Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất trà thảo dược từ lá sakê (artocarpus altilis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC



BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH THỰC PHẨM

Đề tài : “BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH

SẢN XUẤT TRÀ THẢO DƯỢC TỪ LÁ SAKÊ”
( Artocarpus altilis)

GVHD : ThS. Như Xuân Thiện Chân
SVTH : Hồ Thị Thắm
MSSV: 1153010769
Niên khoá: 2011 – 2015
Bình Dương, ngày 25 tháng 05 năm 2015


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian theo học tại Trường Đại Học Mở Tp.HCM, được sự chỉ dạy tận
tình của quý Thầy Cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô đang công tác và giảng dạy
tại Khoa Công Nghệ Sinh Học, đã truyền đạt và chia sẻ kiến thức giúp chúng em hiểu
biết thêm về chuyên ngành Thực Phẩm nói riêng và ngành Công Nghệ Sinh Học nói
chung. Thời gian qua em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu quy trình
sản xuất trà thảo dược từ lá sakê ” tại phòng thí nghiệm Công Nghệ Thực Phẩm


Trường Đại Học Mở Tp.HCM. Sau 6 tháng thực hiên đề tài được sự giúp đỡ của Thầy
và bạn bè em đã hoàn thành những bước đầu nghiên cứu trong đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô bên tổ chuyên ngành Thực Phẩm
Trường Đại Học Mở Tp.HCM đã chỉ dạy cho em những kiến thức về chuyên môn và
chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là Thầy Th.S
Như Xuân Thiện Chân đã hướng dẫn trực tiếp và chỉ bảo về chuyên môn giúp em thực
hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô là cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm Công
Nghệ Thực Phầm & Sinh Hóa. đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng và sự sự giúp đỡ
nhiệt tình của bạn bè để em có thể hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến các thành viên trong gia đình
đã luôn giúp đỡ, động viên và là chổ dựa vững chắc để con có đủ khả năng và niềm
tin thực hiện đề tài này.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu hạn chế nên
em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Qúy Thầy Cô và các bạn đóng
góp ý kiến để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Bình Dương, Ngày 25 tháng 05 năm 2015
SVTH:
Hồ Thị Thắm
SVTH : Hồ Thị Thắm


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 2
1.1

Giới thiệu về cây Sakê .......................................................................................... 2

1.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 2
1.1.2 Thành phần hoá học .............................................................................................. 5
1.1.3 Tác dụng dược lý của lá Sakê. .............................................................................. 8
1.1.4 Ứng dụng của lá Sakê .......................................................................................... 8
1.1.5 Một số sản phẩm từ lá sakê. .................................................................................. 9
1.2

Giới thiệu về trà thảo dược ................................................................................. 10

1.2.1 Khái niệm về trà thảo dược ................................................................................ 10
1.2.2 Lịch sử hình thành trà thảo dược ...................................................................... 10
1.2.3 Phân loại trà thảo dược . ..................................................................................... 11
1.2.4 QTCN chung sản xuất nước uống trà thảo dược .............................................. 13
1.2.5 Nguyên tắc sử dụng trà thảo dược ..................................................................... 16
1.2.6 Tình hình phát triển trà thảo dược. ..................................................................... 16
1.3

Tổng quan về một số phương pháp trích ly: ....................................................... 18

1.3.1 Cơ sở khoa học .................................................................................................. 18
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng quá trình trích ly: ............................................................ 19
1.3.3 Các phương pháp trích ly .................................................................................... 19
1.3.4 Các dung môi trích ly.......................................................................................... 19
Chương II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 22

2.1

Địa điểm – vật liệu – Thiết bị. ............................................................................ 22

2.1.1 Địa điểm – thời gian. .......................................................................................... 22
2.1.2 Vật liệu – thiết bị ................................................................................................ 22
2.2

Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................... 24

2.2.1 Quy trình sản xuất dự kiến trà thảo dược lá sakê. .............................................. 24
2.2.2 Thuyết minh quy trình ........................................................................................ 25
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu. ............................................................................................... 28
SVTH : Hồ Thị Thắm


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

2.2.4 Giải thích sơ đồ nghiên cứu: ............................................................................... 29
2.3

Bố trí thí nghiệm. ............................................................................................... 30

2.3.1 Khảo sát nguyên liệu lá sakê: ............................................................................. 30
2.3.2 Khảo sát quá trình trích ly polyphenol trong lá sakê với dung môi nước .......... 31
2.3.3 Đánh giá toàn diện sản phẩm .............................................................................. 37
Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 38
3.1


Kết quả thí nghiệm khảo sát nguồn nguyên liệu................................................. 38

3.1.1 Kết quả khảo sát thành phần và tính chất nguyên liệu. ...................................... 38
3.1.2 Định tính flavonoid trong nguyên liệu............................................................... 39
3.1.3 Định lượng Polyphenol tổng trong nguyên liệu lá sakê. ................................... 40
3.2

Kết quả thí nghiệm khảo sát chế độ trích ly bằng dung môi nước ..................... 41

3.2.1 Khảo sát tỉ lệ nguyên liệu : dung môi ................................................................. 41
3.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến hiệu suất
quá trình trích ly: .......................................................................................................... 45
3.2.3 Kết quả khảo sát hàm lượng đường phối chế thích hợp đến chất lượng
cảm quan sản phẩm trà thảo dược ............................................................................... 49
3.2.4 Kết quả khảo sát thêm hàm lượng acid citric phối chế. ...................................... 51
3.2.5 Khảo sát chế độ thanh trùng ............................................................................... 53
3.2.6 Kết quả đánh giá toàn diện sản phẩm ................................................................. 57
3.2.7 Kết quả chỉ tiêu vi sinh : ..................................................................................... 56
3.2.8 Kết quả xác định các hoạt chất sinh học có trong sản phẩm. ............................ 59
Chương IV: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ: ................................................................... 61
4.1

Kết luận ............................................................................................................... 61

4.2

Kiến nghị............................................................................................................. 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 63

