnh đó,
những công tác khác như: tổ chức giải thi đấu, đào tạo Vận động viên (VĐV),
xây dựng mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu được chú
trọng và ngày càng hoàn thiện. Đến nay, ngành TDTT đã xây dựng được hệ
thống thi đấu quốc gia của khoảng 40 môn thể thao, hàng năm đào tạo tập trung
khoảng trên 10.000 VĐV các môn thể thao từ địa phương tới trung ương, cơ chế
quản lý ở một số môn thể thao chuyển dần sang chuyên nghiệp, bán chuyên
nghiệp... Có thể khẳng định các hoạt động TDTT đã góp phần nâng cao sức
khoẻ, thể lực, đời sống tinh thần, lòng tự hào dân tộc, phục vụ đường lối đối
ngoại hoà bình, hữu nghị, hội nhập, hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Điều đó cũng đã được khẳng định rất rõ tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X: "Đẩy mạnh các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng...
Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các tổ
chức liên đoàn, hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao
cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện".
Để phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT của đất nước theo xu hướng phát
triển tất yếu đó đồng thời cũng là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước,



2

ngành TDTT cần có lộ trình để thực hiện nhiệm vụ này một cách bài bản, khoa
học.
Cùng với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, phong trào thể thao Hải
Phòng có những bước phát triển mạnh mẽ. Là một trong những trung tâm TDTT
mạnh của cả nước, những năm qua, Hải Phòng đã đóng góp cho Thể thao Việt
Nam nhiều VĐV xuất sắc như: Vũ Mỹ Hạnh, Bùi Thị Nhung, Nguyễn Hữu
Việt, Nguyễn Ngọc Quân… Mục tiêu mà TDTT Hải Phòng là phát triển mạnh
mẽ phong trào TDTT quần chúng, đẩy mạnh công tác đào tạo tài năng thể thao
nhằm tăng nhanh tốc độ thành tích thể thao.
Điền kinh là môn thể thao cơ sở, có vị trí quan trọng cả trong giáo duc thể
chất cũng như trong huấn luyên thể thao thành tích cao. Điền kinh là hoạt động
rất phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, phương pháp luyện tập và là
phương tiện quan trọng để rèn luyện thể chất cho mọi người. Chính vì thế Điền
kinh chiếm vị trí quan trọng trong trương trình thi đấu của các Đại hội thể thao
Olympic và Điền kinh còn đươc các nhà chuyên môn ưu ái gọi là môn thể thao
“Nữ hoàng”.
Trong Điền kinh nội dung nhảy xa là nội dung có “thâm niên” lâu đời.
Trong lịch sử Điền kinh hiện đại, cuộc thi đấu nhảy xa chính thức đầu tiên được
tổ chức tại Anh vào năm 1864 thành tích lập được là 5,48m. Đại hội Olympic
đầu tiên tổ chức ở Aten (Hy lạp). Năm 1960 nữ VĐV Xô Viết nhảy xa nữ đầu
tiên giành huy chương vàng tại Olympic tổ chức ở Rôm.
Trong huấn luyện luôn có mục tiêu lớn là chinh phục được đỉnh cao thành
tích, HLV, VĐV cùng các nhà khoa học luôn nghiên cứu và tìm ra những
phương pháp có hiệu quả cao nhất trong huấn luyện, thi đấu nhảy xa.
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập chuyên môn trong huấn luyện kỹ
thuật các môn Điền kinh có rất nhiều sự đóng góp to lớn của các chuyên gia, các
nhà chuyên môn, HLV kỳ cựu của nước nhà như: Nguyễn Đại Dương 1995 1997, Vũ Đức Thượng 1991 - 1993; Hoàng Vĩnh Giang 1985 - 1987....Với điều

kiện, đối tượng cần nghiên cứu khác nhau, vì thế đi sâu nghiên cứu ứng dụng hệ


3

thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong huấn luyện kỹ thuật các nội dung trong
môn Điền kinh và quan trọng là kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ
VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 chưa có tác giả nào đề cập và nghiên cứu. Từ
những vấn đề trên nên:
“Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn hoàn thiện
kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 –
15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng”.
Là yêu cầu cấp bách trong quá trình HL kỹ thuật cho VĐV, góp phần nâng
cao hiệu quả công tác huấn luyện.
Mục đích của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác huấn
luyện, đề tài sẽ lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn có hiệu quả cao
trong huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho VĐV Nhảy xa,
góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và nâng cao thành tích thi đấu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện kỹ thuật chạy đà và
giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo
VĐV Hải Phòng.
Để giải quyết mục tiêu 1 đề tài dự kiến giải quyết các vấn đề sau:
- Thực trạng quan điểm và kế hoạch huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm
nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV
Hải Phòng.
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn
trong huấn luyện kỹ chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa
tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
- Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện

Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
- Đánh giá thực trạng kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV
Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.


4

- Lựa chọn các test đánh giá kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ
VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài
tập bổ trợ chuyên môn trong huấn luyện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ
cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo VĐV Hải Phòng.
Để giải quyết mục tiêu 2 đề tài dự kiến giải quyết các vấn đề sau:
- Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và
giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV Nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 Trung tâm đào tạo
VĐV Hải Phòng.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm.
- Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả.
Giả thuyết khoa học: Trong quá trình huấn luyện thực tế, qua quan sát và
tìm hiểu về việc ứng dụng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn hoàn thiện kỹ
thuật chạy đà và giậm nhảy bước bộ cho nữ VĐV nhảy xa lứa tuổi 13 – 15 chất
lượng chưa được cao. Điều đó có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng giả thiết
nguyên nhân chủ yếu là do HLV sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn chưa phù
hợp với lứa tuổi. Nếu ứng dụng được hệ thống bài tập trong quá trình huấn
luyện phù hợp, khoa học cho nữ VĐV Nhảy xa, thì sẽ góp phần nâng cao được
hiệu quả trong quá trình huấn luyện.


5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN THỂ THAO

1.1.1. Mục đích của huấn luyện thể thao
Huấn luyện thể thao bao giờ cũng có quan hệ trực tiếp đến việc xác lập
các thành tích thể thao. Thành tích thể thao dù quan trọng như thế nào nhưng
cũng không thể tự có. Bởi vậy, mục đích thực tế của huấn luyện thể thao chính
là ở chỗ: một là, phát triển các năng lực thể chất và tinh thần của VĐV để đạt
được các thành tích thể thao cần thiết; hai là, sử dụng hoạt động thể thao như là
một nhân tố để hình thành hài hòa nhân cách và giáo dục trách nhiệm đối với xã
hội. Chỉ trong điều kiện như vậy, thể thao (đặc biệt là huấn luyện thể thao) mới
giữ được giá trị xã hội và sư phạm của mình [47].
1.1.2. Nhiệm vụ của huấn luyện thể thao
Huấn luyện thể thao phải giải quyết những nhiệm vụ chung là đào tạo tâm
lý, kỹ thuật, chiến thuật và thể lực cho VĐV. Trong quá trình đó, vừa phải đào
tạo chung, vừa phải đào tạo chuyên môn. Đào tạo chung là mặt đào tạo mà về
nội dung không có liên quan chuyên biệt đến chuyên môn hóa, nhằm phát triển
toàn diện VĐV và tạo tiền đề thuận lợi cho việc tập luyện một môn thể thao
được chọn. Còn đào tạo chuyên môn là mặt đào tạo trực tiếp đến môn thể thao
chuyên môn hóa, bao gồm giáo dưỡng kỹ thuật, chiến thuật, giáo dục các năng
lực thể chất và tâm lý phù hợp với đặc điểm của môn thể thao lựa chọn.
Xuất phát từ các nhiệm vụ chung kể trên, trong quá trình huấn luyện thể
thao phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Các nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, tri thức và các nhiệm
vụ chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo tâm lý VĐV. Ở đây, trước hết phải chú ý
giáo dục cho VĐV tinh thần yêu nước gắn liền với yêu CNXH, thấm nhuần tư
tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục thẩm mỹ chung và thẩm mỹ thể thao;
trang bị cho VĐV những kiến thức cơ bản về tâm lý thể thao để phấn đấu giành
thành tích thể thao cao; chú ý huấn luyện tâm lý chuyên môn, thực dụng như



