Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
An toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây
số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao
thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có báo cáo về tình hình trật tự, an
toàn giao thông tháng 12 và năm 2014 trong đó nhấn mạnh, tai nạn giao thông có những
chuyển biến tích cực khi tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người
bị thương.
Trong năm 2014 (tính từ ngày 16/12/2013 đến 15/12/2014) toàn quốc xảy ra 25.322
vụ, làm chết 8.996 người, bị thương 24.417 người. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 4.063
vụ (-13,8%), giảm 373 người chết (-4%), giảm 5.083 người bị thương (-17,2%).
Cụ thể, tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 10.601 vụ, làm chết 8.996
người, bị thương 6.265 người. So với cùng kỳ năm 2013, giảm 455 vụ (-4,1%), giảm
373 người chết (-4%), giảm 586 người bị thương (-8,6%). Va chạm giao thông xảy ra
14.721 vụ, làm bị thương nhẹ 18.152 người.
Theo thống kê của Quỹ An toàn giao thông đường bộ cho thấy, mỗi năm nước ta có
khoảng 12.000 người chết và trên 20.000 người bị thương do tai nạn giao thông, trong đó 35%
là trẻ em. Cụ thể, mỗi ngày có 30 gia đình mất người thân, 200 gia đình chịu những tổn thất về
vật chất và tinh thần do tai nạn giao thông để lại, đồng thời những người gây tai nạn và người
gánh hậu quả tai nạn sẽ phải chịu những dằn vặt tinh thần suốt cuộc đời. Nguyên nhân gây tai
nạn giao thông là do lỗi của người điều khiển xe tham gia giao thông: lạng lách, không đội mũ
bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, người uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện,
đi lấn đường, xe chở khách quá số người quy định, do trẻ chạy qua đường đột ngột, chơi không
đúng chỗ, chơi ở lòng đường, vỉa hè, đi bộ không đúng phần đường quy định…
Vậy chúng ta là những người làm công tác giáo dục, cần có những suy nghĩ và
hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
Ma Thị Minh Thư
1
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
Giáo dục an toàn giao thông là một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo
dục, Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia đã
phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục về trật tự an toàn giao thông
vào giảng dạy ở các trường học. Đối với trẻ Mầm non yêu cầu về giáo dục an toàn giao
thông cũng nằm trong mục tiêu chung của ngành giáo dục, mà đặc biệt giáo dục non là
mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân là khâu đặt nền móng ban đầu cho sự
hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do vậy nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục
là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông.
- Để đảm bảo an toàn giao thông, ngay từ lứa tuổi Mầm non trẻ cần có một số
hiểu biết kiến thức kỹ năng đơn giản về luật giao thông đường bộ, biết đi đường đúng
quy định, đi bộ đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải. Đi bộ qua đường phải có
người lớn dắt, không chạy nhảy chơi đùa trên đường, lòng đường có xe cộ lưu thông, đội
mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy.…nhằm tránh các tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo
thực hiện giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Hợp Thành”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông
cho trẻ ở trường mầm non. Nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành giao thông và
đảm bảo an toàn cho trẻ. Từ đó tăng cường mối quan hệ “Gia đình - Nhà trường - Xã
hội” để làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình thực tế việc thực hiện luật an toàn giao thông của trẻ Mầm
non Hợp Thành năm học 2014 – 2015
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về vấn đề thực hiện Luật giao thông ở trường
Mầm non Hợp Thành. Từ đó xác định rõ nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, giáo dục
an toàn giao thông cho trẻ trong trường Mầm non.
Ma Thị Minh Thư
2
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
- Tìm hiểu thực trạng về tình hình thực hiện luật an toàn giao thông của trường
mầm non Hợp Thành.
- Tổng kết đúc rút một số giải pháp, kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động
giáo dục an toàn giao thông và thực hiện luật giao thông cho trẻ trong trường Mầm non.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu lí luận:
- Vấn đề liên quan đến giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường Mầm non.
- Quá trình thực hiện luật giao thông trong những năm qua.
* Nghiên cứu thực tiễn:
- Kết hợp phương pháp tìm hiểu thực hành, trò chơi, trải nghiệm.
- Sử dụng một số tài liệu, lý luận về luật giao thông và giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ.
+ Các tạp chí nghiên cứu về luật giao thông.
6. Đóng góp mớp của đề tài.
Đây là một vấn đề rất quan trọng trong việc thực hiện giáo dục an toàn giao thông
cho trẻ ở trường mầm non cũng như việc thực hiện giáo dục an toàn giao thông cho mọi
người dân trong địa bàn.
7. Kế hoạch nghiên cứu
Tháng 9,10,11/2014: Lựa chon đề tài, lập đề cương xây dựng đề tài nghiên cứu.
Tháng 12/2014, tháng 1/2015: Điều tra thực trạng, nghiên cứu tài liệu.
Tháng 2,3/ 2015: Viết nháp đề tài, tiếp thu ý kiến sửa bản thảo.
Tháng 4/ 2015: Bảo vệ đề tài tại hội động khoa học nhà trường, hoàn chỉnh chế
bản vi tính.
Tháng 5/ 2015: Nộp sáng kiến kinh nghiệm lên hội đồng thi đua nhà trường.
