Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao chiết cây bọ mắm (pouzolzia zeylanica (l ) benn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
----------

BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN,
KHÁNG NẤM CỦA CAO CHIẾT
CÂY BỌ MẮM (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn)
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VI SINH – SINH HỌC PHÂN TỬ

GVHD:

Th.S DƢƠNG NHẬT LINH

SVTH:

TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

MSSV:

1153010963

Niên khóa:

2011 –2015

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô
khoa Công nghệ Sinh học, trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng
dạy và truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu.
Em xin gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô Dƣơng Nhật Linh đã
tận tình hƣớng dẫn, động viên, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.
Em xin cảm ơn chị Võ Ngọc Yến Nhi, chị Nguyễn Thị Mỹ Linh và những
ngƣời anh, ngƣời chị luôn ủng hộ, giúp đỡ em trong lúc làm đề tài.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn các bạn của tôi, các bạn sinh viên phòng thí
nghiệm công nghệ vi sinh, phòng thí nghiệm sinh học phân tử đã động viên giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng con xin cảm ơn Cha Mẹ, cảm ơn gia đình đã luôn bên con, tạo
mọi điều kiện tốt nhất để con hoàn thành việc học của mình.
Học kỳ thực tập kết thúc với những kỷ niệm đẹp và tôi đã học hỏi thêm đƣợc
nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ áp dụng những kiến thức đã học trong nghiên cứu.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả ngƣời thầy, ngƣời cô đáng kính khoa
công nghệ sinh học, Trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, xin chúc thầy cô
ngày càng gặt hái đƣợc nhiều thành công.
Tôi xin chúc các bạn của tôi sẽ hoàn thành tốt công việc học tập của mình tại
trƣờng và thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ YẾN TUYẾT


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


DANH MỤCCÁC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA

One– Way Analysis Of Variance

CFU

Colony Forming Unit – Đơn vị hình thành khuẩn lạc

Cs.

Cộng sự

DMSO

Dimethyl Sulfoxid

E. coli

Escherichia coli

MHA

Muller Hinton Agar

MIC

Minimum Inhibitory Concetration


M. gypseum

Microsporum gypseum

M. canis

Microsporum canis

NA

Nutrient Agar

NB

Nutrient Broth

P. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa

S. aureus

Staphylococcus aureus

SE

Standard Error

S. typhi


Salmonella typhi

T. rubrum

Trichophyton rubrum

T. mentagrophytes Trichophyton mentagrophytes

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

i


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cây bọ mắm (pouzolzia zeylanica (L.) Benn) ............................................ 6
Hình 3.1. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết từ mẫu lá cây bọ mắm ...................39
Hình 3.2. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết từ mẫu thân cây bọ mắm ...............42
Hình 3.3.Khả năng kháng nấm của cao chiết từ mẫu lá cây bọ mắm .......................45
Hình 3.4. Khả năng kháng nấm của cao chiết từ mẫu thân cây bọ mắm ..................48
Hình3.5. Kết quả MIC của mẫu cao chiết từ mẫu lá cây bọ mắm bằng dung môi
methanol kháng vi khuẩn gây bệnh...........................................................................52
Hình 3.6. Kết quả MIC của mẫu cao chiết từ mẫu thân cây bọ mắm bằng dung môi
ethanol kháng vi nấm gây bệnh.................................................................................52

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

ii



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nồng độ tối thiểu ức chế vi sinh của chất thử (MIC) .............................. 28
Bảng 3.1. Khối lƣợng cao chiết thu đƣợc từ mẫu thân và lá cây bọ mắm bằng các
loại dung môi.............................................................................................................33
Bảng 3.2. Kết quả số lƣợng nấm và vi khuẩn sống còn lại trong cao chiết từ mẫu
thân lá cây bọ mắm ...................................................................................................35
Bảng 3.3. Đƣờng kính vòng kháng khuẩn của cao chiết từ lá cây bọ mắm .............36
Bảng 3.4. Đƣờng kính vòng kháng khuẩn của cao chiết từ thân cây bọ mắm..........39
Bảng 3.5. Kết quả đƣờngkính kháng nấm của cao chiết từ lá cây bọ mắm ..............42
Bảng 3.6. Kết quả đƣờng kính kháng nấm của cao chiết từ thân cây bọ mắm .........45
Bảng 3.7. Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết từ lá cây bọ mắm
kháng các chủng vi sinh vật gây bệnh (mg/ mL) ......................................................49
Bảng 3.8. Kết quả nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết từ thân cây bọ mắm
kháng các chủng vi sinh vật gây bệnh (mg/ mL) ......................................................50

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

iii


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hƣởng của các loại dung môi đến khối lƣợng cao chiết thu đƣợc từ
thân, lá cây bọ mắm. .................................................................................................35
Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kháng khuẩn của các loại cao chiết từ mẫu lá cây bọ
mắm ...........................................................................................................................37

Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả kháng khuẩn của các loại cao chiết từ mẫu thân cây bọ
mắm ...........................................................................................................................40
Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả kháng nấm của các loại cao chiết từ mẫu lá cây bọ
mắm ...........................................................................................................................43
Biểu đồ 3.5. So sánh kết quả kháng nấm của các loại cao chiết từ mẫu thân cây bọ
mắm ...........................................................................................................................46

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình thí nghiệm ................................................................................21
Sơ đồ 2.2. Quy trình chuẩn bị và chiết xuất cao dƣợc liệu .......................................24

