Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá khả năng kiểm soát sinh học của các chủng BACILLUS SPP đối với nấm COLLETOTRICHUM SPP gây bệnh thán thư trên giống ớt sừng trâu (capsicum annuum)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 83 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn anh Nguyễn Tấn Đức và chị Trần Thùy Trang đã truyền
đạt cho em vốn kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tiễn trong suốt thời gian
thực hiện khóa luận.
Cảm ơn thầy Nguyễn Văn Minh cùng các thầy cô, bạn bè tại trường Đại học
Mở Tp. HCM đã hỗ trợ em để hoàn thành tốt bài báo cáo.
Cảm ơn Trung tâm Công Nghệ Sinh Học Tp.HCM đã tạo điều kiện cho em
được thực tập và làm đề tài tại Trung tâm.
Cảm ơn các anh chị trong phòng Công Nghệ Vi Sinh cùng sinh viên các
trường thực tập tại đây luôn nhiệt tình và thân thiện đã giúp đỡ em trong thời gian
thực hiện đề tài.
Nguyễn Thế Bảo

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu..................................................................................................................2
PHẦN I: TỔNG QUAN .............................................................................................3
1. Bệnh thán thư ........................................................................................................3
2. Các loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư ................................................3
2.1 Giới thiệu chung về nấm Colletotrichum ..............................................................3
2.2 Các giai đoạn xâm nhiễm ......................................................................................4
2.3 Điều kiện xâm nhiễm của nấm ..............................................................................5


2.4 Vòng đời của nấm .................................................................................................6
3. Các loài nấm gây hại phổ biến ở Việt Nam.........................................................7
4. Các biện pháp phòng trừ ....................................................................................13
4.1 Giống kháng bệnh ...............................................................................................14
4.2 Kiểm soát nuôi trồng ...........................................................................................14
4.3 Kiểm soát hóa học ...............................................................................................15
4.4 Kiểm soát sinh học ..............................................................................................16
5. Chế phẩm sinh học ..............................................................................................16
6. Vi khuẩn Bacillus ................................................................................................16
6.1 Các chủng Bacillus có khả năng đối kháng nấm cao ..........................................17
6.2 Các chất kháng nấm của Bacillus .......................................................................20
6.2.1 Enzyme Mycolytic ...........................................................................................20
6.2.2 Enzyme Chitinase.............................................................................................20
6.2.3 Enzyme Cellulase .............................................................................................21
6.2.4 Các chất thuộc Lipopeptide ..............................................................................22
6.2.4.1 Iturin ..............................................................................................................22
6.2.4.2 Surfactin ........................................................................................................23
6.2.4.3 Fengycin ........................................................................................................23
7. Các nghiên cứu khác ...........................................................................................24
7.1 Phân tích các bài báo ...........................................................................................25
PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................31
ii


1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................32
2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................32
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33
3.1 Phương pháp xác định hiệu quả đối kháng in vitro ............................................33
3.2 Phương pháp lây bệnh nhân tạo và xác định độc lực nấm bệnh in vitro ............34
3.3 Phương pháp đếm bào tử nấm và vi khuẩn .........................................................34

3.3.1 Phương pháp đếm bào tử nấm..........................................................................34
3.3.2 Phương pháp đếm khuẩn lạc vi khuẩn .............................................................35
3.4 Các thí nghiệm đánh giá khả năng phòng và trị bệnh thán thư của dung dịch
Bacillus trực tiếp trên ớt in vitro ...............................................................................35
3.5 Phương pháp xử lý đất dùng trong thí nghiệm chậu, vại ....................................36
3.6 Bố trí thí nghiệm trong nhà kính .........................................................................37
3.6.1 Cách thực hiện:.................................................................................................37
3.6.2 Đánh giá hiệu quả Bacillus trong điều kiện in vivo .........................................38
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................39
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................40
1. Đặc điểm đại thể và vi thể của nấm Colletotrichum spp. .................................40
2. Tuyển chọn các chủng Bacillus spp. có tính đối kháng mạnh với
Colletotrichum spp. và quan sát đặc điểm đại thể, vi thể.....................................41
3. Đếm bào tử nấm và vi khuẩn .............................................................................42
4. Kết quả đối kháng in vitro ..................................................................................43
5. Chủng bệnh nhân tạo trên ớt .............................................................................49
6. Các thí nghiệm trên ớt ........................................................................................49
6.1 Đánh giá độc lực nấm bệnh .................................................................................49
6.2 Đánh giá khả năng phòng bệnh ...........................................................................51
6.3 Đánh giá khả năng trị bệnh .................................................................................53
7. Kết quả trồng ớt trong nhà kính........................................................................55
7.1 Cây ớt ..................................................................................................................55
7.2 Bệnh thán thư trên ớt ...........................................................................................56
8. Kết quả đánh giá khả năng kiểm soát sinh học trong nhà kính .....................56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................62
PHỤ LỤC .................................................................................................................67

iii



DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nấm ................................................ 7
Hình 2: Vị trí phân cắt enzyme chitinase .................................................................... 21
Hình 3 : Mô tả thí nghiệm đối kháng in vitro. ............................................................ 33
Hình 4: Cách thức chủng bệnh nhân tạo .................................................................... 34
Hình 5 : Các giai đoạn sinh trưởng của ớt trong nhà kính ...................................... 55
Hình 6: Các giai đoạn thán thư trên ớt ........................................................................ 56
Hình 7. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc nấm Colletotrichum accutatum theo thời
gian ..................................................................................................................................... 40
Hình 8: Đặc điểm vi thể của nấm Colletotrichum accutatum theo thời gian ........ 41
Hình 9: Khả năng đối kháng nấm Colletotrichum spp. của Bacillus spp. và đối
chứng lần 1. ....................................................................................................................... 44
Hình 10: Khả năng đối kháng nấm Colletotrichum spp. của Bacillus spp. và đối
chứng lần 2. ....................................................................................................................... 46
Hình 11: Khả năng đối kháng nấm Colletotrichum spp. của Bacillus spp. và đối
chứng lần 3. ....................................................................................................................... 48
Hình 12 : Kết quả chủng bệnh nhân tạo với đối chứng sau 10 ngày ..................... 49
Hình 13: Kết quả phương pháp tiêm và tạo vết thương sau 7 ngày ........................ 50
Hình 14 : Thí nghiệm đánh giá khả năng phòng bệnh thán thư của Bacillus spp.
............................................................................................................................................. 53

Hình 15 : Tạo hỗn hợp 5 chủng Bacillus spp. ............................................................ 53
Hình 16 : Kết quả đối kháng trên ớt ở các nồng độ ................................................... 55
Hình 17 : Cách chủng bệnh cho cây ớt. ....................................................................... 57
Hình 18: những quả bệnh không lây lan sang những quả khác. ........................... 58
Hình 19: Các nghiệm thức có phun Bacillus so với đối chứng ............................... 60

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Một số loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh trên ớt theo quốc gia. ..... 4
Bảng 2: Đặc điểm những loài nấm Colletotrichum spp. chính gây bệnh thán thư
ở Việt Nam. .......................................................................................................................... 7
Bảng 3: Các chủng vi khuẩn Bacillus spp. đối kháng nấm Colletotrichum spp... 17
Bảng 4: Các thành phần iturin khác nhau ................................................................. 22
Bảng 5: Các nghiên cứu liên quan trong những năm gần đây ............................... 24
Bảng 6: Khả năng kháng nấm của Protein trong các điều kiện nhiệt độ .............. 26
Bảng 7: Đường kính tăng trưởng khuẩn lạc của C. gloeosporioides ..................... 26
Bảng 8: Hiệu quả kiểm soát sinh học: ......................................................................... 29
Bảng 9: Đặc điểm đại thể và vi thể của một số chủng Bacillus spp. ....................... 41
Bảng 10: Kết quả đối kháng in vitro lần 1 ................................................................... 43
Bảng 11: Kết quả đối kháng in vitro lần 2 ................................................................... 44
Bảng 12: Kết quả đối kháng in vitro lần 3 ................................................................... 46
Bảng 13: Tổng số quả và số quả bệnh trong nhà kính .............................................. 57

