Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GDCD LỚP 10 GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP BÀI 15 CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.32 KB, 12 trang )

BÀI THAM DỰ CUỘC THI “DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC”
I. Chủ đề
Sử dụng kiến thức các môn Địa lý, Sinh học, Hóa học, giáo dục kỹ năng
sống, giáo dục pháp luật qua nội dung Tiết 31 - Bài 15: Công dân với một số vấn đề
cấp thiết của nhân loại (GDCD lớp 10)
II. Mục tiêu dạy học
1. Môn GDCD
1.1. Kiến thức
Học sinh nắm được:
- Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và công dân học sinh nói riêng
trong việc tham gia góp phần giải quyết những vấn đề đó.
1.2. Kĩ năng
- Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần vào
việc bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh
hiểm nghèo.
1.3. Thái độ
- Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; ủng hộ
những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay do
nhà trường, địa phương tổ chức.
2. Môn Địa lí
2.1. Kiến thức
Học sinh nắm được:
- Môi trường là gì? Các yếu tố của môi trường, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi
trường.
- Thế nào là bùng nổ dân số. Ảnh hưởng của bùng nổ dân số đến sự phát triển
kinh tế - xã hội.
2.2. Kĩ năng
- Phân biệt được các yếu tố môi trường, môi trường tự nhiên và môi trường nhân
tạo.


- Kỹ năng phân tích biểu đồ và rút ra nhận xét về sự gia tăng dân số.
2.3. Thái độ
1


- Học sinh hứng thú và tích cực tiếp thu bài, biết liên kết giữa hai môn GDCD và
Địa lý trong việc giải quyết các tình huống liên quan.
3. Môn Sinh học
3.1. Kiến thức
Học sinh nắm được
- Các dịch bệnh hiểm nghèo là bệnh truyền nhiễm.
- Tác nhân, phương thức lây truyền và các con đường lây truyền dịch bệnh hiểm
nghèo.
3.2. Kĩ năng
- Phân biệt được các dịch bệnh hiểm nghèo là dịch bệnh truyền nhiễm với các
bệnh hiểm nghèo khác.
- Biết cách phòng, tránh các dịch bệnh hiểm nghèo.
3.3. Thái độ
- Học sinh hứng thú và tích cực tiếp thu bài, biết liên kết giữa hai môn GDCD và
Sinh học việc tìm hiểu về dịch bệnh hiểm nghèo.
4. Môn Hóa học
4.1. Kiến thức
Học sinh nắm được:
- Sự kết hợp của các chất hóa học dẫn đến các hiện tượng mưa a-xít, mưa lưu
huỳnh, tầng ozon bị thủng.
- Sự ảnh hưởng của các hiện tượng đó đến môi trường và sự sống của con người.
4.2. Kĩ năng
- Giải thích được các hiện tượng mưa a-xít, mưa lưu huỳnh, mưa đá xảy ra.
4.3. Thái độ
- Học sinh hứng thú và tích cực tiếp thu bài, biết liên kết giữa hai môn GDCD

và Hóa học trong giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường.
5. Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật
5.1. Kiến thức
Học sinh nắm được:
- Các kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về ô nhiễm môi
trường, dịch bệnh; kỹ năng ra quyết định và giải quyết trong tình huống cần giải quyết
để bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh
hiểm nghèo; kỹ năng tư duy phê phán hành vi gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch
bệnh.
2


- Những hiểu biết cơ bản về Luật bảo vệ môi trường, Luật hôn nhân và gia đình,
Pháp lệnh về dân số, Luật phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, Luật bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe.
5.2. Kĩ năng
Biết cách từ chối những biểu hiện không phù hợp trong việc bảo vệ môi trường,
bảo vệ sức khỏe, sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. Tích cực hưởng
ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe.
5.3. Thái độ
Học sinh hứng thú và tích cực tiếp thu bài, biết sử dụng kiến thức môn GDCD
với các kiến thức về pháp luật và kĩ năng sống.
III. Đối tượng dạy học của dự án
- Số lớp thực hiện : 1 lớp (Lớp 10A-Trường THPT Lộc Bình – Huyện Lộc Bình –
Tỉnh Lạng Sơn)
- Số lượng học sinh: 35
- Khối lớp : 10
- Thời lượng : 1 tiết (45 phút).
IV. Ý nghĩa của dự án
Dự án giúp học sinh có cách nhìn toàn diện về ba vấn đề là sự bùng nổ dân số, ô