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 66

SVTH : Hồ Thị Thắm


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Thân và cành cây sakê. .......................................................................... 3
Hình 1.2 Chồi cây sakê ......................................................................................... 3
Hình 1.3 Lá sakê ................................................................................................... 4
Hình 1.4 Quả sake có hạt ...................................................................................... 5
Hình 1.5 Quả sake không có hạt ........................................................................... 5
Hình 1.6 Trà lá sakê .............................................................................................. 9
Hình 1.7 Sơ đồ quy trình công nghệ sản suất trà thảo dược.............................. 13
Hình 2.1 Lá sakê sử dụng. ................................................................................. 22
Hình 3.1 Kết quả xác định hoạt chất sinh học Flavonoid trong
dịch chiết lá sakê với FeCl3 ................................................................................. 39
Hình 3.2 Đồ thị tương quan tuyến tính giữa OD và nồng độ acid gallic. ......... 40
Hình 3.3 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu : dung môi
đến quá trình trích ly............................................................................................ 42
Hình 3.4 Đồ thị thể hiện điểm cảm quan màu sắc và mùi thu được
khi khảo sát các tỉ lệ nguyên liệu dung môi . ..................................................... 43
Hình 3.5 Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian
đến quá trình trích ly. .......................................................................................... 46
Hình 3.6 Đồ thị thể hiện điểm cảm quan màu sắc dịch trích thu được
khi khảo sát nhiệt độ và thời gian trích ly ........................................................... 48
Hình 3.7 Đồ thị thể hiện điểm cảm quan mùi dịch trích thu được

khi khảo sát nhiệt độ và thời gian trích ly. .......................................................... 48
Hình 3.8 Đồ thị thể hiện điểm cảm quan vị khi khảo sát tỉ lệ phối chế
giữa dịch trích lá sakê với đường. ....................................................................... 50
Hình 3.9 Đồ thị thể hiện điểm cảm quan vị thu được khi khảo sát
thêm hàm lượng acid citric phối chế. .................................................................. 52
Hình 3.10 Kết quả định tính hợp chất Flavonoid trong sản phẩm. .................... 59
Hình 3.11 Hình ảnh sản phẩm trà thảo dược lá sakê. ......................................... 60

SVTH : Hồ Thị Thắm


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần hoá học của hạt:................................................................. 6
Bảng 1.2 Thành phần hoá học của quả: ................................................................ 7
Bảng 2.1 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nguyên liệu ban đầu .................. 30
Bảng 2.2 Bố trí thí nghiệm khảo sát tỉ lệ nguyên liệu: dung môi ....................... 31
Bảng 2.3 Bảng điểm cảm quan về màu sắc ........................................................ 32
Bảng 2.4 Bảng điểm cảm quan về mùi ............................................................... 32
Bảng 2.5 Bố trí thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ
đến quá trình trích ly. ........................................................................................... 33
Bảng 2.6 Bố trí thí nghiệm khảo sát tỉ lệ phối chế dịch trích
lá sakê với đường. ................................................................................................ 34
Bảng 2.7 Bảng điểm cảm quan về vị khi phối đường ........................................ 35
Bảng 2.8 Sơ đồ bố trí nghiệm phối chế thêm acid citric: ................................... 35
Bảng 2.9 Bảng điểm cảm quan vị khi phối chế thêm acid ................................. 36
Bảng 2.10 Bảng bố trí thí nghiệm khảo sát chế độ thanh trùng cho sản phẩm: . 37

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính chất của lá sakê. ............................................... 38
Bảng 3.2 Kết quả định tính tính.......................................................................... 39
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát hàm lượng polyphenol trong nguyên liệu ............... 40
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu : dung môi
đến hàm lượng polyphenol. ................................................................................ 41
Bảng 3.5 Kết quả điểm cảm quan trong thí nghiệm khảo sát tỉ lệ
nguyên liệu: dung môi. ........................................................................................ 43
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ đến hiệu suất
quá trình trích ly. ................................................................................................. 45
Bảng 3.7 Kết quả điểm cảm quan trong thí nghiệm khảo sát nhiệt độ và thời gian
trích ly

.............................................................................................................. 47

Bảng 3.8 Kết quả điểm cảm quan trong thí nghiệm khảo sát tỉ lệ phối chế
giữa dịch trích lá sakê với đường: ....................................................................... 50
SVTH : Hồ Thị Thắm


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

Bảng 3.9 Kết quả điểm cảm quan vị trong thí nghiệm khảo sát phối chế
thêm acid citric. .................................................................................................. 52
Bảng 3.10 Kết quả mô tả sản phẩm qua thời gian bảo quản. ............................. 54
Bảng 3.12 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VI SINH ................................................... 56
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm nước trà thảo dược
từ lá sakê ............................................................................................................. 57


SVTH : Hồ Thị Thắm


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã từ lâu, trà đã được xem là loại thức uống truyền thống của người Việt
Nam nói riêng và văn hoá của người Á Đông nói chung. Văn hoá trà – một bộ
phận cấu thành của văn hoá ẩm thực. Với lịch sử uống trà đã có từ 4000 năm, trà
chiếm thị phần không nhỏ trên thị trường đồ uống, chúng ta có thể tìm thấy rất
nhiều loại trà với cách thức pha chế riêng biệt và đặc trưng của mỗi quốc gia như
trà xanh, trà đen …. Trong số đó, không thể không nhắc đến nhóm sản phẩm thảo
dược có nguồn gốc tự nhiên từ các loại thảo dược có lợi cho sức khoẻ. Theo báo
cáo xu thế tiêu dùng từ trung tâm nghiên cứu (Nature Products Insider) tại Mỹ cho
biết: chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về văn hoá tiêu dùng, khi con
người ngày càng tích cực sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong đó có
sản phẩm làm từ thảo dược. Việc xuất hiện sản phẩm trà thảo dược đã một phần
thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và họ bắt đầu quen dần với thức uống trà
thảo dược. Trong muôn vạn loại thảo dược thì lá sakê được xem như “ ứng cử viên
cho ngành chế biến” và được biết đến như một loại thần dược đặt biệt, bởi trong
lá sakê có chứa các hợp chất sinh học giá trị đồng thời giàu dinh dưỡng thực vật
như : Gerany dihydrochalcone, flavonoid, các vitamin, khoáng chất cần thiết cho
cơ thể, chúng có tác dụng điều trị bệnh huyết áp, phòng ngừa bệnh sỏi thận, chữa
bệnh viêm gan vàng da và ngăn chặn quá trình lão hoá, giúp cơ thể luôn tươi trẻ,
khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về dịch chiếc từ các
bộ phận của cây sakê có tác dụng khả quan như: lá sakê có tác dụng chữa bệnh
thận và sốt ở Đài Loan ( Linet al.1992), ở Ấn Độ lá chuyển mà vàng được dùng
pha trà làm giảm huyết áp ( Mclontoch and Manchel. 1993). Tuy nhiên, hiện nay