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Kết quả đối kháng lần 1 ............................................................................... 44
Biểu đồ 2: Kết quả đối kháng lần 2 ............................................................................... 45
Biểu đồ 3: Kết quả đối kháng lần 3 ............................................................................... 48
Biểu đồ 4: Kết quả chủng bệnh sau 10 ngày ............................................................... 49
Biểu đồ 5: Đường kính vết bệnh giữa tiêm và tạo vết thương .................................. 50
Biểu đồ 6: Trung bình đường kính vết bệnh ở các nghiệm thức. ............................ 51
Biểu đồ 7: Kết quả đối kháng, D là đường kính vết bệnh, L là chiều dài quả ớt .. 54
Biểu đồ 8: Tỷ lệ bệnh sau 7 ngày, 14 ngày .................................................................. 58
Biểu đồ 9: Chỉ số bệnh sau 7 ngày, 14 ngày ................................................................ 58

Biểu đồ 10: tỷ lệ bệnh và tỷ lệ đối kháng sau 7 ngày, 14 ngày. ................................ 59

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ớt (Capsicum sp.) thuộc chi Capsicum, họ cà (Solanaceae). Có hai nhóm
ớt phổ biến là ớt cay (Capsicum frutescens L.) và ớt ngọt (Capsicum annuum L.).
Trong số các cây trồng thuộc họ cà (Solanaceae), cây ớt có tầm quan trọng thứ hai
chỉ sau cây cà chua. Tổng sản lượng trồng ớt và lượng ớt bột trên thế giới năm 2013
đạt 3.458.634 tấn với diện tích 1.974.910 ha, cũng trong năm đó tính riêng ở Việt
Nam ước tính khoảng 93.000 tấn trên cả nước với tổng diện tích khoảng 64.000 ha
theo thông tin từ FAO [19]. Qua đó nhận thấy được tầm quan trọng của ớt đối với
kinh tế của Việt Nam và trên thế giới.
Có rất nhiều tác nhân gây bệnh làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân
trồng ớt như các bệnh do nấm, vi khuẩn, virus hoặc do côn trùng như sâu, bọ trĩ, rệp,
nhện. Trong đó, nghiêm trọng nhất vẫn là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp.
gây ra, kế đó là bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, bệnh khảm
virus trên gân lá (CVMV) và bệnh khảm virus dưa chuột (CMV)[25].
Đối với bệnh thán thư, cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm. Bệnh
tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt, đôi khi thất thu năng suất 100%. Điều kiện
thời tiết nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao (từ 70-80%) thích hợp cho nấm phát triển. Bào
tử nấm bệnh phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng. Bào tử nấm bệnh trong thời gian dài
ngừng hoạt động đến khi quả chín sẽ phát bệnh. Nếu trên giống nhiễm, bệnh gây hại
cả trái non.
Các biện pháp để phòng bệnh thán thư được khuyên dùng như: thu gom, tiêu
hủy trái bệnh, sử dụng giống khỏe sạch bệnh, luân canh cây trồng khác họ,.. đều mang
lại hiệu quả nhưng không triệt để. Bệnh vẫn có thể tích tụ trong đất và bùng phát. Sử
dụng thuốc hóa học để trị bệnh tuy đem lại hiệu quả cao nhưng làm ảnh hưởng đến

môi trường, dễ làm nấm bệnh lờn thuốc và ảnh hưởng đến chất lượng quả ớt. Hiện
nay, sử dụng biện pháp sinh học để kiểm soát nấm bệnh đang là ưu tiên hàng đầu, vì
các lợi ích về môi trường sinh thái và an toàn cho người tiêu dùng.
Nhiều tác nhân kiểm soát sinh học được sử dụng để ức chế nấm Colletotrichum
sp. như: nấm Trichoderma, Gliocladium, vi khuẩn Bacillus subtilis, Bacillus
lichenifomis, Bacillus amyloliquefaciens, xạ khuẩn Streptomyces. Nhưng trong đó
Bacillus thể hiện là tác nhân kiểm soát sinh học nấm Colletotrichum đã được chứng
minh như hình thành khuẩn lạc hiệu quả ở vùng rễ, hoạt động linh hoạt để chống lại
nhiều tác nhân gây bệnh và khả năng sinh bào tử. Ngoài ra Bacillus còn tiết ra một số
enzyme và các chất có hoạt tính ức chế nấm hữu hiệu.
1


Do vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng kiểm soát sinh học
của một số chủng vi khuẩn Bacillus spp. đối với nấm Colletotrichum spp. gây bệnh
thán thư trên giống ớt sừng trâu (Capsicum annuum).” để làm cơ sở hình thành chế
phẩm vi sinh phòng và trị bệnh thán thư trên cây ớt.

2. Mục tiêu
Xác định khả năng đối kháng sinh học của các chủng Bacillus (B. subtilis, B.
amyloliquefacients, B. licheniformis) đối với nấm Colletotrichum spp. ở 3 cấp độ :
 Đối kháng in vitro trên đĩa petri
 Đối kháng in vivo trên quả ớt
 Đối kháng in vivo trên cây ớt trong nhà kính

2


PHẦN I: TỔNG QUAN
1. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư, bắt nguồn từ một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là 'than', là tên gọi
chung cho các bệnh thực vật đặc trưng bởi rất tối, tổn thương sâu, có chứa các bào tử
[25]. Bệnh thán thư gây thiệt hại trên nhiều loại cây trồng và hoa màu như ớt, xoài,
cà chua, …
Bệnh thán thư là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế
nghiệm trọng trong ngành trồng ớt trên thế giới, đặc biệt là vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới [50]. Ở các quốc gia đang phát triển bệnh thán thư gây thiệt hại lớn về kinh
tế cho người trồng ớt, từ 10% đến 80% [41]. Đây là một bệnh gây hại nghiêm trọng
trên ớt trong mùa mưa, làm cho trái thối hàng loạt. Bệnh gây hại nặng trên hầu hết
các vùng trồng ớt ở nước ta.
Chúng xuất hiện gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trên lá, vết bệnh hình
tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Lúc đầu, đốm
bệnh ở mặt dưới lá có màu nâu nhạt, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng
và lõm sâu. Trên cuống lá và thân cây vết bệnh cũng lõm xuống tạo thành vết dọc
màu nâu đen. Cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm. Thiệt hại nặng nhất
là bệnh tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt, đôi khi thất thu năng suất 100%.
Bệnh thường gây hại từ trái già đến trái chín. Nếu trên giống nhiễm, bệnh gây hại cả
trái non.
Ảnh hưởng trên trái khi bị nhiễm bệnh, xuất hiện lúc đầu là những đốm tròn
có màu xanh đậm, lõm xuống, hơi ướt, sau đó vết bệnh lớn dần có màu vàng nhạt đến
trắng xám hoặc đen, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, trên đó có
những chấm nhỏ li ti màu vàng. Trái ớt sau thu hoạch vẫn tiếp tục bị bệnh. Nấm bệnh
tồn tại trong hạt giống, tàn dư thực vật hoặc sống trong đất 1-2 năm.

