Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Những nhân tố tác động đến ý định của sinh viên tốt nghiệp đại học về quê tây ninh làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.74 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------------------

PHẠM THỊ PHƯƠNG DUNG

Đề tài: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
Ý ĐỊNH CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
VỀ QUÊ TÂY NINH LÀM VIỆC

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Hoàng Thị Phương Thảo

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong nhiều năm qua, lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đã ban hành nhiều chính sách
cơ bản về tuyển dụng, tuyển chọn, đào tạo đãi ngộ nhằm thu hút những người có
trình độ cao, trong đó có sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại xuất sắc, cán
bộ khoa học trẻ về các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công ty ở địa phương. Tuy
nhiên chính sách thu hút nhân lực có chất lượng cao thời gian qua nhìn chung
chưa đủ sức thu hút mạnh mẽ sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại xuất sắc
trở về địa phương công tác. Trong khi đó các sinh viên tốt nghiệp đại học loại
trung bình khá, trung bình lại mong muốn có ý định về quê làm việc thì lại chưa
có chính sách chế độ đãi ngộ cho các đối tượng này. Do đó, đề tài nghiên cứu


“Những nhân tố tác động đến ý định của sinh viên tốt nghiệp đại học về quê Tây
Ninh làm việc” được thực hiện.
Nghiên cứu được trình bày về những nhân tố tác động đến ý định của sinh
viên tốt nghiệp đại học về quê Tây Ninh làm việc. Qua kết quả điều tra trong 300
mẫu thu thập được thông qua bảng câu hỏi định lượng và các thông tin có liên
quan đến 12 biến số ảnh hưởng đến ý định của sinh viên tốt nghiệp đại học về quê
Tây Ninh làm việc. Để xác định mối liên hệ giữa các nhân tố tác giả sử dụng hàm
hồi quy Binary Logistic phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viên
tốt nghiệp đại học về quê Tây Ninh làm việc.
Kết quả nghiên cứu đã tìm được 7 biến độc lập có ảnh hưởng ý định của sinh
viên tốt nghiệp đại học về quê Tây Ninh làm việc: (1) Cơ hội thăng tiến (2) Chính
sách ưu đãi ở địa phương, (3) Chi phí sinh hoạt rẻ, (4) Tình cảm gia đình, (5) Xếp
hạng học vấn (năng lực cá nhân), (6) Hệ thống giáo dục tốt, (7) Thu nhập mong
muốn.Mô hình đã giải thích 87.3% ý định của sinh viên về quê Tây Ninh làm việc,
còn lại 13.7% là do các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình. Từ kết quả nghiên cứu,
đề tài gợi ý một số chính sách tập trung vào các yếu tố nhằm giải quyết các vấn đề
được đặt ra. Qua đó, giúp lãnh đạo địa phương trong việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho tỉnh nhà.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1

1.1 Lý do nghiên cứu................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 4
1.6 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................ 4
1.7 Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 7
2.1 Các khái niệm về nguồn nhân lực ......................................................................... 7
2.1.1 Nguồn nhân lực ........................................................................................ 7
2.1.2 Nguồn nhân lực chất lượng cao ............................................................... 7
2.1.3 Quan niệm về vốn nhân lực ..................................................................... 8
2.1.4 Sự cần thiết phải thu hút nhân lực lao động............................................. 8
2.2 Ý định hành vi ....................................................................................................... 9
2.2.1 Khái niệm ý định ...................................................................................... 9
2.2.2 Thuyết hành vi dự định .......................................................................... 10
2.3 Di cư .................................................................................................................... 10
2.3.1 Khái niệm di cư ...................................................................................... 11
2.3.2 Di cư trở lại ............................................................................................ 11
2.3.3 Di cư tạm thời ........................................................................................ 12
2.4 Một số lý thuyết về di cư..................................................................................... 12
2.4.1 Lý thuyết của Ravenstein (1885) ........................................................... 12

iv


2.4.2 Lý thuyết của Lee (1966) ....................................................................... 14
2.4.3 Lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội ...................................................... 16
2.5 Sơ lược các nghiên cứu trước.............................................................................. 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 24

3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 24
3.2 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 25
3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................ 32
3.4 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 37
3.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................ 37
3.4.2 Phương pháp phân tích thống kê mô tả dữ liệu ..................................... 38
3.5 Kiểm định mô hình.............................................................................................. 38
3.5.1 Kiểm định độ phù hợp tổng quát ........................................................... 38
3.5.2 Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy .............................................. 38
3.5.3 Độ phù hợp của mô hình ........................................................................ 38
3.5.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 40
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................... 40
4.1.1 Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................ 40
4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................... 41
4.2 Thống kê mô tả các biến ..................................................................................... 46
4.2.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc.............................................................. 46
4.2.2 Thống kê mô tả các biến độc lập ........................................................... 46
4.3 Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................... 47
4.3.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình tổng quát....................................... 47
4.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ....................................................... 48
4.3.3 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình............................................. 48
4.3.4 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy ... 49
4.3.5 Kết quả hồi quy Binary Logistic ............................................................ 50
4.3.6 Xác suất ý định của sinh viên về quê Tây Ninh làm việc ...................... 54

v


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 57

5.1 Kết luận và đóng góp của đề tài .......................................................................... 57
5.2 Đề xuất giải pháp ................................................................................................ 58
5.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 64
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65
PHỤ LỤC A ............................................................................................................. 70
PHỤ LỤC B ............................................................................................................. 75
PHỤ LỤC C ............................................................................................................. 78

