Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nhận định Luật Môi trường có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.46 KB, 11 trang )

BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH LUẬT MÔI TRƯỜNG
(có đáp án)

Câu 1. Mọi dự án đầu tư đều phải tiến hành ĐTM trước khi đi vào hoạt động
Nhận định SAI.
Các dự án đầu tư phải thực hiện ĐTM là các dự án thuộc đối tượng phải thực hiện
ĐTM quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật BVMT, cụ thể tại Phụ Lục II, Nghị định 18/2015.
Còn các dự án đầu tư khác không nằm trong quy định tạị Phụ lục này thì không phải tiến
hành ĐTM trước khi đi vào hoạt động.
CSPL: Điều 18 Luật BVMT
Câu 2. Chủ dự án có thể lập báo cáo ĐTM.
Nhận định ĐÚNG.
Chủ dự án có thể tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện ĐTM và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ĐTM. Kết quả thực hiện ĐTM thể hiện dưới
hình thức báo cáo ĐTM.
CSPL: Khoản 1, Khoản 3 Điều 19 Luật BVMT.
Câu 3. Tất cả các báo cáo DTM đều có thể thẩm định thông qua hình thức lấy ý kiến
của các cơ quan tổ chức có liên quan.
Nhận định SAI.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội
đồng thẩm định. Chỉ có việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các
dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh mới có thể được thực hiện thông qua hình
thức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
CSPL: Khoản 3, Khoản 5 Điều 14 NĐ 18/2015
Câu 4. Mọi trường hợp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động
xấu đến môi trường so với dự án trong phương án báo cáo tác động môi trường đã
phê duyệt đều phải lập báo cáo ĐTM.
Nhận định SAI.
Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi
trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt
nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại


điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật BVMT, chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê


duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường. Phải lập lại báo cáo ĐTM khi có thay đổi về quy mô, công
suất, công nghệ dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết
được các vấn đề môi trường gia tăng.
CSPL: Khoản 2 Điều 26 Luật BVMT, Điểm c Khoản 1 Điều 15 NĐ 18/2015
Câu 5. Hoạt động ĐTM kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt báo cáo ĐTM.
Nhận định SAI.
Hoạt động ĐTM chưa kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt báo cáo ĐTM mà việc thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, việc báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ
vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ
quy định… cũng nằm trong hoạt động ĐTM.
CSPL: Điều 26, Điều 27 Luật BVMT
Câu 6. Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường là thực hiện đánh giá tác
động môi trường
Nhận định SAI
Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường là việc thực hiện các yêu cầu của
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiện biện pháp bảo vệ
môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Còn thực hiện đánh giá tác động môi trường là thực hiện các hoạt động đánh giá tác
động môi trường như: đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực
hiện dự án, vùng lân cận; đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi
trường và sức khỏe cộng đồng; tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động
trực tiếp bởi dự án…

CSPL: Điều 26,27 Luật BVMT

Câu 7. Kế hoạch bảo vệ môi trường chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư không phải
lập đánh giá ĐTM.
Nhận định SAI.
Kế hoạch bảo vệ môi trường còn áp dụng với những phương án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về
đầu tư.


CSPL: Khoản 2 Điều 29 Luật bảo vệ môi trường 2014.
Câu 8. Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất.
Nhận định SAI.
Chất gây ô nhiễm theo Khoản 11 Điều 3 Luật BVMT là các chất hóa học, các yếu tố
vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi
trường bị ô nhiễm.
Chất gây ô nhiễm ngoài tồn tại ở dạng chất hay một hợp chất như ở dạng rắn, lỏng,
khí thì có thể không tồn tại ở dạng chất và hợp chất mà chỉ là yếu tố vật lý như tiếng ồn và
độ rung.
CSPL: Khoản 11 Điều 3 Luật BVMT
Câu 9. Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ô nhiễm môi
trường.
Nhận định SAI.
Theo Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường thì “ô nhiễm môi trường là sự biến
đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Vì vậy, chỉ những
hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi
trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật thì mới là
hành vi gây ô nhiễm môi trường.
CSPL: Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường.