việc chế biến trà thảo dược lá sakê hoàn toàn thủ công, chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm của mỗi người nên hiệu suất trích ly các hợp chất sinh học chưa cao và
thời gian bảo quản không dài. Xuất phát từ tình hình thực tế đó đồng thời tận dụng
nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài :
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất trà thảo dược từ lá sakê.

SVTH: Hồ Thị Thắm


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

Trong đề tài, đầu tiên nhóm chúng tôi sẽ khảo sát nguyên liệu lá sakê
nhằm lựa chọn được nguồn nguyên liệu phù hợp để tiến hành nghiên cứu. Sau
đó, tôi khảo sát quá trình trích ly polyphenol trong lá sakê thông qua việc khảo
sát tỷ lệ nguyên liệu và dung môi,nhiệt độ và thời gian thích hợp cho quá trình
trích ly. Tiếp theo, sẽ tiến hành phối chế, kiểm tra bằng phương pháp cảm quan
cho điểm. Cuối cùng, tiến hành quá trình khảo sát chế độ thanh trùng hiệu quả
nhằm tạo được sản phẩm trà thảo dược từ lá sakê có chất lượng cao.
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sử dụng lá sakê vàng ở khu vực xã
Bình Chuẩn. thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương để tạo ra sản phẩm có hương vị
đặc trưng, giàu giá trị dinh dưỡng.
Với đề tài này, chúng tôi hy vọng đưa ra được một quy trình sản xuất trà
thảo dược từ lá sakê hoàn thiện để ứng dụng tạo một loại thức uống dược thảo từ
tự nhiên, góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng, đồng thời cung cấp thành phần
có hoạt chất thiết yếu cho cơ thể thông qua sản phẩm này.
Kết quả của đề tài sẽ đưa ra được các thông số thích hợp cho quy trình sản
xuất, nhằm tạo ra sản phẩm mới, làm đa dạng hóa sản phẩm thức uống.


SVTH: Hồ Thị Thắm

1


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về cây Sakê
1.1.1

Giới thiệu chung

 Tên, phân loại khoa học :
Sakê thuộc họ dâu tằm (Moraceae) tên khoa học là : Artocarpus altilis
Giới (regnum)

Plantae

Ngành

Angiospermae

Lớp

Eudicots

Bộ(ordo)


Rosales

Họ (familia)

Moraceae

Chi ( genus)

Artocarpus

Loài (species)

A.altilis

 Nguồn gốc và phân bố [1][11]
-

Nguồn gốc:

Sakê được cho là có nguồn gốc từ một khu vực rộng lớn vùng tân Guinea.
Sau đó được trồng tại bán đảo Mã Lai và đảo miền tây Thái Bình Dương, hiện
nay đã được phân bố rộng khắp trong khu vực nhiệt đới, trong đó có miền Nam
Việt Nam nước ta.
Sakê đã có thời gian được coi là cây lương thực quý, được các nhà thám
hiểm và thương buôn người Tây Ban Nha, Anh, Pháp coi trọng, vận chuyển và
buôn bán đến các vùng thuộc địa của họ. Chủ yếu thường từ Philipin chuyển đến
Mêxico và Trung Mỹ, Jamaica... Hiện nay sakê vẫn cập cảng Hoa kỳ, Canada và
Châu Âu từ Caribe để cung cấp cho nhu cầu thực phẩm của các dân tộc thiểu số
và làm nguyên liệu cho một số ngành chủ yếu là ngành công nghệ thực phẩm.

Sakê đã được người Pháp đưa vào Việt Nam từ Indonesia và được trồng
tại miền nam Việt Nam. Cây không sống được trong vùng khí hậu miền Bắc Việt
Nam.
 Đặc điểm hình thái:[1]
- Thân và cành:
Cây sakê là một loại cây lớn, thường xanh, có hình dáng đẹp và cao tới 15
– 20m. Cây có vỏ láng, màu nhạt và thân lớn, bên trong chứa nhiều nhựa mủ,
SVTH: Hồ Thị Thắm

2


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

đường kính 1,2m thường cao đến 4m trước khi phân cành. Thân cây trơn, vỏ cây
có màu sáng. Gỗ có màu vàng rất đẹp và sẽ chuyển sang màu sẫm khi tiếp xúc
với không khí.
Cây phân nhánh liên tục tạo thành hệ thống cành và chồi lá. Cành mảnh
mọc ngang, dài làm cho tán cây rộng, thân, cành, lá dày đan xen lẫn nhau tạo
thành hệ thống tán dày.

Hình 1.1 : Thân và cành cây sakê.
- Chồi và lá:
Chồi mọc tận trên cùng của cành lá sakê, chúng sinh trưởng rất mạnh, khi
mới nhô lên ở trạng thái xoắn chồi có màu xanh tươi. Chồi có nhiều nhựa, lớn
nhanh vươn cao và bung xoắn tạo thành lá.

