Báo cáo thực tập tốt nghiệp
BẢNG MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp cuối khóa là dịp giúp sinh viên tiếp cận được môi trường làm việc
thực tế tại cơ sở y tế, qua đó có điều kiện so sánh, đánh giá lý thuyết được học và thực
tiễn mà trọng tâm là kiến thức chuyên ngành.
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp từ ngày 09/01/2017 đến ngày 19/03/2016, em đã tìm
hiểu về nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu của Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu, cũng như khoa
Dược và bước đầu làm quen với công việc nhận biết và phân loại một số loại thuốc. Với
những kinh nghiệm quý báu mà các cô chú, anh chị ở đây chia sẻ đã giúp em hoàn thiện
dần những kĩ năng của mình. Những kết quả đạt được trong kì thực tập này là hành trang
vững chắc, là nền tảng giúp em tự tin vào công việc sau này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phan Thảo Thơ đã quan tâm, tận tình
hướng dẫn, Ban lãnh đạo bệnh viện thông qua Bs Bùi Long Dũng – Phó Giám Đốc Trung
tâm Y tế, Dược sĩ Phan Thị Thu Hương – Trưởng khoa Dược đã tiếp nhận và tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành tốt khóa thực tập của mình. Em xin cảm ơn các anh chị, tập
thể cán bộ nhân viên khoa Dược đã tận tình hướng dẫn, cho em cơ hội vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, thành thạo hơn trong một số kĩ năng nhận biết và phân loại thuốc.
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm y tế và trong báo cáo thực tập, em không thể
tránh khỏi nhiều thiếu sót và mắc lỗi. Kính mong các thầy cô giáo cũng như các cô chú,
các anh chị tại cơ sở thực tập thông cảm và mong mọi người có những ý kiến đóng góp để
em có thể sửa chữa và tiến bộ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:
Lớp: 13CHD
Ngành học: Hóa Dược
Khóa học: 2013 - 2017
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1. Mục đích: Ôn tập lại những kiến thức trong suốt thời gian học tại trường, đem những
kiến thức đó áp dụng vào thực tiễn trong ngành nghề. Tăng khả năng cọ xát, khả năng
làm việc trong cùng môi trường cũng như là nền tảng trong việc làm tương lai.
2. Yêu cầu: Đạt được những nội dung đã đề ra trong nội dung thực tập.
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Thời gian: 8 tuần từ ngày 9 tháng 1 năm 2017 đến ngày 19 tháng 3 năm 2017
2. Địa điểm: Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu
III. NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của khoa Dược – Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu.
- Tìm hiểu về cách sắp xếp, phân loại, xác định thành phần của một số loại thuốc, sinh
phẩm.
- Tìm hiểu về việc sử dụng an toàn hợp lí, có hiệu quả các loại thuốc, sinh phẩm.
- Tìm hiểu về một số tiêu chuẩn chất lượng của thuốc.
- Tìm hiểu về kho lưu trữ thuốc, yêu cầu chất lượng của kho lưu trữ.
- Làm việc theo sự phân công và hướng dẫn của cán bộ khoa Dược – Trung tâm y tế
Quận Liên Chiểu.
- Viết báo cáo thực tập.
IV. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Thời gian
Tuần 1:
Từ ngày 9/01/2017
đến ngày 15/01/2017
Tuần 2:
Từ ngày 16/01/2017
Nội dung công việc
Tham quan tìm hiểu quá trình hình thành
phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt
động, nhiệm vụ của Khoa Dược - Trung
tâm y tế Quận Liên Chiểu.
Tìm hiểu về an toàn, vệ sinh, nội quy trong
phòng làm việc của Khoa Dược.
đến ngày 22/01/2017
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tuần 3:
Từ ngày 06/02/2017
đến ngày 12/02/2017
Tuần 4:
Từ ngày 13/02/2017
đến ngày 19/02/2017
Tuần 5:
Từ ngày 20/02/2017
đến ngày 26/02/2017
Tuần 6:
Từ ngày 27/02/2017
đến ngày 05/03/2017
Tuần 7:
Nghiên cứu về cách sắp xếp, phân loại
thuốc, xác định được thành phần chính của
một số loại thuốc, hóa chất và sinh phẩm
theo sự hướng dẫn của cán bộ khoa Dược –
Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu.