6

giáo dục các phẩm chất tâm lý phù hợp với yêu cầu của môn thể thao chuyên
sâu, hình thành các cơ sở đạo đức cụ thể, điều chỉnh được các cảm xúc trong quá
trình tập luyện và thi đấu, xác định thái độ đúng đắn đối với thành tích thể thao,
đồng đội, đối phương, người xem [47].
- Các nhiệm vụ huấn luyện thể lực
Đó là giáo dục các năng lực thể chất cần thiết ở môn thể thao chuyên sâu
(sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ mềm dẻo...) và thể lực chung nhằm đảo bảo
cho cơ thể, thể chất phát triển toàn diện và củng cố sức khỏe.
- Các nhiệm vụ huấn luyện kỹ và chiến thuật thể thao nhằm giáo dưỡng kỹ
thuật và chiến thuật thể thao, hình thành và hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo
vận động; giáo dục ý thức chiến thuật cho VĐV và những phẩm chất khác và
những phẩm chất khác có liên quan trực tiếp đến việc hoàn thiện kỹ - chiến thuật
thể thao.
Tất cả những nhiệm vụ kể trên không phải chỉ giải quyết trong khuôn khổ
của huấn luyện thể thao, mà một phần trong đó còn được giải quyết ngoài các
buổi tập luyện. Trình độ tập luyện của VĐV là kết quả tổng hợp của việc giải
quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn tập luyện thể thao. Trình độ tập luyện thể
hiện ở mức nâng cao khả năng chức phận của cơ thể, năng lực hoạt động chung
và chuyên môn của VĐV và ở mức hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo thể thao
phù hợp. Còn kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ thực dụng
trong đào tạo VĐV nói chung là trình độ đào tạo toàn diện của VĐV để lập
thành tích thể thao (bao gồm trình độ đào tạo về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và
tâm lý). Hiện nay, các mặt đào tạo này được đánh giá, kiểm tra và đặt kế hoạch
bằng các chỉ số cụ thể (thông qua các test như là các bài tập kiểm tra, các chỉ
tiêu đánh giá chức năng và tổng hợp hơn cả là thành tích thể thao).
1.1.3. Nội dung của huấn luyện thể thao

- Giáo dục phẩm chất nhân cách; huấn luyện về tâm lý chuyên môn và tri
thức cho VĐV.


7

Để đạt thành tích trong tập luyện và thi đấu thể thao, điều trước tiên là phải
giáo dục cho VĐV có một động cơ tập luyện đúng đắn và cao đẹp, như mong
muốn được đào tạo toàn diện để sẵn sàng lao động và bảo vệ tổ quốc, vươn tới
những thành tích thể thao ngày càng cao, làm vinh quang cho tập thể và tổ quốc.
Nhiệm vụ hàng đầu của của huấn luyện viên là luôn khêu gợi và phát huy những
chí hướng đó để VĐV tự giác phấn đấu tập luyện và thi đấu.
Một nhiệm vụ giáo dục quan trọng nữa là phải làm sao cho VĐV tiếp thu
được những chuẩn mực và quy định về "đạo đức thể thao" thông qua việc
nghiên cứu điều lệ và luật thi đấu, cũng như những quy định khác. Phải chú ý
giáo dục cho VĐV biết cách ứng xử đúng đắn với HLV, đồng đội, giữa cá nhân
và tập thể, khán giả... Phải luôn luôn quan tâm giáo dục VĐV tinh thần thi đấu
cao thượng, thắng không kiêu, thua không nản. Phải không ngừng làm cho VĐV
hiểu rằng, trong thể thao không bao giờ có con đường dễ dàng, bằng phẳng để
dẫn tới đỉnh cao. Muốn đạt tới đó không có con đường nào khác ngoài cần cù
lao động, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn trong những điều kiện tương
tự với thi đấu.
Để điều chỉnh trạng thái tâm lý của VĐV, tránh những căng thẳng quá mức,
ngoài các phương pháp sư phạm, HLV có thể sử dụng các thủ thuật sau:
+ Sử dụng các yếu tố giáo dục và tự giáo dục phổ biến, như xác định nhiệm
vụ phù hợp cho VĐV để tạo lòng tự tin trong tập luyện và thi đấu; xây dựng tình
đồng đội gắn bó để động viên lẫn nhau; giáo dục và tự rèn luyện những phẩm
chất ý chí cần thiết.
+ Sử dụng các biện pháp, phương pháp và thủ thuật chuyên môn để điều
chỉnh trạng thái tâm lý VĐV. Khởi động chuyên môn được tiến hành với các

cách thức khác nhau có thể làm tăng, ổn định hoặc làm giảm mức độ căng thẳng
và chú ý. Luân phiên hợp lý giữa lượng vận động và nghỉ ngơi, kết hợp giữa
lượng vận động lớn, trung bình và nhỏ tạo nên phác đồ diễn biến lượng vận
động hợp lý cũng có tác động điều hòa trạng thái tâm lý VĐV.


8

Làm quen với những điều kiện thi đấu. Tổ chức cho VĐV thích ứng dần
với các cuộc thi đấu khác nhau chính là một trong những điều kiện quan trọng
làm cho VĐV thích nghi dần với lượng vận động và không khí thi đấu. Để tăng
mức ổn định tâm lý cho VĐV đối với các cuộc thi đấu căng thẳng, cần thiết phải
tổ chức các cuộc thi đấu chuẩn bị có tình huống tương tự như cuộc thi đấu chính
thức.
+ Sử dụng những phương pháp chuyên biệt để điều khiển và tự điều khiển
tâm lý như ám thị và tự kỷ ám thị, những bài tập tư duy vận động.
+ Sử dụng các điều kiện, môi trường tự nhiên, các yếu tố vệ sinh có tác
động tới trạng thái tâm lý, giải tỏa trạng thái căng thẳng. Vậy giáo dục cho VĐV
đức tính chuyên cần, tinh thần khổ luyện, ý chí vượt khó, thắng không kiêu, thua
không nản trong tập luyện và trong thi đấu thể thao luôn là nhiệm vụ trung tâm
của nhà giáo dục. Mặt khác giáo dục tính chủ động, sáng tạo, lòng dũng cảm,
tinh thần tự chủ... Tất cả những điều nêu trên chính là để hình thành "tính cách
thể thao" đúng đắn cho VĐV. Với ý nghĩa đó, người ta đã nói không ngoa rằng
thể thao là trường học của ý chí.
Huấn luyện viên đồng thời cũng phải biết rằng, do tính đặc thù của từng
môn thể thao nên mỗi môn có những khó khăn riêng biệt, đòi hỏi VĐV tính kiên
trì và chịu đựng kéo dài để chống lại mệt mỏi cực hạn (chạy cự ly dài), có môn
lại đòi hỏi sự nỗ lực ý chí mạnh mẽ tối đa với thời gian ngắn (cử tạ),... Bởi vậy,
ngoài việc giáo dục những phẩm chất, ý chí, đòi hỏi phải chuẩn bị tâm lý chuyên
môn cho VĐV mà nội dung cơ bản là giáo dục năng lực vượt qua những khó

