BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------
BÙI THẾ CÔNG
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC
NƯỚC THUỘC HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI
BÌNH DƯƠNG TPP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản
Việt Nam sang thị trường các nước thuộc hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương TPP” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của tác giả khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Người thực hiện
Bùi Thế Công
Trang i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp
đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thày Cô trong khoa Đào tạo
Sau đại học – Đại học Mở TP.HCM, những người đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Anh Tuấn, người đã
hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Chân thành cảm ơn các Thày Cô tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt khóa học của lớp ME07B.
Chân thành cảm ơn anh chị và các bạn trong lớp cao học kinh tế, đại học Mở
TP.HCM đã hỗ trợ, góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình tôi, những người
luôn sát cánh bên tôi trước, trong khóa học cũng như thời gian làm luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang ii
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu là phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản
của Việt Nam qua thị trường các nước thuộc hiệp định thương mại xuyên Thái Bình
Dương TPP giai đoạn 2005-2014, từ đó kiến nghị các chính sách liên quan tới các
nhân tố này nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua
các nước thuộc TPP trong thời gian tới.
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được tổng hợp từ các nguồn chính thức
như Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới World Bank, cơ sở dữ liệu thương
mại của Liên Hợp Quốc UN Comtrade, tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải
quan và các nguồn uy tín khác. Dữ liệu bảng với không gian là 12 nước và thời gian
10 năm , 120 quan sát. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để hồi quy dựa
theo mô hình lực hấp dẫn của Tinbergen (1962), Poyhonen (1963) và Linnemann
(1966) và kiểm định nhằm tìm ra phương pháp định lượng tối ưu cho nghiên cứu.
Với dữ liệu được lấy trong khoảng thời gian T nhỏ , tồn tại biến không đổi theo
thời gian, khả năng có tồn tại nội sinh trong mô hình, nghiên cứu đã lựa chọn hồi
quy theo kỹ thuật System-GMM để khắc phục những hiện tượng trên.
Kết quả phân tích định lượng cho thấy kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt
Nam trong giai đoạn 2005-2014 cùng chiều với tổng sản phẩm kinh tế quốc dân của
nước nhập khẩu và Việt Nam, ngược chiều với khoảng cách địa lý giữa hai nước,
đúng với kỳ vọng cũng như lý thuyết phát triển bởi Tinbergen (1962), Poyhonen
(1963) và Linnemann (1966) về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại. Ngoài ra
các biến kiểm soát như tỷ giá hối đoái, độ mở kinh tế, chênh lệch về năng suất lao
động ngành nông nghiệp cũng có ý nghĩa trong việc đánh giá tác động của các biến
này lên kim ngạch xuất khẩu nông sản từ Việt Nam qua các nước thuộc hiệp định
TPP.
Nghiên cứu đưa ra các kiến nghị về chính sách từ những kết quả thu được đối
với hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam qua TPP nói riêng và thị trường nông
sản thế giới nói chung trong thời gian tới.
Trang iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... II
TÓM TẮT .......................................................................................................................... III
MỤC LỤC ......................................................................................................................... IV
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ .................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. VII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... VIII
CHƯƠNG 1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................... 1
LÝ DO NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 3
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3
KẾT CẤU LUẬN VĂN ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 6
2.1.
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁC LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .................... 6
2.1.1.
Thương mại quốc tế ....................................................................................... 6
2.1.2.
Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1776)....................................... 7
2.1.3.
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1817) ..................................... 8
2.1.4.
Lý thuyết Heckscher-Ohlin (1919-1933) ..................................................... 10
2.1.5.
Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia : Mô hình kim cương của Porter ..... 11
2.1.6.
Lý thuyết thương mại mới của Krugman ..................................................... 13
2.2.
MÔ HÌNH HẤP DẪN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ................................................. 14
2.3.
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................................................................................... 17
2.4.
TỔNG QUAN TPP VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ........................................ 23
2.4.1.
Tổng quan về TPP........................................................................................ 23
2.4.2.
Triển khai các cam kết trong TPP đối với ngành nông nghiệp Việt Nam ... 24
2.4.3.
Thực trang xuất khẩu nông sản ở Việt Nam đến các quốc gia thuộc TPP .. 25
CHƯƠNG 3.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .. 32
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 32
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 32
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 37
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU............................................................................................ 43
CHƯƠNG 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 45
4.1.
THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN. ..................... 45
4.1.1.
Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu: ................................................ 45
4.1.2.
Phân tích mối tương quan giữa các biến trong nghiên cứu: ....................... 47
4.2.
HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY: ........................................................... 48
Trang iv
4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.
CHƯƠNG 5.
5.1.
5.2.
5.3.
