Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Chăm sóc người bệnh mổ viêm ruột thừa (chăm sóc điều dưỡng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.59 KB, 5 trang )

Chăm Sóc Người Bệnh Mổ Viêm Ruột Thừa
(Chăm sóc của điều dưỡng)
A. Qui Trình Chăm Sóc Trước Mổ
1. Nhận Định Tình Trạng Người Bệnh:
- Đau bụng: Thường không đau thành cơn. Đau âm ỉ liên tục, vị trí thường ở vùng rốn sau lan đến thường vị và cuối

2.1

2.2

2.3

cùng khu trú ở chậu phải
- Ghi vào hồ sơ để giúp bác sĩ biết rõ diển biến bệnh
- Dấu hiệu nhiễm trùng: nhiệt độ tăng nhẹ, môi khô, lưỡi dơ
- Dấu hiệu rối loạn tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy
- Khám các điểm đau: Mac-Burney, Lanz,
- Nếu người bệnh đến trễ điều dưỡng cần phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc
2. Chẩn Đóan Vàcan Thiệp Điều Dưỡng
Đau bụng liên quan bệnh lý
- Lượng giá vị trí đau,tính chất, mức độ đau
- Tư thế giảm đau
- Chỉ thực hirện thuốc giảm đau khi có chẩn đóan chính xác
Lo lắng vì phải mổ cấp cứu
- Lượng giá mưc độ căng thẳng của người bệnh
- Nâng đỡ về tinh thần: Giải thích cho người bệnh hiểu về cần giải phẫu giúp người bệnh an tâm
Người bệnh phải can thiệp phẫu thuật
- Giúp Bác sĩ thực hiện các thủ thuật chẩn đoán
- Không cho người bệnh ăn uống
- Không thụt tháo cho người bệnh
- Thực hiện khẩn các XN tiền phẫu




-

Thực hiện thuốc
Vệ sinh trước mổ
Lấy dấu chứng sinh tồn
Đặt tube Levine
Đặt sonde tiểu nếu cần
Chuyển người bệnh đến phòng mổ cùng thân nhân

Lượng Giá
- Giảm đau
- An tâm điều trị
- Cuộc mổ được chuẩn bị tốt

B. Qui Trình Chăm Sóc Sau Mổ
1. Nhận Định:
- Tình trạng tri giác nếu NGƯỜI BỆNH được gây mê
- Cảm giác chi, vận động nếu gây tê tủy sống
- Đau?
- Tình trạng bụng
- Các dấu hiệu chảy máu?
2. Chẩn Đóan Và Can Thiệp Điều Dưỡng
2.1. Sau mổ VRTcấp:
- Người bệnh có thể được can thiệp mổ nội soi hay chỉ gây tê tủy sống
- Khi người bệnh tỉnh cho nằm tư thế Fowler. Giúp người bệnh ngồi dậy sớm, đi lại quanh giường. Ngừa biến chứng

phổi và liệt ruột
- Sau 6-8 giờ người bệnh tỉnh, rút tube levine, cho người bệnh uống ít nước khi người bệnh có nhu động ruột thì cho

người bệnh ăn uống bình thường
- Vết mổ vô trùng không thay băng, ngày thứ 6-7 sau mổ cắt chỉ
- Người bệnh mổ nội soi cắt ruột thừa không cần thay băng, không cần cắt chỉ nếu khâu da bằng chỉ không tan. Cho đi
lại càng sớm càng tốt


