i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Từ Quang Trung
ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được
sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn GS.TS. Từ Quang
Hiển trong suốt qúa trình thực hiện luận án. Nhân dịp hoàn thành luận án này tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của
Đảng ủy, ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các cán bộ Bộ môn cơ sở, các thầy cô
giáo khoa Chăn nuôi - Thú y và phòng đào tạo, các cán bộ thư viện trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, các cán bộ ban đào tạo - Đại học Thái Nguyên đã động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên
chức của các đơn vị: Trại giống Gia cầm Thịnh Đán Thái Nguyên, Trung tâm
nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi - Viện chăn nuôi (đóng tại tỉnh Thái
Nguyên), Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân
trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Thái Nguyên, năm 2017
Tác giả
Từ Quang Trung
iii
MỤC LỤC
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
3. Tính mới của đề tài..............................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học..............................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................................5
1.1. Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng của thức ăn vật nuôi................5
1.1.1. Nguyên lý và phương pháp nghiên cứu........................................................5
1.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về xác định giá trị năng lượng của thức ăn............7
1.2. Ảnh hưởng của protein và năng lượng trong khẩu phần đến khả năng
sản xuất của gà thịt và gà đẻ..........................................................................9
1.2.1. Ảnh hưởng của protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà thịt và
gà đẻ..................................................................................................................9
1.2.2. Ảnh hưởng của năng lượng trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà thịt
và gà đẻ............................................................................................................12
1.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ giữa năng lượng, protein đến khả năng sản xuất của gà thịt
và gà đẻ............................................................................................................13
1.3. Sắc tố trong thực vật và vai trò của sắc tố đối với vật nuôi..................15
1.3.1. Sắc tố trong thực vật và trong thức ăn chăn nuôi.........................................15
1.3.2. Vai trò của sắc tố thực vật đối với vật nuôi..................................................17
1.4. Giới thiệu về cây sắn, keo giậu, cỏ Stylo.............................................20
1.4.1. Nguồn gốc, đặc điểm sinh vật của cây sắn, keo giậu và cỏ Stylo...................20
1.4.2. Năng suất chất xanh, bột lá của cây sắn, keo giậu và cỏ Stylo.......................21
1.4.3. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của lá sắn, keo giậu và cỏ Stylo........22
1.4.4. Độc tố và phương pháp khử độc tố của lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo..................24
1.5. Kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo trong chăn
nuôi gà thịt, gà đẻ ở trong nước và ngoài nước...........................................26
iv
1.5.1. Kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo trong chăn nuôi gà
thịt...................................................................................................................26
1.5.2. Kết quả nghiên cứu bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo trong chăn nuôi gà đẻ........28
1.6. Giới thiệu về giống gà Lương Phượng.................................................30
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................32
2.1.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................33
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................33
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................34
2.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định năng suất, sản lượng và giá thành của bột lá sắn, keo
giậu, cỏ Stylo....................................................................................................34
2.3.2. Thí nghiệm 2: Xác định năng lượng trao đổi của 3 loại bột lá có sự hiệu chỉnh
theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể gà...............................................................37
2.3.3. Thí Nghiệm 3: Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp bột lá vào khẩu
phần đến khả năng sản xuất thịt của gà Lương Phượng.........................................40
2.3.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp bột lá vào khẩu
phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lượng Phượng...............47
2.4. Xử lý số liệu.........................................................................................52
Chương 3................................................................................................................53
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................................53
3.1. Xác định năng suất, sản lượng và giá thành của bột lá sắn, keo giậu, cỏ
Stylo.............................................................................................................53
3.1.1. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2014 – 2015............................................53
3.1.2. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm......................................................54
3.1.3. Năng suất sinh khối của các cây thức ăn thí nghiệm....................................55
3.1.4. Năng suất lá tươi của các cây thức ăn thí nghiệm........................................56
v
3.1.5. Năng suất bột lá của các cây thức ăn thí nghiệm..........................................57
3.2. Xác định năng lượng trao đổi của bột lá sắn, keo giậu và Stylo có sự
hiệu chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể gà.....................................62
3.2.1. Kết quả phân tích VCK, CP và GE của khẩu phần và bột lá..........................62
3.2.2. Kết quả phân tích VCK, CP và GE trong chất thải của gà các lô thí nghiệm...64
3.2.3. Kết quả xác định nitơ trong VCK của các khẩu phần, chất thải và ME hiệu
chỉnh................................................................................................................65
3.2.4. Kết quả xác định năng lượng trao đổi trước và sau hiệu chỉnh của KPCS, các
KPTN và của 3 loại bột lá...................................................................................66
3.3. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp bột lá vào khẩu phần đến
khả năng suất thịt của gà Lương Phượng....................................................67
3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiêm..............................................................67
3.3.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm.....................................................68
3.3.3. Ảnh hưởng của cách thức phối trộn bột lá vào khẩu phần đến khả năng thu
nhận, chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm.........................................................74
3.3.4. Ảnh hưởng của cách thức phối trộn bột lá trong khẩu phần đến chỉ số sản xuất
PI và chỉ số kinh tế EN của gà thí nghiệm,...........................................................79
3.3.5. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp của bột lá vào khẩu phần đến chất
lượng thân thịt của gà thí nghiệm........................................................................80
3.3.6. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối trộn bột lá trong khẩu phần đến chi phí
thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm.............................................86
3.3.7. Khảo nghiệm tại nông hộ..........................................................................88
3.4. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp bột lá vào khẩu phần đến
năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ Lượng Phượng.................90
3.4.1. Ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của các lô gà thí nghiệm..............................90
3.4.2. Ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ của các lô gà thí nghiệm..........................................91
