BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ QUANG HUY
BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS
CHO CƯ SĨ, PHẬT TỬ TẠI CHÙA LÔI ĐỘNG,
THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ QUANG HUY
BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS
CHO CƯ SĨ, PHẬT TỬ TẠI CHÙA LÔI ĐỘNG,
THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. NGUYỄN HỮU LONG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với
tress cho cư sĩ, phật tử tại chùa Lôi Động, Thủy nguyên, Hải Phòng” dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Long là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác, kết quả nghiên cứu
nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một
nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Lê Quang Huy
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Long, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu đề
tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trong Khoa
Tâm lý – Giáo dục học, trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chí cùng công tác tại
đơn vị, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong
suốt quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng
do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong
các thầy, cô góp ý, chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên
môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Quang Huy
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI
STRESS CHO CÁC CƯ SĨ PHẬT TỬ ĐẾN CHÙA ...................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................... 8
1.1.1. Nghiên cứu về stress, ứng phó và kỹ năng ứng phó với stress ........... 8
1.1.2. Nghiên cứu về ứng phó, kĩ năng ứng phó và bồi dưỡng kỹ năng
ứng phó với stress cho cư sĩ, Phật tử .......................................................... 13
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ......................................................... 18
1.2.1. Bồi dưỡng ......................................................................................... 18
1.2.2. Kĩ năng .............................................................................................. 20
1.2.3. Ứng phó ............................................................................................ 21
1.2.4. Kĩ năng ứng phó ............................................................................... 23
1.2.5. Stress ................................................................................................. 24
1.2.7. Kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ, Phật tử .................................. 29
1.2.8. Bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với stress cho cư sĩ, Phật tử ............... 29
1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ,
Phật tử ............................................................................................................. 30
1.3.1. Đặc điểm tâm lý, xã hội của cư sĩ Phật tử ....................................... 30
1.3.2. Biểu hiện stress của cư sĩ, Phật tử ................................................... 36
1.3.3. Các nhóm kỹ năng ứng phó với stress của cư sĩ, Phật tử ................. 38
1.4. Một số vấn đề lý luận về Bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với stress của các
cư sĩ, Phật tử ................................................................................................... 41
iii
1.4.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng ............................................................. 41
1.4.2. Tổ chức quá trình bồi dưỡng ............................................................ 42
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với stress của
các cư sĩ, Phật tử ............................................................................................. 45
1.5.1. Các yếu tố chủ quan .......................................................................... 45
1.5.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................... 48
Kết luận chương 1 .......................................................................................... 49
Chương 2 THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI
STRESS CHO CÁC CƯ SĨ, PHẬT TỬ ĐẾN CHÙA LỞ Ở HẢI PHÒNG . 50
2.1. Vài nét khái quát về huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng ...................... 50
2.1.1. Vị trí địa lí, diện ích, dân số, nguồn lao động và các đơn vị hành
chính của huyện Thủy Nguyên ................................................................... 50
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thủy Nguyên ...................... 51
2.2. Tổ chức và phương pháp khảo sát thực trạng ......................................... 52
2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 52
2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................. 53
2.2.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................ 53
2.2.4. Phương pháp khảo sát ....................................................................... 54
2.2.5. Công cụ khảo sát ............................................................................... 54
2.2.6. Tiến hành khảo sát ............................................................................ 54
2.2.7. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................. 54
2.3. Thực trạng kĩ năng ứng phó với stress của các cư sĩ, Phật tử đến chùa
Lở ở Hải Phòng .............................................................................................. 54
2.3.1. Thực trạng stress của cư sĩ phật tử tại chùa Lở ................................ 54
2.3.2. Thực trạng kỹ năng ứng phó với tress của cư sĩ, phật tử tại chùa Lở,
Thủy Nguyên, Hải Phòng ........................................................................... 58
iv
2.3.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với tress cho cư sĩ, phật tử
tại chùa Lở, Thủy Nguyên, Hải Phòng ....................................................... 59
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng ........................................................... 70
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 74
Chương 3 BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI
STRESS CHO CƯ SĨ, PHẬT TỬ TẠI CHÙA LỞ ...................................... 75
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................... 75
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................... 75
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................... 75
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................... 75
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................... 76
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................... 76
3.2. Các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với tress cho cư sĩ, phật tử . 76