khăn tâm lý (trạng thái bồn chồn, thờ ơ hoặc căng thẳng...) xuất hiện trong tập
luyện và thi đấu ở môn lựa chọn, điều hòa tối ưu trạng thái tâm lý của mình,
động viên tối đa sức mạnh thể lực và tinh thần để giành thắng lợi. Nội dung này
thường được thực hiện trực tiếp trong quá trình tập luyện theo nguyên tắc tăng
dần độ khó, yêu cầu trong tập luyện.
Trong đào tạo VĐV về mặt tri thức, cần lưu ý trang bị những quy luật về
hoạt động chức năng và phát triển của cơ thể trong quá trình hoạt động thể thao,


9

bản chất của thể thao, những nguyên tắc, quy định và những phương pháp cụ thể
của tập luyện thể thao. Đấy không chỉ là tiền đề, mà còn là điều kiện không thể
thiếu để giành được thành tích thể thao cao, đồng thời cũng là một trong những
điều kiện quan trọng nhất làm cho thể thao trở thành một biện pháp hoàn thiện
và hài hòa về nhân cách VĐV. Nội dung đào tạo VĐV về tri thức bao gồm:
+ Những tri thức giúp hình thành thế giới quan đúng đắn, giúp hiểu về
thực chất hoạt động thể thao, ý nghĩa xã hội và cá nhân của thể thao đối với
VĐV, giúp hình thành động cơ chính xác và ổn định, cũng như các nguyên tắc
về đạo đức.
+ Những tri thức về các cơ sở khoa học chung của công tác đào tạo VĐV.
+ Những tri thức hoạt động thực dụng như luật thi thể thao, kỹ thuật và
chiến thuật môn thể thao lựa chọn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, các phương
pháp học tập, các biện pháp và phương pháp huấn luyện thể lực, ý chí, tâm lý
chuyên môn, phương pháp xây dựng kế hoạch tập luyện, các yếu tố ngoài tập
luyện, các yêu cầu về tổ chức, chế độ sinh hoạt chung đối với VĐV, các yêu cầu
về tổ chức, chế độ sinh hoạt chung đối với VĐV, các điều kiện đảm bảo cơ sở
vật chất kỹ thuật cho tập luyện thể thao...
Hình thức đào tạo phổ biến về mặt này là các bài giảng, thảo luận và tự
đọc sách. Tuy nhiên trong huấn luyện thể thao thì việc truyền thụ tri thức cho

VĐV luôn gắn liền với giảng dạy và hoàn thiện kỹ - chiến thuật, rèn luyện thể
lực và tâm lý chuyên môn.
- Huấn luyện thể lực
Huấn luyện thể lực luôn là cơ sở của huấn luyện thể thào. Huấn luyện thể
lực cho VĐV phải phù hợp với những quy luật chung của giáo dục các năng lực
thể chất và những đặc điểm của huấn luyện thể thao. Một trong những biểu hiện
cụ thể của sự tương ứng đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện thể lực chung
và huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV.
+ Huấn luyện thể lực chung: Đó là quá trình giáo dục toàn diện những
năng lực thể chất của VĐV. Nội dung của huấn luyện thể lực rất đa dạng. Người


10

ta sử dụng những bài tập khác nhau để nâng cao những khả năng chức phận của
cơ thể.
+ Huấn luyện thể lực chuyên môn: Là một quá trình giáo dục nhằm phát
triển và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể
thao chuyên chọn. Nó có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó
ở VĐV.
- Huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật thể thao
+ Huấn luyện kỹ thuật
Huấn luyện kỹ thuật cho VĐV là một quá trình giảng dạy và hoàn thiện kỹ
thuật động tác và những hành vi vận động để VĐV dùng làm phương tiện trong
tập luyện và thi đấu thể thao.
Phần này bao gồm huấn luyện kỹ thuật kỹ thuật chung và huấn luyện kỹ
thuật chuyên môn. Huấn luyện kỹ thuật chung là một quá trình giáo dưỡng nhằm
làm tăng vốn kỹ năng và kỹ xảo hữu ích cho đời sống hàng ngày và cho thể
thao. Còn huấn kỹ thuật chuyên môn lại là một quá trình giáo dưỡng nhằm làm
cho VĐV nắm vững và hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo của môn thể thao lựa

chọn.
Giữa huấn luyện kỹ thuật chung và huấn luyện kỹ thuật chuyên môn cũng
có mối quan hệ chặt chẽ, mà nội dung chủ yếu là vận dụng sự chuyển tốt giữa
những tri thức, kỹ năng và kỹ xảo vận động. Việc hình thành vốn tri thức phong
phú và các kỹ năng, kỹ xảo vận động chung sẽ có tác động thúc đẩy sự tiếp thu
và hoàn thiện kỹ thuật ở môn thể thao lựa chọn. Mặt khác huấn luyện kỹ thuật
chuyên môn luôn là định hướng cho việc huấn luyện kỹ thuật chung. Đồng thời
căn cứ vào sự phát triển và hoàn thiện của trình độ điêu luyện thể thao mà yêu
cầu của huấn luyện kỹ thuật chung cũng phải được nâng lên một cách tương
ứng.
+ Huấn luyện chiến thuật
Chiến thuật thể thao là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể thao. Nhưng
nói đến huấn luyện chiến thuật thể thao cho VĐV là nói đến hai công việc có


11

liên quan với nhau. Một là, lập kế hoạch thi đấu hợp lý có tính đến khả năng của
từng VĐV, đặc điểm của đối phương và điều kiện cụ thể của cuộc thi và hai là,
thực nghiệm kế hoạch đó bằng những cách thức đua tranh cụ thể để có thể phát
huy đầy đủ nhất khả năng của từng VĐV hoặc toàn đội để giành thắng lợi [47].
1.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT THỂ THAO

