NGUYỄN KHÁNH DUY
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC
ĐỐI VỚI NẤM Colletotrichum sp. GÂY BỆNH
THÁN THƯ TRÊN HÀNH TÍM
(Allium ascalonicum L.)
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Cần Thơ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên đề tài:
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC
ĐỐI VỚI NẤM Colletotrichum sp. GÂY BỆNH
THÁN THƯ sTRÊN HÀNH TÍM
(Allium ascalonicum L.)
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy Nguyễn Khánh Duy
MSSV: 3103591
Lớp: TT1073A1
Cần Thơ, 2014
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC
ĐỐI VỚI NẤM Colletotrichum sp. GÂY BỆNH
THÁN THƯ TRÊN HÀNH TÍM
(Allium ascalonicum L.)”
Do sinh viên Nguyễn Khánh Duy thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo
vệ thực vật với đề tài: “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC ĐỐI
VỚI NẤM Colletotrichum sp. GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH TÍM
(Allium ascalonicum L.)”
Do sinh viên Nguyễn Khánh Duy thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng, ngày tháng
năm 2014.
Luận văn được hôi đồng đánh giá ở mức: ………… điểm
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHỦ NHIỆM KHOA
iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Khánh Duy Giới tính: Nam
Ngày sinh: 01/03/1992 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Trần Đề - Sóc Trăng
Quê quán: Thạnh Nhãn 1, Thạnh thới Thuận, Trần Đề, Sóc Trăng.
Cha: Nguyễn Văn Giờ
Mẹ: Nguyễn Thị Út Chót
Quá trình học tập:
Năm 1998 – 2003: Trường tiểu học Thạnh Nhãn 1
Năm 2003 – 2007: Trường THCS Tham Đôn
Năm 2007 – 2010: Trường THPT Mỹ Xuyên
Năm 2010 – 2014: Trường Đại học Cần Thơ
Tốt nghiệp tú tài năm 2010 tại trường THPT Mỹ Xuyên. Trúng tuyển ngành Bảo
vệ thực vật Khóa 36 - Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần
Thơ năm 2010.
Tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật năm 2014.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Khánh Duy
v
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng: Cha me người đã nuôi dạy, chăm sóc và lo cho con đến tận ngày hôm
nay.
Chân thành biết ơn:
Cô Trần Thị Thu Thủy và Thầy Lê Thanh Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp.
Thầy Cố vấn học tập Lê Văn Vàng đã giúp đỡ, chăm lo, động viên và tạo điều
kiện thuận lợi cho em suốt khóa học.
Quý thầy cô và toàn thể Cán bộ Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp &
sinh học ứng dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học.
Cám ơn các anh, chị, các bạn cùng nhóm và các bạn làm luận văn chung phòng
thí nghiệm đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Thân ái gởi về:
Tất cả các bạn trong lớp Bảo vệ thực vật K36 và toàn thể sinh viên Khoa Nông
nghiệp & sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ những lời chúc tốt đẹp và thành
đạt nhất.
NGUYỄN KHÁNH DUY
vi
NGUYỄN KHÁNH DUY, 2013. Đề tài “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC
HÓA HỌC ĐỐI VỚI NẤM Colletotrichum sp. GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN
HÀNH TÍM (Allium ascalonicum L.)”
Luận văn tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng.
Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy.
TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát hiệu quả của thuốc hóa học đối với nấm Colletotrichum sp.
gây bệnh thán thư trên hành tím (Allium ascalonicum L.) được thực hiện từ tháng 10
năm 2013 đến tháng 2 năm 2014 tại Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh
học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ nhằm mục tiêu: (1) Xác định tác nhân gây bệnh
thánh thư trên hành tím (Allium ascalonicum L ). (2) Tìm được loại thuốc hóa học có
hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty và sự hình thành bào tử của nấm Colletotrichum
sp.
Kết quả ghi nhận được: xác định tác nhân gây bệnh thán thư trên hành tím (Allium
ascalonicum L)” do nấm Colletotrichum sp. gây ra.
Trong bốn loại thuốc hóa học thì thuốc Score 250SC cho khả năng ức chế sự phát
triển khuẩn ty và hiệu quả ức chế cao nhất với hiệu quả ức chế là 76%, kế đến là
Binhnomyl 50WP (62,89%), thuốc Amistar 250EC và Man 80WP cho hiệu quả ức chế
sự phát triển khuẩn ty tương đương nhau với hiệu quả ức chế lần lượt là 36,56% và
31,67%.
Đối với khả năng ức chế sự hình bào tử, thuốc Amistar 250EC và Man 80WP lại
có khả năng ức chế sự hình thành bào tử cao nhất với mật số bào tử là 36,8-37,8 x10
4
bt/ml, kế đến thuốc Score 250SC và thuốc Binhnomyl 50WP có mật số bào tử là 120-
139,6 x10
4
bt/ml.