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp các biến đã được sử dụng trong nghiên cứu trước .......... 21
Bảng 3.1: Thống kê các biến đã được sử dụng ............................................... 31
Bảng 4.1: Thông tin của sinh viên tốt nghiệp đại học được phỏng vấn ......... 40
Bảng 4.2: Thu nhập mong muốn của sinh viên tốt nghiệp đại học................. 41
Bảng 4.3: Ý định về quê Tây Ninh làm việc................................................... 46
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến độc lập .................................................... 47
Bảng 4.5: Sự phù hợp của mô hình ................................................................. 47
Bảng 4.6: Mức độ giải thích của mô hình ....................................................... 48
Bảng 4.7: Mức độ giải thích của mô hình ....................................................... 48
Bảng 4.8 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ................................................. 49
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy Binary Logistic .................................................... 50

vii


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Mô hình về di cư của Lee (1996) ..............................................................15
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................33
Hình 4.1: Tác động của thu nhập mong muốn đến ý định về quê ............................42
Hình 4.2: Thông tin chọn địa phương làm việc ........................................................43
Hình 4.3: Thời gian xin việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học .....................44
Hình 4.4: Loại hình công ty mà sinh viên tốt nghiệp đại học chọn làm việc ...........44
Hình 4.5: Ý định chọn loại hình làm việc tại địa phương .........................................45
Hình 4.6: Mức độ quan trọng của các yếu tố ............................................................56

viii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do nghiên cứu
Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng đặc biệt chú trọng vào vốn nhân lực. Vốn nhân lực được xem như là động cơ thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế và là sự gắn kết của toàn xã hội. OECD (2002) khi
thảo luận về những yêu cầu cho tăng trưởng kinh tế, bộ trưởng của các nước hợp tác và
phát triển Châu Âu đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đầu tư vào vốn nhân
lực.
Sự đóng góp của giáo dục đại học vào tăng trưởng kinh tế từ lâu đã được thảo
luận từ nhiều quan điểm:
Raymond Torres (2003) cho rằng có nhiều bằng chứng cho thấy giáo dục và
đào tạo là hai nhân tố chính của vốn nhân lực, có liên quan chặt chẽ đến việc cải
thiện kinh tế. Vai trò của giáo dục ở đại học ngày càng trở nên quan trọng hơn đối
với nền kinh tế định hướng.
Faggian và McCann (2006) cho rằng các khu vực phát triển nhanh chóng là
do có nhiều người trình độ cao tham gia vào lao động sản xuất, trong khi các khu

vực chậm phát triển thì ngược lại. Trong quá trình này, các trường đại học có một
vai trò quan trọng trong việc đưa vốn con người vào khu vực.
Abel và Deitz (2009) các trường cao đẳng và đại học giúp nâng cao trình độ
nguồn nhân lực tăng cả cung và cầu về lao động có tay nghề cao.
Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang từng
bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế chủ yếu vào trí tuệ con
người để phát triển. Trong nền kinh tế mới này, nguồn lực quý nhất chính là tài sản
trí tuệ, là tri thức của con người, nhận thức được tầm quan trọng của tri thức, do đó
các địa phương không ngừng thu hút dòng chảy của sinh viên về tỉnh nhà công hiến
phục vụ.

1


Tỉnh Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 4.035,45 km2, dân số trung bình là
1.058.562 người (2008), mật độ dân số bình quân là 262,31 người/km2, tập trung
chủ yếu ở thành phố Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như các huyện Hòa
Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.
Tọa độ địa lý của tỉnh từ 10057’08” đến 11046’36” vĩ độ Bắc và từ
105048’43” đến 106022’48” kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp Vương quốc
Campuchia, phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp với
thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi cao
nguyên trung bộ xuống đồng bằng Sông Cửu Long (Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, 2009).
Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài 240 km có 2 cửa khẩu quốc tế (Mộc
Bài, Xa Mát), 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ. Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cách
thành phố Hồ Chí Minh 70 km và thủ đô Phnôm Pênh - Campuchia 170 km, đang
trở thành giao điểm của trục hành lang kinh tế quốc tế kết nối vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam với các nước Asean đang mở ra những triển vọng lớn, tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực.

Toàn tỉnh có 8 huyện và 1 thành phố, 95 xã, phường. Thành phố Tây Ninh là
trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 99km
về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22.
Theo báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, tính đến ngày 30/8/2014, trình độ chuyên
môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh chỉ có 7 tiến sĩ, 1.148 thạc
sĩ, 10.290 đại học, 12.022 cao đẳng và trung cấp. Đây là một bất cập lớn cho yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao của tỉnh. Trong khi đó theo báo cáo của
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh (2014) về tình hình thực hiện chương trình
phát triển nguồn nhân lực mỗi năm số lượng sinh viên có hộ khẩu Tây Ninh trúng
tuyển đại học, cao đẳng tại các thành phố lớn là: năm 2011 là 3.545/15.417 đạt
22.99% học sinh (trong đó trúng tuyển Đại học: 1.621 học sinh; Cao đẳng 1.924 học
sinh); năm 2012 là 3.726/14.501 học sinh đạt 25.69% (trong đó trúng tuyển Đại

