Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN: TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI TẬP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC KHI HỌC KĨ THUẬT NHẢY XA KIỂU NGỒI Ở GIAI ĐOẠN CHẠY ĐÀ VÀ GIẬM NHẢY CHO HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.79 KB, 16 trang )

S áng ki ế n kinh nghi ệ m
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dưới ngọn cờ lảnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,
quốc phòng cũng như về đối nội đối ngoại Bên cạnh những thành tựu đó trong
lĩnh vực TDTT cũng gặt hái được rất nhiều thành công vang dội khi lá cờ đỏ sao
vàng tung bay trên đỉnh vinh quang ở các đấu trường khu vực cũng như đấu trường
quóc tế.
Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu của cuộc sống, là một bộ
phận quan trọng trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể dục thể thao
là một bộ phận cấu thành nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nhằm đào tạo có mục đích
và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất con người, góp phần đào tạo thế hệ trẻ
phát triển một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỷ. Ngoài ra Thể dục thể thao
còn là một phương tiện rất hữu hiệu nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị
giữa các dân tộc trên thế giới với mục đích vì hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng
phát triển.
Thấy được sự cần thiết của Thể dục thể thao, Đảng và Bác Hồ hết sức quan
tâm tới việc phát triển phong trào tập luyện Thể dục thể thao cho toàn dân. Trong
chỉ thị 36/CT – TW của Ban bí thư Trung Ương Đảng xác định: “Phát triển Thể
dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển xã hội của Đảng
và Nhà nước nhằm bồi dưởng và phát huy dân chủ con người” Trong lời kêu gọi
toàn dân tập thể dục, Bác Hồ viết: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây
đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt
tức là làm cho cả nước yếu yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức làm
cho cả nước khỏe mạnh ”
Trong các môn thể thao đó thì Điền kinh là môn có lịch sử lâu đời nhất, nó
rất được ưa chuộng và phổ biến trên toàn thế giới. Điền kinh là môn thể thao chính
thức của các kỳ Đại hội Olympic, nó có các nội dung rất đa dạng và phong phú, và
còn được mệnh danh là môn thể thao “Nữ hoàng”. Qua đó chúng ta cũng thấy
được sức hấp dẫn và lôi cuốn của môn Điền kinh.
S áng ki ế n kinh nghi ệ m


Trong những năm gần đây, Điền kinh Việt Nam đã có sự phát triển vượt
bậc, tuy thành tích chưa vươn tới tầm Châu lục và thế giới, nhưng trong đấu trường
khu vực thì Điền kinh Việt Nam đang trở thành một cường quốc, với những huy
chương vàng đáng khâm phục của các vận động viên Điền kinh tại các kỳ
Seagames.
Trong trường THCS môn thể dục đã từ lâu trở thành môn học chính thức và
không thể thiếu, đảm bảo cho sự phát triển cân đối, có chủ đích lên cơ thể người
học, góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe để phục vụ cho học tập và rèn luyện,
nhằm phát triển con người một cách toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ.
Kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi là một trong những kĩ thuật tương đối khó so với
học sinh THCS. Đòi hỏi các em phải có sự phối hợp vận động một cách nhuần
nhuyễn giữa các giai đoạn của kĩ thuật cũng như các động tác trong cùng một giai
đoạn. Ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy của kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi là các giai
đoạn đòi hỏi cần phải thực hiện với sự phối hợp tốt các động tác kĩ thuật, mặt khác
đây cũng là các giai đoạn rất dễ mắc các sai lầm trong lúc thực hiện, đặc biệt là đối
với người mới học. Trong nhảy xa thì chạy đà và giậm nhảy là hai kĩ thuật có tính
quyết định tới thành tích, do vậy tôi thấy rất cần thiết phải nghiên cứu tìm hiểu đề
xuất một số bài tập để khắc phục những sai lầm thường mắc trong khi học kĩ thuật
nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy nhằm nâng cao thành tích cho
các em học sinh THCS.
Qua thực tiễn, bằng quan sát sư phạm tôi nhận thấy ở các em học sinh lớp 8
trường THCS Quách Xuân Kỳ trong khi học kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi, các em
còn mắc nhiều sai lầm khi thực hiện các động tác kĩ thuật ở giai đoạn chạy đà và
giậm nhảy, vì vậy mà thành tích của các em chưa cao. Từ đó tôi mong muốn xây
dựng một số bài tập có hiệu quả nhằm khắc phục những sai lầm trên để nâng cao
hiệu quả của kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi và cải thiện thành tích cho các em.
Với vốn kiến thức đã học cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các bạn đồng
nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI TẬP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI
LẦM THƯỜNG MẮC KHI HỌC KĨ THUẬT NHẢY XA KIỂU NGỒI Ở

