Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Thực trạng người bị sẹo di chứng bỏng và kết quả mô hình huy động nguồn lực cộng đồng tham gia tổ chức phẫu thuật, phục hồi chức năng tại 3 tỉnh miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 163 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương bỏng xuất hiện từ khi loài người tiếp xúc và dùng lửa
(khoảng 500.000 năm trước công nguyên). Ban đầu là bỏng do nhiệt khô khi
tiếp xúc lửa, đến khi con người biết làm đồ gốm và đun nấu, bỏng do nhiệt ướt
xuất hiện. Đây là hai loại bỏng chủ yếu gặp từ thời tiền sử cho đến tận thời đại
văn minh hiện nay. Chấn thương bỏng thường gặp trong lao động, sản xuất
cũng như trong sinh hoạt hàng ngày và là một trong những vấn đề y tế công
cộng trên toàn cầu phải quan tâm do gánh nặng bệnh tật, thương tích sau bỏng
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Kết quả dự án gánh nặng
bệnh tật toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới đã cho thấy bỏng là nhân tố góp
phần quan trọng vào tổng số thương vong do bệnh tật ở trẻ em tại các quốc gia
có thu nhập thấp và trung bình ở các khu vực châu Phi, Đông Nam Á và phía
Đông vùng biển Địa Trung Hải [114],[115].
Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong công tác phòng ngừa, điều trị và
phục hồi chức năng cho bệnh nhân bỏng, nhưng trong những thập kỷ gần đây
khi khoa học công nghiệp càng phát triển, xã hội loài người càng văn minh thì
các thương tổn về bỏng lại càng phức tạp. Nếu như bỏng lửa đóng góp vào đa
số các ca tử vong liên quan đến bỏng ở trẻ em thì bỏng nước nóng, bỏng tiếp
xúc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thương tật. Bỏng đã tạo ra
một gánh nặng kinh tế đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [118], [119].
Việt Nam là một trong những nước nằm ở vùng khu vực có tỷ lệ bị
bỏng cao [118]. Tình hình tai nạn do bỏng cũng ngày càng phức tạp. Tổn
thương bỏng để lại di chứng nặng nề về sức khoẻ, chức năng, thẩm mỹ và tinh
thần với tỉ lệ lên đến 30 - 35% có nhu cầu cấp thiết được điều trị để phục hồi
hình thể, chức năng, thẩm mỹ và tinh thần. Với hơn 80% nạn nhân bỏng sống
ở các gia đình có thu nhập thấp, 70% nạn nhân bỏng tập trung ở những khu


2



vực nông thôn và miền núi, hiện đang còn rất nhiều bệnh nhân mang sẹo di
chứng bỏng có nhu cầu cần được can thiệp phẫu thuật, phục hồi chức năng và
thẩm mỹ trong cộng đồng. Việc đánh giá tình hình người bị sẹo di chứng
bỏng, khảo sát các yếu tố liên quan đến các loại tổn thương này đã được một
số nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập ở tầm chuyên ngành quốc gia. Tuy
nhiên, những nghiên cứu về bỏng ở khu vực miền núi còn rất ít và chưa đề
cập đến một cách đầy đủ và có hệ thống. Với mong muốn trả lời câu hỏi
“Việc huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ tại chỗ để điều trị phẫu thuật và
phục hồi chức năng cho đối tượng bị sẹo di chứng bỏng ở miền núi có hiệu
quả hay không?”, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng người bị sẹo di
chứng bỏng và kết quả mô hình huy động nguồn lực cộng đồng tham
gia tổ chức phẫu thuật, phục hồi chức năng tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc”,
với 3 mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học người bị sẹo di chứng bỏng tại 3 tỉnh
miền núi phía bắc Việt Nam năm 2013 - 2014.
2. Khảo sát nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ phẫu thuật và phục hồi
chức năng của người bị sẹo di chứng bỏng tại 3 tỉnh nói trên.
3. Đánh giá kết quả mô hình huy động nguồn lực cộng đồng tham gia tổ
chức phẫu thuật, phục hồi chức năng cho người bị sẹo di chứng bỏng
tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm liên quan đến bỏng
1.1.1.1. Khái niệm bỏng

Bỏng là tổn thương ở da hoặc các mô do nhiệt, bức xạ nhiệt, phóng xạ,
điện hoặc hóa chất gây ra. Hầu hết các tổn thương bỏng thường chỉ ở da,
nhưng cũng có trường hợp bỏng sâu tới các lớp dưới da như gân, cơ, xương
và các tạng. Nếu bị bỏng rộng, diện tích độ sâu lớn sẽ gây ra rối loạn các cơ
quan trong cơ thể, tạo nên bệnh bỏng. Năm 1938, Wilson W.C là người đầu
tiên đặt danh từ bệnh bỏng với định nghĩa “Bệnh bỏng là những phản ứng
bệnh lý chung xuất hiện có tính chất quy luật với chấn thương bỏng” [41].
1.1.1.2. Hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng
Bỏng có thể gặp trong sinh hoạt, học tập, trong lao động sản xuất, khi
vui chơi giải trí và đặc biệt là sản xuất công nghiệp.... Bỏng là một tổn thương
luôn đi cùng với các thương vong trong chiến tranh và thảm họa cháy nổ. Tác
nhân gây bỏng gồm 4 loại chính là sức nhiệt, luồng điện, hóa chất và bức xạ
các loại [54].
Bỏng do sức nhiệt được phân chia thành 2 nhóm là bỏng do nhiệt khô
và nhiệt ướt. Bỏng do nhiệt khô hay gặp nhất là do lửa, tiếp đến là do các vật
rắn nóng. Bỏng do nhiệt khô thường ở nhiệt độ rất cao, có thể tới hàng nghìn
độ và hay liên quan đến các vụ cháy nổ nên có thể kèm theo bỏng đường hô
hấp. Bỏng do nhiệt ướt thường nhiệt độ gây bỏng không cao, khoảng 502000C. Tác nhân có thể gặp là nước sôi, chất lỏng nóng như dầu, mỡ. Bỏng
điện là do khi dòng điện đi qua cơ thể, cơ thể thành dây dẫn, điện năng sẽ
chuyển thành nhiệt năng làm đông vón Protein, hoại tử mô tế bào nên tổn
thương bỏng điện thường rất phức tạp [60]. Bỏng do hoá chất bao gồm các


4

chất oxy hóa, chất khử, chất ăn mòn, các chất gây độc cho nguyên sinh chất,
các chất làm khô, làm rộp da, các hóa chất acid, kiềm mạnh. Cơ chế gây bỏng
hóa chất là do kết quả của sự tiếp xúc da, niêm mạc với hóa chất gây phản
ứng hóa học sinh nhiệt, làm tổn thương các thành phần của tế bào và ngoại
bào. Hơn nữa, hóa chất ngấm sâu xuống tổ chức, hấp thu vào máu gây nhiễm

độc cho cơ thể [60]. Bỏng do bức xạ bao gồm nhiều loại như tia hồng ngoại,
tia lửa điện, tia laser, tia xạ của bom, tia xạ điều trị... [60].
1.1.1.3. Độ sâu bỏng
Trên thế giới, tại Việt Nam tùy cách chia khác nhau nhưng chủ yếu tập
trung chia độ sâu tổn thương bỏng ở 2 mức nông và sâu. Thế giới phân chia độ
sâu của bỏng theo 3 mức I, II, III, tại Việt Nam phân chia theo 5 mức từ I đến
V theo Viện bỏng Quốc Gia. Bỏng nông là tổn thương bỏng ở mức độ I, II
(theo phân loại thế giới) và độ I, II, III (theo phân loại của Viện bỏng Quốc Gia
Việt Nam). Bỏng nông là các tổn thương bỏng đến lớp trung bì da, tiến triển tự
liền, không phải ghép da, Độ I, II không để lại sẹo, độ III có sẹo nông ít gây
biến dạng. Bỏng sâu (độ III theo phân độ thế giới và độ IV, V theo phân độ của
Viện bỏng Quốc Gia) gây tổn thương toàn bộ lớp da, tiến triển không tự liền,
phải ghép da và để lại sẹo di chứng bỏng gây các biến dạng chi thể [54].
1.1.2. Sẹo di chứng bỏng
1.1.2.1. Quá trình liền vết bỏng và hình thành sẹo di chứng bỏng
Tùy thuộc vào độ sâu của bỏng, sức đề kháng của cơ thể, vết bỏng tiến
triển từ giai đoạn cấp tính, tái tạo đến hình thành sẹo. Quá trình hình thành
sẹo bắt đầu từ khi liền vết bỏng, kéo dài đến 12-24 tháng hoặc hơn. Bỏng biểu
bì chỉ gây rối loạn sắc tố da; Bỏng trung bì khi liền vết bỏng phải trải qua quá
trình biểu mô nên có sẹo nhưng mềm mại; Bỏng toàn bộ da hoặc sâu hơn, để
lại sẹo với các hình thái khác nhau [54],[55].
1.1.2.2. Phân loại sẹo di chứng bỏng
Có 6 nhóm di chứng bỏng chủ yếu là sẹo đơn thuần (sẹo xơ, quá phát