Hình 1.2 : Chồi cây sakê

Lá sakê dày, dai, mặt lá có màu sẫm và bóng, phía dưới mặt lá mờ, viền
ngoài mặt lá xẻ thùy và có sự biến thiên rất rõ thường chia từ 3 đến 9 thuỳ sâu
hình lông chim và cách đường gân chính từ 2/3 hoặc 4/5 hoặc sâu hơn. Cuống lá
SVTH: Hồ Thị Thắm

3


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

dài 3,8cm, lá dài 22,8 – 90cm, rộng 20 – 50cm có hình trứng, khác nhau về kích
cỡ và hình dáng thậm chí trên cùng một cây. Khi rụng thì để thành sẹo trên cành.
Lá cây chứa nhựa mủ, một loại nhựa cây có màu trắng sữa, mặt trên của lá
có màu xanh nhạt, bóng với các gân vàng dễ thấy, còn mặt dưới có gân mờ và
được phủ lớp lông tơ xanh xám hoặc hung đỏ.

Hình 1.3 : Lá sakê
- Hoa và quả:
Hoa: Sakê là loài cây đơn tính, các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một
cây...Cụm hoa sakê có lá kèm, cụm hoa đực ra trước có đường kính tới 5cm và
dài 45cm có dạng bông dài, 2 bao phấn kết hợp với một lõi xốp ở trung tâm, sau
một khoảng thời gian ngắn thì các hoa cái mọc ra gồm khoảng 1500 – 2000 hoa
nhỏ kết hợp với một lõi xốp. Chúng chỉ có khả năng thụ phấn sau đó 3 ngày.
Quả: Quả sakê có cấu trúc rất đặc biệt là quả giả, phứt hợp phát triển lên
từ bao hoa phình ra và bắt nguồn từ 1,500 – 2,000 bông hoa quanh trục hay lõi.
Phần chính của quả được hình thành từ các bao hoa. Các bao hoa ra cùng một lúc
ngoại trừ phần gốc. Khi phát triển, phần này cũng phát triển mạnh mẽ và trở
thành phần thịt khi chín.

Quả có hình cầu đến hình thuôn dài 12cm, rộng từ 12-20cm. Lớp vỏ
cứng ngoài quả gồ 5 – 7 lớp, mỗi lớp là 1 cánh hoa. Vỏ trái có màu xanh nhạt,
xanh vàng hay vàng khi chín và khi xanh có màu trắng kem hay vàng nhạt, thịt
quả mịn có màu trắng hay vàng nhạt.
Tuỳ thuộc vào từng loại mà có hạt hoặc không có hạt. Bề mặt trái biến
thiên từ láng đến có gai nhẹ.
SVTH: Hồ Thị Thắm

4


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

Hình 1.4: Quả sake có hạt

Hình 1.5:Quả sake không có hạt

(Artocarpus atilis var. Seminifera)
1.1.2

(Artocarpus atilis var. apyrena)

Thành phần hoá học:[12][13]

Cây sakê là một loại cây đặc biệt. Tất cả các bộ phận của cây, ngoài việc
chứa các thành phần cơ bản như: protein, lipid, vitamin... chúng còn chứa các
thành phần dược tính như: geranyl dihydrochalcone, geranyl flavonoids,
papayotin và artocarpine geranyl-tetrahydrochalcone.



Thành phần trong lá sakê gồm có:

Năm hợp chất geranyl dihydrochalcones:

5


9

Hình 1.6: Các hợp chất dihydrochalcones
1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-{4-hydroxy-6,6,9-trimethyl-6a,7,8,10atetrahydro-6H-dibenzo [b,d] pyran- 5-yl}-1 -propanone (2)



1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-[3,4-dihydro-3,8-dihydroxy-2-methyl-2-(4methyl-3-pentenyl)-2H-1-benzopyran-5-yl]-1-propanone (4)



1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-[8-hydroxy-2-methyl-2-(3,4-epoxy-4-methyl-1pentenyl)-2H-1 -benzopyran-5-yl] -1 -propanone (5)



1-(2,4-dihydroxyphenyl)-3-[8-hydroxy-2-methyl-2-(4-hydroxy-4-methyl-2-

SVTH: Hồ Thị Thắm

5



Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

pentenyl)-2H-1 -benzopyran-5-yl] -1 -propanone (8)


2-[6-hydroxy-3,7-dimethylocta-2(E),7-dienyl]-2',3,4,4'tetrahydroxydihydrochalcone (9)
Trong đó các hợp chất 2, 4, 9 có chứa hoạt chất chống lại ung thư phổi (tế

bào SPC- A-1), ung thư tế bào biểu mô ruột kết ( tế bào SW-480) và ung thư tế
bào biểu mô gan (tế bào SMMC-7721).
(Theo Phytochemistry Số 68 (2007) 1300 – 1306).
Một số hợp chất isoprenylated flavonoid được tìm thấy ở cây sakê và vỏ
rễ gồm bốn hợp chất được cô lập là: morusin, artonin E, cycloartobiloxanthone
và artonol B (Taslim Ersam và cộng sự, 2000).Một số hợp chất khác như nhóm
glycosid tim và tanin.


Thành phần trong hạt sakê gồm có:
Bảng 1.1 : Thành phần hoá học của hạt:
Thành phần

Khối lượng chất khô trong 100g

Protein

7,4 g


Chất béo

5,6 g

Carbohydrate

29,24 g

Chất xơ

5,29 g

Calcium

0,11mg

Vitamin A

256 IU

Vitamin C

36 mg

Thiamin

0,482mg

Riboflavin


0,301mg

Niacin

0,438 mg

Phospho

175 mg

Sắt

3,67 mg

Magiê

54 mg

(Nguồn: US.Department of Agriculture and Agricultural Reseach 2010).