Phần 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC GIÁO DỤC
AN TOÀN GIAO THÔNG CHO TRẺ
Ma Thị Minh Thư
3
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Chương 1. Một số cơ sở lý luận.
Năm học 2014- 2015
1. Cơ sở lý luận.
Như chúng ta cũng biết, hệ thống giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế
quốc dân, là điều kiện quan trọng để giao lưu với các nước trên thế giới và các nước
trong khu vực. Giao thông vận tải có liên quan chặt chẽ đến mọi mặt của đời sống kinh
tế - xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước và
hội nhập thế giới. Do vậy cùng với sự phát triển của đất nước nhu cầu về giao thông
cũng đang đựơc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông
ở đường bộ, đường không, đường thuỷ… phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu đi lại
của người dân. Thế nhưng, cùng với sự phát triển đó thì tình trạng thiệt mạng do tai nạn
giao thông lại tăng lên quá nhiều, bình quân mỗi năm có 10 ngàn người thiệt mạng do tai
nạn giao thông, thiệt hại kinh tế ước tính đến cả tỷ USD/năm. Không nơi nào trên Thế
giới lại có nhiều loại phương tiện cùng tham gia giao thông trên cùng một tuyến đường
như ở Việt Nam ta, nào là ôtô, xe công nông, xe máy, xe bò, xe ngựa, xe đạp…rồi đến
người đi bộ và thẩm chí là cả súc vật...tất cả chỉ trên một con đường chật hẹp, chen chúc
nhau thật là kinh khủng…Chính vì vậy mà trong những năm gần đây. tai nạn giao thông
và những bức xúc về giao thông lại đang gây những sức ép nặng nề lên xã hội. Tai nạn
giao thông không chỉ gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho con người, vật
và tài sản mà tai nạn giao thông còn để lại bao nỗi đau thương cho mọi gia đình và còn
liên luỵ đến bao nhiêu người vô tội khác. Lỗi chung lớn nhất là do ý thức người dân còn
kém, coi thường tính mạng của mình và người khác, chưa có ý thức bảo vệ tài sản của cá
nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông bản thân tôi không ngừng nghiên cứu
thu thập các thông tin tài liệu về an toàn giao thông nắm được các nguyên nhân xảy ra
tai nạn và cách thức tuyên truyền để trẻ hiểu và nhớ được những kiến thức sơ đẳng về
luật giao thông, những hành vi, thói quen ban đầu chấp hành luật giao thông. Đồng thời
đưa ra các phương pháp dạy an toàn giao thông cho giáo viên nắm được. Tránh sự áp đặt
Ma Thị Minh Thư
4
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
hoặc chỉ hỏi và cho trẻ nhắc lại lời cô, mà phải cho trẻ thực hành phát huy tính tích cực
của trẻ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Như vậy giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là rất cần thiết. Vì vậy giáo viên
chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể
trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng
giảng dạy mà còn nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông. Giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ ngay từ bé nhằm giúp trẻ sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để
phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi, đảm bảo được tính mạng cho trẻ là
việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh
phúc cho mọi người, mọi nhà.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo cùng với các cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự an toàn
giao thông vào các trường học mục đích là cung cấp cho trẻ những hiểu biết cơ bản ban
đầu, hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông.
Do vậy giáo viên cần phối hợp với các bậc phụ huynh để không ngừng nâng cao ý thức
chấp hành luật an toàn giao thông cho trẻ ngay từ lứa tuổi Mầm non.
Thực hiện Kế hoạch số 419/KH-UBATGTQG ngày 31 tháng 12 năm 2014 của
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc thực hiện quy định của pháp luật về đội
mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 2015, Kế hoạch số 113/KH-BGD ĐT ngày
09/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường thực hiện quy định bắt
buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh năm 2015.
Thực hiện KH 145/PGD&ĐT ngày 08 tháng 4 năm 2015 V/v thực hiện quy
định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh năm 2015 của Phòng Giáo dục và Đào
tạo Phú Lương
Ma Thị Minh Thư
5
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
Thực hiện kế hoạch của trường Mầm non Hợp thành: Toàn thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên học sinh trong nhà trường đã hưởng ứng và ký cam kết thực hiện chấp hành
luật an toàn giao thông.
Chương II
THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU
1.Thực trạng:
* Đặc điểm về tình hình kinh tế - văn hóa xã hội của điạ phương
Hợp Thành là xã miền núi nằm ở phía tây huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên;
phía đông giáp xã Động Đạt, phía tây giáp xã Phúc Lương Huyện đại Từ, phía nam giáp
với xã Phủ lý , phía bắc giáp với xã Ôn Lương. Với tổng diện tích tự nhiên 898,54ha đất
được chia thành 10 xóm có 752 hộ; và 2.907 nhân khẩu với 6 dân tộc anh em cùng sinh
sống là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mường trong đó dân tộc Tày chiếm 80%. Là xã có
truyền thống cách mạng , đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ nhau chủ yếu là nhân
dân lao động thuần tuý .công tác chính trị ổn định trật tự an toàn xã hội được giữ
vững.Nền kinh tế xã hội của địa phương chậm phát triển. Trong những năm qua được sự
quan tâm đầu tư các chính sách của Đảng và nhà nước xã Hợp Thành được hưởng
chương trình 135 là xã trong diện đặc biệt khó khăn theo quyết định của thủ tướng chính
phủ nên tình hình kinh tế của xã có nhiều bước phát triển, kinh tế xã hội ổn định, công
tác y tế, văn hoá giáo dục phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, nền kinh tế
tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng được đầu tư, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trên
90% tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, ngoài ra còn phát triển về kinh tế đồi
rừng, trồng trọt và chăn nuôi.