S áng ki ế n kinh nghi ệ m
GIAI ĐOẠN CHẠY ĐÀ VÀ GIẬM NHẢY CHO HỌC SINH LỚP 8
TRƯỜNG THCS QUÁCH XUÂN KỲ”
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn và đề xuất một số bài tập có hiệu
quả nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong quá trình học kĩ thuật nhảy
xà kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy và nâng cao thành tích trong môn
nhảy xa cho học sinh lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ nói riêng, góp phần
hoàn thiện tài liệu giảng dạy, tham khảo của môn giáo dục thể chất trong trường
THCS nói chung.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích của đề tài tôi tập trung giải quyết hai nhiệm vụ:
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và xác định nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường
mắc trong quá trình học kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm
nhảy của học sinh lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ.
* Nhiệm vụ 2: Đề xuất một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc
trong quá trình học kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy
cho học sinh lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết nhiệm vụ nêu trên tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Để giúp cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài được chính xác và thuận
lợi, có những cơ sở khoa học, lí luận rõ ràng tôi đã tiến hành đọc các tài liệu có liên
quan cùng với việc phân tích và tổng hợp các tài liệu đó.
2. Phương pháp quan sát sư phạm:
Tôi đã tiến hành quan sát sư phạm nhiều buổi học chính khóa của các em học sinh
lớp 8 THCS Quách Xuân Kỳ, tìm ra những sai lầm thường mắc và các nguyên
nhân dẫn tới sai lầm, đồng thời đánh giá về khả năng phối hợp vận động của học
sinh. Từ đó lựa chọn và đề xuất một số bài tập khắc phục những sai lầm đó, góp

phần nâng cao thành tích cho các em học sinh ở kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi.
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
3. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:
Tôi đã tiến hành phỏng vấn các thầy cô giáo giảng dạy có kinh nghiệm về
chuyên môn ở trường THCS Quách Xuân Kỳ, và học sinh trường THCS Quách
Xuân Kỳ bằn các phiếu hỏi. Đảm bảo tính khách quan và chính xác trong việc
đánh giá và lựa chọn bài tập, giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
4. Phương pháp sử dụng toán học thống kê
Để xử lý các số liệu thu thập được một cách chính xác và hiệu quả tôi đã sử
dụng phương pháp toán học thống kê, từ đó có những kết quả cụ thể làm cơ sở để
đánh giá và xây dựng các bài tập.
Công thức sử dụng:
- Tỷ lệ %: X%= a/n x 100%
Trong đó: X(%) là kết quả tính bằng %.
a là số người đồng ý hoặc không đồng ý.
n là số người được phỏng vấn.
IV. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
1. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu chia làm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 8/2011 đến tháng 11/2011
Nghiên cứu lựa chon đề tài và xây dựng đề cương nghiên cứu.
* Giai đoạn 2: Từ tháng 12/2011 đến tháng 2/2012
- Giải quyết nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và xác định nguyên nhân dẫn đến những sai lầm
thường mắc trong quá trình học kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và
giậm nhảy của học sinh lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ.
- Giải quyết nhiệm vụ 2: Đề xuất một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm
thường mắc trong quá trình học kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và
giậm nhảy cho học sinh lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ.
* Giai đoạn 3: Từ tháng 3/2012 đến tháng 5/2012
- Tổng hợp, đánh máy, chỉnh sửa