SVTH: Hồ Thị Thắm

6


Đề tài khóa luận tốt nghiệp



GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân


Thành phần trong quả sakê gồm có:
Bảng 1.2 : Thành phần hoá học của quả:
Thành phần

Khối lượng chất khô trong 100g

Riboflavin

0,02 – 0,05mg

Niacin

0,75 – 1,4 mg

Cyclopropane

0,3- 1mg

cycloartenol

0,8 – 1,5 mg

Cc -amirin

0,7 – 1,2 mg

Protein

0,6 – 1,3 g


Chất béo

0,1 – 0,2g

Cacborhydrate

25 – 33 g

Chất sơ

2,1 – 7,4 g

Calcium

10 – 30mg

Photpho

18– 41 mg

Sắt

0,4 – 1,1mg

Vitamin A

26 – 40 IU

Thiamin


0,09 – 0,15 mg
(Nguồn: Ragone, D and C.G Cavaletto.2006)

 Thành phần hóa học của hoa:
Hoa sakê có chứa một số hoạt chất loại chalcones có khả năng chống
bướu, ung thư, ức chế được tế bào ung thư loại sarcoma, hợp chất loại geranyltetrahydrochalcone (chống được dị ứng).
 Thành phần hoá học của vỏ thân:
Vỏ thân: có các hợp chất loại phenolic: Artenolol A, B, C, D và E; các
prenylflavon: Artonin E và F; Cycloartobiloxanthones.
Đọt non: có các flavonoids, các hợp chất dihydrochalcone, cycloaltilisin 6
và 7 (các hợp chất này có hoạt tính ức chế men Cathepsin K ).

SVTH: Hồ Thị Thắm

7


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

1.1.3 Tác dụng dược lý của lá Sakê.[9][10]
Lá sakê từ lâu đã được cư dân vùng New Guinea và một số quốc gia như
Ai Cập, Malaysia, Indonesia sử dụng như là một loại thảo dược dùng để trị bệnh
hoặc phối hợp với các loại thuốc khác để chữa các bệnh về ngoài da, tiêu chảy,
bệnh gút, viêm gan, giải đọc gan ….
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các hoạt chất polyphenol trong lá
sakê có tác dụng trị được nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh về đường tim
mạch, đái tháo đường, đồng thời lá sakê được sử dụng để chữa một số bệnh như

xơ gan, cao huyết áp, dịch chiết acetone từ lá được biết như một chất ức chế ảnh
hưởng lên hoạt động của 5α- reductate, hữu ích cho việc điều trị sự tăng sản sinh
tuyến tuyền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Dịch chiết lá sakê làm dịu bớt triệu
chứng của bệnh tiểu đường và các vấn đề về nước tiểu.
Bên cạnh đó, trong chất trích ly ethylacetate của lá có chứa chất độc ảnh
hưởng đến một số bệnh ung thư trên cơ thể người bao gồm: ung thư phổi (tế bào
SPC-A-1),ung thư tế bào biểu bì mô ruột kết( tế bào SW-480) và tế bào biểu mô
gan ( tế bào SMMC-7721), tế bào ung thư vú (T47D) ( Arung và công sự. 2007).
Do đó, đây có thể được coi là một tiềm năng chống ung thư của sakê. Đồng thời
giảm cholesterol và giảm tích tụ mảng vữa trong thành động mạch chủ của động
vật thí nghiệm. Điều đó cho thấy có nhiều triển vọng ứng dụng trong phòng ngừa
đột quỵ.
Các dẫn chất flavonnoid có khả năng dập tắt các gốc tự do gây huỷ hoại tế
bào, ung thư và tăng nhanh sự lão hoá những nghiên cứu gần đây cho thấy các
hợp chất flavonoid chiếc xuất từ sakê có hiệu quả kháng khối u và bệnh bạch cầu
( Ragone,D.1997).
1.1.4 Ứng dụng của lá Sakê .[14][15][16]
Lá sakê có tính năng làm mát, kích thích lọc của gan, thận nên uống lá sakê
tươi sẽ hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, tiểu đường tuýp 2 và bệnh viêm gan. Ngoài
ra còn có công dụng giảm đau hữu hiệu đối với người bị bệnh gút. Lá sakê vàng
mới rụng sắc uống có thể trị bệnh cao huyết áp. Trong dân gian dùng lá sakê
chữa bệnh phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống. Bên cạch
đó, lá sakê được sử dụng để gói đồ ăn, làm thức ăn cho gia súc, dê và lợn hoặc
SVTH: Hồ Thị Thắm

8


Đề tài khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

khi đem nướng lá sakê và làm thành những miếng kẹo dẻo giúp làm giảm đau
răng (Morton 1987). Ở một số nước, lá sakê tươi còn được dùng kết hợp với lá
đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt…
Trong Đông y, lá sakê có công dụng như tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu. theo
lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược,
thành phố Hồ Chí Minh) lá sakê phối hợp với một số vị thuốc khác sẽ trị được
một số bệnh sau:
- Trị bệnh gút (thống phong) và sỏi thận : Dùng lá sakê tươi (2 lá - độ 100
gram), 100 gram dưa leo và 50 gram cỏ xước khô, để nấu nước uống trong ngày.
- Trị tiểu đường tuýp 2 : Lấy 2 lá sakê tươi (100 gram), 100 gram trái đậu
bắp tươi và 50 gram lá ổi non. Tất cả để chung nấu nước để uống trong ngày.
- Chữa viêm gan vàng da :Dùng 100 gram lá sakê tươi, 50 gram diệp hạ
châu (chó đẻ) tươi, 50 gram củ móp gai tươi và 20 – 50 gram cỏ mực khô. Tất cả
để chung, nấu nước để uống trong ngày.
- Trị chứng huyết áp cao dao động: Dùng 2 lá sakê vàng vừa mới rụng, 50
gram rau ngót tươi và 20 gram lá chè xanh tươi. Để chung nấu nước uống trong
ngày.
1.1.5 Một số sản phẩm từ lá sakê.
Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm trà sakê do công ty Natural
Domesco sản xuất từ lá sakê, trà xanh và cam thảo với tác dụng dược lý cao, trà
lá sakê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu.