vii
MỤC LỤC
Trang
TIỂU SỬ CÁ NHÂN iii
LỜI CAM ĐOAN iv
LỜI CẢM TẠ v
TÓM LƯỢC vi
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH BẢNG x
DANH SÁCH HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH TÍM 2
1.1.1 Thiệt hại và sự phân bố 2
1.1.2 Tác nhân 2
1.1.3 Triệu chứng 2
1.1.4 Điều kiện phát triển của bệnh 3
1.1.5 Biện pháp phòng trị bệnh thán thư 3
1.2 TÁC NHÂN GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH TÍM 4
1.2.1 Phân loại 4
1.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Colletotrichum 4
1.2.2.1 Đặc điểm hình thái của nấm Colletotrichum 4
1.2.2.2 Đặc điểm sinh học của nấm Colletotrichum 5
1.2.3 Sự lưu tồn và lan truyền của nấm Colletotrichum 5
1.2.4 Đặc điểm phân loại đến loài của nấm Colletotrichum 5
viii
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG THUỐC HÓA HỌC TRONG PHÒNG
TRỊ NẤM 6
1.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC DÙNG TRONG THÍ
NGHIỆM 7
1.4.1 Amistar 250EC 7
1.4.2 Score 250SC 7
1.4.3 Binhnomyl 50WP 8
1.4.4 Man 80WP 8
CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 10
2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 10
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm 10
2.2.2 Vật liệu thí nghiệm 10
2.2.3 Dụng cụ thí nghiệm 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 11
2.2.1 Thu mẫu bệnh và định danh nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên cây
hành tím tại Vinh Châu 11
2.2.2 Thí nghiệm 1 Khảo sát ảnh hưởng hiệu quả của năm loại thuốc hóa học đến sự
phát triển và tạo bào tử của nấm Colletotrichum sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm
12
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15
3.1 BỆNH THÁN THU DO NẤM Colletotrichum sp.
3.1.1 Triệu chứng bệnh 15
3.12 Đặc điểm phát triển của tản nấm 16
3.13 Đặc Triệu điểm bào tử, gai cứng và đĩa áp của nấm 16
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KHUẨN TY
VÀ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH BÀO TỬ CỦA NẤM Colletotrichum sp. 18
ix
3.2.1 Khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty của thuốc hóa học đối với nấm
Colletotrichum sp…………………………………………………………………… 18
3.3.2 Khả năng ức chế sự hình thành bào tử của thuốc hóa học đối với nấm
Colletotrichum sp 22
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 24
4.1 KẾT LUẬN 24
4.2 ĐỀ NGHỊ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
PHỤ CHƯƠNG
x
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tựa bảng
Trang
2.1
Nồng độ các loại thuốc hóa học sử dụng trong phòng thí
nghiệm
19
3.1
Đường kính khuẩn ty (mm) của nấm Colletotrichum sp. sau
khi xứ lý với thuốc hóa học
30
3.2
Hiệu quả ức chế (%) sự phát triển khuẩn ty nấm
Colletotrichum sp. sau khi xử lý với thuốc hóa học
32
3.3
Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến khả năng hình thành bào
tử của nấm Colletotrichum sp. ở thời điểm 20 NSKC
33
xi
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tựa hình
Trang
1.1
Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của thuốc hóa học đối với
nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên hành tím
19
3.1
Triệu chứng thán thư trên hành tím do nấm Colletotrichum sp.
sau khi lây bệnh nhân tạo
20
3.2
Đặc điểm hình thái của nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán
thư trên hành tím
22
3.4
Hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty và hình thành bào tử
nấm Colletotrichum sp. của 4 loại thuốc hóa học ở thời điểm
216 GSKC
34
1
M ĐU
Hành tím là một trong những cây trồng chủ lực của thị xã Vĩnh Châu (Sóc
Trăng) có chất lượng và giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu được các nước trên
thế giới ưa chuộng. Năm 2012, toàn thị xã Vĩnh Châu có 6975 hecta trồng hành tím
với sản lượng 130000 tấn, năng suất trung bình 14-15 tấn/hecta (Dương Vĩnh Hảo,
2012; Nguyễn Thị Phượng, 2012). Tuy nhiên, những năm gần đây do việc mở rộng
diện tích đất canh tác cùng với việc thâm canh liên tục dẫn tới dịch bệnh phát sinh
nhiều, trong đó bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra xuất hiện ngày càng phổ
biến và gây hại nghiêm trọng.
Bệnh thán thư thường xuất hiện ngoài đồng trước khi thu hoạch và tiếp tục phát
triển trong thời gian tồn trữ nên việc phòng trị bệnh thán thư trên cây hành tím gặp
nhiều khó khăn. Bệnh có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như lá, thân, củ
làm ảnh hưởng năng suất và chất lượng của sản phẩm (Đặng Thị Cúc, 2008). Hiện
nay, để phòng trị bệnh thán thư một cách tốt nhất cần phải phối hợp nhiều biện pháp
với nhau. Trong đó, biện pháp sử dụng thuốc hóa học là một trong những biện pháp
không thể thiếu trong phòng trị bệnh thán thư gây hại trên hành tím nhằm đảm bảo
năng suất và ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các biện pháp
an toàn với môi trường và sinh vật đang được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp.
Trong đó, việc ứng dụng dịch trích thực vật đã đem lại nhiều kết quả khả quan, thân
thiện với môi trường và đây cũng là hướng phát triển bền vững trong sản xuất nông
nghiệp trong tương lai.
Do đó, đề tài “Khảo sát hiệu quả của thuốc hóa học đối với nấm
Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên hành tím (Allium ascalonicum L.)”
nhằm mục tiêu:
(1) Xác định tác nhân gây bệnh thán thư trên hành tím (Allium ascalonicum L.)