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

iv


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iv
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
PHẦN 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
1.1.TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU .....................................................................5
1.1.1.Vài nét về họ gai (Urticaceae) ...........................................................................5
1.1.2.Sơ lƣợc về cây bọ mắm (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn ) .................................5
1.1.3.Thành phần hoá học ...........................................................................................7

1.2.TỔNG QUAN VỀ VI NẤM GÂY BỆNH TRÊN NGƢỜI ..................................8
1.2.1.Desmatophytes ...................................................................................................8
1.3.TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN NGƢỜI ...........................10
1.3.1.Staphylococcus aureus .....................................................................................10
1.3.2.Escherichia coli ................................................................................................11
1.3.3.Salmonella typhi ...............................................................................................12
1.3.4.Pseudomonas aeruginosa ................................................................................13
1.4.KHÁI QUÁT VỀ PHƢƠNG PHÁP CHIẾT CAO DƢỢC LIỆU ......................13
1.4.1.Kỹ thuật chiết ngấm kiệt (Percolation) ............................................................14
1.4.2.Kỹ thuật chiết ngâm dầm (Maceration) ...........................................................15
1.4.3.Kỹ thuật chiết Sohxlet ......................................................................................15
1.4.4.Cô đặc và sấy khô ............................................................................................16
PHẦN 2:VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................19
2.1.VẬT LIỆU ..........................................................................................................20
2.1.1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................20
2.1.2.Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................20
2.1.3.Thiết bị, dụng cụ, hóa chất và môi trƣờng .......................................................20

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

v


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

2.2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................21
2.2.1.Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................21
2.2.2.Xác định dƣợc liệu thử nghiệm ........................................................................22
2.2.3.Xác đinh độ ẩm dƣợc liệu ................................................................................22
2.2.4.Khảo sát hệ dung môi đến hiệu suất thu hồi cao chiết từ thân, lá cây bọ

mắm………………. ..................................................................................................22
2.2.5.Thử giới hạn nhiễm khuẩn của cao chiết .........................................................25
2.2.6.Khảo sát khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của cao chiết từ thân, lá cây bọ
mắm……………………………………………………………………………….. 26
2.2.7.Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết với vi khuẩn, vi nấm
gây bệnh ....................................................................................................................28
PHẦN 3:KẾT QUẢ VÀ THẢOLUẬN ....................................................................32
3.1.KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY ...................................33
3.2.KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM DƢỢC LIỆU ..................................................33
3.3.KẾT QUẢ CHIẾT CAO DƢỢC LIỆU TỪ THÂN, LÁ CÂY BỌ MẮM .........33
3.3.1.Kết quả khảo sát hệ dung môi đến khối lƣợng cao chiết thu đƣợc từ thân, lá
cây bọ mắm…………………… ...............................................................................33
3.3.2.Kết quả thử giới hạn nhiễm khuẩn của cao chiết .............................................35
3.3.3.Kết quả kháng khuẩn của cao chiết từ mẫu thân, lá cây bọ mắm ....................36
3.3.4.Kết quả kháng nấm của cao chiết mẫu thân, lá cây bọ mắm ...........................42
3.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC) CỦA CAO
CHIẾT TỪ MẪU THÂN, LÁ CÂY BỌ MẮM........................................................48
PHẦN 4:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................53
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................54
4.2 . KIẾN NGHỊ ......................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................56
PHỤ LỤC ..................................................................................................................58

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

vi


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐẶT VẤN ĐỀ

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Việt Nam nằm trong vùng xích đạo nên khí hậu nóng ẩm quanh năm đây là
điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi nấmphát triển mạnh, các bệnh về da và
niêm mạc do nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ngày càng phổ biến và nghiêm
trọng (Nguyễn Thị Sinh, 1983; Al-Alawi và cs., 2005). Bên cạnh đó, hiện tƣợng đề
kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng trong nhiều loài vi sinh vật gây bệnh cho
ngƣời và gia súc do việc sử dụng thuốc để trị bệnh ngày càng gia tăng, phƣơng pháp
chữa trị hiện nay chủ yếu là dùng kháng sinh nên dẫn đến tình trạng kháng thuốc
của vi sinh vật (Trần Xuân Thuyết, 2011).Vi sinh vật đề kháng kháng sinh làm giới
hạn khả năng điều trị nhiễm trùng, một số trƣờng hợp dẫn đến tử vong do vi sinh
vật gây bệnh đề kháng với hầu hết các kháng sinh đang điều trị làm thu hẹp kháng
sinh hiện có, nên việc tìm ra nguồn kháng sinh mới thay thế đang là vấn đề bức thiết
hiện nay.
Một trong những hƣớng nghiên cứu tác nhân kháng nấm, kháng khuẩn mới
là tìm các hợp chất mới có nguồn gốc từ thực vật nhằm bổ sung và thay thế trong
điều trị, các loài thực vật này có trong tự nhiên, dễ kiếm lại ít có những tác dụng
phụ cho con ngƣời. Do đó, đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu hóa sinh
và y dƣợc học trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới (Võ Thị Mai Hƣơng, 2009).
Nguồn dƣợc liệu của nƣớc ta vô cùng phong phú, trong đó có nhiều cây
thuốc kháng sinh đƣợc y học dân tộc dùng làm thuốc từ lâu. Chúng thƣờng là những
cây cỏ rất quen thuộc, mọc hoang dại nhƣ: Hành, Tỏi, Hẹ, Kim ngân, Sâm đại hành,
lá Móng tay, Cây bọ mắm… đƣợc nhân dân ta dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu viêm-,

sát khuẩn, chữa các bệnh nhiễm khuẩn ngoài davà nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác.
Cây bọ mắm có tên khoa học Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. Thuộc họ Gai
(Urticaceae), mọc hoang dại ở những vùng đất trống hay trên các bãi cát ven biển
khắp nƣớc ta. Cây bọ mắm còn đƣợc tìm thấy ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc,
Campuchia, Lào, Malaysia, Philippines, Indonesia…cây bọ mắm là loại cây thảo,
sống lâu nhờ gốc rễ, cây bọ mắm thân nhiều, phân nhánh, bắt nguồn từ cổ của rễ,
nằm dƣới đất, nhẵn, dạng sợi, dễ gãy. Lá loài cây này hình trái xoan, gần nhƣ không
cuống, cụm hoa ở ngọn, quả nhẵn, hạt nhiều, màu hung, nhẵn. Theo đông y, cây bọ
mắm có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa viêm