Bất cứ một hoạt động vận động nào cũng có một nhiệm vụ vận động tức là
một mục đích nào đó cần đạt được, ví dụ trong nhảy cao là vượt được độ cao
nào đó, trong nhảy xa là vượt khoảng cách nhất định. Một hành vi vận động
thường bao gồm một hệ thống các cử động. Cách thức thực hiện hành vi vận
động tức là tổ chức các động tác theo một trình tự và kiểu cách nhất định trước
hết tùy thuộc vào nhiệm vụ vận động và các điều kiện khách quan và chủ quan
khi thực hiện. Trong nhiêu trường hợp, cùng một nhiệm vụ vận động lại có

những cách thức thực hiện khác nhau, tuy thuộc vào các điều kiện đặc điểm
riêng của từng VĐV [47].
Kỹ thuật bài tập là cách thức sắp xếp, tổ chức và thực hiện hệ thống các
động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động, hoặc nói ngắn gọn, đó là cách thức để
giải quyết nhiệm vụ vận động một cách hợp lý và hiệu quả [47].
Kỹ thuật thể thao luôn được đổi mới và hoàn thiện. Sự tìm tòi, khám phá
khoa học về các quy luật vận động của cơ thể sự tiến bộ về trình độ thể lực của
VĐV, sự hoàn thiện các phương pháp giảng dạy, huấn luyện, sự đổi mới các
thiết bị dụng cụ, sân bãi thể thao đang là những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự ra
đời các kỹ thuật thể thao mới trong hầu hết các môn thể thao. Kỹ thuật có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong cấu trúc thành tích hầu hết của các môn thể thao.
Đối với các môn thể thao sức bền. Kỹ thuật bảo đảm cho việc thực hiện các
bài tập thi đấu thu được một hiệu quả cao và tiết kiệm năng lượng.
Đối với các môn thể thao mang tính chất sức mạnh tối đa và sức mạnh
nhanh. Kỹ thuật là cơ sở vận động viên có thể phát huy sức mạnh một cách
nhanh nhất và lớn nhất.


12

Đối với các môn thể thao kỹ thuật phức tạp thì kỹ thuật là yếu tố quyết định trực
tiếp đổi với thành tích thi đấu.
Từ những ý nghĩa trên HL kỹ thuật có thể được coi là một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhất của HLTT.
Có nhiêu phương pháp HL kỹ thuật khác nhau bởi mỗi một môn thể thao có
những cấu trúc, kỹ thuật khác nhau và có những yêu cầu khác nhau về kỷ thuật. Để
đạt được thành tích tốt nhất trong các môn của Bộ môn Điền kinh, VĐV phải có kỹ
thuật thực hiện động tác hợp lý và hiệu quả nhất, Kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm
cá nhân của VĐV và điều kiện thực hiện động tác [4].
Kỹ thuật thể thao phải dựa trên sự HL thể lực tốt nhất của VĐV. Để nắm được

kỷ thuật hiện đại, VĐV phải có sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ dẻo và khả
năng phối hợp được phát triển ở mức cao.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng quá trình HL kỹ thuật và phát triển
năng lực đó là phải biết vận dụng các biện pháp nhằm đơn giản hoa kỹ thuật,
thực hiện bằng cách phân chia nhỏ và sử dụng các bài tập bổ trợ kỹ thuật. VĐV
phải hiểu rõ từng động tác, không được lặp lại động tác của ai đó hoặc làm theo
lời khuyên của ai đó một cách máy móc, mà phải tích cực suy luận để hiểu rõ vì
sao kỹ thuật mà mình áp dụng là thực sự hợp lý. Cần nâng cao tính tích cực của
VĐV [4].
Trong khi trình độ thành tích thể thao đang ở mức rất cao, nếu không
nghiên cứu sâu để ngày càng hoàn thiện kỹ thuật thì không thể đạt được thành
tích cao, nhất là những môn có kỹ thuật phức tạp, việc hoàn thiện kỹ thuật phải
được tiến hành trong suốt quá trình HL. HLV không được bỏ qua việc giảng dạy
các thành phần kỹ thuật riêng lẻ khắc phục các sai lầm trong kỹ thuật. Vốn dự
trữ kỹ năng vận động của VĐV càng nhiều thì việc hoàn thiện kỷ thuật càng có
hiệu quả. Vốn dự trữ kỹ năng vận động được tạo nên thông qua áp dụng các bài
tập HL chung và HL chuyên môn khác nhau.
Điểu quan trọng là phải tính đến mối quan hệ hữu cơ giữa việc phát triển các tố
chất thể lực với việc tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật.


13

Việc đạt được thành tích thể thao ở mức độ đáng kể phụ thuộc vào việc huấn luyện
kỹ thuật và chiến thuật thể thao hợp lý.
Kỹ thuật hoàn thiện đó là tập hợp các cách thức thực hiện động tác thể thao có
hiệu quả nhằm mục đích đạt được thành tích tốt nhất trong quá trình giảng dạy. Mức
độ nắm vững kỹ thuật được thay đổi từ kỹ thuật sơ đằng của người mới tập đến kỹ thuật
hoàn thiện được hình thành trên cơ sở các quy luật sinh cơ và sinh hóa sẽ cho phép
VĐV thực hiện các động tác và các hoạt động tiết kiệm hơn và có hiệu quả hơn.

Trong HL VĐV trẻ, việc giảng dạy và hoàn thiện kỹ thuật thể thao chiếm
một vị trí quan trọng. Vì trong thời kỳ lứa tuổi của học sinh này, chức năng của
hệ thần kinh trung ương đối với việc hình thành những đường liên hệ phản xạ có
điều kiện vững chắc được nâng cao, hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai của
con người được đẩy mạnh. Tất cả các điều kiện đó tạo nên những khả năng đặc
biệt thuận lợi để hình thành những kỹ năng kỹ xảo vận động [4].
Quá trình tiếp thu một kỹ thuật thể thao bao giờ VĐV cũng phải trải qua ba giai
đoạn chủ yếu:
1.

Giai đoạn học tập ban đầu.

2.

Giai đoạn học chuyên sâu.

3.

Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện.

Ở giai đoạn học tập ban đầu cần giải quyết nhiệm vụ nắm vững các sở của
kỹ thuật thể thao hợp lý (cấu trúc động tác hợp lý, không có những căng thẳng
thừa...). Ở giai đoạn học chuyên sâu, kỹ thuật động tác nắm được ở giai đoạn
đầu được nâng lên ở mức tương đối hoàn thiện. Ở giai đoạn củng cố và tiếp thu
hoàn thiện cần đạt được ở mức độ nắm vững hoàn toàn các động tác và thực hiên
việc trau chuốt các yếu tố riêng biệt cùa kỹ thuật thể thao [47].
Trong các môn thể thao phức tạp về kỹ thuật, thì việc hình thành kỹ thuật là
nhiệm vụ hàng đẩu và do đó, thời gian giành cho kỹ thuật ở các buổi tập sẽ
nhiều hơn để nắm vững được các động tác và các yếu tố kỹ thuật. Vào đầu giai
đoạn huấn luyện chuyên sâu, các cơ sở kỹ thuật của môn thể thao chính đã được

nắm vững và VĐV bắt đầu củng cố chúng một cách vững chắc. Nhiều động tác


14

kỹ thuật hình thành ở giai đoạn trước đó được chuyển thành các kỹ xảo bền
vững. Trong giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo nắm vững kỹ thuật thể
thao hoàn hảo trong các điều kiện khó khăn, cá biệt hóa kỹ thuật, phát triển
những phẩm chất thể lực và ý trí có tác dụng hoàn thiện trình độ điêu luyện về
kỹ thuật, chiến thuật của VĐV. Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật
thể thao diễn ra càng có kết quả thì những sai sót mà các VĐV phạm phải thì
càng được khắc phục nhanh hơn. Đầu tiên cần sửa chữa những sai sót chủ yếu vì
những sai sót thứ yếu thường do những sai sót chủ yếu gây ra [4]. [47].
1.3. BÀI TẬP THỂ CHẤT TRONG HUẤN LUYỆN THỂ THAO