2. Các loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư
2.1 Giới thiệu chung về nấm Colletotrichum
Loài nấm Colletotrichum đầu tiên được nghiên cứu bởi Corda (1837), lúc đó
được gọi là Colletothrichum, sau đó chính tác giả đổi tên nhành Colletotrichum [6].
Nấm Colletotrichum spp. là tác nhân chính gây nên bệnh thán thư trên cây ớt.
Colletotrichum spp. được được phân loại vào giới nấm, ngành Ascomycota,

lớp Sordariomycetes, bộ Phyllachorales, họ Phyllachoraceae, [50]. Giai đoạn hữu
tính là Glomerella. Bệnh thán thư ớt được Halsted (1890) báo cáo đầu tiên tại New
Jersey, USA vào năm 1980, Halsted đã mô tả các tác nhân gây ra là Gloeopsorium
3


piperatum và Colletotrichum nigrum. Sự phân loại này có phần tương đồng với
Colletotrichum gloeosporioides.
Nhóm nghiên cứu ở trường đại học Kasetsart Kamphaeng Saen Campus,
Nakhom Pathom, Thái Lan (2007) đã xác định 5 loài trong chi Colletotrichum gây
bệnh loét trên ớt: C. acutatum, C. coccodes, C. gloeosporioides, C. capsici, C.
graminicola [51].
Các loài khác nhau gây ra các bệnh của cơ quan khác nhau của cây ớt; ví dụ:
C. acutatum và C. gloeosporioides gây nhiễm trái cây ớt ở tất cả các giai đoạn phát
triển, nhưng thường không phải là lá hoặc thân, mà chủ yếu là do C. coccodes và C.
dematium. C. coccodes thường gây bệnh ở lá [38].
Bảng 1 : Một số loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh trên ớt theo quốc gia [31].
Quốc gia
Australia
Ấn độ
Hàn Quốc
Myanma
New Zealand
Đài Loan
Thái Lan
Anh
Mỹ
Việt Nam

Tác nhân gây bệnh

Colletotrichum accutatum, C. atramentarium, C. dematium, C.
gloeosporioides var. minor, C. gloeosporioides var. gloeosporioides
C. capsici
C. accutatum, C. gloeosporioides, C. coccodes, C. dematium
Gloeosporium piperatum E. và E., C. nigrum E. và Hals
C. coccodes
C. accutatum, C. gloeosporioides, C. capsici
C. accutatum, C. gloeosporioides, C. capsici
C. accutatum, Glomerella cingulata
C. accutatum
C. accutatum, C. gloeosporioides, C. capsici, C. nigrum

Ở các quốc gia khác nhau, thành phần nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư
trên cây ớt khác nhau. Ở Việt Nam, C. acutatum, C. capsici và C. gloeosporioides là
những nấm chính gây bệnh thán thư trên ớt.
Nấm có thể gây bệnh ở hầu hết các thành phần của cây như : lá, hoa, cành,
quả, và gây các bệnh như thối rễ, rụng lá, cháy bạc hoa hay thối quả. Bệnh xuất hiện
ở hầu hết vật chủ trưởng thành, mặc dù nấm bệnh phát triển mạnh mẽ trong những
khu vực ẩm ướt, ở điều kiện khô thì chúng không phát triển mạnh.
Các loài nấm Colletotrichum có thể gây bệnh khi quả còn non và phát bệnh
khi quả chín hoặc phát bệnh khi trong thời gian bảo quản. Có trường hợp quả khi
trồng biểu hiện hoàn toàn khỏe mạnh nhưng khi bảo quản lại có bệnh là bởi vì nấm
có thể gây bệnh tiềm ẩn.

2.2 Các giai đoạn xâm nhiễm
Giai đoạn tiền xâm nhập và điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển: Các giai
đoạn đầu sự phát triển của nấm trong quá trình nhiễm trùng giống nhau ở tất cả các
4



Colletotrichum có thể chia thành: tích lũy bào tử nấm trên bề mặt thực vật, mang
những bào tử nấm tới những bề mặt khác, bào tử nảy mầm, sản xuất các tế bào chuyên
biệt gây bệnh, xâm nhập vào lớp biểu bì thực vật [43].
Giai đoạn xâm nhập và hình thành khuẩn lạc: đây là giai đoạn quan trọng trong
gây nhiễm ở thực vật. Nấm hình thành các giác bám thâm nhập vào bề mặt cây, các
chồi ngủ hoặc các bộ phận đang sinh trưởng gây ra các triệu chứng khác nhau bao
gồm các vết bệnh rất điển hình được gọi chung là bệnh loét [6]. Giai đoạn này thường
dựa trên sự hình thành của cấu trúc lây nhiễm chuyên biệt gọi là appressoria (một tế
bào chuyên biệt điển hình của nhiều tác nhân gây bệnh nấm được sử dụng để lây
nhiễm sang cây chủ). Appressoria cho phép nấm bệnh xâm nhập trực tiếp qua lớp
cutin và vách tế bào biểu bì [17]. Sau khi xâm nhập, có hai phương thức gây nhiễm
cho vật chủ là: intracellular hemibiotrophy và subcuticular intramural
necrotrophy[13].
Các cách thức lây nhiễm của các loài Colletotrichum như mô tả của Bailey &
và cộng sự (1992). Các giai đoạn đầu là như nhau cho cả hai cách thức.
Giai đoạn đầu, một bào tử nảy mầm và hình thành appressorium. Các
appressorium tạo thành một cái lỗ móc thâm nhập, nó có thể xuyên qua lớp biểu bì
của vật chủ và trông như một điểm sáng có thể được nhìn thấy trong các appressorium.
A: Trong intracellular hemibiotrophs, lỗ móc thâm nhập vào các tế bào biểu
bì và phình ra để sản xuất một túi nhiễm trùng và các sợi nấm lớn, được coi là sợi
nấm chính, nó có thể xâm chiếm biểu bì kế cận và các tế bào diệp nhục. Trong giai
đoạn đầu của cách thức xâm thực này, sự tương tác giữa vật chủ và các tác nhân gây
bệnh là biotrophic. Giai đoạn necrotrophic tiếp theo tương tác được đặc trưng bởi sự
hình thành của các sợi nấm thứ cấp mỏng. Những sợi nấm thứ cấp phát triển trong tế
bào và giữa gian bào khi tiết enzyme phân hủy vách tế bào và giết chết các tế bào vật
chủ.
B: Trong subcuticular intramural necrotrophs, sự xâm thực vật chủ ban đầu ở
dưới lớp biểu bì . Các sợi nấm bên trong có giai đoạn biotrophic là rất ngắn hoặc
không xảy ra. Nấm nhanh chóng lây lan khắp các mô và tăng trưởng ở cả gian bào và
trong tế bào.