Trường hợp giải phẫu ruột thừa có biến chứng:
- Thường do ruột thừa vỡ đưa đến viêm phúc mạc, abces ruột thừa, ruột thừa hoại tử
- Người bệnh có dẫn lưu: chăm sóc dẫn lưu ổ bụng
- Cho người bệnh nằm tư thế Fowler nghiêng về phiá có đặt dẫn lưu
- Điều dưỡng cần ghi rõ màu sắc, tính chất, số lượng vào hồ sơ
- Dẫn lưu phòng ngừa cần báo bác sĩ để rút ra sớm
- Nếu dẫn lưu ổ mủ ruột thừa thường rút chậm hơn. Khi có chỉ thị rút thì rút từ từ mỗi ngày 1-2 cm cho đến khi ống tự
sút ra
- Vết mổ:
º Trường hợp khâu da thưa: Điều dưỡng thay băng hàng ngày, ghi lại tình trạng vết thương mỗi ngày
º Trường hợp vết mổ để hở hay nhiễm trùng: thay băng khi thấm dịch, khi vết mổ có tổ chức hạt tốt thì khâu da thì hai
2.3. Theo dõi chăm sóc người bệnh có biến chứng sau mổ
- Chảy máu do tụt chỗ khâu động mạch ruột thừa:
Lâm sàng:
º Theo dõi máu chảy qua dẫn lưu
º Đau bụng
º Huyết áp tụt, mạch nhanh, da xanh, niêm tái, vã mồ hôi …
Xử trí: Điều dưỡng cần phát hiện sớm, hồi sức và chuẩn bị người bệnh mổ lại
- Chảy máu vết mổ:
Lâm sàng: Máu thấm băngvết mổ Thường xảy ra sau mổ rất sớm vài giờ sau mổ
Xử trí:. Điều dưỡng dùng gạc thấm oxy già ấn ngay vào chỗ chảy
º Nếu máu vẫn chảy với số lượng nhiều, nên báo bác sĩ khâu mạch máu, đồng thời ghi lại số lượng chảy và theo dõi dấu
chứng sinh tồn
- Tắc ruột:

º Lâm sàng: Thường xảy ra ngày vào ngày thứ 3-4 sau mổ haymuộn hơn Đau bụng từng cơn, dấu hiệu rắn bò, dấu hiệu quai
ruột nổi, bí trung đại tiện, Gas (-)
º Xử trí: Để phòng ngừa điều dưỡng cho người bệnh ngồi dậy sớm, hít thở, tập vận động bụng sau mổ
2.2.


- Abces và viêm tấy thành bụng:

º Lâm sàng: đau vết mổ có gia tăng không, quan sát băng có thấm ướt, mùi hôi,
º Xử trí: Mở băng quan sát dấu hiệu nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau Nếu có tình trạng nhiễm trùng: cắt chỉ, rửa sạch mủ,

2.4.

thay băng và nên ghi vào hồ sơ tình trạng vết mổ, đã cắt bao nhiêu mối chỉ, thực hiện thuốc kháng sinh theo kháng sinh
đồ Điều dưỡng theo dõi nhiệt độ
- Abces túi cùng Douglas:
º Lâm sàng: nhiệt độ tăng, người bệnh mót đi cầu nhiều lần, tiêu chảy, đau bụng Thăm khám trực tràng thấy túi cùng
Douglas phồng và đau
º Xử trí: chuẩn bị người bệnh mổ lại
- Dò phân:
º Lâm sàng: khi thay băng thấy dịch màu vàng lợn cợn, thối, chảy ra nơi vết mổ hay qua dẫn lưu
º Xử trí: Điều dưỡng ghi số lượng và tính chất phân, chăm sóc thay băng thường xuyên, tránh rơm lở da. Hướng dẫn người
bệnh cách ăn uống nhiều dinh dưỡng giúp mau lành đường dò
Người bệnh han chế kiến thức:
- Hướng dẫn Người bệnh vệ sinh trong ăn uống
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ
- Có thể cắt chỉ vết mổ ở địa phương
- Phát hiện sớm dấu hiệu tắc ruột sau mổ: đau bụng từng cơn, bí trung đại tiện thì nhịn ăn uống và đến bệnh viện ngay

3. Tiêu Chuẩn Lượng Giá:

- Giảm đau
- Vết mổ lành tốt
- Không xảy ra các biến chứng
- Biết CS khi về nhà




×