(2) Tìm được loại thuốc hóa học có hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty và
sự hình thành bào tử của nấm Colletotrichum sp.
2
CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH TÍM
1.1.1 Thiệt hại và sự phân bố
Nấm Colletotrichum xuất hiện rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới nhưng phổ biến
nhất là ở vùng nhiệt đới. Bệnh do nấm Colletotrichum gây ra làm ảnh hưởng xấu đến
nền sản xuất nông nghiệp, gây thất thu năng suất trên một số hoa màu quan trọng như
trái cây, rau cải, ngũ cốc… (Waller, 1992).
Trên thế giới, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây hại trên cây hành tím
xuất hiện rộng rãi ở Java và Madura (ICALTD, 1973). Bệnh làm thất thu năng suất
từ 20-50% trên hành lá ở Trung Quốc (Shi và Tông, 1997). Bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum được báo cáo xuất hiện đầu tiên tại Georgia năm 2007, bệnh gây hại
trên củ hành giống. Ngoài ra, nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư còn làm thất thu
năng suất 30% trên hành tây ở đảo Gangwha, Hàn Quốc (Kim và ctv., 2008). Bệnh
thán thư do nấm Colletotrichum được ghi nhận đầu tiên tại miền nam Benin (West
Africa) năm 1995, có khoảng 55% diện tích trồng hành bị nhiễm bệnh thán thư
(Sikioru và ctv., 2011). Bệnh cũng được báo cáo lần đầu xuất hiện đầu tiên tại miền
nam Agentina do nấm Colletotrichum circinans (Kiehr, 2012).
Tại Việt Nam, năm 2012 toàn thị xã Vĩnh Châu có khoảng 50% diện tích hành
sớm không thể thu hoạch do bị bệnh thán thư (Đặng Thị Cúc, 2008). Vụ Đông-xuân
năm 2012, Vĩnh Châu có khoảng 621,5 hecta hành tím bị thiệt hại do bệnh thán thư
chiếm 8,91% tổng diện tích hành tím của vùng (Nguyễn Thị Phượng, 2012).
1.1.2 Triệu chứng
Bệnh có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như lá, thân và củ (Đặng
Thị Cúc, 2008). Triệu chứng gây hại trên lá hành tím của hai loài nấm Colletotrichum
cicirnans và Colletotrichum gloeosporioides có sự khác nhau. Nấm Colletotrichum
gloeosporioides triệu chứng là những điểm lõm bị hoại tử với những khối bào tử màu
da cam đến màu đen làm cho lá bị bệnh do cong và cuộn tròn, khi bệnh nặng lá có
triệu chứng héo khô (Alberto và ctv., 2001). Củ hành bị nhiễm bệnh thường mảnh
mai với cổ thân thon dài, rễ ngắn và thưa thớt dẫn đến chết cây (Sikirou, 2011). Đối
với nấm Colletotrichum cicirnans có triệu chứng là những đốm nhỏ bất dạng, màu
đen hoặc xanh đen phát triển trên bẹ lá và làm cho bẹ lá bị cháy, các đốm này phát
triển thành những vòng đồng tâm và tạo ra khối bào tử có màu xám (Kim và ctv.,
2008).
3
1.1.3 Điều kiện phát triển của bệnh
Các yếu tố tự nhiên như sương mù, lượng mưa, ẩm độ và nhiệt độ là các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh thán thư (Nguyễn Văn Đông, 2002;
Đặng Thị Cúc, 2008 và Monique and Anna, 2009;)
Nhiệt độ thích hợp cho nấm gây bệnh là 20-30
0
C (Vũ Triệu Mân, 2007). Trong
đó, nhiệt độ thích hợp cho sự xâm nhiễm của nấm là 23,9-29,4
0
C (Monique và Anna,
2009). Nấm sẽ ngừng phát triển nếu nhiệt độ dưới 3
0
C (Lê Hoàng Lệ Thủy, 2004).
Trên đồng ruộng, bệnh xuất hiện và gây hại nhiều vào vụ hành sớm hoặc vụ hành
chính. Đặc biệt những năm có mùa đông ấm hơn, nhiệt độ khoảng 25-28
0
C thì bệnh
gây hại càng nặng hơn (Vũ Triệu Mân, 2007). Điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao
khoảng 80% rất thích hợp cho sự phát triển và gây hại của bệnh thán thư. Nước mưa
hoặc sương giúp bào tử phát triển và phát tán nhanh làm bệnh xuất hiện nhiều và lây
lan rộng (Lê Hoàng Lệ Thủy, 2004).
Ngoài ra, biện pháp canh tác cũng góp phần tạo điều kiện cho bệnh phát triển
như bón phân không cân đối (thừa đạm), chế độ chăm sóc kém, mật độ gieo trồng
cao (Đặng Thị Cúc, 2008).
1.1.4 Biện pháp phòng trị bệnh thán thư
Đối với bệnh thán thư thì việc phòng bệnh là rất quan trọng. Để giảm thiểu tối
đa thiệt hại do bệnh thán thư gây ra cần phải phối hợp nhiều biện pháp như biện pháp
canh tác, biện pháp sinh học và biện pháp hoá học (Trần Khắc Thi, 1993).