Nghiên cứu quy trình lưu trữ, bảo quản
thuốc, hóa chất, sinh phẩm trong kho lưu
trữ.
Nghiên cứu các tiêu chuẩn trong kho lưu
trữ thuốc, các yêu cầu về bảo quản thuốc
theo sự hướng dẫn của cán bộ khoa Dược –
Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu.
Nghiên cứu các tiêu chuẩn để kiểm tra chất
lượng thuốc, sinh phẩm.
Nghiên cứu các thiết bị xử lí dụng cụ, các
thiết bị y tế theo sự hướng dẫn của cán bộ
khoa Dược – Trung tâm y tế Quận Liên
Chiểu.
Nghiên cứu về việc sử dụng an toàn, hợp lí,
có hiệu quả các loại thuốc, hóa chất và sinh
phẩm cho các khoa trong bệnh viện theo sự
hướng dẫn của cán bộ khoa Dược – Trung
tâm y tế Quận Liên Chiểu.
Viết và chỉnh sửa báo cáo thực tập.
Từ ngày 06/03/2017
đến ngày 12/03/2017
Tuần 8:
Từ ngày 13/03/2017
Nộp báo cáo cho cơ sở thực tập kiểm tra và
chấm điểm.
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đến ngày 19/03/2017
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Giới thiệu chung về Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu
1.1. Giới thiệu chung
- Bệnh viện:
Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
- Địa chỉ:
525 Tôn Đức Thắng, Quận Liên Chiểu
- Điện thoại:
05113.734.539
- Giường bệnh:
190 giường bệnh
- Email:
1.2. Sơ đồ tổ chức bệnh viện
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện 1
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 1.2 Sơ đồ bệnh viện đa khoa Quận Liên Chiểu
Hình 1.3 Sơ đồ vị trí phòng Khoa Dược
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.3. Thông tin lãnh đạo
Giám
đốc
: Ths
Bs
Lê
Văn
Điện thoại di động :
0985543019
Email :
Sỹ
1.3.1.
K
Phó
Giám
đốc
: Ths
Bs
Bùi
Long
Điện thoại di động :
0913415374
Email :
Dũng
Phó
Giám
đốc
: Bs CKI Phạm Phú
Điện thoại di động :
05113504258
Email :
Điềm
Phó
Giám
đốc
: Bs
CKI
Trần
Viết
Điện thoại di động :
0932688024
Email :
Tiến
hái quát chức năng của bệnh viện
- Xác định tầm quan trọng của y tế tuyến cơ sở (là tuyến gần dân nhất) nên TTYT Liên
Chiểu thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, các hoạt động chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân, chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo
công tác VSATTP trên địa bàn quận.
- Đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn quận và các quận lân
cận.
- Triển khai các kỹ thuật mới về mặt lâm sàng, cận lâm sàng để nâng cao chất lượng
khám điều trị bệnh nhân, nâng cao điều trị chuyên môn của Y, Bác sĩ, đảm bảo sự hài
lòng của người bệnh và góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
- Quan tâm và không ngừng củng cố, sắp xếp bộ máy nhân lực tại các tuyến từ bệnh viện
đến các trạm y tế để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Quan tâm xây dựng, kiện toàn và củng cố nhân lực tại 2 Đội y tế dự phòng (gồm đội
YTDP và đội CSSKSS) và 5 trạm y tế phường, củng cố mạng lưới cộng tác viên các
chương trình y tế tại cộng đồng, về cơ bản hoạt động đi vào nề nếp và đem lại hiệu quả
cao.
- Công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học thường
xuyên được quan tâm và chú trọng.
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu
1.4.1. Chức năng
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm
đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực
hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
1.4.2. Nhiệm vụ cụ thể
- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác khoa dược.
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cung ứng,
bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm trong bệnh viện.
- Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lí tiêu chuẩn kinh phí
sử dụng thuốc, hóa chất và sinh phẩm bảo đảm chính xác theo đúng các quy định hiện
hành.