5

và sẹo lồi); sẹo co kéo tại các vùng khớp vận động; sẹo dính hình thành do
sự phát triển của tổ chức hạt gây dính các bộ phận chi thể kế cận trong quá
trình liền sẹo; các di chứng của cơ quan: mất nhãn cầu, biến dạng mi,

khuyết mũi, mất đoạn chi; các rối loạn dinh dưỡng tại chỗ: thay đổi sắc tố
da vùng sẹo, loét loạn dưỡng; ung thư hóa trên nền sẹo bỏng: thường gặp ở
vùng loét lâu liền hay những vùng sẹo lâu năm (>5 năm) co kéo ở cơ quan
vận động [54], [55]. Những di chứng này đều ít nhiều ảnh hưởng biến dạng
hình thể, thẩm mỹ, gây hạn chế chức năng vận động của chi thể, rối loạn
cảm giác đau, ngứa.
1.1.2.3. Ảnh hưởng xấu do sẹo di chứng bỏng
Sẹo di chứng bỏng gây ra các ảnh hưởng xấu liên quan đến hạn chế vận
động, gây ảnh hưởng thẩm mỹ và có thể có rối loạn cảm giác, thường kết hợp
với nhau ở một hay nhiều vị trí. Tùy theo độ sâu tổn thương bỏng và hiệu quả
các biện pháp điều trị, tổn thương bỏng liền sẹo để lại những di chứng về
chức năng, hình thể, cảm giác và tâm lý ảnh hưởng xấu đến khả năng hòa
nhập cộng đồng của bệnh nhân. Có thể chia ra 3 loại ảnh hưởng chính của sẹo
bỏng gây ra cho bệnh nhân [55]:
* Ảnh hưởng về vận động: Sẹo di chứng bỏng co kéo gây biến dạng,
đặc biệt trên các phần khớp làm hạn chế vận động, cản trở các động tác di
chuyển, khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động sản xuất.
* Ảnh hưởng về thẩm mỹ: Sẹo do bỏng ở mặt và các vùng da hở khác
(cổ, cẳng bàn tay...) gây biến dạng hình thể làm cho bệnh nhân khó khăn và
ngại tiếp xúc với xã hội.
* Rối loạn cảm giác: Ngoài các tác động của sẹo biến dạng, sẹo bỏng
còn gây đau buốt khi trời lạnh, gây ngứa, nhất là vào thời tiết nắng nóng (đặc
biệt ở các sẹo lồi, phì đại, sẹo trợt loét). Những tác động tiêu cực này cản trở
bệnh nhân từ trong sinh hoạt thường ngày đến việc hòa nhập xã hội trong các


6

hoạt động sống.
* Kết hợp các ảnh hưởng vận động, thẩm mỹ, cảm giác: Người mang

sẹo sau bỏng thường phải chịu cả ba ảnh hưởng xấu gây hạn chế khả năng,
chức năng sống và hạn chế cơ hội của họ tham gia vào cuộc sống xã hội.
1.1.3. Điều trị sẹo di chứng bỏng
1.1.3.1. Các phương pháp điều trị sẹo di chứng bỏng
Nội khoa: Điều trị dự phòng ngay khi bắt đầu quá trình liền sẹo nhằm
tránh sẹo xấu và giảm các di chứng hạn chế vận động và chức năng do sẹo di
chứng gây ra [55]. Các biện pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc nhóm
corticoid, collagen (mỡ, gel. tiêm…), vật lý trị liệu, băng ép.
Ngoại khoa: Tùy theo mức độ sẹo di chứng bỏng gây biến dạng ảnh
hưởng hạn chế các chức năng sống của bệnh nhân sau bỏng có các chỉ định
phẫu thuật nhằm sửa chữa những biến dạng do sẹo di chứng bỏng gây ra,
phục hồi hình thể giải phẫu và chức năng của các bộ phận cơ thể [55]. Bệnh
nhân cần được phẫu thuật không thể trì hoãn với sẹo gây co kéo biến dạng
mắt, mũi, miệng liên quan trực tiếp đến sự sống của bệnh nhân. Thực hiện
phẫu thuật trì hoãn cho bệnh nhân khi có liên quan đến việc giải quyết các
rối loạn chức năng do sẹo gây co kéo biến dạng chi thể. Phẫu thuật cân nhắc
khi vấn đề thẩm mỹ được đặt lên trên yêu cầu giải quyết chức năng [55].
1.1.3.2. Phẫu thuật tạo hình
* Khái niệm phẫu thuật tạo hình: Phẫu thuật tạo hình là phẫu thuật nhằm sửa
chữa những biến dạng bẩm sinh hay mắc phải do quá trình bệnh lý hay di
chứng chấn thương, vết thương; phục hồi hình thể giải phẫu và chức năng của
các bộ phận trên cơ thể [46], [55].
* Một số phương pháp phẫu thuật tạo hình sẹo sau bỏng
Có nhiều phương pháp phẫu thuật như:
+ Cắt sẹo khâu kín được áp dụng cho các sẹo kích thước nhỏ, mức độ


7

co kéo, biến dạng ít, ở các vùng ít ảnh hưởng vận động.

+ Ghép da dày hoặc xẻ đôi được chỉ định rộng rãi cho hầu hết các khuyết
hổng da lớn khó xoay chuyển vạt để che phủ được tại hầu hết các vị trí cơ thể.
+ Phương pháp tạo các vạt da cân ngẫu nhiên (tại chỗ, lân cận, từ xa…)
dùng để ứng dụng sửa biến dạng ở các khớp chi thể (cổ, bàn ngón tay…).
+ Phương pháp tạo các vạt da có cuống mạch hằng định dùng để che
phủ các vùng thẩm mỹ, chức năng tinh tế như mặt, vú, bàn tay, bàn chân.
Còn có nhiều phương pháp khác nhưng tại tuyến cơ sở thường chỉ áp
dụng 3 phương pháp cơ bản: khâu kín, ghép da và chuyển vạt tại chỗ. Việc
phẫu thuật thường phải bao gồm cả việc phục hồi các tổ chức sâu (cân, gân, ổ
khớp, xương…) và tiến hành từng bước tránh những thay đổi đột ngột tại
vùng tổn thương, đồng thời kết hợp với các kỹ thuật băng nẹp để duy trì, tăng
dần các mức độ nắn dãn [55].
1.2. Thực trạng bỏng và người bị sẹo di chứng bỏng
1.2.1. Thực trạng mắc bỏng
1.2.1.1. Thực trạng mắc bỏng trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bỏng đã trở thành một vấn đề y tế công cộng
toàn cầu, với trên 10 triệu người bị thương tích bỏng và hơn 300.000 ca tử
vong mỗi năm. Đa số các trường hợp bỏng xảy ra ở những nước có thu nhập
thấp và trung bình. Đặc biệt, gần một nửa số trường hợp bỏng trên thế giới nằm
ở khu vực Đông Nam Á. Phần lớn các trường hợp tử vong do bỏng xảy ra ở các
nước đang phát triển. Bỏng là nguyên nhân thứ chín gây nên gánh nặng bệnh
tật và chấn thương toàn cầu, bao gồm nằm viện dài ngày, tàn phế dẫn đến kỳ
thị, hắt hủi [88],[93],[95],[117].
Nghiên cứu đặc điểm chấn thương bỏng tại cộng đồng nông thôn Ấn Độ,
kết quả cho thấy tỷ lệ bỏng tích lũy tại cộng đồng trong 6 tháng là 8,4%, tỷ lệ
mắc ở nữ 54,7% cao hơn so với nam giới là 45,3%. Hai nhóm tuổi có tỷ lệ