2


học: 1.624 học sinh; Cao Đẳng: 2.102 học sinh); năm 2013 là 4.059/17.551 đạt
23.12% (trong đó trúng tuyển Đại học: 2.172; Cao đẳng: 1.877 học sinh); chín
tháng đầu năm 2014 là 4.100/13.489 đạt 30.39% (trong đó trúng tuyển Đại học:
2.200 học sinh; Cao đẳng: 1.900 học sinh).
Để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh thì nguồn nhân lực,
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết.
Dòng chảy của sinh viên tốt nghiệp đại học có ý nghĩa quan trọng trong việc
chuyển giao kiến thức giữa các khu vực, việc phân tích ý định về quê Tây Ninh làm
việc của sinh viên tốt nghiệp đại học có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Trong nhiều năm qua, lãnh
đạo tỉnh Tây Ninh đã ban hành nhiều chính sách cơ bản về tuyển dụng, tuyển
chọn, đào tạo đãi ngộ nhằm thu hút những người có trình độ cao, trong đó có sinh
viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ về các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, công ty ở địa phương. Tuy nhiên chính sách thu hút nhân

lực có chất lượng cao thời gian qua nhìn chung chưa đủ sức thu hút mạnh mẽ sinh
viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại xuất sắc trở về địa phương công tác. Trong
khi đó các sinh viên tốt nghiệp đại học loại trung bình khá, trung bình lại mong
muốn có ý định về quê làm việc thì lại chưa có chính sách chế độ đãi ngộ cho các
đối tượng này. Do đó “Những nhân tố tác động đến ý định của sinh viên tốt
nghiệp đại học về quê Tây Ninh làm việc” được chọn để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các nhân tố tác động đến ý định của sinh viên tốt nghiệp đại học về
quê Tây Ninh làm việc.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến ý định của sinh viên tốt
nghiệp đại học về quê Tây Ninh làm việc.
- Đề xuất giải pháp cho việc xây dựng các chính sách phù hợp và khả thi thu
hút nguồn nhân lực của tỉnh Tây Ninh.

3


1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để phân tích, làm rõ những vấn đề trên, đề tài tập trung trả lời hai câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Những nhân tố nào tác động đến ý định của sinh viên tốt nghiệp đại học về
quê Tây Ninh làm việc?
- Làm thế nào để khuyến khích sinh viên tốt nghiệp đại học trở về quê Tây
Ninh làm việc?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát là các sinh viên tốt nghiệp đại học có hộ khẩu ở Tây Ninh
đang có ý định trở về Tây Ninh làm việc.
- Phạm vi nghiên cứu: khảo sát được thực hiện tại các trường Đại học trên địa
bàn Thành Phố Hồ Chí Minh như: Đại học Mở Tp.HCM, Đại học Kinh Tế
Tp.HCM, Đại học Ngân Hàng, Đại học Nông Lâm, Học Viện Hành chính Quốc

Gia, Đại học Công nghiệp, Đại học Luật, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách
khoa, Đại học Y dược.
- Thời gian khảo sát: 15/6/2014 đến ngày 20/01/2015.
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những nhân tố tác động đến ý định của
sinh viên tốt nghiệp đại học có hộ khẩu ở Tây Ninh về quê làm việc, từ đó có những
chính sách phù hợp tác động đến ý định của sinh viên tốt nghiệp đại học, thôi thúc
các em quay trở về, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần cho sự
phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh.
1.6 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu dùng trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, gồm các
báo cáo số: 286/BC-BCĐ ngày 19/11/2014 về tình hình thực hiện chương trình phát

4


triển nguồn nhân lực 9 tháng năm 2014; 15/BC-UBND ngày 10/7/2014 về tổ chức
bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công
lập và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; 31/BC-BCĐ ngày
13/02/2015 tình hình phát triển nguồn nhân lực năm 2014; Quyết định số 2455/QĐUBND ngày 28/10/2014 ban hành “Đề án giải quyết lao động cho các khu công
nghiệp, khu kinh tế giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020. Báo cáo của
Sở Nội vụ số: 82/BC-SNV ngày 29/10/2014 về tình hình thực hiện chương trình
phát triển nguồn nhân lực 9 tháng đầu năm và phương hướng 3 tháng cuối năm
2014. Tất các các báo trên dùng để thu thập số liệu về thực trạng nguồn nhân lực, số
lượng học sinh thi đậu đại học, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học được thu hút
về tỉnh công tác phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ các đối tượng
là sinh viên tốt nghiệp đại học để thu thập thông tin về độ tuổi, giới tính, xếp hạng
học vấn, thời gian xin việc, thông tin chọn địa phương, loại hình công ty chọn làm

việc, xếp loại tốt nghiệp đại học, cơ hội việc làm.
Kết hợp từ hai nguồn dữ liệu thu thập sẽ phân tích để tìm những nhân tố tác
động đến ý định về quê làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học.
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 5 chương, gồm:
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu: Trình bày lý do hình thành nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, dữ liệu
nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và vấn
đề về di cư, mạng xã hội, sơ lược các kết quả để làm nền tảng xây dựng mô hình
nghiên cứu.