Câu 10. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện
trạng môi trường.
Nhận định SAI.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường
quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường của
địa phương.
CSPL: Điều 137 Luật BVMT 2014
Câu 11. Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm.
Nhận định ĐÚNG
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác.
Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện
trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.


Nếu chất thải khi khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho
môi trường bị ô nhiễm thì chất thải sẽ là chất gây ô nhiễm.
CSPL: Khoản 12, Khoản 11 Điều 3 Luật BVMT.
Câu 12. Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải.
Nhận định SAI
Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Quản lý chất thải là một quá trình bao
gồm nhiều hoạt động chứ không chỉ là hoạt động xử lý chất thải.
CSPL: Khoản 15 Điều 3 Luật BVMT 2014
Câu 13. Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng kí nguồn chất thải nguy hại
tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhận định SAI
Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng kí nguồn chất thải nguy hại tại cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh và ở đây là sở Tài nguyên và Môi
trường chứ không phải Bộ Tài nguyên và Môi trường.

CSPL: Khoản 1 Điều 90 LBVMT, Khoản 1 Điều 7 NĐ 38/2015/NĐ-CP.
Câu 14. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý
chất thải nguy hại.
Nhận định SAI.
Theo Khoản 2 Điều 10 NĐ 38/2015/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép
xử lý chất thải nguy hại là Bộ Tài nguyên và Môi trường chứ không phải Sở Tài nguyên
và Môi trường.
CSPL: Khoản 2 Điều 10 NĐ 38/2015/NĐ-CP
Câu 15. Một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Nhận định SAI.
Đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại mới bắt buộc phải có báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã
đưa vào hoạt động thì .phải có các hồ sơ, giấy tờ thay thế theo quy định tại Điểm b Khoản 1
Điều 9 NĐ 38/2015.
CSPL: Khoản 1 Điều 9 NĐ 38/2015.
Câu 16. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động xử lý chất thải nguy hại đều
phải có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.


Nhận định SAI.
Các trường hợp quy định tại Khoản 10 Điều 9 NĐ 38/2015/NĐ-CP là những trường
hợp ngoại lệ. Các tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp này mặc dù có hoạt động xử lý chất
thải nguy hại nhưng không có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
CSPL: Khoản 10 Điều 9 NĐ 38/2015/NĐ-CP
Câu 17. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện
đều bị cấm theo pháp luật môi trường.
Nhận định SAI.
Tàu biển cũng là một trong các phương tiện giao thông vận tải và Việt Nam vẫn cho
phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ nếu đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật

môi trường Chính Phủ quy định. Như vậy không phải mọi phương tiện giao thông vào Việt
Nam để phá dỡ lấy phụ kiện đều bị cấm theo pháp luật môi trường.
CSPL: Khoản 3 Điều 75 LBVMT
Câu 18. Chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
thì mới được nhập khẩu phế liệu.
Nhận định SAI.
Không chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
mới được nhập khẩu phế liệu mà tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá
nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cũng được nhập khẩu phế liệu.
CSPL: Điều 55 NĐ 38/2015.
Câu 19. Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi tự
nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường.
Nhận định SAI
Chỉ khi thiệt hại do sự cố đó xảy ra là gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi
trường nghiêm trọng thì mới được xem là sự cố môi trường.
CSPL: Khoản 10 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014.
Câu 20. Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm
khắc phục sự cố.
Nhận định SAI.
Không phải chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm
khắc phục sự cố mà trong trường hợp nếu sự cố môi trường do thiên tai hoặc chưa xác định
được nguyên nhân thì Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ
quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lí khắc phục hậu


quả môi trường. Như vậy, trong trường hợp này dù tổ chức, cá nhân không gây ra sự cố môi
trường nhưng vẫn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc khắc phục sự cố môi trường.
CSPL: Khoản 3 Điều 112 LBVMT
Câu 21. Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu.