Hồi quy mô hình Pooled OLS và các kiểm định: ......................................... 49
Hồi quy mô hình FE, RE , các kiểm định và lựa chọn mô hình:.................. 50
Hồi quy bằng ước lượng System – GMM, các kiểm định: ........................... 54
Phân tích kết quả ước lượng theo phương pháp System - GMM: ............... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH .............................. 65
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 65
GỢI Ý CHÍNH SÁCH: ............................................................................................... 67
ĐÓNG GÓP, HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: ............ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ IX
PHỤ LỤC.........................................................................................................................XIV
PHỤ LỤC A: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU. ....................................... XIV
PHỤ LỤC B:MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU ............ XIV
PHỤ LỤC C: CHỈ SỐ VIF CỦA CÁC BIẾN TRONG DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................. XV
PHỤ LỤC D:KẾT QUẢ HỒI QUY POOLED OLS. .................................................................. XV
PHỤ LỤC E: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI ................................................ XVI
PHỤ LỤC F: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH NHỮNG ẢNH HƯỞNG NGẪU NHIÊN REM. .......... XVI
PHỤ LỤC G: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỐ ĐỊNH FEM................. XVII
PHỤ LỤC H:KIỂM ĐỊNH HAUSMAN LỰA CHỌN MÔ HÌNH TỐI ƯU. .................................... XVII
PHỤ LỤC I:KIỂM ĐỊNH F. ............................................................................................... XVIII
PHỤ LỤC J:KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI TRONG MÔ HÌNH FEM. ...... XVIII
PHỤ LỤC K:KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG TƯƠNG QUAN CHUỖI TRONG MÔ HÌNH FEM. ........ XVIII
PHỤ LỤC L: MÔ HÌNH FEM CÓ KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI. ........... XIX
PHỤ LỤC M: MÔ HÌNH FEM CÓ KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG TƯƠNG QUAN CHUỖI. .............. XX
PHỤ LỤC N: KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG. ................................................................................ XX
PHỤ LỤC O: KIỂM ĐỊNH NỘI SINH. ................................................................................. XXIV
PHỤ LỤC P: KẾT QUẢ HỒI QUY THEO PHƯƠNG PHÁP S-GMM. ....................................... XXV
Trang v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 : Mô hình kim cương của Michael Porter ..................................................12
Hình 2.2 : Mô hình hấp dẫn theo quy luật cung cầu .................................................16
Hình 2.3 : Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2005-2014 .............26
Hình 2.4 : Cơ cấu Xuất khẩu nông sản của Việt Nam 3 năm gần đây......................27
Hình 2.5 : Sản lượng GDP thế giới 3 năm gần đây. .................................................28
Hình 2.6 : Giá trị gia tăng nông sản thế giới 3 năm gần đây. ...................................29
Hình 2.7 : Biểu đồ sản lượng và diện tích nông nghiệp các nước thuộc TPP +
China(WB 2014) ................................................................................................30
Hình 3.1 : Sơ đồ lựa chọn mô hình trong nghiên cứu ...............................................36
Hình 4.1 : Độ bất đối xứng của phân phối mẫu ........................................................46
Hình 4.2 : Độ nhọn của phân phối mẫu ....................................................................46
Trang vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả hồi quy của nghiên cứu: ...............................................................18
Bảng 2.2 : Kết quả chạy hồi quy từ nghiên cứu. .......................................................20
Bảng 2.3 Kết quả nghiên cứu: ..................................................................................21
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra thế giới ........................26
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam 3 năm gần đây .................27
Bảng 2.6: Số liệu GDP thế giới qua 3 năm gần đây. ................................................28
Bảng 2.7 : Số liệu về giá trị gia tăng nông sản thế giới qua 3 năm gần đây .............29
Bảng 3.1 Ưu nhược điểm của các kỹ thuật hồi quy cho dữ liệu bảng. .....................33
Bảng 3.2: Bảng kỳ vọng dấu các biến trong mô hình ...............................................43
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. ...............................45
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong nghiên cứu ......................47
Bảng 4.3: Chỉ số VIF của các biến trong nghiên cứu ...............................................48
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy và các kiểm định trong mô hình Pooled OLS. ...............49
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Breusch - Pagan trong mô hình Pooled OLS. ............49
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình RE ....................................................................50
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình FE .....................................................................51
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman. ...................................................................51
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tương quan chuỗi. ......................................................52
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình FE có hiệu chỉnh phương sai .........................52
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình FE xử lý tương quan chuỗi. ..........................53
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định tính dừng ..................................................................54
Bảng 4.13: Lựa chọn mô hình phù hợp với độ trễ tối ưu ..........................................56
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy System GMM ...............................................................57
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định thống kê Sargan .......................................................58
Bảng 4.16: Mô tả biến trong mô hình .......................................................................59
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy của mô hình OLS, RE, FE và S-GMM. .......................59
Trang vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
RE hoặc REM
FE hoặc FEM
GDP
GSO
IMF
S-GMM
TPP
VIF
WB
WTO
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model)
Mô hình những ảnh hưởng cố định (Fixed effects model)
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng cục Thống Kê
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
Viết tắt của System generalized method of moments
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
Hệ số phóng đại phương sai (variance inflation factor)
Ngân hàng Thế giới World Bank
Tổ chức thương mại thế giới
Trang viii
CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu bao gồm việc xác định các vấn đề, hình thành nên giả thuyết, thu
thập số liệu, tổ chức và đánh giá dữ liệu, kiểm định các giả thuyết và đưa ra các kết
luận. Trong các bước nói trên thì bước xác định các vấn đề là bước quan trọng, giúp
cho nghiên cứu có cái nhìn tổng quát, định hướng cho nghiên cứu.
1.1.
Lý do nghiên cứu
Có một thực tế sau hơn 20 năm đổi mới và tiến hành công nghiệp hóa đất nước
từ đại hội thứ 8 năm 1996, với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đến năm 2020 Việt
Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, Việt
Nam đến thời điểm hiện nay vẫn đang là 1 nước nông nghiệp và nông nghiệp vẫn là
ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.
Xuất khẩu nông nghiệp mang lại ngoại tệ cho đất nước sau khi đã đảm bảo an
ninh lương thực là xu hướng tất yếu giúp phát triển đất nước, nhất là đối với các
nước đang phát triển có thế mạnh về nông nghiệp , đất đai sản xuất nông nghiệp là
nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế (David Ricardo, 1817), dân số trẻ và nguồn lao
động dồi dào của Việt Nam, lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp là nguồn
gốc của tăng trưởng kinh tế (Lewis, 1954).