Biện pháp canh tác, nên sử dụng giống có tiêu chuẩn tốt, độ đồng đều cao, phát
huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch sâu bệnh. Luân canh cây
trồng với cây trồng khác họ nhằm cắt đứt nguồn bệnh lưu tồn. Thu dọn sạch tàn dư
cây bệnh để tiêu hủy khi thu hoạch xong. Trước khi trồng mới phải thu gom sạch sẽ
tàn dư của những cây trồng ở vụ trước đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế nguồn
bệnh ban đầu, làm sạch cỏ dại trên ruộng. Cày, xới xáo cho đất tơi xốp, khô ráo,
không trồng hành những nơi kém thoát nước. Cắt bỏ những lá ở thấp, ngắt bỏ lá bị
bệnh nhằm hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh (Đặng Thị Cúc, 2008).
Ưu tiên sử dụng các loại thuốc thảo mộc, thuốc có nguồn gốc sinh học như các
chế phẩm sinh học của Chaetomium, Penicillium và Trichoderma để kiểm soát bệnh
thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Không nên sử dụng thuốc hóa học khi
chưa cần thiết, chỉ nên sử dụng các loại thuốc có phổ tác động hẹp, ít độc đối với
thiên địch nhưng hiệu quả đối với các loài sâu, bệnh hại (Đặng Thị Cúc, 2008).
4
1.2 TÁC NHÂN GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH TÍM
Nấm Colletotrichum là nấm đa ký chủ gây hại trên nhiều loại cây trồng như
hành tím, ớt, cà chua, dưa, đậu, hành, xoài, đu đủ, chuối, cam quýt, táo, dâu, cà phê
và nhiều loại hoa kiểng (Agrios, 2005). Bệnh thán thư trên hành tím đã được xác định
do nấm Colletotrichum circinans (Kim và ctv., 2008; Võ Hoàng Nghiệm, 2013) và
nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra (Alberto và ctv., 2001; Sikirou, 2011).
1.2.1 Phân loại
Nấm Colleottrichum thuộc bộ nấm đĩa đài (Malanconiales), chi Colletotrichum
(Phạm Văn Kim, 2000; Agrios, 2005).
1.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Colletotrichum
1.2.2.1 Đặc điểm hình thái của nấm Colletotrichum
Chi Colletotrichum có dạng đĩa đài tròn hoặc dạng gối, có sáp, màu đen, có gai
cứng ở mép rìa đĩa đài hoặc giữa các cành bào đài. Cành bào đài đơn giản, thon dài,
bào tử trong suốt, một tế bào, dạng trứng hoặc dạng thon đến dạng liềm. Nấm sống
ký sinh và là giai đoạn bất toàn của chi Glomerella. Chi nấm này khác với
Gloeosporium vì nó có gai cứng. Trong môi trường nuôi cấy, gai cứng có thể không
xuất hiện (Bartnet và Hunter, 1998 trích dẫn bởi
Lê Hoàng Lệ Thuỷ, 2004
). Dưới đây
là đặc điểm hình thái của Colletotrichum gloeosporioides và Colletotrichum
circinans gây bệnh thán thư trên hành tím.
Colletotrichum gloeosporioides: tản nấm có màu màu xám trắng đến xám đen
trên môi trường khoai tây (PDA) và sinh ra các sợi nấm khí sinh phân tầng theo vòng
đồng tâm. Bào tử đơn bào, có dạng hình trụ, một đầu hẹp lại ở đế, một đầu nhọn; hình
trụ hai đầu cùn; dạng thẳng một đầu hẹp lại ở đế, một đầu cùn, vùng giữa hẹp lại như
dạng thắt eo. Kích thước 7,5-20 x 2,5-5 μm (Sutton, 1980; Litz, 1997). Có hạch nấm.
Nhiệt độ thích
hợp cho nấm Colletotrichum gloeosporioides phát triển là 28-30°C
(Kanapathipillai, 1996).
Colletotrichum circinans: tản nấm phát triển trên môi trường khoai tây (PDA)
có màu nâu tối với những sợi nấm khí sinh màu xám nhạt. Những hạch nấm có hình
cầu hoặc bất dạng, có nhiều gai được hình thành trên bề mặt môi trường. Gai được
hình thành trên vết bệnh có màu nâu tối đến đen, 1 đến 5 vách ngăn và có kích thước:
32,5-177,5 x 3,0-7,0 μm. Bào tử hình lưỡi liềm hoặc hình thoi, thon dần về phía 2
đầu và có kích thước trong khoảng 16,5-27,5 x 3,0 -4,5 μm. Đĩa áp có màu nâu đến
nâu sẫm, có dạng hình cầu, hình chùy hoặc dạng xẻ thùy và có kích thước 6,5-15,0 x
5,0-7,5 μm. Phạm vi nhiệt độ và nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển sợi nấm của nấm
trên môi trường PDA lần lược là 10-35
0
C và 26-28
0
C (Kim và ctv., 2008).