8


bỏng cao nhất là 21- 30 tuổi và 31- 40 tuổi [104]. Một nghiên cứu tại Tây
Bengal Ấn Độ cho biết 83% số bệnh nhân bỏng là nữ giới, nhóm tuổi chiếm tỷ
lệ cao nhất là 21-30 tuổi (35,3%), tiếp đến là nhóm 31-40 tuổi (20,5%), nhóm
1-10 tuổi (16,2%). Có 87% số trường hợp bỏng do tai nạn nhưng cũng có 10%
do tự tử [105]. Phân tích dữ liệu về bỏng trong giai đoạn 10 năm từ 2001-2010
tại miền Trung Ấn Độ cũng cho thấy: Tỷ lệ mắc bỏng ở nữ giới cao gần gấp
đôi so với nam giới (66,8% và 38,2%) [70].
Nghiên cứu dịch tễ học chấn thương bỏng ở Singapore giai đoạn 19952003 cho thấy, tỷ lệ thương tích bỏng phải nhập viện là 0,07/1000 dân, tỷ lệ
nam/nữ là 2,2 và độ tuổi trung bình là 32,5 tuổi. Tỷ lệ bỏng trẻ em đã giảm so
với thập kỉ 80 nhưng nguyên nhân bỏng do hóa chất lại tăng lên [111]. Một số
nghiên cứu khác tại Singapore cũng cho kết quả tương tự về nguyên nhân gây
bỏng và cơ cấu bỏng [77],[99].
Thương tích là một vấn đề y tế công cộng quan trọng trong khu vực
Đông Địa Trung Hải, là một trong những nguyên nhân hàng đầu của thương
tật và tử vong. Nghiên cứu của Nasih Othman cho thấy tỷ lệ mắc mới của
bỏng dao động từ 112 đến 518/100.000 dân mỗi năm. Nạn nhân bỏng chủ yếu
gặp ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi. Giám sát thương tích ở Iran đã phát hiện bỏng
là nguyên nhân phổ biến nhất của các thương tích không chủ ý liên quan đến
nhà chiếm 40% số người bị thương trong tất cả lứa tuổi [100]. Phân tích về
tình hình bệnh nhân bỏng nhập viện tại Isfahan từ 2009-2011, Hamid
Moghadasi cho thấy bỏng gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 15-30 (chiếm 41,5%).
Tỷ lệ bỏng ở nam cao hơn nữ 1,6 lần nhưng tỷ lệ tử vong do bỏng ở nữ lại cao
gấp đôi so với nam giới [97]. Karimi H nghiên cứu về dịch tễ học của bỏng tại
Iran từ 2009-2010 cho thấy tuổi trung bình 30,2±19,1 tuổi, nhóm 25-35 tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất (28,6% ở nam và 24,7% ở nữ), tiếp đến là nhóm dưới 15
tuổi, nữ chiếm 41,9% [91],[92].
Tại Trung Quốc chấn thương bỏng là một trong những vấn đề sức khỏe


9


đặc biệt quan trọng, nhất là với lứa tuổi nhỏ [85],[89]. Nghiên cứu của Zhai
H. về đặc điểm bỏng trẻ em tại Liêu Ninh Trung Quốc từ 2002-2011 cho thấy
bỏng trẻ em thường gặp ở nhóm dưới 3 tuổi. Bỏng do nhiệt ướt có xu hướng
giảm dần khi trẻ lớn lên nhưng thương tích do bỏng lửa, pháo và điện lại tăng
dần theo tuổi và hầu hết đều gặp ở nam giới ở khu vực nông thôn [120]. Tác
giả Kai-Yang L đánh giá tổng quan nghiên cứu về bỏng trẻ em giai đoạn
2000-2005 tại Trung Quốc cho thấy thương tích do bỏng trong số trẻ em nhập
viện dao động từ 22,5-54,6% [89].
Oladele nghiên cứu tổng quan về bỏng tại Nigeria trong 40 năm từ
1969 đến 2009 cho biết bỏng vẫn là một gánh nặng bệnh tật đáng kể do hậu
quả từ các di chứng tàn tật của bỏng gây nên [98]. Ở trẻ em, bỏng là nguyên
nhân phổ biến thứ tư của chấn thương, thường xảy ra do vô tình tiếp xúc với
chất lỏng nóng hoặc ngọn lửa trần. Tuy thế, trong những năm gần đây, các
thương tích bỏng xảy ra trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ cũng đã
ngày càng trở nên phổ biến hơn [98].
Nghiên cứu tại Chile về đặc điểm dịch tễ học của bỏng ở trẻ em và
thanh thiếu niên khu vực thành thị cho thấy bàn tay là vị trí bỏng hay gặp nhất
ở lứa tuổi này (46,7%). Mặc dù chỉ có 8,4% số bệnh nhân phải nhập viện
nhưng vẫn có tới 30,2% số bệnh nhân có sẹo sau bỏng [109]. Còn một nghiên
cứu khác của Solis tại Chile đánh giá tỷ lệ hiện mắc và mới mắc bỏng năm
2011 ở quần thể đối tượng dưới 20 tuổi cho thấy tỷ lệ bỏng mới mắc là
2,02%. Tỷ lệ mắc tích lũy là 13,5%, tỷ lệ mắc ở trẻ nam dưới 5 tuổi chiếm tỷ
lệ cao nhất là 2,76% [110].
Nghiên cứu bỏng trẻ em của Kun Zou tại Anh cho thấy nguyên nhân
chính là do bỏng nước tại gia đình, liên quan nhiều đến tính an toàn của thực
phẩm nóng, vòi nước nóng sử dụng trong gia đình [121]. Còn nghiên cứu dữ
liệu thống kê của 181 bệnh nhân bỏng tại Anh từ 2003-2011 cho thấy số



10

trường hợp bỏng vẫn có xu hướng tăng, nếu như năm 2003 chỉ ghi nhận có
5.500 trường hợp bỏng nhập viện thì con số này đã tăng lên 13.000 vào năm
2011[81]. Tần suất mắc bỏng trên dân số dao động từ 0,11 đến 19,6/1000 dân
trong giai đoạn 2003-2011 [112].
Nele Brusselares nghiên cứu tổng quan về bỏng nặng điều trị tại bệnh
viện của các nước khu vực châu Âu từ giai đoạn 1985 đến 2009, kết quả cho
thấy: bỏng là nguyên nhân thương tích gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau tai
nạn giao thông, tai nạn không chủ ý và tự tử. Tỷ lệ hàng năm của bệnh nhân
bị bỏng nặng chiếm khoảng từ 0,2 - 2,9/10.000 dân. Tỷ lệ bỏng ở trẻ em cao
hơn, tỷ lệ mắc lên đến 8,3/10.000 trẻ em dưới 5 tuổi trong một nghiên cứu ở
Na Uy và 8,5 /10.000 cho tất cả trẻ em dưới 15 tuổi trong một nghiên cứu ở
Séc. Tỷ lệ mắc bỏng gặp cao hơn ở nhóm đối tượng có mức sống thấp và
nhóm dân tộc thiểu số. Xu hướng chung cho thấy tỷ lệ bỏng đã giảm trong 30
năm qua nhưng mức độ giảm chậm hơn kể từ đầu những năm 1990. Trong đa
số các báo cáo, tỷ lệ bỏng giảm ở tất cả các lứa tuổi nhưng trong một nghiên
cứu của Đan Mạch thì các tác giả cho thấy chỉ có tỷ lệ bỏng ở trẻ em dưới 5
tuổi là giảm. Tuy thế, cũng có hai nghiên cứu ở Iceland và Séc báo cáo cho
thấy tỷ lệ ngày càng tăng của bỏng trẻ em với nguyên nhân do tăng sử dụng
các thiết bị nước nóng [75].
1.2.1.2. Thực trạng mắc bỏng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tác giả Thái Quang Hùng thực hiện nghiên cứu chấn thương
trên đối tượng bệnh nhân bị bỏng nhập bệnh viện đa khoa tỉnh Đăklăk trong
khoảng thời gian từ 1998 đến 2002 cho thấy tỷ suất mắc chấn thương do bỏng là
9,6/105 người-năm; nam bị bỏng nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam: nữ là 1,6: 1. Tỷ suất
chấn thương do bỏng ở nhóm tuổi 0-9 là 21,3/105 người-năm; ở nhóm tuổi 10-19
là 3,9/105 người- năm; ở nhóm tuổi 20-29 là 5,9/105 người- năm; ở nhóm tuổi
30-39 là 5,0/105 người- năm; ở nhóm tuổi 40-49 là 4,5/105 người- năm; ở nhóm