- Kiểm tra việc bảo quản thuốc, xuất nhập thuốc, hóa chất và sinh phẩm đảm bảo chất
lượng theo đúng quy chế công tác khoa Dược và quy định của Nhà nước.
- Thông tin kịp thời các loại thuốc, hóa chất và sinh phẩm mới. Hướng dẫn sử dụng an
toàn hợp lí, có hiệu quả các loại thuốc, hóa chất và sinh phẩm cho các khoa trong bệnh
viện.
1.5. Cơ cấu của khoa Dược
1.5.1. Biên chế khoa Dược
Thực hiện theo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước.
Hiện nay khoa Dược Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu có .... cán bộ:
-
Dược sĩ đại học:
Dược sĩ chuyên khoa I:
Dược sĩ cao đẳng:
Dược sĩ trung cấp:
1.5.2.
0... người
0... người
0... người
0... người
Cơ cấu tổ chức khoa Dược
Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:
- Phòng hành chính.
- Kho nội trú: cấp phát thuốc cho các khoa phòng sử dụng cho bệnh nhân nội trú.
- Kho ngoại trú: cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú.
1.6. Chức năng nhiệm vụ của các chức danh trong khoa Dược
1.6.1. Chức năng, nhiệm vụ của trưởng khoa Dược
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa Dược.
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công tác
chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện.
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung
ứng, bảo quản và sử dụng thuốc.
- Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo, phối hợp với phòng Tài
chính – Kế toán thanh quyết toán, theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc đảm bảo
chính xác, theo đúng các quy định hiện hành.
- Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc đảm bảo chất lượng theo
đúng quy định hiện hành.
- Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
- Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sĩ trong khoa tham gia hội
chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.
- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho đồng nghiệp
và cán bộ tuyến dưới.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.
1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược
- Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm
sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.
- Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho
Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy
định này tại các khoa trong bệnh viện.
- Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
- Định kì kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.
- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
1.6.3. Chức năng và nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc
- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm
bảo an toàn của khoa.
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho,
khoa Dược.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa
Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp
phát thuốc.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho
các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khác
Thực hiện theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược.
1.7. Quy trình vệ sinh tại khoa Dược
1.7.1. Mục đích, yêu cầu
Hướng dẫn vệ sinh, nhằm đảm bảo phòng làm việc và kho thuốc luôn sạch sẽ, gọn gàng.
1.7.2. Phạm vi áp dụng
Cơ sở vật chất, nhà cửa và các giá kệ, vật đựng chứa thuốc, dụng cụ ra lẻ thuốc.
1.6.4.
1.7.3. Đối tượng thực hiện
- Dược sĩ cấp phát thuốc.
- Nhân viên khoa dược.
- Cán bộ phụ trách dược.
1.7.4. Nội dung quy trình
1.7.4.1. Hàng ngày (trước giờ làm việc buổi sáng)
Dược sĩ cấp phát thuốc
- Làm sạch nền nhà từ trong ra ngoài và khu vực trước kho thuốc.
- Lau tủ đựng thuốc, kệ đựng thuốc, các ngăn đựng thuốc.
- Thường xuyên làm vệ sinh các dụng cụ lấy thuốc: khay đếm thuốc,…
- Lau sạch bàn ghế, vật dụng khác,…
- Chuẩn bị các trang thiết bị làm việc, phục vụ cho quá trình cấp phát thuốc.
- Sắp xếp, điều chỉnh hàng hóa gọn gàng.
- Vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc.
Nhân viên hành chính khoa Dược
- Vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc.
- Lau sạch bàn ghế, vật dụng khác : máy vi tính, máy in,…
Cán bộ phụ trách dược
- Theo dõi kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
1.7.4.2. Hàng tuần
- 6h30 thứ 6 hàng tuần.
1.7.4.2.1. Nhân viên khoa dược tổng vệ sinh
- Lau sạch các cánh cửa.