5


Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình
đề xuất, thiết kết thang đo, phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân tích.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Trình bày thống kê mô tả mẫu nghiên cứu,
thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc, kết quả hồi quy và thảo luận kết
quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Trình bày kết luận và đóng góp của đề tài,
đề xuất các giải pháp.

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2 trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và vấn đề về di cư, mạng xã

hội, sơ lược các kết quả để làm nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kết
thang đo.
2.1 Các khái niệm về nguồn nhân lực
2.1.1 Nguồn nhân lực
Có rất nhiều định nghĩa về khái niệm về nguồn nhân lực:
Phạm Minh Hạc (2001) cho rằng nguồn nhân lực cần phải hiểu là tổng thể các
tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, sẵn sàng tham gia một công
việc nào đó.
Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh (2012) cho rằng nguồn nhân lực được
hiểu là nguồn lực của con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Thứ
nhất, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn lực nằm ngay
trong bản thân mỗi con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con
người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn lực được hiểu là tổng thể nguồn lực
của cá nhân con người.
Theo Việt Báo (2008), trong bài phát biểu khi gặp gỡ các nhà doanh nghiệp,
các nhà Khoa học - Công nghệ của các tỉnh, thành phố phía Bắc, Thủ tướng Phan
Văn Khải cũng đã nhấn mạnh: “Nguồn lực con người bao gồm cả sức lao động, trí
tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc ta”. Điều khẳng định trên có ý
nghĩa định hướng rất quan trọng.
2.1.2 Nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực
cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, sử dụng có
hiệu quả việc ứng dụng khoa học công nghệ, là hạt nhân đi vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa được mở rộng theo kiểu vết dầu loang bằng cách dẫn dắt những bộ

7


phận có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh (Phạm Minh Hạc,
2001).

Hiểu theo một cách khác, nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận xã hội
có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, kỹ năng lao động giỏi và khả năng
thích ứng nhanh chóng của công nghệ sản xuất, có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả
năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo và quá trình lao
động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả (Đỗ Văn Đạo, 2009).
2.1.3 Quan niệm về vốn nhân lực
Thuật ngữ vốn nhân lực xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1961 trong bài báo đầu
tư vốn nhân lực được đăng tải trong tạp chí Kinh tế học Hoa Kỳ của nhà kinh tế học
được giải thưởng Nobel là Theodore W.Schulz, sau đó được phát triển tiếp bằng các
nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Đa số các tác giả đều chấp nhận rằng vốn nhân
lực bao gồm các kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức (Davenport,1999).
Borjas (1996) mỗi người mang vào thị trường lao động một khả năng nhất
định, và các kỹ năng thu được hay còn gọi là vốn nhân lực.
Như vậy, vốn nhân lực theo quan niệm của các tác giả trên bao gồm các kiến
thức, kỹ năng thu được thông qua đào tạo chính quy tại các trường học, kinh nghiệm
thu được trong quá trình làm việc trong thị trường lao động và khả năng bẩm sinh của
người lao động cũng là một thành phần quan trọng của vốn nhân lực.
2.1.4 Sự cần thiết phải thu hút nhân lực lao động
Thu hút nguồn nhân lực là một trong các khâu quan trọng của quản trị nguồn
nhân lực nhằm tuyển dụng những người có trình độ đáp ứng các yêu cầu đặt ra, từ
lực lượng lao động xã hội vào làm việc trong một cơ quan tổ chức (Nguyễn Chín,
2011).
Với xu thế toàn cầu hóa và việc tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế khu
vực & thế giới của Việt Nam như WTO, APEC, để một địa phương hội nhập thành
công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì việc

8


thu hút lao động luôn luôn được quan tâm và chú trọng đến. Do vậy, một địa

phương không chỉ thu hút các nhà đầu tư, nhà sản xuất kinh doanh, khách du lịch
mà còn cần thiết phải thu hút và giữ chân các cư dân theo kế hoạch xây dựng một
cộng đồng phát triển và tồn tại. Trong quá trình thực hiện, địa phương tìm cách thu
hút một số nhóm cụ thể những nhà chuyên môn, nhà đầu tư, sinh viên tốt nghiệp đại
học.
Sự lưu chuyển tự do hàng hóa và con người trên thị trường nội địa, việc mở ra
các thị trường mới và sự khao khát như nhau trong việc giành lấy lao động trí thức
ở cả nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển đã đưa đến sự cạnh tranh càng gay
gắt hơn nhằm thu hút nhân tài. Sự tiếp cận của địa phương với nguồn vốn trí thức
thể hiện một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phát triển địa phương. Với
sự cạnh tranh khốc liệt trong quá trình phát triển các sản phẩm và dịch vụ có giá trị
gia tăng cao, cuộc đua chung quy xoay quanh vấn đề chất lượng của lực lượng lao
động. Do đó, thu hút con người chính là đầu tư chiến lược cho địa phương.
Cạnh tranh để có được những người lao động có kỹ năng không phải chỉ diễn
ra trong các đơn vị sản xuất kinh doanh mà còn ở bất kỳ tổ chức nào và các địa
phương không phải là trường hợp ngoại lệ. Chính vì vậy, các địa phương luôn cạnh
tranh để thu hút những đối tượng đó ví dụ như Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Trị,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Dương,Tây Ninh...cũng đồng loạt đưa ra
những chính sách hấp dẫn để thu hút lao động chất lượng cao quay về địa phương
làm việc.
2.2 Ý định hành vi
2.2.1 Khái niệm ý định
Theo Ajzen (1991) ý định bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành
vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá
nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi.
Boulding (1993) cho rằng ý định là ý kiến chủ quan về việc một người hành
xử như thế nào trong tương lai và thông thường ý định đóng vai trò là biến phụ