- Hoàn thiện đề tài.
2. Đối tượng nghiên cứu:
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
Tôi tiến hành nghiên cứu trên 80 học sinh lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ.
3. Địa điểm nghiên cứu:
Trường THCS Quách Xuân Kỳ.
4. Trang thiết bị nghiên cứu:
- Hố nhảy xa, trang cát, xẻng thước dây, đồng hồ bấm giờ
V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Giải quyết nghiệm vụ 1: Tìm hiểu và xác định nguyên nhân dẫn đến những
sai lầm thường mắc trong quá trình học kĩ thuật nhảy xà kiểu ngồi ở giai đoạn
chạy đà và giậm nhảy của học sinh lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ.
1.1. Cơ sở lý luận của giảng dạy kỷ thuật động tác.
Giảng dạy kỷ thuật động tác là một quá trình giảng dạy cho học sinh hình
thành về kỷ năng kỷ xảo vận động, khi tiến hành giảng dạy phải tuân thủ theo
những nguyên tắc trong việc giáo dục và giáo dưỡng thể chất, bất kỳ hoạt động nào
của việc giảng dạy kỷ thuật đơn giản hay phức tạp phải tuân theo nguyên tắc hình
thành kỷ năng kỷ xảo vận động về động tác đó.
Quá trình dạy học phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của động tác, đặc điểm
của người tập và đặc điểm của tố chất thể lực biểu hiện trong lúc thực hiện động
tác.
Quá trình giảng dạy kỷ thuật động tác được chia làm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn dạy học ban đầu:
Mục đích của giai đoạn này là giúp cho người học nắm được nguyên lý kỷ thuật
động tác, hình thành cơ bản kỷ năng thực hiện động tác. Trong giai đoạn này giáo
viên cần giải quyết các nhiệm vụ:
- Tạo được khái niệm chung về động tác.
- Học từng phần kỷ thuật động tác.
- Hình thành được nhịp điệu chung về động tác.
- Ngăn ngừa và sữa chửa những sai lầm thường mắc.

Ở giai đoạn này giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp thông tin bằng
cảm giác và bằng lời nói, giải thích về động tác, ở giai đoạn này phải tạo cho
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
người tập các động tác đúng, tìm và chi cho các em những sai lầm và nguyên
nhân dẫn đến những sai lầm đó và cách sữa chữa.
* Giai đoạn học sâu từng phần:
Mục đích của giai đoạn này là giúp người học tiếp tục hoàn thiện động tác,
chuyển từ kỷ năng thô sơ thành kỷ năng thuần thục, và dần chuyển thành kỷ
xảo. Ở giai đoạn này giáo viên sử dụng tổng hợp mọi phương pháp giảng dạy
trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp, nhưng chủ yếu là sử dụng bài tập
nguyên vẹn đi sâu vào kỷ thuật động tác. ở giai đoạn này giáo viên cần phải giải
thích giúp người học tư duy được động tác và định hướng được cảm giác vận
động, tiếp tục khắc phục những sai lầm mắc phải của học sinh để hình thành
động tác hoàn chỉnh.
* Giai đoạn củng cố và hoàn thiện kỷ thuật động tác:
Mục đích của giai đoạn này là giúp cho người tập củng cố và hoàn thiện kỷ
thuật động tác một cách vững chắc, động tác được hình thành ở mức độ kỷ xảo
và có khả năng thực hiện động tác một cách biến dạng và thuần thục. ở giai
đoạn này người giáo viên sử dụng chủ yếu phương pháp bài tập, đặc biệt là
phương pháp bài tập lặp lại có biến dạng, để giúp cho học sinh củng cố vững
chắc kỷ xảo và áp dụng thực hiện một cách nhuần nhuyễn trong mọi điều kiện.
Đặc điểm của kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi
Muốn đạt được thành tích cao trong môn nhảy xa điều cơ bản là phải kéo dài
khoảng cách bay trên không bằng cách chạy lấy đà chuẩn xác và giậm nhảy tích
cực. Quá trình bay trọng tâm cơ thể chuyển động trong không gian theo một quỷ
đạo nhất định, quỷ đạo này được quy định bởi các yếu tố chủ yếu: tốc độ bay ban
đầu, góc độ bay, lực cản của không khí và lực hút của trái đất.
Tốc độ bay ban đầu của người tập là nhân tố đầu tiên quyết định thành tích môn
nhảy xa. Góc độ bay trong nhảy xa khoảng 18-23
0