- Quét (hoặc lau) bụi, bẩn, mạng nhện trên tường, trần,…
- Dùng khăn khô hoặc khăn ấm: lau sạch các thiết bị điện: quạt cây, điều hòa,…
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.7.4.2.2. Cán bộ phụ trách dược
- Tham gia làm tổng vệ sinh cuối tuần.
CHƯƠNG 2: MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG THỰC TẬP
Trong thời gian thực tập: từ ngày 09/01/2017 đến ngày 19/03/2017 tại khoa Dược Trung
tâm Y tế Quận Liên Chiểu.
1.8. Mục đích thực tập
- Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động của Bệnh viện và
của khoa Dược.
- Ôn tập lại những kiến thức trong suốt thời gian học tại trường, đem những kiến thức đó
áp dụng vào thực tiễn trong ngành nghề.
- Tăng khả năng cọ xát, khả năng làm việc trong cùng môi trường cũng như là nền tảng
trong việc làm tương lai.
1.9. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của khoa Dược – Trung tâm y tế Quận Liên Chiểu.
- Tìm hiểu về cách sắp xếp, phân loại, xác định thành phần của một số loại thuốc, sinh
phẩm.
- Tìm hiểu về việc sử dụng an toàn hợp lí, có hiệu quả các loại thuốc, sinh phẩm.
- Tìm hiểu về một số tiêu chuẩn chất lượng của thuốc.
- Tìm hiểu về kho lưu trữ thuốc, yêu cầu chất lượng của kho lưu trữ.
- Làm việc theo sự phân công và hướng dẫn của cán bộ khoa Dược – Trung tâm y tế
Quận Liên Chiểu.
- Viết báo cáo thực tập.
1.10.
1.10.1.
Nội dung công việc cụ thể
Kho thuốc
Tham quan kho, tìm hiểu cách sắp xếp, thứ tự sắp xếp thuốc trong kho.
Thuốc trong kho đảm bảo 100% chất lượng cảm quan thuốc nhận vào khoa Dược và
thường xuyên kiểm tra chất lượng thuốc định kì.
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tìm hiểu công dụng một số loại thuốc tại kho.
Hỗ trợ các anh chị cấp phát thuốc cho các khoa phòng dưới sự hướng dẫn.
1.10.1.1. Nội quy kho thuốc
- Trong khi làm việc phải mặc áo Blouse và đeo bảng tên đúng quy định.
- Thuốc trong kho phải để trên giá kệ, sắp xếp khoa học, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
Đảm bảo mỹ quan và phải thực hiện 5 chống:
+ Nhầm lẫn
+ Quá hạn
+ Mối mọt, chuột, dán…
+ Trộm cắp
+ Thảm họa (cháy nổ, ngập lụt)
- Thực hiện tốt qui chế đảm bảo chất lượng thuốc, không có thuốc kém chất lượng, thuốc
-
bị đình chỉ lưu hành và thuốc quá hạn dùng trong kho.
Thực hiện tốt công tác đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý, đúng theo quy chế dược.
Phải thông báo thuốc mới, thuốc hết, thuốc thay thế cho các bác sỹ kịp thời.
Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu khi giao thuốc cho khoa điều trị, khi xuất nhập.
Người không có nhiệm vụ không được cho vào kho thuốc.
Nghiêm cấm việc cho cá nhân mượn thuốc.
Hàng ngày kiểm tra đối chiếu số lượng xuất với tài vụ kịp thời, hàng tháng có báo cáo
đúng thời gian quy định.
- Trước khi ra về phải tắt điện, quạt, điều hòa,…và khóa cửa niêm kho cẩn thận.