2.3 Điều kiện xâm nhiễm của nấm
Tuy nhiên, để nấm bệnh có thể phát triển thành công trong vật chủ thì nó phải
vượt qua được sự đề kháng của vật chủ. Khả năng đề kháng của những quả chưa chín
có thể liên quan đến những cơ chế sau:
Những hợp chất độc hại với nấm được hình thành trước tiên: trong vỏ của quả bơ
chưa chín cho thấy xuất hiện nồng độ cao các chất ngăn cản sự phát triển của nấm
5


C. Gloeosporioides (in vitro), và sau đó giảm dần nồng độ khi trái chín dần. Ngoài ra
chất epicatechin trong quả chưa chín còn làm giảm hoạt động của nấm bệnh, và khi
quả chín thì epicatechin cũng giảm dần. Điều đó cho thấy khi quả chín thì hoạt động
của nấm bệnh cũng tăng dần và biểu hiện ra bệnh [43].
Nhu cầu dinh dưỡng của nấm bệnh: sự chín của quả trải qua một loạt các thay đổi
sinh hóa và rõ ràng nhất là sự chuyển hóa cacbohidrate thành đường tan [23]. Trong
số các bệnh nấm, sự đề kháng có liên quan đến đường. Những giống ổi đề kháng tốt
với Glomerella cingulata có lượng chất rắn hòa tan và ascorbic acid cao hơn những
giống dễ bị nhiễm bệnh.
Những enzyme tiềm năng của nấm: bệnh do Colletotrichum thường tạo ra các vết
thương trũng, điều này thường gây chết hoặc làm ngập nước mô nhiễm bệnh. Những
loài Colletotrichum tạo ra lượng lớn enzyme có khả năng phá hủy cấu trúc mô thực
vật và một số gây chết tế bào thực vật. Có 2 enzyme thường gặp là giảm lượng
cacbohydrat, phân hủy vách tế bào và thủy phân lớp cutin. Các enzyme này thường
bị suy giảm khi gặp vách tế bào của những trái chưa chín [13].
Sản xuất chất kháng khuẩn ở những vùng bệnh (Phytoalexin): phytoalexin (chất
kháng khuẩn và chất oxy hoá thường được tích tụ nhanh chóng bởi thực vật tại vùng
nhiễm bệnh.) đã được xác định có trong những quả bị thối do bệnh thán thư. Những
quả chưa chín khi tiêm nấm gây bệnh thán thư thấy xuất hiện phytoalexin capsicannol
bằng phương pháp sắc ký bản mỏng. Những quả chín cũng thấy xuất hiện capsicannol

nhưng khi vùng tổn thương mở rộng thì không phát hiện được phytoalexin
capsicannol [10].

2.4 Vòng đời của nấm
Điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển. Nấm
bệnh trải qua mùa đông trong thân, lá, trái cây ở dạng bào tử hoặc sợi nấm. Túi bào
tử hay bào tử được tạo ra bởi sợi nấm còn sót lại ở mùa xuân gây nhiễm sơ cấp. Sau
đó nếu gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ gây nhiễm thứ cấp. Bào tử nấm
phát tán khi cuống bào tử đính ẩm ướt, phát tán nhờ sự bắn tung tóe và thổi mưa hoặc
khi tiếp xúc với côn trùng, dụng cụ...

6


Hình 1: Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nấm [52].

3. Các loài nấm gây hại phổ biến ở Việt Nam.
Bảng 2: Đặc điểm những loài nấm Colletotrichum spp. chính gây bệnh thán thư
ở Việt Nam.
Các đặc điểm
Nấm
C. accutatum

Phân loại
Đặc điểm hình thái như hình thái khuẩn, hình dạng bào tử
đính, sự hiện diện hay vắng mặt của lông cứng và các hạch, và
hình dạng và kích thước appressorium đã được sử dụng để phân
biệt các loài trong chi Colletotrichum. Các đặc tính khác, chẳng
hạn như tốc độ tăng trưởng và nhạy cảm với benomyl (một loại
thuốc diệt nấm) là rất hữu ích để phân biệt C. acutatum và C.

gloeosporioides.

C.
Loài nấm Colletotrichum gloeosporioides có phạm vi
gloeosporioides biến đổi rõ nhất trong các tiêu chuẩn dùng để phân loại sự khác
nhau giữa các loài Colletotrichum. Loài nấm này có đặc điểm là
bào tử không đồng nhất trên môi trường nuôi cấy, chính vì vậy
mà việc phân loại chúng rất khó khăn vì không thể chỉ dựa vào
các đặc điểm hình thái [6].
7


Theo Sutton, 1992 [48] giống Glomerella được phân ra
thành 6 loài chuyên tính dựa trên các đặc tính sinh lý của từng
loài bao gồm:
- Glomerella cingulata f. sp Aschynomenes Daniel & ctv., 1973
– Gây hại nhẹ trên A. Indica nhưng không gây hại trên lúa, cỏ
dại và các cây trồng khác.
- Glomerella cingulata f. sp. Camelliae Dickens & Cook, 1989 –
Gây hại trên cây chè.
- Colletotrichum gloeosporioides f. sp. clidemiae Truilo & ctv.,
1986 - Gây hại trên cây cỏ saphony.
- Colletotrichum gloeosporioides f. sp. cucurbitae Menten &
ctv., 1980 - Gây hại trên cây bầu bí.
- Colletotrichum gloeosporioides f. sp.manihotis Chevaug., 1956
– Gây hại trên cây sắn.
- Colletotrichum gloeosporioides var. minus Simmond., 1965, có
giai đoạn hữu tính là Glomerella cingulata var. minor Wollenw.,
1949 - Gây hại trên cây xoài.
C. capsici

C. accutatum

Phạm vi ký chủ
Nhiều nghiên cứu đã cấy được tiến hành với
Colletotrichum spp., Chứng minh rằng hầu hết các chủng nấm
không có vật chủ cụ thể. Tuy nhiên, vài nghiên cứu gần đây cho
thấy những vật chủ đặc trưng của C. acutatum. Theo Natalia A.
Peres và cộng sự [39] thì C. acutatum có phổ ký chủ rộng trong
số các cây ăn quả, đặc biệt là quả dâu tây và ớt.

C.
Theo số liệu của CABI [16] thì nấm Colletotrichum
gloeosporioides gloeosporioides gây hại trên hầu hết các loại cây trồng ở 47 nước
trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở vùng nhiet đới và vùng á nhiệt
đới. Phạm vi ký chủ của nấm có khoảng 70 loài cây trông khác
nhau bao gồm các ký chủ chính như : đay (Corchorus), đậu
Lupins (Luinus spp.), điều (Anacadium occidentale), đu đủ,
bông, bơ, bưởi, cà chua, cà phê, cam, chanh, cao su, phong lan
và các ký chủ phụ khác như các loại đậu, bí ngô, dưa, vải.

8


C. capsici

Theo Maiti và Sen (1982) nấm Colletotrichum capsici
(Syd.) E. J. Butler & Bisby gây bệnh nghiêm trọng ở Ấn Độ trên
nhiều ký chủ khác nhau, đặc biệt là trên cây ớt (Capsicum
annuum) và hô tiêu (Piper betle) làm thiệt hại 35% năng suất,
gây hại trên cây khoai tây và cây nho ở Nigeria, phá hại mùa

màng thiệt hại tới 50% năng suất (Okoli & Erinle, 1989) [16].
Việc xác định phạm vi ký chủ của các loài Coletotrichum
thường là rất khó (Johnston & Jones, 1997). Chúng thường gây
bệnh ở các loài cây trồng có mối quan hệ trong họ cà như ớt
(Capsicum annuum: chilli, pepper), cà chua, khoai tây, cà tím.

C. accutatum

Đặc điểm sinh học
Dưới nhiệt độ thuận lợi, tổn thương trên quả chín có thể
thấy được trong vòng 5-6 ngày sau khi nhiễm. Khối bào tử vô
tính màu cam có thể xuất hiện rãi rác hoặc trong vòng tròn đồng
tâm trên các vùng tổn thương. Bào tử đính màu đen đã được tạo
ra ngay dưới vỏ của trái cây bị nhiễm bệnh.
Suốt quá trình gây nhiễm, bào tử nảy mầm trên bề mặt của
trái xanh và hình thành appressoria. Sợi nấm sau đó xâm nhập
qua lớp biểu bì, duy trì trạng thái nghỉ cho đến khi trái chín. Hiện
tượng thối quả cuối cùng xuất hiện là sự hình thành khối bào tử
màu cam có thể nhìn thấy được trên bề mặt quả.