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương về công tác truyền thông,
tuyên truyền bằng khẩu hiệu về an toàn giao thông.
Ma Thị Minh Thư
6
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
- Luôn dược sự hướng dẫn và chỉ đạo của ngành và sự quan tâm chỉ đạo tạo điều
kiện về mọi mặt của Chi bộ và Ban giám hiệu. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm
học về việc triển khai đầy đủ các chuyên đề từ đầu năm học cho tất cả cán bộ, giáo viên
của trường. Tạo mọi điều kiện tổ chức sinh tổ, sinh hoạt cụm chuyên môn cho tất cả giáo
viên tham gia sinh hoạt để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt là tổ chức dự
giờ, thao giảng theo các chuyên đề.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao,
yêu nghề, mến trẻ, được phụ huynh chính quyền tin tưởng.
- Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, các hoạt
động trong ngày. Trẻ rất hứng thú trong các hoạt động có lồng ghép chuyên đề về giáo
dục An toàn giao thông.
- Bản thân là Hiệu trưởng nhà trường tôi luôn tìm tòi đọc các loại sách, báo, tạp
chí giáo dục nói về giáo dục An toàn giao thông cho trẻ Mầm non. tham gia đầy đủ các
lớp tập huấn chuyên môn về các chuyên đề “ Giáo dục An toàn giao thông” cho trẻ Mầm
non, tố chức triển khai chuyên đề giáo dục An toàn giao thông vào các buổi sinh hoạt
chuyên môn, sinh hoạt tổ. Thường xuyên thăm lớp dự giờ các tiết dạy có lồng ghép giáo
dục an toàn giao thông cho trẻ, qua đó thấy được trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt
động, trẻ được tìm tòi, khám phá và được trải nghiệm thực tế. Thông qua các trò chơi,
bài hát, bài thơ, câu truyện … giúp trẻ hiểu và nhớ được luật an toàn giao thông để có
thể áp dụng khi đi tham gia giao thông trên đường cùng gia đình.
* Khó khăn:
- Là một xã miền núi có nhiều khó khăn, tỷ lệ dân tộc cao chiếm trên 90%, đời
sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, địa bàn rộng, dân cư không tập trung. Trình độ
dân trí thấp, hiểu biết về xã hội còn hạn chế. Vì vậy nhận thức và chấp hành luật giao
thông cũng còn nhiều hạn chế.
Ma Thị Minh Thư
7
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
- Giáo viên chưa tự tin khi xây dựng các hoạt động có lồng ghép chuyên đề giáo
dục An toàn giao thông cho trẻ. Một số giáo viên chưa có sáng tạo trong các trò chơi
giao thông còn dập khuôn, máy móc.
- Việc tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề giáo dục An toàn giao thông
cho trẻ tùy thuộc vào từng chủ đề mà lồng ghép tích hợp. Có những chủ đề, đề tài rất dễ
lồng ghép, nhưng có những đề tài rất khô khan, khó lồng ghép.
- Khả năng ghi nhớ của một số trẻ còn hạn chế.
2. Nguyên nhân của thực trạng:
- Khu vực trường học nằm giữa trung tâm địa bàn xã, xe cộ đi lại rất nhiều.
- Học sinh ở đây đa số là con em nông thôn, người dân tộc thiểu số nên trẻ còn
nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động.
- Một số giáo viên trẻ mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ. Do vậy việc lồng ghép chuyên đề giáo dục an toàn giao thông
cho trẻ vào các hoạt động học tập vui chơi…đôi lúc còn cứng nhắc khô khan chưa có
tính sáng tạo.
- Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ từ phía các bậc phụ huynh nên trẻ học dễ nhớ
nhưng cũng dễ quên.
- Với trẻ Mầm non thường thì dễ nhớ, nhưng cũng dễ quên cùng với sự ham chơi,
và hiếu động nhất là những lúc trẻ được chơi tự do không có người lớn đi cùng, nên
chúng ta phải làm thế nào để trẻ có ý thức về luật giao thông để khỏi xảy ra tai nạn. Vì
vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Các giải pháp
- Tổ chức các buổi họp phụ huynh, tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh giáo
dục an toàn giao thông cho trẻ.
Ma Thị Minh Thư
8
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
- Tổ chức triển khai chuyên đề An toàn giao thông cho giáo viên.
- Lồng ghép vào các hoạt động học, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác.