5
1.2.2.2 Đặc điểm sinh học
của nấm Colletotrichum
Vòng đời của nấm Colletotrichum bao gồm cả hai giai đoạn sinh sản hữu tính
và sinh sản vô tính. Ở giai đoạn sinh sản vô tính cho ra các bào tử đính đơn bào, có
dạng hình thoi, hình liềm hoặc hình trụ, không màu và đôi khi có vách ngăn. Đĩa đài
có gai cứng sẫm màu, nhọn ở đầu và có vách ngăn (Phạm Văn Kim, 2000). Giai đoạn
sinh sản hữu tính của nấm Colletotrichum có tên gọi là Glomerella, ít được tìm thấy
trong tự nhiên. Chỉ có 11 trong 20 loài Colletotrichum spp. có giai đoạn sinh sản hữu
tính, bào tử nang đơn bào (Barnet và Hunter, 1998 trích dẫn bởi Lê Hoàng Lệ Thủy;
Agrios, 2005).
Nấm Colletotrichum thuộc loại bán ký sinh bắt buộc (hemibitroph), giai đoạn
đầu là dạng ký sinh bắt buộc (biotroph) và giai đoạn sau là giai đoạn hoại sinh
(necrotroph). Nấm Colletotrichum xâm nhập của các mô kí chủ bằng đĩa áp. Ở giai
đoạn đầu, sau khi xâm nhiễm vào cây ký chủ nấm sống bên trong dưới lớp cutin của
cây ký chủ và phát triển trong vách tế bào biểu bì để lấy dinh dưỡng, sau đó chúng
phát triển trên mô tế bào chết để sống theo kiểu hoại sinh (necrotroph) (Mendgen và
Hahm, 2002). Ngoài ra, sự tồn tại của nấm bệnh thuộc loại hemibiotroph trong giai
đoạn phát triển dưới dạng necrotroph phụ thuộc vào sự chết của tế bào cây ký chủ.
Tế bào chết sẽ cung cấp dinh dưỡng và nơi ở cho mầm bệnh để có thể phát triển và
lây lan. Đây là điều kiện quyết định cho sự xâm nhiễm thành công của mầm bệnh
(Kumar và ctv., 2001).
1.2.3 Sự lưu tồn và lan truyền của nấm Colletotrichum
Bào tử lây lan chủ yếu do mưa, sương mù, các tác nhân gây bệnh thông qua
nước mưa, sương hoặc thông qua không khí
Ngoài ra, mầm bệnh có thể được lây lan
bởi con người hoặc bằng con đường cơ học
(Wharton và
Diéguez-Uribeondo, 2004).
Nấm lưu tồn trong đất, trong tàn dư cây bệnh trong đất, bộ phận được làm giống.
Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bã thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống (CABI,
2007; Vũ Triệu Mân, 2007).
1.2.4 Đặc điểm phân loại đến loài của nấm Colletotrichum
Đặc điểm của bào tử: hình dạng bào tử của những loài Colletotrichum có thể
phân chia thành hai nhóm chính, dạng bào tử thẳng và dạng bào tử hình liềm và đã
có hơn 20 loài Colletotrichum đã được công nhận (Skipp và ctv., 1995). Những loài
có dạng bào tử hình liềm thì rất dễ phân biệt, nhưng với những dạng bào tử hình trụ
thì có thể bị nhầm lẫn (CABI, 2007). Hình dạng của bào tử là một tiêu chuẩn đáng
tin cậy để phân biệt một cách chắc chắn giữa các loài Colletotrichum gây bệnh trên
dâu tây (Denoyes và Baudry, 1995 trích dẫn bởi Lê Hoàng Lệ Thuỷ, 2004). Tuy nhiên
6
đối với những trường hợp khác, sự giám định có thể phức tạp bởi vì bào tử của các
loài nấm có dạng thẳng rất giống nhau về hình thái và những đặc điểm của khuẩn lạc
thì rất đa dạng (Adskavg và Hartin, 1997 trích dẫn bởi Lê Hoàng Lệ Thuỷ, 2004).
Dựa trên hình dạng của bào tử để phân biệt giữa Colletotrichum gloeosporioides và
Colletotrichum acutatum. Nấm Colletotrichum gloeosporioides có dạng bào tử hình
trụ, còn nấm Colletotrichum acutatum có dạng bào tử hình thoi (Sutton, 1980).
Đặc điểm của đĩa áp: kích thước và hình dạng của đĩa áp được sử dụng rộng rãi
trong nghiên cứu phân loại của toàn thể chi nấm Colletotrichum (Vinnere, 2004 trích
dẫn bởi Lê Hoàng Lệ Thuỷ, 2004). Đĩa áp của loài Colletotrichum gloeosporioides
hơi rộng hơn loài Colletotrichum acutatum. Tuy nhiên, trong thực thế rất khó để phân
biệt giữa những loài nấm này mà chỉ dựa trên đặc điểm về hình thái đĩa áp (Smith và
Black, 1990 trích dẫn bởi Lê Hoàng Lệ Thuỷ, 2004).