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho chính quyền, đoàn thể và các
CSPT về ý nghĩa, tầm quan trọng của bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với
stress ............................................................................................................ 76
3.3.2. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng KNƯP với stress cho
các CSPT ..................................................................................................... 78
3.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ của các tổ chức, đoàn thể, chính
quyền, tổ dân phố và các Chư Tăng, Ni về KNƯP với stress cho các
CSPT ........................................................................................................... 80
3.2.4. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng KNƯP với
stress cho các CSPT .................................................................................... 82
3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc bồi dưỡng
KNƯP với stress cho các CSPT ................................................................. 96
3.2.6. Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, đoàn thể và chính quyền
địa phương tham gia bồi dưỡng kỹ năng giải quyết các xung đột của các
cặp cư sĩ Phật tử .......................................................................................... 98
v
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp ............................................................... 99
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất . 101
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................... 101
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................. 101
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................. 101
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ...................................................................... 101
Tiểu kết chương 3 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 108
1. Kết luận .................................................................................................... 108
2. Khuyến nghị ............................................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 112
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cư sĩ và Phật tử
CS&PT
GHPGVN
:
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
KN
:
Kĩ năng
KNƯP
:
Kĩ năng ứng phó
SV
:
Sinh Viên
TW
:
Trung ương
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quá trình hình thành stress, tình huống stress của SRE ................. 9
Sơ đồ 1.2. Phản ứng stress theo Lazarus ........................................................ 10
Bảng 1.1. Tổng hợp các biểu hiện stress của cư sĩ, Phật tử ........................... 37
Bảng 2.1. Thực trạng biểu hiện stress của cư sĩ phật tử tại chùa Lở ............. 55
Bảng 2.2: Biểu hiện của kỹ năng ứng phó với tress của cư sĩ, phật tử tại
chùa Lở ........................................................................................................... 58
Bảng 2.3. Đánh giá về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng KN ứng phó với
tress của cư sĩ, phật tử tại chùa Lở, Thủy Nguyên, HP với người nông dân
huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang ................................................................... 59
Bảng 2.4. Đánh giá về mục tiêu của việc bồi dưỡng kĩ năng ứng phó tress
cho các cư sĩ, phật tử ...................................................................................... 60
Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng các kĩ năng
ứng phó tress của cư sĩ phật tử tại chùa Lở .................................................... 62
Bảng 2.6. Đánh giá về mức độ sử dụng các phương pháp và hình thức
trong quá trình bồi dưỡng các kĩ năng ứng phó với tress của cư sĩ, phật tử
tại chùa Lở ....................................................................................................... 63
Bảng 2.7. Đánh giá về hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng
kỹ năng ứng phó tress cho cư sĩ phật tử tại chùa Lở ...................................... 64
Bảng 2.8. Các đơn vị tham gia vào việc bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với tress
cho cư sĩ phật tử tại chùa Lở .......................................................................... 65
Bảng 2.11. Đánh giá về mức độ tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng ứng
phó stress của cư sĩ, phật tử ............................................................................ 66
Bảng 2.10. Đánh giá về hiệu quả của công tác bồi dưỡng các kĩ năng ứng
phó với stress cư sĩ, phật tử tại chùa Lở ......................................................... 67
Bảng 2.11. Những yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng các kĩ năng ứng phó với
stress cho cư sĩ, phật tử tại chùa Lở ............................................................... 68
viii
Biểu đồ 2.1: Đánh giá vấn đề nghiên cứu trước và sau khi bồi dưỡng kỹ
năng ứng phó với stress .................................................................................. 71
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................. 100
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp .......... 101
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp ý kiến về tính khả thi của các biện pháp ............. 103
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất .......................................................................................................... 105
Biểu đồ 3.2. So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........ 106
ix
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà nhân loại đang tiến vào nền văn
minh trí tuệ, thời đại thông tin bùng nồ, phát triển vượt bậc của công nghệ
khoa học về cà số lượng lẫn chất lượng, cả về tốc độ và phạm vi lĩnh vực. Đời
sống tâm lí của con người cũng ngày càng đa dạng và phong phú để thích ứng
với những điều kiện môi trường luôn biến đôi sôi động. Cùng với sự phát
triền mạnh mẽ của kinh tế, khoa học, sự bùng nổ về thông tin kéo yêu cầu về
công việc, nhu cầu trong cuộc sống của con người ngày càng trở nên đa dạng,
phong phú, phức tạp và nhiều chiều tác động. Hoạt động kinh tế được mở
rộng, đa dạng hơn thì vai trò, vị trí xã hội của con người không chỉ được mở
rộng về mặt số lượng, phạm vi mà còn biến đổi về chất lượng. Yêu cầu của xã
hội ngày một cao động nghĩa với việc không thể tránh khỏi những áp lực tác
động từ nhiều phía đến cuộc sốnglàm cho con người không kể già trẻ nam nữ
nhiều lúc cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và có khi còn chán nản với công việc,
đời sống của bản thân. Chính vì thế đã có không ít các cư sĩ, Phật tử đã lựa
chọn cách đến cửa chùa để cân bằng cuộc sống, giảm tải stress. Stress sẽ
không xảy ra hoặc stress sẽ được giải tỏa khi họ có được kĩ năng ứng phó
thích hợp.