Hình 1.6: Trà lá sakê

SVTH: Hồ Thị Thắm

9



Đề tài khóa luận tốt nghiệp

1.2

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

Giới thiệu về trà thảo dược

1.2.1 Khái niệm về trà thảo dược [3][19]
Là một dạng thực – dược phẩm bao gồm một hay nhiều loại dược liệu đã
được chế biến, phân chia đến mức độ nhất định, được sử dụng giống như trà
uống hằng ngày trong dân gian nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và
nâng cao sức khoẻ con người.
Trà thảo dược là một dạng thực phẩm đặc biệt được sử dụng dưới dạng
nước uống. Dược thảo dùng để chế biến trà có thể là: rể, thân, lá, hoa, quả, hạt.
Trà thảo dược là vị thuốc đặc biệt được áp dụng cho những loài dược thảo có cấu
tạo mong manh, dễ chiết suất, không chịu được nhiệt độ khi đun lâu.
Khái niệm trà thảo dược có thể là do phương pháp điều chế và dạng sử
dụng giống như nước trà uống hằng ngày trong cuộc sống, thực chất không nhất
thiết phải trà dược thảo là phải có trà trong thành phần.
1.2.2 Lịch sử hình thành trà thảo dược [3]
Trà thảo dược có một lịch sử tồn tại và phát triển rất lâu đời. Cây trà là
nguyên liệu điển hình căn bản của trà thảo dược, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Người Trung Quốc đã biết dùng trà từ 2500 năm trước Công Nguyên, sau đó tới
Nhật Bản và nhiều nước Châu Á khác. Y thư cổ “ Thần nông bản thảo kinh” đã
coi trà là một trong những vị thuốc trọng yếu, có tác dụng làm tăng trí nhớ, tỉnh
táo, sáng suốt và nhẹ nhõm thân thể. Các y gia trứ danh của Trung Quốc như
Trương Trọng Cảnh, Hoa Đà, Ngô Phổ… đã từng dùng trà để chữa trị nhiều
chứng bệnh và phát minh ra khá nhiều phương thức trà thảo dược độc đáo. Đến

đời nhà Đường (Trung Quốc), việc dùng trà đã ra đời và ngày càng phổ biến. Các
sách thuốc cổ như “Ngoại đài bí yếu”, “Thái bình thánh huệ phương”, “Hoà tể
cục phương” đã ghi lại một khối lượng lớn các phương trà thảo dược nhưng
trong thành phần không hề có lá trà. Điều đó khiến cho loại hình dược phẩm độc
đáo này có cơ hội mở rộng phạm vi ứng dụng và trở nên phong phú, tạo điều
kiện cho các y gia ra đời sau tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Trong cuốn “ Trà
liệu dược thiện” xuất bản năm 1999 ở Trung Quốc người ta đã tập hợp hơn 2000
phương trà thảo dược điển hình ( trong thành phần có lá trà) có tác dụng chữa trị
SVTH: Hồ Thị Thắm

10


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

hơn 400 chứng bệnh thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Ở nước ta, trong tác
phẩm của bật danh y như: Tuệ Tĩnh, Hãi Thượng Lãn Ông cũng như trong dân
gian đã ghi lại và lưu truyền nhiều phương trà thảo dược độc đáo.
1.2.3 Phân loại trà thảo dược [1][3][7][8].
 Tuỳ theo thành phần, cách chế biến, loại hình sử dụng và công dụng mà
người ta chia trà dược liệu thành nhiều loại khác nhau như sau:
- Căn cứ vào thành phần có thể chia trà thảo dược làm ba loại: Trà dược
đơn hành ( chỉ dùng duy nhất lá trà), trà dược tương phối ( dùng trà và một số vị
thuốc phối hợp) và trà dĩ dược đại trà ( trong thành phần không có chứa trà).
- Dựa vào cách chế biến có thể chia thành hai loại chính: Trà hổn hợp là
đem các vị thuốc trong thành phần tán thành bột khô rồi trộn đều và trà đóng
bánh là tán thảo dược thành bột rồi trộn với một số vị thuốc có chất dính để đóng
thành bánh.

- Tuỳ theo trạng thái sản phẩm chia thành hai loại: trà thảo dược trạng
thái rắn như các sản phẩm trà thảo dược khô, trà thảo dược túi lọc, trà thảo dược
hoà tan hay sản phảm trà thảo dược trạng thái lỏng, thảo dược công nghiệp…
- Tuỳ theo công dụng mà chia thành trà dinh dưỡng ích thọ, trà thanh
nhiệt lợi niệu, trà hạ khí tiêu thực, trà ích khí tăng lực, trà thanh can sáng
mắt…Ngoài ra trong y học cổ truyền cũng như Đông y, tính năng của thảo dược
nói lên tác dụng chữa bệnh của thảo dược.
 Phân loại theo trạng thái dược lý Đông Y:
Xét theo tính năng thì những sản phẩm trà dược thảo có thành phần là vị
thuốc sử dụng. Trong Y học cổ truyền cũng như Đông y, tính năng của thuốc nói
lên tác dụng chữa bệnh của thuốc. Vì thế với tính cách là một sản phẩm có dược
tính, các sản phẩm trà cũng tuân theo cách phân loại của Đông y bao gồm: tứ khí
ngũ vị, thăng giáng phù trầm, quy kinh.
- Tứ khí ngũ vị:
Tứ khí là chỉ 4 loại dược tính khác nhau của thuốc: hàn (lạnh), lương
(mát), nhiệt (nóng), ôn (ấm) là chỉ mức độ nóng lạnh khác nhau của thuốc. Nhận
thức về dược tính của thuốc là dựa vào tác dụng của thuốc đối với cơ thể.

SVTH: Hồ Thị Thắm

11


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

Ngũ vị là đặc điểm quan trọng của thuốc, dùng lưỡi nếm để phân biệt: cay
(tân), ngọt (cam), chua (toan), mặn (hàm), đắng (khổ). Ngoài ra còn có vị nhạt
(đạm) và chát (sáp), nhưng ngũ vị vẫn là cơ bản cần nắm để sử dụng có hiệu quả