nhiễm môi trường, dịch bệnh hiểm nghèo dựa trên cơ sở kiến thức của nhiều môn học,
đó là:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của
công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số gắn liền với thực tiễn ở Việt Nam.
- Nắm được những kiến thức cơ bản về môi trường, ô nhiễm môi trường và trách
nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. Liên hệ việc bảo vệ môi trường ở nơi
ở, trường lớp và nơi công cộng.
- Biết được một số dịch bệnh hiểm nghèo, cách thức lây lan và các biện pháp
phòng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.
- Có những kỹ năng sống cơ bản để bảo vệ bản thân, nâng cao trách nhiệm của
bản thân với cộng đồng.
- Có những hiểu biết cơ bản về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước ta về vấn đề dân số, môi trường và dịch bệnh hiểm nghèo.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực tìm kiếm, khai thác thông tin, tài liệu phục
vụ học tập.
V. Thiết bị dạy học, học liệu
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, một số nội dung bài học trình chiếu trên powerpoint.
3


- Nhiệm vụ giao cho học sinh tìm hiểu: sử dụng phương pháp dạy học dự án.
+ Sự bùng nổ về dân số, hậu quả và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế
sự bùng nổ dân số. Liên hệ ở Việt Nam. Tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình, chính
sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
+ Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi
trường. Liên hệ việc tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, trường học... Giải thích
được một số hiện tượng xảy ra như mưa a-xít, mưa lưu huỳnh, mưa đá... Tìm hiểu Luật
Bảo vệ môi trường.
+ Những dịch bệnh hiểm nghèo, cách thức lây lan, các biện pháp phòng ngừa,

đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo – bệnh truyền nhiễm...
- Một số địa chỉ trang web giúp học sinh tìm kiếm tài liệu để phục vụ bài học:
+
+ />+ Sách giáo khoa GDCD 10, Địa lý 10, Sinh học 10, Hóa học 10, Luật bảo vệ
môi trường, Luật Hôn nhân và gia đình, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, Luật
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe...
2. Học sinh
- Đọc các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung nhiệm vụ học tập của nhóm:
sách giáo khoa GDCD 10, Địa lý 10, Sinh học 10, Hóa học 10, Luật bảo vệ môi trường,
Luật Hôn nhân và gia đình, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, Luật bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe...
- Có máy tính kết nối mạng để hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên các trang mạng và
thực hiện nhiệm vụ học tập bằng trình chiếu trên powerpoint.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Thời
lượng

Hoạt động
Hoạt động
Nội dung
của giáo viên
của học sinh
Chia lớp thành 03
nhóm và thực hiện
Hoạt động nhóm theo
nội dung học tập
chủ đề được phân công,
theo chủ đề được
giúp nhau để hoàn
giao.

thành nhiệm vụ học tập.
Thời
gian
giao
nhiệm vụ học tập,
ngày 03/01/2017
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc
hạn chế sự bùng nổ về dân số (Nội dung sử dụng kiến thức môn Địa lí, Sinh học, giáo
dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật)
4


10’

GV: Tổ chức cho học
sinh các nhóm trình
bày nội dung được
phân công.

Nhận xét bảng số liệu
và lược đồ về sự bùng
nổ về dân số (Sử dụng
kiến thức môn Địa lí để
phân tích và nhận xét
bảng số liệu, biểu đồ,
lược đồ.)

? Tại sao sự bùng nổ về
dân số lại dẫn đến hiện
tượng suy thoái giống

nòi? (Sử dụng kiến
thức môn Sinh học để
giải thích)

Nhóm 1: Nhận xét, nêu hậu
quả và các biện pháp hạn
chế sự bùng nổ về dân số
(Trình
chiếu
trên
powerpoint).
- Nêu nhiệm vụ học tập của
nhóm Slides 1, 2
- Nhận xét về tình hình tăng
dân số thông qua biểu số
liệu và khái niệm về sự
bùng nổ về dân số Slides 3.
- Một số hình ảnh về bùng
nổ dân số Slides 4.
- Quan sát lược đồ về tỉ suất
gia tăng dân số tự nhiên thế
giới hàng năm, thời kì
2000–2005 (%) Slides 5.
- Nhận xét về các khu vực
có tỉ suất gia tăng dân số tự
nhiên Slides 6.
- Hậu quả của sự gia tăng
dân số Slides 7. (Minh họa
bằng sơ đồ).
- Một số hình ảnh về bùng

nổ dân số Slides 8.
- Trách nhiệm của công dân
trong việc hạn chế sự bùng
nổ về dân số Slides 9.
- Lời kết Slides 10.