Về lý luận, bồi dưỡng kỹ năng ứng phó stress cho các cư sĩ, Phật tử đến
chùa ở thôn Lôi Động, xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng
được xem là kĩ năng sống quan trọng cần có ở mỗi người và ở một khía cạnh
nào đó, khi một cá nhân có ( KHẢ = cả) năng đương đầu với stress thì stress
lại có thể là một nhân tố tích cực bởi chính stress sẽ buộc cá nhân đó phải tập
trung vào công việc của mình và ứng phó một cách thích hợp.Tuy nhiên,
stress còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu stress đó quá lớn
và không giải tỏa nổi. Cụ thể, stress có ảnh hưởng đến sức khỏe: khi bị stress,
1
con người thường có biểu hiện: nhức đầu, đau cổ, đau lưng, tức ngực, khó
thở, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác choáng váng, khẩu vị thay đổi, chán ăn, rất
mệt mỏi. Stress có thể ảnh hướng đến kết quả công việc:biểu hiện qua các
phản ứng rối loạn hoạt động tâm lí: giảm rõ tư duy phê phán, phân phối chú ý
không đầy đủ, giảm sút trí nhớ, quyết định thiếu chính xác, mất bình tình, cáu
gắt hoặc trơ lỳ. Cảm giác và trí giác kém nhạy bén, tiếp thu thông tin chậm,
nhìn nghe không rõ, cảm giác sai, thiếu phối hợp giữa các cảm giác. Rối loạn
cảm giác vận động, tư thế lúng túng, cứng ngắc, rối loạn sự hiệp đồng động
tác. Stress càng nặng, hiệu quả nhận diện và tư duy linh hoạt càng giảm. Khi
tập trung vào các phương diện đe dọa của tình huống và tập trung vào tính
cảm giác, ta sẽ giảm đi lượng chú ý sẵn có nhằm đối phó với các nhiệm vụ
khác trong tầm tay. Stress ảnh hưởng đến đời sống tâm lý cơ bản như nhận
thức, cảm xúc và hành vi: làm tổn thương trí nhớ, gây ra sự bất ổn về thần
kinh, không có khả năng tập trung, do dự, thiếu quyết đoán, thiếu chú ý, đầu
óc trống rỗng,... là những triệu chứng thường xuất hiện. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, khi bị căng thẳng lúc làm việc, các thông số tâm lí như trí nhớ, tư
duy và chú ý đều giảm một cách đáng kể. Ngoài ra khi bị stress, các cá nhân
thường có những ý nghĩ, suy nghĩ tiêu cực, cực đoan và không có khả năng
thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực này. Khi bị stress lâu ngày, một số biểu hiện
tâm lý sẽ gia tăng như sợ hãi, tình cảm bất ốn, khủng hoảng,... những phản
ứng sinh lí biểu hiện chứng lo âu như run sợ, đau nhức có mức độ rất trầm
trọng đến nỗi bị lẫn lộn với các chứng trạng của bệnh tim đang phát tác. Họ
thường đột nhiên lo buồn, cáu gắt, giận dữ,... (đủ các loại cảm xúc tiêu cực).
Theo nghiên cứu của Trever Butlin (2006), khi bị stress, các cá nhân có
khuynh hướng thích sử dụng nhiều thức uống có cồn, luôn muốn thu mình
vào một chỗ, ngại tiếp xúc với mọi người. Nhiều người tỏ ra thiếu kiên nhẫn,
thiếu kiềm chế, bối rối, sợ hãi, bực dọc, rất dễ có những hành vi gây gổ với
người khác. Họ làm việc thường mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả công
việc rất thấp. Thậm chí, những người bị stress quá nặng còn có thể dẫn đến
2
những hành vi thiếu kiềm chế, mang tính chất phá hoại, nguy hiểm cho bản
thân và xã hội. Do vậy, tìm cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện
bản thân là rất quan trọng. Đối với các cư sĩ, Phật tử nếu có KNƯP những
tình huống stress sẽ có vai trò to lớn đối với hiệu quả công việc của chính họ,
đồng thời góp phần từng bước giúp bản thân các cư sĩ, Phật tửcó được đời
sống sinh hoạt và tinh thần khỏe mạnh, lạc quan. Thực tế cho thấy, nghiên
cứu lí luận về KNƯP với stress nói chung và bồi dưỡng KNƯP với stress cho
các cư sĩ, Phật tử nói riêng là vấn đề chưa được giải quyết nên rất cần thiết tập
trung nghiên cứu.