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

2


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

họng, viêm thanh phế quản, tiêu viêm, thông tiểu, thông sữa… Đã có một số nghiên
cứu chứng minh trong cây bọ mắm có chứa một số chất có hoạt tính sinh học cao
isoflavone, alkaloids, polyphenol, tannin, flavonoids, glycosides,… Những chất này
có khả năng phòng ngừa, điều trị một số bệnh nhƣ: viêm đƣờng hô hấp, lao phổi,
viêm họng, ho và có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm (Fu và cs., 2012). Vì vậy,
nhằm phát huy và phát triển nguồn nguyên liệu sẵn có trong nƣớc, kết hợp giữa y
học cổ truyền và y học hiện đại, chúng tôi thực hiện đề tài:
“ Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao chiết cây bọ
mắm (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn).”
Mục tiêu:
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao chiết cây bọ mắm.
Nội dung nghiên cứu:
 Khảo sát hệ dung môi đến hiệu suất thu hồi cao chiết từ thân, lá cây bọ mắm.

 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao chiết từ thân, lá cây bọ
mắm.
 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cao chiết từ thân, lá cây bọ mắm với
vi khuẩn, vi nấm gây bệnh.

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

3


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẦN 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

4


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU
1.1.1. Vài nét về họ gai (Urticaceae)
Họ gai có khoảng 700 loài và 45 giống.Những cây thuốc gai thƣờng là
những bụi rậm hoặc cây nhỏ và phần lớn là thảo mộc phân bố trên khắp thế giới.
Những cây thuộc họ này thƣờng có những đặc điểm:
 Lá: đơn giản, mọc so le hoặc đối xứng.
 Hoa: đơn tính, mọc thành chum xim rất tỉ mỉ. Bao hoa chƣa phân hoá hoặc
không có. Hoa đực có một nhị hoa. Hoa cái có một nhuỵ đơn giản, bầu nhuỵ có

chứa noãn. Đầu nhuỵ hình thon hoặc hình cầu.
 Trái: dạng quả bế hoặc quả hạch, một số loài thì quả mọc thành chum.
 Thân: thƣờng có lông. (Đỗ Tất Lợi, 2004)

1.1.2. Sơ lƣợc về cây bọ mắm (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn )
 Tên khác: cây bọ mắm, cây rau tía, sát trùng thảo, bơ nƣớc tƣơng, đại kích
biển.( Đỗ Tất Lợi, 2004)
 Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L.)Benn. (Takhtajan, 2009)
Giới:

Plantae

Bộ:

Rosales

Họ:

Urticaceae( họ gai)

Chi:

Pouzolzia

Loài:

Pouzolzia zeylanica (L.) Benn

1.1.2.1. Mô tả thực vật
Cây bọ mắm là loài thảo mộc sống quanh năm, thân đứng thẳng hƣớng lên,

đơn giản và thƣờng có vài nhánh cây. Cây cao khoảng 12 – 50cm. Thân rễ thƣờng
có mấu, cành cây thƣờng ngắn có lông cứng. Lá thƣờng mọc đối xứng, thỉnh thoảng
so le và thƣờng mọc phía trên hoặc phía dƣới cuống lá, lá hình tam giác dài khoảng
2 – 6cm, cuống lá dài 0,2 – 1,8cm, những lá nhỏ có hình trái xoan thƣờng mọc trên
cuống lá, trên lá có gân nhƣng rải rác đôi khi còn có cả lông cứng. Cụm hoa thƣờng
có cả hoa đực và hoa cái. Bầu nhuỵ của hoa cái có dạng elip hoặc hình thoi, đƣờng
kính bầu nhuỵ từ 0,8 – 1mm. Quả có đƣờng kính 1,5 – 1,8mm, có lông măng và

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

5


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

không dễ thấy, trên quả có 9 đƣờng gân hoặc có 4 cạnh, trên đỉnh quả có 2 nhánh
nhƣ hai răng nhọn. Quả có màu trắng sáng hoặc màu vàng tối hoặc màu sáng nâu,
hình trứng.
Cây bọ mắm ra hoa từ tháng 7 – 8 và bắt đầu có quả từ tháng 8 – 10 (Đỗ Tất
Lợi, 2004; Viện dƣợc liệu, 2006).