? Em có những hiểu
biết gì về Luật Hôn
nhân và gia đình năm
2014, chính sách dân
số - kế hoạch hóa gia
đình của Nhà nước?
? Để góp phần hạn chế
sự bùng nổ về dân số,
theo em cần có những
giải pháp gì? (Giáo
dục pháp luật, giáo
5

1. Sự bùng nổ về dân số và
trách nhiệm của công dân
trong việc hạn chế sự bùng
nổ về dân số:
a. Sự bùng nổ về dân số:
- Khái niệm: Bùng nổ về
dân số là sự gia tăng dân số
quá nhanh trong một thời
gian ngắn, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến mọi mặt của
đời sống xã hội.


- Hậu quả của sự bùng nổ về
dân số:
+ Kinh tế: Làm phá vỡ các
yếu tố cân bằng của tự
nhiên, xã hội; suy thoái trầm
trọng nền kinh tế quốc dân.
+ Xã hội: Gây ra nạn đói,
dịch bệnh, thất nghiệp, thất
học; Suy thoái giống nòi;
+ Môi trường: Làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên, ô nhiễm
môi trường...
b. Trách nhiệm của công
dân trong việc hạn chế sự
bùng nổ về dân số:
- Nghiêm chỉnh thực hiện
Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 và chính sách dân
số - kế hoạch hóa gia đình
của Nhà nước.
- Tích cực tuyên truyền, vận
động gia đình và mọi người
xung quanh thực hiện tốt


dục kỹ năng sống)
- Các nhóm khác chú ý lắng Luật Hôn nhân và gia đình
Liên hệ:
nghe

năm 2014 và chính sách dân
? Nhận xét tốc độ gia
số - kế hoạch hóa gia đình
tăng dân số của Việt
của Nhà nước.
Nam. Hậu quả của sự
gia tăng dân số và biện - Các thành viên trong
pháp khắc phục.
nhóm và nhóm khác bổ
Sau khi học sinh trình sung, phản hồi lại các thông
bày xong, các nhóm tin của nhóm 1 đã trình bày.
khác bổ sung hoặc có ý
kiến phản hồi, GV
nhận xét, bổ sung
thông tin, giải thích và
chốt lại nội dung kiến
thức “Sự bùng nổ dân
số và trách nhiệm của
công dân trong việc
hạn chế sự bùng nổ về
dân số”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc
bảo vệ môi trường (Nội dung có sử dụng kiến thức môn Địa lí, Hóa học, giáo dục kỹ
năng sống, giáo dục pháp luật)
10’
GV: Tổ chức cho học Nhóm 2 trình bày phần 2. Ô nhiễm môi trường và
sinh các nhóm trình nhiệm vụ học tập trên trách nhiệm của công dân
bày nội dung được powerpoint.
trong việc bảo vệ môi
phân công.

- Nêu nhiệm vụ học tập trường:
Slides 1.
a. Ô nhiễm môi trường:
- Môi trường là gì và môi - Môi trường sống của con
Khái niệm môi trường trường bao gồm những yếu người là tất cả hoàn cảnh
và các yếu tố của môi tố nào? Slides 2.
bao quanh con người, có ảnh
trường (Sử dụng kiến
hưởng đến sự sống và phát
thức môn Địa lý).
triển của con người, đến
chất lượng cuộc sống của
con người.
- Ô nhiễm môi trường là sự
làm thay đổi tính chất của
môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường.
- Hình ảnh về môi trường tự - Môi trường bao gồm các
nhiên Slides 3.
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật
- Hình ảnh về môi trường chất nhân tạo quan hệ mật
nhân tạo Slides 4.
thiết với nhau, bao quanh
con người như: đất, nước,
6


Thực trạng môi trường - Thực trạng môi trường
hiện nay (Sử dụng kiến hiên nay, nguyên nhân và
thức môn Địa lý)

hậu quả Slides 5, 6, 7, 8 (Có
hình ảnh minh họa).

? Nguyên nhân dẫn đến
các hiện tượng mưa axít, mưa lưu huỳnh,
mưa đá là gì? (Sử dụng
kiến thức môn Hóa học
để giải thích)
? Nguyên nhân dẫn đến
tầng ozon bị thủng là
gì? (Sử dụng kiến thức
môn Hóa học để giải
thích)

- Giải thích nguyên nhân
gây ra hiện tượng mưa a-xít
Slide 9.