Về thực tiễn, việc tìm hiểu stress đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu và cũng đã đạt được nhiều thành tựu về cả mặt lý luận
lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, nghiên cứu về stress của các cư sĩ, Phật tử cho đến
nay vẫn chưa được chú trọng nhiều. Vì vậy việc đúc rút kinh nghiệm về bồi
dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho các cư sĩ, Phật tử đến các chùa nói
chung cũng như đến chùa Lở ở Hải Phòng nói riêng là cần thiết nhằm vận
dụng kết quả nghiên cứu cùng những cách thức của đạo Phật để bồi dưỡng cư
sĩ, Phật tử có thể thay đổi được nhận thức cũng như có cái nhìn đúng đắn, làm
chủ được bản thân và ứng phó được với những stress trong cuộc sống.
Đã có không ít đề tài, các bài báo nghiên cứu về stress và cách ứng phó
với stress ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về KNƯP với
stressVÀ BỒI DƯỠNG KNƯP VỚI STRESS cho các cư sĩ, Phật tử nói
chung và các cư sĩ, Phật tử đến chùa ở thôn Lôi Động, xã Hoàng Động, huyện
Thủy Nguyên, TP Hải Phòng còn chưa có. Do đó, việc đúc rút những kinh
nghiệm về KNƯP với stress cho các cư sĩ, Phật tử đến chùa ở thôn Lôi Động,
xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng đang trở thành một yêu
cầu cấp bách.
3
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Bồi
dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho các cư sĩ, Phật tử đến chùa Lở ở Hải
Phòng” để tiến hành nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận vả thực trạng về kĩ năng ứng phó với
stress và bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho các cư sĩ, Phật tử đến
chùa, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kĩ năng ứng phó với
stress cho các cư sĩ, Phật tử đến chùa Lở ở Hải Phòng, giúp họ cân bằng tinh
thần và cải thiện chất lượng cuộc sống, sống tốt đời, đẹp đạo
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho cư sĩ, Phật tử đến
chùa.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho các cư sĩ, Phật tử
đến chùa Lở ở Hải Phòng.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Cư sĩ, Phật tử đến chùa ở Hải Phòngcó nhiều stressở những mức độ
khac nhau. Họ cũng đã có những kỹ năng ứng phó với stress tuy nhiên chỉ đạt
mức trung bình và yếu. Địa phương và Nhà chùa chưa tổ chức bồi dưỡng một
cách bài bản, khoa học kĩ năng ứng phó với stress cho các cư sĩ, Phật tử đến
chùa Lở ở Hải Phòng, nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của
cư sĩ, Phật tử ở địa phương. Nếu đề xuất được những biện pháp tác động đến
các thành tố của quá trình bồi dưỡng và phù hợp với đặc điểm của địa
phương, thì sẽ góp phần nâng cao kĩ năng ứng phó với stress cho các cư sĩ,
Phật tử đến chùa Lở ở Hải Phòng, góp phần giảm thiểu stress cho họ và làm
cho cuộc sống của họ được bình an, an lành hơn.
4
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress
cho các cư sĩ, Phật tử đến chùa
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng bồi dưỡng kĩ năng ứng
phó với stress chocư sĩ, Phật tử đến chùa Lở ở Hải Phòng.
5.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm một số biện phápbồi dưỡng kĩ
năng ứng phó với stress cho các cư sĩ, Phật tử đến chùa Lở ở Hải Phòng
6. GIỚI HẠNPHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Về nội dung nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với
stress cho các cư sĩ Phật tử đến chùa Lở ở Hải Phòng.
- Luận văn chỉ dừng ở việc thử nghiệm biện pháp...