3.4.3. Ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng trứng của các lô gà thí nghiệm..........94
3.4.4. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối trộn bột lá đến một số chỉ tiêu vật lý,
hóa học của trứng gà các lô thí nghiệm................................................................97
vi
3.4.5. Sự tích lũy sắc tố và điểm số quạt trong lòng đỏ trứng theo thời gian gà được
ăn khẩu phần có bột lá......................................................................................101
3.4.6. Ảnh hưởng của bột lá và cách thức phối hợp bột lá vào khẩu phần đến chất
lượng trứng ấp.................................................................................................104
3.4.7. Ảnh hưởng đến tiêu tốn và chi phí thức ăn cho một gà con loại I.................107
3.4.8. Khảo nghiệm tại nông hộ........................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................115
I. Tài liệu tiếng việt..............................................................................................115
II, Tài liệu tiếng anh.............................................................................................120
III. Tài liệu trích dẫn từ internet..........................................................................126
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Khí tượng Thái Nguyên từ năm 2014 - 2015........................................53
Hình 3.2. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần thí nghiệm...........................71
................................................................................................................................. 73
Hình 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của các lô gà thí nghiệm....................................73
Hình 3.4. Tỷ lệ đẻ của gà ở các tuần thí nghiệm...................................................94
Hình 3.5. Hàm lượng carotenoids trong lòng đỏ trứng.......................................103
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần cơ sở......................................38
Bảng 2.2. Công thức và thành phần dinh dưỡng...................................................42
của thức ăn thí nghiệm cho gà thịt của các lô ĐC, LS1, KG1 và ST1.................42
(phối hợp bột lá vào KP theo cách thứ nhất).........................................................42
Bảng 2.3. Công thức và thành phần dinh dưỡng...................................................43
của thức ăn thí nghiệm cho gà thịt của các lô LS2, KG2, ST2.............................43
(phối hợp bột lá vào KP theo cách thứ hai)...........................................................43
Bảng 2.4. Công thức và thành phần dinh dưỡng...................................................48
của thức ăn thí nghiệm cho gà đẻ bố mẹ các lô ĐC, LS1, KG1 và ST1...............48
(phối hợp bột lá vào KP theo cách thứ nhất).........................................................48
Bảng 2.5. Công thức và thành phần dinh dưỡng...................................................49
của thức ăn thí nghiệm cho gà đẻ bố mẹ các lô LS2, KG2, ST2..........................49
(phối hợp bột lá vào KP theo cách thứ hai)...........................................................49
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm................................................54
Bảng 3.2. Năng suất sinh khối của các cây thức ăn thí nghiệm (ta/ha/lứa).........55
Bảng 3.3. Năng suất lá tươi của các cây thức ăn thí nghiệm (tạ/ha/lứa)..............56
Bảng 3.4. Năng suất bột lá của các cây thức ăn thí nghiệm (tạ/ha/lứa)...............57
Bảng 3.5. Sản lượng lá tươi, bột lá và năng lượng của ba cây thức ăn thí nghiệm
(tính cho 1 ha/2 năm).............................................................................................58
Bảng 3.6. Chi phí cho một đơn vị sản phẩm (đồng/kg bột lá)..............................60
Bảng 3.7. Tỷ lệ VCK, protein và năng lượng thô của KPCS và các KPTN.........63
Bảng 3.8. Tỷ lệ VCK, CP và GE trong chất thải của gà các lô thí nghiệm..........64
Bảng 3.9. Năng lượng trao đổi cần phải hiệu chỉnh của các khẩu phần...............65
Bảng 3.10. Kết quả xác định năng lượng trao đổi của 3 loại bột lá thí nghiệm...67
Bảng 3.11. Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các giai đoạn (%)........................................67
Bảng 3.12. Khối lượng trung bình của gà TN ở các tuần tuổi (g/con).................68
ix
Bảng 3.13. Sinh trưởng tuyệt đối của gà TN ở các giai đoạn (g/con/ngày).........71
Bảng 3.14. Tiêu thụ thức ăn trung bình của gà ở các............................................74
giai đoạn (g/con/ngày)............................................................................................74
Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn trung bình/1kg tăng khối lượng của gà (kg)............76
Bảng 3.16. Chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN của gà thí nghiệm...............79
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu giết mổ (n = 6)...........................................................81
Bảng 3.18. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong thịt ngực và thịt đùi của gà
thí nghiệm lúc 10 tuần tuổi (Đv: %; n = 6)...........................................................82
Bảng 3.19. Độ mất nước của thịt ngực và thịt đùi................................................84
Bảng 3.20. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm............86
Bảng 3.21. Một số chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gà thịt...............................89
Lương Phượng nuôi trong nông hộ (n =3).............................................................89
Bảng 3.22. Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô thí nghiệm........................................90
Bảng 3.23. Tỷ lệ đẻ của các lô gà theo các tuần thí nghiệm.................................91
Bảng 3.24. Năng suất và sản lượng trứng của các lô gà thí nghiệm.....................94
Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu vật lý của trứng gà thí nghiệm...................................98
Bảng 3.26. Một số chỉ tiêu hóa học của trứng gà thí nghiệm...............................98
Bảng 3.27. Hàm lượng carotenoids và điểm số quạt trong lòng đỏ trứng.........101
Bảng 3.28. Một số chỉ tiêu về ấp nở của trứng gà thí nghiệm............................104
Bảng 3.29. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 10 trứng, trứng giống và gà con loại I
............................................................................................................................... 107
Bảng 3.30. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà trong thực tiễn sản xuất..........111
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCS
BLKG
BLS
BQ
CS
CT
DCP
DE
DXKN
ĐC
ĐVT
FE
G
GE
HE
KPCS
KPTN
KL
KG
LS
L
ME
NL
NE
P
SL
SLTB
TCVN
TDN
TL
TH
TrĐ
TS
UE
VCK
VTM
Tiếng Việt
Bột cỏ Stylo
Bột lá keo giậu
Bột lá sắn
Bình quân
Cộng sự
Công thức
Di canxi phôt phát
Năng lượng tiêu hóa
Dẫn xuất không chứa nitơ
Đối chứng
Đơn vị tính
Năng lượng phân
Gluxit
Năng lượng thô
Năng lượng nhiệt cơ thể
Khẩu phần cơ sở
Khẩu phần thí nghiệm
Khối lượng
Keo giậu
Lá sắn
Lipid
Năng lượng trao đổi
Năng lượng
Năng lượng thuần
Protein
Sản lượng
Sản lượng trung bình
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được
Tỷ lệ
Tiêu hóa
Trao đổi
Tổng số
Năng lượng nước tiểu
Vật chất khô
Vitamin
Tiếng Anh
Digestible energy
Feace energy
Gross energy
Heat increament energy
Metabolic energy
Net energy
Urinary energy
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi sản phẩm chăn nuôi đáp ứng thị hiếu của họ
(ví dụ: da gà có màu vàng sáng, lòng đỏ trứng có màu đỏ tươi) mà còn yêu cầu thực
phẩn phải an toàn, không gây độc hại cho con người. Cách đây khoảng 10 năm trở về
trước, người ta bổ sung sắc tố tinh chiết từ tảo, nấm, thực vật hoặc sắc tố tổng hợp vào
thức ăn của gà để làm tăng độ đậm màu của da gà, lòng đỏ trứng gà, đồng thời cũng
làm tăng năng suất chăn nuôi và hương vị sản phẩm. Nhưng sắc tố thương phẩm dưới
các dạng này có giá thành cao làm cho giá thức ăn cũng cao. Ngày nay, vì lợi nhuận,
người ta hầu như không sử dụng sắc tố tinh chiết hoặc tổng hợp mà sử dụng các chất
tạo màu bổ sung vào thức ăn. Các chất này có giá rất rẻ, cũng cải thiện được màu sắc
của da gà và lòng đỏ trứng gà, đánh lừa được thị hiếu người tiêu dùng nhưng không
làm tăng năng suất chăn nuôi, không nâng cao hương vị sản phẩm, đặc biệt chúng rất
độc hại đối với người tiêu dùng.