Theo mô hình Park S.S (1997), quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai
đoạn: sơ khai, đang phát triển và phát triển. Việt Nam còn trong giai đoạn đang phát
triển, vẫn còn tình trạng bán thất nghiệp trong nông nghiệp, chưa tận dụng hết
nguồn lực lao động và đất đai trồng trọt để tạo sản phẩm đến mức toàn dụng. Xuất
khẩu nông sản sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong nước, tận dụng nguồn lao
động nhàn rỗi và nguồn lực đất đai sẵn có hoặc chưa khai hoang, đưa nông nghiệp
Việt Nam qua giai đoạn 3 toàn dụng các nguồn lực, thâm dụng vốn và công nghệ
thay vì dựa chủ yếu vào tự nhiên và lao động năng suất thấp.
Từ khi gia nhập các tổ chức thương mại trên thế giới nhằm tìm kiếm “ngoại
lực” cho sự phát triển kinh tế đất nước từ những năm 90, Việt Nam đã đẩy mạnh
xuất khẩu nông sản sang nhiều thị trường trên thế giới với lợi thế so sánh của riêng
Trang 1
mình về mặt hàng này (khí hậu, tài nguyên, nguồn lao động,…) với tốc độ ổn định
qua các năm.
Ngày 28/7/1995, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei, nước Việt Nam
chính thức gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASIAN, khởi đầu cho
thời kỳ hội nhập sau cấm vận.
Tháng 3/1996, ASEM - Diễn đàn hợp tác kinh tế Á Âu ra đời trong đó Việt
Nam, hiện nay ASEM chiếm 50% GDP toàn cầu và 40% dân số thế giới.
Tháng 11/1998, Việt Nam chính thức là thành viên của nhóm Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC chiếm 54% GDP toàn cầu , 40% dân số
của thế giới.
Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO với số thành viên là 160 nước, đây là một tổ chức thương mại lớn nhất thế
giới, qua đó khẳng định vai trò và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh VN đã và đang ký kết một loạt các hiệp định thương mại tự do
với các đối tác thương mại lớn trên thế giới, cùng với đó là việc cắt giảm thuế quan
song phương giữa các nước trong nhóm, gần đây nhất là việc ký kết hiệp định nhóm
các nước thuộc hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP vào tháng 10/2015,
các nước có tiềm năng nông nghiệp trên thế giới cũng đang dần trở thành đối thủ
cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng nông nghiệp có chất lượng cao trên thị trường
thế giới, thậm chí ngay tại thị trường Việt Nam (bắp Mỹ, đậu nành biến đổi gen
làm thức ăn chăn nuôi, gạo Thái Lan…), xuất khẩu nông sản Việt Nam đang bị
cạnh tranh gay gắt, việc gia nhập các tổ chức thương mại nhiều khi là con dao 2
lưỡi, nhất là khi nội lực của Việt Nam chưa đủ sức chống cự lại với các nước xuất
khẩu nông nghiệp khác. Con đường đưa nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới sẽ
có nhiều chông gai trong thời gian tới, đòi hỏi từ Chính phủ, các doanh nghiệp tới
bà con nông dân phải nhận thức được những lợi thế so sánh của riêng mình để nắm
bắt cơ hội, hạn chế rủi ro, giúp đưa ngoại tệ về cho đất nước.
Từ thực tế trên đặt ra vấn đề: cần tìm hiểu những nhân tố nào tác động đến tình
hình xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới, đặc biệt là
các nước cùng ký hiệp định thương mại với Việt Nam, cá biệt 1 số nước cùng ký
Trang 2
với Việt Nam nhiều hiệp định thuộc nhiều khối thương mại tự do trên thế giới. Liệu
việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới đó có mang lại điều tốt đẹp cho Việt
Nam hay không? Đó là những lý do tôi lựa chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến
xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các nước thuộc hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương TPP” với mong muốn nhận định được những yếu tố tác
động đến việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và
TPP nói riêng, từ đó đưa ra những kiến nghị cho thời gian tới đối với hoạt động
thương mại xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam.
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
Đánh giá tác động của một số yếu tố tác động tới xuất khẩu nông sản Việt Nam
qua thị trường các nước thuộc hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP thông
qua mô hình trọng lực (hấp dẫn) trong thương mại.
Dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra các kiến nghị , kết luận liên quan đến hoạt
động xuất khẩu nông sản Việt Nam qua TPP nói riêng và thị trường nông sản thế
giới trong thời gian tới.
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ trả lời những câu hỏi sau:
Những yếu tố nào tác động chủ yếu đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua
thị trường các nước thuộc hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP? Tác động
của các yếu tố đó như thế nào (tích cực hay tiêu cực) đến kim ngạch xuất khẩu nông
sản của Việt Nam qua các nước thuộc TPP?
Những kết luận, kiến nghị liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt
Nam đối với TPP nói riêng, thị trường thế giới nói chung?
1.4.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Để nghiên cứu các yếu tố tác động đến tình hình xuất khẩu nông sản của Việt
Nam qua thị trường các nước thuộc hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP, tác giả
sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô như: Tỷ giá hối đoái thực, khoảng cách địa, GDP,
Trang 3
độ mở nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, kim ngạch xuất khẩu
nông sản, quy mô diện tích đất nông nghiệp, năng suất lao động ngành nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu được thực hiện từ năm 2005 đến năm 2014.
Đối tượng nghiên cứu gồm các nước thuộc hiệp định xuyên Thái Bình Dương
TPP bao gồm 12 nước: Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico,
New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Giả thuyết được đặt ra là:
Khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu nông sản của
Việt Nam hay nói cách khác giá VNĐ tăng thì kích thích xuất khẩu nông sản tăng
trưởng.
Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và nước nhập khẩu
càng cao thì xuất khẩu nông sản qua nước nhập khẩu càng thuận lợi.
Quy mô diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam và nước nhập khẩu nông sản
thuộc TPP càng cao thì càng bất lợi cho việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt
Nam qua thị trường này.
Khi ngoại thương được tự do hóa, độ mở nền kinh tế nước nhập khẩu lớn, tiêu
dùng hàng nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong tương lai, làm người tiêu dùng trong
nước này có xu hướng thay thế hàng phi ngoại thương sang hàng ngoại thương,theo
đó, cán cân thương mại xấu đi, nhập khẩu tăng, thuận lợi cho xuất khẩu nông sản
của Việt Nam.
Qui mô nền kinh tế nước nhập khẩu và Việt Nam càng tăng cao thì xuất khẩu
nông sản của Việt Nam qua nước nhập khẩu càng tăng.
Khi Việt Nam và nước nhập khẩu thuộc TPP cùng nằm trong 1 hiệp định
thương mại tự do thì kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng.
Năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam càng cao hơn nước nhập khẩu thuộc
TPP thì kim ngạch xuất khẩu càng cao.
1.5.
Kết cấu luận văn
Đề tài nghiên cứu bao gồm 6 chương với bố cục được trình bày như sau:
Trang 4
Chương I: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu
Chương này giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên
cứu. Nêu phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu nội
dung của luận văn.
Chương II: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này trình bày tổng quan các lý thuyết liên quan, các kết quả nghiên cứu
cùng mô hình nghiên cứu của các tác giả đi trước, từ đó lựa chọn mô hình nghiên
cứu phù hợp cho đề tài.
Chương III: Tổng quan nông nghiệp Việt Nam và các nước thuộc TPP
Chương này trình bày tổng quan về kinh tế nông nghiệp Việt Nam và các nước
thuộc TPP dựa trên các chỉ số vĩ mô.
Chương IV: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Chương này trình bày các bước thiết kế và xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chương V: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày các kết quả chạy mô hình hồi quy và kiểm định, nhận
định, phân tích giữa các biến độc lập ảnh hưởng thế nào tới biến phụ thuộc là kim
ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua các nước thuộc TPP thời gian vừa qua.
Chương VI: Kết luận và kiến nghị về chính sách
Từ kết quả thu được của mô hình, đề tài rút ra những gợi ý chính sách cần ưu
tiên trong thời gian tới nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam
qua thị trường các nước thuộc TPP nói riêng, quốc tế nói chung.
Chương này nêu ra những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các
nghiên cứu tiếp theo.
Trang 5
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
Chương 2 này trình bày tổng quan về thương mại quốc tế và các lý thuyết kinh
tế như: lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1776), lợi thế so sánh của David Ricardo
(1817) nhấn mạnh tới sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nước, lý thuyết
Heckscher-Ohlin (1919-1933) đưa ra cách giải thích khác về lợi thế so sánh xuất
phát từ những sự khác biệt trong độ sẵn có các yếu tố sản xuất, lý thuyết lợi thế
cạnh tranhquốc gia của Michael Porter (1990) trình bày lý do tại sao một nước lại
đạt được thành công đối với một mặt hàng, một ngành cụ thể trên thị trường thế
giới, lý thuyết thương mại mới của Krugman (1979) giải thích lý do có sự trao đổi
cùng 1 loại hàng hóa giữa các quốc gia. Chương này cũng trình bày lý thuyết về mô
hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế được phát triển bởi Tinbergen (1962),
Poyhonen (1963) và Linnemann (1966) và đưa ra các nghiên cứu trước có sử dụng
mô hình này trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thương mại giữa
các quốc gia có giao thương.
2.1.
Thương mại quốc tế và các lý thuyết về thương mại quốc tế
2.1.1. Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế xuất hiện từ khi con người thực hiện hành vi trao đổi hàng
hóa giữa các quốc gia, các vùng miền trên thế giới. Nó đã diễn ra từ rất lâu nhưng
mãi cho tới thời gian gần đây (từ thế kỷ 15) mới xuất hiện những nỗ lực giải thích
và phân tích những ưu nhược điểm cũng như nguồn gốc của họat động kinh doanh
buôn bán trên thế giới dựa trên những lý thuyết, mô hình. Một trong những lý
thuyết nền tảng giải thích nguyên nhân có sự giao dịch thương mại giữa các quốc
gia trên thế giới là lý thuyết của Smith (1766) về lợi thế tuyệt đối. Từ quan điểm
này, trong thế kỷ 19, nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã xây dựng và phát
triển lên lý thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, ở đó lao động là yếu
tố sản xuất duy nhất, các nước chỉ khác nhau về năng suất lao động trong các ngành
khác nhau, tuy nhiên mô hình này chưa có tính đến phân phối thu nhập trong hoạt
động ngoại thương. Mô hình các yếu tố chuyên biệt và lý thuyết Heskcher-Ohlin
của 2 nhà kinh tế học Thụy Điển vào năm 1919 và 1933 cũng đưa ra quan điểm: các
Trang 6
nước có xu hướng xuất khẩu những hàng hóa thâm dụng yếu tố sản xuất dồi dào của
mình , bên cạnh đó các mô hình này cho thấy các hệ quả ngắn hạn và dài hạn của
hoạt động ngoại thương đối với phân phối thu nhập.