- Mô tả 1 trường hợp điển hình về cư sĩ Phật tử đến chùa
6.2. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu 100 khách thể là các cư sĩ, Phật tử đến chùa
Lở ở Hải Phòng.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Luận văn phân tích và tổng hợp các tài liệu, các văn kiện, văn bản chỉ
đạo, các công trình khoa học, các bài báo đã được công bố để xây dựng lý
luận về stress, kĩ năng ứng phó với stress và bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với
stress cho cư sĩ, Phật tử đến chùa.
7.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
5
Luận văn sử dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức để
sắp xếp phân loại các nghiên cứu về về stress, kĩ năng ứng phó với stress và
bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho cư sĩ, Phật tử đến chùa.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Đề tài xây dựng phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin, số liệu về:
- Thực trạng stress của cư sĩ Phật tử đến chùa
- Thực trạng kĩ năng ứng phó với stress của cư sĩ, Phật tử đến chùa
- Thực trạng bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho cư sĩ, Phật tử
đến chùa.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài thực hiện phỏng vấn nhằm thu thập thông tin vềnhận thức, khả
năng giải quyết stress của các cư sĩ, Phật tử đến chùa Lở ở Hải Phòng và nhu
cầu, mong muốn được bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho cư sĩ, Phật tử
đến chùa. Đồng thời bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập
được thông qua điều tra bằng phiếu hỏi.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát các hình thức biểu hiện stress, kỹ năng ứng phó với stress và
bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho cư sĩ, Phật tử đến chùa, bổ sung
thêm thông tin định tính cho nghiên cứu định lượng
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Trực tiếp (với một số chuyên gia) hoặc gián tiếp (bằng phiếu hỏi) trao
đổi những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu với các chuyên gia. Xin ý
kiến chuyên gia về các biện pháp bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho cư
sĩ, Phật tử đến chùa.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
6
Thu thập thông tin để đánh giá thực trạng và hiệu quả của kĩ năng ứng
phó stress của các cư sĩ và bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho cư sĩ,
Phật tử đến chùa Lở ở Hải Phòng. Từ đó, xây dựng các biện pháp thích hợp
để bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho các cư sĩ, Phật tử đến chùa Lở ở
Hải Phòng.
7.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Đề tài nghiên cứu một số trường hợp để minh chứng thêm cho thực
trạng và bổ sung thêm căn cứ khoa học đề xuất các biện pháp.
7.2.7. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Đề tài xem xét lại những kết quả thực tiễn của công tác bồi dưỡng kĩ năng
ứng phó với stress của các cư sĩ, Phật tử, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm,
những kết luận khoa học bổ ích, những ưu điểm cần học hỏi và phát triển.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học cơ bản, chương
trình SPSS để xử lý các tài liệu nghiên cứu nhằm rút ra những nhận xét, kết
luận có giá trị khách quan.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho
các cư sĩ, Phật tửđến chùa
Chương 2. Thực trạng bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho các cư
sĩ, Phật tử đến chùa Lở ở thôn Lôi Động, xã Hoàng Động, huyện Thủy
Nguyên, TP Hải Phòng
Chương 3. Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng ứng phó với stress cho các cư
sĩ, Phật tử đến chùa Lở ở thôn Lôi Động, xã Hoàng Động, huyện Thủy
Nguyên, TP Hải Phòng
7
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG ỨNG PHÓ
VỚI STRESS CHO CÁC CƯ SĨ PHẬT TỬ ĐẾN CHÙA
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về stress, ứng phó và kỹ năng ứng phó với stress
1.1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Stress , một căn bệnh luôn rình rập con người. Stress không phải là một
căn bệnh mới mẻ, nó thật sự có mặt từ thuở sơ khai của loài người. Trước sức
mạnh kì bí của thiên nhiên, của thần linh và sự chuyên chế vua chúa thời đại,
con người phải luôn đối đầu, vật vả để tồn tại nên có những lúc ở trong tình
trạng lo sợ, căng thẳng, dù rằng nó không được gọi tên stress như bây giờ.
Trong lịch sử nghiên cứu về stress có rất nhiều công trình nghiên cứu
khác nhau trên quan điểm sinh lý, y học và tâm lý học. Tuy nhiên, trong phạm
vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôichỉ xin điểm qua một vài công trình
tiêu biểu:
Năm 1967 Thomas Holmes và Richard Rahe đã thiết kế thang đo về
mức độ stress với các sự kiện cuộc sống thường nhật gọi là thang sự kiện
cuộc sống (SRE: schedule of recent events- gồm 43 sự kiện cuộc sống) liệt kê
những tình huống nào trong cuộc sống có khả năng gây stress nhiều nhất [48,
tr 243]. Mặt khác, công trình này còn đưa ra kết luận càng tích lũy nhiều
khủng hoảng thì con người dễ bị đau ốm trong khoảng thời gian nào đó [48, tr
247].