do vậy khi tập luyện và thi đấu
người tập phải tận dụng hết khả năng của mình một cách có hiệu quả để tạo ra
khoảng cách bay xa nhất.
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
Nhảy xa bao gồm nhiều động tác liên kết với nhau để tạo thành một kỷ thuật
hoàn chỉnh. Để tiện phân tích và giảng dạy người ta chia kỷ thụât nhảy xa thành 4
giai đoạn: Chạy đà – Giậm nhảy – Trên không – Tiếp đất.
Mỗi giai đoạn đóng vai trò nhất định trong việc đạt thành tích của học sinh
trong đó có giai đoạn chạy đà – giậm nhảy là những giai đoạn quan trọng nhất, nó
có ảnh hưởng rất lớn đến thành tích nhảy xa. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến kỷ thuật và sự phối hợp kỷ
thuật động tác trong giai đoạn chạy đà, giậm nhảy thì trước hết ta cần phải nắm
vững giai đoạn này.
* Giai đoạn chạy đà:
Giai đoạn chạy đà được tính từ khi bắt đầu chạy đà đến khi đặt chân vào ván
giậm nhảy. Mục đích của giai đoạn này là tạo ra tốc độ nằm ngang cần thiết và
chuẩn bị tốt cho giai đoạn giậm nhảy. ở phần chạy đà có đặc điểm là một đường
thẳng nằm vuông góc với ván giậm nhảy. Trong giai đoạn này bất kỳ lúc nào cũng
phải giữ tư thế ổn định và trở thành thói quen. Tốc độ chạy đà phải tăng dần tới
mức thích hợp và đạt cao nhất ở bước cuối cùng trước khi giậm nhảy. Giai đoạn
cuối cùng của chạy đà là phải giậm nhảy nên nhịp điệu và tần số những bước cuối
cùng phải thích hợp và chính xác.
Số lượng bước chạy đà phụ thuộc vào trình độ hoàn thiện kỷ năng kỷ xảo về
môn nhảy của người học, thông thường đối với nam từ 15-21 bước, đối với nữ 11-
17 bước, đối với người mới tập khoảng cách này có thể ngắn hơn. Có nhiều cách
chạy đà, thông thường đứng tại chổ và tăng dần tốc độ, độ ngả của thân giảm dần,
tăng biên độ của các động tác tay và chân, kết thúc chạy đà ở những bước cuối
cùng, thân trên gần như thẳng.
* Giai đoạn giậm nhảy:
Giai đoạn này được tính từ khi đặt chân giậm vào ván giậm nhảy cho đến

khi chân giậm rời khỏi ván giậm nhảy. Đặt chân vào ván giậm nhảy phải nhanh,
mạnh đồng thời chân chạm ván, đùi và cẳng chân gần như thẳng, sau đó co lại
hoãn xung để chuẩn bị khi duỗi ra có hiệu quả hơn. Chân đặt vào ván giậm nhảy
luôn phải ở phía trước điểm dọi của trọng tâm cơ thể, chân giậm nhảy ở phía trước
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
càng dài, khoảng cách từ điểm đặt chân đến điểm dọi của trọng tâm cơ thể càng xa
thì khả năng chuyển từ tốc độ nằm ngang sang tốc độ thẳng đứng càng lớn.
Nhiệm vụ của giậm nhảy là thay đổi hướng chuyển động khi đã đặt chân vào
điểm giậm nhảy do ảnh hưởng của quán tính và trọng lực chân giậm gấp ở khớp
gối, khớp hông và cả thân trên hơi ngả về phía trước, trong khi nhảy tốc độ giữa
cẳng chân với đùi khoảng 135-140
o
. Động tác giậm nhảy được thực hiện thông qua
việc duổi nhanh các khớp cổ chân lúc người nhảy vươn thẳng người lên, áp lực ở
điểm tựa tăng lên, khi thân người vươn thẳng hoàn toàn thì áp lực của điểm tựa
giảm xuống bằng 0, và tốc độ bay đạt mức tối đa. Như vậy chứng tỏ động tác vươn
người thẳng đứng tạo ra tốc độ bay ban đầu và là cơ sở để nâng cao thân người lên
theo quán tính. Tốc độ bay ban đầu của người nhảy phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn
của phản lực khi giậm nhảy hay nói cách khác là phụ thuộc vào sức mạnh của vơ
bắp sinh ra và khoảng cách trọng tâm cơ thể di chuyển từ tư thế thấp nhất ban đầu
đến tư thế cao nhất lúc kết thúc giậm nhảy. Sức mạnh tương đối càng lớn năng lực
giậm nhảy càng cao, động tác đá lăng chân và tay cũng có tác dụng hỗ trợ cho
động tác giậm nhảy. Sự phối hợp các động tác càng nhanh thì công suất giậm nhảy
càng lớn, góc độ giậm nhảy 75-78
o
.
1.3. Xác định nguyên nhân và những sai lầm trong khi học kỷ thuật nhảy xa
kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy của học sinh lớp 8 trường THCS
Quách Xuân Kỳ.
Kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi là một kỷ thuật tương đối khó và phức tạp đòi