Đặc điểm của gai cứng: không phải tất cả các loài nấm thuộc chi Colletotrichum
đều sinh ra gai cứng (Von Arx, 1957 trích dẫn bởi Lê Hoàng Lệ Thủy, 2004). Vì thế,
có hay không có sự hiện diện của gai cứng cũng xem như là một đặc điểm để hỗ trợ
sự phân biệt những loài sau này với Colletotrichum gloeosporioides (Smith và Black,
1990; Vander và ctv., 1990 trích dẫn bởi Lê Hoàng Lệ Thủy, 2004). Sự sinh ra gai
của nấm Colletotrichum chịu ảnh hưởng của ẩm độ không khí, gai được sinh ra nhiều
ở điều kiện ẩm độ không khí tương đối thấp (Frost, 1964 trích dẫn bởi Lê Hoàng Lệ
Thủy, 2004). Theo Kim và ctv. (2008), gai cứng Colletotrichum circinans có màu
nâu sậm, có từ 1-5 vách ngăn, kích thước 32,5-177,3 µm x 3,0-7,0 µm. Nấm
Colletotrichum gloeosporioides hình thành gai cứng trên môi trường PDA dưới điều
kiện chiếu sáng liên tục trong 10 ngày, còn trên mô sống thì gai cứng sẽ được hình
thành sau 15 ngày khảo sát (Agostini và ctv., 1992 trích dẫn bởi Lê Hoàng Lệ Thủy,
2004).
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ
THUỐC HÓA HỌC TRONG PHÒNG TRỊ NẤM
Theo Haddad và ctv. (2003), hoạt chất Benomyl có thể kiểm soát sự phát triển
của sợi nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên hành lá.
Hoạt chất Mancozeb (75%) cho hiệu quả cao thông qua hạn chế sự phát triển
khuẩn ty nấm Colletotrichum gloeosporioides trong điều kiện phòng thí nghiệm
(Kumar và ctv., 2007
Dịch trích từ nhân hạt neem trong ethanol, methanol và nước đều có tác dụng
ức chế như nhau đối với 3 loại nấm gây bệnh cây là Rhizoctinia solani, Slerotium
rolfsii và Fusarium oxyporum (Vũ Đăng Khánh và ctv., 2007).
7
Thuốc Cure Supe 300EC chứa hoạt chất Difenoconazole và Propiconazole có
khả năng làm giảm chiều dài vết bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây hại
trên hoa hồng (Nguyễn Quốc Thái, 2010).
Nguyễn Quốc Khánh (2011) đã nghiên cứu Amistar 250EC, Binhnomyl 50WP,
Score 250SC đều thể hiện khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Colletotrichum
sp. ST2 gây bệnh thán thư trên ớt trong điều kiện phòng thí nghệm trong đó thuốc
Score 250SC và Binhnomyl 80WP có hiệu quả nhất.
1.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC DÙNG TRONG THÍ
NGHIỆM
1.4.1 Amistar 250EC
Thuốc Amistar 250EC có hoạt chất là Azoxystrobin. Tên khoa học là Metyl (E)-
2-{2-[6-(2-xiano-phenoxi) pyrimidin-4-ylxi] phenyl}-3-methixiacrylat. Công thức
hóa học là C
22
H
17
N
3
O
5
(Trần Quang Hùng, 1999).
Đặc tính: Azoxystrobin là hợp chất tổng hợp hóa học có cấu trúc đồng đẳng với
strobilurins và oudemansins là chất chuyển hóa nấm có trong tự nhiên. Thuốc nguyên
chất kỹ thuật ở dạng chất rắn, màu trắng, tan rất ít trong nước, hòa tan tốt trong
etylaxetat, axetonitril, diclomethan.
Công dụng: thuốc tác động theo dạng tiếp xúc và nội hấp, ức chế bào tử nẩy
mấm và sợi nấm phát triển, ức chế sự hình thành bào tử nấm. Thuốc có phổ tác dụng
rất rộng, dùng phòng và trừ nhiều loại bệnh như thán thư trên xoài, đạo ôn, khô vằn
hại lúa, đốm vòng trên cà chua, lở cổ rễ trên khoai tây (Trần Quang Hùng, 1999).
Thuốc thuộc nhóm độc III, có LD
50
qua miệng >5000 mg/kg, LD qua da >2000
mg/kg, ADI là 0,2 mg/kg, rất ít độc đối với ong mật, cá và các loài ký sinh có ít (Trần
Quang Hùng, 1999).
1.4.2 Score 250SC
Thuốc Score 250SC có hoạt chất là Difenconazole. Tên hóa học là Cis-trans-3-
clo-4-[4-metyl-2-(1H-1,2,4-triazol-1-ylmetyl)-1,3-dioxolan-2-yl] phenyl-4-
clophenyete. Công thức hóa học: C
19
H
17
Cl
2
N
3
O
3
(Trần Quang Hùng, 1999; Phạm
Văn Biên và ctv., 2000; Lê Trường và ctv., 2005)
.
Đặc tính: thuốc có dạng tinh thể màu trắng, tan trong nước, hòa tan tốt trong
axeton, toluen, etylic. Bền vững ở nhiệt độ <150
0
C (Lê Trường và ctv., 2005).
Công dụng: thuốc tác động theo dạng tiếp xúc và nội hấp, làm ngừng sự phát
triển của nấm. Thuốc có tác dụng bảo vệ và diệt trừ, thẩm thấu qua lá và vận chuyển
mạnh trong các bộ phận cây và vận chuyển hướng ngọn. Thuốc dùng để phòng trừ
8
một số loại gây bệnh thuộc lớp nấm đảm, nấm bất toàn như Colletotrichum,
Alternaria, Ascochyta, Cercospora, Cercosporidium, Guignarrdia,…Thuốc dùng để
phòng trị bệnh phấn trắng, sương mai, khô vằn, lem lép hạt (Trần Quang Hùng, 1999,
Lê Trường và ctv., 2005).