Hình 1.1. Cây bọ mắm (Pouzolzia zeylanica (L.)Benn)
1.1.2.2. Phân bố sinh thái(Pouzolzia zeylanica (L.)Benn)
Cây bọ mắm là cây ƣa ẩm, hơi chịu bóng, thƣờng mọc lẫn các loại cây khác
trong vƣờn, ven đƣờng đi và vùng nƣơng rẫy. Cây phân bố rộng rãi khắp đồng
bằng, trung du và cả vùng núi, tập trung nhiều ở các quốc gia nhiệt đới nhƣ Việt
Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ…( Viện dƣợc liệu, 2006).
1.1.2.3. Dược tính
Ngƣời ta thƣờng dụng cả phần trên mặt đất lẫn phần dƣới mặt đất của cây bọ
mắm. Tất cả đều đƣợc sử dụng. Theo y học cổ truyền và các nghiên cứu hiện đại,

cây bọ mắm thƣờng đƣợc sử dụng trị:
– Cảm ho hoặc ho lâu ngày, viêm họng, bệnh về phổi.
– Lỵ, viêm ruột.
– Nhiễm trùng đƣờng tiết niệu, bí tiểu tiện.
– Đau răng.
– Nấm da cứng.
– Dùng ngoài trị đinh nhọt, sâu quảng, viêm mủ da, viêm vú, đụng giập.

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

6


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

– Ở Ấn Độ, cây dùng trị giang mai, bệnh lậu và nọc độc rắn.
– Ở Malaysia, dịch lá tƣơi và nƣớc sắc lá dùng uống nhƣ là lợi sữa khi có hiện
tƣợng ngƣng tiết sữa.
Một số bài thuốc trong Đông y:
– Chữa ho lao hay ho lâu ngày: dùng 40 g bọ mắm sắc uống hoặc nấu cao lỏng
pha với mật ong uống mỗi ngày vài lần, mỗi lần từ 15 mL đến 20 mL.
– Chữa viêm họng, đau răng: lấy lá cây nhai lấy nƣớc nuốt.
– Chữa tắt tia sữa, đái gắt, đái buốt: dùng 30 – 40 g cây sắc uống mỗi ngày.
– Ngày nay trong y học, cây bọ mắm còn đƣợc kết hợp với những vị thuốc
khác nhằm tạo ra những loại thuốc có công hiệu rõ rệt.
– Khả năng chống lại tế bào ung thƣ khi nấu bọ mắm (Pouzolzia indica) với
cây công chúa lá rộng (Cananga latifolia).
– Chống lại bệnh lao hiệu quả: khi sắc bọ mắm với cây long thảo dơi (Christia
vespertillionis).
– Cao bổ phổi do công ty cổ phần dƣợc vật tƣ y tế Thái Nguyên sản xuất,

thành phần gồm: bọ mắm, mạch môn, bách bộ, cam thảo, trần bì, thạch
xƣơng bồ.
– Ngoài ra, rễ cây bọ mắm: dùng giải độc, chống lại vi khuẩn, giải sốt, và giúp
thải ra mủ (chất độc) từ vết thƣơng nhiễm trùng.
– Sử dụng trong mỹ phẩm: Theo những kết quả nghiên cứu gần đây, dịch trích
từ cây bọ mắm bằng nƣớc hoặc bằng dung dịch acid cho thấy khả năng
chống lại những tác nhân gây hại cho da phụ nữ. Do đó, các dịch trích này
thƣờng đƣợc cho thêm vào các loại mỹ phẩm bảo vệ da.

1.1.3. Thành phần hoá học
Nghiên cứu cho thấy trong cây bọ mắm (Pouzolzia zeylanica (L.)Benn) có
14 hợp chất.(Fu và cs., 2012).
1. β-sitosterol

5. α-amyrin

2. Daucosterol

6. Eugenyl-beta-rutinoside

3. Oleanolic acid

7. 2α, 3α, 19α-trihydroxyurs-12-en-

4. Epicatechin
SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

28-oic
7



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

8. Scopolin

11. Quercetin

9. Scutellarein-7-O-alpha-L-

12. Quercetin-3-O-beta-D-glucoside

rhamnoside

13. Apigenin
14. 2α-hydroxyursolicacid.

10. Scopoletin

1.2. TỔNG QUAN VỀ VI NẤM GÂY BỆNH TRÊN NGƢỜI
1.2.1. Desmatophytes
Dermatophytes là nhóm nấm có quan hệ gần gũi với loại nấm có enzym
karatinase và có thể gây ra nhiễm trùng trong các mô keratin của ngƣời và động vật
(da, tóc, móng), dẫn đến một căn bệnh đƣợc gọi là dermatophytosis, thƣờng đƣợc
gọi là bệnh nấm ngoài da. Nhóm này bao gồm chi Epidermophyton, Trichophyton
và Microsporum, có khoảng 40 loài. Tùy thuộc vào nguồn gốc của keratin đƣợc sử
dụng, dematophytes có thể đƣợc chia vào nhóm ƣa đất (từ môi trƣờng lây qua ngƣời
qua vết trầy xƣớc ở da), nhóm ƣu động vật (sống ở súc vật lây qua ngƣời) và nhóm
ƣa con ngƣời (chỉ gây bệnh và lây trực tiếp ngƣời qua ngƣời). Đối với nhóm ƣa đất,
một số động vật và con ngƣời là môi trƣờng sống chính của chúng. Bệnh nấm da
thƣờng đƣợc mang tên theo vị trí các phần khác nhau của cơ thể mà ở đó nấm ký

sinh gây bệnh nhƣ nấm da đầu, nấm kẽ chân, nấm bẹn, nấm móng.... Nấm không
xâm nhập vào các mô, tổ chức nhƣng sự hiện diện của nấm cũng nhƣ các sản phẩm
chuyển hóa của nấm có thể gây ra những phản ứng viêm, dị ứng với các hình thái
và mức độ phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh (Molina, 2011).
1.2.1.1. Microsporum
Phân loại nhƣ sau:
Giới:

Nấm

Ngành:

Ascomycota

Lớp:

Eurotiomycetes

Bộ:

Onygenales

Họ:

Arthrodermataceae

Chi:

Microsporum(Molina, 2011).


SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

8


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Microsporum.spp có khoảng 20 loài, trong đó có khoảng 10 loài là gây bệnh
cho con ngƣời. Bào tử đính lớn nhiều hình thoi hoặc hai đầu tròn, có 1-15 vách
ngăn, có thể mọc đơn lẻ hay thành chùm, vách có thể là mỏng, trung bình hoặc dày,
bề mặt vách nhăn hay có gai mịn. Bào tử đính nhỏ không cuống hoặc có cuống và
thƣờng đƣợc bố trí dọc theo các sợi nấm hoặc thành cụm. Đại thể thể hiện sự khác
nhau giữa các loài có thể là có hình nhƣ bông, ánh đỏ, dạng bột và sinh sắc tố màu
vàng.
Vi nấm M. gypseum thƣờng sống trong đất, tốc độ phát triển nhanh. Cấu trúc
bề mặt phẳng nhuyễn nhƣ bột hay nổi hạt lăn tăn, nấm dễ bị biến hình và khi đó có
những sợi tơ nấm trắng nhô lên khỏi mặt khúm, mặt trên khúm nấm màu vàng mặt
dƣới màu nâu nhạt. M. gypseum thƣờng chỉ ký sinh và gây bệnh ở da, tóc. Vi thể,
đại bào tử đính nhiều, hình thoi, kích thƣớc 10 x 40 µm thành mỏng, có gai, có 3 - 6
vách ngăn. Tiểu bào tử đính hiếm.Bệnh do nấm M. gypseum gây ra: M. gypseum có
thể sinh chốc đầu và hắc lào ở ngƣời và thú. Bệnh nhiễm nấm do M. gypseum gây
phản ứng mô rất mạnh ở kí chủ. Thƣờng chỉ có một vết chốc hay hắc lào. Vi nấm
khi xâm nhập tóc sinh ra những đám bào tử, mỗi bào tử có đƣờng kính khoảng 5 - 8
µm, những bào tử này ở phần bao tóc. (Molina de Diego, 2011).
Nấm M. canis là nấm tồn tại trong đất, kí sinh trên thú lây nhiễm và gây
bệnh cho ngƣời khi tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh. M.canis thƣờng
gây ra các bệnh nấm da toàn thân (nhiễm nấm ở các phần mềm và trần của da đặc
trƣng bởi hình tròn, đỏ, nổi phân ranh giới, có vảy tổn thƣơng kèm theo ngứa), nấm
tóc. (Molina de Diego, 2011; Weitzman, 1995)
1.2.1.2. Trichophyton

Phân loại nhƣ sau:
Giới:

Nấm

Ngành:

Ascomycota

Lớp:

Eurotiomycetes

Bộ:

Onygenales

Họ:

Arthrodermataceae

Chi:

Trichophyton (Weitzman và Summerbell, 1995).

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

9



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trichophyton.spp là chi phổ biến nhất của 3 chi liên quan đến bệnh lý của
con ngƣời, với khoảng 30 loài, trong đó dƣới 10 loài gây bệnh nấm da ở ngƣời. Vi
thể, bào tử đính lớn hiếm, thƣờng đƣợc sắp xếp riêng lẻ, ít khi nhóm lại. Chúng có
vách mỏng, trơn, hình bút chì, hình thoi hoặc hình trụ và có 1-12 vách. Chúng đƣợc
tạo ra đơn lẻ hoặc thành các chùm, hình thùy, hình thoi, hình trụ. Kích thƣớc dao
động trong khoảng chiều dài 8 – 86 μm, chiều rộng 4 – 14 μm. Bào tử đính nhỏ,
thƣờng nhiều hơn bào tử đính lớn, chúng có thể là hình cầu, hình quả lê hoặc hình
chùm, không cuống, và đƣợc tạo ra đơn lẻ dọc theo 2 bên sợi nấm hoặc thành cụm
giống nhƣ chùm nho.
Các loài T. rubrum và T. mentagrophytes là nguyên nhân gây bệnh nấm
chân, nấm da toàn thân, nấm tóc, nấm móng.
T. rubrum có thể gây ra bệnh nấm móng biểu hiện tróc vẩy khô, mụn nƣớc
hay viêm. Bệnh gây ngứa ngáy và khó chịu.Các cá nhân nhiễm HIV/AIDS có xu
hƣớng bị nhiễm trùng cơ hội. Khi thể miễn dịch suy yếu bệnh do nấm T. rubrum
gây ra chiếm 35,7 %.Hầu hết các nhiễm trùng đƣợc gây ra bởi T. rubrum. Khi bị
nấm ở tay, các khu vực lòng bàn tay và phía trong ngón tay là nơi thƣờng bị ảnh
hƣởng nhất, dấu hiệu thƣờng thấy nhất là sự phân bố dày sừng lan tỏa ở lòng bàn
tay sau đó ra mu tay, rìa ngón tay.
T. mentagrophytes trong các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng hình thành
khuẩn lạc có hình nhƣ bông, dạng hạt màu trắng kem có mặt mịn, khuẩn lạc lan
nhanh chóng, ở mặt sau có màu vàng khi nuôi cấy lâu sẽ chuyển sang màu nâu. Bào
tử đính lớn thƣờng không xuất hiện. Có nhiều bào tử đính nhỏ hình giọt nƣớc hoặc
thuôn dài, bố trí dọc theo các sợi nấm hình thành các cấu trúc đƣợc gọi là
"acladium". Cũng thƣờng bắt gặp các sợi nấm có hình xoắn ốc. (Molina de Diego,
2011; Weitzman, 1995)

