Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệmmột số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kỹ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.93 KB, 16 trang )

Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, môn Tiếng Việt ở trường Phổ thông có nhiệm vụ
hoàn thiện các năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, tương ứng với việc
hình thành và thực hành tốt bốn kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết trong các hoạt động
giao tiếp.
Đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện của tư duy. Song song với quá
trình hoàn thiện các thao tác của tư duy thì việc giúp trẻ hoàn thiện hệ thống các
kiến thức về ngôn ngữ Tiếng Việt là vô cùng quan trọng vì như K.A.U - Sin Vki đã chỉ rõ: “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó
duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới quanh đứa
trẻ được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ này”. Do đó việc dạy Tiếng
Việt trong nhà trường một cách cẩn thận, khoa học, có hệ thống, phù hợp với
thực tiễn và thực hành vận dụng tốt là rất quan trọng với học sinh Tiểu học.
Trong đó, phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy và
học Tiếng Việt. Đó là phân môn tổng hợp các kiến thức kĩ năng của các phân
môn khác trong môn Tiếng Việt. Qua việc học và thực hành làm văn, học sinh
được: mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ
và hình thành một nhân cách tốt. Mỗi bài Tập làm văn của học sinh lớp 5 nói
riêng, của các em học sinh Tiểu học nói chung là một sản phẩm của sự vận dụng
tổng hợp các kiến thức, kĩ năng mà do chính các em tạo ra trên cơ sở các em
được tiếp nhận từ thực tế cuộc sống và vốn kiến thức Văn - Tiếng Việt tích lũy
được trong quá trình học tập.
Chính vì vị trí, vai trò của phân môn Tập làm văn quan trọng như vậy nên
tôi đã nhiều năm tìm tòi, học hỏi, tích lũy vốn kinh nghiệm và đúc rút được một
số biện pháp nhằm giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn trong việc học Tập làm văn
theo xu hướng đổi mới và ứng dụng hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu và nội
dung của Sáng kiến kinh nghiệm của tôi: Một số biện pháp hướng dẫn nhằm
giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả lớp 5.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Như trên đã nói: Ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp và tư duy. Để học
sinh đạt được kết quả tốt trong tất cả các môn học cũng như hòa nhập tốt vào đời
sống xã hội trong xu thế hiện đại, mỗi cá nhân học sinh cần thực sự phải là một
chủ thể chủ động chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức Tiếng Việt linh hoạt, sáng
tạo và tự tin hơn.
Phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành kiến thức kĩ năng tổng hợp
nên để có một bài làm văn hay, học sinh cần có một lượng vốn Văn học - vốn
kiến thức Tiếng Việt khá dồi dào. Những kiến thức căn bản đó được tích lũy
Năm học: 2013-2014

1


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
nhiều năm qua các bài học: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, qua
các môn học khác như Lịch sử - Địa lý, Tự nhiên xã hội…hay qua các câu
chuyện, bài văn các em được đọc, được nghe. Bên cạnh đó, học sinh còn cần
phải có một vốn sống, vốn hiểu biết thực tế nhất định.
Trong phân môn Tập làm văn thì loại bài văn miêu tả tổng hợp được nhiều
kiến thức kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cũng như thể hiện được phương pháp và
năng lực tư duy của học sinh. Như nhà nghiên cứu Hoàng Phê trong cuốn Từ
điển Tiếng Việt đã viết: “Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ
thuật nào đó làm cho người khác có thề hình dung được cụ thể sự vật, sự việc
hoặc thế giới nội tâm cuả con người”. Hoặc như tác giả Phillippe Hamon từng
viết: “Miêu tả là tư duy rộng mở, theo thao tác này thay vì nêu một cách đơn
giản một sự vật, một đối tượng nào đó, người viết làm cho nó trở nên nhìn thấy
được bằng mắt sự trình bày sinh động, linh hoạt các đặc tính và những hoàn
cảnh thú vị đáng chú ý nhất của sự vật đó”. Hay như ý kiến của nhà văn Phạm

Hổ trong cuốn “Viết văn miêu tả và văn kể chuyện” cho rằng: “Miêu tả là khi
đọc những gì chúng ta viết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình:
một con người, một con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả
tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa,
mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc…nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên
ngoài. Còn sự miêu tả bên trong nữa nghĩa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu,
ghét của con người, con vật và cả cây cỏ”.
Một bài văn miêu tả hoàn chỉnh của học sinh có thể được xem là một ngôn
bản nghệ thuật thực sự mà qua đó thể hiện cảm quan của các em về thế giới
quanh mình cũng như là thế giới tâm tư tình cảm và đặc biệt là sự linh hoạt,
nhạy bén trong tư duy ngôn ngữ của trẻ. Hoàn thành được một bài văn hay sẽ
giúp trẻ tự tin hơn và hứng thú hơn với môn học. Tuy nhiên, để viết được một
bài văn hay, từ ngữ phong phú sinh động, hình ảnh đẹp, gợi tả, gợi cảm thì học
sinh lớp 5 cần phải có sự tích lũy vốn kiến thức ngay từ những lớp dưới đồng
thời phải luôn có ý thức quan sát các đối tượng xung quanh cũng như niềm đam
mê đọc sách. Nếu như vốn kiến thức Tiếng Việt của học sinh nghèo nàn thì bài
viết của học sinh sẽ nghèo ý, khô khan, diễn đạt vụng về và sẽ mắc nhiều lỗi
trong việc dùng từ đặt câu, liên kết câu, đoạn…. Để giúp học sinh chủ động, tích
cực tiếp nhận và tích lũy kiến thức cũng như sử dụng kiến thức đó một cách linh
hoạt sáng tạo thì người Giáo viên - Chúng ta chính là những người định hướng,
hướng dẫn và kích lệ các em, giúp các em có được vốn kiến thức phong phú đó.
Tóm lại: Phân môn Tập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ năng biết về
Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần
hoàn thiện chúng.
Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản
(văn bản nói và viết) nhờ vậy mà Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc
được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ
sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập.