C.
Nấm thường xuyên xâm nhiễm trên những phần đã chết
gloeosporioides hay những bộ phận bị tổn thương của cây trồng và thường có mặt
trong các mẫu bệnh quan sát bên ngoài những mô khoẻ. Trong
điều kiện có ẩm độ và nhiệt độ cao nấm gây hại rất nghiêm trọng.
Trên nhiều lọai cây trồng nhiệt đới khi phân lập người ta thường
bắt gặp nấm tồn tại dưới hai dạng : nội ký sinh và ngoại ký sinh
trên bề mặt mô cây.
Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 4oC nhưng nhiệt độ
thích hợp nhất cho nấm phát triển là từ 25 – 29oC và ẩm độ gần

100%, trong điều kiện này nấm gây hại nghiêm trọng nhất
(Mordue, 1971 [16]).
Bào tử nấm được sản sinh trong khối nhầy ưa nước, chính
chất nhầy này ức chế, ngăn cản khả năng nảy mầm và tăng cường
sự lan truyền của bào tử trong nước do đó khi mật độ của bào tử
quá cao có thể làm giảm hiệu quả của sự xâm nhiễm. Đây là quá
9


trình tự điều chỉnh mật độ quần thể của nấm Colletotrichum
gloeosporioides.
C. capsici

Nấm ảnh hưởng đến các mô mới bởi sự sản sinh giác bám
màu nâu khi bào tử nảy mầm. Những giác bám này thâm nhập
vào bề mặt của cây và các chôi ngủ hoặc các bộ phận đang sinh
trưởng gây ra các triệu chứng khác nhau bao gồm các vết bệnh
rất điển hình được gọi chung là bệnh loét. Ổ bào tử được hình
thành trên mô chết, rải rác trên bề mặt các vết bệnh đã thành thục.
Bào tử phân sinh hình thành với số lượng lớn tạo thành một khối
màu hồng nhạt.
Bệnh tồn tại bên ngoài hạt giống nên biện pháp xử lý bằng
tác nhân sinh học như sử dụng dung dịch vi khuẩn đối kháng cho
hiệu quả tốt, kiểm soát tốt nhất việc lây nhiễm. [16].

C. accutatum

Đặc điểm hình thái
Theo nghiên cứu của Svetlana Zivkovic và cộng sự [54],
khuẩn lạc của các chủng phân lập từ cà chua ban đầu màu trắng

hoặc kem màu trắng, trở thành màu xám và sau đó chuyển màu
xám đen, như các mẫu nuôi cấy trên môi trường PDA. Hình dạng
khuẩn lạc mặt dưới đĩa petri có màu trắng hoặc màu xám trắng.
Khối bào tử màu cam ở giữa khuẩn lạc. Các mẫu nuôi cấy phát
triển cuống bào tử đính màu đen xung quanh tâm của khuẩn lạc.
Chúng không có lông cứng, màu tối, trông giống như quả thể
nhưng không tạo ra túi bào tử, thường được quan sát dễ dàng.
Các mẫu nuôi cấy được xác định sự có mặt của C. acutatum và
C. gloeosporioides.
Khuẩn lạc của C. acutatum thường có màu trắng ban đầu
và sau này trở thành bao phủ với màu hồng (khi có sắc tố tạo
màu) và màu trắng xám ( khi không có sắc tố tạo màu). Các mẫu
nuôi cấy cho thấy khả năng tạo sắc tố cao, có thể bài tiết sắc tố
đỏ và hồng lên môi trường nuôi cấy [15]. Bào tử chủ yếu tạo
thành bó cuống bào tử đính, tuy nhiên C. acutatum cũng có khả
năng hình thành bào tử thứ cấp trên bề mặt lá. Bào tử thường có
hình elip hoặc hình thoi ở ít nhất một đầu, chứ không thường có
hai đầu tròn như C. gloeosporioides. Lông cứng thường thưa thớt
nếu tạo ra xung quanh . Appressoria sắc tố được tạo ra khi bào tử
nảy mầm và khác nhau về hình dạng và kích thước [38].
10


Sợi nấm được phân nhánh, có vách ngăn và trong suốt.
Bào tử trong suốt, không có vách ngăn, hình thoi hoặc hình trụ
với đỉnh tù và nền thon nhỏ. Appressoria đã được quan sát trên
mặt dưới của vỏ mẩu vô trùng phát sinh từ các sợi nấm sinh
dưỡng. Appressoria mịn, đơn bào, hình gậy hoặc hình trứng và
có thể màu sáng hoặc màu nâu sẫm.
Kích thước bào tử vô tính của C. acutatum được mô tả

thay đổi như sau: 8,3-14,4 × 2,5-4 µm (Simmonds, 1965), 8-16
× 2,5-4 µm (Dyko và Mordue, 1979), 12,3-14,7 x 4,6-5,3 µm
(Smith và Black, 1990), và 12,5-20 × 3-5 µm [54].
C.
Colletotrichum gloeosporioides có thể chuẩn đoán rõ ràng
gloeosporioides do hình thành trên đĩa cành và có màu hồng. Tuy nhiên, theo
Denis và ctv., 1993 [19] cho biết việc giám định loài nấm này
cũng gặp nhiều khó khăn vì trên vết bệnh do nấm Colletotrichum
gloeosporioides gây ra thường kèm theo các loại nấm hoại sinh
và tác nhân xâm nhập thứ cấp. Ngoài ra, giữa các loài
Colletotrichum có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng gây ra
nhiều loại bệnh. Colletotrichum gloeosporioides sinh trưởng
phát triển và hình thành bào tử thuận lợi trên môi trường PDA và
môi trường tổng hợp.
Trên môi trường PDA, tản nấm có màu trắng xám nhạt
đến màu xám đậm. Ở một số mẫu phân lập sợi nấm ký sinh chỉ
hình thành những chòm liên quan đến sự hình thành quả thể và
quả thể đôi khi hình thành trên tản nấm non phổ biến hơn so với
tản nấm già.
Quả thể mở hình thành trên các bộ phận khác nhau của
cây trồng, mọc riêng rẽ hoặc từng đám hình câu hay hình quả lê,
kích thước đường kính 85 – 350 μm. Bên trong quả thể có các túi
bào tử nằm rải rác, xen ke với các sợi nấm vô tính, thường có 8
bào tử túi. Bào tử túi hình trụ hoặc hình chuỳ, kích thước 35 – 80
x 8 – 14 μm. (Mordue,1971 [16]).
Đĩa cành hình thành trên các bộ phận của cây, có lông
cứng dài, màu nâu, thuôn vê phía đỉnh, hơi phồng nhẹ ở phần
gốc, kích thước chiều dài khoảng 500μm, đường kính 4 – 8 μm,

11



có từ 1 – 4 vách ngăn. Đôi khi bào tử cũng được sinh ra từ lông
gai.
Bào tử phân sinh hình thành trên cành bào tử ngắn, hẹp,
trong suốt, hình trụ, đầu hơi tù, đỉnh tròn, không có vách ngăn,
kích thước từ 9 – 24 x 3 – 6 μm. Trên môi trường nhân tạo PDA,
kích thước và hình dạng của bào tử có thể thay đổi so với trên
cây ký chủ. Khối bào tử màu hồng nhạt được hình thành trên
cành bào tử phân sinh đơn độc sinh ra từ sợi nấm trong đĩa cành
nhẵn hoặc không dễ nhìn thấy lông gai. Bào tử nảy mầm và hình
thành giác bám màu nâu, hình ô van hoặc hình quả đấm, kích
thước 6 – 20 x 4 – 12 μm.
C. capsici

