Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Các yếu tố tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp việt nam giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

LÊ HỮU QUÝ

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Các yếu tố tác động đến năng suất lao động của các doanh
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong đề tài này, tôi cam đoan
đề tài này đều là thành quả lao động của chính tôi.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong đề tài mà
không được trích dẫn theo đúng quy định.
Đề tài này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Lê Hữu Quý

i


LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, tôi xin cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận đã hỗ trợ kinh phí,
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận đã tạo điều kiện để tôi được tham gia
học chương trình Thạc sĩ tại Trường Đại học Mở thành phố Hồ ChíMinh.
Tôi xin cảm ơn các quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo điều kiện thuận
lợi nhất trong suốt thời gian tôi tham gia học tập tạitrường.
Luận văn này sẽ khó có thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ quý báu của các
thầy cô, sự hỗ trợ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn và những người bạn thân của tôi.
Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, chia sẽ của mọi người trong suốt quá trình thực hiện
luận văn. Chính nhờ những giúp đỡ này mà luận văn của tôi được hoàn thiện tốt hơn
cũng như qua đó, nâng cao hơn nữa những kỹ năng của bản thân trong công việc và cả
trong cuộcsống.
Xin chân thành cảm ơn TS. Trần Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn, định hướng và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian qua để tôi hoàn thành tốt luận vănnày.
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, bạn bè và những người thân sức khỏe,
hạnh phúc và thànhđạt.
Xin trân trọng cảmơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 9 năm 2016
Học viên: LÊ HỮU QUÝ

ii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện với mục tiêu là xác định các yếu tố tác động đến năng suất
lao động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014, đồng thời xác định mức
độ tác động của các yếu tố đó đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nói chung và
từng vùng kinh tế khác nhau của cả nước.Nghiên cứu thực hiện sử dụng nguồn dữ liệu thứ
cấp thu thập từ kết quả điều tra của 204.235 quan sát doanh nghiệp, giai đoạn năm 2010 2014 của Tổng cục Thống kê.
Số liệu tính toán chỉ tiêu về doanh thu, lao động để tính năng suất lao động của
doanh nghiệp và các biến độc lập được tính dựa trên các thông tin về quy mô vốn đầu tư,

lao động, thu nhập lao động, loại hình kinh tế, đặc điểm ngành nghề, chi phí lao động, giá
trị tài sản của doanh nghiệp và đặc điểm vùng kinh tế được lấy từ phiếu thu thập thông tin
điều tra doanh nghiệp.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê định lượnglà dùng mô hình hồi quy tuyến
tính để phân tích dữ liệu, sử dụng phương pháp biến công cụ để xử lý sai phạm trong mô
hình. Kết quả thực nghiệm trong mô hình tìm được các yếu tố tác động đến năng suất lao
động của các doanh nghiệp như: Quy mô vốn đầu tư, quy mô lao động, thu nhập của
người lao động, ngành nghề kinh doanh, hình doanh nghiệp, các khoản chi trả cho người
lao động, giá trị tài sản của doanh nghiệp và đặc điểm vùng kinh tế. Tuy nhiên, biến số
quy mô tài sản được dùng làm biến công cụ nên tác động gián tiếp tới năng suất lao động
thông qua biến nội sinh LnLabour, biến lao động và chi phí phải trả cho người lao động có
kết quả trái ngược với kỳ vọng dấu ban đầu.
Đề tài hồi quy theo 8 vùng kinh tế để so sánh được mức độ tác động của các yếu tố
đến năng suất lao động theo từng vùng miền,năng suất lao động doanh nghiệp có sự khác
biệt giữa các vùng kinh tế, giữa các loại hình kinh tế của doanh nghiệp. Đối với doanh
nghiệp hoạt động theo từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh cũng có sự cách biệt nhau
khá lớn về năng suất lao động.
Qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra một số khuyến nghị đối với khu vực
doanh nghiệp, cơ quan quản lý cấp Trung ương và địa phương nhằm có những định hướng
nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp.

iv


MỤC LỤC
Trang
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ..................................................................................... i
Lời cam đoan ....................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .......................................................................................................................... iii
Tóm tắt ................................................................................................................................ iv

Mục lục ................................................................................................................................ v
Danh mục bảng .................................................................................................................. vii
Danh mục hình.................................................................................................................. viii
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................... ix
Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 4
1.4. Đối tượng vàphạm vinghiên cứu .................................................................................. 4
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................................... 4
1.6. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................... 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................ 6
2.1. Khái niệm năng suất và năng suất lao động ................................................................. 6
2.2. Phương pháp đo lường năng suất lao động .................................................................. 9
2.3. Lý thuyết các yếu tố tác động đến năng suất lao động ............................................... 10
2.3.1. Lý thuyết về năng suất .................................................................................. 10
2.3.2. Lý thuyết các yếu tố tác động đến năng suất lao động ................................. 12
2.4. Một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ............................................................ 19
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................... 26
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 27
3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 27
v


3.2. Phương pháp hồi quy .................................................................................................. 28
3.3. Mô hình nghiên cứu đề nghị ....................................................................................... 30
3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 31
3.3.2. Xây dựng mô hình hồi quy đề nghị .............................................................. 34
3.4. Giải thích và đo lường các biến số trong mô hình...................................................... 35
3.4.1. Biến phụ thuộc .............................................................................................. 35