11
tuổi 50-59 là 6,1/105 người- năm; ở nhóm tuổi 60-69 là 3,0/105 người- năm; ở
nhóm tuổi 70-79 là 2,2/105 người- năm; ở nhóm tuổi 80 là 7,3/105 người-năm.
Nhóm tuổi dưới 10 là nhóm có tần số bị bỏng cao nhất (65,1%) [24].
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng về dịch tễ học bỏng do tai nạn lao
động trên cơ sở dữ liệu của 1.411 bệnh nhân bỏng từ 16 tuổi trở lên vào Viện
Bỏng Quốc gia điều trị trong năm 2008 cho thấy: bỏng do tai nạn lao động
chiếm 27%. Có 66% bệnh nhân bỏng đã không được làm lạnh bằng nước sau
bỏng. 43% bệnh nhân bỏng do tai nạn lao động đã không nhận được điều trị
hoặc nhận được một điều trị không đúng của tuyến trước. 37% bệnh nhân
không được chẩn đoán diện tích và độ sâu vết thương bỏng, 26% bệnh nhân
nhận được một chẩn đoán không phù hợp. Như vậy, có thể thấy tuyến y tế cơ
sở còn nhiều hạn chế trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân bỏng [22].
Nguyễn Viết Lượng tiến hành điều tra, khảo sát tình hình dịch tễ học
bỏng trên cả nước trong 2 năm liên tục từ 2008-2009. Kết quả cho thấy hàng
năm số nạn nhân bỏng trung bình ở Việt Nam ước tính khoảng 844.000
người, tương đương với khoảng 1% dân số, trong đó trẻ em chiếm khoảng
50%. Tuy nhiên, số nạn nhân bỏng được điều trị tại các cơ sở y tế công lập
từ tuyến huyện trở lên chỉ chiếm gần 50% số nạn nhân bị bỏng [38]. Còn
trong giai đoạn 5 năm từ 2005-2009, tác giả cho thấy tỷ lệ bỏng gặp ở nông
thôn, vùng sâu, vùng xa cao hơn thành thị chiếm tới 73%. Bỏng do sinh hoạt
chiếm tỷ lệ cao nhất (51,9%), bỏng do tai nạn lao động chiếm 37,8% [55].
Đánh giá về đặc điểm bỏng hàng loạt điều trị tại viện Bỏng Quốc gia, tác
giả Nguyễn Như Lâm và cộng sự cho biết tai nạn lao động chiếm tới 2/3 tổng số
vụ. Đối tượng bệnh nhân bỏng là công nhân chiếm 43,5%, nông dân chiếm
39,6% là những người trực tiếp lao động và thường lao động tập thể. Bỏng hô
hấp cũng thường hay gặp trong các vụ bỏng hàng loạt do số vụ bỏng bằng nhiệt
khô hay do cháy nổ chiếm ưu thế hơn so với các nghiên cứu về bỏng chung [36].
Tác giả Lâm Đan Chi khi nghiên cứu về bỏng điện đã cho thấy bỏng do



12

điện năng chiếm 21,6% trong tổng số bệnh nhân được điều trị nội trú, tuổi từ
16 đến 87 (tuổi trung bình 34,04), nam giới chiếm 92,1%. Trong số đó bỏng
do tia lửa điện 42,9%, do điện cao thế chiếm 36,7%, điện hạ thế 20,4%. Số
lần phẫu thuật trung bình của bỏng điện là 7 lần/bệnh nhân so với 0,6
lần/bệnh nhân bỏng do các tác nhân khác [60].
Nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Xuân Hương cho biết bỏng điện ở trẻ em
chiếm tỷ lệ 4,5-5,4% tổng số trẻ em nhập viện. Tỷ lệ nam chiếm đa số
(76,96%). Diện tích bỏng sâu nhỏ chủ yếu dưới 1% diện tích cơ thể nhưng tỷ
lệ bỏng sâu rất cao 94,12%. Vị trí tổn thương thường gặp nhất là đầu mút các
ngón tay, một hoặc hai chi trên chiếm 86,27%. Điều trị tại chỗ khó khăn kéo
dài, phải phẫu thuật nhiều lần gây tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất
lượng cuộc sống, tâm lý của gia đình và chính bản thân bệnh nhân [33].
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc bỏng
1.2.2.1. Nguyên nhân bỏng và hoàn cảnh xảy ra bỏng
Hầu hết các nghiên cứu ở tất cả các châu lục đều cho thấy bỏng xảy ra
chủ yếu tại nhà và nơi làm việc. Điều tra cộng đồng tại Bangladesh và
Ethiopia cho thấy 80-90% các ca bỏng xảy ra tại nhà. Trẻ em và phụ nữ
thường bị bỏng tại nhà do lửa, nước nóng là chính. Nam giới lại hay bị bỏng
tại nơi làm việc do các nguyên nhân đa dạng hơn từ lửa, nước đến hóa chất
hay bỏng điện, tia xạ [115],[118]. Tại Singapore, nguyên nhân phổ biến nhất
của thương tích bỏng cũng là do nhiệt ướt (45,6%), tiếp đến là do lửa
(35,2%). Nguyên nhân bỏng do hóa chất tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại đang
có xu hướng tăng lên so với thập kỷ 80 của thế kỷ 20 [111]. Một số nghiên
cứu khác tại Singapore cũng cho kết quả tương tự về nguyên nhân gây bỏng
và cơ cấu bỏng [77],[99].
Tại Isarel, nguyên nhân gây ra bỏng thường gặp nhất là các chất lỏng