Thuốc thuộc nhóm độc II (Phạm Văn Biên và ctv., 2000), LD
50
qua miệng là
1453-2000 mg/kg, LD
50
qua da là 2010 mg/kg. ADI: 0,01 mg/kg. Thuốc độc đối với
cá, rất ít độc với ong và ký sinh có ích (Trần Quang Hùng, 1999; Phạm Văn Biên và
ctv., 2000).
1.4.3 Binhnomyl 50WP
Binhnomyl 50WP có hoạt chất chính là benomyl. Tên hóa học là Metyl 1-
(butylcacbamoyl) benzimi-dazol-2-ylcacbanat (UIPAC). Công thức hóa học là
C
14
H
18
N
4
O
3
(Trần Quang Hùng, 1999).
Đặc tính: Benomyl tinh khiết ở dạng tinh thể không màu, tan trong nước ở nhiệt
độ phòng (Lê Trường và ctv., 2005), tan ít trong dung môi hữu cơ, phân hủy trong
môi trường axít, kiềm mạnh và trong điều kiện bảo quản ẩm, không ăn mòn kim loại,
phân hủy ở 140
0
C (Phạm Văn Biên, 2000; Lê Trường, 2005).
Công dụng: thuốc tác dụng theo dạng nội hấp, phổ tác dụng rộng, thuốc trừ nấm
có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Thẩm thấu qua rễ và lá, vận chuyển chủ yếu hướng
ngọn (Lê Trường và ctv., 2005). Thuốc phòng trừ được nhiều loại nấm bệnh như thán
thư, đốm lá, đốm vòng, sương mai, đạo ôn, lem lép hạt,… (Trần Quang Hùng, 1999;
Phạm Văn Biên, 2000).
Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD
50
qua miệng là >10000 mg/kg, LD
50
qua da thỏ
là > 10000 mg/kg, ADI là 0,02 mg/kg. Ít độc đối với cá và ong (Trần Quang Hùng,
1999; Lê Trường và ctv., 2005).
1.4.4 Man 80WP
Thuốc Man 80WP có hoạt chất chính là Mancozeb. Tên hóa học là Mangan-
etylenbis (dithioccacbamat) (polimeric) phức hợp với muối kẽm (Trần Quang Hùng,
1999; Lê Trường và ctv., 2005).
Đặc tính: Hoạt chất Mancozeb là một phức chất của kẽm va Manzeb gồm 20%
muối mangan và 2,55% muối kẽm. Là loại bột màu vàng hung, không tan trong nước
và trong nhiều dung môi hữu cơ, bền trong môi trường khô nhưng thủy phân trong
môi trường nóng, ẩm, và axit, phân hủy ở nhiệt độ từ 192-204
0
C (Lê Trường và ctv.,
2005).
9
Công dụng: thuốc tác động theo dạng tiếp xúc, có phổ tác dụng rộng. Thuốc trừ
được nhiều loại nấm bệnh như thán thư trên cà phê, xoài, đạo ôn, lem lép hạt trên lúa,
đốm lá trên đậu tương, sương mai trên khoai tây, rỉ sắt trên cà phê (Trần Quang Hùng,
1999). Dùng để trừ bệnh cháy sớm và sương mai trên cà chua, khoai tây, bệnh lở cổ
rễ, phấn trắng,…(Lê Trường và ctv., 2005).
Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD
50
qua miệng 8000-11200 mg/kg, LD
50
qua da
chuột >15000 mg/kg, ADI là 0,05 mg/kg (Trần Quang Hùng, 1999; Phạm Văn Biên
và ctv., 2000).
10
CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 9/2013 đến 2/2014.
Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, bộ môn
Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
2.2.2 Vật liệu thí nghiệm
Nguồn nấm Colletotrichum sp. được phân lập trên cây hành tím tại thị xã Vĩnh
Châu tỉnh Sóc Trăng năm 2013.
Bốn loại thuốc hóa học gồm:
1. Amistar 250EC (Công ty Syngenta)
2. Score 250SC (Công ty Syngenta)
3. Binhnomyl 50WP (Công ty CPTM và DV Ngọc Tùng)
4. Man 80WP (Công ty Tiến Nông)
Môi trường sử dạng trong thí nghiệm là Water Agar (WA) và Potato Dextrose
Agar (PDA).
Công thức môi trường PDA (Shurtleff và Averre, 1999):
Khoai tây 200 g
Dextrose 20 g
Agar 20 g
Nước cất 1.000 ml
pH 6,6
Công thức môi trường WA (Atlas, 2004):
Agar 20 g
Nước cất 1000 ml
11
2.2.3 Dụng cụ thí nghiệm:
Tủ thanh trùng khô, tủ thanh trùng ướt, phòng cấy, cân điện tử, kính hiển vi,
kính hiển vi soi nổi, Lame, Lamelle, đĩa Petri, chai thủy tinh, Beaker thủy tinh, ống
đong chia độ, kim mũi giáo, băng keo, bọc nylon, gòn không thấm…
2.2 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Nghiên cứu thực hiện gồm 3 nội dung chính.