3.4.2. Các biến độc lập ........................................................................................... 36
3.5. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 38
3.6. Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 38
Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................... 39
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 40
4.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................................ 40
4.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình ............................................. 48
4.3. Ước lượng và lựa chọn mô hình hồi quy .................................................................... 50
Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................... 65
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 66
5.1. Kết luận....................................................................................................................... 66
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................................... 68
5.2.1. Đối với doanh nghiệp ................................................................................... 68
5.2.2. Đối với cơ quan quản lý cấp Trung ương..................................................... 69
5.2.3. Đối với cơ quan quản lý cấp địa phương ở từng vùng miền ........................ 70
5.3. Hạn chế của đề tài ....................................................................................................... 71
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 72
PHỤ LỤC 1: Kết quả phân tích hồi quy............................................................................ 76
PHỤ LỤC 2: Kết quả hồi quy riêng phần giữa tài sản và lao động .................................. 85

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ........................................ 25
Bảng 3.1: Tổng hợp cách tính cho từng biến số ................................................................ 37
Bảng 4.1: Thống kê doanh nghiệp theo năm ..................................................................... 40
Bảng 4.2: Thống kê doanh nghiệp theo vùng kinh tế ........................................................ 41
Bảng 4.3: Thống kê doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp ....................................... 42

Bảng 4.4: Thống kê doanh nghiệp theo ngành .................................................................. 43
Bảng 4.5: Thống kê năng suất theo năm ........................................................................... 44
Bảng 4.6: Thống kê năng suất theo vùng .......................................................................... 45
Bảng 4.7: Thống kê năng suất theo loại hình doanh nghiệp ............................................. 46
Bảng 4.8: Thống kê năng suất theo ngành kinh doanh ..................................................... 47
Bảng 4.9: Thống kê các biến định lượng ........................................................................... 48
Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình .............................. 49
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy riêng phần giữa tài sản và lao động ...................................... 50
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng của mô hình ...................................................................... 51
Bảng 4.13: Kiểm định mức ý nghĩa tổng thể mô hình và kiểm định biến nội sinh ........... 53
Bảng 4.14: Tổng hợp các giải thuyết nghiên cứu .............................................................. 64

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu........................................................................................... 31
Hình 4.1: Hệ số hồi quy của biến số LnLabour của 9 mô hình ......................................... 53
Hình 4.2: Hệ số hồi quy của biến số LnInvest của 9 mô hình........................................... 55
Hình 4.3: Hệ số hồi quy của biến số LnA_Cost của 9 mô hình ........................................ 57
Hình 4.4: Hệ số hồi quy của biến số LnA_Income của 9 mô hình ................................... 59
Hình 4.5: Hệ số hồi quy của biến số Industry của 9 mô hình ........................................... 60
Hình 4.6: Loại hình kinh tế của doanh nghiệp tại mô hình tổng thể ................................. 61
Hình 4.6.1: Khu vực doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ..................................... 62
Hình 4.6.2: Khu vực doanh nghiệp liên doanh ........................................................ 62
Hình 4.6.3: Khu vực hợp tác xã ............................................................................... 63
Hình 4.6.4: Khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước .......................................... 63

viii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBB:

Đông Bắc Bộ

TBB:

Tây Bắc Bộ

ĐBSH:

Đồng bằng sông Hồng

BTB:

Bắc Trung Bộ

DHMT:

Duyên hải miền Trung

TN:

Tây Nguyên


ĐNB:

Đông Nam Bộ

HTX:

Hợp tác xã

UBND:

Ủy ban nhân dân

USD:

Đồng đô la Mỹ

%:

Tỷ lệ phần trăm

Khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (gọi tắt là công nghiệp)
Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp (gọi tắt là nông nghiệp)
Khu vực thương mại- dịch vụ (gọi tắt là dịch vụ)
FDI:

Vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài

OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
APO:


Tổ chức năng suất Châu Á.

NSLĐ:

Năng suất lao động

ULC:

Chi phí đơn vị lao động

GDP:

Tổng giá trị quốcnội

ix


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Trong môi trường cạnh tranh, hòa nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, năng suất lao
động là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một ngành và trong
từng doanh nghiệp (Steenhuis và Bruijn, 2006).
Năng suất là mối quan tâm chung của người lao động, doanh nghiệp và toàn xã
hội. Năng suất lao động đánh giá được khả năng của người lao động, sự phát triển của
một doanh nghiệp hay xã hội. Doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao rất cần phải
nâng cao năng suất lao động. Người lao động muốn tăng thu nhập cũng cần phải nâng
cao năng suất lao động. Đặc biệt với nền kinh tế đang phát triển của nước ta như hiện
nay vấn đề nâng cao năng suất lao động càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Đặc biệt,
đối với các nước đang phát triển, năng suất lao động được coi là yếu tố quan trọng nhất
(Sauian, 2002).

Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh hiệu
quả sử dụng lao động và là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia,
trong các học thuyết kinh tế, từ học thuyết kinh tế của Karl Marx đến các học thuyết
kinh tế thị trường hiện nay đều quan tâm tới năng suất lao động. Trong thực tiễn, các
quốc gia đều hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững trên nền tảng năng suất lao
động ngày một nâng cao. Tại Việt Nam, vấn đề năng suất lao động và nâng cao năng
suất lao động đang ngày càng được quan tâm đúng mức hơn trong nhận thức cũng như
hoạch định chính sách, xây dựng các kế hoạch quản lý và điều hành kinh tế. Chỉ tiêu
năng suất lao động cũng chính thức được đưa vào trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia (Chính phủ, 2005).
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính (2015) về tình hình hoạt động, sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp qua đăng ký thuế, tính đến thời điểm ngày 20/5/2015 số
lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc hiện có 506.053 doanh nghiệp. Năm
2014, cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc đăng ký tạm
ngừng hoạt động, tăng 9,6% so với năm 2013. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một
doanh nghiệp trong năm 2014 đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013. Số lao động
1


dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2014 là 1.091
nghìn lao động, tăng 2,8% so với năm 2013 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014). Mặc dù,
nền kinh tế vẫn chưa thực sự thoát khỏi bối cảnh khó khăn nhưng xét trên khía cạnh quy
mô vốn, doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2014 đã tăng hơn so với cùng kỳ năm
ngoái. Điều đó cho thấy dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp
có xu hướng tích cực, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện hiệu quả sản xuất kinh
doanh, năng suất lao động được nâng lên (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015).
Trong giai đoạn 2001 - 2010, năng suất lao động doanh nghiệp Việt Nam liên tục
tăng. Năm 2010, một lao động trong một doanh nghiệp trung bình đã tạo ra 11,3 triệu
đồng giá trị gia tăng, tăng 49% so với 7,6 triệu đồng của năm 2001 (tính theo giá so
sánh năm 1994). Mặc dù vậy, nhìn chung tốc độ gia tăng năng suất lao động còn thấp,

trước hết là thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nền kinh tế. Trong giai đoạn
2001 - 2007, tốc độ tăng năng suất hình thành xu hướng đi lên, năm sau cao hơn năm
trước, từ 4,13% - 5,58%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế,
tốc độ tăng trưởng năng suất đã sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2008 - 2009, xuống
2,89% - 3,21% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013).
Theo Tổng cục Thống kê (2014), năm 2014 năng suất lao động xã hội theo giá
hiện hành của toàn nền kinh tế ước đạt 74,3 triệu đồng/lao động (tương đương 3.515
USD). Trong đó, năng suất lao động khu vực nông, lâm và thủy sản đạt 28,9 triệu đồng
(bằng 38,9% mức chung), công nghiệp và xây dựng là 133,4 triệu đồng, khu vực thương
mại dịch vụ đạt 100,7 triệu đồng. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động
toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013. Trong đó, năng suất lao
động khu vực nông, lâm và thủy sản tăng 2,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%,
thương mại dịch vụ tăng 4,4%. Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong giai
đoạn 2005 - 2014, tốc độ bình quân đạt 3,7% mỗi năm. Rõ ràng, các điều kiện vĩ mô có
tác động trực tiếp đến năng suất lao động của các doanh nghiệp
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, 2013), năng suất lao động của Việt Nam
thuộc nhóm thấp nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (năng suất lao động của nước
ta thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần).
Hiện có 80% lao động Việt Nam là lao động phổ thông, trình độ thấp, phần lớn người
lao động trải qua quá trình đào tạo chưa thực sự phù hợp với những yêu cầu trình độ
2


chung của khu vực và thế giới; tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta đến năm 2014 mới
đạt 40%, trong khi Singapore đạt 62%, Hàn Quốc là 62%. Như vậy, với chất lượng
nguồn nhân lực chưa được cải thiện và nâng cao thì giải pháp tăng năng suất lao động
vẫn còn là bài toán khó khăn.
Năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp là hai vấn đề lớn mà
Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay, bởi vì năng suất lao động và việc làm là nguồn
gốc của tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư nước ngoài sẽ rời khỏi Việt Nam nếu như

chúng ta không có những biện pháp giúp cải thiện năng suất lao động, phát triển nguồn
nhân lực hiện đại, tiên tiến, phù hợp với nhu cầu phát triển của khu vực và thế giới. Hệ
quả tất yếu của những bất cập trong nguồn lao động nước ta hiện nay là sẽ không tạo
công ăn việc làm, người lao động sẽ mất việc, không được hưởng các chế độ đãi ngộ, từ
đó làm cho nền kinh tế giảm sút và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của đất nước.
Đối với các doanh nghiệp, việc tăng năng suất lao động càng có ý nghĩa quan trọng, nó
là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp ở
Việt Nam là một vấn đề rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp và cơ quan chức năng
đưa ra các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng suất lao động để từ đó nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Thêm vào đó, Việt Nam vốn có đặc điểm vùng miền kinh tế
và được chia thành 8 vùng kinh tế có mối liên hệ khá giống nhau về địa lý ở từng vùng.
Năng suất lao động ở từng vùng có thể khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất
lao động ở từng vùng cũng có thể khác nhau. Việc tìm hiểu về vấn đề này có thể giúp
ích cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương trong từng
vùng có những giải pháp thiết thực hơn và từ đó có thể thúc đẩy các liên kết kinh tế
trong vùng mang tính tích cực hơn.
Như vậy, để làm rõ vấn đề này, việc lựa chọn và thực hiện đề tài: “Các yếu tố tác
động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014”
là cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Với vấn đề nghiên cứu được đặt ra, đề tài này mong muốn đạt các mục tiêu sau:
(i) Xác định các yếu tố tác động đến năng suất lao động.
3