Cũng đã có nhiều nước trên thế giới quan tâm đến khả năng ứng phó
với những hoàn cảnh khó khăn, stress. Những nghiên cửu chủ yếu đi vào các
vấn đề liên quan như: cách ứng phó, hành vi ứng phó. Qua nghiên cứu tài
liệu, chúng tôi thấy: có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào cách đo
hành vi ứng phó; Ảnh hưởng của ứng phó đến thể chất và tinh thần; Cách ứng
8
phó liên quan đến những trải nghiệm của cá nhân; Ảnh hưởng của các thành
phần tâm lí cơ bản đến hành vi và cách ứng phó; Mối quan hệ giữa cách ứng
phó với sự chuyển đổi xã hội. Điển hình như:
Folkman và Lazarus (1980) đã xây dựng trắc nghiệm “Cách ứng phó”.
Trắc nghiệm đo hai kiểu ứng phó cơ bản nhất là:
+ Kiểu ứng phó tập trung cảm xúc: là kiểu ứng phó chú ý nhiều đến
cảm xúc cá nhân, kiểu ứng phó này có mục đích làm giảm sự căng thẳng
trong các tình huống mà con người gặp phải;
+ Kiểu ứng phó tập trung giải quyết vấn đề: là kiểu ứng phó hướng vào
việc giải quyết vấn đề hay định hướng để thay đổi hoàn cảnh.
Cấp
Không lường trước
xảy ra 1 lần mảnh liệt
Không mong đợi
lặp lại trung bình
Kéo dài
Chủ thể
(Đáp ứng)
Thích nghi
Thích nghi
Không thích nghi
Không thích nghi
Stress cấp
Stress kéo dài
Sơ đồ 1.1. Quá trình hình thành stress, tình huống stress của SRE
Tuy vậy, trên thực tế cách ứng phó của con người không đơn giản chỉ
là hai cách như Folkman và Lazarus đã nêu, nó mang tính đa dạng. Nên, một
trắc nghiệm khác được ra đời. Đó là trắc nghiệm “ứng phó” của Carver,
9
Sheiner, vàWeintraub (1989). Các tác giả đưa ra 5 thang đo về cách ứng phó
tập trung vào vấn đề, 5 thang đo về cách ứng phó tập trung vào cảm xúc, 3
thang đo về cách ứng phó không tích cực.
Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa cách ứng phó với sự chuyển
đổi xã hội:McCubbin (1980) nghiên cứu ảnh hưởng có hại của cách ứng phó
sai lầm với stress trong gia đình và chỉ ra rằng cách ứng phó sai lầm có thể
dẫn đến việcphá huỷ hệ thống gia đình. Fosson lại chỉ ra những kiểu chuyển
đỗi trong gia đình có thể dẫn đến stress và cách mà các thành viên ứng phó
với những sự chuyển đổi này.
Năm 1984, R.Lazarus và Folkaman cùng nhiều nhà nghiên cứu khác
cũng nhấn mạnh đến đánh giá chủ quan mà chủ thể cảm nhận căng thẳng và
những phương tiện để đương đầu với stress[63, tr. 164-165].
Tình huống gây stress
Chủ thể
Đánh giá tình huống
Tình huống đe dọa
Tình huống không đe dọa
Không thể đối phó
Có thể đối phó
Phản ứng stress bệnh lý
Phản ứng stress thích nghi
Sơ đồ 1.2. Phản ứng stress theo Lazarus
10
Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu khác như: “ứng phó với bệnh ung
thư” của B. Siegel, Carl và Simonton (1980); “ứng phó với tình trạng mình là
nạn nhân của tội phạm” của Scheiner (1981), Berg và Jonhson (1979), Brooks
(1981); “ứng phó với stress ở nơi làm việc” của Revicki và May (1985),
Macke và Cooper (1987), Adler và Matthews (1994); “ứng phó với tiếng ồn,
với những ảnh hưởng của môi trường” của Cullen, Chemiack, Rosenstock
(1990); “Cách ứng phó của phụ nữ với việc nạo thai” của N. Sumer, C.