Như chúng ta đã biết, bài tập thể lực là phương tiện chuyên môn cơ bản
trong giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Sự khác biệt giữa các môn thể
thao được lựa chọn để chuyên môn hóa là một trong những căn cứ quan trọng
nhất để phân loại các bài tập trong huấn luyện thể thao. Có thể chia các bài tập
huấn luyện thể thao làm hai loại chính: bài tập tập thi đấu và bài tập huấn luyện.
Bài tập huấn luyện lại phân thành bài tập huấn luyện chuyên môn và bài tập
huấn luyện chung.
1.3.1. Bài tập thi đấu.
Bài tập thi đấu bao gồm những động tác hoàn chỉnh được dùng làm
phương tiện cơ bản để tiến hành đua tài trong thể thao theo đúng luật thi. Với
nghĩa này, khái niệm "bài tập thi đấu" hoàn toàn trùng hợp với khái niệm "môn
thể thao".
Xem xét các môn thể thao có thể dễ dàng nhận thấy sự giống nhau hoặc
khác nhau giữa một số môn thể thao. Có những môn thể thao có hướng chuyển
động tương đối hẹp và hạn chế về thành phần động tác (những môn có chu kỳ,

những môn ném đẩy và nhảy trong Điền kinh), nhưng cũng có những môn thể
thao lại là một phức hợp những bài tập thi đấu tương đối độc lập và đặc biệt phối
hợp hai hay nhiều môn thể thao, gồm các bài tập tương đối đồng nhất hoặc các
bài tập hoàn toàn khác nhau [47].
1.3.2. Bài tập huấn luyện chuyên môn.


15

Hiện nay có rất nhiều các khái niệm về bài tập bổ trợ chuyên môn của các tác giả
khác nhau. Bài tập bổ trợ chuyên môn là bài tập nhằm hỗ trợ cho việc nhanh chóng tiếp
thu và thực hiện có hiệu quả bài tập chuyên môn, trong đó bài tập chuyên môn là những
bài tập hỗ trợ cho việc tiếp thu kỹ thuật động tác. Theo quan điểm của PGS. TS Nguyễn
Toán và PGS. TS Phạm Danh Tốn thì "Bài tập bổ trợ chuyên môn là các bài tập phức
hợp các yếu tố của động tác thi đấu cùng các biến dạng của chúng cũng như bài tập dẫn
dắt tác động có chủ đích và có hiệu quả đến sự phát triển các tố chất và các kỹ xảo của
vận động ở chính ngay môn thể thao đó". Còn một số tác giả nước cho rằng: Bài tập bổ
trợ là một trong những biện pháp giảng dạy, bao gồm các bài tập mang tính chuẩn bị
cho vận động. Bài tập mang tính dẫn dắt, bài tập mang tính chuyển đổi và bài tập tăng
cường các tố chất thể lực. Quan điểm của các học giả Trung Quốc về bài tập bổ trợ
chuyên môn là những bài tập mang tính chuyên biệt cho từng môn thể thao, từng kỹ
thuật riêng biệt (từ điển thể dục thể thao Trung Quốc, trang 17, xuất bản năm 1993).
Các khái niệm trên tuy có khác nhau về cách trình bày nhưng luôn c ó sự thống
nhất về ý nghĩa. Như vậy, "bài tập bổ trợ chuyên môn là các bài tập mang tính
chuẩn bị, tính dẫn dắt, tính chuyển đổi và tính thể lực chuyên biệt cho từng kỹ
thuật và từng môn thể thao khác nhau".
Ví dụ trong nhảy xa người ta phân tích kỹ thuật thành 4 giai đoạn là: Chạy đà,
giậm nhảy, trên không và tiếp đất. Trên cơ sở đó người học nắm bắt từng phần sau đó
liên kết lại thành kỹ thuật hoàn chỉnh, ơ mỗi giai đoạn kỹ thuật, để giúp người học
hình thành được kỹ thuật, người ta sử dụng các bài tập:

Mang tính chuẩn bị nhằm đưa người học vào trạng thái sinh lý, tâm lý
thích hợp với việc tiếp thu kỹ thuật.
Mang tính dẫn dắt nhằm làm cho người tập nắm được các yếu lĩnh từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến liên hoàn kỹ thuật cần học.
Mang tính chuyển đổi từ động tác này sang động tác khác với các cảm giác
không gian và thời gian khác nhau nhằm tạo ra sự lợi dụng các kỹ năng đã có
hình thành ra các kỹ năng mới.


16

Còn có thể đáp ứng cho người học thực hiện thuận lợi các kỹ năng đang
học, người ta còn cần tập các bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn cho người tập.
Ví dụ muốn vượt qua được độ cao nhất định thì người tập phải có đôi chân để
bật cao đồng thời cần phải có sức mạnh, độ mềm dẻo và khả nàng phối hợp
động tác. Vì vậy đi đôi với bài tập bổ trợ chuyên môn về kỹ thuật người ta cũng
rất chú trọng đưa vào trong quá trình giảng dạy các bài tập để tăng cường một số
tố chất thể lực chuyên môn cần thiết. Có thể nói tập bổ trợ chuyên môn vừa là
biện pháp để nắm kỹ thuật phức tạp và khó.
Đó là phức hợp các yếu tố của những động tác thi đấu, cùng các biến dạng
của chúng, cũng như những bài tập dẫn dắt. Ví dụ chạy các đoạn ngắn đối với
VĐV chạy, những phân đoạn liên hợp với VĐV thể dục dụng cụ, các động tác
và phối hợp nhỏ ở VĐV bóng. Có khi các bài tập huấn luyện chuyên môn còn
bao gồm cả những bài tập lấy từ bài tập cung nhóm môn thể thao. Như vậy chỉ
có thể gọi bài tập huấn luyện chuyên môn khi bài tập đó có cái gì đấy giống và
phục vụ trực tiếp, tương đối sát với bài tập thi đấu. Vì lẽ đó, các bài tập huấn
luyện chuyên môn thường rất có giới hạn.
Mặt khác, bài tập huấn luyện chuyên môn cũng không phải là môn thể
thao lựa chọn, nhưng phải chọn làm sao tác động có chủ đích, có hiệu quả đến
sự phát triển tố chất và kỹ xảo của VĐV ở chính ngay môn thể thao đó. Thí dụ,

khi thực hiện các bài tập huấn luyện chuyên môn kiểu kéo hoặc gánh tạ đứng lên
ngồi xuống, VĐV cử tạ có khả năng khắc phục trọng lượng lớn so với khi chỉ
thực hiện hai kiểu động tác hoàn chỉnh trong thi đấu chính thức và tác động tốt
hơn đến việc phát triển các năng lực sức mạnh.
Căn cứ vào ưu thế tác động của các bài tập huấn luyện chuyên môn,
chúng được chia thành các bài tập dẫn dắt và các bài tập phát triển.
Các bài tập dẫn dắt nhằm hỗ trợ cho việc tiếp thu những hình thức kỹ
thuật động tác mới, khó. Còn các bài tập phát triển lại chủ yếu nhằm phát triển
các tố chất thể lực. Tất nhiên, việc phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối, vì
hình thức và nội dung các động tác bao giờ cũng thống nhất với nhau. Dù vậy,