(ii) Xác định mức độ tác động của các yếu tố đó đến năng suất lao động của các
doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và từng vùng kinh tế khác nhau của cả nước.
(iii) Các khuyến nghị nhằm tăng năng suất lao động cho các doanh nghiệp nói

riêng và nền kinh tế nói chung.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời 03 câu hỏi nghiên
cứu sau:
(i) Các yếu tố nào tác động đến năng suất lao động và mức độ tác động của các
yếu tố đó đến năng suất lao động của các doanh nghiệp ở Việt Nam?
(ii) Những yếu tố tác động này thay đổi như thế nào đối với những doanh nghiệp
trong từng vùng kinh tế khác nhau?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng suất lao động của các doanh nghiệp đang
hoạt động ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014.
Dữ liệu nghiên cứu: Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ kết quả điều tra của
386.082 doanh nghiệp, giai đoạn năm 2010 - 2014 của Tổng Cục Thống kê.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Sau quá trình phân tích tìm hiểu, đề tài tập trung đo lường các yếu tố tác động
đến năng suất lao động của các doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố và các
yếu tố tác động này thay đổi như thế nào đối với những doanh nghiệp trong từng vùng
kinh tế khác nhau. Dựa vào kết quả phân tích hồi quy, các khuyến nghị phù hợp được đề
nghị nhằm nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tác động tích cực đến quyết định của người quản
lý doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương, cấp địa phương trong
từng vùng nhằm phát triển tình hình kinh tế - xã hội, thúc đẩy các liên kết kinh tế trong
vùng. Đối với doanh nghiệp khi biết các yếu tố tác động nên năng suất lao động, mức độ
ảnh hưởng của từng yếu tố sẽ đưa ra các quyết định hợp lý, chính xác nhằm nâng cao
năng suất lao động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Đối với cơ
quan quản lý nhà nước sẽ có những giải pháp thiết thực hơn giúp cho doanh nghiệp cải
4



thiện vấn đề năng suất lao động, từ đó tạo nguồn thu ngân sách thông qua chính sách
thuế, cải thiện thu nhập cho người lao động, giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội,
thúc đẩy các liên kết kinh tế trong vùng mang tính tích cực hơn.
1.6 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan: Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý
do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên
quan đến lao động, năng suất lao động, doanh nghiệp, lý thuyết kinh tế về hàm sản xuất,
hàm sản suất Cobb - Douglas, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nêu lại
tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Từ đó, xác định các nhân tố tác
động đến năng suất lao động trong doanh nghiệp và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết, tổng
quan các nghiên cứu trước và những đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, chương này sẽ
trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn dữ liệu cho mô hình
nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích thống
kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, phân tích kết quả của mô hình kinh tế lượng để trả lời các
câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và kiểm định các giải thuyết được đặt ra.
Chương 5: Kết luận và đề xuất khuyến nghị: Dựa vào kết quả nghiên cứu, một
số khuyến nghị được đề xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Đồng thời chương này
cũng nêu ra những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này sẽ trình bày các lý thuyết về năng suất lao động doanh nghiệp,
chủ yếu nhấn mạnh cách tính năng suất lao động để thực hiện đưa ra mô hình nghiên

cứu cùng các giải thuyết nghiên cứu ở chương sau.
2.1. Khái niệm năng suất và năng suất lao động
Theo Baines (1997a), năng suất là việc sử dụng tối đa các nguồn lực của một tổ
chức để đạt kết quả đề ra. Thực hiện tăng năng suất khi doanh nghiệp tạo ra nhiều đầu ra
hơn cùng một lượng đầu vào nhất định hoặc sản xuất cùng một lượng đầu ra với đầu vào
ít hơn.
Ross và Khleef (2002) cho rằng, năng suất là việc tạo ra và cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ mà sử dụng được mọi nguồn lực về vật chất và con người để thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và bảo vệ môi
trường. Năng suất được thực hiện thông qua nỗ lực của con người trong sản xuất gắn
liền với văn hóa xã hội nhất định.
Theo Robbins (2001), năng suất là việc đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách
tiến hành biến đổi các đầu vào thành đầu ra ở mức chi phí thấp nhất. Khi đó năng suất
doanh nghiệp ảnh hưởng bởi hiệu suất và hiệu quả.
Tangen (2005) định nghĩa, năng suất là một thuật ngữ có nghĩa rộng, ý nghĩa có
thể thay đổi tùy theo mục tiêu sử dụng. Nâng cao năng suất doanh nghiệp không phải
chỉ tập trung vào cắt giảm chi phí, mà phải kết hợp giữa hiệu quả và hiệu suất trong quá
trình chuyển đổi. Quá trình này được thực hiện thông qua hệ thống từ đầu quá trình đến
cuối. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, trên góc độ quản lý, năng suất là việc sử dụng
tối ưu các nguồn lực để tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng
(Bernolak, 1997, trích trong Tangen, 2005). Định nghĩa này nêu ra hai đặc tính quan
trọng: thứ nhất, năng suất liên quan mật thiết với việc sử dụng các nguồn lực (hiệu suất);
thứ hai, năng suất có mối liên hệ chặt chẽ với việc thỏa mãn khách hàng (hiệu quả).
Quan điểm này tương đồng với quan điểm năng suất theo cách tiếp cận mới, tức là năng
suất phải bao gồm cả tính hiệu suất và hiệu quả.

6


Prokopenko (1996) định nghĩa, năng suất là chỉ tiêu phản ánh quan hệ kết quả

đầu ra so với chí phí đầu vào của quá trình sản xuất. Các đầu vào của quá trình sản xuất
đó là lao động, vốn, đất đai, nguyên liệu, năng lượng và thông tin. Nâng cao năng suất
doanh nghiệp khi doanh nghiệp tạo được nhiều đầu ra hơn cùng với một lượng đầu vào
nhất định, hoặc cùng một đầu ra với đầu vào ít hơn.
Theo Rolstadas (1998), năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào. Nó đo lường
hiệu suất sử dụng nguồn lực để sản xuất đầu ra cần thiết và phản ánh sự thay đổi trong
năng suất. OECD (2002), năng suất lao động là tỷ lệ giữa kết quả đầu ra so với số lượng
lao động đầu vào trong một khoảng thời gian cụ thể.
Kinh tế học chính trị Mác - Lê Nin (2011), năng suất lao động là hiệu quả, hiệu
suất của lao động trong quá trình sản xuất. Năng suất lao động được tính bằng số lượng
sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian lao động, hay lượng thời gian cần
thiết để sản xuất ra một sản phẩm.
Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012) cho rằng, năng suất lao động là hiệu
quả lao động có ích của con người trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động được
đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian
lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nói đến năng suất lao động là nói
đến kết quả hoạt động sản xuất của con người trong một đơn vị thời gian nhất định.
Công thức chung để tính năng suất lao động:
Ns =