Năm 1979, bằng một bài báo dài 10 trang, P. Krugman đã đánh dấu sự ra đời
của lý thuyết thương mại mới trên cơ sở lý luận về tính kinh tế của quy mô, sự đa
dạng về sự sở thích của người tiêu dùng và cạnh tranh độc quyền. Qua đó ông giải
thích những thực tế mà các mô hình tân cổ điển trước đây không giải thích được
bằng một mô hình trao đổi thương mại mới, ở đó trao đổi thương mại giữa 2 hoặc
nhiều nước xảy ra trong cùng một lĩnh vực, xuất nhập khẩu các sản phẩm trong
cùng một lĩnh vực.
Năm 1990 với mô hình kim cương của lợi thế quốc gia, Michael Porter đã đưa
ra lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia, qua đó giải thích vì sao một nước lại đạt
được những thành công trong một ngành nhất định, theo đó mỗi quốc gia nên xuất
khẩu những sản phẩm của những ngành mà các thành phần trong mô hình kim
cương này đều thuận lợi, ngược lại nên nhập khẩu.
Ngày nay, mô hình hấp dẫn trong thương mại cùng những phiên bản cải tiến từ
mô hình ban đầu đang được ứng dụng rộng rãi trong việc mô tả dòng thương mại
giữa 2 nước hoặc 2 lãnh thổ có giao thương buôn bán bởi nó xử lý được những
thiếu sót của các lý thuyết, mô hình cũ trước đó.
Dưới đây sẽ đưa ra chi tiết hơn về những mô hình lý thuyết trên có liên quan tới
đề tài, đặc biệt là mô hình hấp dẫn trong thương mại sẽ được sử dụng để phân tích
các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua thị trường các
nước thuộc hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP.
2.1.2. Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1776)
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith đã bổ sung hoàn chỉnh cho trường
phái trọng thương được phổ biến ở châu Âu từ thế kỷ 16 đến 18.
Quan điểm của Adam Smith (1776) về lợi thế tuyệt đối:
- Bàn tay vô hình (the invisible hand) dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích
chung, chính phủ không cần can thiệp vào kinh tế, để thị trường tự quyết định. Và
Trang 7
do thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng và nền kinh tế có lợi khi để
các doanh nghiệp tự do kinh doanh.
- Phân công lao động giữa các nước sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy:
Khi một quốc gia sản xuất có hiệu quả 1 loại hàng hóa so với quốc gia khác
nhưng lại kém hiệu quả đối với sản xuất hàng hóa thứ 2, quốc gia này có thể tập
trung chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa có lợi thế tuyệt đối là hàng hóa thứ nhất để
xuất khẩu qua nước khác, nhập khẩu hàng hóa thứ 2. Thông qua quá trình này thì
các nguồn lực đều sử dụng có hiệu quả, lượng hàng hóa sản xuất ra đều tăng ở cả 2
nước. Nói cách khác, mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tuyệt đối
rồi trao đổi với nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả hai.
Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.
Tính ưu việt của chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng có lợi thế tuyệt đối.
Tuy nhiên, lý thuyết này của ông không giải thích được rằng, có những quốc
gia không có lợi thế tuyệt đối gì hoặc có những quốc gia có quá nhiều lợi thế tuyệt
đối, vậy họ sẽ làm gì hay lại bế quan tỏa cảng, đóng cửa để tự cung tự cấp? Hạn chế
này của AdamSmith được David Ricardo khắc phục bằng Lý thuyết lợi thế so sánh.
2.1.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1817)
Hoạt động thương mại giữa hai nước có thể có lợi cho cả hai nước nếu mỗi
nước xuất khẩu hàng hóa mà họ có lợi thế so sánh. “Trade between two countries
can benefit both countries if each country exports the goods in which it has a
comparative advantage” (Krugman và ctg., 2011)
Năm1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩmNguyên lý của Kinh tế chính trị và
thuế khoá, trong đó ông đãđề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage). Khái
niệm này chỉ khả năng sản xuất của một sản phẩm với chi phí thấp hơn so với sản
xuất các sản phẩm khác. (David Ricardo, 1817)
Theo thuyết lợi thế so sánh, thương mại quốc tế xảy ra khi có sự khác biệt quốc
tế về năng suất lao động. Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam
Smith, nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã xây dựng lên mô hình với lao
Trang 8
động là yếu tố sản xuất duy nhất, các nước chỉ khác nhau về năng suất lao động
giữa các ngành khác nhau.
Trong mô hình Ricardo, các nước sẽ xuất khẩu hàng hóa mà người lao động
trong nướcsản xuất tương đối hiệu quả và nhập khẩu hàng hóa mà họ sản xuất
tương đối kém hiệuquả. Nói cách khác, mô thức sản xuất của một nước được xác
định bởi lợi thế so sánh.
Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các
nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi
sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và
thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất
một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác.
Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế
so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước
đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán
với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế
Dự đoán cơ bản của mô hình – rằng các nước sẽ có xu hướng xuất khẩu hàng
hóa họ có năng suất tương đối cao – đã được xác nhận qua một số nghiên cứu cũng
như thực tế chứng minh.
Tuy nhiên trên thực tế thì lao động không phải là yếu tố sản xuất duy nhất, nó
cũng không được sử dụng với cùng tỷ lệ ở các ngành sản xuất hàng hóa khác nhau,
lao động trong ngành nông nghiệp khác với lao động trong ngành công nghệ thông
tin sản xuất phần mềm về số lượng, mức lương, năng suất, kỹ năng,... Ngoài ra, có
sự thay thế qua lại giữa vốn, lao động, và các yếu tố sản xuất khác trong quá trình
sản xuất ra hàng hóa. Do đó, lý thuyết về lợi thế so sánh không thể giải thích dựa
trên lý thuyết giá trị lao động mà phải sử dụng lý thuyết chi phí cơ hội.