Các giải pháp cụ thể:
1. Tổ chức các buổi họp phụ huynh, tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
- Đối với phụ huynh học sinh:
Đầu năm học nhà trường tổ chức họp phụ huynh phổ biến “ Một số quy định của
trường” và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh nội dung “Giáo dục An toàn giao thông
cho trẻ ” về “ Một số nguyên nhân gây tại nạn giao thông” đặc biệt tai nạn giao thông
đối với trẻ nhỏ. Từ đó giúp cho phụ huynh thấy được sự cần thiết giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ đồng thời có được sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã
hội để làm tốt công tác giáo dục dục An toàn giao thông cho trẻ trong trường Mầm non..
Thông qua buổi họp phụ huynh nhà trường đã cung cấp những kiến thức cơ bản
nhất để phụ huynh nắm được những kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông không may
có thể bất ngờ xảy ra với trẻ. Phổ biến Kế hoạch 145/PGD&ĐT ngày 08 tháng 4 năm
2015 về việc thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh năm 2015
của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Lương. Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao
thông “Khi ngồi xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm”, không chở 3,4 trẻ trên 1 xe gắn
máy…và thực hiện nghiêm túc luật An toàn giao thông.
+ Khi chở trẻ đi ngoài đường, cần đảm bảo cho trẻ được ngồi vị trí an toàn.
+ Tuyệt đối không nên cho trẻ cầm theo đồ ăn hoặc đồ chơi… khi ngồi trên xe.
+ Nắm chặt tay trẻ mỗi khi phải qua đường.
+ Không nên cho trẻ đi bộ hoặc chơi đùa ở những nơi có xe cộ đi lại.
+ Không cho trẻ vứt rác bừa bãi ra đường dễ gây tai nạn giao thông.
+ Cha mẹ luôn là tấm gương sáng cho trẻ học tập bằng cách tuân thủ pháp luật
điều khiển phương tiện giao thông của mình một cách an toàn.
+ Đội mũ bảo hiểm khi ngồi lên xe máy và xe đạp điện.
Ma Thị Minh Thư
9
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
2. Tổ chức triển khai chuyên đề An toàn giao thông cho giáo viên.
* Đối với giáo viên:
Đầu năm, Nhà trường tổ chức họp triển khai chuyên đề “An toàn giao thông năm
2012”. Thống nhất và ký cam kết thực hiện tốt các nội dung về công tác An toàn giao
thông trong cán bộ giáo viên và nhân viên, phát động phong trào thi đua “Cán bộ giáo
viên, nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh Luật an toàn giao thông” khi ngồi trên xe máy
đều phải đội mũ bảo hiểm và phối hợp với cha mẹ học sinh giáo dục an toàn giao thông
cho trẻ.
Triển khai Kế hoạch số 419/KH-UBATGTQG ngày 31 tháng 12 năm 2014 của
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc thực hiện quy định của pháp luật về đội
mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 2015, Kế hoạch số 113/KH-BGD ĐT ngày
09/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường thực hiện quy định bắt
buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh năm 2015
Phổ biến Kế hoạch 145/PGD&ĐT ngày 08 tháng 4 năm 2015 về việc thực hiện
quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh năm 2015 của Phòng Giáo dục và
Đào tạo Phú Lương
Cung cấp và triển khai tài liệu về giáo dục an toàn giao thông cho cán bộ, giáo
viên và nhân viên.
Tổ chức thao giảng dự giờ. sinh hoạt tổ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, thăm
quan…để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên
được đi học nâng cao trình độ trên chuẩn.
- Tổ chức học tập Luật an toàn giao thông trong cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Giúp cán bộ, giáo viên và nhân viên nắm chắc những quy định cơ bản của pháp luật về
trật tự an toàn giao thông đường bộ cụ thể :
1. Quy tắc chung về giao thông đường bộ: Người tham gia giao thông phải:
- Đi bên phải theo chiều đi của mình.
Ma Thị Minh Thư
10
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
- Đi đúng phần đường quy định.
Năm học 2014- 2015
- Phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Hệ thống báo hiệu đường bộ:
- Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông.
- Đèn tín hiệu giao thông.
Đèn tín hiệu giao thông có 3 màu: Xanh, đỏ, vàng.
+ Tín hiệu đèn xanh là được đi.
+ Tín hiệu đèn đỏ là dừng lại.
+ Tín hiệu đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người
điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đi quá
vạch dừng thì được đi tiếp.
* Biển báo hiệu đường bộ gồm có:
+ Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huốn nguy hiểm có thể xảy ra.
+ Biển hiệu lệnh để báo cáo hiệu lệnh phải thi hành.
+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn các hướng đi hoặc các điều cần biết.
+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm,
biểu hiện lệnh và biển chỉ dẫn.
- Sau đây là 1 số hình ảnh loại biển báo hiệu lệnh đường.
BIỂN BÁO CẤM
Ma Thị Minh Thư
11
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Đường cấm
Cấm người đi bộ
Năm học 2014- 2015
Cấm đi ngược chiều
Cấm xe đạp
Cấm xe gắn máy
Cấm xe xích lô
BIỂN BÁO NGUY HIỂM
101
Giao nhau vời
bộ đường sắt có rào chắn
Ma Thị Minh Thư
211
Giao nhau với đường sắt
không có rào chắn
12
Đường người đi
cắt ngang
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
226
Đường người đi xe đạp
cắt ngang
225
Trẻ em
BIỂN HIỆU LỆNH
301
Đường dành cho
305
306
Đường dành cho
xe thô sơ
Tốc độ tối thiểu
Các xe chỉ được
cho phép
đi thẳng và rẽ trái
người đi bộ
BIỂN CHỈ DẪN
423a
Đường người đi bộ sang ngang
462
Trạm cấp cứu
403a
Đường dành cho ôtô
3. Quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy:
Ma Thị Minh Thư
13
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
Tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và
học sinh về nội dung Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, trong đó có quy
định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy.