Năm học: 2013-2014


2


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
Qua việc làm văn, giúp học sinh bồi dưỡng, vun đắp tình yêu Tiếng Việt,
biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Thông qua việc học Tập làm văn học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với
vẻ đẹp của con người, thiên nhiên đất nước, có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá
nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người.
II. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng học sinh:
Qua nhiều năm trực tiếp dạy lớp 5, tôi nhận thấy, học sinh thường không
có hứng thú nhiều với những tiết học Tập làm văn, các em có khi còn thấy ngại
học dẫn đến lười học phân môn này. Tuy nhiên, với thể loại văn miêu tả, đa số
các em học sinh nắm được vấn đề, biết cách làm bài và bài viết theo đúng cấu
trúc, lựa chọn được đối tượng miêu tả. Tuy nhiên chất lượng bài văn thật sự
không cao, số bài văn hay đạt loại giỏi ít. Bài viết của một số học sinh còn khá
sơ sài, nghèo ý, lời văn khô cứng, diễn đạt vụng về, lủng củng, mắc nhiều lỗi, kể
cả lỗi về chính tả, lỗi dùng từ và lỗi về ngữ pháp. Nhiều em quá phụ thuộc vào
văn mẫu, lười suy nghĩ, bài viết thiếu tính sáng tạo và chưa có nét riêng trong
bài văn của mình. Đồng thời do vốn kiến thức Tiếng Việt của các em ít nên khả
năng bộc lộ cảm xúc của các em rất hạn chế, dẫn đến bài văn của các em sáo
rỗng, khô khan.
2. Thực trạng giáo viên:
Về phía giáo viên, thông qua tiếp xúc chia sẻ kinh nghiệm với nhiều đồng
chí giáo viên là bạn bè đồng nghiệp ở nhiều trường, tôi được biết: Đa số các thầy
cô đều biết tương đối đầy đủ những lỗi, những vấn đề mà học sinh thường mắc
phải trong khi học Tập làm văn nhưng để hạn chế và khắc phục những vấn đề
đó, giúp đa số học sinh làm văn hay hơn lại là cả một vấn đề nan giải. Một phần

là do hệ thống kiến thức - kĩ năng Tiếng Việt được hình thành và tích lũy qua
nhiều năm học, qua nhiều môn học và rất phong phú, có thể nói đó là một lượng
kiến thức kĩ năng khổng lồ nên riêng bản thân một giáo viên khó mà tự mình hệ
thống được cho các em. Bên cạnh đó một số giáo viên ít quan tâm đến việc giúp
học sinh tích lũy vốn kiến thức - kĩ năng đã đạt được từ các môn học khác để
vận dụng vào việc viết văn. Không liên kết những yêu cầu cần thiết của phân
môn Tập làm văn với yêu cầu thực hành kĩ năng của một số môn học khác đặc
biệt là với phân môn Luyện từ và câu, Tập đọc, vì như chúng ta đã biết học sinh
học tất cả những kiến thức Tiếng Việt đều chủ yếu hướng vào mục đích sản sinh
ngôn bản.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Bản thân giáo viên cần hiểu rõ bản chất của văn miêu tả và giúp
học sinh nắm bắt được những bản chất đó:
a. Hình ảnh miêu tả phải cụ thể sinh động:
Tính cụ thể sinh động không chỉ là đặc trưng mà còn là đích đến của bài
văn miêu tả. Nếu những hình ảnh miêu tả mà thiếu sự cụ thể sinh động thì sẽ trở
Năm học: 2013-2014

3


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
nên khô khan, cứng nhắc, rập khuôn và sẽ thiên về kể, liệt kê chứ không phải là
tả. Ta có thể so sánh hai đoạn văn sau để thấy rõ điều đó:
Đoạn trích trong “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên: “Bọ Ngựa
là bọ màu xanh, biết bay bụng to và có 2 càng như hai lưỡi hái, sống trên cây,
ăn sâu bọ”.
Đoạn viết về chú Bọ Ngựa trong “Dế mèn phiêu liêu kí” của tác giả Tô
Hoài: “ Người ngợm anh Bọ Ngựa này cũng bình thường thôi, nhưng chưa hiểu
sao anh làm ra lối quan trọng đến thế, anh cứ nhắc chân từng bước cao đầu gối

kiểu bước chân ngỗng, cách thức rất ta đây kẻ giở hách dịch. Cái khắc cổ vươn
ra. Cái mặt ngắn cũn. Con mắt đu đưa tưởng như ai xung quanh chỉ còn có việc
thán phục nhìn ta. Hai sợi râu óng ả, mấp máy phất lên phất xuống. Hai lưỡi
hái bên mạng sườn, lưỡi có răng cưa, luôn luôn co vào trước ngực, ra lối ta đây
con nhà võ, lúc nào cũng giữ miếng”.
Cả hai đoạn văn trên đều nói về con Bọ Ngựa, nhưng ở đoạn văn thứ nhất
người ta chỉ nêu một số đặc điểm có tính sinh học của con vật, những đặc điểm
đó cụ thể, chính xác nhưng khô khan, không có xúc cảm, hay không có tính sinh
động. Đoạn văn miêu tả của nhà văn Tô Hoài cũng nói về các đặc điểm của con
Bọ Ngựa nhưng bằng việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (tính từ: ngắn cũn,
óng ả…), biện pháp nhân hóa, tác giả đã dựng lên một hình ảnh con Bọ Ngựa
thật sinh động cụ thể, hấp dẫn và thú vị bởi nó mang những nét tính cách của
con người.
Một đoạn văn tả con vật rất sinh động cũng thường được tôi đưa ra làm
ngữ liệu cho học sinh học tập là đoạn: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới
đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy
bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và
thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu…” Với việc sử dụng biện pháp so
sánh một cách tinh tế cũng giúp cho bài văn miêu tả trở nên sinh động hơn.
Như vậy đoạn văn miêu tả là những đoạn văn sinh động động hấp dẫn chứ
không như những đoạn liệt kê có tính sinh học và chính xác.
b. Hình ảnh miêu tả phải mang tính sáng tạo, ghi dấu ấn của bản thân
người viết:
Tác giả Phillippe Hamon cho rằng: “Năng lực miêu tả là một năng lực đặc
biệt phản ánh niềm đam mê sáng tạo của người nghệ sĩ. Nó có những lối vẽ và
những quan niệm riêng. Bức vẽ đó phải tác động vào đọc giả.”
Cùng miêu tả về một đối tượng nhưng mỗi người sẽ có một cách miêu tả,
một cách diễn đạt khác nhau. Cùng tả hoa sấu nhưng nhà văn Vân Long viết:
“…những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đọt lá
non, lẫn với màu nắng dịu.” (Qua những mùa hoa – TV5 T2). Trong khi đó, tác

giả Băng Sơn viết: “Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt,
nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm
vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.” (Mùa
hoa sấu – TV3 T1). Đặc biệt khi ta đọc những câu thơ sau của Lê Hồng Thiện sẽ
thấy rõ hơn về cái nhìn khác nhau của mỗi người với cùng một sự vật, sự việc:
Năm học: 2013-2014