Mô hình Ricardo không giải thích được tại sao một nước có lợi thế so sánh về
nông nghiệp như Việt Nam nhưng vẫn nhập khẩu nông sản đều đặn qua các năm
(nhập bắp Mỹ, bã đậu nành, gạo Thái lan,…), Mỹ sản xuất và xuất khẩu xe hơi
nhưng vẫn nhập khẩu xe hơi cùng lúc,..như vậy có phải các nước này không có tận
Trang 9
dụng lợi thế so sánh của mình để tập trung chuyên môn hóa sản xuất vào ngành có
lợi thế so sánh?
Ngoài ra mô hình này giả định tất cả các nước hoạt động giao thương đều có lợi
ích, mô hình không có tính đến sự ảnh hưởng của thương mại tới phân phối thu
nhập trong nội tại đất nước giao thương.
Những hạn chế này được bổ sung và phát triển thêm cho phù hợp với thực tế
qua lý thuyết Heckscher-Ohlin (1919-1933).
2.1.4. Lý thuyết Heckscher-Ohlin (1919-1933)
Nếu nguồn nhân lực là yếu tố sản xuất duy nhất, như theo giả định của mô hình
Ricardo, thì lợi thế so sánh chỉ có thể phát sinh do sự khác biệt quốc tế về năng suất
lao động. Tuy nhiên, trong thực tế, khi ngoại thương được giải thích một phần bởi
sự khác biệt năng suất lao động, nó còn phản ánh sự khác biệt nguồn lực của các
nước. Canada xuất khẩu lâm sản sang Hoa Kỳ không phải vì thợ đốn gỗ Canada có
năng suất cao hơn so với thợ đốn gỗ Hoa Kỳ mà vì đất nước Canada dân cư thưa
thớt có diện tích rừng trên đầu người cao hơn so với Hoa Kỳ. Vì thế, một quan điểm
sát thực tế hơn về ngoại thương không chỉ xem xét tầm quan trọng của lao động mà
phải xem xét cả những yếu tố sản xuất khác như đất đai, vốn và tài nguyên khoáng
sản.
Quan điểm cho rằng hoạt động thương mại quốc tế diễn ra phần lớn là do sự
khác biệt về nguồn lực giữa các nước là một trong những lý thuyết ảnh hưởng nhất
trong kinh tế học quốc tế. Được triển khai bởi hai nhà kinh tế học Thụy Điển, Eli
Heckscher (1919) và Bertil Ohlin (1933) (Ohlin đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1977),
lý thuyết này thường được gọi là lý thuyết Herckscher-Ohlin. Vì lý thuyết nhấn
mạnh vào sự tương tác giữa tỷ lệ các yếu tố sản xuất khác nhau sẵn có ở những
nước khác nhau và tỷ lệ sử dụng các yếu tố này trong việc sản xuất các hàng hóa
khác nhau, nên nó còn được gọi là lý thuyết tỷ lệ yếu tố sản xuất.
Các nước có xu hướng xuất khẩu những hàng hóa thâm dụng yếu tố sản xuất
dồi dào của mình. Chính yếu tố sản xuất dồi dào này khiến cho chi phí sản xuất đầu
vào giảm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường thế giới, mang
Trang 10
lại lợi nhuận cho chủ sở hữu yếu tố sản xuất dồi dào này. Ngược lại thì các nước
nhập khẩu những hàng hóa thâm dụng yếu tố sản xuất khan hiếm trong nước.
Đứng trên quan điểm của lợi ích so sánh nhưng lý thuyết Herckscher-Ohlinkhác
với lý thuyết của David Richardo ở chỗ Herckscher-Ohlin lập luận rằng mô hình
thương mại quốc tế được xác định bởi khác biệt về mức độ sẵn có của các yếu tố
sản xuất hơn là sự khác biệt về năng suất lao động.
2.1.5. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia : Mô hình kim cương của Porter
Tại sao một số công ty nhất định tại một số quốc gia cụ thể lại có khả năng đổi
mới một cách nhất quán? Tại sao các công ty này không ngừng theo đuổi những sự
cải thiện, qua đó tìm kiếm một nguồn ngày càng tinh vi hơn của lợi thế cạnh tranh?
Tại sao một số công ty có khả năng vượt qua được những rào cản đáng kể đối với
sự thay đổi và đổi mới mà thường đi kèm với sự thành công?
Theo Michael Porter (1990), câu trả lời nằm trong bốn thuộc tính lớn của một
quốc gia, các thuộc tính mà đứng riêng hay như một hệ thống tạo ra hình thoi của
lợi thế quốc gia, sân chơi mà mỗi quốc gia thiết lập và hoạt động cho các ngành của
mình. Những thuộc tính này là:
1. Điều kiện các yếu tố sản xuất: Vị thế của quốc gia đó về các nhân tố sản
xuất, ví dụ như lao động có kỹ năng hay cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong
một ngành đã biết.
2. Các điều kiện về cầu: Bản chất của nhu cầu thị trường nội địa cho sản phẩm
hay dịch vụ của một ngành.
3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Sự hiện diện hay vắng mặt
trong một quốc gia của các ngành cung ứng và các ngành có liên quan khác có năng
lực cạnh tranh quốc tế.
4. Chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh của công ty: Các điều kiện trong một
quốc gia mà quản trị cách thức các công ty được tạo ra, tổ chức và quản lý, cũng
như bản chất của sự ganh đua trong nước.