Sơ đồ kho nội trú
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CỬẢ KHO
BÀN VI TÍNH
BÀN CẤP THUỐC
KỆ
THUỐC
CHỐNG
NHIỄM
KHUẨN
TỦ
THUỐC
CHƯƠN
G TRÌNH
KỆ
THUỐC
TIM
MẠCH,
HUYẾT
ÁP, HẠ
ĐƯỜNG
HUYẾT
KỆ VẬT
TƯ Y
TẾ
KHU
DỊCH
TRUYỀN
BÀN LÀM VIỆC
KỆ
THUỐC
ỐNG
KỆ
VITAMIN
VÀ CÁC
CHẤT VÔ
CƠ
BẪY CHUỘT
KỆ ĐƯỜNG HÔ HẤP
TỦ LẠNH
TỦ THUỐC GÂY NGHIỆN HƯỚNG THẦN
ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Hình 2.1 Sơ đồ kho nội trú
Sơ đồ kho ngoại trú
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
KHO DỰ TRỮ
BÀN VI TÍNH
KHÁNG SINH
BÀN PHÁT
THUỐC LẺ
KHÁNG SINH
KHÁNG SINH
HẠ NHIỆT
GIẢM ĐAU
KHÁNG NẤM
VI RÚT
HUYẾT ÁP
ĐƯỜNG HUYẾT
TIM MẠCH
VITAMIN
ĐƯỜNG RUỘT
VẬT TƯ
THUỐC ỐNG
BẪY CHUỘT
Hình 2.2 Sơ đồ kho ngoại trú
Các yêu cầu bảo quản thuốc trong kho
- Kho được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển bảo
vệ.
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Điều kiện bảo quản thuốc phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Bảo quản trong điều
kiện khô, thoáng và nhiệt độ từ 15 - 25˚C hoặc tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt
độ có thể lên đến 30˚C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và
các dấu hiệu nhiễm khác. Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản
ở điều kiện bình thường ở nhiệt độ 30˚C và độ ẩm không quá 70%. Có nhiều loại thuốc
phải bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 2 - 8˚C như huyết thanh kháng độc tố uốn
ván (SAT)…
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn.
- Kho được trang bị quạt thông gió, đồng hồ nhiệt kế, ẩm kế, có đủ giá kệ, tủ để xếp
thuốc, đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy.
Hình 2.3 Kho nội trú
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.4
Đồng hồ nhiệt
kế, ẩm kế
1.10.2. Cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lí, có hiệu quả trong bệnh viện
Gồm có 5 nội dung cụ thể liên quan đến sử dụng thuốc an toàn, hợp lí:
- Hiệu quả: là khả năng khỏi bệnh tốt, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi bệnh cao.
- An toàn: là khả năng xuất hiện các tác dụng không mong muốn thấp nghĩa là tỷ lệ hiệu
quả/nguy cơ rủi ro cao.
- Tiện dụng (dễ sử dụng): tiện dụng hay dễ sử dụng bao gồm cách đưa thuốc, số lần dùng
thuốc trong ngày…phù hợp, càng đơn giản càng tốt.
- Kinh tế (rẻ nhất so với các thuốc đã đạt 3 tiêu chuẩn trên): kinh tế có thể tính theo chi
phí tiền của một loại thuốc đó cho một ngày điều trị hoặc cho cả liệu trình điều trị. Giá
thuốc có thể chọn là thuốc sản xuất trong nước hoặc ngoại nhập.
- Sẵn có: nghĩa là thuốc phải có cơ sở điều trị, như vậy là phải ưu tiên cho những thuốc
nằm trong danh mục thuốc thiết yếu.
1.10.3. Tìm hiểu công dụng 1 số loại thuốc tại kho nội trú
Thuốc Klamentin 250
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.5 Thuốc KLAMENTIN 250
Thành phần:
Mỗi viên nang mềm chứa:
- Amoxicilin ( dưới dạng amoxicillin trihydrat) …. 250 mg
- Acid clavulanic ( dưới dạng kali clavulanat) ….. 31,25 mg
- Tá dược vừa đủ…………………………………... 1 gói
Dạng bào chế:
Thuốc cốm pha hỗn dịch uống.
Quy cách đóng gói:
Hộp 24 gói × 1 g.
Dược lực học:
Amoxicilin là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ beta – lactam có phổ diệt
khuẩn rộng đối với nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm do ức chế tổng hợp thành tế
bào vi khuẩn. Nhưng vì amoxicilin dễ bị phá hủy bởi beta – lactamase, do đó amoxicilin
không có tác dụng đối với những chủng vi khuẩn sản sinh ra các enzym này.