trong điều trị.
- Thăng giáng phù trầm:
Theo các y gia ngày xưa thì thăng giáng phù trầm nói lên xu hướng tác
dụng của thuốc. Thông thường biểu hiện của bệnh có theo các chiều hướng khác
nhau như hướng lên trên (ví dụ: nôn mữa, ho suyễn, nất cụt, ợ hơi), hướng đi
xuống dưới (tiêu chảy, kiết lỵ, bạch đới, băng lâu, lòi dom…), thoát ra bên ngoài
như tự ra mồ hôi (tự hãn), mồ hôi trộm (đạo hãn) hoặc hướng vào bên trong như
chứng biểu nhập lý, nhiệt nhập tâm bào… do đó cần thuốc có tác dụng ngược lại
xu hướng phát sinh bệnh để điều chỉnh trạng thái bệnh lý của cơ thể hồi phục sức
khỏe bình thường, đó là tính thăng giáng phù trầm của thuốc.
Thăng phù (đi lên, nổi ) thuộc dương, trầm giáng (đi xuống, chìm ) thuộc
âm. Tuy nhiên các yếu tố quyết định tính năng thăng giáng phù trầm của thuốc:
tính vị và thuộc tính âm dương, mức độ của khí vị, khối lượng và cách bào chế
thuốc.
- Quy kinh:
Theo y học cổ truyền thì quy kinh là nói lên phần tạng phủ kinh lạc trong
cơ thể mà một vị thuốc có tác dụng, tức là nói lên phạm vi chỉ định điều trị của vị
thuốc. Vì vậy trong y học cổ truyền tính năng quy kinh của thuốc là rất quan
trọng, người thầy thuốc cần biết để sử dụng có hiệu quả trong điều trị bệnh.
Quy kinh cũng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhiều thầy thuốc xưa
qua nhiều thời đại khác nhau đúc kết thành, chủ yếu cũng theo tính năng thăng
giáng phù trầm, tứ khí ngũ vị kết hợp với kinh lạc tạng phủ về cơ thể người mà
xây dựng nên. Trên thực tế tác dụng trị bệnh của thuốc, ngũ vị có quan hệ nhiều
đến quy kinh của thuốc.

SVTH: Hồ Thị Thắm

12



Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

1.2.4 QTCN chung sản xuất nước uống trà thảo dược [17][5]
1.2.4.1 Quy trình công nghệ tổng quát chế biến nước uống từ thảo dược.
Dược thảo
Lựa chọn / Phân loại

Rửa
Phơi/ Sấy

Nghiền
Nước

Trích ly

Lọc

Phụ gia



Phối trộn

Gia nhiệt

Rót chai
Thanh trùng
Làm nguội


Nước trà
đòng chai

Hình 1.7 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản suất trà thảo dược

SVTH: Hồ Thị Thắm

13


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

1.2.4.2 Thuyết minh quy trình công nghệ chế biến nước uống từ thảo
dược.
Theo quy trình công nghệ trên, quá trình sản xuất trà thảo dược đóng chai
được tiến hành như sau:


Lựa chọn, phân loại:

Quá trình lựa chọn và phân loại lá sakê nhằm loại bỏ tạp chất lẫn trong
dược liệu ( tạp chất vô cơ như: sạn, cát, đất, đá…tạp chất hữu cơ như cỏ, bộ phận
khác không sử dụng của cây…).Nguyên liệu sau khi lựa chọn phải đúng loại
dược liệu cần dùng, đúng kích cỡ và không lẫn tạp chất.
 Rữa:
Quá trình làm sạch nhằm mục đích loại bỏ bụi bám trên bề mặt dược liệu.
đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người , hạn chế ảnh hưởng đến tính chất cảm

quan góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm trà.
 Phơi hoặc sấy:
Nguyên liệu sau khi được rữa sạch tùy theo từng loại dược liệu sẽ được
đêm phơi hoặc sấy đến khi đặt đến độ ẩm yêu cầu. trong giai đoạn này có sự bay
hơi nước bề mặt, dược liệu giảm kích thước và khối lượng .
 Nghiền
Quá trình nghiền làm giảm kích thước của vật liệu bằng tác động cơ học
trong giai đoạn này dược liệu được làm nhỏ so với kích thước ban đầu nhằm
mục đích chuẩn bị cho quá trình trích ly đối với nước trà đóng chai,
 Trích ly:
Mục đích: khai thác các thành phần có trong nguyên liệu, đồng thời trích
ly được tối đa các hợp chất (các chất có tác dụng điều trị) và các chất hỗ trợ (các
chất làm tăng tác dụng của hoạt chất) vào dịch chiết.
Để tối ưu hóa quá trình trích ly, cần tác động vào các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình trích ly, xác định các thông số tỷ lệ giữa nguyên liệu : dung môi,
nhiệt độ và thời gian thích hợp cho quá trình.

SVTH: Hồ Thị Thắm

14


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

 Phối chế
Đây là quá trình hòa lẫn dịch cốt với các hương liệu tự nhiên và các dịch
cốt có nguồn gốc từ thực vật (rễ, lá cây…) thường được pha chế nhằm nâng cao
giá trị cảm quan và chất lượng cho sản phẩm.

Các thành phần sử dụng trong quá trình pha chế phải được pha trộn tuân
thủ theo thứ tự một cách nghiêm ngặt. Thông thường, đầu tiên người ta phối trộn
dịch cốt trích ly từ các nguyên liệu thực vật, tiếp theo là chỉnh pH bằng cách bổ
sung acid thực phẩm. Các chất bảo quản thường được cho vào sau cùng. Sau đó,
hỗn hợp được khuấy trộn đến đồng nhất.
 Gia nhiệt:
Mục đích: Bọt khí làm giảm giá trị cảm quan, dễ làm hư hỏng sản phẩm do
quá trình oxy hóa các thành phần dinh dưỡng đồng thời oxy lẫn vào tạo điều kiện
cho vi sinh vật phát triển. Gia nhiệt tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bài khí
và an toàn lao động, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
 Rót chai
Sản phẩm thức uống được phân phối vào bao bì bằng các thiết bị chiết rót
tự động hoặc bán tự động. Bao bì được làm kín bằng các thiết bị ghép mí, đóng
nắp.
 Thanh trùng sản phẩm
Thanh trùng là quá trình làm giảm lượng vi sinh vật trong các sản phẩm
nhằm kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm. Phương pháp thanh trùng nhiệt
được dùng phổ biến hơn cả.
Theo đó, thiết lập chế độ thanh trùng cho một loại sản phẩm là xác định
nhiệt độ và thời gian thanh trùng cần thiết để đảm bảo hợp lý nhất yêu cầu tiêu
diệt vi sinh vật, giữ được giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan của sản phẩm, đồng
thời tiết kiệm được năng lượng sử dụng.