4


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
“ Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn: như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.”
(Trăng của mỗi người - Lê Hồng Thiện)
Cùng nhìn mặt trăng, nhưng mỗi người, mỗi lứa tuổi, mỗi tâm trạng lại
thấy hình ảnh trăng khác đi. Những hình ảnh được liên tưởng và so sánh khi
miêu tả thường là hình ảnh gần gũi và gây ấn tượng nhiều nhất với người viết.
Cho nên, người mẹ quanh năm vất vả với ruộng đồng thì thấy “trăng như lưỡi
liềm”. Bà thấy trăng “như hạt cau phơi” để ăn trầu mỗi ngày. Còn cháu, hình
ảnh ông trăng xa xôi kia thật giống “những quả chuối vàng tươi trong vườn” mà
cháu vẫn thường rất thích ăn... Dấu ấn cá nhân được tạo ra nhờ vào những ấn
tượng riêng đó.
Tính sáng tạo của người viết sẽ tạo cho bài viết sự độc đáo và khác biệt,
đồng thời tô điểm cho thế giới sự vật, hiện tượng trong văn miêu tả trở nên
phong phú hơn, hấp dẫn hơn nhiều so với thực tế.
c. Tính chân thực của bài văn miêu tả:

Cho dù như trên đã nói, miêu tả cần phải cụ thể, sinh động, mang đậm tính
sáng tạo của người viết, nhưng cũng cần vẫn phải đảm bảo tính chân thực. Trong
khi miêu tả, dù người viết có sáng tạo bao nhiêu đi nữa cũng không được xa rời
bản chất của đối tượng miêu tả.
Có thể nói, nhà văn Tô Hoài là một cây viết tinh tường nhất trong nghệ
thuật miêu tả, đặc biệt là miêu tả con vật. Bằng con mắt quan sát tỉ mỉ, khả năng
bao quát sự vật, hiện tượng cũng như một vốn hiểu biết tường tận về thế giới
loài vật, ông đã có những đoạn miêu tả con vật trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” có
thể xem là mẫu mực của những đoạn văn miêu tả. Ví như đoạn văn sau: “Chuồn
Chuồn Chúa lúc nào cũng dữ dội, hùng hổ nhưng kỳ thực trông kỷ đôi mắt lại
rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, Chuồn Chuồn ớt rực rỡ trong bộ
quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lọi….Chuồn Chuồn Tư có đôi cánh kép vàng
điểm đen….”. Từ dáng vẻ bên ngoài khác biệt của mỗi loại chuồn chuồn, đến
nét đặc trưng trong hoạt động, thậm chí là cả sự đối lập giữa hình dáng và tính
tình của chú chuồn chuồn Chúa đều được nhà văn lột tả.
Như vậy, chúng ta cũng cần phải cho học sinh biết tầm quan trọng của việc
quan sát mọi sự vật, hiện tượng quanh mình một cách tường tận để tìm ra nét
đặc trưng nổi bật của sự vật, hiện tượng đó là rất cần thiết trong việc tích lũy vốn
để viết văn hay. Trước mỗi tiết dạy Tập làm văn, giáo viên cần có yêu cầu và
định hướng giúp học sinh quan sát và chuẩn bị bài trước ở nhà. Nếu học sinh
không có sự chuẩn bị cẩn thận, chu đáo thì các em sẽ rất khó khăn để tìm ý, lập
dàn ý, lựa chọn chi tiết miêu tả, và sẽ càng khó khăn hơn để các em có được
những câu văn hay, hình ảnh đẹp.
d. Tính hấp dẫn, truyền cảm:
Năm học: 2013-2014

5


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến

Đặc trưng này thực ra là được thể hiện qua tính cụ thể sinh động và sáng
tạo của bài viết. Nó đòi hỏi người viết dù có miêu tả đối tượng nào ở góc độ nào
cũng phải tạo được sự hấp dẫn, truyền cảm đối với người đọc. Muốn vậy, khi
miêu tả các em phải thổi vào đó những xúc cảm, biến miêu tả trở nên có hồn,
nếu không bài viết sẽ trở nên khô khan, lạnh lùng, sáo rỗng, không để lại ấn
tượng gì với người đọc.
Trong đoạn trích “Đường đi Sa Pa”, với nét vẽ tài hoa mà tinh tế, cách lặp
từ “thoắt cái” đầy dụng ý, cùng với việc sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, từ láy và
lặp cấu trúc câu (trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ), tác giả đã khiến cho chúng ta,
ngay trong phút chốc như cảm nhận được ngay cái thay đổi đột ngột mà thú vị
trong sự thay đổi diệu kì của thiên nhiên Sa Pa: “Phong cảnh ở đây thật đẹp.
Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh
một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy
nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”
Bằng những nét vẽ cũng rất tinh tế, Thiên Lương với “Chim rừng Tây
Nguyên” đã vẽ nên bức tranh sinh động, hấp dẫn về các loài chim, khiến cho các
em học sinh lớp 2 vô cùng thích thú và cảm thấy thật gần gũi với thiên nhiên:
“Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi
lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh
thắm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng
muốt đang bơi lội. Những con chim kơ púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố
rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo.”
Cũng viết về các loài chim, nhưng với biện pháp nhân hóa Nguyễn Kiên
trong đoạn trích “Mùa xuân đến” lại khiến cho những chú chim như trở thành
bạn của các bạn nhỏ: “Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy.
Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khiếu lắm điều. Những anh
chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.”
Thông qua việc phác họa những đặc trưng của văn miêu tả như thế sẽ giúp
học sinh bước đầu tưởng tượng và phác họa được chân dung của sự vật, hiện
tượng được miêu tả. Giúp các em biết tìm kiếm lựa chọn chi tiết, hình ảnh, biết

sử dụng những biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, thổi hồn vào sự vật, hiện
tượng miêu tả, biến chúng trở nên sống động, gần gủi…để các em thể hiện bản
thân mình một cách thoải mái không gò bó và đầy tính sáng tạo.
2. Hướng dẫn giúp học sinh tích lũy vốn văn học.
a. Tích lũy vốn văn học qua các bài văn, đoạn văn:
Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học nói chung và Tiếng Việt lớp 5 nói
riêng, có rất nhiều các bài Tập đọc đều có thể góp phần cung cấp vốn văn học,
vốn hiểu biết về thực tế giúp học sinh làm văn. Ngay từ đầu năm học, khi học về
kiểu bài tả cảnh, tôi đã có ý hướng dẫn giúp học sinh tìm hiểu cách dùng từ ngữ,
hình ảnh, nghệ thuật miêu tả thông qua các tiết Tập đọc. Ví dụ như khi dạy bài
Tập đọc: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu

Năm học: 2013-2014

6


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
nội dung bài, tôi đã lưu ý cho học sinh về cách dùng từ ngữ để miêu tả sự vật
nhằm diễn đạt các sắc thái, mức độ khác nhau:
- Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm
- Nắng nhạt ngả màu vàng hoe
- Những chùm quả xoan vàng lịm…
- Từng chiếc lá mít vàng ối.
- Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
- Buồng chuối đốm quả chín vàng.
- Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như đuôi áo, vạt áo.
- Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng.
- Rơm và thóc vàng giòn.
- Con gà, con chó cũng vàng mượt…

Khi học sinh học bài văn miêu tả, tôi tiếp tục hướng dẫn để các em học tập
cách quan sát cảnh vật và miêu tả của bài tập đọc trên để vận dụng vào quan sát
và miêu tả cánh đồng làng em.
Bên cạnh việc giúp học sinh học tập và tích lũy vốn từ, tôi còn định hướng
giúp các em hiểu những bài văn được miêu tả theo trình tự thời gian qua bài
“Mùa thảo quả” hoặc theo trình tự không gian thông qua bài “Kì diệu rừng
xanh”, “Phong cảnh đền Hùng”... Ngoài các bài Tập đọc thì trong các tiết Tập
làm văn, Luyện từ và câu cũng có nhiều bài, đoạn văn miêu tả vô cùng đặc sắc,
hấp dẫn, như: Bài “Qua những mùa hoa” - với sự diễn tả sự thay bổi biến hóa
của màu sắc các loài hoa theo thời gian cùng với trình tự miêu tả theo và cách
liên kết câu, đoạn hết sức chặt chẽ, tinh tế. Bài “Cô Chấm”, “Cây rơm” với sự
quan sát vừa chân thực vừa mới lạ và cách dùng từ đặt câu đặc sắc.
Một số đoạn văn khác cũng tương đối hay như “Hoàng hôn trên sông
Hương”, “Rừng trưa”, “Chiều tối”, “Chợ Ta-sken”… Ngoài việc kết hợp lưu ý
học sinh của mình về cách miêu tả, quan sát, lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt hấp
dẫn của những ngữ liệu kể trên thì tôi còn hướng dẫn cho các em viết lại những
đoạn bài đó trong giờ tự học Tiếng Việt buổi chiều và giúp các em tìm cách vận
dụng những hiểu biết có được vào bài viết của mình làm cho bài văn của các em
hay hơn.
Ngoài những ngữ liệu trong sách Tiếng Việt 5 kể trên, trong các tiết tự học
Tiếng Việt buổi chiều tôi còn giúp các em tìm, viết lại và tìm hiểu thêm về cách
miêu tả trong một số bài có nội dung miêu tả hay trong sách Tiếng Việt các em
đã được học ở những lớp trước. Ví dụ như: Bài “Cô giáo tí hon” (TV3 - T1) miêu tả một bạn nhỏ với những hình ảnh, hoạt động khá thú vị. Bài “Cửa Tùng”
(TV 3- T1) - Bài văn miêu tả cảnh cửa biển với những câu văn đẹp mà người
giáo viên nào cũng nhớ: “ Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu
xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và
khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng như
một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển”. Một số bài văn
khác cũng có cách miêu tả rất đặc sắc như bài “Sầu riêng”, “Hoa học trò”,
‘Đường đi Sa Pa”, “Con chuồn chuồn nước” (TV4 – T2).

Năm học: 2013-2014

7


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
b. Tích lũy kiến thức qua các tiết học Luyện từ và câu:
Ngoài việc hướng dẫn các em tích lũy vốn văn học qua các ngữ liệu của
các bài Luyện từ và câu thì như chúng ta đều biết việc học từ ngữ, ngữ pháp,
việc luyện dùng từ đặt câu, viết đoạn văn…cơ bản là giúp học sinh hình thành
văn bản. Việc chú ý giúp học sinh viết câu văn hay, giàu hình ảnh gợi tả, gợi
cảm là một việc làm rất quan trọng.
Giúp học sinh Mở rộng vốn từ để có được hệ thống từ ngữ phong phú
hơn. Thông qua hệ thống từ đồng nghĩa, từ gần, từ trái nghĩa, từ đồng âm. Thông
qua biện pháp tạo từ ghép, láy…
Ví dụ: cho 2 từ “vui, buồn”, yêu cầu học sinh tìm những từ cùng nghĩa
với 2 từ đã cho. Học sinh có thể tìm theo 2 nhóm:
- Vui: Phấn khởi, hồ hởi, hân hoan, khoan khoái, mừng rỡ, vui vẻ, hớn
hở….
- Buồn: ủ rũ, rũ rượi, buồn rầu, ỉu xìu, buồn bã….
Đưa ra tình huống để các em lựa chọn khi miêu tả: Chọn từ ngữ phù hợp
để tả: Một em bé chạy tung tăng khoe với mọi người chiếc áo mới. Bố vừa hoàn
thành xong công việc….Học sinh có thể đặt câu như:
- Bé mặc chiếc áo mới, chạy tung tăng, hớn hở khoe với bà, với chị.
- Xong việc, bố đứng dậy vươn vai, khoan khoái, nở nụ cười nhẹ nhõm.
Mở rộng vốn từ theo trường nghĩa, ví dụ như bài Mở rộng vốn từ về
Thiên nhiên - Tuần 9:
Sau khi khai thác tìm hiểu đoạn ngữ liệu phục vụ cho bài học, chúng ta có
thể dành ít phút để giúp học sinh tích lũy kiến thức văn học bằng cách đưa ra các
yêu cầu:

Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm bầu trời trong bài “Bầu trời mùa thu”. Học sinh
nêu: xanh, xanh nhạt, xanh biếc, nóng, cháy lên như những tia sáng của ngọn
lửa.
Hoặc yêu cầu: Em thích những từ ngữ nào tả bầu trời trong mẫu chuyện
trên? Những từ ngữ ấy thể hiện sự so sánh hay nhân hóa? Học sinh có thể nêu
các ý như:
- Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa. (nhân hóa)
- Bầu trời xanh biếc.
- Bầu trời dịu dàng. (nhân hóa)
- Bầu trời buồn bã. (nhân hóa)
- Nó nhớ tiếng chim hót của bầy chim sơn ca. (nhân hóa)
- Bầu trời ghé sát mặt đất. (nhân hóa)
Có thể giúp học sinh mở rộng vốn từ theo trường nghĩa liên tưởng thông
qua các hình ảnh trong bài với yêu cầu: Bài “Bầu trời mùa thu” có đoạn viết:
“Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay
liệng. Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để
tìm xem chim én đang ở trong bụi cây nào hay ở nơi nào.” Em hãy dựa theo các
hình ảnh có trong đoạn văn về nhà viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu để tả
bầu trời nơi em ở.
Năm học: 2013-2014

8


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
Những yêu cầu thế này giúp học sinh vận dụng được những kiến thức đã
học để viết văn, đồng thời các em cũng tỏ ra rất hứng thú và phát huy tốt tính
sáng tạo của bản thân.
Đặc biệt trong các bài từ ngữ ôn tập theo chủ đề thì việc luyện tập dùng từ
đặt câu, viết đoạn văn đã giúp học sinh thực hành sử dụng tốt vốn từ đã học. Qua

đó giúp các em khắc sâu, ghi nhớ từ ngữ đã nắm được.
Tôi cũng luôn chú trọng việc dạy kiến thức câu và cách liên kết câu đoạn
cho học sinh để vận dụng tốt cho việc viết văn. Đó thật sự là mấu chốt để học
sinh có được những câu văn hay, viết văn h lôgic chặt chẽ về ý và diễn đạt tốt
hơn.
c. Giúp học sinh tích lũy và viết câu văn hay, có hình ảnh gợi tả:
Đó là việc hướng dẫn học sinh sử dụng vốn từ kết hợp với những kiến thức
về câu ghép để học sinh viết câu văn hay hơn, không cụt ngũn, gợi tả, gợi cảm
hơn. Theo tôi nhận thấy đa phần học sinh đều đã viết được những câu văn có
tính thông báo, đủ chủ ngữ, vị ngữ, kèm theo trạng ngữ để diễn đạt được ý,
nhưng ít em có thể viết được những câu văn có hình ảnh gợi tả, gợi cảm. Để dần
giúp các em tiến tới viết câu văn hay, gợi tả, gơi cảm hơn, tôi đã đưa ra các
nhóm từ ngữ khác nhau rồi hướng các em thay đổi vị trí hoặc thêm một số từ
ngữ để cho câu văn khác đi nhưng vẫn đảm bảo nghĩa và đúng ngữ pháp. Ví dụ
như đưa ra câu: Lan lững thững đi trên đường. Học sinh có thể viết lại như sau:
- Trên đường, Lan đi lững thững.
- Lững thững, Lan đi trên đường.
- Lan đi trên đường lững thững.
Hoặc đưa ra câu văn như sau: “Hôm nay trời đẹp”. Yêu cầu học sinh viết
câu hay hơn nhưng vẫn đảm bảo về mặt ngữ pháp và đảm bảo nội dung thông
báo. Các em có thể viết được những câu như: “Bầu trời hôm nay đẹp lắm, trong
vắt không một gợn mây.” Hoặc “Hôm nay, bầu trời cao, trong xanh, những áng
mây trắng đủ mọi hình thù lửng lơ trôi theo những làn gió nhẹ, thật là đẹp”.
Khi dạy miêu tả ngôi trường, học sinh thường viết câu văn kiểu như:
“Trường em học được xây cạnh đường.” Dựa vào thực tế quang cảnh trường
mình, tôi hướng dẫn các em nhận xét thêm về cảnh trường, rồi so sánh nhân hóa
lên để viết câu văn hay hơn. Học sinh đã viết được như sau:
- Trường em nằm trên một sườn đồi thoai thoải kề bên con đường làng
ngoằn ngoèo.
- Ngôi trường như một đoàn tàu khổng lồ có nhiều toa nằm ngay cạnh

đường, hướng mặt ra cánh đồng xanh mượt.
Việc giúp học sinh tự viết được những câu văn hay sinh động là cả một quá
trình bồi dưỡng và tự nhận thức. Tuy nhiên, với học sinh Tiểu học, để các em có
thể tự mình tư duy và tìm ra những hình ảnh đẹp, hấp dẫn và viết nên những câu
văn hay là một thách thức lớn. Vì thế, tôi nhận thấy việc cung cấp và giúp các
em tích lũy thật nhiều những câu văn hay, những hình ảnh đẹp trong văn thơ là
điều tôi thấy rất tốt. Bản thân tôi cũng thường xuyên đọc những bài thơ, bài văn,
câu chuyện, … của các tác giả viết cho thiếu nhi để bổ xung thêm vào sổ tích
Năm học: 2013-2014

9


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
lũy những bài văn, bài thơ hay để cung cấp cho học sinh. Một trong những tác
giả mà tôi rất tâm huyết với nghệ thuật miêu tả đặc sắc của ông đó là nhà văn Tô
Hoài như trên tôi đã từng nói. Những đoạn văn giàu hình ảnh và cảm xúc của
nhà văn thường được tôi lấy làm ví dụ cho học sinh. Một tác giả thơ của tuổi thơ
đó là nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng được tôi rất yêu mến và thường trân trọng
giới thiệu những tập thơ - những bài thơ hay của ông cho các bạn nhỏ. Hay như
các bài thơ rất ngộ nghĩnh của nhà thơ Phạm Hổ cũng được các em rất thích. Ví
dụ như bài: Ngủ rồi
Gà mẹ hỏi gà con
Đã ngủ chưa đấy hả?
Cả đàn gà nhao nhao
Ngủ cả rồi đấy ạ!
Hoặc bài: Ngựa con
Ngựa cha đi móng sắt
Bật lửa đá dưới chân
Ngựa con thấy kêu ầm