Trang 11
Chiến lược, cấu trúc và
sự cạnh tranh ngành
Điều kiện cầu
Điều kiện các yếu tố sản
xuất
Các ngành công nghiệp
hỗ trợ và có liên quan
Hình 2.1 : Mô hình kim cương của Michael Porter
Những nhân tố này tạo ra môi trường quốc gia mà trong đó các công ty được
sinh ra và học hỏi cách thức cạnh tranh. Mỗi điểm trên hình thoi – và hình thoi như
là một hệ thống - ảnh hưởng đến các thành phần cơ bản cho việc đạt được sự thành
công trong cạnh tranh trên trường quốc tế: sự sẵn có của các nguồn lực và kỹ năng
cần thiết cho lợi thế cạnh tranh trong một ngành; thông tin mà định hình các cơ hội
mà những công ty nhận thức được và các phương hướng mà qua đó các công ty này
sử dụng những nguồn lực và kỹ năng của mình; mục tiêu của những người sở hữu,
nhà quản lý, và các cá nhân trong công ty; và quan trọng nhất, những áp lực đối với
các công ty trong việc đầu tư và đổi mới. Khi một môi trường quốc gia cho phép và
hỗ trợ sự tích lũy nhanh nhất của các tài sản và kỹ năng chuyên môn hóa – đôi khi
đơn giản bởi vì nỗ lực và sự cam kết lớn hơn – các công ty tạo được một lợi thế
cạnh tranh. Khi môi trường quốc gia tạo ra những thông tin cập nhật và sự hiểu biết
sâu sắc đối với nhu cầu về sản phẩm và các quy trình, thì các công ty hoạt động
trong môi trường ấy tạo ra được một lợi thế cạnh tranh. Cuối cùng, khi một môi
trường quốc gia tạo áp lực buộc các công ty phải đổi mới và đầu tư, thì các công ty
trong môi trường ấy vừa tạo được lợi thế cạnh tranh vừa nâng cấp được những lợi
thế đó theo thời gian.
Như vậy, theo lý thuyết Porter thì các nước nên xuất khẩu những sản phẩm của
những ngành mà tại đó cả 4 thành phần của mô hình kim cương này có điều kiện
thuận lợi, ngược lại thì nên nhập khẩu trong lĩnh vực mà các thành phần đều không
có điều kiện thuận lợi.
Trang 12
Việt Nam là một đất nước mà người dân sử dụng lúa gạo là thực phẩm chính
trong bữa cơm hàng ngày, diện tích đất nông nghiệp lớn, có nguồn phù sa bồi đắp
và cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm, thủy điện rộng khắp, kinh nghiệm về sản
xuất nông nghiệp từ bao đời nay, nhiều ngành khác hỗ trợ như sản xuất phân bón,
công cụ nông nghiệp,…Nhà nước với những chính sách chú trọng phát triển nông
nghiệp, an ninh lương thực và hỗ trợ nông dân sản xuất, sự cạnh tranh về chất lượng
hàng nông sản (cùng trồng lúa nhưng mỗi tỉnh , địa phương lại có những loại lúa
của riêng mình, cho đặc tính khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng về
độ thơm, dẻo, ngọt,…), không có gì khó hiểu khi nông nghiệp là một lợi thế cạnh
tranh quốc gia của Việt Nam bởi nó hội đủ 4 yếu tố, thuộc tính quan trọng của mô
hình kim cương Porter.
2.1.6. Lý thuyết thương mại mới của Krugman
Các sách giáo khoa về Kinh tế học đến những năm 1970, thậm chí cho đến hiện
nay đã giải thích về thương mại quốc tế bằng các lý thuyết của Adam Smith (Lợi
thế tuyệt đối), của David Ricardo (Lợi thế so sánh), của Heckscher-Ohlin (Tỷ lệ
các nhân tố)... Theo đó, sự khác nhau giữa các quốc gia về các nguồn lực và về
năng suất lao động là động lực của thương mại quốc tế, dẫn đến sự trao đổi và đem
lại lợi ích cho các bên tham gia. Chẳng hạn như Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nga
và nhập khẩu về thiết bị điện; Hoa kỳ nhập khẩu hàng dệt của Trung Quốc và xuất
khẩu sang Trung Quốc máy bay Boing...
Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế lại có hiện tượng là giữa các nước như
Nhật và Hàn Quốc, Pháp và Đức, Mỹ và Canada; mặc dù nguồn lực cũng như năng
suất lao động không khác biệt nhiều nhưng trao đổi thương mại giữa những nước
này lại khá lớn. Các nước phát triển buôn bán với nhau không phải chỉ có những sản
phẩm do khác biệt về nguồn lực hay năng suất, không phải chỉ bán thứ này và mua
thứ khác mà họ còn buôn bán với nhau cùng một loại sản phẩm như ôtô hoặc rượu.
Nếu vận dụng các lý thuyết thương mại cũ nói trên thì sẽ khó giải thích một cách
thuyết phục các hiện tượng này.
Từ những năm 1950 các nhà kinh tế đã phát hiện ra vấn đề này và cố gắng giải
thích bằng lý thuyết thương mại nội ngành (intra industry trade) nhưng vẫn chưa
Trang 13
mang tính toàn diện, triệt để. Đến năm 1979, bằng một bài báo dài 10 trang, P.
Krugman đã đánh dấu sự ra đời của lý thuyết thương mại mới trên cơ sở lý luận về
tính kinh tế của quy mô, sự đa dạng về sự sở thích của người tiêu dùng và cạnh
tranh độc quyền.