nóng (45,8%) và lửa (27,5%). Trẻ em dưới 10 tuổi bị bỏng chủ yếu là do nhiệt


13

ướt trong khi nguyên nhân chính gây bỏng cho người lớn> 20 tuổi thường là
do lửa [83]. Còn ở Iran thì nguyên nhân do bỏng lửa lại chiếm ưu thế hơn
(43,5%) nguyên nhân do điện (6,2%), do hóa chất (3,6%) [97]. So với một số
nghiên cứu cũng tại Isfahan ở giai đoạn 2005-2006 và 2007-2009 thì cơ cấu
bỏng cũng không có sự khác biệt đáng kể nào [94],[102].
Ở Trung Quốc, tỷ lệ bỏng do nhiệt ướt có xu hướng giảm dần khi trẻ lớn
lên nhưng thương tích do bỏng lửa, pháo và điện lại tăng dần theo tuổi. Hầu
hết các thương tích do pháo, điện gặp ở nam giới và khu vực nông thôn.
98,24% số trường hợp bỏng của trẻ dưới 6 tuổi xảy ra tại nhà. Tỷ lệ này giảm
xuống còn 62,88% đối với trẻ trong độ tuổi đi học [120].
Outwater A.H. tổng quan về mô hình và nguyên nhân gây bỏng tại Tanzania
cho thấy hoàn cảnh gây bỏng chủ yếu là trong nhà, nhất là xung quanh nhà bếp,
liên quan tới loại nhiên liệu sử dụng, các thiết bị nấu ăn, món ăn [101].
Nghiên cứu tổng quan về bỏng ở Nigeria cho thấy phía Tây nam nguyên
nhân bỏng lửa chiếm 65-71%. Bỏng do hóa chất chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đang
ngày càng phổ biến hơn trước. Hầu hết bỏng hóa chất xảy ra do tình cờ uống
phải và thường gây tổn thương nặng ở thực quản. Còn nguyên nhân do bỏng
điện ở phía đông nam Nigeria có tỷ lệ dưới 1% ở trẻ em và chiếm từ 2,8-4,6%
ở tất cả các lứa tuổi. Nguyên nhân bỏng do sét đánh cũng đã được báo cáo như
là một nguyên nhân phổ biến của bỏng ở phần phía đông và tây bắc của
Nigeria. Trong hầu hết các báo cáo đều ghi nhận trên 80% các trường hợp bỏng
là xảy ra tại nhà [98]. Nghiên cứu tại Brazil cũng cho thấy tai nạn bỏng thường
xảy ra tại nhà (67,3%) và bỏng nhiệt ướt là chủ yếu (47,1%) [73]. Nghiên cứu
tại Chile về đặc điểm dịch tễ học của bỏng ở trẻ em và thanh thiếu niên khu vực
thành thị cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt trong đó bỏng khô chiếm

42,4% và bỏng ướt chiếm 41,5%. 84,1% các trường hợp bỏng xảy ra bên trong
nhà và thời gian xảy ra bỏng chủ yếu là buổi chiều (50,7%) [109].


14

Nghiên cứu tổng quan về bỏng nặng tại châu Âu cho thấy bỏng do lửa
gặp phổ biến hơn ở nam giới, trong khi bỏng nhiệt ướt và bỏng nhiệt khô gặp
ở phụ nữ nhiều hơn. Ở trẻ em, hoàn cảnh xảy ra bỏng chủ yếu là ở nhà (80%
đến 90%) và đa phần là ở trong bếp (chiếm 75% số trường hợp bỏng tại nhà)
và do thức ăn, đồ uống nóng là chủ yếu. Ở người lớn, một phần ba nguyên
nhân gây bỏng có liên quan đến công việc. Bỏng nhiệt ướt ở người cao tuổi
thường xảy ra trong phòng tắm do ngâm nước quá nóng [75].
Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho những nhận định tương tự
[3],[4],[20]. Tác giả Nguyễn Tiến Dũng cho thấy chấn thương bỏng do tai nạn
lao động chủ yếu là do bỏng lửa và điện, thời gian gặp nhiều nhất vào buổi
chiều (34%) và gặp tỷ lệ cao vào mùa hè, mùa thu [22]. Nghiên cứu của tác
giả Hồ Thị Xuân Hương cho thấy tác nhân gây bỏng hay gặp nhất ở trẻ em là
nhiệt ướt (nước sôi, canh nóng) chiếm 83,3%. Thời gian bị bỏng hay gặp vào
thời điểm liên quan đến bữa ăn trưa (36,6%) và bữa ăn tối (43,3%) [32]. Tác
giả Nguyễn Viết Lượng cho biết tỷ lệ bỏng gặp ở nông thôn, vùng sâu, vùng
xa cao hơn thành thị chiếm tới 73%. Bỏng do sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất
(51,9%), do tai nạn lao động chiếm 37,8% [55].
Nguyễn Như Lâm đánh giá nguyên nhân các vụ bỏng hàng loạt cho thấy
bỏng nhiệt khô chiếm tỷ lệ cao tới 79,5% và điện cao thế chiếm 13,3%. Các vụ
bỏng hàng loạt thường tập trung vào các tháng 3,6,10 là tháng mùa hè và tháng
giao mùa. Thời gian xảy ra bỏng thường gặp từ 14-22h chiếm 51,8% [36].
Nghiên cứu của Lê Thế Trung cho thấy, giai đoạn từ 1957-1995 cơ cấu
tác nhân gây bỏng có sự thay đổi và khác nhau giữa trẻ em và người lớn. Tác
nhân do nhiệt ướt chiếm trên 50% trong các giai đoạn từ 1957-1964 và 19731995 nhưng chỉ chiếm 20,8% trong giai đoạn 1965-1972. Ngược lại, nguyên

nhân do nhiệt khô chỉ chiếm 18,5-25% trong giai đoạn 1957-1964 nhưng lại
chiếm tới 73% ở giai đoạn 1965-1972. Nguyên nhân do bỏng điện bắt đầu


15

được ghi nhận từ giai đoạn 1965-1972 và đang có xu hướng tăng dần, chiếm
từ 2,8-10%. Cơ cấu bỏng ở trẻ em có sự khác biệt rất rõ so với người lớn. Ở
trẻ em nguyên nhân do nhiệt ướt chiếm 67%, do nhiệt khô 25%. Còn ở người
lớn chỉ có 18,8% do nhiệt ướt còn có tới 64,7% là nhiệt khô [54].
1.2.2.2. Liên quan giữa bỏng với tuổi và giới tính
Trẻ em là đối tượng nguy cơ rất dễ bị bỏng, nhất là nhóm dưới 3 tuổi.
Các nghiên cứu đã cho thấy bỏng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 11
cho trẻ em độ tuổi 1-9 và cũng là nguyên nhân phổ biến thứ 5 của thương tích
không gây tử vong. Nghiên cứu của Ashkan Golshan cho biết bỏng xảy ra phổ
biến ở nam giới tuổi từ 0-12 tuổi so với nữ và ở nhóm tuổi lớn hơn [82]. Tại
khu vực Đông Địa Trung Hải nạn nhân bỏng tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ em
dưới 5 tuổi [100]. Nghiên cứu tại Isarel cho thấy bệnh nhân bỏng là nam giới
có tỷ lệ cao hơn gấp đôi so với nữ giới (68,0% so với 31,9%). Các nhóm tuổi
thường gặp 0-1tuổi chiếm 22,2% các trường hợp [83]. Tại Singapore, tỷ lệ
bệnh nhân bỏng nam giới gấp 2,2 lần so với nữ và độ tuổi trung bình mắc
bỏng là 32,5 tuổi [111]. Tại Trung Quốc bỏng trẻ em thường gặp ở nhóm dưới
3 tuổi, bỏng trẻ em gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ từ 1,25/1 đến
4,42/1, tùy thuộc từng nghiên cứu ở các địa bàn khác nhau [89],[120]. Cơ cấu
bỏng tại Kenya từ 2006-2010 cũng cho thấy bỏng xảy ra phổ biến ở lứa tuổi
dưới 14 tuổi, nam giới mắc nhiều hơn so với nữ [79].
Nghiên cứu tại Brazil về tỷ lệ trẻ em nhập viện điều trị bỏng trong thời gian
10 năm từ 2002-2012 cũng cho thấy kết quả tương tự khi tỷ lệ mắc ở trẻ nam cao
hơn nữ (64,4% so với 33,6%) và xảy ra chủ yếu ở nhóm dưới 6 tuổi (52,9%)
[73]. Tại Chile, tỷ lệ bỏng ở nam gặp nhiều hơn so với nữ (tỷ lệ 1,16:1) [109].

Nghiên cứu dữ liệu thống kê về bỏng tại Anh qua các năm cho thấy ở trẻ em tỷ
lệ trẻ nam gặp 58,22%, lứa tuổi gặp chủ yếu là 13-24 tháng chiếm 46,7% [108].
Còn tính tỷ lệ bỏng chung thì nam giới cũng chiếm ưu thế tới 63% [112].