Để vừa có được hiệu quả chăn nuôi cao, chất lượng sản phẩm tốt vừa bảo
đảm an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng thì bổ sung bột lá thực vật vào thức ăn là
một giải pháp khả thi. Bởi vì, một số loại bột lá rất giầu sắc tố, đồng thời chúng
cũng giàu protein. Ví dụ: Hàm lượng sắc tố tính bằng mg/kg vật chất khô của bột lá
sắn, keo giậu, cỏ Stylo khoảng từ 250 – 600 mg, tỷ lệ protein thô trong bột lá
khoảng từ 18 – 30% (Từ Quang Hiển và cs, 2008 [12]; Trần Thị Hoan, 2012 [18];
Hồ Thị Bích Ngọc, 2012 [28]). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bột lá nói
chung, sắc tố nói riêng có tác dụng nâng cao năng suất chăn nuôi (nâng cao tỷ lệ
nuôi sống, khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn…), cải thiện màu
sắc sản phẩm (tăng độ vàng của da gà, độ đậm màu của lòng đỏ trứng). (Lignell et
al, 2000 [89]; Sirri et al, 2007 [102]; Vũ Duy Giảng, 2007 [8])
Với các lý do nêu trên, việc sử dụng bột lá như một nguồn sắc tố bổ sung vào
thức ăn của gà đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh sắc tố,
bột lá thực vật còn cung cấp một lượng đáng kể protein cho khẩu phần ăn của gà.
2
Trong các loại bột lá được nghiên cứu, bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo được
quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định việc phối
hợp ba loại bột lá trên vào khẩu phần của gà thịt hay gà đẻ đều mang lại hiệu quả tốt
như tăng năng suất, chất lượng thịt, trứng. Tuy nhiên, một số vấn đề dưới đây chưa
được hoặc ít được nghiên cứu:
Trồng sắn, keo giậu, cỏ Stylo trong cùng một điều kiện (thời gian, địa điểm,...)
để tính giá thành của 1 kg bột lá đối với từng loại, trên cơ sở đó tính hiệu quả kinh tế
của việc phối hợp các loại bột lá này trong khẩu phần của gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Xác định giá trị năng lượng trao đổi của các loại bột lá nêu trên có sự hiệu
chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể gà.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các cách thức phối hợp bột lá vào khẩu phần đến
năng suất, chất lượng sản phẩm của gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của 3 loại bột lá đối với gà thịt và gà đẻ
bố mẹ, từ đó xếp thứ tự ưu tiên 3 loại bột lá này trong việc sản xuất bột lá và sử
dụng trong chăn nuôi gà.
Các vấn đề nêu trên có thể sắp xếp thành một hướng nghiên cứu liên hoàn,
nội dung này làm tiền đề hoặc hoàn thiện cho nội dung kia để thành 1 đề tài hoàn
chỉnh. Cụ thể là: Để so sánh được hiệu quả kinh tế - kỹ thuật sử dụng 3 loại bột lá
trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ thì cần phải biết: 1) Giá thành của 1 kg bột lá
trong cùng một điều kiện sản xuất, 2) Giá trị dinh dưỡng của bột lá (trong đó có
năng lượng trao đổi), 3) Tác động của bột lá nói chung và cách thức phối hợp bột lá
vào khẩu phần nói riêng đến gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Nghiên cứu các vấn đề nêu trên hội tụ đủ tính khoa học, thực tiễn và những
điểm mới theo yêu cầu của đề tài luận án tiến sĩ. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề
tài có tên: “Sử dụng bột lá sắn, keo giậu, Stylo trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố
mẹ Lương Phượng tại nông hộ trung du miền núi phía Bắc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định năng suất lá tươi, bột lá và giá thành 1 kg bột lá của cây sắn, keo
giậu, Stylo được trồng trong điều kiện nông hộ. Kết quả này là cơ sở cho việc đánh
3
giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của 3 loại bột lá, đồng thời sử dụng bột lá cho các thí
nghiệm tiếp theo.
Xác định năng lượng trao đổi của bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo trên gà thịt
nhằm phục vụ cho việc phối hợp khẩu phần có chứa các bột lá được khoa học và
chính xác hơn.
Xác định được hiệu quả của việc phối hợp bột lá vào khẩu phần có và không
cân đối lại năng lượng, protein từ đó đề ra cách thức phối hợp bột lá thích hợp vào
khẩu phần của gà thịt và gà đẻ bố mẹ.
Xác định được loại bột lá nào sử dụng cho gà thịt và gà đẻ bố mẹ có hiệu quả
hơn. Kết quả này sẽ định hướng cho việc sản xuất và sử dụng bột lá trong chăn nuôi gà.
3. Tính mới của đề tài
Đã xác định được năng lượng trao đổi của ba loại bột lá đối với gà thịt.
Đã chứng minh được bột lá có năng lượng trao đổi không thấp, giàu protein, tỷ
lệ xơ thấp thì thay thế một phần thức ăn hỗn hợp bằng bột lá không cân đối lại
protein, năng lượng vẫn có ảnh hưởng tốt, ngược lại bột lá có tỷ lệ protein không cao,
năng lượng thấp, tỷ lệ xơ cao sẽ có ảnh hưởng xấu đến gà thịt và gà đẻ trứng.
Đã chứng minh được sự tích tụ sắc tố trong lòng đỏ trứng tăng lên theo thời gian
gà đẻ được ăn bột lá từ ngày thứ 1 – 10 và xác định được mối quan hệ chặt chẽ giữa
hàm lượng sắc tố trong lòng đỏ trứng với tỷ lệ trứng có phôi, ấp nở và gà con loại I.