9



thuộc trong nhiều nghiên cứu dịch vụ, mô hình hành vi.
2.2.2 Thuyết hành vi dự định
Thuyết hành vi dự định Ajzen (1991) được xây dựng dựa trên lý thuyết hành
vi dự định. Theo lý thuyết này, nhiều hành vi của con người được lập kế hoạch
trước và có thể dự đoán được ý định thông qua hành vi đó.
Trong lý thuyết hành vi dự định có 3 yếu tố:
Thứ nhất: Thái độ chủ thể đối với hành vi là niềm tin về hành vi cụ thể, ứng
với niềm tin đó bạn sẽ suy nghĩ, đánh giá, phản ứng với hành vi đó (Fishbein &
Ajzen 1975).
Ví dụ: bạn tin rằng về quê làm việc sẽ tốt hơn khi bạn cố gắng bám trụ lại
thành phố thì bạn sẽ có thái độ tích cực tìm việc ở địa phương. Thái độ đo lường
mức độ cá nhân tích cực hay tiêu cực đối với một số hành vi.
Thứ hai: Chuẩn mực chủ quan là nhận thức về ảnh hưởng của xã hội sẽ tác
động lên cá nhân như thế nào. Suy nghĩ của cá nhân có bị lôi kéo theo ý kiến hay
định kiến của xã hội về hành vi. Sự tự lập của bạn được thể hiện, bạn có khả năng tự
quyết với một hành vi cụ thể hay bạn sẽ dễ bị dao động trước ý kiến của những
người khác.
Thứ ba: Nhận thức về khả năng kiểm soát đối với hành vi là mức độ nhận biết
sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, từ đó cá nhân tự điều tiết hành vi,
suy nghĩ của bản thân. Điều này có được là do kinh nghiệm đã trải qua trong quá
khứ hay do cá nhân có khả năng dự đoán những rủi ro trong tương lai (Nguyễn
Doãn Chí Luân, 2012).
2.3 Di cư
Để hiểu rõ về khái niệm di cư, đặc điểm của di cư và phân biệt từng loại di cư từ
đó làm cơ sở xác định rõ bản chất của việc sinh viên tốt nghiệp đại học trở về quê Tây
Ninh làm việc thuộc loại di cư nào nhằm đưa ra các yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến ý
định của sinh viên tốt nghiệp đại học.

10



2.3.1 Khái niệm di cư
Nói chung khái niệm di cư thường được các nhà nghiên cứu định nghĩa không
giống nhau.
Di cư là một thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân số hoặc là quá trình con
người rời bỏ hoặc hội nhập vào một đơn vị hành chính - địa lý nhất định.
Theo tác giả Lee (1966) thì di cư là: “sự thay đổi cố định nơi cư trú”.
Còn theo Mangalam và Morgan (1968) cho rằng di cư là “sự di chuyển vĩnh viễn
tương đối của người di cư ra khỏi tập đoàn đang sống từ một đơn vị địa lý khác”.
Đối với Việt Nam “di cư được định nghĩa là sự di chuyển của con người từ
nơi này đến nơi khác, đó là chuyển đến một huyện khác, thành phố khác, một tỉnh
khác hay một nước khác trong một khoảng thời gian nhất định”.
2.3.2 Di cư trở lại
Để định nghĩa đúng di cư trong bối cảnh khảo sát của đề tài, đầu tiên ta phải
hiểu rõ thế nào là người di cư trở lại, có rất nhiều cách xác định người di cư trở lại,
5 đặc điểm sau đây giúp chúng ta xác định rõ, cụ thể là:
(i) Nơi sinh;
(ii) Có hoặc không có cá nhân ở nơi sinh;
(iii) Thành viên hộ gia đình;
(iv) Thời hạn bất kỳ của cá nhân ở lại, hoặc rời khỏi nơi cư trú,
(v) Khoảng thời gian khảo sát.
Cá nhân ban đầu cư trú và sinh sống trong cộng đồng khảo sát nhưng bây giờ
được đặt ở nơi khác và có ý định trở về nơi cư trú ban đầu được xác định là người di
cư trở lại.
Những người di cư có thể trở về quê hương khi họ cảm nhận được lợi nhuận
trong tương lai dự kiến khi làm việc tại quê hương vượt qua mức tại điểm đến. Điều
này có thể xảy ra bởi vì người di cư đã học được những kỹ năng mới tại nơi đến có

