Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của vi khuẩn nội sinh và cao chiết từ cây dược liệu sâm đại hành (eleutherine subaphylla gagnep)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
----------

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN,
KHÁNG NẤM CỦA VI KHUẨN NỘI SINH VÀ
CAO CHIẾT TỪ CÂY DƢỢC LIỆU SÂM ĐẠI
HÀNH (Eleutherine subaphylla Gagnep)
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VI SINH-SINH HỌC PHÂN TỬ

GVHD:

ThS. Dƣơng Nhật Linh

SVTH:

Lê Thị Mai Thảo

MSSV:

1153010749

Niên khóa: 2011 - 2015

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015



GVHD: ThS D

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NG NHẬT LINH

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô khoa Công Nghệ
Sinh Học, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt
kiến thức cho em trong suốt những năm vừa qua.
Em xin gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô Dương Nhật Linh đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận
lợi để em hoàn thành tốt trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn chị Võ Ngọc Yến Nhi, chị Nguyễn Thị Mỹ Linh và các chị trong
phòng thí nghiệm đã luôn ủng hộ, giúp đỡ em trong lúc làm đề tài.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn các bạn của tôi, các bạn trong nhóm làm đề tài và các
em sinh viên học việc phòng thí nghiệm Công nghệ Vi sinh đã luôn quan tâm, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng con xin cảm ơn Ông Bà, Cha Mẹ, cảm ơn gia đình đã luôn bên con, tạo
mọi điều kiện tốt nhất để con hoàn thành việc học của mình.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả người thầy, người cô đáng kính khoa Công
nghệ sinh học, Trường Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh, xin chúc thầy cô ngày
càng gặt hái được nhiều thành công.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Mai Thảo

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO


ii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 cây sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep.)................................8
Hình 2 1 Kết quả vòng kháng khuẩn, kháng nấm bằng phương pháp khuếch tán
qua giếng thạch .........................................................................................................31
Hình 3 1 Phân lập vi khuẩn nội sinh trên đĩa TSA ................................................48
Hình 3 2 Hình ảnh quan sát đại thể và vi thể một số chủng vi khuẩn nội sinh ......49
Hình 3 3 Kết quả thử đối kháng vi khuẩn nội sinh với vi khuẩn gây bệnh E. coli 52
Hình 3 4 Kết quả thử đối kháng vi khuẩn nội sinh với vi khuẩn gây bệnh S. aureus
...................................................................................................................................53
Hình 3 5 Kết quả thử đối kháng vi khuẩn nội sinh với vi khuẩn gây bệnh S. typhi
...................................................................................................................................54
Hình 3 6 Kết quả thử đối kháng vi khuẩn nội sinh với vi nấm gây bệnh T. rubrum
...................................................................................................................................58
Hình 3 7

Kết quả thử đối kháng vi khuẩn nội sinh với vi nấm gây bệnh

T. mentagrophytes .....................................................................................................58
Hình 3 8

Kết quả thử đối kháng vi khuẩn nội sinh với vi nấm gây bệnh


M. gypseum ...............................................................................................................59
Hình 3 9 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết từ củ sâm đại hành
...................................................................................................................................67
Hình 3 10 Kết quả thử hoạt tính kháng nấm của cao chiết từ củ sâm đại hành .....70
Hình 3 11

Kết quả MIC của cao chiết từ củ sâm đại hành bằng dung môi

chloroform .................................................................................................................73
Hình 3 12 Kết quả MIC của cao chiết từ củ sâm đại hành bằng dung môi methanol
...................................................................................................................................74
Hình 3 13 Kết quả MIC của cao chiết từ củ sâm đại hành bằng dung môi methanol
...................................................................................................................................75
Hình 3 14 Kết quả MIC của cao chiết từ củ sâm đại hành bằng dung môi ethanol
...................................................................................................................................75

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

iii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3 1 Kết quả quan sát đại thể và vi thể các chủng vi khuẩn nội sinh .............46

Bảng 3 2 Kết quả định tính khả năng kháng khuẩn gây bệnh của vi khuẩn nội sinh
...................................................................................................................................50
Bảng 3 3 Kết quả định lượng khả năng kháng khuẩn gây bệnh của vi khuẩn nội
sinh ............................................................................................................................55
Bảng 3 4 Kết quả định tính khả năng kháng nấm gây bệnh của vi khuẩn nội sinh
...................................................................................................................................56
Bảng 3 5 Kết quả đường kính vòng kháng nấm gây bệnh của các vi khuẩn nội sinh
...................................................................................................................................60
Bảng 3 6 Kết quả định danh sinh hóa chủng vi khuẩn nội sinh TC20 ...................61
Bảng 3 7 Kết quả định danh sinh hóa chủng vi khuẩn nội sinh TL19 ...................62
Bảng 3 8 Khối lượng cao chiết thu được bằng các dung môi khác nhau...............63
Bảng 3 9 Kết quả số lượng nấm và vi khuẩn sống có trong cao chiết ...................64
Bảng 3 10 Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của cao chiết từ củ sâm đại
hành ...........................................................................................................................65
Bảng 3 11 Kết quả đường kính kháng nấm của cao chiết từ củ sâm đại hành ......67
Bảng 3 12 Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết từ củ sâm đại
hành đối với các chủng vi sinh vật gây bệnh ............................................................71

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

iv


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2 1 Quy trình thí nghiệm ........................................................................... 26
Sơ đồ 2 2 Quy trình chuẩn bị và chiết xuất cao dược liệu.................................... 32