16

Nghiên cứu của Nele Brusselares về bỏng nặng điều trị tại bệnh viện của
các nước khu vực châu Âu từ giai đoạn 1985 đến 2009 cho thấy trong hầu hết
các nghiên cứu, tỷ lệ mắc của nam đều cao hơn so với nữ, chiếm từ 55 -75%.
Tuy thế 2 nghiên cứu ở Áo và Thổ Nhĩ Kỳ lại cho thấy tỷ lệ nam giới chỉ
chiếm một phần ba. Còn xem xét cơ cấu giới tính riêng cho từng nhóm tuổi
thì ở trẻ em, tỷ lệ mắc ở nam chiếm ưu thế với tỷ lệ mắc từ 60 - 65%. Ngược
lại, ở nhóm người cao tuổi, tỷ lệ nữ lại chiếm đa số [75].
Phân tích dữ liệu về bỏng trong giai đoạn 10 năm từ 2001-2010 tại miền
Trung Ấn Độ cho thấy tỷ lệ mắc bỏng ở nữ giới cao gần gấp đôi so với nam
giới (66,8% và 38,2%), tuổi mắc trung bình là 25 tuổi [70]. Một nghiên cứu
khác về bỏng trẻ em dưới 16 tuổi điều trị trong bệnh viện cho thấy bỏng chủ
yếu gặp ở trẻ nhỏ với độ tuổi trung bình là 3,8 [96]. Nghiên cứu tại Tây
Bengal Ấn Độ, Kuiri cho thấy 83% số bệnh nhân bỏng là nữ giới, nhóm tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất là 21-30 tuổi (35,3%), tiếp đến là nhóm 31-40 tuổi
(20,5%), nhóm 1-10 tuổi (16,2%), thấp nhất là nhóm 11-20 tuổi (7,3%) [105].
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á là nơi có tỷ lệ
mắc bỏng cao nhất thế giới [118]. Nguyễn Tiến Dũng nghiên cứu về dịch tễ
học bỏng do tai nạn lao động cho tỷ lệ giới tính là 4 nam/1 nữ, độ tuổi trung
bình là 33,9 ± 13,7 tuổi. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là từ 16 - 30 tuổi [22].
Bỏng hàng loạt gặp chủ yếu ở nhóm tuổi trưởng thành (92,3%) với nam giới
là chính (74,8%) [36]. Tác giả Lâm Đan Chi khi nghiên cứu về bỏng điện đã
cho thấy nam giới chiếm 92,1% [60]. Nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Xuân
Hương cũng cho thấy tỷ lệ nam chiếm đa số (76,96%) [33].

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trong thế kỉ 20 đều cho thấy một xu thế
chung là tỷ lệ bỏng của nam đều cao hơn so với nữ. Duy chỉ có các nghiên
cứu tại Ấn Độ và một số nghiên cứu tại Áo và Thổ Nhĩ Kỳ lại cho kết quả
ngược lại khi thấy tỷ lệ bỏng ở nữ lại chiếm ưu thế hơn hẳn so với nam. Điều
này có thể giải thích do đặc trưng của yếu tố xã hội là hoàn cảnh xảy ra bỏng


17

ở Ấn Độ chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt tại gia đình, liên quan nhiều đến phụ
nữ trong quá trình nấu nướng, sử dụng đèn, nến và một phần liên quan đến tự
tử, bạo lực gia đình [106].
1.2.2.3. Liên quan giữa bỏng với yếu tố khu vực
Đặc điểm dịch tễ học của bỏng có sự khác nhau rõ ràng giữa các khu
vực trên thế giới. Tình trạng bỏng xảy ra chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp
và trung bình, trong đó gần một nửa xảy ra ở khu vực Đông Nam Á. Tử vong
trẻ em do bỏng hiện nay ở các nước thu nhập thấp và trung bình cao gấp 7 lần
so với các nước có thu nhập cao [118]. Tỷ lệ bị bỏng cần có chăm sóc y tế của
khu vực Tây Thái Bình Dương cao hơn khu vực châu Mỹ 20 lần. Tỷ lệ tử
vong do bỏng ở trẻ em châu Phi cao gấp 3 lần so với tỷ lệ tử vong do bỏng
chung của toàn cầu [115].
Bỏng tại các nước khu vực Đông Địa Trung Hải là một trong những
nguyên nhân hàng đầu của thương tật và tử vong. Tỷ lệ mắc mới của bỏng
dao động từ 112 đến 518/100.000 dân mỗi năm. Nạn nhân bỏng tập trung chủ
yếu ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi [100]. Trẻ trai dưới 5 tuổi tại các nước có thu
nhập thấp và trung bình, khu vực Đông Địa Trung Hải có nguy cơ tử vong do
bỏng cao hơn 6 lần so với trẻ sống ở khu vực châu Âu [115].
Tại Trung Quốc các thống kê y tế đã cho thấy tai nạn là nguyên nhân tử
vong hàng đầu của trẻ em dưới 14 tuổi tại quốc gia đông dân nhất thế giới
này. Trong đó, nguyên nhân do bỏng đứng hàng thứ 2 trong số các nguyên

nhân của tai nạn, thương tích. Do vậy, có rất nhiều các nghiên cứu về đặc
điểm dịch tễ học của bỏng cũng như các phương pháp điều trị đã được tiến
hành trong thời gian qua [85],[89].
1.2.3.4. Một số yếu tố khác liên quan đến bỏng
Bỏng vẫn thường được ví là một lỗ rò về kinh tế, là gánh nặng cho bản
thân bệnh nhân, gia đình và xã hội. Những chi phí gián tiếp như mất tiền
lương, điều trị dài ngày, chấn thương thân thể và tinh thần, sự chăm sóc của


18

thân nhân... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội. Ở Việt
Nam, chi phí cho một ca điều trị bỏng nặng trong năm 2007 là từ 15-20 triệu
đồng. Tuy nhiên, có một nghịch lý là tỷ lệ bỏng lại xảy ra chủ yếu ở các nước
có thu nhập thấp và trung bình [58].
Có một số yếu tố nguy cơ khác của bỏng đã được xác định như nghề
nghiệp, sự phổ biến của hóa chất, thói quen sử dụng nhiên liệu đốt trong sinh
hoạt… Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với lửa mà không có ý thức đảm
bảo an toàn cháy nổ dễ gây ra bỏng hàng loạt, đây cũng là lý do giải thích cơ
cấu bỏng của Ấn Độ ở nữ cao hơn rất nhiều so với nam do bỏng xảy ra tại gia
đình là chính và liên quan chủ yếu đến bếp ăn [70],[104]. Các bệnh lí giảm,
mất năng lực hành vi như bệnh động kinh, các khuyết tật về thể chất và nhận
thức, bệnh lí thần kinh ngoại vi hay việc lạm dụng rượu, thuốc lá cũng làm gia
tăng tỷ lệ mắc bỏng trong cộng đồng, nhất là ở những người lớn tuổi [115].
Sử dụng dầu hỏa như một nguồn nhiên liệu cho các thiết bị không dùng điện
trong gia đình ở một số khu vực như châu Phi, Ấn Độ cũng làm gia tăng nguy
cơ gây bỏng [118]. Việc gia tăng sử dụng các thiết bị làm nóng, sưởi ấm trong
gia đình cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng ở trẻ em và người
già ở một số nước phát triển. Bên cạnh đó, sự phổ biến của hóa chất cũng là
một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc bỏng và các thương tật

do bỏng gây ra [75].
1.2.3. Thực trạng người bị sẹo di chứng bỏng
Các ảnh hưởng về vận động, nhất là di chứng gây biến dạng chi thể
thường do sẹo co kéo có nguyên nhân từ tổn thương bỏng và các vết thương.
Trong khi đó, bỏng hiện nay vẫn đang là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng
đồng, là nguyên nhân quan trọng nên gánh nặng bệnh tật và chấn thương toàn
cầu [117]. Ở Bangladesh, Colombia, Ai Cập và Pakistan, 17% số trẻ bị bỏng
bị tàn tật tạm thời và 18% bị tàn tật vĩnh viễn. Tại các vùng nông thôn Nepal,