11



thể áp dụng ở quê nhà, những kiến thức và kỹ năng được tích lũy ở nơi đến bổ sung
cho công việc của họ tại quê nhà hơn là tại nơi đến, hay sự khác biệt giữa tiền lương
có thể thay đổi theo thời gian (Dustmann và Kirchkamp, 2002; Dustmann, 2003).
Có một số chi phí ảnh hưởng để có thể dẫn người di cư trở lại. Ví dụ, người di
cư có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi tại điểm đến, đối phó với vấn đề văn
hóa trong thành phố, và đơn giản chỉ là nỗi nhớ nhà mà cụ thể là các thành viên hộ
gia đình, đặc biệt là cha mẹ già, có thể bị bệnh, sẽ khiến cho người di cư có ý định
về nhà (Giles và Mu, 2007). Những cú sốc thời tiết, động đất, hoặc các sự kiện tự
nhiên bất thường khác có thể ảnh hưởng đến người di cư trở lại. Những người di cư
cũng có thể trở lại để kết hôn tại địa phương. Tất cả hoặc một số trong những yếu tố
có thể làm thay đổi các tính toán kinh tế thuần tuý của lợi nhuận kỳ vọng trong
tương lai, do đó dẫn đến người di cư trở lại.
2.3.3 Di cư tạm thời
Di cư tạm thời: là hình thái di cư của sinh viên, học sinh, của công nhân di cư
từ khu vực nông thôn đến khu vực đô thị vì mục tiêu học tập, công tác ngắn hạn
trong thời gian ngắn, sau đó di cư trở về. Người di cư không có ý định hoặc chưa có
ý định định cư lâu dài ở thành phố mà có xu hướng trở về quê sau một thời gian học
tập và công tác.
2.4 Một số lý thuyết về di cư
2.4.1 Lý thuyết của Ravenstein (1885)
Nghiên cứu các cuộc di chuyển dân cư ở nước Anh và ông nhận thấy sự di cư
có mối liên quan đến quy mô dân số, mật độ và khoảng cách di chuyển. Qua đó,
Ravenstein đã đi đến xây dựng những lý thuyết mang tính chất tổng quát hoá, trong
đó rất nhiều quan điểm vẫn có ý nghĩa cho đến tận ngày nay có thể kể như:
- Phần lớn các cuộc di chuyển chỉ diễn ra trên một khoảng cách ngắn;
- Giới nữ chiếm ưu thế trong số lượng người di chuyển trong khoảng cách
ngắn;


12


- Đối với mỗi dòng di cư đều có di cư ngược;
- Sự di cư từ vùng sâu, xa xôi vào thành phố thường phần lớn diễn ra theo các
giai đoạn;
- Động cơ chính yếu của di cư là động cơ kinh tế.
- Những lý thuyết di cư mang tính chất tổng quát hoá của Ravenstein được rút
ra từ các quy luật dân số do ông trình bày như sau:
Bảy quy luật động thái dân số của Ravenstein (1885):
1. Chúng ta đã hoàn toàn chứng minh được rằng các tập đoàn di cư lớn chỉ
tiến hành di chuyển trong khoảng cách ngắn và hậu quả là sự thay đổi mang tính
chất toàn bộ hay sự thay thế dân số đã tạo ra các dòng di cư theo hướng đến các
trung tâm thương mại và khu công nghiệp nơi có thể thu hút người di cư.
2. Kết quả của dòng di chuyển này, mặc dù diễn ra trên phạm vi cả nước bị
giới hạn bởi các quá trình thu hút vẫn diễn ra theo cơ chế sau: dân cư của một nước
sẽ nhanh chóng chuyển đến các vùng lân cận, các thị trấn, thị xã có tốc độ tăng
trưởng nhanh, khoảng cách dân số ở các vùng nông thôn sẽ được bù đắp lại nhờ
những người di cư từ các vùng hẻo lánh hơn cho đến khi lực hút từ các thành phố có
tốc độ tăng trưởng nhanh dần tác động đến những ngõ hẻo lánh nhất, số người di cư
được kê khai ở một trung tâm thu hút nào đó sẽ tăng chậm lại với khoảng cách tỷ lệ
với dân số gốc ở nơi họ đã ra đi.
3. Quá trình nới giãn (phân hoá) là quá trình ngược lại của quá trình thu hút và
thể hiện những đặc trưng tương tự.
4. Mỗi dòng di cư lớn thường tạo ra một dòng di cư ngược để bù đắp
5. Người di cư thực hiện những cuộc di chuyển với khoảng cách xa với sở
thích đến một trong những trung tâm công nghiệp và thương mại lớn.
6. Những người gốc ở thành phố, thị xã thường ít di chuyển hơn so với những
người ở các vùng nông thôn của đất nước.