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3 1 Ảnh hưởng của dung môi đến khối lượng cao chiết ......................... 63
Biểu đồ 3 2 So sánh kết quả kháng khuẩn của các loại cao chiết từ củ sâm đại
hành ...................................................................................................................... 66
Biểu đồ 3 3 So sánh kết quả kháng nấm của các loại cao chiết từ củ sâm đại hành
.............................................................................................................................. 68

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

v


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

One-way analysis of variance

CFU

Colony forming unit- đơn vị hình thành khuẩn lạc


Cs

Cộng sự

DMSO

Dimethyl sulfoxid

E. coli

Escherichia coli

MHA

Muller Hinton Agar

M. gypseum

Microsporum gypseum

MIC

Minimum Inhibtory Concetration - Nồng độ ức chế tối

thiểu
NA

Nutrient Agar

NB


Nutrient Broth

NCCLS

National Committee for Clinical Laboratory Standards

P. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa

PDA

Potato Dextrose Agar

S. aureus

Staphylococcus aureus

SDA

Sabouraud Dextrose Agar

SE

Standard Error

S. typhi

Salmonella typhi


TSA

Trypticase Soy Agar

T. rubrum

Trichophyton rubrum

T. mentagrophytes

Trichophyton mentagrophytes

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

vi


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... III
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... IV
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ V
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ V
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. VI

MỤC LỤC .............................................................................................................. VII
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1.

1.2.

S L ỢC VỀ VI SINH VẬT NỘI SINH ...................................................... 5
1.1.1.

Phân loại vi sinh vật nội sinh ............................................................ 6

1.1.2.

Nguồn gốc, phân bố và đa dạng sinh học của vi sinh vật nội sinh .. 6

S L ỢC VỀ CÂY SÂM ĐẠI HÀNH ( ELEUTHERINE SUBAPHYLLA

GAGNEP ) .................................................................................................................. 7

1.3.

1.4.

1.2.1.

Phân loại khoa học ........................................................................... 7

1.2.2.


Mô tả cây........................................................................................... 8

1.2.3.

Phân bố, thu hái và chế biến ............................................................. 8

1.2.4.

Thành phần hóa học.......................................................................... 9

1.2.5.

Tác dụng dược lý............................................................................... 9

1.2.6.

Công dụng ....................................................................................... 10

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG N ỚC ......... 10
1.3.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 10

1.3.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 12

TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN NG ỜI...... 13
1.4.1.


Staphylococcus aureus .................................................................... 13

1.4.2.

Escherichia coli .............................................................................. 14

1.4.3.

Salmonella typhi.............................................................................. 15

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

vii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.4.4.
1.5.

1.6.

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

Pseudomonas aeruginosa ............................................................... 15

TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ VI NẤM GÂY BỆNH TRÊN NG ỜI ........... 16
1.5.1.


Dermatophytes ................................................................................ 16

1.5.2.

Chi Trichophyton ............................................................................ 17

1.5.3.

Chi Microsporum ............................................................................ 18

1.5.4.

Chi Epidermophyton ....................................................................... 19

KHÁI QUÁT VỀ PH

NG PHÁP CHIẾT CAO D ỢC LIỆU................. 19

1.6.1.

Kỹ thuật chiết ngấm kiệt (Percolation) ........................................... 20

1.6.2.

Kỹ thuật chiết ngâm dầm (Maceration) .......................................... 20

1.6.3.

Kỹ thuật chiết Sohxlet ..................................................................... 21


1.6.4.

Cô đặc và sấy khô ........................................................................... 22

PHẦN 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 23
2.1.

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .............................................. 24

2.2.

VẬT LIỆU.................................................................................................... 24

2.3.

2.2.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 24

2.2.2.

Thiết bị, dụng cụ, môi trường ......................................................... 24

PH

NG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................................................. 25

2.3.1.


Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 25

2.3.2.

Phương pháp phân lập vi khu n nội sinh ....................................... 27

2.3.3.

Phương pháp khảo sát khả năng kháng khu n, kháng nấm của vi

khu n nội sinh................................................................................................... 28
2.3.4.

Phương pháp chiết xuất cao từ củ sâm đại hành............................ 31

2.3.5.

Xác định giới hạn nhiễm khu n của cao chiết ................................ 33

2.3.6.

Định tính khả năng kháng khu n, kháng nấm của cao chiết .......... 34

2.3.7.

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết với vi khu n

và vi nấm gây bệnh ........................................................................................... 34
2.4.


ĐỊNH DANH VI KHUẨN NỘI SINH BẰNG TEST SINH HÓA ............... 36

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 45
3.1.

KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY ............................. 46

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

viii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

3.2.

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN NỘI SINH TỪ CÂY SÂM ĐẠI HÀNH
...................................................................................................................... 46

3.3.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM

GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN NỘI SINH ............................................................... 50
3.3.1.


Kết quả định tính khả năng kháng khu n của vi khu n nội sinh .... 50

3.3.2.

Kết quả định tính khả năng kháng nấm của vi khu n nội sinh ....... 56

3.4.

KẾT QUẢ ĐỊNH DANH SINH HÓA CHỦNG VI KHUẨN NỘI SINH. ... 61

3.5.

KHẢO SÁT ẢNH H ỞNG CỦA DUNG MÔI CHIẾT ĐẾN KHỐI

L ỢNG CAO CHIẾT THU Đ ỢC TỪ CỦ SÂM ĐẠI HÀNH ............................... 62
3.5.1.

Khảo sát ảnh hưởng của dung môi chiết đến khối lượng cao chiết
......................................................................................................... 62

3.5.2.
3.6.

Kết quả thử giới hạn nhiễm khu n của cao chiết ........................... 64

KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM

CỦA CAO CHIẾT TỪ CỦ SÂM ĐẠI HÀNH .......................................................... 64
3.6.1.