Triệu chứng của bệnh do các loài nấm Colettotrichum gây
ra thể hiện rất khác nhau, thường là vết bệnh điển hình nhỏ hoặc
to được hình thành trên lá và quả (chủ yếu là trên quả), đôi khi
cả ở trên thân. Nhưng trong một số trường hợp khác bệnh có thể
phát triển như một đốm màu hơi đỏ tía hoặc nâu mà không có sự
hình thành vết bệnh rõ ràng. Thân và cuông lá có thể bị tróc vỏ,
cụm hoa bị tàn lụi và chết đen khi bệnh phát triển mạnh ở giai
đoạn này.
Colletotrichum capsici gây ra rất nhiều triệu chứng bệnh
mà không bị hạn chế bởi các vết loét điển hình, có nghĩa là dựa
vào triệu chứng thì không thể nhận dạng thậm chí tới mức độ
giống hoặc loài [16].
Chỉ có thể nhận biết chắc chắn qua việc kiểm tra bằng
kính hiển vi khi ổ bào tử đã hình thành trên vết bệnh điển hình
hoặc là cấy mô bị bệnh để phân lập và nhận dạng. Các loài nấm

sẽ sinh trưởng trên môi trường Agar chuẩn như PDA (có tác dụng
cho việc phát hiện sự sản sinh chất sắc tố của tế bào nấm) và PCA
(cho việc xúc tiến sự hình thành bào tử).
Đĩa cành trên quả, lá và thân, tròn hoặc thon dài, kích
thước khoảng 350μm. Lông gai màu nâu, có từ 1 – 5 vách ngăn,
cứng, phình to ở phía gốc, phía đỉnh nhọn, mảnh và màu sắc nhạt
dần, kích thước khoảng 250 x 6μm. Bào tử phân sinh (18 – 23 x
5 – 4), hình lưỡi liềm, trong suốt, đỉnh nhọn, đơn bào, không có
vách ngăn, được hình thành từ cành bào tử hình trụ màu nâu nhạt.

12


Tản nấm trên PDA đầu tiên có màu trắng sau chuyển dần
thành màu xám. Sợi nấm hình thành mịn, màu trắng đến xám tối
trên bế mặt tản nấm. Đôi khi ban ngày nhìn thấy những khoang
màu trên bề mặt tản nấm. Lông gai được hình thành trên những
vùng mỏng hơn, hạch nấm hiếm gặp hoặc không có. Cụm bào tử
màu nâu sẫm đến màu da cam. Giác bám và các cấu trúc phụ của
chúng hình thành với số lượng lớn áp vào bề mặt đĩa Petri. Trên
PCA sợi nâm mọc thưa thớt, màu sắc mờ nhạt và có rất ít cụm
bào tử. Giác bám màu nâu đỏ, kích thước 9 – 14 x 6,5 – 11,5
dạng hình chuỳ hoặc hình trứng. (Mordue (1971) & Sutton
(1980, 1982) [16].

4. Các biện pháp phòng trừ
Việc phòng trừ bệnh thán thư được áp dụng như là biện pháp sử dụng giống
chống chịu, luân canh, xử lý hạt giống, phun thuốc hoá học. Gân đây Viện nghiên
cứu Rau quả cho ra đời 2 giống ớt HB9 và HB14 có khả năng chống chịu bệnh thán
thư rất tốt. Tuy nhiên nhiều vùng trồng ớt chuyên canh vẫn đang sử dụng giống địa

phương và các giống lai đôi khi không rõ nguồn gốc nên tình hình bệnh thán thư còn
rất nghiêm trọng. Biện pháp canh tác được sử dụng nhiều nhất và ít nhiều mang lại
hiệu quả trong phòng trị bệnh nói chung và bệnh thán thư nói riêng. Các biện pháp
canh tác hiệu quả được biết đến như là: luân canh cây ớt với các cây không thuộc họ
cà, sử dụng vôi cải tạo đất, diệt mầm mống bệnh trong đất và trong tàn dư, thu gom
quả bệnh đem tiêu hủy, lên luống cao, che phủ luống, tưới nước rửa cây sau mưa,
trồng xen, trồng gối với các cây không thuộc họ cà..[6]
Ngoài ra các giải pháp hóa học để ngăn ngừa bệnh thán thư cũng hay được sử
dụng, tuy có hiệu quả nhưng để lại nhiều ảnh hưởng đến môi trường và dễ làm nấm
bệnh trở nên lờn thuốc. Do vậy ngày nay việc sử dụng thuốc sinh học phòng ngừa
bệnh hại đang là một xu hướng lớn của nền nông nghiệp hữu cơ, vì các lợi ích về môi
trường và sinh thái.
Theo Wharton, P. S., and Diéguez-Uribeondo (2004) [52], Kiểm soát hiệu quả
các bệnh Colletotrichum thường bao gồm việc sử dụng một hoặc kết hợp của những
điều sau đây: 1) giống kháng bệnh, 2) kiểm soát nuôi cấy, 3) kiểm soát hóa chất, và
4) kiểm soát sinh học sử dụng các sinh vật đối kháng. Việc ứng dụng các chiến lược
kiểm soát phụ thuộc nhiều vào các đặc tính của cây trồng mà họ đang trồng, cũng như
trên bệnh mà họ đang hướng tới.
13


4.1 Giống kháng bệnh
Kháng bệnh có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất của kiểm soát dịch bệnh ở cây
trồng nông nghiệp, nhưng ứng dụng của nó trong cây ăn quả là rất ít. Do thời gian
yêu cầu để xác định đặc tính kháng của cây ăn quả khá dài và những lợi thế khi kiểm
soát bệnh bằng hóa chất rất nhanh. Giống kháng ở cây ăn quả là phức tạp bởi những
khả năng của hầu hết các tác nhân gây bệnh cây do Colletotrichum có thể gây nhiễm
trùng nhưng ở dạng tiềm ẩn. Trong hầu hết các tương tác vật chủ - tác nhân gây bệnh,
sức đề kháng liên quan đến việc kích hoạt các phản ứng bảo vệ vật chủ, ngăn chặn
hoặc làm chậm sự phát triển mầm bệnh và có thể được quy định bởi một cặp gen duy

nhất, một gen đề kháng của vật chủ và một gen làm mất tính độc của mầm bệnh. Tuy
nhiên, tương tác giữa các gen không ảnh hưởng tới sự đề kháng bệnh do
Colletotrichum của trái cây sau thu hoạch [20].
Gen đề kháng của vật chủ và một gen làm mất tính độc của mầm bệnh ngăn
chặn hoặc làm chậm sự tăng trưởng của mầm bệnh khi vật chủ ở điều kiện sinh lý cụ
thể. Tuy nhiên, tình trạng sinh lý của vật chủ thay đổi khi nó trưởng thành, chín, và
già đi. Bảo quản, chấn thương cơ học, nhiệt độ cao, và thiếu oxy cũng làm thay đổi
sinh lý vật chủ. Và khi sinh lý thay đổi trong vật chủ, gây ức chế khả năng bảo vệ của
vật chủ khỏi các tác nhân gây bệnh, dẫn đến vật chủ bị xâm nhập và gây bệnh. Do đó,
sự khác biệt về khả năng đề kháng sau thu hoạch giữa các giống có thể do nhiều điều
kiện mà theo đó các trái cây được lưu trữ có khả năng đề kháng khác nhau (Prusky &
al., 1991b)[44]. Vì vậy, nên xác định khả năng đề kháng và sự nhạy cảm của các
giống cây ăn quả ở gian đoạn ủ bệnh sau thu hoạch khi trái chín, lựa chọn những
giống kháng có khả năng bảo quản và vòng đời dài hơn những giống nhạy cảm.
Khả năng kháng của cây chủ có vẻ như là một cách hợp lý và hiệu quả để kiểm
soát bệnh thán thư. Tuy nhiên, thay vì tăng chi phí liên quan đến việc thay thế giống
cây trồng thành giống kháng hoặc chống chịu hơn, hầu hết người trồng có xu hướng
chọn giống dựa trên các tiêu chí khác (như năng suất, khả năng chịu hạn, chịu mặn,...)
hơn là khả năng kháng bệnh.