Cozzarelli, B. Major (1998); “Cách ứng phó vói những khủng hoảng tinh
thần, những tổn thương tâm lí” của E.A. Holman, R.C. Silver (1998),... Các
nghiên cứu này đã cho độc giả thấy được một khuôn mẫu hành vi ứng phó
hiệu quả với hoàn cảnh nhất định.
1.1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Phạm Ngọc Rao, Nguyễn Hữu Nghiêm tác giả cuốn sách “ Stress trong
thời đại văn minh” đã nêu rõ những cảm xúc tâm lý quá mức và khẳng định
stress hiện nay đang là một hiện tượng phổ biến của xã hội, bất kì ai cũng có
thể bị stress trong xã hội văn mình này. Vì vậy, các tác giả đã cảnh báo cho
mọi người hãy biết điều chỉnh lối sống, lối suy nghĩ của mình để phòng ngừa
và chống chọi với stress[40].
Năm 1997, Viện sức khỏe tâm thần thuộc Bệnh viện Bạch Mai, đã tổ
chức Hội nghị khoa học về “Những rối loạn có liên quan đến stress ở trẻ em
và thanh thiếu niên” với sự tham gia của nhiều nhà tâm lý như: Ngô Công
Hoàn, Mạc Văn Trang. Những công trình của hai Bác sĩ Đặng Phương Kiệt và
Nguyễn Khắc Viện trong quá trình khám , chữa bệnh cho trẻ em đã quan sát
và ghi nhận một số trường hợp ảnh hưởng của stress đến rối nhiễu [30], cùng
với những cách thức đo được Nguyên Công Khanh ứng dụng đã nêu lên
những rối nhiễu tâm lý liên quan đến stress. Từ đó đã đưa ra những cách chữa
trị vấn đề stress khác nhau[31].
11
Nguyễn Thị Kim Quý (1997), Nghiên cứu “Stress đối với trẻ em 6 tuổi
vào lớp 1” (dẫn theo Nguyễn Thị Kim Qúy, 1997) [ 41].
Nguyễn Văn Siêm (1997), nghiên cứu về “Stress trogn các trường hợp
đáu dầm của trẻ em” kết quả : 90% trường hợp trẻ em đái dầm ldo bị stress
tâm lý dẫn đến các hậu quả như rối loạn cảm xúc, thiếu tự tinm ít nói, tránh
giao tiếp với mọi người…[45].
Nguyễn Thị Hà và đồng nghiệp (2006) nghiên cứu “ Điếu tra stress
nghề nghiệp của nhân viên y tế” [15].
Nhìn chung, nghiên cứu stress dưới góc độ tâm lý hiên nay đang có
chiều hướng gia tăng từ số lượng đến chất lượng, từ lý thuyết đến thực hành
đã và đang giúp rất nhiều cho cho nhân dân trong bối cảnh hiện đại hóa và
công nghiệp hóa của đất nước.
Cùng với nghiên cứu về stress những nghiên cứu về ứng phó với
stressvẫn còn là khuynh hướng nghiên cứu tương đối mới mẻ.
Từ sau năm 2000, stress mới bắt đầu lôi cuốn đông đảo các nhà nghiên
cứu ở Việt nam như: “Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tinh thần cho
học sinh ở thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Văn Thọ và cộng sự
(1998 - 2000).Phan Thị Mai Hương (2007) đã tìm hiểu về cách ứng phó của
trẻ vị thành niên với nghịch cảnh của cuộc sống tại các trường THCS, THPT
và trường Giáo Dưỡng. [23].
Năm 2006, Viện tâm lý học thuộc viện Khoa học xã hội Việt Nam đã
tiến hành nghiên cứu về cách ứng phó của trẻ VTN với hoàn cành khó khăn
tại một số trường THCS, THPT, hoc sinh thuộc các Trung tâm giáo dục
thường xuyên ở Hà Nội và một số trẻ ở Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.
Nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả về những đặc điểm ứng phó của trẻ
VTN Việt Nam với những hoàn cảnh khó khăn trong đó có stress [23].
Trần Thị Tú Anh (2010) với đề tài “ Cách ứng phó với khó khăn tâm lý
của SV thiệt thòi thuộc ĐHH”. [1]
12
Trung tâm Thông tin và chương trình giáo dục Lê Thánh Tông, sở giáo
dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh với sự tài trợ của UNESCO và UNICEF đã
biên soạn và triển khai chương trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em. Stress
đã được đề cập đến nhưng không sâu.