Kết quả định tính khả năng kháng khu n của cao chiết từ củ sâm

đại hành ......................................................................................................... 64

3.7.

3.6.2.

Kết quả định tính khả năng kháng nấm của cao chiết từ củ sâm đại

hành

......................................................................................................... 67

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC) CỦA CAO

CHIẾT ...................................................................................................................... 70
3.8.

THẢO LUẬN ............................................................................................... 76

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 78
4.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................. 79

4.2.

ĐỀ NGHỊ...................................................................................................... 80


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 88

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

ix


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

ĐẶT VẤN ĐỀ

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

Vi khuẩn nội sinh thực vật (Endophytic bacteria) được tìm thấy trong hầu hết
các loài thực vật, chúng cư trú ở trong mô của thực vật và giữa chúng hình thành
một loạt các mối quan hệ khác nhau như cộng sinh tương hỗ, cộng sinh dinh dưỡng,

hội sinh (Compant và cs., 2005) Hầu hết các dạng nội sinh này bắt đầu xuất hiện ở
vùng rễ hay lá, một số loại có thể nội sinh trên hạt Nhiều vi khuẩn nội sinh thúc đẩy
thực vật tăng trưởng, tăng năng suất và đóng vai trò là một tác nhân kiểm soát sinh
học (Hardoim và cs., 2008) Vi khuẩn nội sinh sản xuất các sản phẩm tự nhiên có
lợi cho thực vật mà ta có thể khai thác những tác nhân đó để ứng dụng trong y học,
nông nghiệp hay công nghiệp (Menparavà cs , 2013) Đã có nhiều nghiên cứu về
ứng dụng của vi khuẩn nội sinh như nghiên cứu của Arunachalam và cộng sự
(2010) đã chứng minh rằng dịch nuôi cấy vi khuẩn nội sinh phân lập từ lá cây thuốc
Andrographis paniculata cho thấy khả năng kháng cả vi khuẩn Gram dương và
Gram âm (6 vi khuẩn gây bệnh cho người và 2 vi khuẩn gây bệnh cho cá) Kim J.
W. (2000) đã tách chất ức chế β-lactamase từ vi khuẩn sống trong mô thực vật Tác
giả đã phân lập và tuyển chọn vi khuẩn sống trong mô của 25 loài thực vật khác
nhau và phân lập được 600 chủng vi khuẩn Trong đó đã tìm ra được 10 chủng có
hiệu lực cao và có khả năng chống lại hoạt động của nấm Candida albicans. Sunkar
và cộng sự (2013) đã phân lập và xác định được vi khuẩn nội sinh Brassica
oleracea có khả năng sinh các enzym amylase, protease, cellulase có tiềm năng
trong sản xuất enzym với quy mô lớn, đồng thời cho thấy hoạt động kháng khuẩn
đối với Klebsiella pneumoniae (20 mm), Staphylococcus aureus (25 mm).
Sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep.) là một dược liệu phổ biến ở
nước ta Các công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của sâm đại hành cho thấy
loài cây này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm giảm khối u, trị phỏng
Dịch chiết toàn phần của củ cây sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep) có
tác dụng ức chế rõ rệt in vitro đối với phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu, tụ cầu vàng,
tác dụng yếu với Shigella flexneri, Bacillus anthracis, B. mycoides (Lê Thị Hồng
Vân và cs , 2008) Chiết xuất dichloromethane từ củ của Eleutherine bulbosa
(Miller) cho thấy hoạt động kháng nấm Cladosporium sphaerospermum mạnh
SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

2



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

(Alves và cs , 2003) Từ những lợi ích nêu trên của cây sâm đại hành và các ứng
dụng rộng lớn của vi khuẩn nội sinh, nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo
sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của vi khuẩn nội sinh và cao chiết từ
cây dƣợc liệu sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep)”.
Mục tiêu:
Khảo sát hoạt tính kháng vi khuẩn và vi nấm gây bệnh của vi khuẩn nội sinh
và cao chiết từ cây dược liệu Eleutherine subaphylla Gagnep. Từ đó, chọn ra chủng
nội sinh và dung môi cho cao chiết có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm cao
Nội dung thực hiện bao gồm:


Phân lập và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm gây bệnh của vi

khuẩn nội sinh cây dược liệu sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep).


Chiết xuất cao dược liệu từ củ sâm đại hành và thử nghiệm hoạt tính

kháng khuẩn, kháng nấm gây bệnh của cao chiết


Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cao chiết từ củ sâm đại hành với


vi khuẩn và vi nấm gây bệnh

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI
LIỆU

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.1.