Phổ biến Kế hoạch số 419/KH-UBATGTQG ngày 31 tháng 12 năm 2014 của
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc thực hiện quy định của pháp luật về đội
mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 2015, Kế hoạch số 113/KH-BGD ĐT ngày
09/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường thực hiện quy định bắt
buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh năm 2015
4. Quy dịnh đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển
xe thô sơ khác.
5. Quy định đối với người đi bộ: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường,
trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
- Nơi không có đèn tín hiệu , không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, khi
đi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn.
- Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hay có cầu vượt, hầm dành cho người đi
bộ phải tuân theo tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng vị trí đó.
- Trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dắt.
Ngoài ra cán bộ giáo viên và nhân viên cần nắm được các nguyên nhân tai
nạn giao thông cụ thể như:
* Do người tham gia giao thông chưa thực hiện đúng luật giao thông
- Chạy quá tốc độ cho phép
- Chở người và hàng hoá quá quy định hoặc cồng kềnh.
- Sử dụng chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông.
- Chưa bảo đảm an toàn cho trẻ khi đi trên các phương tiện giao thông:
Ma Thị Minh Thư
14
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
- Người điều khiển phương tiện giao thông thiếu thận trọng, thiếu quan sát ở nơi
hay có người qua lại (Trường học, chợ...) rẽ bất ngờ trước đầu xe không có báo hiệu
trước khi chuyển hướng, lao xe từ trong nhà, trong ngõ ra đường …
- Để trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tự đi một mình trên đường, không có người lớn đi kèm
hoặc qua đường không có người lớn dẫn dắt.
* Do trẻ chạy qua đường đột ngột.
- Chạy từ trong ngõ, trong nhà ra đường đột ngột.
- Chơi không đúng chỗ: Chơi ở lòng đường, vỉa hè...
- Đùa nghịch khi đi trên các phương tiện giao thông: Thò đầu, thò tay ra ngoài ô
tô, tàu hoả; ném rác xuống đường, đứng ở chỗ lên xuống, chỗ không an toàn.
* Do phương tiện giao thông ( Xe cộ: phanh, lốp, máy móc...) không đảm bảo an toàn.
* Cơ sở hạ tầng: Đường xá chật hẹp, gồ ghề, thiếu biển chỉ dẫn ở những nơi nguy hiểm..
Đế giáo dục an toàn giao thông và phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ giáo
viên không những nắm được những quy tắc chung về giao thông đường bộ, hệ thống
biển báo, những quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe
đạp, và đối với người đi bộ mà giáo viên cần rèn cho trẻ có thói quen, mạnh dạn, tự tin
khi tham gia các hoạt động học, tạo nhiều cơ hội để trẻ được thực hành, trải nghiệm
khám phá.Từ đó những kiến thức về kĩ năng an toàn giao thông cho trẻ sẽ được củng cố
và bền vững hơn.
- Tích cực sưu tầm các tài liệu có liên quan về giáo dục an toàn giao thông, tranh ảnh
về tai nạn giao thông cho trẻ xem ngoài giờ học, hoặc các hoạt động khác trong ngày.
3. Thực hiện “giáo dục an toàn giao thôngcho trẻ”: Lồng ghép vào các hoạt
động học, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác.
* Đối với học sinh:
- Thông qua các hoạt động:
+ Trong tiết học:
Ma Thị Minh Thư
15
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
Việc giáo dục An toàn giao thông cho trẻ được nhà trường xây dựng kế hoạch
dạy lồng ghép vào các hoạt động học và các hoạt động khác trong chương trình giáo
dục Mầm non. Thông qua các bài hát, bài thơ, câu truyện, câu đố, ca dao, bài vè…
nói về phương tiện giao thông, trẻ hiểu thêm về sự tham gia giao thông và tuân thủ
luật giao thông.
Ví dụ: Chủ đề “ Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì ?” lớp MG bé ( 3 – 4 tuổi ).
+ Cho trẻ kể một số phương tiện mà trẻ biết về đường bộ, hỏi trẻ đi tham gia giao
thông bằng xe máy thì con sẽ làm gì? Qua đó giáo viên sẽ giáo dục trẻ phải đội mũ bảo
hiểm khi đi xe máy, phải tuân thủ luật giao thông.
Chủ đề: “ Phương tiện giao thông ” Lớp MG 4 tuổi + MG 5 tuổi.