“Bố ơi! Chân bố cháy!”
Cách viết của nhà thơ Phạm Hổ rất tự nhiên, quen thuộc với lối nghĩ ngây
thơ của trẻ và vì thế mà lại tạo nên sự ngộ nghĩnh, bất ngờ, thú vị cho bài thơ.
Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, thời lượng cho việc học trên lớp không
nhiều nên việc giáo viên cung cấp thông tin, ngữ liệu giúp các em tích lũy vốn
kiến thức Văn - Tiếng Việt là rất hạn chế. Vì thế, tôi cũng đã động viên, khuyến
khích các em đọc sách đặc biệt tìm đọc những quyển sách bổ ích cho các em
trong học tập. Bên cạnh đó Liên Đội trường tôi cũng đã xây dựng được một tủ
sách nho nhỏ dùng chung cho các em học sinh, tạo điều kiện tốt để các em đọc
nhiều hơn.
3. Giúp học sinh hiểu giá trị của từ láy,biện pháp so sánh, nhân hóa
trong viết văn miêu tả.
Từ ngữ Việt Nam vô cùng phong phú đa dạng, tinh tế, giàu hình ảnh và có
sức biểu cảm lớn. Trong Tiếng Việt, các lớp từ thể hiện giá trị hình tượng, giá trị
biểu cảm rõ nhất là các từ láy, các từ ngữ sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa.
Những từ ngữ này là phương tiện miêu tả hiệu quả nhất. Vì thế, trong khi dạy
văn miêu tả, tôi đã luôn rất chú ý tới việc giúp học sinh hiểu và có ý thức sử
dụng vào viết văn. Tuy nhiên việc giúp học sinh hiểu giá trị của những biện pháp
tu từ như nhân hóa, so sánh, đảo ngữ, điệp từ, điệp ngữ hoặc thay thế từ ngữ
trong viết văn sẽ giúp bài văn sinh động hấp dẫn hơn là rất khó nhưng để các em
có thể sử dụng thuần thục và tự nhiên khi miêu tả lại còn quan trọng và khó hơn.
a. Giá trị của từ láy:
Giá trị gợi tả của từ láy là khả năng làm cho người đọc, người nghe cảm
thụ và hình dung được một cách cụ thể, tinh tế và sống động về màu sắc, âm
thanh, hình ảnh của sự vật mà từ biểu thị. Giá trị gợi tả của từ láy chính là do
mối quan hệ âm - nghĩa của từ tạo thành. Mối tương quan âm - nghĩa trong từ
láy đã làm cho từ láy có sức gợi tả lớn, “không những gây nên những âm thanh
Năm học: 2013-2014

10



Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
uyển chuyển, mà còn gợi nên những hình tượng độc đáo” (Đỗ Hữu Châu). Giá
trị biểu cảm của từ láy là khả năng diễn đạt thái độ, đánh giá tình cảm, cảm xúc
của người nói đối với sự vật hay thuộc tính do từ biểu thị và cũng là khả năng
khơi dậy ở người nghe một thái độ đánh giá, một tình cảm tương ứng. Chính vì
vậy từ láy được sử dụng nhiều trong văn miêu tả.
Giá trị biểu cảm, giá trị gợi tả của từ láy có khả năng tạo nên nhịp điệu,
hình ảnh cho lời văn. Vẻ đẹp tự nhiên sinh động, gợi hình, gợi thanh của đối
tượng miêu tả đều được tạo ra nhờ từ láy. Đúng như tác giả Nguyễn Hữu Châu
đã nhận xét: “Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh chứa đựng trong mình
một bức tranh cụ thể của các giác quan… các từ láy là những công cụ tạo hình
đắc lực của nghệ thuật văn học.” Nhờ có lớp từ tượng hình, tượng thanh mà
cảnh, người, vật đang gồng gánh hàng họ đi chợ được tả thật sinh động, gợi
được không khí hối hả, nhộn nhịp của một “Buổi chợ trung du”: “Vai kĩu kịt,
tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng
vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo”. (Ngô Tất Tố).
Trong khi dạy học sinh viết văn miêu tả, tôi thường hướng dẫn học sinh
khai thác và sử dụng từ láy để miêu tả thiên nhiên, cảnh vật, con người…. giàu
sắc thái biểu hiện và mang dáng vẻ riêng. Đặc biệt chú ý khai thác giá trị tượng
thanh của từ láy như: nước chảy róc rách, cuồn cuộn…gió thổi rì rào, lao xao, ào
ào…; giá trị tượng hình của từ láy như: xanh ngăn ngắt, đỏ chon chót, cao chót
vót, thấp lè tè, tươi roi rói, thơm ngào ngạt, chạy lon ton, đi thong thả, nhanh
thoăn thoắt… Nhờ những từ láy gợi tả hình dáng, tính tình của con người mà
những chiếc kim đồng hồ trong đoạn văn sau trở nên có tính cách: “Kim to nhất,
chậm chạp nhất là kim giờ. Kim phút chỉ nhỏ hơn kim giờ một chút, chạy rất
thong thả. Chiếc kim giây nhanh nhảu, lúc nào cũng hối hả quay quanh vòng
tròn.”
Vậy đó, thế giới âm thanh, màu sắc, hình ảnh, tâm trạng có được nhờ từ

láy sẽ góp phần làm cho bài văn miêu tả của các em trở nên cụ thể, chân thực,
sinh động và giàu cảm xúc hơn.
b. Giá trị của biện pháp so sánh:
Sử dụng biện pháp so sánh trong viết văn thể hiện sự nhận thức chính xác,
sâu sắc của người sử dụng và tăng cường sự nhận thức cho người đọc người
nghe về sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Trên cơ sở của sự khám
phá, phát hiện tinh tế về nét đặc thù tiêu biểu tương đồng giữa các đối tượng, so
sánh làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nhà văn Vũ Tú Nam khi miêu tả những quả gạo đã có cách so sánh rất lạ
và thú vị: “Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp,
hai đầu thon vút như những con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên;
những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội
vung mà cười trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo
mới” (Cây gạo - TV4 T2). Với hình ảnh so sánh quả gạo với “nồi cơm chín đội
vung mà cười trắng lóa”, tác giả không chỉ thể hiện được sự quan sát tỉ mỉ, tinh
tế của bản thân mà còn giúp cho người đọc, người nghe có được một sự liên
Năm học: 2013-2014