17

việc phân chia này cũng cần thiết bởi vì, về hình thức các bài tập dẫn dắt gần
giống với kỹ thuật môn thể thao lựa chọn hơn các bài tập phát triển, còn lượng
vân động thì thường nhỏ hơn. Theo lệ thường, các bài tập phát triển có lượng
vận động lớn hơn. Hơn nữa, tỷ lệ sử dụng các bài tập này trong các giai đoạn tập
luyện có khác nhau.
1.3.3. Bài tập huấn luyện chung
Các bài tập huấn luyện chung nhằm chuẩn bị chung cho VĐV. Khác về
nguyên tắc với những bài tập trên, thành phần của những bài tập huấn luyện
chung thường rộng rãi và đa dạng. Về tính chất, các bài tập huấn luyện chung có
thể tác động trùng hợp hoặc không trùng hợp với các bài tập huấn luyện chuyên
môn. Về lý thuyết, phạm vi các bài tập này hầu như là không có giới hạn. Nhưng
trên thực tế, nó lại bị giới hạn bởi sự hao phí thời gian, các điều kiện cơ sở vật
chất – kỹ thuật và các yếu tố khác.
Các bài tập huấn luyện chung trong quá trình tập luyện thể thao có các
chức năng sau:
+ Hình thành, củng cố hoặc hồi phục kỹ năng, kỹ xảo có tác động bổ trợ

đối với môn thể thao lựa chọn; có tác động trau dồi, hoặc khi cần thiết để thực
hiện hợp lý các bài tập theo hướng phát triển các năng lực thể chất.
+ Làm một phương tiện để giáo dục các năng lực thể chất chưa được phát
triển đầy đủ ở môn thể thao lựa chọn, nâng cao hoặc duy trì trình độ năng lực
hoạt động chung.
+ Làm một yếu tố nghỉ ngơi tích cực, có tác động đáng kể tới quá trình
hồi phục sau lượng vận động lớn và để phòng tránh sự đơn điệu trong tập luyện.
Các bài tập huấn luyện chung và các bài tập huấn luyện chuyên môn có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết các bài tập này đều xuất phát từ mục đích
chủ yếu của hoạt động thể thao là phục vụ cho thực tiễn cuộc sống. Các bài tập
huấn luyện chung, một mặt, tạo tiền đề cho các bài tập huấn luyện chuyên môn,
đồng thời lại phản ánh những đặc điểm của chuyên môn hóa thể thao.


18

Trái lại, các bài tập huấn luyện chuyên môn lại luôn luôn xuất phát từ các
tiền đề do các bài tập huấn luyện chung mang lại. Ở đây, cũng cần nhớ rằng, có
những bài tập hầu như đứng giữa hai loại đó. Đó là những bài tập có hình thức
vận động giống các bài tập thi đấu, nhưng lại khác về cách thức và chế độ thực
hiện. Chính những bài tập này đã đảm bảo mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa
huấn luyện chung và huấn luyện chuyên môn cho VĐV.
1.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN

Trong thể thao hiện đại, vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của vận động
viên có một vai trò hết sức quan trọng. Việc tiến hành đánh giá trình độ tập luyện
một cách khoa học bằng phương pháp khách quan sẽ cho phép huấn luyện viên
luôn nắm được những thông tin ngược cần thiết để điều chỉnh quá trình huấn
luyện, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn và đào tạo vận động
viên. Đánh giá trình độ tập luyện một cách khoa học đối với vận đông viên từng

môn thể thao cho phép huấn luyện viên có các thông tin khách quan để đánh giá
đúng đắn về phương hướng huấn luyện đã được lựa chọn, nắm vững các thông
tin cần thiết để chủ động điều hành kế hoạch huấn luyện và giúp vận động viên
có đủ căn cứ để tự đánh giá khả năng của mình.
Chỉ số cơ bản có tính chung nhất, tập trung nhất của trình độ tập luyện là
thành tích thể thao của vận động viên đạt được trong quá trình tập luyện. Ở mỗi
chu kì tập luyện thường xuất hiện những thành tích thể thao tương ứng. Thành
tích thể thao luôn là hiện tượng đa nhân tố và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân.
Trong những điều kiện như nhau, thành tích thể thao của những cá thể chủ yếu
phụ thuộc vào năng khiếu và mức độ đào tạo vận động viên. Năng khiếu của
vận động viên là tiền định, còn trình độ đào tạo thì luôn thay đổi tuỳ thuộc vào
tài nghệ của huấn luyện viên và sự nỗ lực của vận động viên. Khái niệm về trình
độ tập luyện và thành tích thể thao không đồng nhất. Khái niệm về trình độ tập
luyện trong các sách báo hiện đại có những cách thể hiện và nhìn nhận còn khác
nhau.
Phân tích các tài liệu khoa học thu thập được ở trong nước và nước ngoài
có một số cách tiếp cận về trình độ tập luyện như sau:


19

Theo Nôvicôp A.D và Matveep L.P [26], trình độ tập luyện chủ yếu liên
quan đến những thay đổi về mặt sinh học thông qua sự thích ứng (về chức năng
và hình thái) xảy ra trong cơ thể vận động dưới tác động của lượng vận động tập
luyện. Những thay đổi đó dẫn đến sự phát triển năng lực hoạt động của vận động
viên.
Theo Aulic I.V [1], yếu tố cơ bản của trình độ tập luyện là thành tích thể
thao. Do đó, ông cho rằng: “Trình độ tập luyện là năng lực tiềm tàng của vận
động viên để đạt được những thành tích nhất định trong môn thể thao lựa chọn
và năng lực này biểu hiện cụ thể ở mức độ chuẩn bị về kỹ thuật thể thao, về thể

lực, chiến thuật, đạo đức, ý chí và trí tuệ. Theo tác giả, trình độ tập luyện càng
cao thì vận động viên càng có khả năng thực hiện được những nhiệm vụ nhất
định với hiệu quả mỹ mãn hơn. Trình độ tập luyện chính là mức độ thích ứng
của cơ thể đối với một nhiệm vụ cụ thể, đạt được bằng con đường luyện tập.
Theo quan điểm của Dietrich Harre [11], trình độ tập luyện của vận động
viên thể hiện ở sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận
động tập luyện, lượng vận động thi đấu và các biện pháp bổ trợ khác. Thông qua
lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu, trình độ từng yếu tố của năng
lực thể thao (bao gồm cả năng lực thể chất, năng lực phối hợp vận động, năng
lực trí tuệ, kỹ xảo, kỹ thuật, năng lực chiến thuật và các phẩm chất tâm lý) một
mặt được nâng cao, mặt khác giữa chúng cũng hình thành mối quan hệ bền
vững. Bên cạnh đó, việc phát huy đầy đủ các tiềm năng thể chất của vận động
viên thông qua sự nỗ lực ý chí ở mức cao nhất cũng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Năng lực thể thao cao nhất mà vận động viên đạt được qua từng chu kỳ
tập luyện phù hợp với trình độ tập luyện của họ được gọi là trạng thái sung sức
thể thao. Theo Dietrich Harre, các thông tin về trình độ tập luyện của vận động
viên được thể hiện ở các cuộc thi đấu và kiểm tra thành tích. Các tiêu chuẩn cơ
bản có thể sử dụng trong việc đánh giá trình độ tập luyện và dự báo tiềm năng
của vận động viên đó là:
+ Tiêu chuẩn về trình độ của thành tích