4.2 Kiểm soát nuôi trồng
Cách này thường liên quan đến chuỗi các phương pháp được sử dụng để kiểm
soát dịch bệnh, chủ yếu là sử dụng các biện pháp nhằm phòng tránh bệnh qua việc
tiêu hủy các nguồn bệnh có khả năng tái nhiễm, thực hiện các mô hình canh tác như
luân canh cây trồng khác họ, trồng mật độ vừa phải, bón phân cân đối.
Tuy nhiên, đối với cây ăn quả cũng bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật vệ sinh
thích hợp trong quá trình chế biến của thu hoạch trái cây, vận chuyển, đóng gói và
lưu trữ, để tránh tiếp xúc với trái cây đến các tác nhân gây bệnh. Việc xử lý thích hợp
14



để tránh các yếu tố phi sinh học như tổn thương cơ học, nhiệt độ cao, và thiếu oxy,
mà có thể khiến trái cây lây nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh.

4.3 Kiểm soát hóa học
Phương pháp kiểm soát hóa chất được sử dụng rộng rãi trên cây ăn quả vì sự
sẵn có và hiệu quả của kiểm soát hóa chất là tương đối lớn hơn so với các phương
pháp kiểm soát khác.
Nói chung, bệnh do nấm Colletotrichum có thể được kiểm soát bởi một loạt
các hoá chất như các hợp chất đồng, dithiocarbamates, benzimidazole và các hợp chất
triazole, và thuốc diệt nấm khác như chlorothalonil, imazalil và prochloraz. Loại mới
của thuốc trừ nấm như các strobilurins (ví dụ Azoxystrobin và pyraclostrobin) cũng
được chứng minh có hiệu quả cao đối với loài nấm Colletotrichum gây nhiễm trên
trái (Schilder & al., 2001)[46]. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây lờn
thuốc.
Để kiểm soát hóa học thành công của nhiều bệnh do nấm Colletotrichum, thời
gian và vị trí có ý nghĩa quan trọng. Nói chung, thuốc diệt nấm phải được áp dụng để
bảo vệ các mô cây non mới lên, chống nhiễm trùng ở thời kỳ ẩm ướt cho lá và hoa.
Cần phải bổ sung chất hóa học liên tục để tránh những tình huống như các quả mới
phát triển, mưa làm chảy mất thuốc nhằm đảm bảo sự bảo vệ cần thiết đối với cây
trồng khỏi bệnh thán thư. Tuy nhiên, các chất diệt nấm không sử dụng đúng thời gian
có thể tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh do sự xáo trộn các cơ chế kiểm soát sinh
học tự nhiên và tăng tính mẫn cảm của cây trồng.
Các loại thuốc trừ nấm sau đây được biết là có hoạt tính chống lại C. acutatum:
fosetyl-AL (Alliette), Captan (Captan), benomyl (Benlate), chlorothalonil (Bravo),
ziram (Ziram), fenbuconazole (Indar 75 WP), microbutanil (Rally 40WP),
thiophanate methyl (Topsin 75WP), Azoxystrobin (Abound) và pyraclostrobin
(Cabrio) (Adaskaveg & Förster, 2000)[9]. Tuy nhiên, việc sử dụng và hiệu quả của
các thuốc diệt nấm có thể bị hạn chế bởi các yếu tố khác nhau. Điều này có nghĩa
rằng người trồng phải sử dụng thuốc diệt nấm tùy chọn một cách khôn ngoan để đạt

được kiểm soát hiệu quả. Mặc dù điều trị bằng thuốc diệt nấm có thể làm giảm đáng
kể tỷ lệ nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng xóa bỏ bệnh là điều không
thể (Adaskaveg & Förster, 2000)[41]. Như vậy, nếu việc dùng thuốc dừng lại và điều
kiện thuận lợi cho bệnh tái xuất hiện, bệnh trên cây trồng có thể nhiễm nặng hơn. Do
đó, người dùng thuốc được khuyến khích nên quan tâm đến các điều kiện thuận lợi
và sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học.

15


4.4 Kiểm soát sinh học
Các khả năng để kiểm soát sinh học của bệnh trái cây sau thu hoạch đã được
xem xét và những tác động của hệ vi sinh bề mặt trên tần suất bệnh thán thư như bệnh
quả cà phê, thán thư bơ và xoài hiện nay đang được làm rõ, nhằm tăng cường các cơ
chế kiểm soát sinh học tự nhiên. Mặc dù hầu hết các công nghệ này vẫn đang trong
giai đoạn nghiên cứu. Tiến bộ gần đây đã tạo ra một số sản phẩm thương mại mới,
bao gồm Aspire ™, BioSave ™, Trichodex ™, AQ10 ™, và Avogreen ™. Hầu hết
các sản phẩm này ứng dụng sau thu hoạch (được trích dẫn từ nhiều nguồn bởi
Wharton, P. S.,và cộng sự năm 2004) [52].
Hiện tại không có sản phẩm thương mại được đăng ký tại Mỹ sử dụng chống
lại C. acutatum trên việt quất hoặc hạnh nhân. Tuy nhiên, thuốc diệt nấm sinh học có
chứa các vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis (ví dụ SerenadeTM, RhapsodyTM) và
Candida oleophila (ví dụ AspireTM) đang trong giai đoạn thử nghiệm để xác định
hiệu quả của chúng chống lại C. acutatum.

5. Chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học (CPSH) là những sản phẩm bao gồm hỗn hợp nhiều chủng
vi sinh vật có ích nhằm mục đích cải thiện môi trường, sức khỏe con người và cây
trồng vật nuôi. CPSH tập hợp các loài vi sinh vật gồm: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn
Lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc sống cộng sinh trong cùng môi trường.

CPSH là những sản phẩm an toàn với môi trường, con người, vật nuôi, cây
trồng không gây hại và tác dụng phụ xấu khi sử dụng
* Theo tính chất, chia thành 3 dạng chính: Dạng lỏng (nước), dạng bột, dạng viên.
Trong đó thường gặp dạng lỏng và dạng bột.
* Theo công dụng, chia thành các loại
 Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
 Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu
cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng chủ yếu là các hệ men
nấm phân giải chất hữu cơ.
 Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp.
Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp cần được quan tâm và khuyến
khích vì phù hợp với xu hướng nền sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ
sức khỏe con người [4].