1.3. TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN NGƢỜI
1.3.1. Staphylococcus aureus

Phân loại nhƣ sau:
Giới: Prokaryote
Lớp:

Firmibacteria

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

10


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ:

Micrococceae

Chi:

Staphylococcus

Loài:

Staphylococcus aureus

S. aureus là vi khuẩn Gram dƣơng, hình cầu đƣờng kính 0,5 – 1,5 µm, có thể
đứng riêng lẻ, từng đôi, từng chuỗi ngắn, hoặc từng chùm không đều giống nhƣ
chùm nho. Đây là loại vi khuẩn không di động và không sinh bào tử, thƣờng cƣ trú
trên da và màng nhầy của ngƣời và động vật máu nóng.Trên môi trƣờng BP (Baird
Parker), khuẩn lạc có vòng sáng rộng 2 – 5 mm.

S.aureus gây ra hai loại hội chứng nhiễm độc và nhiễm trùng:
 Nhiễm độc có thể do hoạt tính của một hoặc một vài sản phẩm của S.aureus
(độc tố) mà không cần có sự hiện diện của vi khuẩn. Nhƣ hội chứng sốc
nhiễm độc, hội chứng phỏng ngoài da, hội chứng ngộ độc thức ăn.
 Nhiễm trùng là do S. aureus xâm nhập vào cơ quan bảo vệ của vật chủ khi bị
tổn thƣơng hay giảm chức năng. Nhƣ nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm
trùng hệ hô hấp, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ƣơng, nhiễm trùng huyết,
nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng nội mạch, nhiễm trùng xƣơng…
S. aureus gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, tạo mủ và gây độc ở ngƣời.
Thƣờng xảy ra ở những chỗ xây sát trên bề mặt da nhƣ nhọt, gây ra nhiều bệnh
truyền nhiễm nghiêm trọng nhƣ viêm phổi, viêm tĩnh mạch, viêm màng não, nhiễm
trùng tiểu và những bệnh nguy hiểm khác nhƣ viêm xƣơng tủy, viêm màng trong
tim.(Nguyễn Thanh Bảo, 2008)

1.3.2. Escherichia coli
Phân loại
Giới:

Vi khuẩn

Bộ:

Enterobacteriales

Họ:

Enterobacteriaceae

Chi:


Escherichia

Loài:

Escherichia coli

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

11


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

E. coli là trực khuẩn Gram âm. Kích thƣớc trung bình từ 2 – 3 µm x 0,5 µm,
trong những điều kiện không thích hợp vi khuẩn có thể rất dài nhƣ sợi chỉ. Rất ít
chủng E.coli có vỏ, nhƣng hầu hết có lông và có khả năng di động.
Khả năng gây bệnh của E. coli
E.coli là vi khuẩn thƣờng trú ở đƣờng tiêu hóa của ngƣời, có thể đƣợc tìm
thấy ở đƣờng hô hấp trên hay đƣờng sinh dục. E. coli đứng đầu trong các vi khuẩn
gây bệnh tiêu chảy, viêm đƣờng tiết niệu, viêm đƣờng mật, căn nguyên gây nhiễm
khuẩn huyết. E.coli có khả năng gây bệnh khi xâm nhập vào những vị trí trong cơ
thể mà bình thƣờng chúng không hiện diện.
E.coli hội sinh có trong phân ngƣời khỏe mạnh chỉ gây bệnh khi có dị vật
hay hệ thống miễn dịch của ký chủ bị suy yếu.
E.coli gây bệnh đƣờng ruột. Tác nhân gây bệnh qua đƣờng tiêu hóa bất cứ
khi nào ký chủ nuốt vào đủ số lƣợng vi khuẩn. Truyền bệnh chủ yếu qua thức ăn
hay nƣớc uống bị nhiễm vi khuẩn hay truyền từ ngƣời này qua ngƣời khác.(Nguyễn
Thanh Bảo, 2008; Lê Văn Phủng, 2012)

1.3.3. Salmonella typhi

Phân loại
Giới:

Vi khuẩn

Lớp:

Gamma Proteobacteria

Bộ:

Enterobacteriales

Họ:

Enterobacteriaceae

Chi:

Salmonella

Loài:

Salmonella typhi

S. typhi là trực khuẩn Gram âm, có lông xung quanh thân. Vì vậy có khả
năng di động, không sinh nha bào. Kích thƣớc khoảng 0,4 – 0,6 x 2 – 3 μm. S.typhi
là vi khuẩn hiếu khí tùy nghi, phát triển đƣợc trên các môi trƣờng nuôi cấy thông
thƣờng. Trong môi trƣờng thích hợp sau 24 giờ khuẩn lạc có kích thƣớc trung bình
2 – 4 mm.