Acid clavulanic có cấu trúc beta – lactam gần giống với penicilin có khả năng ức chế
betalactamase do phần lớn các vi khuẩn Gram âm và Staphylococcus sinh ra. Đặc biệt,
acid clavulanic có tác dụng ức chế mạnh các beta – lactamase truyền qua plasmid gây
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
kháng các penicilin và các cephalosporin. Sự kết hợp acid clavulanic và amoxicilin trong
Klamentin giúp cho amoxicilin không bị beta – lactamase phá hủy, đồng thời mở rộng
thêm phổ kháng khuẩn của amoxicilin một cách hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn thông
thường đã kháng lại amoxicilin, kháng các penicilin khác và các cephalosporin.
Dược động học:
Amoxcilin và acid clavulanic đều hấp thu dễ dàng qua đường uống. Đạt nồng độ tối đa
trong huyết thanh sau 1 – 2 giờ. Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và
tốt nhất là uống ngay trước bữa ăn. Sinh khả dụng đường uống của amoxcilin là 90% và
của acid clavulanic là 75%. Thời gian bán thải của amoxcilin trong huyết thanh là 1 – 2
giờ và của acid clavulanic là khoảng 1 giờ. 55 – 70% amoxcilin và 30 – 40% acid
clavulanic được thải qua nước tiểu dưới dạng hoạt động. Probenecid kéo dài thời gian đào
thải của amoxcilin nhưng không ảnh hưởng đến sự đào thải của acid clavulanic.
Chỉ định:
Điều trị ngắn hạn các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, đường tiết niệu, da và mô
mềm, xương và khớp. Klamentin có tính diệt khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn kể cả các
dòng tiết beta – lactamase đề kháng với ampicilin và amoxcilin.
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với các penicillin và cephalosporin. Suy gan nặng, suy thận nặng. Tiền sử bị
vàng da hay rối loạn chức năng gan khi dùng penicilin. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm
khuẩn.
Thận trọng:
Nên điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Điều trị kéo dài có thể gây bội nhiễm.
Phụ nữ có thai và cho con bú:
Chưa có bằng chứng nào về tác dụng có hại cho thai nhi, tuy nhiên trong thời kì mạng
thai chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết. Nên thận trọng dùng thuốc trong thời kì cho con
bú.
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lái xe và vận hành máy móc:
Hiếm khi có tác động ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc:
Probenecid làm giảm sự bài tiết amoxcilin ở ống thận, dó đó làm gia tăng nồng độ
amoxcilin trong máu. Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và đông máu. Thuốc
có thể làm giảm tác động của thuốc ngừa thai bằng đường uống.
Tác dụng không mong muốn:
Thường gặp: Tiêu chảy, nôn, buồn nôn.
Ít gặp: Tăng bạch cầu ái toan. Viêm gan, vàng da ứ mật. Ngứa, ban đỏ, phát ban.
Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, phù Quincke, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan
máu, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens – Johnson. Viêm thận kẽ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Quá liều và cách xử trí:
Dùng quá liều, thuốc ít gây ra tai biến vì được dung nạp tốt ngay cả ở liều cao.
Tuy nhiên, những phản ứng cấp xảy ra phụ thuộc vào tình trạng quá mẫn của từng cá thể.
Nguy cơ tăng kali huyết khi dùng liều rất cao vì acid clavulanic được dùng dưới dạng
muối kali. Có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại thuốc ra khỏi tuần hoàn.
Liều dùng và cách dùng:
Hòa thuốc với lượng nước vừa đủ ( khoảng 5 – 10 ml nước cho 1 gói), khuấy đều
trước khi uống.
Liều dùng được tính theo amoxcilin. Uống thuốc ngay trước bữa ăn để giảm thiểu hiện
tượng không dung nạp thuốc ở dạ dày – ruột.
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên:
- Viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn nặng: 45 mg/kg
thể trọng/ ngày, chia làm 2 lần.
- Nhiễm khuẩn nhẹ: 25 mg/kg thể trọng/ ngày, chia làm 2 lần.
Thời gian điều trị kéo dài từ 5 – 10 ngày. Điều trị không được vượt quá 14 ngày mà
không khám lại.