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

SƠ LƢỢC VỀ VI SINH VẬT NỘI SINH


Vi sinh vật nội sinh là các vi sinh vật sống trong mô của thực vật ít nhất là một
phần chu kỳ sống của chúng mà không gây ra bất kỳ biểu hiện bệnh đối với cây
(Bacon và White, 2000). Các vi sinh vật nội sinh thường gặp nhất là nấm và vi
khuẩn (bao gồm cả xạ khuẩn) Vi sinh vật nội sinh được coi là loài cộng sinh Để
đại diện cho các loại vi sinh vật này, De Bary (1866) đặt ra thuật ngữ endophyte.
Endophytes được tìm thấy ở nhiều loài thực vật quan trọng như thảo dược, cỏ dại,
cây cảnh và cây ăn quả Cả vi khuẩn nội sinh và nấm nội sinh có thể cùng tồn tại
trong một cây chủ duy nhất (Ting và cs , 2009). Vi sinh vật nội sinh được coi là một
tập con của quần thể vi sinh vật rhizospheric theo báo cáo của nhóm nghiên cứu
Germida (Germida và cs.,1998). Vi sinh vật nội sinh xâm nhập vào bên trong thực
vật chủ yếu thông qua rễ và từ phần trên cao của cây như lá, hoa, thân và lá mầm
(Kobayashy và cs., 2000). Chúng khu trú tại các điểm xâm nhập hoặc có thể di
chuyển đến toàn bộ các cơ quan của cây chủ (Hallmann và cs., 1997). Sau khi xâm
nhập cây chủ, chúng cư trú trong tế bào hoặc không gian giữa các tế bào hay trong
hệ thống mạch dẫn truyền (mô) (Jacobs và cs., 1985; Bell và cs., 1995). Sau khi đã
cư trú trong các mô thực vật, vi sinh vật nội sinh sẽ sản xuất các sản phẩm tự nhiên
đa dạng mà có thể là một nguồn tiềm năng của thuốc kháng sinh mới
Các sản phẩm tự nhiên thu được từ vi khuẩn nội sinh là các chất kháng khuẩn,
kháng virus, chống ung thư, chống oxy hóa, đái tháo đường và ức chế miễn dịch
(Christina và cs., 2013)
Nhiều vi sinh vật nội sinh có khả năng tổng hợp các chất chuyển hóa có hoạt
tính sinh học khác nhau mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp được sử dụng như tác
nhân điều trị chống lại nhiều bệnh ở thực vật, động vật và cả ở người (Strobel và
cs., 2004). Một số ví dụ điển hình bao gồm thuốc kháng sinh mới ecomycins được
tạo ra từ vi khuẩn endophytic Pseudomonas viridiflava và pseudomycin từ vi
khuẩn Pseudomonas syringae (Christina và cs., 2013), ngoài ra còn paclitaxel (còn
gọi là taxol) ) thuốc điều trị ung thư đầu tiên trên thế giới là một sản phẩm tự nhiên
từ cây Yew, Taxus wallachiana Năm 1996, Strobel và cộng sự báo cáo rằng nấm
nội sinh (Pestalotiopsis microspora) được tìm thấy trong cây Yew cũng có thể sản

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

xuất Taxol…(Strobel và cs., 1996). Việc sản xuất các hợp chất hoạt tính sinh học
của vi sinh vật nội sinh đặc biệt là tạo nên những đặc tính riêng biệt cho thực vật
chủ của chúng, điều này không chỉ quan trọng khi xét trên một quan điểm sinh thái
mà còn từ một quan điểm hóa sinh và phân tử Vì vậy, các sản phẩm tự nhiên từ vi
sinh vật nội sinh không những có một tiềm năng to lớn trong ngành công nghiệp
dược phẩm mà còn trong ngành hoá chất nông nghiệp và công nghệ sinh học công
nghiệp (Borel và cs., 1991).

1.1.1. Phân loại vi sinh vật nội sinh
Vi sinh vật nội sinh được chia thành hai loại chính đó là, vi sinh vật nội sinh
bắt buộc và vi sinh vật nội sinh tuỳ ý. Vi sinh vật nội sinh tuỳ ý có khả năng tồn tại
trong đất, trên bề mặt cây trồng, bên trong thực vật cũng như trên các chất dinh
dưỡng nhân tạo (Baldani và cs., 1997) và vi sinh vật sống bên trong mô thực vật
trong suốt vòng đời của chúng được gọi là vi sinh vật nội sinh bắt buộc (Stoltzfus
và cs., 2000). Vi sinh vật nội sinh tuỳ ý được phân bố rộng rãi trên toàn giới thực
vật và có thể được phân lập từ các loài thực vật khác nhau Endophytes cũng được
báo cáo là có ở cả một số loài thực vật và cây con nuôi cấy in vitro

1.1.2. Nguồn gốc, phân bố và đa dạng sinh học của vi sinh vật nội

sinh
Bằng chứng về mối quan hệ giữa vi sinh vật và thực vật được tìm thấy trong
các mô hóa thạch của thân và lá đã chứng minh rằng các mối quan hệ giữa vi sinh
vật nội sinh và thực vật có thể đã tiến hóa từ thời thực vật bậc cao đầu tiên xuất hiện
trên trái đất (Redecker và cs., 2000). Sự tồn tại của nấm bên trong các cơ quan của
thực vật mà không gây triệu chứng đã được biết đến từ cuối thế kỷ 19 và thuật ngữ
''endophyte'' lần đầu tiên được De Bary đề xuất vào năm 1866 (De Bary, 1866) Kể
từ khi vi sinh vật nội sinh được mô tả lần đầu tiên trong cây cỏ mọc lẫn với lúa
(Lolium temulentum) (Freeman, 1904). Vi sinh vật nội sinh có thể được phân lập từ
các cơ quan khác nhau của các loài thực vật khác nhau (Arnold, 2007), và cho đến
nay, tất cả các loài thực vật nghiên cứu đã được tìm thấy chứa ít nhất một vi sinh vật
nội sinh.
SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