6. Vi khuẩn Bacillus
Vi khuẩn Bacillus, nhóm trực khuẩn Gram dương, hình que, hiếu khí thuộc
về họ Bacillaceae trong Firmicues. Bacillus phân bố hầu hết trong tự nhiên như đất,
16


nước, bụi, không khí, thực vật bị phân huỷ, hệ tiêu hóa người và động vật. Khi điều
kiện sống bất lợi (thiếu một trong các yếu tố như phốt pho, nitơ, hoặc lượng oxy kết
hợp với một nguồn cacbon quá lớn), chúng có khả năng tạo ra bào tử gần như hình
cầu, để tồn tại trong trạng thái "ngủ đông" trong thời gian dài.
Hầu hết Bacillus không gây độc cho người và động vật. Một số loại gây độc
cho côn trùng . Chùng có khả năng sinh enzime ngoại bào do đó được ứng dụng nhiều
trong công nghiệp, bảo vệ môi trường, nông nghiệp.... . Phần lớn các chủng thuộc các
loài của giống này đều có khả năng sinh ra nhiều α- amylase và protease kiềm, có
một số chủng sinh ra cellulase.
Trong số các chủng kiểm soát sinh học nghiên cứu, Bacillus sp. cung cấp nhiều

lợi thế hơn các sinh vật khác như chúng tạo thành nội bào tử và do đó, có thể chịu
được pH khắc nghiệt, nhiệt độ và các điều kiện thẩm thấu.
Vi khuẩn Bacillus spp. là tác nhân đối kháng trong đối kháng sinh học ở nhiều
loại cây trồng khác nhau. Ngoài ra, vi khuẩn Bacillus spp. còn có tác động kích thích
tăng trưởng cây trồng (A. Narasimhan, 2012)[34]. Các đặc tính chính giúp vi khuẩn
Bacillus spp. được sử dụng trong nhiều sản phẩm đối kháng sinh học là khả năng
phân bố rộng, tốc độ phát triển nhanh, hình thành bào tử, tương đối an toàn với người
và động vật cũng như được sản xuất được nhiều hoạt chất sinh học có giá trị
Nhiều thành viên của Bacillaceae tiết ra các enzym mycolytic cho phép chúng
làm suy giảm các đại phân tử ngoại bào. trong số các enzyme mycolytic, chitinases
và cellulase (β -1,3, β -1,4) khá phổ biến có trong các đại diện của các vi khuẩn hoại
sinh trong đất. [34]

6.1 Các chủng Bacillus có khả năng đối kháng nấm cao
Theo kết quả nghiên cứu của những năm gần đây thì các chủng Bacillus có khả
năng đối kháng cao với nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên ớt, ức chế hơn
75% sự phát triển của nấm trong ống nghiệm được xác định là vi khuẩn B.
licheniformis, B. amyloliquefaciens và B. subtilis. Cả ba chủng đều ức chế 100% sự
nảy mầm của bào tử nấm [31].
Bảng 3: Các chủng vi khuẩn Bacillus spp. đối kháng nấm Colletotrichum spp.
Đặc điểm

Đặc điểm hình thái

Vi khuẩn
B. subtilis

Bacillus subtilis phân bố nhiều trong đất đặc biệt là cỏ
khô nên còn được gọi là trực khuẩn cỏ khô.
Hình dạng: có dạng hình que, ngắn và nhỏ, kích thước

0,6 x (3-5) µm. B. subtilis là vi khuẩn Gram dương, đôi khi các
17


tế bào nối lại với nhau tạo thành chuổi dài, ngắn khác nhau
hoặc các tế bào đứng riêng rẽ.
Bào tử có hình bầu dục, kích thước 0,6µm – 0,9µm.
Phân bố không theo nguyên tắc chặt chẽ nào, lệch tâm, gần tâm
nhưng không chính tâm. Chúng phát tán rộng rãi, được tạo ra
vào cuối thời kì sinh sản của vi khuẩn. Do mỗi tế bào chỉ tạo
ra một bào tử nên đây không phải là một hình thức sinh sản mà
chỉ là một hình thức thích nghi giúp vi khuẩn vượt qua các điều
kiện sống bất lợi. Bào tử có thể sống từ vài năm đến vài chục
năm. Đã có những chứng cứ về việc duy trì sức sống trong 200300 năm của bào tử B. subtilis. Khi gặp điều kiện thuận lợi
những bào tử này sẽ phục hồi và tiếp tục chu kì sống của mình.
Hình thái khuẩn lạc có thể biến đổi, khuẩn lạc có hình
tròn hay hình dạng bất thường và trung bình từ 2 – 4 mm. ,xung
quanh hình gợn sóng, uốn nếp hoặc có lông; chúng mờ đục, bề
mặt mờ và nhăn nheo; có màu trắng, có thể là màu kem hoặc
màu nâu
B. subtilis có lớp màng nhầy, được cấu tạo chủ yếu từ
polypeptit như acid polyglutamic. Việc hình thành màng nhày
giúp vi khuẩn có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt nhờ
có khả năng dự trữ thức ăn và bảo vệ vi khuẩn tránh bị tổn
thương khi khô hạn. Màng nhày có thể quan sát được khi
nhuộm tiêu bản: qua kính hiển vi ta có thể nhìn thấy màng nhày
của vi khuẩn B. subtilis là không màu, trong suốt, tế bào của
vi khuẩn bắt màu đỏ trên nền tiêu bản xanh hoặc đen.
Sắc tố thay đổi từ kem qua màu vàng, cam, hồng và đỏ,
nâu hoặc đen, có thể được hình thành trên khoai tây hoặc môi

trường thạch có chứa glucose; chủng hình thành sắc tố màu
nâu hoặc đen trước đây gọi là "vi khuẩn Bacillus subtilis var.
aterrimus. ". Chủng hình thành sắc tố nâu đen trên tyrosine
trước đây thường gọi là "Bacillus subtilis var. niger, ".
18


B. licheniformis

Vi khuẩn Gram dương, kỵ khí tùy ý, hình que di động,
tạo bào tử hình bầu dục hay hình trụ nằm ở trung tâm, gần tâm.
Tế bào 0,6-0,8 x (1,5-3,0) μm. Hình thái khuẩn lạc có thể biến
đổi, trong và giữa các chủng, khuẩn lạc có hình dạng tròn hay
bất thường và trung bình từ 2 – 4 mm, xung quanh hình gợn
sóng, uốn nếp hoặc có lông; chúng mờ đục, với bề mặt là mờ
và có thể nhăn nheo; màu trắng, có thể trở thành kem hoặc màu
nâu (có lẽ màu đỏ trên môi trường có chứa carbohydrate đủ
sắt) cấu tạo ẩm và dầu hoặc chất nhầy, qua lớp màng với chất
nền nhầy bên dưới, trên bề mặt có hoặc không có những giọt
nhầy nên thô và giòn như chúng đã khô.

B.
amyloliquefaciens

Vi khuẩn hiếu khí, Gram dương, hình que có thể di
động, tế bào 0,7-0,9 x (1,8-3,0) µm, thường ở dạng chuỗi và
hình thành bào tử hình elip (0,6–0,8 x 1.0–1,4 μm). nằm ở
trung tâm, gần tâm hoặc ở tận cùng trong các túi bào tử không
phình ra.
Đặc điểm sinh hóa


B. subtilis

Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu là 28 - 30oC, nhiệt độ tối
thiểu 5-20 oC và tối đa là 25-55 oC.
Tăng trưởng ở pH khoảng 5,5 – 8,5 và nồng độ NaCl
7%, một số chủng chịu được nồng độ 10%.
Thủy phân được Casein, esculin, gelatin và tinh bột. Có
khả năng phân hủy pectin và polysaccarit ở mô thực vật.
Citrate được sử dụng như là nguồn carbon duy nhất của hầu
hết các chủng. Giảm nitrate xuống nitrite.

B. licheniformis

Nhiệt độ tăng trưởng tối thiểu 15 ° C, tối đa 50-55 ° C
Phát triển ở pH 5,7 và 6,8 với nồng độ 7% NaCl.
Thủy phân được casein, esculin, gelatin và tinh bột; các
chủng thỉnh thoảng sẽ thủy phân urê

19


×