13


7. Nữ giới thường dễ di cư hơn so với nam giới.
Tóm lại, sau khi nghiên cứu bảy quy luật động thái của Ravenstein (1985) ta
có thể thấy được động thái di cư, từ đó phân tích ý định di cư của sinh viên tốt
nghiệp đại học ở Tây Ninh.
Đa phần các học sinh Tây Ninh di cư khoảng cách ngắn đến các trung tâm
thành phố lớn vì mục đích học tập nơi mà có nhiều điều kiện tốt về giáo dục và đào
tạo. Kết quả của dòng di chuyển này diễn ra trên cả nước khi các học sinh ở các tỉnh
thành di cư đến thành phố Hồ Chí Minh vì mục tiêu học tập.
Thì đồng thời cũng diễn ra quá trình di cư ngược lại của các sinh viên tốt
nghiệp đại học quay trở về địa phương công tác được thu hút bởi các yếu tố đặc
trưng và thông thường thì sinh viên tốt nghiệp đại học nữ dễ di cư hơn sinh viên tốt
nghiệp đại học nam.
2.4.2 Lý thuyết của Lee (1966)
Được hình thành trên cơ sở tóm tắt các quy luật của Ravenstein 1885, hệ
thống hoá các vấn đề liên quan đến sự di cư và biểu thị chúng dưới dạng mô hình.
Ông chia các nhân tố ảnh hưởng đến di cư thành những nhóm như:
- Nhóm nhân tố gắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di cư;
- Nhóm nhân tố gắn liền với nơi đến của di cư;
- Những trở ngại, trở lực xuất hiện giữa hai nơi xuất phát và nơi đến mà người
di cư phải vượt qua, gọi là những trở ngại trung gian;
- Những nhân tố mang tính cách cá nhân, tính cách riêng của di cư. Đồng thời,
khái niệm chi phí trả về mặt tinh thần như sự cắt rời mối quan hệ gia đình, bàn bè,
láng giềng, các yếu tố mang tính cá nhân, riêng tư (tình trạng tuổi tác, tình trạng sức
khoẻ bản thân, tình trạng gia đình số con có thể mang theo hoặc phải gửi lại cho
người thân) cũng được đặt ra trong tính toán.
Thực tế cho thấy con người di chuyển vì nhiều lý do, có thể do hôn nhân hay


14


ly dị, học tập hoặc tốt nghiệp, thay đổi việc làm hay về nghỉ hưu, hoặc có thể là do
những trở ngại, những phiền toái về pháp luật, về phong tục sống... Mọi lý do nêu
trên có thể diễn ra ở vùng gốc nơi đang sinh sống khiến người ta phải di cư, hoặc
nơi đến trở thành hấp dẫn hơn so với cuộc sống hiện tại, điều đó thu hút người dân
di cư đến, hoặc sự di cư xảy ra là do cả hai nơi gốc và nơi đến cùng gây ảnh hưởng.
Điều tất nhiên là hầu như không có ai sẽ hoàn toàn thống nhất với nhau về tất cả
những điều mình muốn và không mong muốn trong quá trình di cư.
Trong nghiên cứu của mình, Lee cũng cho rằng điều kiện khí hậu tốt là yếu tố
hấp dẫn đối với các cuộc di cư trên thế giới nói chung.

NƠI XUẤT PHÁT

TRUNG GIAN

NƠI ĐẾN

Hình 2.1: Mô hình về di cư của Lee (1996)
Mô hình về di cư của Lee bao gồm hai vòng tròn lớn tượng trưng cho hai nơi
xuất phát và nơi đến, trong mỗi vòng tròn này có một số ký hiệu có ý nghĩa khác
nhau:
Kí hiệu + : tượng trưng cho những yếu tố thuận lợi đối với sự di cư.
Kí hiệu - : tượng trưng cho những yếu tố bất lợi đối với sự di cư.
Kí hiệu 0: tượng trưng cho những yếu tố mang tính chất không lợi và cũng
như không hại đối với sự di cư.
Ngoài ra, cũng theo mô hình Lee, người di cư tiềm năng cũng cần phải tính
toán các yếu tố bất lợi như trình bày trong mô hình để từ đó có thể chọn lựa nơi đến
cho mình, hoặc có thể so sánh giữa các nơi đến khác nhau, hoặc có thể đi đến quyết


15


định sau cùng là có nên di chuyển hay ở lại nơi gốc.
Bên cạnh đó, người di cư tiềm năng cũng phải tính toán đến những yếu tố trở
ngại trung gian có thể xuất hiện. Chúng có thể là:
Chi phí trong quá trình vận chuyển giữa nơi gốc - nơi đến: tất nhiên là khoảng
cách di chuyển càng xa thì chi phí vận chuyển càng lớn.
Chi phí phải trả về mặt tinh thần: như sự cắt rời những mối quan hệ gia đình,
quan hệ bạn bè, láng giềng...
Lee (1966) là người đầu tiên xây dựng mô hình hành vi di cư trong một khuôn
khổ lực kéo – đẩy, dựa trên hai phía cung và cầu di cư. Bao gồm yếu tố tích cực và tiêu
cực tại điểm gốc và điểm đến sẽ kéo hoặc đẩy người di cư theo hướng di cư hoặc
không di cư.
Ngoài ra người di cư bị cản trở bởi các yếu tố như: luật di cư và bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố cá nhân.
Như vậy, có thể xem nguyên nhân di chuyển: Nơi đi và nơi đến - cả nơi đi và nơi
đến đều có lực hút và đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi mô) vào các yếu tố cá nhân
(trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác động như là lực đẩy, còn các yếu tố tích cực là lực
hút (Nguyễn Thị Hồng Xoan, 2011).
2.4.3 Lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội
Thuật ngữ “mạng lưới xã hội” đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu,
vận dụng trong xem xét hiện thực xã hội. Bàn về thuật ngữ này mỗi nhà khoa học
đều đưa ra những quan niệm về mạng lưới xã hội khác như:
Lê Ngọc Hùng (2003) quan niệm mạng lưới xã hội là phức hợp các mối liên
hệ của cá nhân trong các nhóm tổ chức, cộng đồng. Các mạng lưới xã hội bao gồm
các quan hệ đan chéo chằn chịt từ quan hệ gia đình, thân tộc, bạn bè, láng giềng,
cho tới các quan hệ trong tổ chức, đoàn thể, tầng lớp, hiệp hội, đảng phái, nghề
nghiệp.