19

bỏng là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tai nạn thương tích, chiếm tới
5% số ca tàn tật [118].
Kara IG nghiên cứu về dịch tễ học của bỏng ở Denizli, Thổ Nhĩ Kỳ, kết
quả cho thấy tỷ lệ di chứng bỏng là 31,3%, trong đó 89,5% là vấn đề thẩm
mỹ, 7,9% là ảnh hưởng chức năng, 2,9% gặp di chứng liên quan đến sinh lý
[90]. Một đánh giá tổng quan về bỏng tại Nigeria trong 40 năm từ 1969 đến
2009 cho biết bỏng vẫn là một gánh nặng bệnh tật đáng kể do hậu quả từ các
di chứng tàn tật của bỏng gây nên [98].
Tại khu vực Đông Địa Trung Hải, thương tích là một vấn đề y tế công
cộng quan trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu của thương tật và
tử vong. Nasih Othman nghiên cứu dịch tễ học của bỏng tại Địa Trung Hải
trong 10 năm từ 1997-2007, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc mới của bỏng dao
động từ 112 đến 518/100.000 dân mỗi năm [100].
Nghiên cứu về khuyết tật chức năng do bỏng ở Ghana, kết quả cho thấy
vị trí khuyết tật thường gặp là vết sẹo cánh tay (42,9%,) trong đó 36,7% bị
ảnh hưởng đến chức năng và tầm hoạt động của cánh tay, 23,3% không thể
gập lòng bàn tay hoặc di chuyển các chữ số [64].
Chấn thương bỏng và các khuyết tật do bỏng là một trong những vấn đề

sức khỏe đặc biệt quan trọng, nhất là với lứa tuổi nhỏ. Các thống kê y tế đã
cho thấy tai nạn là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em dưới 14 tuổi tại
Trung Quốc. Trong đó, nguyên nhân do bỏng đứng hàng thứ 2 trong số các
nguyên nhân của tai nạn, thương tích [85],[89]. Nghiên cứu của Zhai H cho
thấy bỏng trẻ em thường gặp ở nhóm dưới 3 tuổi và do nhiệt ướt là chủ yếu
[120]. Bỏng do nhiệt ướt có nguy cơ tử vong thấp hơn so với bỏng lửa nhưng
lại là nguyên nhân quan trọng gây nên các khuyết tật lâu dài cho bệnh nhân.
Bỏng bàn tay là một trong những tổn thương bỏng phức tạp, thường để
lại những di chứng nặng nề. Vấn đề sơ cấp cứu và điều trị tích cực trong giai
đoạn cấp tính có ý nghĩa quan trọng giúp giảm mức độ khuyết tật chức năng


20

bàn tay. Các khuyết tật bỏng tại bàn tay điển hình là di chứng bỏng gây sẹo co
rút bàn tay. Các ngón tay có thể bị dính lại với nhau, hoặc sẹo phát triển to
(sẹo lồi) ảnh hưởng đến chức năng vận động của bàn tay và mất thẩm mỹ.
Trong khi đó, phẫu thuật để phục hồi chức năng bàn tay do tổn thương sẹo di
chứng bỏng thường phải làm nhiều lần mới cải thiện được do nguy cơ gây sẹo
co kéo tái phát hoặc các tổn thương phức tạp ở nhiều gân cơ [72], [81]. Mặt
khác, đối với trẻ em dưới 4 tuổi, mức độ phát triển vận động không tương
xứng với sự phát triển về nhận thức và trí tuệ nên thương tích dễ dàng xảy ra.
Trẻ dưới 1 tuổi nằm trong đối tượng đặc biệt bởi vì sự di chuyển của chúng
bắt đầu phát triển và trẻ hay với tay sờ vào các đồ vật, Hậu quả dẫn đến bỏng
bàn tay là phổ biến vì trẻ có da lòng bàn tay mỏng hơn và có phản xạ rút tay
chậm hơn, những vết bỏng tiếp xúc này có thể rất sâu, đòi hỏi phải có liệu
pháp lâu dài và cẩn thận trong giai đoạn làm lành vết thương để đề phòng
hiện tượng co rút gân cơ bàn tay [114].
Bỏng do hóa chất là một trong những nguyên nhân gây khuyết tật nhiều
nhất cho bệnh nhân bỏng. Một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy 86% bệnh nhân

bỏng hóa chất phải điều trị phẫu thuật để giải quyết các tổn thương và khuyết
tật do bỏng [66].
Một nghiên cứu tại Úc đánh giá tỷ lệ mắc bệnh cơ xương dài hạn sau
chấn thương bỏng ở người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên trong giai đoạn từ
1980-2012, kết quả cho thấy người bị bỏng có nguy cơ nhập viện điều trị các
rối loạn cơ xương cao gấp đôi so với nhóm chứng [103].
Bỏng có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, lâu dài trong khi chưa
có chương trình điều trị phẫu thuật tạo hình, phục hồi chức năng đồng bộ,
nhất là đối với trẻ em. Bỏng có thể để lại cho trẻ em những vết sẹo cả về thể
chất lẫn tâm lý trong suốt phần đời còn lại. Hầu hết các chương trình phục hồi
chức năng tìm cách phòng ngừa các vấn đề lâu dài như sẹo, co rút và các vấn
đề khác về thể chất làm hạn chế chức năng. Tuy nhiên, trẻ em cần phải chú ý


21

cả việc xử lý vết thương cũng như các vấn đề về tâm lý như lo âu, căng thẳng,
cảm giác sợ hãi sau chấn thương. Các hậu quả lâu dài về thể chất phổ biến
nhất sau một ca bỏng bao gồm sẹo lồi, sẹo co rút, sự hình thành các sẹo lồi và
có thể có nguy cơ cắt bỏ một phần chi thể. Đặc biệt, sẹo lồi là hậu quả lâu dài,
lớn nhất của bỏng ở trẻ em, xảy ra ở gần một nửa số ca bỏng nặng. Sự hình
thành sẹo lồi khá phổ biến ở trẻ em gốc Phi [114].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đánh giá tỷ lệ người bị sẹo sau bỏng
vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, bỏng vẫn là một trong những tai nạn thương
tích có tỷ lệ cao. Điều trị bỏng thường tốn kém, lâu dài, việc sơ cấp cứu ban
đầu có vai trò quan trọng giúp hạn chế tổn thương và di chứng bỏng nhưng
thường người dân chưa có kỹ năng sơ cấp cứu đúng cách. Việc sơ cấp cứu
còn làm theo kinh nghiệm dân gian dẫn đến tỷ lệ di chứng sau bỏng cao và
thường nặng nề hơn [28].
Kết quả nghiên cứu trong thời gian 4 năm từ 2006 - 2010 tại các tỉnh

miền núi phía Bắc cho thấy tác nhân gây sẹo chủ yếu do bỏng chiếm trên 90%.
Loại sẹo hạn chế vận động chiếm tỷ lệ cao nhất là 76,2%, trong đó, đa số gặp ở
bàn ngón tay (50%), tiếp đến là sẹo gây rối loạn cảm giác (12,5%), còn lại là
các loại sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và các biến chứng khác. Sẹo ở bàn tay
chủ yếu do trực tiếp tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, dùng tay dập lửa. Tổn
thương ở tay rất phức tạp, ảnh hưởng hạn chế vận động trong sinh hoạt, học tập
và lao động [19]. Một nghiên cứu khác tại Hải Phòng cũng cho kết quả tương
tự. Tỷ lệ di chứng sẹo ở bàn, ngón tay chiếm 63,5% và đa số là sẹo phối hợp,
co, dính, tổn thương sâu, dính gân [18].
1.3. Nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ phẫu thuật và phục hồi chức
năng cho người bị sẹo di chứng bỏng
1.3.1. Mạng lưới điều trị bỏng và di chứng bỏng ở Việt Nam
Hệ thống chuyên ngành điều trị bỏng Việt nam được đặt chủ yếu trong
ngành y tế công lập từ tuyến trung ương đến các tuyến cơ sở.


22

1.3.1.1. Viện Bỏng Quốc gia
Viện Bỏng Quốc gia được thành lập tháng 10 năm 1995 từ tiền thân là
khoa Bỏng Viện Quân Y 103[16]. Đây là trung tâm đầu ngành bỏng của toàn
quốc, có đầy đủ các chuyên khoa, chuyên ngành phục vụ cho công tác điều trị
bỏng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, huấn luyện và chỉ đạo chuyên
môn cho công tác chữa bỏng cho tất cả các tuyến điều trị bỏng cả nước.