hỏi người tập phải có sự tập trung cao nên thường mắc những sai lầm khác nhau,
để xác định những sai lầm chủ yếu mà học sinh thường mắc phải, tôi đã sử dụng
phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn thông qua phiếu hỏi.
Dưới đây là kết quả thu được khi sử dụng phương pháp quan sát sư phạm và phỏng
vấn.
Trong quá trình lên lớp với số lượng 80 học sinh lớp 8 trường THCS Quách
Xuân Kỳ, tôi đã tiến hành quan sát kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi, đây là một nội dung
mới đối với các em, nên không tránh khỏi sai lầm trong khi học và thực hiện kỷ
thuật.
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
Nguyên nhân dẫn tới những sai lầm mắc phải thường là do thêm các động
tác thừa không cần thiết kỷ thuật lệch lạc, phối hợp động tác không nhịp nhàng, nổ
lực cơ bắp không hết mức, sự tập trung khi thực hiện kỷ thuật động tác chưa
cao đây là nhưng nguyên nhân cơ bản dẩn đến việc thực hiện động tác không
đúng là giảm thành tích nhảy xa kiểu ngồi của các em. Xuất phát từ các nguyên
nhân trên đã dẫn tới những sai lầm mà các học sinh mắc phải như sau:
+ Tốc độ chạy đà giảm dần.
+ Độ dài bước chạy không ổn định.
+ Chạy đà bằng cả bàn chân.
+ Chạy ngã trọng tâm ra sau.
+ Giậm nhảy không đúng ván.
+ Giậm nhảy bị với.
+ Giậm nhảy không duỗi hết chân.
1.4. Xác định những sai lầm thường mắc bằng phương pháp quan sát sư pham:
Sau khi phân tích, xác định nguyên nhân và những sai lầm mà học sinh mắc
phải. Tôi tiến hành quan sát sư phạm trên 80 học sinh lớp 8 trường THCS Quách
Xuân Kỳ về những sai lầm thường mắc khi thực hiện giai đoạn chạy đà và giậm
nhảy của kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi tôi đã thu được kết quả quan sát sư phạm như
sau:
Bảng 1: kết quả của phương pháp quan sát sư phạm (n = 80)