16


Phạm Xuân Hảo (2010) quan niệm, mạng lưới xã hội là tổng thể các quan hệ
xã hội của cá nhân trong nhóm xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng xã hội, nó đa dạng
đan cài vào nhau từ trong gia đình đến xã hội.
Tuy còn nhiều quan điểm khác nhau song các quan điểm về mạng lưới xã hội
thống nhất ở các nội dung chính: mạng lưới xã hội gắn với con người; sự tương tác
của con người; phức hợp của các quan hệ xã hội của con người; đa dạng, phức tạp
đang cài vào nhau.
Mạng lưới xã hội hình thành từ quá trình di cư cũng như phục vụ cho mục
đích di cư được gọi là mạng lưới di cư. Mạng lưới di cư có ý nghĩa quan trọng trong
việc giải thích các loại hình di chuyển và quá trình định cư, thích ứng cũng như ý
định chuyển cư trong tương lai. Bởi di cư vốn nhân lực là quá trình mang nhiều bất
trắc, một mạng lưới xã hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm thấp những rủi ro do thiếu
thông tin. Các liên kết xã hội giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư là cái giá (kinh tế và
tâm lý) phải trả cho quá trình di cư đồng thời làm tăng cơ hội thành công của đối
tượng di chuyển tại nơi đến.
Granovertter (1974) khi nghiên cứu cách thức của cá nhân tìm kiếm công việc
thông qua mối quan hệ xã hội. Ông nêu ra ba luận điểm: thứ nhất, nhiều người tìm
được công việc của mình thông qua các mối quan hệ xã hội chứ không chỉ thông
qua các kênh chính thức. Thứ hai, ý nghĩa của mạng xã hội là cho phép những
người tìm kiếm việc làm tập hợp được những thông tin tốt hơn về tính khả dụng của
công ăn việc làm cũng như các đặc điểm của công việc. Thứ ba, giải thuyết rằng các
liên kết yếu có thể mang lại những thông tin hữu ích hơn là các liên kết mạnh. Từ
đó, góp phần nhận diện và lý giải rỏ ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ xã hội trong
thị trường lao động.
Đặng Nguyên Anh (1998), nghiên cứu mạng lưới xã hội của những người di
cư. Dưa vào khái niệm “mạng lưới xã hội” được hiểu là tập hợp các mối liên kết,

các mối quan hệ giữa các cá nhân và các nhóm dân cư, một số tác giải đưa ra khái
niệm “mạng lưới di cư” để nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới xã hội của

17


người di cư. Hơn 75% số người di cư được khảo sát cho biết họ hàng, người thân,
bạn bè, sinh sống tại nơi chuyển đến và những người thân đó là những đầu mối
thông tin và nguồn hỗ trợ kinh tế - xã hội đối với người di cư.
Gia đình, bạn bè, người thân tại nơi chuyển đến giữ vai trò cưu mang, cung
cấp thông tin, giúp liên hệ việc làm cũng như vượt qua những khó khăn ban đầu.
Những mối quan hệ mà người di chuyển có được tại nơi nhập cư sẽ giúp họ hòa
nhập, thích nghi với môi trường sống mới. Có thể nói rằng, chi phí và các yếu tố trở
ngại tại nơi đến đối với di cư càng lớn thì mạng lưới di cư ngày càng có vai trò quan
trọng (Massey,1993).
Như vậy, việc nghiên cứu mạng lưới xã hội, trở thành nghiên cứu chuyên sâu, để
lý giải vấn đề tìm kiếm công việc thông qua mối quan hệ xã hội. Mạng lưới xã hội
không chính thức như họ hàng, bạn bè, đồng hương đóng vai trò quan trọng trong việc
di cư, mạng lưới xã hội giúp cho người di cư tiềm năng về thông tin trước khi di
chuyển. Sau khi di chuyển mạng lưới xã hội giúp cho người di chuyển về việc làm, nhà
ở và sự giúp đỡ khác. Những người di cư có xu hướng sống tập trung ở những khu vực
có bà con họ hàng hoặc là người thân. Từ đó, có những cơ sở vững chắc xác định các
sinh viên tốt nghiệp đại học tìm kiếm công việc thông qua mối quan hệ xã hội mà cụ
thể là gia đình, bạn bè, người thân trong gia đình.
2.5 Sơ lược các nghiên cứu trước
Trần Huỳnh Phương Trâm (2010) sau khi phỏng vấn khảo sát 203 sinh viên
viên tỉnh Phú Yên và phân tích chạy mô hình hồi quy kết quả cho thấy rằng có 4
yếu tố thu hút sinh viên trở về địa phương làm việc là: công việc, chính sách ưu đãi,
thông tin và quy trình tuyển dụng, tình cảm cá nhân và điều kiện giáo dục.
Nhóm nghiên cứu yếu tố thu hút sinh viên di cư của Trần Thiên Ý và cộng sự

(2013), trên cơ sở phỏng vấn 385 sinh viên liên quan đến 21 biến ảnh hưởng đến
quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế thuộc trường đại học Cần Thơ. Sử
dụng các phương pháp phân tích nhân tố. Kết quả cho rằng nguồn nhân lực của mỗi
địa phương có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội,

18


×