SVTH: Hồ Thị Thắm

15


Đề tài khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

1.2.5 Nguyên tắc sử dụng trà thảo dược [3][18]
 Nguyên tắc của Đông y:
Muốn sử dụng tốt một vị thuốc trong điều trị phải biết cả khí lẫn vị của
thuốc.
Tứ khí ngũ vị tuy có vai trò quan trọng đối với tác dụng của thuốc được sử
dụng theo lý luận y học cổ truyền, nhưng không phải là căn cứ duy nhất để dùng
thuốc Đông dược.
Khi dùng thuốc Đông dược trị bệnh cần chú ý tham khảo những thành tựu
mà dược lý hiện đại trong quá trình nghiên cứu thuốc Đông dược đã đạt được.
 Nguyên tắc cơ bản:
Để trà thảo dược phát huy hiệu quả cao nhất, khi sử dụng cần tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản: sử dụng điều độ, không thái quá, không bất cập, xem xét tỉ
mỉ, tuỳ theo thể chất bệnh trạng mà phân biệt âm dương, hàn nhiệt, hư thực rồi
trên cơ sở đó chỉ định lựa chọn, bào chế và sử dụng cho phù hợp. Dược thiện kết
hợp, trà thảo dược vừa là thức uống thực phẩm vừa là dược phẩm, vì vậy khi
dùng phải chú ý kết hợp chặt chẽ tuỳ theo tính chất và giai đoạn của bệnh tật.
Đồng thời tuỳ người sử dụng, tuỳ theo điều kiện địa lý và môi trường sống mà
lựa chọn và sử dụng sao đạt hiệu quả cao nhất, dự phòng các tác dụng phụ không
mong muốn.
1.2.6

Tình hình phát triển trà thảo dược.

1.2.6.1 Tình hình phát triển trà thảo dược trên thế giới [8][20]
Dân số thế giới ngày càng già đi kèm với vấn đề tuổi tác và bệnh tật, đau
ốm nên nhu cầu ăn kiêng giảm bệnh tật trở thành nhu cầu thiết yếu, khuynh
hướng nâng cao cải thiện sức khoẻ qua vấn đề ăn uống nên phổ biến. Ví dụ cho
khuynh hướng này có thể nhìn thấy từ các chương trình khởi xướng của chính

phủ Anh, thức uống bổ sung vitamin và các sản phẩm chức năng mang lại lợi ích
cho sức khoẻ. Liên quan đến các thức uống chức năng, người tiêu dùng ngày
ngày càng có ý thức về vấn đề sức khoẻ và khuynh hướng này đã góp phần làm
giảm sản lượng tiêu thụ các loại thức uống có gas. Điều này tạo ra cơ hội phát
triển trong những năm tới trong việc thay đổi thức uống có gas sang thức uống

SVTH: Hồ Thị Thắm

16


Đề tài khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Như Xuân Thiện Chân

chức năng có lợi cho sức khoẻ. Ở châu Á, thị trường thức uống thực phẩm chức
năng dẫn đầu là Nhật Bản, tiếp theo là Trung Quốc. Ở châu Âu, Anh, Pháp được
xem là các đại diện về tốc độ phát triền của thị trường thức uống chức năng. Đặc
biệt châu Mỹ đang trở thành quốc gia phát triển thức uống chức năng mạnh nhất.
Thực tế trên thị trường thức uống của Mỹ, các loại thức uống từ dược thảo
dược ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Cho đến nay thì đã có nhiều công ty có
sản phẩm cạnh tranh như công ty sản xuất trà và các loại thảo dược nổi tiếng
khắp thế giới như Celestial Seasonings. Công ty đã sử dụng các loại cây có vỏ và
hương liệu để chế biến ra các thức uống có mùi thơm như mùi dâu, mùi cam hay
mùi của các loại hoa và một số sản phẩm phẩm làm từ các loại cây cỏ có dược
tính nhằm mục đích giúp dễ ngủ hoặc tốt cho sức khỏe.
Hiện nay công ty Celestial Seasonings đã thâm nhập vào các thị trường
châu Âu và Mỹ chỉ sau sản phẩm trà Lipton (Unilever). Hiện nay cũng có rất
nhiều công ty của Trung Quốc, Nhật Bản, SriLanka đang toan tính tiến vào thị
trường trà thảo dược.

Trong một điều tra gần đây của tạp chí nghiên cứu thị trường của Mintel
International Group cho thấy trà dược thảo đang tạo sự phát triển mới cho thị
trường trà thế giới. Điều này cho thấy hướng đi nghiên cứu sản xuất các sản
phẩm thực phẩm chức năng, đặc biệt các loại thức uống là thật sự cần thiết.
1.2.6.2 Tình hình phát triển trà thảo dược trong nước.[4][8]
Nước ta là một nước nhiệt đới, có những đặc thù về độ ẩm, có vùng tiểu
khí hậu mà các nước nhiệt đới khác không có. Hệ động vật và thực vật rất phong
phú. Nước ta có nguồn dược thảo rất đa dạng, dồi dào. Trải qua hàng trăm năm
dựng nước và giữ nước, đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, nhân dân ta đã xây
dựng được nền Y dược cổ truyền có hệ thống và phong phú. Đặc điểm nổi bật
của các cây thuốc là có tác dụng chữa bệnh rất tốt, dễ kiếm, rẻ tiền, đơn giản, sử
dụng an toàn, hầu như không gây tai biến hay ngộ độc. Nhiều cây cỏ được sưu
tầm, nghiên cứu qua nhiều thế hệ đã trở thành những vị thuốc hay.
Với nguồn dược thảo phong phú, từ xưa nhân dân ta đã dùng nhiều loại
dược thảo để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, sát trùng, pha nước uống: cam thảo,

SVTH: Hồ Thị Thắm

17


×