6


GVHD: ThS D

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NG NHẬT LINH

Để tự bảo vệ mình trước những tác động của môi trường, các vi khuẩn nội
sinh tạo thành những ổ vi khuẩn, xâm chiếm và nội sinh trên đốt cây Những vi
khuẩn này thường di chuyển đến vùng không gian ở giữa cac tế bao, và chúng có
thể được phân lập từ tất cả các bộ phận của cây, bao gồm cả hạt giống (Posadavà
cs., 2005). Vi khuẩn nội sinh được phân lập từ cây một lá mầm tới cây hai lá mầm,
từ những loài cây thân gỗ, như gỗ sồi và lê, cây thân thảo tới cây lương thực như củ
cải đường và ngô Những nghiên cứu cổ điển về sự đa dạng của vi khuẩn nội sinh

chỉ tập trung vào phương pháp phân lập chúng từ các mô nội sinh sau khi khử trùng
bề mặt thực vật với hypochlorite natri hoặc các hóa chất tương tự (Miche và cs.,
2001) Một nghiên cứu của Lodewyckx và cộng sự (2002) nêu lên phương pháp
phân lập và mô tả đặc điểm vi khuẩn nội sinh từ các loài thực vật khác nhau Dựa
trên nền tảng nghiên cứu của Hallmann và cộng sự (1997); Lodewyckx và cộng sự
(2002), Berg và Hallmann (2006) đã công bố một danh sách toàn diện của vi khuẩn
nội sinh được phân lập từ một loạt các bộ phận của cây
Có khoảng 300 000 loài thực vật tồn tại trên trái đất, mỗi loài là một cây chủ
cho một đến nhiều các dạng nội sinh cư trú Chỉ có một số loài thực vật được nghiên
cứu hoàn chỉnh về các mối quan hệ nội sinh của chúng Do đó cơ hội nghiên cứu và
tìm ra các dạng nội sinh mới và có lợi trong sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái
khác nhau là đáng kể (Strobel và cs., 2003).

1.2.

SƠ LƢỢC VỀ CÂY SÂM ĐẠI HÀNH ( ELEUTHERINE

SUBAPHYLLA GAGNEP )
1.2.1. Phân loại khoa học
Giới:

Plantae

Ngành:

Angiospermae

Lớp:

Monocots


Bộ:

Asparagales

Họ:

Iridaceae (họ La dơn)

Chi:

Eleutherine

Loài:

E.subaphylla Gagnep

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

Eleutherine subaphylla Gagnep.

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH


Hình 1. 1. cây sâm đại hành (Eleutherine subaphylla Gagnep.)
Tên khoa học: Eleutherine subaphylla Gagnep.
Tên đồng nghĩa: Eleutherine bulbosa (Mill.) Urban, E. longifolia Gagnep.
Còn gọi là: tỏi lào, sâm cau, sâm đại hành, hành lào (Hòa Bình), tỏi mọi, kiệu
đỏ, co nhọt (Lào), phong nhan, hom búa lượt (Thái)
Người ta dùng củ tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây sâm đại hành làm thuốc
với tên khoa học Bul-bus Eleutherinis subaphyllae. (Đỗ Tất Lợi, 2006).

1.2.2. Mô tả cây
Sâm đại hành là một loại cây cỏ sống lâu năm, cao từ 30-60 cm , dò (củ) hình
trứng dài 4-5 cm, đường kính 2-3 cm giống như củ hành nhưng dài hơn, ngoài phủ
vảy màu đỏ nâu, phía trong màu nâu hồng đến đỏ nâu Lá hình mác, gân lá song
song, chạy dọc, trong giống như lá cau non, củ lại có tác dụng bổ cho nên có tên
sâm cau (lá như lá cau, bổ như sâm); lá có thể dài 40-50 cm, rộng 3-5 cm Từ củ
mọc lên một cán mang hoa dài 30-40 cm, trên cán có một lá dài 15-25 cm, hoa mọc
thành chùm 3 lá đài, 3 cánh tràng màu trắng hay vàng nhạt, 3 nhị màu vàng Bầu
hình trứng, 3 cạnh 3 ngăn dài 1 mm, vòi dài 2,5 mm, trên xẻ thành 3 trông như 3
mũi dùi (Đỗ Tất Lợi, 2006)

1.2.3. Phân bố, thu hái và chế biến
Sâm đại hành mọc hoang và được trồng lấy củ (dò) làm thuốc tại nhiều nơi
như Hà Tây, Hòa Bình, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà
SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D


NG NHẬT LINH

Nội cũng có một số nhà trồng Trồng sâm đại hành rất đơn giản: chỉ việc dùng củ
vùi xuống đất như trồng hành, trồng tỏi
Mùa hoa : tháng 4 - 6 Quả ít gặp
Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng
tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng Vị thuốc có vị
đắng, mùi hơi hắc (Đỗ Tất Lợi, 2006)

1.2.4. Thành phần hóa học
Dựa theo thành phần hóa học đã được nghiên cứu của cây Eleutherine bulbosa
Mill Lê Văn Hồng và NguyễnVăn Đàn (1973) đã tiến hành nghiên cứu củ sâm đại
hành đã chiết và xác định được 4 chất là eleutherin C16H16O4 độ chảy 1750,
izoeleutherin C16H16O4 độ chảy 1770, eleutherola C14H12O4 độ chảy 202-2030 và
một chất chưa xác định được đặt tên là Ex Sắc ký lớp mỏng của dịch chiết còn cho
biết có 16 vết trong đó 9 vết màu vàng đậm nhạt khác nhau, 6 vết phát quang lơ và
một vết màu hồng nhạt Cả 3 hoạt chất đều có tác dụng kháng sinh đối với chủng
Staphyllococcus aureus. (Đỗ Tất Lợi, 2006)

1.2.5. Tác dụng dƣợc lý
Tác dụng kháng sinh: dịch chiết sâm đại hành tẩm giấy có đường kính 10 mm
đặt trên thạch có cấy vi khuẩn có tác dụng hạn chế sinh sản của vi khuẩn
Diplococcus pneumoniae, Streptococcus hemopyticus, Staphylococcus Tác dụng
yếu hơn đối với Shigella flexneri, Shiga, Bacillus mycoides, B. anthracis. Không có
tác dụng đối với Escherichia coli, Bacillus pyocyaneus, B. diphteriae.
Tác dụng chống viêm: làm giảm phản ứng phù thực nghiệm trên chân chuột
(thí nghiệm so sánh với hydrococtison thấy gần tương tự)
Độc tính: chuột nhắt uống với liều 169g/ kg (1lần), thỏ uống 26g/ kg/ ngày
(uống liền 3 ngày) không biểu hiện nhiễm độc, súc vật sống bình thường