11


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
tưởng, một sự chiêm nghiệm thật thú vị: À, hóa ra là thế, cái cây không có liên
quan chút gì đến cây lúa hay những hạt gạo trắng ngần mà sao lại được gọi là
cây gạo? Thì ra, từ lâu rất lâu, ta vẫn luôn ngắm nhìn những bông gạo nở đỏ
chói cháy cả một vùng trời kia mà lại bỏ qua cái khoảnh khắc quan trọng này,
những quả gạo chín đầy đặn và nở bung như những nồi cơm gạo mới, trắng lóa.
Có lẽ vì thế mà ta gọi đó là cây gạo chăng?
Trong văn miêu tả, sử dụng biện pháp so sánh giúp cho sự vật được so
sánh trở nên đẹp đẽ, sinh động, hấp dẫn, cụ thể, lôi cuốn sự chú ý và dễ gợi liên

tưởng cho người đọc, người nghe. So sánh có giá trị gợi âm thanh, hình ảnh.
Miêu tả tiếng rơi của chiếc lá đa Trần Đăng Khoa viết: “Tiếng rơi rất mỏng như
là rơi nghiêng”. Một cách so sánh thật lạ, một sự cảm nhận thật lạ, bởi âm thanh
làm gì có hình khối mà có “mỏng, dày”, nhưng khi nhà thơ so sánh “như là rơi
nghiêng” thì ta lại thấy rất hợp lý. Hoặc cách so sánh sau của nhà văn Ma Văn
Kháng khi tả những chùm hoa thảo quả: “Những chùm thảo quả đỏ chon chót,
bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.” Hình ảnh “chứ lửa, chứa nắng” vừa gợi
màu sắc, vừa gợi tả được hình khối của những bông hoa thảo quả “đỏ chon
chót” kia.
Trong văn miêu tả, bằng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, các em sẽ
thể hiện được tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá về đối tượng miêu tả
một cách kín đáo và tế nhị. Trong bài văn miêu tả của các em có rất nhiều hình
ảnh so sánh giản dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống của con người và cũng có
nhiều hình ảnh so sánh đẹp, bóng bẩy, giàu tính gợi hình và gợi cảm. Một bác
thợ lăn sơn trong con mắt trẻ thơ đã trở thành một nhà họa sĩ tài ba, những bức
tường vuông vắn được sơn màu bỗng chốc trở thành những áng mây bồng bềnh:
“Người thợ quét sơn đang nhịp nhịp tay quét những nét chổi màu hồng lên
tường nhà như một họa sĩ tài ba đang tô lên nền trời xanh biếc những áng mây
hồng.” (Bài văn tả một người đang làm việc của em Lê Đình Hoàng).
Sử dụng biện pháp so sánh trong viết văn không chỉ đem lại sự nhận thức
chính xác, mới mẻ, gợi những hình ảnh bất ngờ, độc đáo, thể hiện sâu sắc thái
độ tình cảm của con người mà còn là cách thức làm đẹp ngôn từ, tạo nên sự
bóng bẩy, giàu tính gợi hình và gợi cảm.
c. Giá trị của biện pháp nhân hóa:
Cũng như so sánh, nhân hóa được sử dụng hữu hiệu trong khi miêu tả.
Nhân hóa là một biện pháp miêu tả sinh động, hấp dẫn, lí thú các sự vật hiện
tượng, làm cho đối tượng không phải con người mang dấu hiệu, thuộc tính của
con người. Với biện pháp nhân hóa, bụi chuối như trở thành một gia đình: “Khi
cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.” (Phạm
Đình Ân). Làn hương thơm của khu vườn thoảng nhẹ trong gió bỗng chốc trở

thành một con người nhí nhảnh, tinh nghịch: “Trong im ắng, hương vườn thơm
thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra, tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên
cỏ, trườn theo những thân cành.” (Chiều tối – Phạm Đức).
Nhân hóa là cách nói hình ảnh về sự vật, hiện tượng. Qua nhân hóa, các
đối tượng không phải con người trở nên có cuộc sống của con người, thể hiện
Năm học: 2013-2014

12


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
một cách độc đáo, sinh động, kín đáo mà sâu sắc những chuyện của con người.
Biện pháp nhân hóa là con đường thú vị và ngắn nhất đưa những vấn đề trừu
tượng khô khan đến với nhận thức của con người. Sử dụng biện pháp nhân hóa,
người viết thả sức vùng vẫy, lựa chọn ngôn từ để tăng thêm sự uyển chuyển,
mềm mại, trữ tình trong diễn đạt. Nhờ biện pháp nhân hóa, những cây xà cừ to
cao trước cổng trường trở thành những con người đầy xúc cảm, biết vui, buồn:
“Hàng xà cừ hai bên cổng trường uy nghiêm như những người lính gác khổng
lồ, có lúc trầm ngâm, nghiêm nghị, cũng có lúc thật vui vẻ nhảy múa theo những
làn gió, có khi lại reo ca cùng với đàn chim nhỏ từ đâu bay về.” (Trích bài văn
tả quang cảnh trường em của Trần Thị Lan Anh)
Nhân hóa là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong văn miêu tả. Nhân
hóa vừa gợi hình, vừa gợi cảm. Khuyến khích học sinh liên tưởng và sử dụng
biện pháp nhân hóa trong khi làm bài văn miêu tả sẽ giúp các em có được những
câu văn sinh động và hấp dẫn hơn.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trong thời gian qua, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của cô trò, kết quả cho thấy
tất cả các học sinh đều đã có những tiến bộ rõ rệt trong phân môn Tập làm văn.
Không còn tình trạng học sinh viết văn không theo đúng cấu trúc, không tả đúng
đối tượng hoặc trình tự miêu tả lộn xộn nữa. Học sinh đã dần biết viết câu đúng

và hay, ít mắc phải lỗi dùng từ. Một số em đã có được kĩ năng diễn đạt, sắp xếp
ý, sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong bài trôi chảy, hợp lý, chân thực sinh động hơn,
như các em Lê Đình Hoàng, Trần Thị Lan Anh, Hà Thị Phương…Đầu năm học,
khi mới học văn tả cảnh, để có một bài văn với học sinh của tôi thật sự khó
khăn, các em viết văn khô khan, nghèo ý, sắp xếp ý lộn xộn, diễn đạt vụng về.
Kết quả khảo sát Tiếng Việt đầu năm chỉ có 4 em đạt điểm khá, không có em
nào đạt điểm giỏi và 3 em đạt điểm yếu. Trong đó điểm văn của các em đa số là
rất thấp. Đến giữa học kì 2, lớp tôi đã có tiến bộ rất nhiều trong làm văn, kết quả
đạt được như sau:
GIỎI

KHÁ

TB

YẾU

THỜI GIAN KIỂM TRA
SL

TL

SL

TL

SL

TL


SL

TL

KHẢO SÁT ĐẦU NĂM

0

0

4

21.2

12

63.1 3

15.7

KIỂM TRA GIỮA KÌ II

2

10.