20

+ Tiêu chuẩn về nhịp độ phát triển của thành tích.
+ Tiêu chuẩn về sự ổn định thành tích và khả năng tăng trưởng.
+ Tiêu chuẩn về khả năng chịu đựng của vận động viên.
Bốn tiêu chuẩn trên thể hiện bốn mặt khác nhau của việc đánh giá tổng hợp
năng lực thể thao.
Như vậy, so với Matveep L.P. và Aulic I.V thì quan niệm nêu trên của

Harre về cấu trúc của trình độ tập luyện toàn diện hơn.
Theo quan điểm sư phạm, việc đánh giá trình độ tập luyện của vận động
viên chủ yếu dựa trên sự biến đổi về năng lực thể thao.
Theo quan điểm về sinh lý học thể dục thể thao thì trình độ tập luyện được
hiểu là mức độ thích nghi của cơ thể đối với một hoạt động nào đó đạt được
bằng tập luyện. Trình độ tập luyện bao giờ cũng liên quan đến những biến đổi về
cấu tạo và chức năng cơ thể sảy ra dưới tác động của lượng vận động tập luyện.
Quan điểm này, trên một chừng mực nhất định tương đương với cách tiếp cận
của Novicôp A.D và Matveep L.P.
Theo Lưu Quang Hiệp [8], [12], trình độ tập luyện được xác định thông
qua các phương pháp sư phạm, tâm lý và y – sinh học. Trình độ tập luyện là một
khái niệm tổng hợp, đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể. Nguyên lý cơ
bản để xem xét trình độ tập luyện là nguyên tắc tổng hợp, nghĩa là phải xem xét
một cách toàn diện tất cả các mặt hoạt động của cơ thể: trạng thái sức khoẻ,
trạng thái tâm lý, trình độ kỹ chiến thuật, trình độ thể lực… Trình độ tập luyện
cũng như biểu hiện cao nhất của nó là trạng thái sung sức thể thao, có thể được
xác định thông qua các chỉ tiêu sinh lý nhất định.
Theo quan điểm của Lê Văn Lẫm và cộng sự [19].: “trình độ tập luyện của
vận động viên là kết quả hoạt động tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ
trong thực tiễn huấn luyện thể thao. Trình độ tập luyện thể hiện ở mức độ nâng
cao chức phận cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn của vận động
viên ở mức hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo thể thao phù hợp”


21

Theo quan điểm của Bùi Huy Quang (1996) [9]. “Trình độ tập luyện là khả
năng thích ứng ngày càng cao của vận động viên, khả năng này đạt được trong
quá trình tập luyện và thi đấu, được biểu hiện bằng sự phát triển tổng hợp những
năng lực kỹ, chiến thuật, tố chất thể lực và tâm lý”.

Tác giả Phạm Danh Tốn [40], [41]. cho rằng: Trong lý luận cũng như trong
đào tạo vận động viên người ta thường gặp các khái niệm như trình độ đào tạo
hay trình độ tập luyện. Nói đến trình độ đào tạo là nhằm chỉ tất cả các mặt đào
tạo để làm cho vận động viên có thể đạt được các thành tích thể thao kế tiếp
nhau. Trình độ đào tạo bao gồm trình độ đào tạo về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật,
tâm lý và cả lý luận nhất định của vận động viên.
- Trình độ (năng lực) thể thao thể hiện trong tập luyện và thi đấu của vận
động viên. Nó là cấu trúc tổng hợp về thể năng, kỹ năng, trí năng, tâm năng…
Trình độ (năng lực) về chiến thuật liên quan chặt chẽ tới cả bồn thành phần trên.
Sự hình thành những năng lực trên chủ yếu qua huấn luyện.
Nhờ huấn luyện, vận động viên có được và nâng dần trình độ thích ứng
mới, ngày càng cao hơn (trong giai đoạn phát triển) hoặc duy trì hay hạn chế sự
suy giảm trong giai đoạn vận động viên đã có thâm niên thể thao tương đối cao.
Người ta còn gọi đó là trình độ tập luyện của vận động viên [11], [26].
Để xác định trình độ tập luyện của một vận động viên trong một môn thể
thao nào đó, cần phải xem xét các yếu tố cấu thành năng lực thể thao của vận
động viên để lựa chọn tổ hợp các chỉ tiêu đặc trưng xác định trình độ thích ứng
của các yếu tố cấu thành năng lực dưới ảnh hưởng của lượng vận động. Chúng
tôi thống nhất với quan điểm của Harre rằng, năng lực thể thao là một phức hợp
gồm nhiều yếu tố như: năng lực phối hợp vận động, năng lực trí tuệ, kỹ xảo, kỹ
thuật, năng lực chiến thuật và các phẩm chất tâm lý.
Theo cách tiếp cận được trình bày của tác giả nêu trên thì trình độ tập luyện
được thể hiện qua một số đặc điểm sau:


22

- Những biến đổi thích nghi về hình thái và chức năng diễn ra trong cơ thể
vận động viên dưới tác động lượng vận động tập luyện và lượng vận động thi
đấu.

- Trình độ tập luyện bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần nhưng dựa trên
cơ sở sinh học, không phải là bất biến mà là một trạng thái luôn luôn biến động
trong quá trình tập luyện.
- Thành tích thể thao được xem là yếu tố cơ bản của quá trình tập luyện.
Từ những kết quả phân tích được trình bày trên có thể hiểu: trình độ tập
luyện của vận động viên Nhảy xa là trình độ nâng cao các yếu tố thể lực, kỹ –
chiến thuật, chức năng và các phẩm chất tâm lý của vận động viên thông qua
quá trình huấn luyện và được thể hiện tập trung nhất bằng thành tích thi đấu của
vận đông viên. Trình độ này được phát triển và nâng cao nhờ tác động của lượng
vận động tập luyện và lượng vận động thi đấu trong môn Nhảy xa . Trình độ tập
luyện là phức hợp gồm nhiều mặt: thể lực, kỹ chiến thuật, năng lực tâm- sinh lý,
trong đó có trình độ tập luyện thể lực là một mặt cấu thành của trình độ tập
luyện nói chung, và là nền tảng để nâng cao trình độ tập luyện các mặt khác.
Tóm lại, tổng quan các vấn đề nghiên cứu đã phân tích các vấn đề liên quan
tạo cơ sở khoa học để nghiên cứu các phần tiếp theo của đề tài.
1.5. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUẤN LUYỆN VĐV NHẢY XA TRONG
MÔN ĐIỀN KINH

Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và
phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, Điền
kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các Đại hội thể
thao Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại.
Quá trình đào tạo VĐV Nhảy xa được chia làm 4 giai đoạn: - huấn luyện
ban đầu – chuyên môn hóa ban đầu – chuyên môn hóa sâu và hoàn thiện thể
thao.
Huấn luyện nhảy xa cho lứa tuổi 13 – 15 nằm trong giai đoạn chuyên môn
hóa ban đầu. Giai đoạn này VĐV cần đạt tiêu chuẩn VĐV cấp 3 ở môn Nhảy xa,