Cho thỏ uống với liều 10g/ kg/ ngày, liền trong 30 ngày Con vật khỏe mạnh
bình thường, giải phẫu không thấy tổn thương gan hay thận

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

Trên lâm sàng, thấy có tác dụng tốt đối với chốc đầu trẻ em, nhọt đầu đinh,
viêm da mủ, viêm họng cấp và mãn tính, chàm nhiễm trùng, tổ đỉa, vẩy nến…(khoa
da liễu bệnh viện Bạch Mai và Quân y viện 108)

1.2.6.

Công dụng

Sâm đại hành được dùng làm: thuốc bổ máu chữa thiếu máu, vàng da, xanh
xao, hoa mắt, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi
Thuốc cầm máu dùng trong băng huyết, ho ra máu, bị thương chảy máu (dùng
củ tươi, giã đắp) Còn dùng chữa ho gà, viêm họng, mụn nhọt, chốc lở
Ở Indonesia, rễ sâm đại hành được dùng theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc
lợi tiểu, trị lỵ, viêm và sa trực tràng, ở Philippin, nhân dân dùng rễ củ giã nát đắp
lên vết cắn của cá độc, để nhổ gai ở chân, và đắp vào vết đốt của sâu bọ, vết thương,
nhọt Rễ củ nướng, giã nát, xát vào bụng chữa đau bụng, ở Peru, thổ dân vùng

Amazon dùng sâm đại hành trị rối loạn tiêu hóa và bệnh ngoài da Ở vùng trung
Haiti, rễ sâm đại hành trị vô kinh dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống

1.3.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ

TRONG NƢỚC
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Subramaniam và cộng sự (2012) tiến hành xác định thành phần hóa học của củ
sâm đại hành đã tìm thấy sự hiện diện của phenol, sterol, phlobatannins, protein,
steroids, tannin và đường Chiết xuất ethanol của củ sâm đại hành đã được thử
nghiệm chống lại mầm bệnh kháng đa thuốc và cho thấy đó là một nguồn tiềm
năng của tác nhân kháng khuẩn chống lại Methicillin resistant Staphylococcus
aureus và Acinebacter baumannii, với hoạt tính kháng khuẩn cao hơn so với thuốc
kháng sinh tiêu chuẩn
Fitri và cộng sự (2014) đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng ức chế chu kỳ tế
bào và thúc đẩy sự chết theo chương trình của chiết xuất sâm đại hành trên tế bào
ung thư vú Kết quả kiểm tra gây độc tế bào trong điều trị với tế bào T47D (tế bào
T47D là một dạng của các tế bào ung thư vú đã bị đột biến p53 có khả năng kháng
với cơ chế chết theo chương trìnhcơ chế sinh lý của tế bào cắt giảm để sửa chữa
SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D


NG NHẬT LINH

các mô và để xử lý các tế bào bị hư hỏng mà có thể nguy hiểm cho cơ thể) Các
chiết xuất n-hexane, ethyl acetat và chiết xuất ethanol của sâm đại hành cho các giá
trị IC50 (nồng độ gây chết 50 % tế bào) tương ứng là 265,023 µg/ mL, 147,124 µg/
mL và 3782,29 µg/ mL. Đối với chu kỳ tế bào, kết quả là ức chế chu kỳ tế bào trên
phase G0-G1 với một tỷ lệ 40,88 %.
Sirirak và cộng sự (2011) đã báo cáo sâm đại hành là một ứng cử viên cho
việc kiểm soát loài Campylobacter. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết ethanol
của cây sâm đại hành chống lại Campylobacter spp. đã được nghiên cứu Sáu mươi
lăm chủng Campylobacter, bao gồm 39 chủng phân lập từ người và 26 chủng phân
lập từ gà đã được thử nghiệm Các chiết xuất ethanol của củ sâm đại hành chứng
minh hoạt tính kháng khuẩn chống lại tất cả các chủng thử nghiệm Các vùng ức
chế dao động trong khoảng 10-37 mm.
Dựa theo báo cáo năm 2009 của Ifesan thì đã có nhiều nghiên cứu liên quan
đến sâm đại hành: sâm đại hành là một cây thảo dược được sử dụng trong ẩm thực
châu Á như một phụ gia thực phẩm trong chế biến dầu trộn salad (Ifesan và cs.,
2009). Sâm đại hành có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Mỹ, củ màu đỏ thuôn dài đã
được người dân địa phương sử dụng như một loại thuốc dân gian để điều trị bệnh
tim mạch, đặc biệt là rối loạn mạch vành (Ding và Huang, 1983). Ngoài ra, sâm đại
hành còn được sử dụng như một thuốc truyền thống để tống hơi trong ruột ra Củ
sâm đại hành kết hợp với riềng để điều trị tình trạng cảm lạnh và tắc nghẽn mũi ở
trẻ em (Saralamp và cs., 1996).
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy khả năng nhạy cảm của chiết xuất thô từ
sâm đại hành chống lại Streptococcus pyogenes (Limsuwan và cs., 2008). Ngoài ra,
chiết xuất thô từ sâm đại hành còn có hoạt tính ức chế đối với enzym lipase và
protease in vitro, hoạt tính chống enterotoxin cả in vitro và in vivo (Ifesan và
Voravuthikunchai, 2009). Một số phân đoạn tinh sạch từ dịch chiết sâm đại hành đã
được chứng minh ức chế Methicillin-resistant Staphylococcus aureus thu được từ
thực phẩm (Voravuthikunchai và cs., 2008; Ifesan và cs., 2009). Các hợp chất có

hoạt tính: eleutherol, eleutherin, và isoeleutherin từ sâm đại hành cho thấy các hoạt