+ Cho trẻ kể một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy. Trẻ biết tên
gọi, màu sắc, hình dạng… Giáo dục cho trẻ khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm cho
mình và nhắc nhở người điều khiển xe cũng đội mủ bảo hiểm, không chở quá số người
quy định, không chạy xe lạng lách, chạy quá tốc độ cho phép, tuân thủ các đèn tín hiệu
và biển báo giao thông trên đường, biết một số biển báo trên đường: (cấm dừng đỗ xe,
phần đường dành cho người đi bộ, hoặc cấm ô tô chạy lên cầu...). Không lái xe khi trong
người có uống rượu, bia, không đùa giỡn khi tham gia giao thông.
Giáo dục trẻ khi đi bộ: Đi bộ đi phía bên tay phải, đi sát lề đường, đi qua đường
phải có người lớn dắt.
Giáo dục trẻ khi ngồi trên xe máy, xe ô tô, xe buýt…ngồi ngay ngắn không nô đùa,
nghịch ngợm trên xe, không thò đầu thò tay ra ngoài. Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi:
Trò chơi: “Em đi trên đường phố ”. Cô điều khiển đèn giao thông, một số trẻ làm
người đi bộ, một số trẻ làm ô tô, xe đạp,…đi đúng quy định theo tín hiệu đèn giao
thông của cô.
Ma Thị Minh Thư
16
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
Trò chơi: “ Kể đủ 3 thứ” Ví dụ: Cô nói “phương tiện giao thông đường bộ”, trẻ sẽ
phải kể đủ 3 loại phương tiện“ xe máy, xe đạp, ô tô, hoặc xích lô…”; Phương tiện giao
thông đường thủy: “ Tàu thủy, thuyền buồm, ca nô… ”.
Trò chơi “ Ô tô về bến”, “Tín hiệu đèn giao thông”, “ Bác tài xế giỏi”, “ Đoàn tàu
hỏa”, “ Máy bay”…
Trò chơi học tập: Trẻ vẽ, xé cắt dán, tô màu các phương tiện giao thông, đọc thơ,
kể chuyên, hát đố, xem phim ảnh về giao thông.
Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
Trẻ quan sát các phương tiện giao thông đường bộ (xe đạp, xe máy, ô tô…) đồng
thời cho trẻ quan sát các phương tiện qua lại trên đường, để giúp trẻ nhận thức được việc
chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông đường bộ. Qua đó giáo dục trẻ khi tham gia
giao thông phải đi đúng làn đường quy định, người ngồi sau xe máy và người điều khiển
xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm.
Các hoạt động khác:
- Cho trẻ xem băng đĩa, một số hình ảnh trên máy chiếu về tai nạn giao thông.
- Đọc cho trẻ nghe một số tin trên báo, mạng về tai nạn giao thông. Từ đó giáo
dục trẻ cách đi bộ trên đường, cách đi trên các phương tiện giao thông như thế nào cho
đúng để đảm bảo được an toàn. Giúp trẻ thấy được hậu quả tai hại các hành động vi
phạm Luật an toàn giao thông.
- Giáo dục trẻ hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, ngồi xe an toàn, nhắc nhở người lớn tuân thủ
luật giao thông.
- Khi đi bộ đi bên tay phải, sát lề đường. Khi qua đường phải có người lớn dắt.
Hiện nay trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng thì vấn đề An toàn giao
thông đều được mọi người quan tâm và chú ý. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn
đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ
Ma Thị Minh Thư
17
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh
báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của
bản thân và xã hội. Vậy mỗi cán bộ, giáo viên chúng ta hãy nêu cao tinh thần trách
nhiệm hơn nữa để góp phần nhỏ bé vào việc tuyên truyền và thực hiện trật tự an toàn
giao thông nói chung và công tác giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường Mầm
non Hợp Thành nói riêng. Do vậy tôi đã đưa ra các phương pháp cụ thể như sau:
Phương pháp trò chơi:
Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mầm non được thực hiện lồng ghép thông
qua các giờ học, các hoạt đông vui chơi để trẻ thấy được hậu quả tai hại của các hành
động vi phạm Luật an toàn giao thông.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Đèn tín hiệu giao thông”; Trò chơi “Bác tài xế giỏi”.
Yêu cầu bác tài xế phải biết nơi nào dành cho xe ô tô chạy hoặc khi chạy phải
tuân thủ luật giao thông ( đèn tín hiệu, chỉ dẫn của Cảnh sát giao thông…)
Phương pháp thực hành:
+ Đối với trẻ nhà trẻ + Mẫu giáo 3 tuổi : Cho trẻ chơi với bộ đồ chơi tín hiệu đèn
giao thông, trẻ làm đoàn tàu đi phía sau cô giáo.
+ Đối với trẻ Mẫu giáo 4 tuổi+ 5 tuổi: Cho trẻ thực hành đi đường, đi sát lề
đường. Đi bộ cùng cô ra đường, tới ngã ba đầu xóm Tiến Bộ rồi trở về trường, cho trẻ
thực hành đi theo tín hiệu biển báo giao thông, thông qua việc tổ chức trò chơi.
Phương pháp trắc nghiệm:
+ Cho trẻ quan sát tranh, gạch chéo những hành vi sai, tô màu những hành vi đúng.
+ Cho trẻ làm quen và nhớ được các biển báo hiệu lệnh chỉ dẫn. Giúp trẻ có hành
vi thói quen ban đầu về chấp hành luật giao thông.