Đối với người suy thận:
Độ thanh thải creatinin > 30 ml/ phút: Không cần điều chỉnh liều.
Độ thanh thải creatinin từ 10 đến 30ml/ phút: 25 mg/ kg thể trọng, 2 lần mỗi ngày.
Độ thanh thải creatinin < 10 ml/ phút: 25 mg/ kg thể trọng/ ngày.
Thẩm phân máy: 25 mg/ kg thể trọng/ ngày; thêm một liều bổ sung 12,5 mg/ kg thể trọng
sau khi thẩm phân; tiếp sau đó là 25 mg/ kg thể trọng/ ngày.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.
Tiêu chuẩn: TCCS.
Thuốc nhỏ mắt Biloxcin Eye
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 2.6 Thuốc nhỏ mắt Biloxcin Eye
Thành phần:
Ofloxacin………………………15 mg
Tá dược vđ……………………..5 ml
(Tá dược: EDTA, Thimerosal, Manitol, Natri acetat, acid acetic băng, NaOH, Nước cất
pha tiêm).
Dạng bào chế:
Dung dịch nhỏ mắt.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 lọ × 5 ml.
Dược lực học:
Ofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon, có phổ kháng khuẩn rộng
Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenza, Neisseria spp,
Staphylococcus, streptococcus pneumonia.
Ofloxacin có tác dụng diệt khuẩn, cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ. Giống như các
thuốc quinolone kháng khuẩn khác, ofloxacin ức chế DNA – gyrase là enzyme cần thiết
trong quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.
Dược động học:
Ofloxacin được hấp thu qua giác mạc vào trong thủy dịch. Hấp thu tăng lên khi mắt bị
viêm hay có khiếm khuyết biểu mô. Phân bố của ofloxacin vào trong mô và dịch mắt
chưa được mô tả đầy đủ. Các đặc tính về chuyển hóa và thải trừ chưa được giải thích đầy
đủ. Nhỏ 1 giọt ofloxacin 0,3% 4 lần/ ngày trong 3 ngày ở người khỏe mạnh, thời gian bán
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thải của thuốc trong màng nước mắt khoảng 226 phút.
Chỉ định:
Điều trị các bệnh viêm kết mạc, loét giác mạc do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với
Ofloxacin.
Liều lượng và cách dùng:
• Liều dùng:
- Viêm kết mạc: 2 ngày đầu nhỏ 1 – 2 giọt/ 4 giờ. Sau đó nhỏ mỗi lần 1 giọt × 4 lần/
ngày trong 5 ngày nữa.
- Loét giác mạc: 2 ngày đầu 1 – 2 giọt/ 30 phút vào ban ngày và sau khi ngủ 4 – 6 giờ,
sau đó nhỏ 1 – 2 giọt/ 1 giờ vào ban ngày trong khoảng 7 ngày cho đến khi khỏi bệnh
nhỏ 1 – 2 giọt × 4 lần/ ngày.
- Có thể tăng giảm liều tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn và theo chỉ định của Bác sĩ.
Cách dùng:
Rửa tay sạch trước khi nhỏ thuốc.
Để đầu lọ thuốc cách lông mi vài centimec để tránh nhiễm bẩn.
Không nên nhỏ đồng thời nhiều thuốc nhỏ mắt, với mỗi thuốc tốt nhất nên cách nhau
khoảng 30 phút.
- Dùng thuốc trong vòng 15 ngày sau khi mở nắp.
•
-
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Thận trọng:
- Tránh dùng đồng thời với thuốc nhỏ mắt chứa các kháng sinh khác.
- Không nên dùng kính áp tròng khi dùng thuốc.
- Ofloxacin có thể làm phát triển quá mức các chủng vi khuẩn không nhạy cảm, kể cả
nấm. Cần ngưng sửa dụng và dùng thuốc khác thay thế.
Tương tác thuốc:
Chưa có nghiên cứu đặc hiệu về tương tác thuốc được thực hiện với Ofloxacin nhỏ mắt.
Nếu dùng đồng thời nhiều thuốc nhỏ mắt nên dùng mỗi thuốc cách nhau khoảng 30 phút.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
- Phụ nữ có thai không được dùng.