TT Tên sai lầm 1 2 3 4 5 6 7
1 Số người mắc
sai lầm
64 36 20 22 46 42 60
2 Tỷ lệ% 80 45 25 27.5 70 52.2 85
Qua đó cho thấy khi quan sát 80 em thực hiện kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở
giai đoạn chạy đà và giậm nhảy với kết quả như ở bảng 1.
Như vậy bằng phương pháp quan sát sư phạm, tôi đã đưa ra được những kết
luận ban đầu về những sai lầm mà các học sinh mắc phải khi thực hiện kỷ thuật
nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy, đó là các sai lầm chiếm từ
70% số người mắc phải trở lên, đó là những sai lầm: 1 – 5 – 7. Điều đó chứng tỏ
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
đây là các sai lầm phổ biến hơn cả. Các sai lầm còn lại có tỷ lệ thấp hơn, đây là
những sai lầm không xảy ra thường xuyên và không phổ biến có thể bỏ qua.
1.5. Xác định những sai lầm thường mắc bằng phương pháp phỏng vấn.
Để xác định những sai lầm thường mắc của các học sinh được khách quan,
tôi tiến hành phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến giáo viên dạy thể dục ở trường
THCS Quách Xuân Kỳ về những sai lầm thường mắc khi thực hiện kỷ thuật nhảy
xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy đối với học sinh lứa tuổi 14 – 15.
Tôi tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến 3 thầy giáo với số phiếu phát ra là 3 phiếu và
thu vào là 3 phiếu. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2: kết quả của phương pháp phỏng vấn
TT Tên sai lầm Số phiếu (n = 3)
Đồng
ý
Tỷ lệ
%
Không
đồng ý
Tỷ lệ

%
1 Tốc độ chạy đà giảm dần 3 100 0 0
2 Độ dài bước chạy không ổn
định.
1 33.3 2 66.6
3 Chạy đà bằng cả bàn chân 1 33.3 2 66.6
4 Chạy ngã trọng tâm ra sau. 1 33.3 2 66.6
5 Giậm nhảy không đúng ván. 2 66.6 1 33.3
6 Giậm nhảy bị với. 1 33.3 2 66.6
7 Giậm nhảy không duỗi hết chân 3 100 0 0
Như vậy bằng phương pháp phỏng vấn được trình bày ở bảng 2 tôi thu được
kết quả là các sai lầm 1-5-7 vẫn được nhiều người đồng ý hơn cả, chiến tỷ lệ trên
60%.
1.6. So sánh kết quả của phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp
phỏng vấn:
Bảng 3: So sánh kết quả của phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp
phỏng vấn:
T
T
Tên sai lầm
Phương pháp nghiên cứu
1 2 3 4 5 6 7
1 Quan sát sư phạm (%) 80 45 25 27.5 70 52.5 85
2 Phương pháp phỏng vấn (%) 100 33.3 33.3 33.3 66.6 33.3 100
Qua kết quả so sánh ở bảng 3, tôi đi đến kết luận những sai lầm thường mắc
khi học kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là các sai lầm
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
1-5-7. đây là những sai lầm phổ biến nhất, thường mắc nhất khi thực hiện kỷ thuật
đối với các em học sinh lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ. Các sai lầm còn lại là
không phổ biến và không đáng kể.

Như vậy từ những kết quả quan sát sư phạm, kết quả phỏng vấn, kết quả so
sánh giữa hai phương pháp cho phép tôi xác định được những sai lầm thường mắc
phải trong quá trình chạy đà và giậm nhảy của các em học sinh trong quá trình học
tập kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi, đó là những sai lầm:
1. Tốc độ chạy đà giảm dần.
2. Giậm nhảy không đúng ván.
3. Giậm nhảy không duỗi hết chân.
Sau khi xác định được những sai lầm cơ bản từ những kết quả như trên, để
có cơ sở cho việc lựa chọn các bài tập nhằm khắc phục những sai lầm này tôi đi
vào tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới những sai lầm này.
* Sai lầm 1: Tốc độ chạy đà giảm dần.
Nguyên nhân: - Do nhịp điệu bước chạy không hợp lý
-Chạy tốc độ ban đầu quá cao.
* Sai lầm 5: Giậm nhảy không đúng ván.
Nguyên nhân: - Do khoảng cách chạy đà không hợp lý.
- Do đo cự ly đà không phù hợp
* Sai lầm 7: Giậm nhảy không duỗi hết chân.
Nguyên nhân: - Do bước trước lúc giậm nhảy quá dài
- Do góc độ giậm nhảy nhỏ quá.
Ngoài các nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khác như:
- Thời gian tập luyện quá ngắn.
- Các em thường chú ý đến thành tích mà chưa tập trung vào việc điều chỉnh
kỷ thuật.
- Qua trình phối hợp giữa chạy đà và giậm nhảy khá phức tạp khó thực hiện.
2. Giải quyết nhiệm vụ 2:
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
Đề xuất một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong quá
trình học kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy cho học sinh
lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ.
Sau khi tiến hành xác định những sai lầm cơ bản và tìm hiểu những nguyên