Cơ sở có khoa điều trị bỏng
Cơ sở điều trị bỏng chung trong khoa phòng khác
Viện, trung tâm chỉnh hình – PHCN có phẫu thuật sẹo di chứng bỏng

Hình 1.1. Bản đồ phân bố cơ sở điều trị bỏng khu vực miền bắc Việt Nam



23

1.3.1.2. Khoa điều trị bỏng tại một số tỉnh, thành phố
* Hà Nội: Khoa bỏng - Bệnh viện Saint Paul.
* Hải Phòng: Khoa bỏng - Tạo hình bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp.
* Đà Nẵng: Khoa bỏng - Tạo hình bệnh viện đa khoa Đà nẵng.
* TP Hồ Chí Minh: Khoa bỏng bệnh viện Chợ Rẫy, BV Trưng Vương...
1.3.1.3. Cơ sở điều trị bỏng chung trong khoa phòng khác
Tại đa số các tỉnh thành trên toàn quốc không có khoa điều trị bỏng.
Đơn nguyên điều trị bỏng thường được bố trí ghép trong khoa ngoại hoặc
khoa chấn thương. Tại đây, bệnh nhân bỏng được điều trị bởi các bác sĩ chấn
thương, bác sĩ ngoại khoa và bác sĩ cấp cứu, hồi sức… Tại một số bệnh viện
chuyên ngành có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình và viện chấn thương chỉnh
hình có phân chuyên khoa sâu, bệnh nhân bỏng nhất là sẹo di chứng bỏng
được phẫu thuật bởi các phẫu thuật viên khoa tạo hình và tạo hình trong chấn
thương chỉnh hình như ở Quân y Viện 108, Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện
Đại học Y Hà nội… Ngoài ra, trên toàn quốc còn có hơn 10 viện và trung tâm
chỉnh hình, phục hồi chức năng có phẫu thuật cho các bệnh nhân sẹo di chứng
bỏng thông qua các chương trình phẫu thuật nhân đạo do các quỹ từ thiện, xã
hội trong và ngoài nước, có sự tham gia của các chuyên gia phẫu thuật tạo
hình trong nước và nước ngoài. Như vậy, mạng lưới điều trị bỏng và di chứng
bỏng ở Việt Nam còn khá mỏng và hầu như chỉ tập trung ở các bệnh viện
tuyến trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh. Do đó, sự tiếp cận mạng
lưới điều trị này của người dân, nhất là người dân nghèo, người dân ở các khu
vực vùng sâu, vùng xa sẽ càng bị hạn chế.
1.3.2. Nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ phẫu thuật và phục hồi chức
năng cho người bị sẹo di chứng bỏng tại miền núi phía Bắc
1.3.2.1. Thực trạng sử dụng, nhu cầu, và các rào cản trong tiếp cận dịch vụ y tế

Trong những năm gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã
dẫn đến sự khác biệt về tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người


24

dân giữa các vùng miền. Người dân ở vùng xa xôi hẻo lánh, người dân nghèo
đang có nguy cơ ngày càng khó tiếp cận hơn với các dịch vụ y tế có chất
lượng cao ở tuyến y tế cơ sở [27]. Mặc dù, bảo hiểm y tế đã bao phủ gần
100% người nghèo vùng dân tộc thiểu số (tỷ lệ có thẻ BHYT của người nghèo
miền núi phía Bắc là 97%) [43] nhưng ngoài việc được khám chữa bệnh miễn
phí, người khám vẫn phải chi trả tiền đi lại, ăn uống, chi phí người nhà chăm
sóc… mà có thể vượt quá khả năng chi trả của họ. Nghiên cứu của Nguyễn
Bá Ngọc cho thấy 12% người nghèo miền núi phía Bắc không có/không đủ
tiền chi trả các chi phí y tế [43]. Kết quả của điều tra y tế quốc gia cho thấy
hơn 50% người nghèo đã không sử dụng dịch vụ y tế trong cả cuộc đời của
họ. Còn khi bị ốm, 33% số người đến trạm y tế xã khám chữa bệnh ngoại trú
là người nghèo. Đối với điều trị nội trú, khoảng 67% người nghèo đến trạm y
tế xã và bệnh viện huyện. Người nghèo có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ
khám chữa bệnh nội trú tại trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực và
bệnh viện huyện [61]. Một số các rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng
dịch vụ y tế bao gồm: rào cản về vị trí địa lý, rào cản tài chính liên quan đến
điều kiện kinh tế, rào cản văn hóa xã hội, rào cản từ phía các cơ sở cung ứng
dịch vụ, rào cản từ người sử dụng dịch vụ. Tại khu vực miền núi, người nghèo
chủ yếu đến trạm y tế xã. Do các khó khăn địa lý mà người bệnh thường đến
cơ sở y tế khi đã ở tình trạng nguy kịch. Mặc dù, người nghèo được cấp thẻ
bảo hiểm y tế nhưng đa số sống ở khu vực hẻo lánh nên không thể tiếp cận
các cơ sở y tế do khó khăn về cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện đi lại.
Khó khăn về kinh tế luôn luôn là nguyên nhân hàng đầu cho việc không chữa
trị của người nghèo. Bất đồng ngôn ngữ cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tiếp

cận dịch vụ y tế của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với tiếp cận dịch
vụ y tế tuyến trên. Một số hủ tục lạc hậu trong phong tục tập quán của người
dân tộc thiểu số trước khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có thể dẫn đến


25

sự chậm trễ trong sử dụng dịch vụ y tế cũng như những tai biến có thể xảy ra
đối với bệnh nhân. Đối với rào cản từ phía cơ sở cung ứng, sự sẵn có và chất
lượng dịch vụ, đặc biệt là chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế các tuyến là
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế giữa các
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Khó khăn lớn nhất đang phải đối mặt của
các cơ sở cung ứng dịch vụ ở tuyến y tế cơ sở là sự thiếu hụt nhân viên y tế,
trang thiết bị và thuốc điều trị và thông tin chuyên môn hỗ trợ hoạt động điều
trị. Hiểu biết về bệnh tật cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm
hình thức chăm sóc sức khỏe của người dân. Người nghèo và dân tộc thiểu số
thường có hiểu biết hạn chế về bệnh tật, do vậy thường có nhận biết chậm về
những dấu hiệu của bệnh tật dẫn đến việc chậm trễ trong quyết định tìm kiếm
dịch vụ chăm sóc sức khỏe [37].
Phục hồi chức năng là một trong những dịch vụ y tế cơ bản, cần thiết
cho NKT nói chung và người bị sẹo di chứng bỏng nói riêng. Tuy nhiên, khả
năng tiếp cận của các đối tượng có nhu cầu còn rất hạn chế, không chỉ ở Việt
Nam mà còn ở cả các nước trên thế giới.
Nghiên cứu dữ liệu từ bốn quốc gia Nam Phi cho thấy chỉ có 26-55%
số NKT được can thiệp phục hồi chức năng; 17-37% nhận được các thiết bị
trợ giúp mà họ cần. Nghiên cứu ở Uttar Pradesh và Tamil Nadu bang của Ấn
Độ phát hiện ra rằng 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến NKT không tiếp cận được
các chăm sóc y tế đó là không có đủ chi phí và thiếu dịch vụ cần thiết trong
khu vực [116]. Số liệu điều tra Y tế thế giới từ 51 quốc gia cũng cho biết so
với người bình thường, NKT có nguy cơ không được đáp ứng nhu cầu dịch vụ

chăm sóc sức khỏe gấp 2 lần, nguy cơ gấp bốn lần khả năng bị đối xử tồi tệ và
gấp gần ba lần có khả năng bị từ chối chăm sóc y tế cần thiết. Những NKT
cũng có nhiều khó khăn hơn những người không bị khuyết tật trong việc có
được miễn hoặc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe [116]. Do vậy, tìm hiểu nhu


×