Đã xác định được hiệu quả kinh tế – kỹ thuật của 3 loại bột lá khi phối hợp
vào khẩu phần của gà thịt và gà đẻ bố mẹ, từ đó xếp thứ tự ưu tiên 3 loại bột lá này
trong việc sản xuất bột lá và sử dụng trong chăn nuôi gà.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cho ngành khoa học thức ăn và dinh
dưỡng vật nuôi những thông tin mới về bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo sử dụng trong
chăn nuôi gà như năng lượng trao đổi, hiệu quả khi phối hợp bột lá vào khẩu phần
có và không cân đối lại năng lượng, protein,…
4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được năng lượng trao đổi của bột lá sắn, keo giậu, cỏ Stylo sẽ giúp cho
việc phối hợp khẩu phần được chính xác hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu chỉ cho người chăn nuôi cách thức phối hợp bột lá vào
khầu phần thức ăn của gà như thế nào để đạt được hiệu quả tốt (có hay không cân
đối lại năng lượng khi phối hợp bột lá vào khẩu phần).
Kết quả nghiên cứu định hướng cho việc ưu tiên sản xuất và sử dụng loại bột
lá nào trong chăn nuôi gà thịt, gà đẻ bố mẹ.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu xác định giá trị năng lượng của thức ăn vật nuôi
1.1.1. Nguyên lý và phương pháp nghiên cứu
* Nguyên lý
Nguyên lý của phương pháp xác định giá trị năng lượng của thức ăn vật nuôi
là dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Đó là, “Trong một hệ
thống, tổng số nhiệt năng sẽ không thay đổi (không tăng lên cũng không mất đi) mà
chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”. Trong hệ thống năng lượng (NL) của
thức ăn được vật nuôi ăn vào sẽ chuyển hóa như sau:
NL thô (GE)
NL phân (FE)
NL tiêu hóa (DE)
NL nước tiểu và khí đường tiêu hóa (UE)
NL trao đổi (ME)
NL nhiệt cơ thể (HE)
NL thuần (NE)
Theo hệ thống trên thì: GE = FE + UE + HE + NE
Để xác định được giá trị năng lượng của thức ăn thì phải đo năng lượng
bị chuyển hóa trong mỗi bước thuộc hệ thống chuyển hóa năng lượng nêu trên
(Từ Quang Hiển và cs, 2013 [13]).
Tùy thuộc loại vật nuôi khác nhau, mà lượng nhiệt năng biến đổi sang dạng
UE và HE sẽ khác nhau. Loại vật nuôi có UE và HE ít (ví dụ lợn) thì người ta sẽ sử
dụng năng lượng tiêu hóa để đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn. Loại vật nuôi
có UE nhiều nhưng HE ít (ví dụ như gia cầm) thì người ta sẽ đánh giá giá trị năng
lượng của thức ăn bằng năng lượng trao đổi. Loại vật nuôi có UE và HE đều lớn (ví
dụ gia súc nhai lại) thì người ta sẽ dùng năng lượng thuần để đánh giá giá trị năng
lượng của thức ăn (dẫn theo Từ Quang Hiển, 2001 [10]).
6
Đơn vị đo năng lượng của thức ăn vật nuôi là Calo, (Cal); kilocalo (kcal);
Megacalo (Mcal) hoặc Jun (J); Kilojun (kj); Megajun (Mj). 1 kcal = 4,184 kj hay 1
kj = 0,239 kcal.
* Phương pháp nghiên cứu
Để xác định năng lượng tiêu hóa, người ta xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh
dưỡng của thức ăn, sau đó tính lượng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được (tính bằng
gam) của 1 kg thức ăn nguyên trạng hoặc 1 kg vật chất khô thức ăn và nhân với hệ số
năng lượng của từng chất dinh dưỡng (dẫn theo Từ Quang Hiển, 2001 [10]).
Để xác định năng lượng trao đổi và năng lượng thuần người ta dùng buồng
thí nghiệm kín cách nhiệt (buồng trao đổi chất), buồng này có thể thu được phân,
nước tiểu, khí tiêu hóa và đo được nhiệt năng của gia súc tỏa ra khi được ăn thức ăn.
Để gia súc tiêu hóa, hấp thu bình thường, trước tiên cho gia súc ăn khẩu phần cơ sở
(KPCS) có đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng như khẩu phần ăn hàng ngày, sau đó
cho ăn khẩu phần thí nghiệm (KPTN) gồm 70 – 80% KPCS + 20 – 30% thức ăn thí
nghiệm. Đo lượng nước tiểu, khí tiêu hóa và năng lượng tỏa ra khi cho động vật thí
nghiệm ăn hai khẩu phần nêu trên. Chênh lệch số liệu giữa hai lần đo khi cho ăn
KPCS và KPTN là thông số của thức ăn thí nghiệm. Nước tiểu và khí tiêu hóa thu
được nhân với hệ số để tính năng lượng nước tiểu và khí tiêu hóa. Năng lượng trao
đổi sẽ bằng: NL tiêu hóa – (NL nước tiểu + NL khí tiêu hóa), còn năng lượng thuần
sẽ bằng: N trao đổi – NL tăng nhiệt độ.
Để xác định năng lượng tăng nhiệt độ, người ta còn dùng phương pháp gián
tiếp thông qua lượng khí CO2, O2 và nitơ thải ra khi động vật thí nghiệm ăn thức ăn
theo các công thức dưới đây (dẫn theo Từ Quang Hiển, 2001 [10]).
Y (kj) = 16,17 . O2 (lít) + 5,02 . CO2 (lít) – 2,16 . CH4 (lít) – 5,98 . N (g)
Y (kcal) = 4,8. O2 (lít)
Để xác định giá trị năng lượng thuần của thức ăn, người ta còn dùng các
phương pháp khác nhau như:
Phương pháp giết mổ so sánh: Thức ăn vào cơ thể được tích lũy chủ yếu
dưới dạng lipid và protein, còn gluxit không đáng kể. Người ta nuôi hai lô thí
7
nghiệm có cùng bố mẹ, lứa đẻ, môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng,... cho 1 lô thí
nghiệm ăn KPCS và 1 lô thí nghiệm ăn KPTN (KPCS + thức ăn thí nghiệm) sau
một thời gian giết mổ cả hai lô thí nghiệm, chênh lệch về lượng lipid và protein
giữa 2 lô là của thức ăn thí nghiệm. Căn cứ vào lượng của hai chất này và hệ số
năng lượng của nó để tính giá trị năng lượng thuần của thức ăn.
Phương pháp cân bằng nitơ – cacbon: Người ta định lượng nitơ và cacbon
trong thức ăn (A), sau khi cho động vật thí nghiệm ăn thức ăn (A) thì định lượng
nitơ, cacbon của phân, nước tiểu, khí tiêu hóa (B). Chênh lệch về lượng nitơ,
cacbon giữa A và B là lượng nitơ, cacbon được tích lũy trong cơ thể, quy đổi lượng
nitơ, cacbon này thành lipid, protein và nhân với hệ số năng lượng của chúng sẽ
được giá trị năng lượng thuần sản phẩm của thức ăn.