nhân gây nên những sai lầm đó. Tôi tiến hành lựa chọn và đề xuất một số bài tập
nhằm sữa chữa sai lầm trong khi thực hiện giai đoạn chạy đà và gậm nhảy của kỷ
thuật nhảy xa kiểu ngồi góp phần nâng cao thành tích nhảy xa cho các em học sinh
lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ. Sau khi tham khảo một số tài liệu chuyên
môn về giảng dạy kỷ thuật nhảy xa tôi đã lựa chọn được các bài tập như sau:
- Chạy đà tăng tốc 20-25m nhiều lần.
- Chạy đà đều sau tăng tốc độ ở những bước cuối.
- Chạy toàn đà băng qua hố cát.
- Thực hiện 1-3 bước đà giậm nhảy vào hố cát.
- Chạy đà theo đường dốc, thực hiện giậm nhảy vào ván.
- Chạy đà 7-9 bước giậm nhảy với tốc độ nhanh.
- 1 bước giậm nhảy liên tiếp với cự ly 20m.
- Chạy 5-7 bước đà giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao.
- Chạy 7-9 bước đà giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ trên không qua
mức xà thấp.
Để việc đề xuất các bài tập được khách quan, khoa học và chính xác, bằng
phương pháp phỏng vấn, tôi đã gửi phiếu hỏi tới 10 thầy cô giáo dạy thể dục ở
trường Quách Xuân Kỳ và các trường lân cận. Kết quả được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4: kết quả phỏng vấn các bài tập sữa chữa sai lầm thường mắc khi
học kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi, ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy. (n = 10)
T
T
Tên
sai
Tên bài tập sữa chữa sai lầm Kết quả n = 10
Đồng
ý
Tỷ lệ
%
Không

Đồng ý
Tỷ lệ
%
1 Sai
lầm 1
+ Chạy đà tăng tốc 20-25m nhiều
lần
10 80 2 0
+ Chạy đà đều sau tăng tốc độ ở
những bước cuối.
3 30 7 30
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
+ Chạy toàn đà băng qua hố cát. 8 80 2 20
2 Sai
lầm 2
+ Thực hiện 1-3 bước đà giậm nhảy
vào hố cát.
9 90 1 10
+ Chạy đà theo đường dốc, thực
hiện giậm nhảy vào ván.
8 80 2 20
+Chạy đà 7-9 bước giậm nhảy với
tốc độ nhanh.
3 30 7 70
3 Sai
lầm 3
+ 1 bước giậm nhảy liên tiếp với cự
ly 20m.
2 20 8 80
+Chạy 5-7 bước đà giậm nhảy chạm

đầu vào vật chuẩn treo trên cao.
8 80 2 20
+ Chạy 7-9 bước đà giậm nhảy thực
hiện động tác bước bộ trên không
qua mức xà thấp.
10 100 0 0
Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 4, tôi đã lựa chọn những bài tập có số phiếu
đồng ý trên 80%. Từ đó tôi đi đến kết luận đề xuất các bài tập khắc phục sửa chữa
sai lầm thường mắc khi học kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm
nhảy cho học sinh lớp 8 trương THCS Quách Xuân Kỳ, các bài tập như sau:
* Khắc phục sai lầm 1: Tốc độ chạy đà giảm dần.
Bài tập: + Chạy đà tăng tốc 20-25m nhiều lần.
+ Chạy toàn đà băng qua hố cát.
* Khắc phục sai lầm 2: Giậm nhảy không đúng ván.
Bài tập: + Thực hiện 1-3 bước đà giậm nhảy vào hố cát.
+ Chạy đà theo đường dốc, thực hiện giậm nhảy vào ván.
* Khắc phục sai lầm 3: Giậm nhảy không duỗi hết chân.
Bài tập: +Chạy 5-7 bước đà giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao.
+ Chạy 7-9 bước đà giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ trên không qua
mức xà thấp.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra những kết luận như sau:
- Xác định được đặc điểm về giảng giạy kĩ thuật động tác.
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
- Nêu ra được đặc điểm về kĩ thuật nhảy xa.
- Ở học sinh khi học kĩ thuật chạy đà và giậm nhảy trong nhảy xa kiểu ngồi thường
mắc một số sai lầm chủ yếu sau:
1. Tốc độ chạy đà giảm dần.
2. Giậm nhảy không đúng ván.