Khả năng gây bệnh của S. typhi:
Salmonella typhi chỉ gây bệnh cho ngƣời, chủ yếu gây bệnh thƣơng hàn.
SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

12


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Bệnh thƣơng hàn có thể gây biến chứng chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa và
thủng ruột. Một số biến chứng ít gặp hơn nhƣ viêm màng não, viêm tủy xƣơng,
viêm khớp, viêm thận. (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Lê Văn Phủng, 2012)

1.3.4. Pseudomonas aeruginosa
Phân loại
Giới:

Vi khuẩn

Lớp:

Gamma Proteobacteria

Bộ:

Pseudomonadales

Họ:

Pseudomonadaceae


Chi:

Pseudomonas

Loài:

Pseudomonas aeruginosa

P. aeruginosa là trực khuẩn mủ xanh, thẳng hoặc hơi cong nhƣng không
xoắn, hai đầu tròn, dài 1 –5 µm, rộng 0,5 – 1 µm, ít khi có vỏ có một ít lông ở
một đầu, di động, không sinh nha bào, bắt màu gram âm. Chúng mọc ở biên độ
nhiệt rộng (10 – 44 oC), nhƣng tối ƣu ở 35 oC. Trong môi trƣờng đặc, có thể gặp hai
loại khuẩn lạc: một loại to, nhẵn, bờ trải dẹt, giữa lồi lên, một loại khác thì xù xì.
Khả năng gây bệnh của P. aeruginosa:
Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện nhƣ: khi cơ thể
bị suy giảm miễn dịch, bị bệnh ác tính hay mãn tính, khi dùng corticoid lâu dài, việc
sử dụng kháng sinh tùy tiện… Chúng gây nhiễm trùng da, mắt nhƣ viêm nang lông,
viêm da chảy nƣớc ở các vùng kẽ hoặc viêm tai ngoài, viêm loét giác mạc,.... Ngoài
ra P. aeruginosa là căn nguyên gây nhiễm trùng vết bỏng, vết thƣơng, xƣơng khớp,
huyết, dịch não tủy, tiết niệu và hô hấp.
Trực khuẩn gây viêm mủ (mủ có màu xanh). Khi có điều kiện thuận lợi
chúng gây bệnh toàn thân nhƣ nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm phế quản, viêm màng
não, viêm tai giữa, viêm xƣơng tủy. (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Lê Văn Phủng,
2012)

1.4. KHÁI QUÁT VỀ PHƢƠNG PHÁP CHIẾT CAO DƢỢC
LIỆU

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT


13


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Theo Dƣợc điển Việt Nam IV năm 2009, cao dƣợc liệu là chế phẩm đƣợc
chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu đƣợc từ cao
dƣợc liệu thực vật hay động vật với dung môi thực vật. Các dƣợc liệu khi chiết xuất
đƣợc xử lý sơ bộ (sấy khô và nghiền nhỏ đến kích thƣớc thích hợp).
Cao dƣợc liệu đƣợc chia thành ba loại:
Cao lỏng: là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trƣng của dƣợc liệu sử dụng
trong đó có cồn và nƣớc đóng vai trò dung môi chính. Nếu không có chỉ dẫn khác,
quy ƣớc 1 mL cao lỏng tƣơng ứng với 1 g dƣợc liệu dùng để điều chế.
Cao đặc: là khối đặc quánh. Hàm lƣợng dung môi còn lại trong cao không
quá 20%.
Cao khô: là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhƣng rất dễ hút ẩm. Cao khô
không đƣợc có độ ẩm lớn hơn 5%.
Có nhiều phƣơng pháp để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây thuốc. Các
kỹ thuật đều xoay quanh hai phƣơng pháp chính là chiết lỏng –lỏng và chiết rắn –
lỏng. Trong thực nghiệm việc chiết rắn – lỏng đƣợc áp dụng nhiều hơn, chiết rắn –
lỏng gồm: ngấm kiệt (percolation), ngâm dầm (maceration), chiết với máy
Soxhlet...chiết bằng cách nấu nguyên liệu cây với nƣớc còn đƣợc gọi là nƣớc sắc.
Ngoài ra, còn có chiết với phƣơng pháp lôi cuốn bằng hơi nƣớc, phƣơng pháp sử
dụng chất lỏng siêu tới hạn (supercritical fluid method), ….(Từ Minh Koóng,
2007).

1.4.1. Kỹ thuật chiết ngấm kiệt (Percolation)
Dụng cụ: bình ngấm kiệt bằng thủy tinh, hình trụ đứng, dƣới đáy bình là một
van khóa để điều chỉnh vận tốc của dung dịch chảy ra, một bình chứa đặt bên dƣới

để hứng dung dịch chiết. Phía trên cao của bình ngấm kiệt là bình lóng để chứa
dung môi tinh khiết.
Tiến hành: bột cây đƣợc xay thô, lọt đƣợc qua lỗ rây 3 mm, mẫu không đƣợc
xay quá mịn hay có tính nhầy nhụa hoặc có thể trƣơng nở… sẽ cản trở dòng chảy.
Đáy của bình ngấm kiệt đƣợc lót bằng bông thủy tinh và một tờ giấy lọc. Bột cây
đƣợc đặt vào bình, lên trên lớp bông thủy tinh, lên gần đầy bình.Đậy bề mặt lớp bột
bằng một tờ giấy lọc và chặn lên trên bằng những viên bi thủy tinh để cho dung môi
SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

14


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

không làm xáo trộn bề mặt lớp bột. Từ từ rót dung môi cần chiết vào bình cho đến
khi dung môi phủ xấp xấp phía trên lớp mặt.
Để yên sau một thời gian, thƣờng là 12 –24 giờ. Mở van bình ngấm kiệt cho
dung dịch chiết chảy ra từng giọt nhanh và đồng thời mở khóa bình lóng để dung
môi tinh khiết chảy xuống bình ngấm kiệt. Điều chỉnh sao cho vận tốc dung môi
tinh khiết chảy vào bình ngấm kiệt bằng với vận tốc dung dịch chiết chảy ra khỏi
bình này.
Ƣu điểm: dƣợc liệu đƣợc chiết kiệt, giữ đƣợc hoạt tính.
Nhƣợc điểm: năng suất thấp, thủ công, phức tạp, tốn dung môi (Từ Minh
Koóng, 2007).