Trong thực tế, không thể xác định giá trị năng lượng tiêu hóa, trao đổi, thuần
của tất cả các loại thức ăn dùng trong chăn nuôi bằng các phương pháp thí nghiệm
nêu trên mà thông qua nghiên cứu, người ta xây dựng các công thức để ước tính giá
trị năng lượng của thức ăn. Ví dụ, một số công thức ước tính giá trị năng lượng của
thức ăn (Dẫn theo Từ Quang Hiển, 2001) [10] như sau:
NLTH (kcal/kg TĂ) 5,78 . PTH (g) + 9,42 LTH (g) + 4,4 XơTH (g) + 4,07 GTH (g).
NLTrĐ (kcal/kg TĂ) 4,5 . PTH (g) + 9,3 LTH (g) + 4,2 (XơTH (g) + GTH (g)).
NLthuần (Mcal/kg TĂ) = - 0,12 + 0,0266 TDN (TDN tính bằng %).
Ghi chú: NL, TH, TrĐ, P, L, G và TDN tương ứng là năng lượng, tiêu hóa, trao đổi,
protein, lipid, gluxit và tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được.
Như vậy, khi biết được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn và tỷ lệ
tiêu hóa của chúng thì có thể tính được năng lượng tiêu hóa, trao đổi, dựa vào các
công thức có sẵn.
1.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về xác định giá trị năng lượng của thức ăn
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu xác định giá trị năng lượng của thức ăn
cho vật nuôi để làm cơ sở cho việc phối hợp khẩu phần. Sau đây là một số nghiên
cứu xác định giá trị năng lượng thức ăn cho gà.
8
Phạm Tấn Nhã và cs (2014) [31] đã nghiên cứu ảnh hưởng của giống gà đến
năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn trên 3 giống gà (Lương
Phượng, Cobb 500 và Sao). Kết quả cho thấy: Giá trị năng lượng trao đổi chưa hiệu
chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm với thành phần thức ăn là bột cá tra, cám gạo,
bã bia, có sự khác nhau đối với giống gà khác nhau. Giống gà Lương Phượng là
3.055,89 kcal/kg VCK; giống gà Cobb 500 là 3.128,58 kcal/kg VCK; giống gà Sao
là 3.225,74 kcal/kg VCK. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong thức
ăn khi thí nghiệm với giống gà Lương Phượng là 2.956,94 kcal/kg VCK; với giống
gà Cobb 500 là 3.011,41 kcal/kg VCK; với giống gà Sao là 3.086,39 kcal/kg VCK.
Hồ Lê Quỳnh Châu (2014) [3] đã tiến hành xác định giá trị năng lượng trao đổi có
hiệu chỉnh nitơ (MEN) của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu
phần nuôi gà thịt. Kết quả đã xác định giá trị năng lượng trong 5 loại thức ăn đó là
ngô: 3.173 kcal/kg VCK; cám gạo: 2.689 kcal/kg VCK; bột sắn: 3.529 kcal/kg
VCK; bột cá: 2.121 kcal/kg VCK; khô dầu đậu tương 2.105 kcal/kg VCK. Hồ
Trung Thông và cs (2012) [41] đã nghiên cứu giá trị năng lượng trao đổi có hiệu
chỉnh nitơ trong một số phụ phẩm khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà cho biết: Giá trị
năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của mẫu khô dầu dừa thí nghiệm là 1.635,28
kcal/kg VCK (6,84 MJ/kg VCK), của khô dầu lạc là 2.885,18 kcal/kg VCK (12,07
MJ/kg VCK), của bột đầu tôm là 1.982 kcal/kg VCK (8,29 MJ/kg VCK), tấm gạo là
4.036,3 kcal/kg VCK (16,89 MJ/kg VCK). Nguyễn Thị Mai (2001) [25] cho biết:
các loại thức ăn khác nhau thì giá trị ME cũng khác nhau. Giá trị ME tính theo
100% VCK của ngô biến động từ 3.629 – 3.892 kcal/kg; đỗ tương: 3.629 – 3.892
kcal/kg; khô đỗ tương: 2.615 – 3.111 kcal/kg và bột cá từ 2.706 – 3.137 kcal/kg.
Theo Trần Thị Hoan (2012) [18] thì năng lượng trao đổi của 1 kg VCK bột lá
sắn có hiệu chỉnh theo lượng nitơ của thức ăn được tích lũy trong cơ thể gà là
2.110,10 kcal và của 1 kg BLS nguyên trạng (88,51% VCK) đạt 1.868,26 kcal. Viện
chăn nuôi (2001) [52] ước tính năng lượng trao đổi của bột lá sắn có 89,60% VCK
là 1.966 kcal/kg, tương ứng với 2.194 kcal/kg VCK.
9
Theo Nguyễn Ngọc Hà (1996) [9], trung bình 1kg bột lá keo giậu trồng tại
Việt Nam có 2.300 kcal năng lượng trao đổi đối với gia cầm. Tôn Thất Sơn và
Nguyễn Thị Mai (2007) [39] thực hiện thí nghiệm xác định năng lượng trao đổi của
một số giống đỗ tương làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp của
Farrell (1978) [74] kết quả cho thấy: Giống AK03 có 3.572 kcal/kg VCK; giống
B10 có 3.716 kcal/kg VCK; giống DH4 có 3.554 kcal/kg VCK.
Như vậy, các loại thức ăn khác nhau sẽ có giá trị năng lượng trao đổi khác
nhau, cùng một loại thức ăn nhưng giống gà khác nhau sẽ có năng lượng trao đổi
khác nhau. Dựa vào giá trị năng lượng trao đổi của các loại thức ăn ta có thể phối
hợp khẩu phần cho vật nuôi một cách khoa học và hiệu quả nhất từ đó nâng cao
năng suất và chất lượng của vật nuôi.
1.2. Ảnh hưởng của protein và năng lượng trong khẩu phần đến khả năng sản
xuất của gà thịt và gà đẻ
Một trong các nội dung của đề tài này là nghiên cứu cách phối hợp bột lá vào
khẩu phần của gà thịt và gà đẻ. Cách thứ nhất là phối hợp bột lá vào khẩu phần có
sự cân đối lại năng lương và protein ngang bằng với khẩu phần của lô đối chứng
(phối hợp theo tiêu chuẩn). Cách thứ hai là thay thế một phần của khẩu phần đối
chứng (khẩu phần cơ sở) bằng bột lá, không cân đối lại năng lượng và protein. Cách
thứ hai sẽ nảy sinh các vấn đề sau: i) Năng lượng của khẩu phần sẽ thấp hơn khẩu
phần đối chứng do năng lượng của bột lá thấp hơn năng lượng của khẩu phần đối
chứng; ii) tỷ lệ protein sẽ cao hơn khẩu phần đối chứng (đối với trường hợp tỷ lệ
protein trong bột lá cao hơn khẩu phần đối chứng) và sẽ thấp hơn khẩu phần đối
chứng (đối với trường hợp tỷ lệ protein trong bột lá thấp hơn khẩu phần đối chứng).