Nhận định SAI
Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được
phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu
rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng... Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
là quyền của chủ rừng (các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân). Như vậy, rừng sản xuất là rừng
trồng không thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu mà chỉ thuộc sở hữu
của chủ rừng.
CSPL : Khoản 4, Khoản 5 Điều 3; Khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ và phát triển rừng
2004
Câu 22. Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng.
Nhận định SAI
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao
đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.
Trong đó chỉ có sản xuất là rừng trồng mới có thể có chủ rừng đồng thời là chủ sở hữu.
Các loại rừng khác chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ; còn chủ sở hữu rừng do Nhà
nước đại diện.
CSPL: Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Câu 23. Chỉ có UBND các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ,
phát triển rừng.
Nhận định SAI.
Vì chủ thể có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng không chỉ có
UBND các cấp mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng có thẩm quyền lập quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
CSPL: Điều 17 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.
Câu 24. Tổ chức kinh tế cũng được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng để sản
xuất kinh doanh.
Nhận định ĐÚNG



Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền
sử dụng rừng đối với tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng.
CSPL: Điểm a Khoản 3 Điều 24 Luật BVVPTR 2004
Câu 25. Chỉ có ban quản lý mới được giao rừng phòng hộ.
Nhận định SAI.
Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng
phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại
đó.
Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc
có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc
rừng phòng hộ ven biển quan trọng thì phải có Ban quản lý, còn những khu rừng phòng hộ
còn lại thì Nhà nước sẽ giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ
gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.
CSPL : Khoản 2 Điều 24, Khoản 2 Điều 46 LBVVPTR 2004
Câu 26. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được nhà nước giao rừng để sản
xuất kinh doanh.
Nhận định SAI
Chỉ có cá nhân nước ngoài trong trường hợp họ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật
về đầu tư mới có thể được nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng
rừng.
Tổ chức nước ngoài không được Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh.
CSPL: Điểm c Khoản 3 Điều 24 LBVVPTR 2004
Câu 27. Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ
được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng.
Nhận định SAI.
Pháp luật có quy định về những trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi
rừng.
CSPL: Khoản 3 Điều 26 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Câu 28. Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm

thuộc nhóm IA, IB.
Nhận định SAI


Các loài thực vật rừng IA, các loài động vật rừng IB nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại. Pháp luật quy định thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được khai thác vì
mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh
sản, trồng cấy nhân tạo).
Như vậy, gây nuôi với các mục đích bảo vệ, duy trì nòi giống hay để nghiên cứu khoa học,
pháp luật không có điều khoản quy định cấm.
CSPL: Khoản 1 Điều 6 Nghị định 32/2006.
Câu 29. Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật nguy cấp, quý
hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật.
Nhận định SAI
Pháp luật chỉ nghiêm cấm chế biến, kinh doanh, động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm Nhóm I A, I B từ tự nhiên và sản phẩm của chúng vì mục đích thương mại.
Pháp luật còn quy định trường hợp được phép chế biến, kinh doanh vì mục đích thương mại
đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 9 NĐ 32/2006
CSPL: Điều 9 NĐ 32/2006
Câu 30. Khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì họ có
quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ.
Nhận định SAI.
Mọi trường hợp động vật rừng đe doạ xâm hại tài sản hoặc tính mạng của nhân dân phải áp
dụng trước các biện pháp xua đuổi, không gây tổn thương đến động vật rừng.
Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trực tiếp tấn công đe doạ đến tính mạng
nhân dân ở ngoài các khu rừng đặc dụng thì báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét,
quyết định cho phép được bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân. Chủ tịch UBND
cấp huyện phải trực tiếp chỉ đạo tổ chức việc bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
trong trường hợp này. Đối với 1 số động vật đặc biệt quý hiếm theo Khoản 2 điều 11 Nghị
định 32/2006 thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phép áp dụng biện pháp bẫy, bắn

tự vệ sau khi đã có sự đồng ý của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Tài
nguyên và môi trường.
CSPL: Khoản 1, Khoản 2 Điều 11 NĐ 32/2006
Câu 31. Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu.
Nhận định SAI
Chế độ sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản ngoài Nhà nước còn sở hữu của hộ gia đình, cá
nhân, tổ chức.