t
Q
hay Nt =
t
Q

Trong đó:
- Ns: Năng suất lao động tính theo sản lượng sản phẩm tạo ra trong một đơn vị
thời gian.
- Nt: Năng suất lao động được tính theo lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra

một sản phẩm.
- Q: Lượng sản phẩm.
- t: Thời gian để sản xuất ra lượng sản phẩm đó.
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm có hai loại lao động hao phí: Lao động
sống và lao động vật hóa. Chi phí lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay
7


trong quá trình sản xuất. Chi phí lao động quá khứ là loại chi phí được biểu hiện ở giá trị
của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng,…là loại lao động đã được vật
hóa hay được chuyển vào giá trị sản phẩm.
Adam Smith (1776), hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao động và khả
năng sản xuất của lao động. Krugman (1994) đã nhận định rằng năng suất tuy không
phải là thứ quyết định tất cả nhưng trong dài hạn nó lại là thứ quyết định tất cả và tiêu
chuẩn sống của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất của người lao
động trong quốc gia đó.
Trong quá trình tìm hiểu về năng suất và năng suất lao động, có rất nhiều khái
niệm được đưa ra như trên, vai trò của năng suất được nhìn nhận rất rộng rãi trong các
tác phẩm kinh tế học vì tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, năng suất theo Rolstadas
(1998), Prokopenko (1996), Adam Smith (1776), Krugman (1994) và năng suất lao
động theo OECD (2002) được vận dụng vào đề tài nghiên cứu.
Theo OECD (2001), Năng suất thường được định nghĩa là một tỷ lệ của một
thước đo khối lượng đầu ra cho một biện pháp đầu vào sử dụng và được đặt trong mối
liên hệ với các biến số vĩ mô khác (theo góc độ năng suất quốc gia) hoặc với các biến số
vi mô trong doanh nghiệp (theo góc độ năng suất của doanh nghiệp). Năng suất bao
gồm nhiều yếu tố trong đó có: Năng suất vốn và năng suất lao động. Năng suất lao động
là một chỉ tiêu kinh tế vì nó cung cấp một biện pháp năng động của tăng trưởng kinh tế,
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và là thước đo của hiệu quả lao động.
Năng suất thường được tiếp cận ở hai góc độ: góc độ quốc gia và góc độ doanh
nghiệp. Ở cả hai góc độ, năng suất nói chung được hiểu là tỷ lệ giữa kết quả đầu ra so

với khối lượng nguồn lực đầu vào (OECD, 2008). Hiểu theo cách đơn giản, năng suất là
thước đo mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo ra kết quả đầu ra (số lượng, giá trị gia
tăng) từ các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, nguyên liệu, năng lượng…). Vì lao động là
một yếu tố đầu vào quan trọng nên năng suất lao động là một thuật ngữ để hàm ý mức
độ hiệu quả của việc sử dụng lao động, theo đó năng suất lao động là tỷ lệ giữa kết quả
đầu ra so với số lượng lao động đầu vào trong một khoảng thời gian cụ thể (OECD,
2002).
Do vậy, cách nhìn nhận theo hướng này khá dễ dàng tiếp cận, tính toán nhanh và
đưa ra kết quả đáng tin cậy với các số liệu điều tra từ doanh nghiệp được tổng hợp.
8


2.2. Phƣơng pháp đo lƣờng năng suất lao động
Theo OECD (2001), để tính năng suất lao động một biện pháp hiệu quả có thể
được đo bằng nhiều cách khác nhau. Năng suất lao động tương đương với tỷ lệ giữa một
thước đo khối lượng của đầu ra (tổng sản phẩm trong nước hay tổng giá trị gia tăng) và
một biện pháp sử dụng đầu vào (tổng số giờ làm việc hoặc tổng số việc làm). Năng suất
lao động = đo khối lượng của đầu ra / biện pháp sử dụng đầu vào.
Đo khối lượng của đầu ra: Các biện pháp khối lượng đầu ra phản ánh hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất bởi lực lượng lao động. Tử số của tỷ lệ năng suất lao động, các
biện pháp khối lượng đầu ra được đo bằng cách thu nội địa sản phẩm (GDP) hoặc tổng
giá trị gia tăng (GVA).
Biện pháp sử dụng đầu vào: Các biện pháp sử dụng đầu vào phản ánh thời gian,
công sức và kỹ năng của lực lượng lao động. Mẫu số của tỷ lệ năng suất lao động, các
biện pháp đầu vào là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến các biện pháp của năng
suất lao động. Đầu vào lao động được đo bằng cách tổng số giờ làm việc của tất cả các
người làm việc hoặc tổng số lao động (số đầu).
Theo OECD (2001), chi phí đơn vị lao động (ULC) đo lường chi phí trung bình
của lao động trên một đơn vị sản lượng. Chúng được tính bằng tỷ lệ tổng chi phí lao
động để sản lượng thực tế, hoặc tương đương, như tỷ lệ chi phí lao động trung bình mỗi