- Bảo vệ môi trường và
trách nhiệm của công dân
trong việc bảo vệ môi
trường Slides 10.

- Một số hình ảnh về các
hoạt động bảo vệ môi
trường Slides 11.
- Thông điệp và lời kết
Slides 12.
? Nếu em gặp trường - Các nhóm khác chú ý lắng
hợp xe trở rác đổ nghe

7

khí quyển, tài nguyên các
loại trong lòng đất, dưới
biển, trên rừng... có ảnh
hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên
nhiên.
- Thực trạng môi trường
hiện nay:
+ Môi trường đất, nước,
không khí: đều bị ô nhiễm
nặng nề;
+ Tài nguyên rừng, biển,
khoáng sản, các giống loài
động thực vật: ngày một cạn
kiệt do khai thác bừa bãi;
+ Thời tiết, khí hậu: thay đổi
thất thường, hạn hán kéo
dài; mưa lớn, bão lụt bất ngờ
ập đến; mưa đá, mưa lưu
huỳnh, mưa a-xít xảy ra
nhiều, tầng ozon bị thủng,
trái đất có xu hướng ấm dần
lên...
b. Trách nhiệm của công
dân trong việc bảo vệ môi
trường:
- Bảo vệ môi trường thực

chất là khắc phục mâu thuẫn
nảy sinh trong quan hệ giữa
con người với tự nhiên, làm
thế nào để hoạt động của
con người không phá vỡ các
yếu tố cân bằng của tự
nhiên.
- Bảo vệ môi trường là trách
nhiệm của toàn nhân loại, là
công dân học sinh, chúng ta
cần phải:
+ Thực hiện tốt Luật Bảo vệ
môi trường năm 2005;
+ Giữ gìn vệ sinh trường
lớp, nơi ở và nơi công cộng,


không đúng nơi quy
không vứt, xả rác bừa bãi.
định thì em sẽ xử lí
+ Bảo vệ và sử dụng tiết
như thế nào? Hoặc thấy
kiệm tài nguyên thiên nhiên.
bạn vứt rác không đúng - Các thành viên trong + Tích cực tham gia các hoạt
nơi quy định em sẽ xử nhóm và nhóm khác bổ động bảo vệ môi trường
sự thế nào?(Giáo dục sung, phản hồi lại các thông như: tham gia tổng vệ sinh,
kỹ năng sống, giáo dục tin của nhóm 2 đã trình bày. trồng cây xanh...
pháp luật về bảo vệ
+ Có thái độ phê phán, tố
môi trường)

cáo những hành vi ảnh
GV: Nhận xét, bổ sung,
hưởng không tốt, vi phạm
kết luận và chốt lại
pháp luật về bảo vệ môi
kiến thức của nội dung
trường.
“Ô nhiễm môi trường
và trách nhiệm của
công dân trong việc
bảo vệ môi trường”.
Sau khi học sinh trình
bày xong, các nhóm
khác bổ sung hoặc có ý
kiến phản hồi, giáo
viên bổ sung thông tin
nội dung bài học, giảng
giải những nội dung
khó và mới cho học
sinh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân
trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo (Nội dung sử dụng kiến
thức môn Sinh học, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật)
10’
GV: Tổ chức cho học Nhóm 3 trình bày phần 3. Những dịch bệnh hiểm
sinh các nhóm trình nhiệm vụ học tập trên nghèo và trách nhiệm của
bày nhiệm vụ học tập powerpoint.
công dân trong việc phòng
được giao.
- Nêu lại những nhiệm vụ ngừa, đẩy lùi những dịch

học tập Slides 1.
bệnh hiểm nghèo
- Khái niệm dịch bệnh - Xem video về 6 đại dịch a. Những dịch bệnh hiểm
hiểm nghèo và kể tên bệnh khủng khiếp nhất của nghèo:
một số dịch bệnh hiểm lịch sử loài người Slides 2.
nghèo.(Kết hợp kiến - Từ việc xem video, rút ra - Dịch bệnh hiểm nghèo là
thức môn Sinh học).
được một số nội dung: Thế những dịch bệnh có khả
- Phương thức lây nào dịch bệnh hiểm nghèo, năng lây lan nhanh, khó
truyền của các dịch tên một số dịch bệnh hiểm chữa và đe dọa đến tính
bênh hiểm nghèo (Sử nghèo, phương thức lây lan mạng, sức khỏe của con
dụng kiến thức môn của các dịch bệnh hiểm người.
Sinh học)
nghèo Sildes 3.
- Những dịch bệnh hiểm
8