1.4.2. Kỹ thuật chiết ngâm dầm (Maceration)
Bột cây đƣợc chứa trong một bình thủy tinh hay bình thép không rỉ có nắp
đậy. Rót dung môi trong bình cho đến xấp xấp bề mặt của bột dƣợc liệu. Giữ yên ở
nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày, để cho dung môi thấm vào cấu trúc
tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất tự nhiên.

Sau đó dung dịch chiết đƣợc lọc ngang qua một tờ giấy lọc, thu hồi dung môi
sẽ có đƣợc cao chiết. Tiếp tục rót dung môi mới vào bình chứa bột cây và tiếp tục
chiết thêm một vài lần nữa cho đến khi chiết kiệt mẫu cây. Có thể gia tăng hiệu quả
sự chiết bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn, xốc đều lớp bột cây hoặc có thể gắn bình
vào máy lắc để lắc nhẹ (chú ý nắp bình bị bung ra làm dung dịch chiết bị trào ra
ngoài).
Mỗi lần ngâm dung môi chỉ cần 24 giờ là đủ, vì với một lƣợng dung môi cố
định trong bình, mẫu chất chỉ hòa tan dung môi đến đạt mức bão hòa, không thể hòa
tan thêm đƣợc nhiều hơn, có ngâm lâu hơn chỉ mất thời gian. Quy tắc chiết là chiết
nhiều lần, mỗi lần một ít lƣợng dung môi.
Ƣu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền. Phƣơng pháp làm
ở nhiệt độ phòng nên giữ hoạt tính của các hoạt chất chiết đƣợc.
Nhƣợc điểm: năng suất thấp, thao tác thủ công, chiết nhiều lần tốn dung môi
và thời gian chiết. (Từ Minh Koóng, 2007).

1.4.3. Kỹ thuật chiết Sohxlet
SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

15


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Bột cây xay thô đƣợc đặt trực tiếp trong túi vải trắng hay giấy lọc dày rồi cho
vào trụ chiết (đặt vài viên bi thủy tinh dƣới đáy để tránh làm nghẹt ống thông nhau),
không đƣợc để lƣợng bột cây cao hơn mức thông nhau của trụ chiết.
Rót dung môi vào bình cầu cho thấm ƣớt bột cây rồi mới chạy xuống bình
cầu (không đƣợc để lƣợng thể tích trong bình cầu nhiều hơn hai phần ba thể tích
bình cầu).
Kiểm tra hệ thống kín. Mở cho nƣớc chảy hoàn lƣu trong ống ngƣng hơi.

Cắm bếp điện và điều chỉnh nhiệt độ sao cho dung môi trong bình cầu sôi nhẹ đều.
Tiếp tục đến khi chiết kiệt chất trong bột cây. Kiểm tra sự chiết kiệt bằng cách tắt
máy để nguội và mở hệ thống chỗ nút mài, rút lấy một giọt dung môi và thử lên mặt
kiếng, nếu thấy không có vết gì trên kiếng là đã chiết kiệt. Sau khi hoàn tất lấy dung
môi ra khỏi bình cầu A, đuổi dung môi thu đƣợc cao chiết.
Ƣu điểm: Tiết kiệm dung môi, không tốn thao tác lọc và châm dung môi,
chiết kiệt hợp chất trong bột cây.
Nhƣợc điểm: Hạn chế lƣợng bột cây cần chiết do kích thƣớc máy nhỏ, các
hợp chất kém bền nhiệt có chứa trong bột cây dễ bị phân hủy. Giá thành máy khá
cao, máy làm bằng thủy tinh nên dễ vỡ, nhất là các nút mài đƣợc gia công bằng thủ
công nên khi bị vỡ rất khó tìm đƣợc bộ phận khác để thay thế.(Từ Minh Koóng,
2007).

1.4.4. Cô đặc và sấy khô
Để điều chế cao dƣợc liệu, thƣờng phải tiến hành bốc hơi dung môi.
Có thể dùng nhiều thiết bị cô, sấy khác nhau, nhƣng tốt nhất là tiến hành ở áp
suất giảm và ở nhiệt độ cao cho sự phân hủy hoạt chất là tối thiểu (thƣờng không
quá 60 oC). Tránh cô hoặc sấy kéo dài ở nhiệt độ cao. (Từ Minh Koóng, 2007)
Cao dƣợc liệu phải đạt các chỉ tiêu chất lƣợng cao thuốc đƣợc quy định trong
Dƣợc điển Việt Nam IV năm 2009:
 Cảm quan: cao thuốc phải có thể chất, màu sắc, độ đồng nhất theo quy định;
có mùi, vị của dƣợc liệu tƣơng ứng,...
 Độ tan: cao lỏng phải tan hoàn toàn trong dung môi đã dùng để điều chế cao.

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

16


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


 Mất khối lƣợng do làm khô: thông thƣờng cao đặc không quá 20%, cao khô
không quá 5%.
 Các chỉ tiêu khác: độ nhiễm khuẩn, giới hạn thuốc bảo vệ thực vật, kim loại
nặng, chất bảo quản, định tính, định lƣợng.
 Các chế phẩm có chứa các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, động vật
không thể xử lý theo quy trình làm giảm lƣợng vi khuẩn: tổng số vi khuẩn
hiếu khí sống lại đƣợc không quá 5 x 104 CFU/g (CFU/mL), nấm và mốc
không quá 500 trong 1g (mL), không đƣợc có Salmonella trong 10g (mL),
mẫu không có Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus
aureus trong 1 g (mL), tổng số enterobacteria không quá 500 trong 1 g (mL).

SVTH: TRẦN THỊ YẾN TUYẾT

17


×