11

57.8


6

31.6 0

\

6
Thiết nghĩ, với một lớp có trình độ học sinh đại trà như lớp tôi, đạt được
chất lượng như vậy đã là tương đối tốt rồi. Điều này cũng chứng tỏ việc giúp các
em hiểu rõ bản chất của bài văn miêu tả, tích lũy vốn kiến thức về Văn - Tiếng
Việt cũng như rèn luyện kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ, sử dụng những
Năm học: 2013-2014

13


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
biện pháp liên kết câu, đoạn trong viết văn đã thực sự giúp các em có tiến bộ
trong việc học Tập làm văn.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tiếp thu cũng như
vận dụng kiến thức của các em trong viết văn vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả đạt
được chưa thật sự như mong muốn. Sở dĩ như vậy là vì để làm văn hay đòi hỏi
các em cần có thêm một chút năng khiếu, chính vì vậy, dù đã rất cố gắng nhưng
kết quả học sinh giỏi đạt được vẫn chưa cao.
Hơn nữa, việc giúp các em học văn tốt cần phải diễn ra trong một thời gian
dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, bồi đắp dần dần theo kiểu “mưa dầm thấm đất”.
Do vậy, sáng kiến này đòi hỏi cần có nhiều thời gian để các em tích lũy cũng
như rèn luyện kĩ năng viết văn chứ không thể đạt được kết quả tốt ngay trong
một sớm một chiều. Cá biệt đối với một số em chưa thật sự ham học, lười nói,
lười viết, ít chịu khó động não sáng tạo thì kết quả chưa được như mong muốn.

Một vấn đề nữa thiết nghĩ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học văn
của học sinh hiện này là vấn đề đọc sách. Theo tôi tìm hiểu, đa số gia đình học
sinh của tôi là gia đình nông dân bình thường, ít quan tâm đến việc mua sách
cho các em đọc thêm, có chăng thì lại mua những quyển truyện tranh đang rất
thịnh hành mà các em thích thú, những quyển truyện ấy ít có tác dụng giúp các
em tích lũy kiến thức để viết văn. Chính vì ít đọc sách nên vốn hiểu biết, vốn từ
và vốn về những câu văn hay, hình ảnh đẹp, hấp dẫn sinh động của các em cũng
nghèo nàn.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
I. KẾT LUẬN CHUNG:
Vấn đề hướng dẫn, giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn thông
qua việc hướng dẫn các em tìm tòi, tích lũy những kiến thức Văn - Tiếng Việt và
sử dụng tốt các biện pháp tu từ, sử dụng từ láy trong viết văn là một việc làm
khó nhưng cần thiết, cần phải bền bỉ, kiên trì, thường xuyên, liên tục. Người
giáo viên cần phải có hệ thống, có kế hoạch trong suốt quá trình dạy, cũng như
cần có năng lực hệ thống xuyên suốt các mảng kiến thức Tiếng Việt được học
trong chương trình để giúp học sinh khai thác, vận dụng và phát huy cho thật
hiệu quả nguồn kiến thức phong phú đầy đủ được cung cấp trong sách giáo khoa
các khối lớp. Đồng thời không ngừng tìm tòi, học hỏi để tích lũy vốn sống, vốn
kiến thức của bản thân nhằm cung cấp và làm giàu thêm vốn hiểu biết cho học
sinh. Giúp học sinh có lòng say mê văn học, tự khám phá ra những điều mới lạ,
nét đặc sắc nổi bật khi gặp một bài văn cụ thể. Như M.goocki đã từng nói:
“Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Một giáo viên Tiểu học như
tôi thì không có tham vọng đào tạo được những thiên tài vì cái đích đó quá xa.
Tuy nhiên, khi đứng trên bục giảng, tôi luôn mong muốn truyền cho học trò của
mình tình yêu đối với các môn học, niềm hứng thú, say mê học hỏi, khám phá,
đặc biệt là đối với thế giới ngôn từ giàu đẹp của Tiếng Việt.
Năm học: 2013-2014


14


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến
Thực tế cũng cho thấy học sinh khó có thể tự mình thấy được điều hay, nét
đặc sắc thích ứng với từng dạng bài văn và càng khó khăn hơn để các em có thể
tự mình độc lập sáng tạo để tạo ra cái hay, cái mới lạ kì thú, những câu văn mượt
mà, lời hay ý đẹp mà không có sự giúp đỡ của thầy cô. Vì vậy, thầy cô là những
người có nhiệm vụ định hướng cho các em thấy cần học gì, nhớ gì và vận dụng
ra sao trong hoàn cảnh nào. Mục đích của nhà trường Tiểu học hiện nay không
chỉ là dạy cho học sinh biết đọc thông viết thạo mà phải dạy cho học sinh biết
phát hiện, biết tư duy sáng tạo, cảm nhận được cái hay, cái đẹp và trên hết là dạy
cho học sinh cách học. Đó là cách thắp lên trong các em “ngọn lửa hồng”, giúp
mỗi em có thể tự đi vào thế giới tri thức của nhân loại và tự tin bước vào cuộc
sống xã hội với một tâm hồn đẹp, cao thượng.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Về phía giáo viên:
Nên thường xuyên quan tâm đến việc giúp học sinh tích lũy các kiến thức
cần thiết vận dụng vào việc viết văn hay trong tất cả các tiết học nếu có.
Khuyến khích các em học sinh tự đọc sách báo, tự tìm tòi những câu văn,
đoan văn, bài văn hay và có ý thức học hỏi vận dụng có sáng tạo trong viết văn.
2. Về phía nhà trường và các cấp lãnh đạo:
Phối kết hợp giữa nhà trường, tổ chức Đội, giáo viên và vận động phụ
huynh học sinh cùng chung tay để tiếp tục xây dựng tủ sách của Đội ngày càng
phong phú hơn, phục vụ tốt hơn nữa cho việc học tập của học sinh.
Đầu tư cho trường mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học hiện đại như:
máy tính, đèn chiếu…
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN:


Hợp Tiến, ngày 10 tháng 4 năm 2013.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác!
Người viết:

Nguyễn Thị Thoa

Năm học: 2013-2014

15


Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến

Năm học: 2013-2014

16



×