Vì có sự thay đổi trên nên tỷ lệ ME/P cũng thay đổi. Nội dung phần tổng quan dưới
đây sẽ là cơ sở cho việc lý giải các kết quả nghiên cứu ở chương 3.
1.2.1. Ảnh hưởng của protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà
thịt và gà đẻ
Tỷ lệ protein trong khẩu phần ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và năng
suất của gà. Nếu tỷ lệ protein quá cao trong khẩu phần sẽ làm giảm tính thèm ăn
10
và phát sinh một số bệnh lý. Còn tỷ lệ protein quá thấp sẽ làm giảm năng suất và
giảm lượng thức ăn ăn vào của gà thịt. Đối với gà đẻ sẽ giảm khả năng sản xuất và
chất lượng trứng.
Theo Summer và Leeson (1984) [103] thì lượng thức ăn ăn vào của gà
broiler tăng theo mức tăng của protein, song dừng lại ở mức 22%. Khi tăng năng
lượng trong khẩu phần sẽ làm tăng tích luỹ mỡ. Ngược lại khi tăng protein khẩu
phần sẽ làm tăng tỷ lệ nước và protein trong thịt, nhưng làm giảm lượng mỡ và
năng lượng trong thịt. Nhóm tác giả Trần Quốc Việt và cs (2000) [54] đã tiến hành
nghiên cứu nhu cầu protein cho gà Tam Hoàng dòng 882 và gà Kabir nuôi thịt và đã
khuyến cáo như sau: Trong điều kiện nuôi nhốt, gà Tam Hoàng nên sử dụng khẩu
phần với 19 18 17% protein thô tương ứng với các giai đoạn 0 4; 5 8 và 9 tuần
tuổi đến khi xuất chuồng. Đối với gà Kabir mức protein thích hợp là: 21 19 và
18%, cho các giai đoạn tương ứng 0 4, 5 8 và 9 12 tuần tuổi. Theo đánh giá của
Dương Thanh Liêm và cs (2006) [20] thì sự quá dư thừa protein dẫn đến nồng độ
đạm cặn, axit amin trong máu tăng cao, làm giảm tính thèm ăn của gia cầm, từ đó
không cải thiện được tăng khối lượng, thậm chí còn giảm sự tăng khối lượng so với
khẩu phần bình thường. Cơ thể tiêu hóa không hết protein, gây ra sự lên men thối ở
ruột già, manh tràng, có thề dẫn đến tình trạng viêm ruột tiêu chảy. Dư thừa protein
dẫn đến phản ứng deamin quá mạnh, thải ra nhiều axit uric có hại cho gan, cho thận.
Nếu khẩu phần dư thừa protein nhưng lại thiếu vitamin A, E, B6, B12, axit folic thì
gây ra bệnh lý cho gan và thận nặng nề hơn. Axit uric thải ra nhiều đi qua thận có
thể gây tình trạng kết tủa urat trong thận, nặng hơn có thể tích urat trong dịch bao
tim, xoang ngoài mô làm cho gia cầm đau đớn và chết, nếu kết hợp với thiếu
vitamin thì tình trạng bệnh cũng nặng hơn. Trần Thanh Vân và cs (2015) [51]
khuyến cáo nhu cầu protein trong thức ăn của nhóm gà thịt thương phẩm thường
cao hơn các nhóm khác từ 2 4% và ở mức 20 22% protein thô. Đặc biệt một số
giống gà siêu tăng khối lượng, tỷ lệ protein giai đoạn khởi động có thể lên tới 24%.
Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [14] cho biết: cần cung cấp đầy đủ nhu cầu
protein cho gà đẻ giai đoạn đầu vì đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định khối
11
lượng trứng của gà mái trong cả chu kỳ sinh sản. Khối lượng trứng đạt cao nhất lúc
bắt đầu sinh sản là một yếu tố kinh tế quan trọng vì nó liên quan đến năng suất sinh
sản sau đó, đồng thời ảnh hưởng tới khối lượng gà con nở ra. Vũ Duy Giảng và Bùi
Đức Chính (2000) [7] nhận thấy khi nuôi gà mái bằng khẩu phần nghèo protein,
giàu năng lượng, mất cân đối axit amin và đặc biệt khi thiếu methionin, cholin,
vitamin B12 thì gà mái sẽ bị chứng nhiễm mỡ gan. Biểu hiện là mỡ tích luỹ nhiều ở
xoang bụng, mỡ ở gan tăng lên nhiều lần so với bình thường, khi có hiện tượng xuất
huyết trong gan thì gà sẽ bị chết. Các kết quả nghiên cứu cho biết: Lượng protein
thô gà mái ăn vào hàng ngày 18 20 g/gà có thể đáp ứng đủ nhu cầu các axit amin.
Ở giai đoạn tỷ lệ đẻ cao nhất, nhu cầu protein cao hơn nhiều, có thể tới 23 g/ngày.
Khối lượng và kích cỡ cơ thể của gà mái liên quan đến nhu cầu protein. Theo Từ
Quang Hiển và cs (2002) [11] tỷ lệ protein trong thức ăn của gà mái đẻ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là tỷ lệ đẻ của gà, tỷ lệ này thường khoảng 17%
trong giai đoạn đầu và 15% ở giai đoạn cuối chu kỳ đẻ trứng. Theo quan điểm của
NRC (2002) [94] khi tính toán nhu cầu protein cho gà đẻ cần quan tâm đến màu sắc
trứng do chúng đẻ ra, thông thường gà đẻ trứng trắng có nhu cầu về protein cao hơn
khoảng 1% so với gà đẻ trứng màu nâu. Đây cũng là căn cứ quan trọng để tham
khảo trong việc phối hợp khẩu phần cho các giống gà lông màu nuôi thả vườn ở
nước ta, vì hầu hết các giống gà này có trứng màu nâu.