giờ năng suất lao động (sản lượng mỗi giờ lao động). Năng suất lao động cho mỗi người
sử dụng được định nghĩa là sản lượng thực tế (giá trị gia tăng) chia cho tổng số người có
làm việc.
Drucker (1974) đã mô tả sự hữu ích và tầm quan trọng của đo lường năng suất
trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp, trong đó: nếu doanh nghiệp không có mục
tiêu năng suất thì doanh nghiệp đó không có định hướng. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp
không đo lường năng suất, doanh nghiệp sẽ không thể kiểm soát được hoạt động của
mình.
Theo APO (1996), năng suất thường được đo lường bằng tỷ lệ giữa lượng đầu ra
trên đầu vào và phù hợp với cách đo lường của OECD (2001, 2002). Do có nhiều loại
đầu vào cũng như đầu ra khác nhau nên xuất hiện nhiều chỉ số năng suất khác nhau. Lao
động là một loại đầu vào, nếu xác định được loại đầu ra của doanh nghiệp thì sẽ có chỉ
số đo lường năng suất của người lao động tùy theo đặc điểm của đầu ra.
9


Theo APO (1996) và theo Thomas và ctg (1990), xét ở trong khía cạnh của
doanh nghiệp, năng suất của lao động có thể được đo lường theo các cách thức như sau:
- Năng suất lao động tính bằng hiện vật: Là sản lượng hiện vật của từng loại sản
phẩm của một công nhân. Công thức tính:

Trong đó: W: là mức năng suất lao động (NSLD) của một công nhân; Q: là Tổng
sản lượng tính bằng hiện vật, đó là khối lượng sản phẩm hàng hóa hoàn thành; T là tổng
số lao động.
- Năng suất lao động tính bằng giá trị: Theo chỉ tiêu này tất cả sản lượng, sản
phẩm hàng hóa tạo ra của doanh nghiệp đều quy về tiền. Công thức tính:

Trong đó: W là mức năng suất lao động của một công nhân. Q thường được đo
lường bằng doanh thu, và T là tổng số lao động của doanh nghiệp.
- Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động: Đó là thời gian hao phí cần

thiết để làm ra một đơn vị sản phẩm.

Trong đó: L là lượng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm (tính bằng đơn
vị thời gian); T là thời gian lao động đã hao phí; Q là số lượng sản phẩm (hoặc giá trị).
Công thức đo lường năng suất theo giá trị sẽ được dùng trong đề tài vì có ưu
điểm là tính đơn giản, dễ đo lường của chỉ số. Chỉ tiêu này có thể dùng tính chung cho
các loại sản phẩm khác nhau, nó khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu hiện vật, phạm
vi sử dụng rộng rãi và có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh năng suất lao động giữa các
ngành khác nhau.
2.3 Lý thuyết các yếu tố tác động tới năng suất lao động
2.3.1 Lý thuyết về năng suất
Kinh tế học tân cổ điển là một trường phái kinh tế học có trọng tâm nghiên cứu là
cơ chế quyết định giá cả, sản lượng, phân phối thu nhập thông qua nguyên lý cung - cầu
dựa trên các giả định về hành vi tối đa hóa thỏa dụng của người tiêu dùng trong điều
10


kiện một ngân sách giới hạn hay tối đa hóa lợi nhuận của nhà sản xuất trong điều kiện
chi phí bị giới hạn. Kinh tế học tân cổ điển khởi đầu bằng kinh tế học vi mô từ nửa cuối
thế kỷ 19; đến nay hầu hết các lý luận kinh tế học vi mô đều là do họ đóng góp. Kinh tế
học tân cổ điển đóng góp vào kinh tế học vĩ mô chủ yếu từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai. Trong khía cạnh năng suất, hàm năng suất được xác định như sau:
Bắt đầu từ hàm sản xuất: Yt = F (Kt, AtLt)
Trong đó: Yt là sản lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được; Kt là vốn (vốn ở đây
được hiểu là vốn hiện vật, tồn tại dưới dạng nhà xưởng, máy móc hay thiết bị tồn kho);
Lt là lao động; At là công nghệ; f là một hàm số của các yếu tố đầu vào K, L, A.
Chia cả hai vế cho Lt, khi đó hàm sản xuất trở thành một hàm năng suất theo lao
động như sau: Yt .

= F (Kt .


, AtLt. )

Đặt yt = Yt/Lt và kt = Kt/Lt. Khi đó: yt = F (kt, At).
Áp dụng phương pháp biến đổi trên vào hàm số Cobb – Douglas:

Yt = (Kt)α.(AtLt)1- α 0<α<1
Chia cả hai vế cho L:
yt 
(

Yt
Lt



( Kt )  ( At Lt )1
Lt

Kt  At Lt 1
) (
)
Lt
Lt

 (kt )



( Kt )  ( At Lt )1

( Lt )  ( Lt )1

 ( At )1

Khi đó năng suất của lao động là một hàm số phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là
vốn đầu tư trung bình cho một lao động và công nghệ.
Hàm sản xuất của Cobb - Douglas tiếp tục được phát triển bởi Mankiw và ctg
(1990) khi các tác giả thêm yếu tố vốn con người (human capital) vào trong mô hình:

Yt = Kαt (AtHLt)1-α
Chia hai vế cho Lt, hàm sản xuất trở thành hàm năng suất theo lao động như sau:

yt = kαt (At) 1-α eϕyears
Trong đó:
11


H e


1

 years

Như vậy năng suất lao động lúc này phụ thuộc vào ba yếu tố: vốn, công nghệ và
vốn con người.
Vào năm 2000, Kalemli - Ozcan và ctg (2000) mở rộng mô hình sản xuất của
Mankiw và ctg (1990), theo đó vốn con người được đại diện bởi hai yếu tố là sức khỏe
(H) và giáo dục (E):


GDPt = Ktς Htη Etλ Ltl-ς-η-λ AitT
Khi đó hàm năng suất theo lao động được mô tả bởi Umoru và Yaqub (2013) như
sau:

Như vậy, dưới góc độ tiếp cận kinh tế học, năng suất lao động (GDPL) phụ thuộc
vào các yếu tố như lượng vốn đầu tư cho từng lao động (K/L), công nghệ (A), sức khỏe
của từng lao động (H/L) và trình độ của người lao động (E/L).
2.3.2. Lý thuyết các yếu tố tác động tới năng suất lao động
Hàm sản xuất dưới góc độ kinh tế học tuy cung cấp một khung lý thuyết để tiếp
cận tới việc tìm hiểu những yếu tố cơ bản tác động tới năng suất. Tuy nhiên điểm yếu
của các mô hình này là bị bó buộc vào các hàm sản xuất. Hàm sản xuất phát triển các
nhân tố tới đâu thì mô hình năng suất phát triển tới đó vì vậy các nhân tố ảnh hưởngtới
năng suất bị giới hạn (Papadogonas và Voulgaris, 2005). Các nghiên cứu khác nhau
trong lĩnh vực năng suất có thể vừa áp dụng hàm năng suất và vừa áp dụng góc tiếp cận
khác (ví dụ: lĩnh vực quản trị) để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất. Các yếu tố
này có thể là: vốn, năng lực của người lao động, thu nhập của người lao động, loại hình
doanh nghiệp, khả năng xuất khẩu, trình độ công nghệ, đặc điểm khu vực địa lý, kinh
nghiệm thị trường của doanh nghiệp, đặc điểm ngành, vốn đầu tư (Datta, và ctg, 2005).
Giá trị tài sản của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp đã được biến đổi toán học thuần túy trở thành các mô hình
năng suất. Trong mô hình năng suất, yếu tố này được tính toán là mức vốn trung bình
đầu tư cho một người lao động (K/L) (Datta, và ctg, 2005). Ở góc độ tiếp cận theo
12


hướng quản trị doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp có thể hiểu là vốn chủ sở hữu hoặc
tổng vốn. Các nghiên cứu thường sử dụng yếu tố tổng tài sản của doanh nghiệp khi tìm
hiểu mối liên hệ của yếu tố này tới năng suất của người lao động. Doanh nghiệp có tổng
tài sản càng cao thường có xu hướng đầu tư vào trang thiết bị hiện đại và từ đó thúc đẩy
năng suất lao động tăng lên. Oulton (1998) cũng nhận định tương tự và tìm thấy mối

quan hệ cùng chiều giữa quy mô tài sản và năng suất lao động.
Vốn đầu tƣ tăng thêm hàng năm
Doanh nghiệp khi tăng thêm một lượng đầu tư chứng tỏ doanh nghiệp muốn cải
thiện hoạt động kinh doanh thông qua việc mở rộng lĩnh vực hiện thời hoặc mở rộng
sang lĩnh vực kinh doanh khác. Thông thường, việc này là một chỉ báo chứng tỏ doanh
nghiệp có cải thiện yếu tố công nghệ (A) nhằm nâng cao năng suất, cải thiện cạnh tranh
của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đầu tư cải thiện lĩnh vực kinh doanh
chính (Thomas và ctg, 1990).
Hoạt động đầu tư cho khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất có vai trò quan
trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, đây là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng
suất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của
công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình
công nghệ sản xuất, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ làm tăng năng suất lao động,
sự phát triển của lực lượng sản xuất thường bắt đầu từ sự thay đổi của công cụ sản xuất,
lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy cũ
(Phan Công Nghĩa, 1999).
Ứng dụng rộng rãi các nguyên vật liệu mới, có những tính năng cao hơn, giá rẻ
hơn, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm lao động, trong một đơn vị thời gian sản xuất ra
nhiều sản phẩm hơn, nó không chịu tác động các giới hạn sinh lý như con người, cho
nên khả năng tăng năng suất lao động lớn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư vào
những lĩnh vực mà doanh nghiệp không có chuyên môn hoặc không có kinh nghiệm thì
năng suất lao động có thể bị phá hủy (Thomas và ctg, 1990).
Thu nhập của ngƣời lao động
Thu nhập của người lao động tuy không được đề cập trực tiếp trong các mô hình
năng suất của kinh tế học nhưng thông qua việc có được mức thu nhập cao, người lao
13


động có thể gián tiếp cải thiện sức khỏe (tái tạo và nâng cao sức lao động) và trình độ
lao động (Papadogonas và Voulgaris, 2005).