Sau khi học sinh trình
bày xong, các nhóm
khác bổ sung hoặc có ý
kiến phản hồi, giáo
viên bổ sung thông tin
nội dung bài học, giảng
giải những nội dung
khó và mới cho học
sinh:
1. Phân biệt bệnh hiểm
nghèo và dịch bệnh
hiểm nghèo. Sự giống

và khác nhau giữa dịch
bệnh và bệnh hiểm
nghèo.
2. Cách thức lây lan
của dịch bệnh hiểm
nghèo, những bệnh nào
có thể lây ngang, lây
dọc.
3. Giải thích một số
câu: Sống an toàn, lành
mạnh, tránh xa các tệ
nạn xã hội...
4. Một số kỹ năng từ
chối trong việc bị rủ rê
tham gia các tệ nạn,
hoạt động không lành
mạnh khi được mời
mọc ...
5. Thông tin một số nội
dung pháp luật về
phòng
chống
HIV/AIDS, ma túy,
mại dâm...
6. Một số kỹ năng khi
tiếp xúc với người
đang bị dịch bệnh hiểm
nghèo: đeo khẩu trang,
đồ bảo hộ ... khi tiếp
với người bệnh.


- Trách nhiệm của công dân
trong việc đẩy lùi các dịch
bệnh hiểm nghèo Slides 4,
5, 6.

- Lời kết.
- Các nhóm khác chú ý lắng
nghe
- Các thành viên trong
nhóm và nhóm khác bổ
sung, phản hồi lại các thông
tin của nhóm 3 đã trình bày.

9

nghèo: Lao, sốt rét, dịch tả,
cúm, AIDS, Ebola...
b. Trách nhiệm của công
dân trong việc tham gia
phòng ngừa và đẩy lùi
những dịch bệnh hiểm
nghèo:
- Tích cực rèn luyện thân
thể, luyện tập thể dục thể
thao, ăn uống điều độ, khoa
học, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ
sức khỏe.
- Sống an toàn, lành mạnh,
tránh xa các tệ nạn xã hội,

tránh xa các hành vi có thể
gây hại cho cuộc sống của
bản thân, gia đình và xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên
truyền, vận động người thân
và những người xung quanh
sống an toàn, lành mạnh,
tránh xa các tệ nạn xã hội,
phòng tránh các dịch bệnh
hiểm nghèo.


8’

Hoạt động 4: Thực hành/luyện tập
GV: Từ sự phân về các vấn đề - HS: Suy nghĩ, trao Phân tích mối quan hệ giữa
Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi đổi thảo luận và trình Dân số - Môi trường – Dịch
trường và dịch bệnh hiểm bày ý kiến của mình. bệnh hiểm nghèo bằng sơ
nghèo, em hãy phân tích mối (Khoảng 2 học sinh đồ.
quan hệ giữa ba vấn đề này.
trình bày, mỗi học sinh Nội dung về mối quan hệ:
khoảng 2 phút).
Ô nhiễm môi trường, bùng
GV: Sử dụng bài tập tình - Học sinh khác quan nổ dân số, các dịch bệnh
huống:
sát, chú ý lắng nghe.
hiểm nghèo là những vấn
Trên đường đi học về, Tuấn và
đề cấp thiết của nhân loại,
Thành phát hiện một ô tô

ảnh hưởng đến tất cả các
chuẩn bị đổ rác xuống bờ sông.
quốc gia trên thế giới. Các
Thấy vậy, Thành định chạy lại
vấn đề này có mối quan hệ
ngăn cản thì Tuấn kéo Thành
với nhau, là hệ quả của
đi và nói:
nhau: Bùng nổ dân số dẫn
- Thôi, việc này không liên
đến phá vỡ các yếu tố cân
quan đến mình! Đi đi kẻo
bằng tự nhiên, làm cạn kiệt
muộn học.
tài nguyên, gây ô nhiễm
Câu hỏi:
môi trường. Ô nhiễm môi
1. Em có đồng tình với ý kiến HS: Thảo luận và trình trường ảnh hưởng xấu đến
và việc làm của Tuấn không? bày cách giải quyết sức khỏe của con người và
Vì sao?
của bản thân.
là một trong những nguyên
2. Nếu là Thành, em sẽ ứng xử
nhân chính gây ra các dịch
như thế nào? Vì sao em lại ứng
bệnh. Vì vậy, mỗi công dân
xử như vậy?
cần phải có trách nhiệm
GV: Nhận xét ý kiến của học
tham gia giải quyết các vấn