* Nhận xét: Tỷ lệ protein trong khẩu phần ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng, năng suất của gà. Nếu tỷ lệ protein quá cao trong khẩu phần sẽ làm giảm
tính thèm ăn và phát sinh một số bệnh lý. Còn tỷ lệ protein quá thấp sẽ làm giảm
năng suất thịt và giảm lượng thức ăn ăn vào của gà thịt. Đối với gà đẻ sẽ giảm các
chỉ tiêu về năng suất và chất lượng trứng. Nhu cầu protein trong thức ăn của nhóm
gà thịt thường cao hơn các nhóm khác từ 2 – 4% và ở mức trung bình là 19 – 24%
protein thô. Đối với gà đẻ không đòi hỏi mức protein thô quá cao trong khẩu phần ,
mức trung bình là 14,5 – 18,0% protein thô. Ngoài ra còn tùy thuộc vào từng giai
đoạn phát triển của gà đẻ và tỷ lệ đẻ mà thay đổi mức protein cho phù hợp.
12
1.2.2. Ảnh hưởng của năng lượng trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của
gà thịt và gà đẻ
Năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể gà bao gồm năng
lượng phục vụ cho các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, hoạt động sinh sản,
bài tiết và quá trình trao đổi chất. Khi xây dựng khẩu phần cho gà thì mức năng
lượng trong khẩu phần là yếu tố được quan tâm đầu tiên, vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến tiêu thụ thức ăn, chẳng hạn gà sẽ tiêu thụ nhiều thức ăn hơn với khẩu phần
thấp năng lượng, ngược lại gà tiêu thụ ít thức ăn hơn với khẩu phần cao năng
lượng (Summers, 2000) [104]. Bên cạnh đó, gà có thể tự điều chỉnh năng lượng ăn
vào nhưng không chính xác, nên khi ăn khẩu phần có năng lượng cao gà sẽ tích
lũy mỡ trong cơ thể, từ đó lượng ăn vào giảm dẫn đến thiếu dưỡng chất và giảm
khối lượng. Năng lượng không bị đào thải ra ngoài khi lượng tiêu thụ năng lượng
của gà dư thừa mà nó được tích lũy vào cơ thể dưới dạng mỡ (Bùi Đức Lũng và
Lê Hồng Mận, 2001) [23].
Leeson và Summer (1996) [86] cho biết: chuyển hóa thức ăn được cải thiện
khi năng lượng trao đổi của khẩu phần tăng từ 2.700 lên 3.300 kcal năng lượng trao
đổi/kg thức ăn. Theo Holsheimer và Veerkamp (1992) [77] khi tăng năng lượng
trong khẩu phần thì năng suất ở các phần thân thịt không tăng, nhưng tỷ lệ mỡ bụng
tăng. Còn kết quả nghiên cứu của Leeson và Summer (1996) [86] thì gà tiêu thụ
năng lượng thấp hơn có khuynh hướng tích lũy mỡ trong thân thịt ít hơn. Theo
khuyến cáo của Trần Công Xuân và cs (1999) [55] thì khẩu phần của gà nuôi thịt
chăn thả vườn là 3.100 kcal/kg thức ăn đã cho năng suất tốt nhất.
Nhu cầu năng lượng trao đổi đối với gà đẻ dao động trong khoảng 280 - 400
kcal/con/ngày, thường là 300 - 320 kcal/con/ngày. Thức ăn gà đẻ thường chứa 2.800
kcal/kg, trên 35 tuần tuổi 2.750 kcal/kg, với mức năng lượng này gà thu nhận thức ăn
khoảng 130 g/con/ngày là đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng. Lê Hồng Mận và Đoàn
Xuân Trúc (2004) [26] cho biết: Mùa Hè trời nóng nhu cầu năng lượng thu nhận thấp,
trời lạnh gà tiêu thụ năng lượng tăng đến 30% so với nuôi trong thời tiết mát (18 –
20OC). Mùa Thu - Đông, hàm lượng năng lượng 2.900 – 3.000 kcal/kg còn mùa Hè là
13
2.700 – 2.800 kcal/kg năng lượng trao đổi là thích hợp. Nhiều thí nghiệm đã chứng
minh rằng hàng ngày để duy trì 1kg thể trọng của gà đẻ ở 25 OC (77 OF) cần 115 kcal.
Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (2002) [11] cho biết: khi khối lượng gà tăng từ
1,5 – 3 kg thì tiêu chuẩn năng lượng trao đổi cho duy trì trong một ngày đêm của gà
mái đẻ nuôi trong nền chuồng tăng từ 154 – 260 kcal và nuôi trong lồng từ 141 – 237
kcal. Tác giả cũng cho biết: Nhu cầu năng lượng tổng số của gà đẻ liên quan chặt chẽ
với khả năng đẻ trứng và khối lượng của gà tại thời điểm đẻ trứng.
* Nhận xét: Năng lượng trong khẩu phần có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng
và năng suất gà thịt cũng như gà đẻ. Nếu mức năng lượng trong khẩu phần quá cao
sẽ làm giảm lượng ăn vào và chuyển hóa thức ăn, đồng thời tỷ lệ mỡ bụng tăng.
Còn nếu mức năng lượng trong khẩu phần thấp sẽ làm giảm tăng trọng và tăng khối
lượng thức ăn ăn vào. Đối với gà đẻ năng lượng trao đổi trong khẩu phần cao hay
thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trứng. Năng lượng trao
đổi trong khẩu phần của gà thịt thường cao từ 3.000 – 3.200 kcal/kg thức ăn. Đối
với gà đẻ thì nhu cầu năng lượng không vượt quá 3.000 kcal/kg thức ăn, vì năng
lượng cao gà sẽ tích lũy mỡ, tỷ lệ đẻ giảm, mức năng lượng trao đổi thích hợp là từ
2.700 – 2.900 kcal/kg thức ăn. Ngoài ra còn tùy thuộc vào giai đoạn, thời tiết mà
thay đổi mức năng lượng phù hợp với sinh trưởng phát triển của gà thịt hay gà đẻ.
1.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ giữa năng lượng, protein đến khả năng sản xuất của
gà thịt và gà đẻ
Gia cầm nuôi thịt chỉ có thể tăng khối lượng ở mức cao khi tỷ lệ năng lượng
trên protein (ME/P) nằm trong khả năng tự điều chỉnh của chúng. Vì vậy, tỷ lệ
ME/P trong thức ăn quá cao hoặc quá thấp vượt quá khả năng tự điều chỉnh đều ảnh
hưởng lớn đến tăng khối lượng. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lượng
và protein cho biết: Tỷ lệ ME/P trong thức ăn của gà thịt giai đoạn sinh trưởng là
124 đã giảm tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng 14% và tăng khối lượng cao hơn
1,1% so với gà ăn thức ăn có tỷ lệ ME/P là 137. Tỷ lệ ME/P trong thức ăn của gà
thịt giai đoạn kết thúc tăng từ 170 lên 192 đã làm tăng tỷ lệ mỡ bụng từ 4,57 lên
5,64%, hàm lượng lipid trong máu tăng từ 1.943 mg% lên 2.657 mg%, hàm lượng
14
lipid gan tăng từ 8,69% lên 11,54%. Người ta khuyến cáo rằng: Để tránh sự tích lũy
mỡ bụng cao thì tỷ lệ ME/P < 175 và tỷ lệ protein trong thức ăn > 18% (Nguyễn
Duy Hoan và cs, 1999) [14].