Theo P. Krugman (1979), sở dĩ trên thế giới mặc dù người ta có thể lập ra rất
nhiều hãng sản xuất máy bay nhưng thực tế chỉ cần và chỉ có một số ít hãng sản
xuất và cung cấp máy bay cho toàn thế giới như Boing, Airbus... Đó là vì tính kinh
tế của quy mô. Thật vậy, sản xuất quy mô lớn cho phép hãng hạ giá thành đến mức
thấp nhất và tạo nên sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, duy trì sự tồn tại và có
khả năng thôn tính các hãng khác nếu có ý định gia nhập ngành. Và dĩ nhiên, sản
xuất quy mô lớn cũng tạo thuận lợi cho việc đầu tư, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ
mới, đảm bảo và liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, đó chính là đặc tính lợi thế
theo quy mô. Bên cạnh đó, Krugman cũng đưa ra quan điểm người tiêu dùng quan
tâm tới tính đa dạng của sản phẩm (nhãn hiệu, chủng loại,…)
Cho tới ngày nay, lý thuyết Thương mại mới của Paul Krugman (cùng với sự
đóng góp lớn của Bhagwati, Dixit, Helpman, Norman…) đã trở thành lý thuyết
chính trong ngành thương mại quốc tế, bổ sung cho lý thuyết lợi thế so sánh của
Ricardo và Heckscher-Ohlin. Những nghiên cứu trong lĩnh vực thương mại quốc tế
hơn 30 năm qua hầu hết đều dựa trên những nền tảng của lý thuyết này.
2.2.
Mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế
Đây là mô hình được phát triển bởi Tinbergen (1962), Poyhonen (1963) và
Linnemann (1966) dựa trên định luật trọng lực hấp dẫn của Newton. Đây là mô
hình được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại quốc tế với nhiều nghiên
cứu thực nghiệm (Jame E. Anderson, 1979; Gbetnkom và Khan, 2002; Erdem và
Nazlioglu, 2008; Hatab, Romstad và Huo, 2010).
Mô hình này giải thích được lý do tại sao xuất hiện thương mại quốc tế giữa các
nước với nhau mà các học thuyết, mô hình trước đây đã mô tả, ngoài ra nó còn trả
lời được lý do có sự hấp dẫn về thương mại, tầm quan trọng của thương mại giữa
các nước với nhau, điều mà các học thuyết khác chưa giải thích được.
Trang 14
Mô hình hấp dẫn đã đạt được nhữngthành công không thể phủ nhận trong
việcgiải thích các loại dòng chảy quốc tế và liênkhu vực, trong đó có thương mại
quốc tế nói chung và thương mại nội ngành nói riêng. Mô hình nghiên cứu dự đoán
về dòng thương mại song phương phụ thuộc vào quymô nền kinh tế và khoảng cách
giữa các nước.
Định luật hấp dẫn mà nhà bác học Newton (1687) đã công bố mô tả lực hấp
dẫn giữa 2 vật thể có khối lượng có mối liên hệ với khoảng cách giữa chúng:
Fij= Mi* Mj/D2ij
Trong đó Fịj là lực hấp dẫn; Mi, Mj là khối lượng vật thể i, j; Dij là khoảng cách
giữa vật thể i và j.
Tiếp cận theo hướng của định luật hấp dẫn trong vật lý này, mô hình hấp dẫn
chuẩn cơ bản trong kinh tế được sử dụng lần đầu tiên để phân tích luồng giao
thương quốc tế được đưa ra bởi Tinbergen (1962), Poyhonen (1963) và Linnemann
(1966). Theo đó, thương mại giữa 2 nước tỷ lệ thuận với GNP (GDP) mỗi nước và
tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng:
Xij = A
𝛽1 𝛽2
𝑌𝑗
𝛽3
𝐷𝑖𝑗
𝑌𝑖
Hoặc có thể viết ngắn gọn như sau:
Xij = β0Yiβ1Yjβ2Dijβ3
Trong đó :
β0 là hằng số hấp dẫn, dấu của hệ số β phản ánh tỷ lệ nghịch hay thuận đối với
Xij
Xij là kim ngạch xuất khẩu từ nước i sang nước j
Yi là GNP (GDP) của nước i (yếu tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu
i)
Yj là GNP (GDP) của nước jyếu tố ảnh hưởng tới cầu của nước xuất khẩu j)
D là khoảng cách địa lý giữa nước i và nước j (các yếu tố cản trở, hấp dẫn
khác).
Trang 15
Khi đưa mô hình hấp dẫn vào phân tích, thường người ta lấy Logarit 2 vế để
đưa hệ số β xuống:
LogXij = a0 + β1LogYi + β2LogYj + β3LogDij .
Mô hình hấp dẫn (gravity model) ban đầu được chứng minh dựa trên cơ sở cân
bằng tổng giá trị xuất nhập khẩu của toàn nền kinh tế (Linneman,1966). Thương
mại giữa hai nước chịu tác động của nhóm các yếu tố cung của nước xuất khẩu và
cầu của nước nhập khẩu cùng một số các yếu tố ảnh hưởng tới thương mại giữa hai
nước, cung cầu bằng nhau, nền kinh tế cân bằng, ta thu được mô hình hấp dẫn
(gravity model) trong thương mại:
Hình 2.2 : Mô hình hấp dẫn theo quy luật cung cầu
(Nguồn: Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008)
Cũng dùng sự cân bằng cung và cầu, nghiên cứu của Berstrand (1985) sử dụng
lý thuyết kinh tế vi mô cho từng ngành: cung hàng một ngành của một quốc gia
được cho là tạo nên bởi hoạt động tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp trong
khi cầu được tạo bởi hoạt động tối đa hóa thỏa dụng với giới hạn về ngân sách, nền
kinh tế đạt cân bằng ở mức mà cung và cầu gặp nhau, từ đó ta có được mô hình hấp
dẫn trong thương mại.
Ngoài những nghiên cứu chứng minh dựa trên mô hình cân bằng cung cầu kể
trên, có những nghiên cứu dựa trên nền tảng các lý thuyết thương mại quốc tế để
Trang 16