23


chạy 60m hoặc chạy 100m. Vào cuối giai đoạn cần đạt tiêu chuẩn VĐV Nhảy xa
cấp 2.
Mục đích chủ yếu của giai đoạn này chuyên môn hóa ở môn Nhảy xa trên
cơ sở huấn luyện nhiều môn
Nhiệm vụ:
- Tiếp tục phát triển các tố chất thể lực nhanh, mạnh, mềm dẻo, khéo léo,
sức bền chung và sức bền chuyên môn.
- Hoàn thiện kỹ thuật các môn nhảy, chạy ngắn, chạy vượt rào và ném đẩy
của Điền kinh.
- Nắm vững kỹ thuật Nhảy xa hợp lý.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí.
- Tích lũy kinh nghiệm thi đấu.
Đặc điểm huấn luyện: Cần tăng cường sự cá biệt hóa của quá trình giảng
dạy, huấn luyện do có sự khác nhau đáng kể về phát triển thể lực của các em ở
cùng độ tuổi nhưng có giới tính khác nhau. Cần chú ý theo dõi sự phù hợp của
lượng vận động với khả năng của các VĐV nhảy trẻ. Nếu có thể, nên hạn chế sử
dụng các bài tập nhảy từ trên cao xuống (nhảy sâu) và các bài tập với tạ nặng.
Chú ý thông qua các bài tập phong phú để phát triển các khả năng phối hợp
động tác và phát triển thể lực. Khi hoàn thiện kỹ thuật nhảy cần xác định cự ly
đà phù hợp với trình độ chuyên môn. Nên tăng cường số lần tham gia thi Nhảy
xa.
Để đạt thành tích cao trong nhảy xa, VĐV cần có tầm vóc tốt, có trình độ
cao về sức mạnh – tốc độ và nắm vững kỹ thuật nhảy.
Thành tích nhảy xa (S) về cơ bản phụ thuộc vào góc bay của tổng trọng tâm
( ∝ ) khi rời đất và tốc độ bay ban đầu ( V0 ). Tốc độ bay phụ thuộc nhiều vào tốc
độ đà tối đa có được trước lúc giậm nhảy và giậm nhảy.
Về lý thuyết, độ xa của lần nhảy được tính theo công thức:
S=


Vo2 sin 2 ∝
g


24

Trong đó S là độ xa, V0 là tốc độ bay ban đầu, ∝ là góc bay và g là gia tốc
rơi tự do.
Để phân tích, kỹ thuật nhảy xa có thể chia thành 4 giai đoạn: Chạy đà, giậm
nhảy, bay trên không và rơi xuống đất.
Chạy đà:
Mục đích của chạy đà là tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang trước
khi giậm nhảy và chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm nhảy chính xác vào ván
giậm nhảy.
Số bước chạy đà ở các VĐV nữ xuất sắc là 18 – 24 bước (khoảng 38 –
48m), còn ở các VĐV nữ là 16 – 22 bước (khoảng 32 – 42m). Số lượng bước
chạy đà tối ưu phụ thuộc vào trình độ huấn luyện chuyên môn về chạy của VĐV.
Tính chất chuẩn xác của chạy đà phụ thuộc vào độ dài chuẩn và nhịp điệu
thực hiện các bước chạy trong đà.
Hai phương án chạy đà thường được dùng là: Tăng tốc độ đều trên toàn đà
và đạt tới tốc độ tối đa ở các bước cuối cùng (cách này phù hợp với những người
mới tập nhảy); cố gắng chạy nhanh ngay từ đầu, duy trì tốc độ cao trên cự ly và
lại cố gắng tăng tốc độ ở cuối cự ly. Thông thường độ dài bước cuối nên ngắn
hơn bước trước đó 15 – 20cm (nữ 5 – 10cm). Tuy vậy cũng có VĐV có độ dài 2
bước cuối như nhau và thậm chí có trường hợp bước cuối dài hơn bước trước đó
(R. Bimơn khi lập kỷ lục thế giới 8.90m).
Giậm nhảy:
Phần lớn các VĐV đặt bàn chân xuống ván giậm nhảy bằng gót hoặc cả
bàn chân.
Vào thời điểm đó VĐV phối hợp toàn thân làm động tác rời ván giậm nhảy:

Duỗi thẳng các khớp của chân giậm, đồng thời gập gối đưa nhanh đùi của chân
lăng về trước – lên trên. Tay bên chân giậm vung về trước – lên trên và dừng khi
cánh tay song song với mặt đất. Tay bên chân lăng gập ở khuỷu và đánh sang
bên để nâng cao vai. Kết thúc động tác giậm nhảy cơ thể ở tư thế bước bộ trên
không.


25

Bay trên không:
Sau khi rời đất cơ thể bay theo đường vòng cung. Toàn bộ các động tác của
VĐV trong lúc bay là nhằm giữ thăng bằng và tạo điều kiện thuận lợi để rơi
xuống hố cát có hiệu quả nhất.
Sự khác biệt giữa các kiểu nhảy xa chính là ở giai đoạn này. Có 3 kiểu
chính: “ngồi”, “ưỡn thân” và “cắt kéo”.
- Kiểu “ngồi”: Đây là kiểu đơn giản, tự nhiên nhất, phù hợp với người mới
tập. Sau khi bay ở tư thế “bước bộ” được 1/3 – 1/2 cự ly, VĐV kéo chân giậm
lên song song với chân ở phía trước (chân lăng) và nâng 2 đùi lên sát ngực. Ở tư
thế này, thân trên không nên gập nhiều về trước. Tiếp đó, trước khi rơi xuống hố
cát 2 chân hầu như được duỗi thẳng hoàn toàn đồng thời 2 tay đánh thẳng xuống
dưới – về trước và ra sau. Động tác có tính chất bù trừ này tạo điều kiện tốt cho
việc duỗi thẳng chân trước khi rơi xuống và giữ thăng bằng.
- Kiểu “ưỡn thân”: Sau khi cơ thể rời đất và bay lên ở tư thế "bước bộ”,
chân lăng phía trước được hạ xuống dưới, về sau sát cùng với chân giậm. Lúc
này hai chân dường như ở phía sau, chân lăng duỗi thẳng hơn, còn chân giậm
gập ở khớp gối. Đồng thời với việc chủ động đưa vùng hông về trước, người
nhảy ưỡn căng vùng thắt lưng và ngực. Hai tay lúc này hơi gập ở khuỷu và đưa
sang ngang hoặc đưa sang ngang – ra sau – lên trên cũng tạo điều kiện cho việc
“ưỡn thân” tích cực. Do “ưỡn thân” mà các cơ ở mặt trước thân được kéo dãn
tạo điều kiện cho VĐV gập thân trên mạnh và dễ dàng đưa chân về trước xa hơn

khi rơi xuống cát.
Khi rơi xuống hai chân gấp ở khớp gối và đưa nhanh lên trên về trước, còn
hai tay đánh nhanh về trước, xuống dưới và người nhảy ở tư thế chuẩn bị chạm
cát.
- Kiểu “cắt kéo”: Ngay sau khi rời đất hai chân làm tiếp các động tác như
chạy trên không. Hai tay duỗi thẳng (hoặc hơi co ở khuỷu), thực hiện động tác
đánh vòng tròn, đuổi nhau lấy vai làm trục và so le với chân, vừa hỗ trợ cho


×