Phí Thị Hiếu, Phạm Thị Quý (2015), “Các biện pháp ứng phó với stress
trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm. Lê Thị Thanh Thủy
(2009), stress trong học tập và cách ứng phó ở học sinh cuối cấp Trung học
phổ thông [50]. Nguyễn Hữu Thụ, Nguyễn Bá Đạt (3- 2009), “Các kiểu ứng
phó với stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội’’.
[51].Nguyễn Phước Cát Tường, Đinh Thị Hồng Vân (2012) mối quan hệ các
cách ứng phó với stress và tinh thần lạc quan. [49].Lưu Song Hạ đã tập trung
tìm hiểu những biến đổi về tâm sinh lý, môi trường học tập từ tiểu học lên
trung học cơ sở đã tạo ra những khó khăn tâm lý đặc trưng nào và liệt kê
những kiểu ứng phó của trẻ vị thành niên khi gặp khó khăn trong học tập.
[14].
Các nghiên cứu này đã nêu lên được sức mạnh phát huy bản thân để
ứng phó với khó khăn. Đây thực sự là khuynh hướng nghiên cứu về ứng phó
có tính thực tiễn và hiệu quả cao.
Nhìn chung, ngày nay stress và ứng phó với stress được nghiên cứu ở
nhiều phương diện khác nhau nhưng không ngoài mục đích là giúp con người
thoát khỏi nỗi ám ảnh của căn bệnh thời đại ngày nay. Đây là vấn đề thiết
thực mà nhiều nhà khoa học trong cũng như ngoài nước đã, đang và sẽ tiếp
tục tìm hiểu, nghiên cứu để phục vụ xã hội.
1.1.2. Nghiên cứu về ứng phó, kĩ năng ứng phó và bồi dưỡng kỹ
năng ứng phó với stress cho cư sĩ, Phật tử
Nghiên cứu về ứng phó với stress có thể nói là khá phong phú trên
nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về ứng phó và kĩ năng
ứng phó cugnx như bồi dưỡng kỹ năng ứng phó với stress trên đối tượng cư sĩ
13
Phật tử là rất hiếm. Hiện tại chúng tôi chỉ mới tìm thấy một số công trình
nghiên cứu về ứng phó tôn giáo về stress trên đối tượng là chung chung, chứ
không mang đặc thù là tín đồ tôn giáo. Có thể kể đến một số công trình sau.
1.1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Slavin (1991) phát hiện: chuyển đổi xã hội liên quan đến những vấn đề
vĩ mô như quan hệ dân tộc, tục lệ, lễ nghi, sự phân hoá kinh tế - xã hội và nó
có liên quan đến thói quen, văn hoá của mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Cuộc
sống xã hội đòi hỏi mỗi cá nhân phải thích nghi với chuyển đối xã hội. Vì thế,
hành vi ứng phó của mỗi con người đều chịu ảnh hưởng của văn hoá. Sự lựa
chọn cách ứng xử của con người trước hoàn cảnh mới đã làm nên văn hoá
hành vi, nhiều khi nó liên quan đến chuẩn mực văn hoá, lễ nghi, tập tục ở cấp
độ xã hội. Vì vậy, những chương trình tự giáo dục, phân loại giá trị và chế
ngự stress là những phương pháp được đề nghị để ứng phó với những chuyển
đổi xã hội.
Vai trò của tôn giáo, niềm tin và ảnh hưởng của nó đến hành vi ứng phó
và cảm giác bình an của con người được Mahoney nghiên cứu và công bố.
Tác giả đã có bước tổng hợp các nghiên cứu trước về KNƯP với hoàn cảnh
của cá nhân được khích lệ bởi gia đình, bạn bè và cha cố trong nhà thờ trước
khi hình thành nghiên cứu của mình về vai trò của tôn giáo đối vói cách cọn
người ứng xử với hoàn cảnh khó khăn. Theo tác giả, chính những lời răn dạy
của chúa, những lời khuyên của cha cố về sự bình yên trong tâm hồn đã
hướng con người đến cách ứng xử nhất định với hoàn cảnh.
Kumarmahi (2007) vói tác phẩm “Kĩ năng ứng phó với stress” của
mình, tác giả đã nêu bật các vấn đề liên quan đến kĩ năng ứng phó như: 3
bước của quá trình ứng phó là nhận diện tác nhân (biết được gì), qui trách
nhiệm (làm như thế nào) và hành động (làm gì); đỉnh 3 phương pháp ứng phó
(những phương pháp ứng phó phù hợp nhất với hoàn cảnh và đem lại hiệu
quả cao khi ứng phó với stress) là ứng phó tích cực, làm việc có ý nghĩa và
14