2.2.1 Thu mẫu bệnh và định danh nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư
trên cây hành tím tại Vĩnh Châu
Cách thu mẫu bệnh: chọn những cây hành tím có triệu chứng bệnh thán thư dựa
theo mô tả của Kim và ctv. (2008) và Võ Hoàng Nghiệm (2013). Mẫu bệnh được thu
ở thị xã Vĩnh Châu.
Nấm được định danh dựa vào các đặc điểm tản nấm, đính bào đài và bào tử và
được giám định theo 4 bước của quy tắc Koch (Agrios, 2005). Quy tắc Koch gồm 4
bước:
Bước 1: Mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh
Khi thu mẫu từ ruộng về, tiến hành mô tả triệu chứng bệnh trên cây hành tím:
vị trí vết bệnh, màu sắc vết bệnh, có hay không nấm mọc xung quanh vị trí bị bệnh,
nếu có thì màu sắc vết bệnh.
Sau đó tiến hành quan sát dưới kính hiển vi để xác định tác nhân gây bệnh. Nếu
có nấm mọc xung quanh mô thì tiến hành cạo lớp nấm đó để quan sát dưới kính hiển
vi, nếu không có sợi nấm hoặc khi tiến hành làm tiêu bản từ những lớp nấm mọc ra
xung quanh nhưng không tìm thấy bào tử để xác định thì tiến hành ủ bệnh trong vòng
2-3 ngày trong điều kiện có ẩm độ cao để cho nấm trong mô bệnh có thể phát triển ra
bên ngoài và tiếp tục quan sát dưới kính hiển vi.
Bước 2: Phân lập và tách ròng mầm bệnh
Chọn những mẫu có vết bệnh rõ ràng, cắt thành từng mảnh nhỏ khoảng 2-3
mm
2
, cho vào thanh trùng trong cồn 70
0
khoảng 30 giây, tiếp theo rửa lại trong nước
cất vô trùng (3 lần) và làm khô bằng giấy thấm thanh trùng. Sau đó cấy mẫu bệnh vào
đĩa Petri chứa môi trường WA. Khi đã cấy mô bệnh trên môi trường WA, tiếp tục
tách ròng nguồn nấm sang môi trường PDA cho đến khi có được nguồn nấm thuần
chủng.
Bước 3: Lây bệnh nhân tạo vào cây khỏe và quan sát triệu chứng bệnh xuất
hiện
12
Chuẩn bị cây chứa hành tím khỏe sạch bệnh, được trồng 10 ngày trước khi lây
bệnh.
Phương pháp lây bệnh nhân tạo: nuôi cấy nguồn nấm cần lây bệnh nhân tạo
trong đĩa Petri chứa môi trường PDA cho đến khi có bào tử, tiếp theo tạo huyền phù
bào tử nấm bằng cách cho 10 ml nước cất thanh trùng vào đĩa Petri chứa nấm, dùng
lame cạo nhẹ bề mặt môi trường, lọc huyền phù qua 3 lớp vải thưa để lọc bỏ sợi nấm.
Dùng lame đếm hồng cầu để đếm mật số bào tử trong huyền phù, sử dụng phù huyền
có mật số bào tử 10
6
bào tử/ml đề lây bệnh nhân tạo. Phun huyền phù bào tử nấm gây
bệnh (5ml) trực tiếp lên mỗi cây, sau đó đem ủ ở 25
0
C trong vòng 2 ngày, sau đó
đem cây hành ra để ở nơi mát. Khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, tiến hành quan sát
và mô tả lại triệu chứng cho đến khi cây chết.
Bước 4: Tái phân lập mầm bệnh từ vết bệnh được tiêm chủng và so sánh
với mầm bệnh lúc ban đầu.
Sau khi có được nguồn nấm thuần, tiến hành khảo sát, mô tả hình dạng, kích
thước, màu sắc của sợi nấm, đính bào đài và bào tử của nấm. Để dịnh danh đến chi
cần phải kết hợp những chỉ tiêu trên với sự phát triển, màu sắc và cách mọc của tản
nấm trên môi trường PDA.
Xác định tên chi nấm gây bệnh dựa vào khóa phân loại nấm của Barnett và
Hunter (1998).
Để xác định đến loài đối với Colletotrichum sp. dựa vào tài liệu của Weber
(1973), Stuton (1980), và Swart (1999) được trích dẫn bởi Lê Hoàng Lệ Thủy (2004)
và tài liệu của Agostini và ctv. (1992).
Kích thước bào tử, đĩa áp được đo theo phương pháp: đo ngẫu nhiên 30 bào tử,
đĩa áp rồi lấy số lớn nhất và nhỏ nhất trong dãy số đo được để có được một khoảng
kích thước nhất định. Kích thước được tính theo đơn vị µm.
2.2.3 Thí nghiệm 2 khảo sát ảnh hưởng hiệu quả của năm loại thuốc hóa học đến
sự phát triển và tạo bào tử của nấm Colletotrichum sp.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên
gồm 6 nghiệm thức (5 loại thuốc hóa học và 1 đối chứng) và 5 lần lặp lại. Nghiệm
thức đối chứng là môi trường PDA không có thuốc hóa học. Nồng độ sử dụng theo
nồng độ khuyến cáo của thuốc.