sinh phát biểu, bổ sung và kết
đề cấp thiết của nhân loại
luận vấn đề.
hiện nay.
Kết luận về bài học.
VII. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (07 phút)
- GV nhận xét, đánh giá bài tập các nhóm trên phiếu bài tập
- GV đánh giá sản phấm trình chiếu powerpoint của các nhóm theo tiêu chí.
- Tiêu chí chấm điểm (thang điểm 100, sau đó quy về điểm 10)
Điểm tối
Học sinh tự
Tiêu chí
đa
đánh giá
- Nội dung kiến thức đủ, đúng trọng tâm
50
- Trình bày rõ ràng, khoa học, ngắn gọn
10
- Có hình ảnh minh họa phù hợp
10
- Có hiệu ứng hợp lí
10
- Thuyết trình
20
Tổng
100
10

Giáo viên
đánh giá



VIII. Các sản phẩm của học sinh
- Phiếu học tập của các nhóm.
- Sản phẩm powerpoint của các nhóm (có file gửi kèm).
- GV nhận xét và chấm điểm, HS chấm điểm các nhóm như sau:
1. Nhóm 1:
Nhóm trưởng: Vi Tiến Đạt

Thư ký: Hoàng Thị Mỹ Diệu

Điểm
Học sinh tự
Giáo viên
tối đa
đánh giá
đánh giá
- Nội dung kiến thức đủ, đúng trọng tâm
50
45
46
- Trình bày rõ ràng, khoa học, ngắn gọn
10
9
9
- Có hình ảnh minh họa phù hợp
10
9
9
- Có hiệu ứng hợp lí

10
8
8
- Thuyết trình
20
18
18
Tổng
100
89
90
GV nhận xét: Nhóm 1 thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ học tập, nội dung trình bày
khá dầy đủ, rõ ràng, có hình ảnh minh họa; phần thuyết trình tương đối mạch lạc. Bên
cạnh đó, những hình ảnh được lựa chọn chưa “đắt”, chưa làm rõ những nội dung kiến
thức của môn Sinh học được sử dụng trong nội dung học tập.
Tiêu chí

2. Nhóm 2:
Nhóm trưởng: Bùi Như Huệ
Tiêu chí
- Nội dung kiến thức đủ, đúng trọng tâm
- Trình bày rõ ràng, khoa học, ngắn gọn
- Có hình ảnh minh họa phù hợp
- Có hiệu ứng hợp lí
- Thuyết trình
Tổng

Thư ký: Trần Mỹ Linh
Điểm tối
đa

50
10
10
10
20
100

Học sinh tự
đánh giá
45
8
8
8
16
85

Giáo viên
đánh giá
45
8
9
9
15
86

GV nhận xét: Nhóm thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ học tập, biết lựa chọn những
hình ảnh tương đối hợp lí, phù hợp với nội dung bài học, đã biết kết hợp việc sử dụng
ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh trong trình bày. Tuy nhiên, phần thuyết trình còn chưa tự
tin, chưa giải thích được nguyên nhân của mưa lưu huỳnh, mưa đá. Nên sử dụng những
hình ảnh của học sinh trường THPT Lộc Bình làm hình ảnh minh họa cho phần trách

nhiệm của thanh niên học sinh.
11


3. Nhóm 3:
Nhóm trưởng: Lành Thị Minh Thư

Thư ký: Đinh Thu Uyên
Điểm
tối đa
50
10
10
10
20
100

Tiêu chí
- Nội dung kiến thức đủ, đúng trọng tâm
- Trình bày rõ ràng, khoa học, ngắn gọn
- Có hình ảnh minh họa phù hợp
- Có hiệu ứng hợp lí
- Thuyết trình
Tổng

Học sinh tự
đánh giá
46
9
9

8
18
90

Giáo viên
đánh giá
47
9
9
9
19
92

GV nhận xét: Nhóm 3 thực hiện tốt về nội dung học tập, đã biết sử dụng video tổng
hợp về các dịch bệnh, từ đó mới rút ra nội dung kiến thức, thuyết trình tốt. Đã biết sử
dụng kết hợp kiến thức các môn học để giải quyết nội dung học tập; nội dung trình bày
rõ ràng, khoa học, đầy đủ. Tuy nhiên, video còn hơi dài, đo đó chiếm nhiều thời gian.
Lộc Bình, ngày 10 tháng 01 năm 2017
Giáo viên

Hoàng Văn Luận

12



×