Để giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về luật giao thông, Cũng như những môn
học khác trong một giờ học phải tạo cho trẻ hứng thú học tập, nên các hoạt động dạy an
toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, từ
Ma Thị Minh Thư
18
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
gần đến xa. Trẻ có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng
dẫn trẻ từ từ không nên ép buộc trẻ phải nhớ ngay mà trẻ có kỹ năng dần theo từng giờ
học, thực hành, trò chơi hay từ những bài tập, những tình huống cụ thể mà trẻ đã được
trải nghiệm. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy học nào chúng ta đều phải chú ý đến
cách đặt câu hỏi, cách sử dụng từ ngữ phải ngắn gọn, dễ hiểu, trò chơi phải phù hợp, có
luật chơi, cách chơi rõ ràng, nội dung đưa ra phải sát với thực tế.
2. Kết quả :
Với những kinh nghiệm trên đây mà bản thân đã thực hiện từ đầu năm học đến nay,
hầu hết tất cả các bậc phụ huynh và các cháu trong toàn trường đều hiểu và tự giác chấp
hành nghiêm chỉnh luật giao thông đến nay vẫn chưa có vụ tai nạn nào xảy ra cụ thể:
Đối với các bậc phụ huynh: Chấp hành tốt Luật an toàn giao thông, tham gia giao
thông an toàn. Khi đưa đón trẻ đều đội mũ bảo hiểm; không chở 3,4 trẻ trên một xe máy.
Đối với học sinh: Có ý thức khi ngồi trên xe máy (trẻ nhỏ ngồi ở phía trước; trẻ
lớn ngồi phía sau an toàn và đội mũ bảo hiểm). Không cầm nắm bất kỳ một thứ đồ dùng,
vật dụng gì khi ngồi trên xe máy. Biết giữ an toàn khi đi trên các phương tiện giao
thông, không gây cản trở giao thông, không chơi đùa dưới lòng lề đường và những nơi
không an toàn, không vứt rác bừa bãi ra đường.
+ Nhận biết được một số biển báo cấm, biển chỉ dẫn trên đường đến trường.
+ Thông qua các bài hát, thơ, câu đố, truyện kể, qua hoạt động vui chơi, hoạt động
ngoài trời, trẻ được thực hành một số hành vi khi tham gia giao thông, qua đó giúp trẻ
biết được hành vi nào đúng, hành vi nào sai.
Để biết được kết quả thực hiện, nhà trường tiến hành kiểm tra đánh giá qua từng
học kì, qua tổ chức hội thi, qua các đợt thi đua để đánh giá việc “ Thực hiện an toàn giao thông
của cán bộ giáo viên và nhân viên” và việc “Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ”. Từ đó thấy
được việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là rất bổ ích, giúp trẻ
có được những kiến thức, kỹ năng ban đầu về luật lệ an toàn giao thông, làm tiền đề cho việc
Ma Thị Minh Thư
19
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, và là nền tảng cho thái độ tham gia giao
thông an toàn, văn minh của một công dân khi trẻ lớn lên.
Đối với giáo viên:
- Đã thực hiện đúng theo cam kết đầu năm học tham gia giao thông an toàn, chấp
hành nghiêm luật giao thông, không có trường hợp nào vi phạm giao thông đường bộ.
Đồng thời làm tốt công tác phối kết hợp cùng phụ huynh học sinh giáo dục trẻ mọi lúc,
mọi nơi về Luật an toàn giao thông. Trẻ đã nhận biết được các biển báo, tín hiệu đèn, cách
đi đường…
Trường chúng tôi đạt được những kết quả như vậy là nhờ đội ngũ cán bộ giáo viên
và nhân viên, các bậc phụ huynh học sinh hiểu và nhận thức đúng về Luật an toàn giao
thông, đồng thời với sự nỗ lực cố gắng của giáo viên trong quá trình giảng dạy đã lồng
ghép giáo dục an toàn giao thông vào các môn học, các hoạt động để từng bước nâng
cao hiểu biết về trật tự an toàn giao thông cho trẻ trong trưòng mầm non.
IV. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
* Nguyên nhân
Nguyên nhân cơ bản nhất để có được những thành quả tốt đẹp Phải làm tốt công
tác tuyên truyền để mọi người, mọi ngành, mọi lực lượng xã hội nhận thức đúng đắn về
thực hiện và chấp hành luật an toàn giao thông .
Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường- Gia đình- Xã hội làm tốt công tác giáo
dục an toàn giao thông cho trẻ đồng thời tuyên truyền sâu rộng tới mọi người dân hưởng
ứng tham gia luật trật tự an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Nắm được đặc điểm tâm sinh lý và sự nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi để tìm giải
pháp giáo dục an toàn giao thông phù hợp
Được sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Chi bộ, Ban giám hiệu về công tác đảo bảo
an toàn giao thông.
Trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong
trường mầm non nói riêng, thì người cán bộ quản lý - giáo viên luôn phải là chủ thể, là
Ma Thị Minh Thư
20
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
nòng cốt, là lực lượng tổ chức, là cầu nối giữa gia đình và xã hội để tạo môi trường
thống nhất, lành mạnh, thuận lợi cho việc giáo dục trẻ.