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

tính sinh học kháng nấm và tăng cường tuần hoàn máu ở động mạch vành
(Zhengxiong và cs., 1986).
Các chiết xuất dichloromethane từ sâm đại hành: eleutherinone, eleutherin,
isoeleutherin, và eleutherol cũng đã được chứng minh chống lại Cladosporium
sphaerospermum Tất cả các hợp chất cô lập được đều cho thấy các hoạt tính kháng
nấm mạnh mẽ trừ eleutherol (Alves và cs., 2003).

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về thành phần và tác dụng của sâm
đại hành cũng đã được công bố như: nghiên cứu sự thuần chủng và tính kháng
khuẩn của sâm đại hành (Eleutherine subaphylla ) của Huỳnh Kim Diệu (2011) cho
thấy các mẫu thử nghiệm có sự đa dạng về di truyền và đa số các dòng đều tác động
tốt trên Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis và đặc biệt là nhóm vi khuẩn
gây bệnh trên cá, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda. Nghiên cứu về hợp
chất eleutherine trong sâm đại hành Việt Nam (Eleutherine supbaphylla Gagnep.)
của tác giả Trương Minh Lương và Trần Văn Huy (2012) đã xác định cấu trúc, mô
tả tính chất vật lý và tổng hợp các dẫn xuất của eleutherine. Nguyễn Thị Hồng Vân

và cộng sự (2013) đã nghiên cứu quy trình tách chiết hợp chất eleutherin và
isoeleutherin từ củ sâm đại hành (Eleutherine bulbosa), đánh giá tác dụng kháng
sinh của chúng trên động vật thực nghiệm Kết quả đã phân lập được 10 hợp chất
sạch và xây dựng được quy trình phân lập hỗn hợp eleutherin và isoeleutherin quy
mô pilot, đồng thời đánh giá được chế phẩm từ củ có tác dụng kháng khuẩn mạnh ở
các mức nồng độ thấp trên những chủng vi khuẩn đã thử là tụ cầu vàng
(Staphylococcus aureus), Bacillus subtilis, Shigella flexneri DT 112, Proteus
mirabilis BV 108 và Bacillus pumilus.

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

12


GVHD: ThS D

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.4.

NG NHẬT LINH

TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH

TRÊN NGƢỜI
1.4.1. Staphylococcus aureus
Phân loại như sau:
Giới:

Prokaryote


Phân ngành:

Firmicute

Lớp:

Firmibacteria

Họ:

Micrococceae

Chi:

Staphylococcus

Loài:

Staphylococcus aureus

S. aureus là vi khuẩn Gram dương, hình cầu đường kính 0,5 – 1,5 µm, có thể
đứng riêng lẻ, từng đôi, từng chuỗi ngắn, hoặc từng chùm không đều giống như
chùm nho Đây là loại vi khuẩn không di động và không sinh bào tử, thường cư trú
trên da và màng nhầy của người và động vật máu nóng Trên môi trường Baird
Parker, khuẩn lạc có vòng sáng rộng 2 – 5 mm.
S. aureus gây ra hai loại hội chứng nhiễm độc và nhiễm trùng:
Nhiễm độc có thể do hoạt tính của một hoặc một vài sản phẩm của S. aureus
(độc tố) mà không cần có sự hiện diện của vi khuẩn Như hội chứng sốc nhiễm độc,
hội chứng phỏng ngoài da, hội chứng ngộ độc thức ăn

Nhiễm trùng là do S. aureus xâm nhập vào cơ quan bảo vệ của vật chủ khi bị
tổn thương hay giảm chức năng Như nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng hệ
hô hấp, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu,
nhiễm trùng nội mạch, nhiễm trùng xương…
S. aureus gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, tạo mủ và gây độc ở người Thường
xảy ra ở những chỗ xây xước trên bề mặt da như nhọt, gây ra nhiều bệnh truyền
nhiễm nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tĩnh mạch, viêm màng não, nhiễm trùng
tiểu và những bệnh nguy hiểm khác như viêm xương tủy, viêm màng trong tim
(Nguyễn Thanh Bảo, 2008)

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

1.4.2. Escherichia coli
Phân loại như sau:
Phân ngành:

Proteobacteria

Lớp:

Gamma Proteobacteria


Bộ:

Enterobacteriales

Họ:

Enterobacteriaceae

Chi:

Escherichia

Loài:

Escherichia coli

Hình dạng: E. coli là trực khuẩn Gram âm, dài hay ngắn tùy thuộc môi trường
nuôi cấy Một số di động, một số lại bất động Một số có nang Vi khuẩn không
sinh bào tử
Nuôi cấy: E. coli thuộc loại kỵ khí tùy nghi Nhiệt độ thích hợp cho tăng
trưởng là 370C, tuy nhiên có thể tăng trưởng từ 10-460C Mọc dễ dàng trong Mac
Conkey, EMB,…một số hóa chất ức chế sự phát triển của E. coli như chlorine và
dẫn xuất, muối mật, brilliant green, sodium deoxycholate, selenite….
Tính chất sinh hóa: E. coli lên men nhiều loại đường, sinh hơi, khử nitrate
thành nitrite Để phân biệt E. coli với vi khuẩn đường ruột khác người ta thường
dùng thử nghiệm IMViC ( Indole +, Methyl red +, Vosges -, Proskauer -, Citrate -).
Kháng nguyên: E. coli có khoảng 150 yếu tố O, 100 yếu tố K và 50 yếu tố H,
được chia thành rất nhiều tuýp huyết thanh khác nhau
Khả năng gây bệnh:

Nhiễm khuẩn đường tiểu: 90 % trường hợp nhiễm khuẩn đường tiểu lần đầu ở
phụ nữ là do E. coli và có thể đưa tới nhiễm khuẫn bọng đái, thận, cơ quan sinh dục
và nhiễm khuẩn huyết
Viêm màng não: E. coli chiếm khoảng 40 % trường hợp viêm màng não ở trẻ
sơ sinh, 75 % trong số đó có kháng nguyên K1
Tiêu chảy: Những chủng E. coli liên quan đến tiêu chảy thuộc các nhóm EPEC
(enteropathogenic E. coli), ETEC (enterotoxigenic E.coli), EIEC (enteroinvasive
E. coli), VTEC (verocytotoxin-producing E. coli)

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS D

NG NHẬT LINH

E. coli gây bệnh tiêu chảy theo phân ra ngoài và có thể gây thành dịch Truyền
bệnh chủ yếu qua thức ăn hay nước uống bị nhiễm vi khuẩn hay truyền từ người
này qua người khác. (Nguyễn Thanh Bảo, 2008)

1.4.3. Salmonella typhi
Phân loại như sau:
Phân ngành:

Proteobacteria


Lớp:

Gamma Proteobacteria

Bộ:

Enterobacteriales

Họ:

Enterobacteriaceae

Chi:

Salmonella

Loài:

Salmonella typhi

S. typhi là trực khuẩn Gram âm, có lông xung quanh thân Vì vậy có khả năng
di động, không sinh nha bào Kích thước khoảng 0,4 - 0,6 x 2 - 3 μm S. typhi là vi
khuẩn hiếu khí tùy nghi, phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thông thường
Trong môi trường thích hợp sau 24 giờ khuẩn lạc có kích thước trung bình 2 – 4
mm.
Khả năng gây bệnh của S. typhi:
S. typhi chỉ gây bệnh cho người, chủ yếu gây bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn có thể gây biến chứng chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa và
thủng ruột Một số biến chứng ít gặp hơn như viêm màng não, viêm tủy xương,
viêm khớp, viêm thận (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Lê Văn Phủng, 2012).


1.4.4. Pseudomonas aeruginosa
Phân loại như sau:
Phân ngành:

Proteobacteria

Lớp:

Gamma Proteobacteria

Bộ:

Pseudomonadales

Họ:

Pseudomonadaceae

Chi:

Pseudomona

Loài:

Pseudomonas aeruginosa

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

15



GVHD: ThS D

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NG NHẬT LINH

P. aeruginosa là trực khuẩn mủ xanh, thẳng hoặc hơi cong có đơn mao ở một
đầu, nhờ đó di động Kích thước 0,6 x 2 µm, hiếu khí tuyệt đối, mọc dễ trên hầu hết
các môi trường thông dụng, có thể phát ra mùi thom giống mùi nho (grapelike
odor) Mọc tốt ở nhiệt độ 37 đến 420C và có thể mọc ở nhiệt độ 5-420C. không lên
men glucose Thử nghiệm oxidase dương tính catalase dương tính Gây tiêu huyết β
trên thạch máu. P. aeruginosa có thể tiết ra 4 loại sắc tố: pyocyanin, pyoverdin,
pyorubin, pyomelanin (Nguyễn Thanh Bảo, 2008)
Khả năng gây bệnh của P. aeruginosa:
Trực khuẩn mủ xanh tiết ra nhiều enzym và độc tố khác nhau Vi khuẩn này
gây bệnh khi: xạ trị, hóa trị, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân suy giảm, niêm mạc
da và mô của bệnh nhân bị tổn thương, sử dụng các dụng cụ y khoa, lạm dụng
kháng sinh, tiêu diệt hết vi khuẩn thường trú ở ruột

Chúng gây nhiễm trùng da,

mắt như viêm nang lông, viêm da chảy nước ở các vùng kẽ hoặc viêm tai ngoài,
viêm loét giác mạc,

Ngoài ra P. aeruginosa là căn nguyên gây nhiễm trùng vết

bỏng, vết thương, xương khớp, huyết, dịch não tủy, tiết niệu và hô hấp (Nguyễn
Thanh Bảo, 2008)


1.5.

TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ VI NẤM GÂY BỆNH TRÊN

NGƢỜI
1.5.1. Dermatophytes
Nấm da (Dermatophytes) là nhóm nấm ưa keratin gây bệnh ở da, tóc và móng
thuộc họ Gymnoascaceae Bệnh do nhóm nấm này gây ra được gọi chung là bệnh
nấm da (dermatophytose) Một số thuật ngữ khác thỉnh thoảng cũng được sử dụng
để gọi bệnh nấm da như tinea, ringworm, bệnh nấm trichophyton (trichophitia) và
bệnh nấm chân (chân vận động viên

athlete’s foot) Có khoảng 40 loài nấm da đã

biết, thuộc 3 chi: Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton.
Nấm da có sự chuyên biệt về ký chủ và nơi ký sinh Sự cố định và phát triển
để gây bệnh của nấm da liên quan đến các điều kiện tại chỗ như sự tiết mồ hôi, sự
nhiễm bẩn, tổn thương lớp biểu bì, bệnh hăm kẽ, bôi ngoài các chế phẩm chứa
corticoid. Các yếu tố toàn thân tham gia vào tiến trình nhiễm bệnh như: bệnh suy
SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO

16


×