-

Sở hữu nhà nước: đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và
nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của Nhà nước.

-

Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình,
cá nhân, tổ chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được
Nhà nước giao hoặc cho thuê.

CSPL: Điều 3 Luật Thủy sản 2003.
Câu 32. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thuỷ sản gần bờ để
đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Nhận định SAI
Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thuỷ sản xa bờ để đảm bảo hiệu quả
kinh tế chứ không khuyến khích đánh bắt thủy sản gần bờ. Nếu khuyến khích hoạt động
đánh bắt thuỷ sản gần bờ, tổ chức, cá nhân sẽ khai thác nhiều dẫn đến khai thác quá mức
làm cạn kiệt và suy yếu hệ sinh thái gần bờ. Khi đánh bắt thuỷ sản xa bờ, nguồn thuỷ sản
dồi dào hơn, đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn mà còn giữ được nguồn thuỷ sản gần bờ.

CSPL: Điều 11, Điều 12 Luật Thuỷ sản 2003.
Câu 33. Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy
định của Luật thủy sản.
Nhận định SAI
Trường hợp cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử
dụng tàu cá thì không phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản.
CSPL: Khoản 1 Điều 16 Luật thủy sản 2003
Câu 34. Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước.
Nhận định SAI.
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển
thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử
dụng, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất;
mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
Theo đó tài nguyên nước là những dạng tồn tại cụ thể của nước ở một khâu nào đó
trong chu trình nước mà thôi (dạng lỏng). Tuy nhiên, không phải tất cả nguồn nước ở thể
lỏng đều là tài nguyên nước, ví dụ nước nóng, nước khoáng thiên nhiên do Luật Khoáng
sản điều chỉnh, nước đã qua khai thác, sử dụng cũng không phải là tài nguyên nước theo
quy định của Luật Tài nguyên nước.


CSPL: K1, K2 Đ2 Luật Tài nguyên nước, Điều 1 Luật Khoáng sản
Câu 35. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được
cơ quan có thẩm quyền cấp phép xả thải.
Nhận định SAI
Tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ
không phải xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước.
CSPL: Khoản 3, Khoản 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước.
Câu 36. Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai

thác tài nguyên nước.
Nhận định SAI.
Không phải mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước, mà các chủ thể khai thác tài nguyên nước chỉ phải nộp tiền trong các
trường hợp mà pháp luật quy định sau đây:
- Khai thác nước để phát điện có mục đích thương mại;
- Khai thác nước để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp;
- Khai thác nước dưới đất để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản
tập trung với quy mô lớn.
CSPL: Khoản 1 Điều 65 Luật tài nguyên nước 2012.
Câu 37. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản phải kí quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường theo quy định của pháp luật.
Nhận định SAI.
Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác
khoáng sản (Khoản 5 Điều 2 Luật Khoáng sản). Tổ chức, cá nhân chỉ phải kí quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
CSPL: Khoản 2 Điều 106 Luật BVMT, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 19/2015/NĐ-CP.
Câu 38. Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấu giá
quyền khai thác khoáng sản.
Nhận định SAI
Ngoài thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không
đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
CSPL: Khoản 1 Điều 36, Điểm a Khoản 2 Điều 40 Luật Khoáng sản 2010.


Câu 39. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương
nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó.
Nhận định SAI
Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản không có quyền

chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó mà chỉ có quyền chuyển nhượng
quyền khai thác khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Tổ chức, cá nhân nhận
chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới.
CSPL: Khoản 3 Điều 66 Luật Khoáng sản 2010



×