- Phụ nữ đang cho con bú nếu không thay thế được Ofloxacin bằng các kháng sinh khác
nên ngừng cho con bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy:
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Không có ảnh hưởng nào khi lái xe và vận hành máy.
Tác dụng không mong muốn của thuốc:
- Cảm giác khó chịu hay nóng rát tại chỗ thoáng qua.
- Cay, đỏ mắt, phù mặt quanh mắt, tăng cảm giác, sợ ánh sáng, nhìn mờ, chảy nước mắt,
khô mắt, đau mắt.
- Một số tác dụng phụ toàn thân đã thấy có báo cáo như buồn nôn, hội chứng Stevens –
Johnson.
Quá liều và cách xử trí:
- Không được sử dụng quá liều chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Khi quá liều tại chỗ nhỏ mắt có thể dùng nước ấm để rửa mắt.
Hạn dùng:
24 tháng kể từ ngày sản xuất.Bảo quản nơi khô mát, dưới 30o C, tránh ánh sáng.
Lục vị địa hoàng
Hình 2.7 Lục vị địa hoàng
Trình bày:
Hộp 1 vỉ × 10 viên hoàn mềm.
Thành phần: cho 1 viên hoàn 10 gam:
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata) 1,15 g
Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae pesimilis)
0,96 g
Sơn thù (Fructus Corni officinalis)
0,71 g
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae Suffruticosae)
0,71 g
Phục linh (Poria)
0,71 g
Trạch tả ( Rhizoma Alismatis)
0,71 g
Tá dược (Mật ong) vđ
1 viên
Công dụng:
Tư âm bổ thận. Dùng trong trường hợp thận âm suy tổn, thân hình gầy yếu, chóng mặt ù
tai, lưng gối mềm yếu, cốt chưng, di tinh, mồ hôi trộm, người khô háo.
Liều dùng – Cách dùng:
Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 viên hoàn.
Chống chỉ định:
Người thể hàn, tỳ vị hư hàn.
Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng:
Không dùng trong các trường hợp sau: Ăn không tiêu, đại tiện lỏng do hư hàn, cảm sốt,
phụ nữ có thai, người đái tháo đường.
Tác dụng phụ:
Chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ của thuốc gây nên.
Nếu có bất thường khi dùng cần ngừng ngay và báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ biết để xử lý.
Sử dụng quá liều:
Tuy thuốc không độc, nhưng không được sử dụng quá liều chỉ định.
Tác động của thuốc khi lái xe và vẫn hành máy móc:
Có thể dùng được thuốc khi đang lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác với các thuốc khác, các dạng tương tác khác:
Chưa phát hiện tương tác của thuốc với các thuốc khác.
Tiêu chuẩn: TCCS.
Bảo quản: Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 0C, tránh ánh sáng.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Vinpha E 400 IU
Hình 2.8 Vinpha E 400 IU
Thành phần:
Mỗi viên nang mềm chứa:
Vitamin E (dl – alpha tocopherol acetat) 400 U.I
Tá dược ( dầu đậu nành, dầu cọ, sáp ong trắng, lecithin, gelatin, glycerin, nước tinh khiết,
Sorbitol, methyl paraben, propyl paraben, ethyl vanillin, titan dioxyd, natri benzoate
vđ…..1 viên).
Dạng bào chế: Viên nang mềm.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ × 10 viên nang mềm.
Hộp 3 vỉ × 10 viên nag mềm.
Tính chất:
Vai trò chủ yếu của vitamin E là ngăn chặn sự oxy hóa các acid béo chưa no, phản ứng
bẫy các gốc tự do trong cơ thể. Vì vậy, ngoài việc làm mất các triệu chứng do thiếu
vitamin E, vitamin E còn được dùng chống lão hóa, ngăn ngừa các tình trạng bệnh lý gây
ra bởi các sản phẩm peroxy hóa, các gốc tự do.
Trong cơ thể, khi các gốc tự do tăng sinh nhiều (bởi tác động điều kiện môi trường sống,
GVHD: Th.s Phan Thảo Thơ
Trang 25