Aletor (2000) [57] cho biết tỷ lệ năng lượng/protein trong khẩu phần thấp
protein làm tiêu thụ thức ăn của gà tăng. Nguyễn Đức Hưng và Trần Sáng Tạo
(2004) [17] cho biết: tiêu tốn thức ăn không thay đổi nếu trong khẩu phần tăng
protein nhưng lại giảm năng lượng. Tuy nhiên, với khẩu phần như vậy thì tỷ lệ
protein trong thân thịt tăng lên và tỷ lệ lipid giảm xuống. khối lượng thức ăn gà ăn
vào không chỉ lệ thuộc vào năng lượng khẩu phần mà còn bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ
giữa năng lượng và protein hoặc axit amin. Nghiên cứu của Corzo và cs (2005) [68]
cho thấy khẩu phần thấp axit amin làm mỡ bụng cao, năng suất thịt ức thấp và khối
lượng cơ thể giảm. Lilly và cs (2011) [86] đã tiến hành thí nghiệm trên gà Ross
trống giai đoạn 28 - 42 ngày tuổi bằng khẩu phần thừa axit amin khác nhau và kết
luận khẩu phần thừa axit amin đã dẫn đến gà đạt khối lượng cao nhất, hệ số chuyển
hóa thức ăn giảm so với các khẩu phần khác.
Từ Quang Hiển và cs (2013) [13] cho biết: tỷ lệ ME/P trong thức ăn hỗn hợp
của gà thịt giai đoạn mới nở đến 10 hoặc 14 ngày tuổi thường từ 125 – 140, tương ứng
với 3.100 kcal ME và 22 – 25% protein thô, ở giai đoạn sinh trưởng vào khoảng 140 –
150, tương ứng với 3.100 – 3.200 kcal ME và 21 – 23% protein thô, ở giai đoạn kết
thúc là 155 - 165, tương ứng với 3.150 – 3.250 kcal ME và 19 – 21% protein thô.
Trong chăn nuôi gà sinh sản thì tỷ lệ năng lượng và protein trong thức ăn hỗn
hợp phải hợp lý để gà sinh trưởng không quá nhanh và không tích lũy mỡ ở giai
đoạn 0 – 19 tuần tuổi và không tích lũy mỡ quá nhiều, đặc biệt là mỡ bụng ở giai
đoạn sau 19 tuần tuổi đến kết thúc đẻ. Theo Nguyễn Duy Hoan (2010) [15] mối
quan hệ giữa tỷ lệ ME/CP với các chỉ tiêu trao đổi lipid trong máu gà thí nghiệm,
nếu tăng tỷ lệ này từ 173 lên 185 thì hàm lượng lipid tổng số trong máu tăng từ
1.943 lên 2.657 mg%, hàm lượng photpholipid tăng từ 630 lên 1.291 mg%,
triglyxerit tăng từ 768 lên 941 mg%, lipoproteit tăng từ 1.711 lên 1.846 mg%. Tác
giả cũng rút ra kết luận quan trọng là: cường độ trao đổi lipid và hàm lượng các
15
axit béo không no trong máu tương quan thuận với mức năng lượng trong khẩu
phần. Nguyễn Duy Hoan (2010) [15] đã đề xuất tỷ lệ ME/CP thích hợp cho gà đẻ
giống Leghorn giai đoạn từ 150 - 300 ngày tuổi là 185. Bùi Đức Lũng và cs
(2004) [23] nghiên cứu trên gà sinh sản giống ISA đã cho kết quả như sau: Ở giai
đoạn đẻ từ 25 – 43 tuần tuổi, thức ăn có tỷ lệ ME/P là 162 đã cho sản lượng trứng
giống, gà con loại I cao nhất và chi phí thức ăn cho 1 gà con giống là thấp nhất.
* Nhận xét: Năng lượng, protein trong khẩu phần thức ăn của gà thịt và gà
đẻ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi tỷ lệ ME/CP thấp thì hiệu quả sử dụng
protein của gà sẽ giảm dẫn đến giảm năng suất thịt, đồng thời gà đẻ sẽ giảm tỷ lệ đẻ,
giảm tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở. Còn tỷ lệ ME/CP cao sẽ dư thừa năng lượng
dẫn đến tăng cường tích lũy mỡ.
Trong khẩu phần của gà thịt tỷ lệ năng lượng và protein (ME/CP) 130 – 150
cho gà thịt giai đoạn đầu và 160 – 170 cho giai đoạn sau là hợp lý, ngoài ra còn phụ
thuộc vào thời điểm nuôi và giống gà để có thể đưa ra tỷ lệ thích hợp. Đối với gà
sinh sản thì nồng độ năng lượng và các chất dinh dưỡng trong thức ăn thường phải
ở mức thấp (năng lượng trao đổi khoảng từ 2.600 – 2.800 kcal/kg thức ăn, protein
thô từ 20 – 14%. Tỷ lệ ME/CP từ 130 – 140 là thích hợp.
1.3. Sắc tố trong thực vật và vai trò của sắc tố đối với vật nuôi
1.3.1. Sắc tố trong thực vật và trong thức ăn chăn nuôi
* Sắc tố trong thực vật
Sắc tố trong thực vật được chia thành các nhóm sau: Chlorophyll,
carotenoids (caroten và xanthophyll); flavonoid (chalcone, anthocyanin, flavone,
flavonol) và betalain (betaxanthin, betacyanin). Theo Davies (2004) [68] có khoảng
750 loại caroteinoids, 7.000 flavonoid và hơn 500 anthocyanin được phát hiện ra.
Sắc tố tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau trong thực vật như lá, củ, quả, hoa, hạt,…
Rất khó để biết hết vai trò sinh học của sắc tố đối với thực vật nhưng người
ta đã biết được chlorophyll và carotenoids là sắc tố có vai trò quan trọng nhất đối
với chức năng quang hợp. Một vài sắc tố khác như flavonoid có vai trò chủ yếu
trong tương tác giữa thực vật và động vật (là tín hiệu để thụ phấn và phát tán hạt).