* Bài học kinh nghiệm
Từ thành công cũng như tồn tại trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ
trường Mầm non Hợp Thành. Qua quá trình tổ chức và chỉ đạo quản lý, quá trình tham
quan, dự giờ, học tập ở các trường mầm non trong và ngoài huyện, tôi đã rút ra một số
kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý chỉ đạo thực hiện giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ ở trường Mầm non Hợp Thành như sau:
- Ban giám hiệu Nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục An toàn
giao thông cho trẻ .
- Để công tác giáo dục an toàn giao thông có hiệu quả, mỗi cán bộ, giáo viên luôn
là tấm gương sáng về chấp hành luật giao thông cho trẻ noi theo.
- Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa phương ủng hộ công
tác giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non. Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học
sinh, để làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
- Thường xuyên liên lạc với ban thường trực hội cha mẹ học sinh để họ cùng vận
động tuyên truyền về an toàn giao thông cho phụ huynh toàn trường nói chung và cho
trẻ Mầm non nói riêng thực hiện tốt luật An toàn giao thông.
Kiến thức về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non tuy đơn giản, nhưng
lại rất khó nhớ nên đối với trẻ mầm non phải dạy trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần, thường
xuyên, liên tục lồng ghép ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ hiểu, và nhớ được.
- Tiết dạy có lồng ghép giáo dụcan toàn giao thông phải nhẹ nhàng, tự nhiên,
không nặng nề, gò bó, áp đặt, tạo không khí lớp học vui vẻ, thu hút tất cả trẻ cùng hứng
thú tham gia. Giáo viên sử dụng hình thức tổ chức học mà chơi, chơi mà học linh hoạt
sáng tạo, hấp dẫn và gần gũi đối với trẻ.
- Giáo viên phải dựa và tình hình thực tế ở địa phương và sự nhận thức của trẻ để
lựa chọn kiến thức giáo dục trẻ sao cho phù hợp. Dạy trẻ phải đúng yêu cầu, đúng luật
Ma Thị Minh Thư
21
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
giao thông. Làm tiền đề cho việc thực hiện tốt các quy định của luật giao thông đường
bộ đối với người đi bộ, xe đạp, xe máy. Hình thành kỹ năng tham gia giao thông và ý
thức chấp hành luật giao thông cho trẻ về sau này.
Phần 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Ma Thị Minh Thư
22
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
Giáo dục an toàn giao thông là một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo
dục, đòi hỏi mọi tầng lớp, mọi người dân đặc biệt cán bộ giáo viên nhân viên cần nêu
cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm túc Luật An toàn giao
thông. Giáo dục an toàn giao thông có hiệu quả hay không tuỳ thuộc phần lớn vào sự
giáo dục của người cán bộ quản lý giáo dục mà trực tiếp là những thầy cô, giáo ở cơ sở,
trong đó thì vai trò đầu tầu của người cán bộ quản lý là vô cùng quan trọng. Thực tế cho
thấy để xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức hiểu biết và chấp hành nghiêm
túc về luật giao thông không phải là đơn giản xong cũng không phải là quá khó. Chính
vì vậy ngay từ lứa tuổi mầm non cần hình thành cho trẻ những hiểu biết ban đầu về luật
giao thông, biết nguy hiểm để tránh xa, không chơi đùa dưới lòng, lề đường, không đùa
giỡn khi ngồi trên xe và có ý thức đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy…
2. Kiến nghị:
Qua nghiên cứu luận và thực tiễn thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Tôi kiến nghị:
- Chính phủ và các cấp thực thi Pháp luật ra thể chế và xử phạt nghiêm minh các
hành vi vi phạm Luật An toàn giao thông.
Các nhà giáo dục làm tốt việc tuyên truyền giáo dục Pháp luật cho học sinh, bản
thân phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật An toàn giao thông.
Trong thực tế xã hội hiện nay làm giáo dục đã khó, việc thực hiện công tác giáo
dục an toàn giao thông còn khó hơn nhiều. Bức tranh về tai nạn an toàn giao thông ngày
một quá nhiều là do ý thức của người tham gia giao thông kém, Tất cả điều đó bắt nguồn
từ một điều hết sức cơ bản đó là văn hóa. Mà điều đó chúng ta khó có thể một sớm một
chiều tạo ra được. Bác Hồ đã nói : "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người". Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho
học sinh nói chung, cho trẻ mầm non nói riêng. Cần phải phát huy những mặt tích cực
để tai nạn giao thông ngày một giảm theo chiều hướng nhanh nhất. Việc tất cả công dân
phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một biện pháp thiết thực giúp bảo vệ an
toàn cho mọi người. Do vậy, giáo dục ý thức cho trẻ, chấn chỉnh giao thông học đường
Ma Thị Minh Thư
23
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý
thức pháp luật cho thế hệ tương lai hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho
mình và hạnh phúc cho gia đình mình./.
XÁC NHẬN ĐƠN VỊ
Ngày 22 tháng 04 năm 2015
P. HIỆU TRƯỞNG
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Trần Thị Phương
Ma Thị Minh Thư
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Ma Thị Minh Thư
24
Trường Mầm non Hợp Thành
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….........
Ma Thị Minh Thư
25
Trường Mầm non Hợp Thành