3. Giậm nhảy không duỗi hết chân.
Từ những sai lầm trên qua quá trình nghiên cứu, tôi đã lựa chọn và đề xuất
được một số bài tập có hiệu quả nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc khi
học kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy cho học sinh lớp
8 trường THCS Quách Xuân Kỳ như sau:
+ Chạy đà tăng tốc 20-25m nhiều lần.
+ Chạy toàn đà băng qua hố cát.
+ Thực hiện 1-3 bước đà giậm nhảy vào hố cát.
+ Chạy đà theo đường dốc, thực hiện giậm nhảy vào ván.
+Chạy 5-7 bước đà giậm nhảy chạm đầu vào vật chuẩn treo trên cao.
+ Chạy 7-9 bước đà giậm nhảy thực hiện động tác bước bộ trên không qua mức xà
thấp.
2. Kiến nghị
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài tôi đã đưa ra những kiến nghị sau:
- Nhà trường cần trang bị đầy đủ về số lượng, chất lượng cơ sở vật chất nhằm nâng
cao hiệu quả học tập cũng như giảng dạy của giáo viên.
- Ngoài những giờ học chính khóa, cần tổ chức những buổi ngoại khóa và thi đấu
trong nhà trường, giao lưu với các trường bạn để tạo điều kiện cho các em phát
triển thể lực, ổn định về kĩ thuật cũng như nâng cao trình độ kĩ thuật của học sinh,
từ đó hình thành và phát triển tốt về ý chí, ý thức tổ chức kĩ luật và đạo đức học
sinh.
- Giáo viên phải thường xuyên trao đổi kinh nghiệm tìm và đổi mới phương pháp
giảng dạy có hiệu quả tốt hơn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với vai trò
giáo dục thể chất trong nhà trường.
Hoµn l·o, ngµy 25 th¸ng 04 n¨m 2012
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
X¸c nhËn cña H§KH nhµ trêng Ngêi viÕt
TrÇn Thanh S¬n
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU PHỎNG VẤN
Kính gửi Thầy (Cô):
Đơn vị công tác:
Chức vụ chuyên môn:
Để góp phần nâng cao chất lượng môn học TDTT và đạt được hiệu quả cao
trong khi học kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy cho
học sinh lớp 8 trường THCS Quách Xuân Kỳ.
Mong quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiếncuar mình về các bài tập để sữa
chữa những sai lầm thường mắc khi học kĩ thuật. Xin đánh dấu (x) vào các ô mà
quý Thầy (Cô) đồng ý về những bài tập đó.
T
Tên sai lầm
Tên bài tập sữa chữa sai lầm
Kết quả thu được
Đồng
ý
Không
Đồng ý
1 Tốc độ chạy
đà giảm dần.
Chạy đà tăng tốc 20-25m nhiều lần
Chạy đà đều sau tăng tốc độ ở những bước
S áng ki ế n kinh nghi ệ m
cuối.
Chạy toàn đà băng qua hố cát.
2 Giậm nhảy
không đúng
ván
Thực hiện 1-3 bước đà giậm nhảy vào hố
cát.

Chạy đà theo đường dốc, thực hiện giậm
nhảy vào ván.
Chạy đà 7-9 bước giậm nhảy với tốc độ
nhanh.
3 Giậm nhảy
không duỗi
hết chân
1 bước giậm nhảy liên tiếp với cự ly 20m.
Chạy 5-7 bước đà giậm nhảy chạm đầu
vào vật chuẩn treo trên cao.
Chạy 7-9 bước đà giậm nhảy thực hiện
động tác bước bộ trên không qua mức xà
thấp.

×