Tiền lương là "số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
theo giá trị sức lao động đã hao phí trong những điều kiện xã hội nhất định trên cơ sở
thoả thuận của hai bên trong hợp đồng lao động”. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến
mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của tất cả mọi
người lao động, mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả
năng lao động của mình. Do vậy, tiền lương thoả đáng sẽ là động lực để người lao động
làm việc hiệu quả và đạt năng suất lao động cao (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh,
2008). Trong lĩnh vực quản trị, thu nhập được coi là một hình thức động viên để khích
lệ người lao động và từ đó họ có động lực nâng cao năng suất của mình.
Nghiên cứu trên thực nghiệm của Zwick (2004) và Conti (2005), đã tìm thấy ảnh
hưởng tích cực của tiền lương tới năng suất lao động. Trong khi đó Crépon và ctg
(2002) và Hellerstein và ctg (1999) tìm thấy tác động của tiền lương tới năng suất lao
động. Các tác giả trên phát hiện sự tồn tại của một khoảng cách giữa năng suất lao động
và tiền lương có xu hướng mở rộng với độ tuổi, tiền lương tiếp tục tăng theo tuổi tác của
người lao động trong khi năng suất ngừng tăng tại một thời điểm hoặc thậm chí giảm.
Nghiên cứu của Trần Thị Kim Loan và Bùi Nguyên Hùng (2009) về các yếu tố
ảnh hưởng đến NSLĐ của các doanh nghiệp trong ngành may ở Việt Nam cho rằng, thu
nhập của người lao động có ảnh hưởng nhiều đến năng suất của doanh nghiệp. Thu nhập
của người lao động phụ thuộc vào đơn giá gia công và NSLĐ.
Loại hình kinh tế của doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể tới năng suất lao động vì mỗi loại
hình doanh nghiệp có thể đặc trưng cho một đặc điểm quản lý khác nhau (Rice và
Patacchini, 2006), ví dụ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có trình độ quản
lý tổng thể tốt hơn nên năng suất lao động sẽ cao hơn loại hình doanh nghiệp tư nhân
trong nước. Hoặc doanh nghiệp nhà nước ở các nước đang phát triển thường hoạt động
trì trệ hơn các loại hình doanh nghiệp khác và vì thế năng suất lao động thường thấp
hơn.
Tại Việt Nam, có nhiều hình thức phân loại khác nhau trong đó hình thức sở hữu
là một căn cứ phân loại chính. Theo cách này có thể phân loại doanh nghiệp thành:
14



Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp ngoài nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, Hợp tác xã.
- Hợp tác xã: Quốc hội (2012), Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở
hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác
tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng
nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân
chủ trong quản lý hợp tác xã.
- Doanh nghiệp tư nhân: Quốc hội (2014), quy định doanh nghiệp tư nhân là do
một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh: Quốc hội (2014), quy định Công ty hợp danh phải có ít nhất
hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (trách
nhiệm vô hạn); Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty TNHH một thành viên: Quốc hội (2014), quy định Công ty TNHH một
thành viên chủ sở hữu công ty phải là một tổ chức hoặc cá nhân và có thể là Cơ quan
nhà nước, đơn vị vũ trang, các pháp nhân của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị –
xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các loại doanh nghiệp, các tổ chức
khác theo quy định của pháp luật.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Quốc hội (2014), quy định
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có hình thức sở hữu của công ty là thuộc hình
thức sở hữu chung của các thành viên công ty; Thành viên của công ty có thể là tổ chức,
cá nhân; số lượng thành viên mỗi công ty không ít hơn hai và không vượt quá năm
mươi; Công ty không được quyền phát hành cổ phần.
- Công ty cổ phần: Quốc hội (2014), quy định là Công ty cổ phần là Công ty có
vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ

chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế tối đa; Công ty cổ
phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, theo quy định của
pháp luật về chứng khoán.
15


- Doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài: Quốc hội (2014), quy định doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành
lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ
lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Khu vực này có hai loại hình chủ yếu là
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với
các đối tác trong nước.
- Doanh nghiệp nhà nước: Quốc hội (2014), là doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Ngọc, Phạm Minh Thu (2015), khu vực có năng
suất lao động cao nhất là khu vực đầu tư nước ngoài đạt 392,4 triệu đồng/người, bằng
5,7 lần năng suất lao động chung nhưng lao động khu vực này chỉ bao phủ 3,4% lao
động có việc làm cả nước. Nhìn chung các thành phần sở hữu đều có tốc độ tăng năng
suất lao động ổn định ở mức 3-4%/năm.
Khu vực địa lý (đặc điểm vùng miền)
Các khu vực địa lý kinh tế khác nhau thường có những đặc điểm về tự nhiên,
kinh tế và xã hội khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới doanh nghiệp cũng
như ảnh hưởng tới khả năng làm việc của người lao động (Rice và Patacchini, 2006).
Những doanh nghiệp đặt ở khu vực kinh tế phát triển sẽ nhận được lực lượng lao động
có trình độ cao và năng suất lao động vì thế sẽ tăng cao hơn. Tại Việt Nam, hiện nay có
hai cách phân chia khu vực kinh tế: phân chia theo khu vực kinh tế trọng điểm và phân
chia theo khu vực địa lý kinh tế, việc phân chia theo khu vực kinh tế trọng điểm phục vụ
cho mục đích quản lý chiến lược của Nhà nước để thúc đẩy kinh tế các khu vực trọng

điểm và nó sẽ không bao quát hết các tỉnh thành khác, trong khi đó việc phân chia địa lý
đảm bảo được sự liên kết vùng theo các yếu tố tự nhiên, văn hóa và xã hội.
Theo tài liệu VHLSS (kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010 - 2014 của
Tổng cục Thống kê) có 3 cách phân chia theo vùng địa lý kinh tế: Chia theo thành thị nông thôn, chia theo 6 vùng địa lý kinh tế và chia theo 8 vùng địa lý kinh tế, đề tài chọn
cách chia theo 8 vùng kinh tế để tạo sự tương đồng về mặt địa lý, các yếu tố tự nhiên,
văn hóa và xã hội. Theo cách phân chia này, Việt Nam được chia thành 8 vùng kinh tế
16


×