Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.22 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 2007
I. Tình hình đầu tư vào tài sản vô hình theo nội dung đầu tư
1. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Thứ nhất, về đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực. Hiện
nay, hoạt động đào tạo này đang theo hướng cầu của thị trường lao động.
Với việc hoàn thiện Luật doanh nghiệp, mỗi năm có hàng chục ngàn cơ sở
sản xuất kinh doanh được thành lập với nhiều loại hình sở hữu và hình thức hoạt
động. Theo Tổng cục thống kê, đến nay đã có trên 240.000 doanh nghiệp đăng
ký hoạt động với số lao động làm việc đạt gần 12 triệu người. Để nâng cao năng
lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
mình, dẫn tới nhu cầc về lao động qua đào tạo nghề cũng như của các ngành
kinh tế là rất lớn. Nhận thức được vai trò của việc đầu tư cho hoạt động này, để
đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp, công tác dạy
nghề đã từng bước được đổi mới và phát triển. Có thể nêu một số kết quả đạt
được:
Hệ thống dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới, chuyển từ hệ thống dạy nghề
hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ: sơ cấp
nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, coi trọng dạy nghề trình độ cao đáp ứng
nhu cầu.
Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp
trên toàn quốc, đa dạng về loại hình sở hữu và đào tạo. Đến nay trong cả nước
có 2052 cơ sở dạy nghề. Số lượng dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ
sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện có 789 cơ sở dạy nghề ngoài công
lập.
Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề đã được nâng lên. Quy mô đào
tạo nghề tăng nhanh, năm 2007 ước tính tuyển sinh được 1.436.500 người,
trong đó trung cấp nghề là 151.000 và cao đẳng nghề là 29.500 người.
Cơ cấu ngành nghề được đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu
ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp. Các cơ
sở dạy nghề đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu.


Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có từng bước chuyển tích cực. Hàng năm
tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%; trong đó loại khá giỏi chiếm 29%;
khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt
nghiệp ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, tỷ lệ này đạt
trên 90%. Qua điều tra của tổng cục dạy nghề tại gần 3.000 doanh nghiệp, đa số
lao động qua đào tạo nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp đã được sử
dụng có hiệu quả. Đa số lao động qua đào tạo nghề được các doanh nghiệp sử
dụng phù hợp với trình độ đào tạo cua họ (khoang 85% so với số lao động qua
đào tạo nghề đang làm việc tại doanh nghiệp). Theo đánh giá của người sử dụng
lao động, khoảng 30% số lao động qua đào tạo nghề có kỹ năng nghề đạt loại
khá trở lên.
Nhìn chung dạy nghề đã từng bước đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trực
tiếp trong sản xuất của doanh nghiệp; lao động Việt Nam đã đảm nhiệm được
hầu hết những vị trí quan trọng trong các ngành sản xuất, kể cả các ngành đòi
hỏi kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp, góp phần tăng năng suất lao động, tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá.
Việc dạy nghề được phát triển với các mô hình dạy nghề năng động, linh
hoạt gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng cầu của thị trường lao động
để đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Đặc biệt mô hình dạy nghề tại
doanh nghiệp được triển khai trong những năm qua đã đạt được những kết quả
bước đầu. Đến nay, cả nước có 143 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp; hầu
hết các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh đều có trường dạy nghề để chủ
động tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn đã tổ
chức dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng kỹ năng, chuyển giao công nghệ cho
người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cũng đã
đào tạo nghề tại chỗ khá tốt, không những đáp ứng được nhu cầu về tác động kỹ
thuật phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh và
trình độ công nghệ của doanh nghiệp, mà còn chia sẻ trách nhiệm đối với Nhà
nước, thực hiện xã hội hoá trong đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng và tay

nghề của đội ngũ lao động nước ta.
Ngoài việc tuyển dụng lao động có tay nghề, đào tạo nâng cao kỹ năng
nghề cho lao động sau khi tuyển dụng là một vấn đề cần thiết. Qua khảo sát gần
10.000 lao động trong các doanh nghiệp; có 36,6% số lao động được đào tạo,
đào tạo lại sau khi tuyển dụng để phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp. Điều này không có nghĩa là dạy nghề chưa đáp ứng được mà vì để thích
ứng với công nghệ, nên các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại cho phù hợp.
Điều đáng chú ý là trong thời gian qua, bước đầu đã có sự gắn kết giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong dạy nghề, như: Thành phố Hồ Chí Minh có 10
trung tâm đào tạo công nghệ thông tin liên kết với nước ngoài; trung tâm thiết
kế điện tử EDTC hợp tác với tập đoàn Cadence; trung tâm đào tạo Java với tập
đoàn Sanmicrosgten. Nhiều công ty tập đoàn lớn đã có kế hoạch tìm nhân tài
ngay từ khi những đối tượng này còn ngồi trên ghế nhà trường, như: từ năm
2000, công ty Unilever đã thường niên tổ chức ngày hội quản trị viên tập sự, thu
hút khoang 2.000 sinh viên; Proter & Gamble co chương trinh Careercamp,
huấn luyện nghề nghiệp và học bổng học tập; công ty Pricewaterhousr Coopers
tổ chức ngày hội giao lưu với sinh viên năm cuối.
Tuy nhiên, việc dạy nghề theo địa chỉ và tại doanh nghiệp vẫn còn những
tồn tại, hạn chế như: cơ cấu nganh, nghề đào tạo vẫn chưa phù hợp với cơ cấu
ngành nghề của yêu cầu; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới,
thiếu lao động kỹ thuật cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành
kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm. Chất lượng dạy nghề vẫn còn thấp chưa
phù hợp với sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Mối quan
hệ trường và doanh nghiệp chưa chặt chẽ cả về pháp lý và trách nhiệm xã hội.
Hàng năm có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường song chỉ một
phần nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nhân lực trung, cao cấp của
thị trường lao động. Nguồn lao động chất lượng cao, hiện vừa thiếu về số lượng,
vừa thiếu về chất lượng, gần 70% lao động chưa qua đào tạo, một bộ phận lao
động đã qua đào tạo hoặc sử dụng không đúng ngành nghề đào tạo hoặc phải
đào tạo lại mới có thể đào tạo trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao

động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng…). Mặt khác, hầu hết lao động của
nước ta còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng
tạo, ý thức kỷ luật tác phong công nghiệp kém, kiến thức kỹ năng làm việc theo
nhóm hạn chế, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Nguồn nhân lực bậc cao mới chỉ đáp ứng được 30 – 40% nhu cầu của các
công ty. Nhiều doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính muốn mở rộng sản xuất,
kinh doanh nhưng nguồn lao động hiện hành không thể đáp ứng được nhu cầu,
còn việc tuyển dụng người lao động chất lượng cao từ bên ngoài khó khăn. Do
thiếu lao động nên một người phải đảm nhiệm công việc nhiều hơn dẫn đến chất
lượng công việc giảm.
Điều kiện, môi trường làm việc: Các doanh nghiệp chưa ý thức được tầm
quan trọng của công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, thiếu hẳn cơ chế
tổ chức rõ ràng để thu hút và giữ chân nhân tài dẫn tới hiện tượng chảy máu
chất xám. Lúng túng trong việc xử lý những tranh chấp lao động phát sinh do
khung pháp lý chưa hoàn thiện, do cơ chế và quá trình giải quyết tranh chấp
chưa thật rõ ràng, chưa phát huy vai trò của các tổ chức trung gian. Về hệ thống
giao dịch việc làm, chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa người lao động và
người sử dụng lao động (chiếm trên 80% tổng số giao dịch).
Chế độ đãi ngộ và trả lương: Cách trả lương của một số doanh nghiệp
không theo tiêu chí rõ ràng và không theo kết quả công việc nên hạn chế về mức
độ cống hiến của nhân viên trong doanh nghiệp. Cách chính sách về tiền lương,
tiền công nói chung chưa phản ánh được giá trị theo quy luật của thị trường,
chưa khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng và chưa thực hiện
được chức năng kích cầu để sản xuất phát triển.
Theo số liệu thu thập được, thì đến năm 2005 mới chỉ có 20,8% số doanh
nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, còn thấp hơn tỷ lệ
năm 2004 là 23,1%; trong đó doanh nghiệp nhà nước là 99,0%; doanh nghiệp
ngoài quốc doanh 10,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 81,0%. Nếu
so với số doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên (là doanh nghiệp bắt buộc phải
đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động) thì cũng chỉ đạt 40,0% (năm 2004 là

45,6%). Trong đó; doanh nghiệp nhà nước thực hiện 100%; doanh nghiệp ngoài
quốc doanh 23,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 87,3%, Như vậy vẫn còn
60,0% số doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc nhưng chưa thực hiện Luật Lao
động quy định về bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ðiều đáng lưu ý hơn là
tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động so với tổng quỹ lương vốn đã
thấp, song lại có xu hướng thấp dần, năm 2004 là 8,68%; năm 2005 còn 7,37%
(kể cả bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm xã hội).
Bên cạnh đó, chế độ tiền lương tiền thưởng cho người lao động vẫn còn
rất nhiều bất cập. Trong khi tiền lương hiện nay được điều chỉnh với xu
hướng tăng lên một cách chậm chạp thì giá cả lại ngày càng leo thang, trong
đó lương thực thực phẩm – vốn là mặt hàng thiết yếu của người lao động thì
lại là mặt hàng có tỉ lệ tăng giá cao nhất hiện nay. Chính điều đó đã gây ra rất
nhiều khó khăn cho đời sống của người lao động.
2. Tình hình đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và
công nghệ.
Ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc
ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã
khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ
đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông
tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ
thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập.
Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng
cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn.
Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa
có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp nhà nước còn
10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa
công nghệ thông tin vào công việc của mình. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu
tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý
và khai thác. Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng
của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được

sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi.
Một doanh nghiệp phát biểu: “Nhiều nơi đã dùng máy tính làm các loại văn
bản từ khá lâu, nhưng máy tính có thể ứng dụng được vào công việc gì nữa và
làm như thế nào để thật sự hiệu quả, thì có lẽ đến 80% vẫn rất lúng túng”.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi chương trình quan trọng nhất, được sử
dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là quản lý tài chính, kế toán. Khoảng
88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế
toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công
nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của
họ.
53% phần mềm cài đặt trên máy tính trong năm 2003 là phần mềm không
có bản quyền, gây tổn thất khoảng 7,5 tỷ USD cho các nhà sản xuất.
Việt Nam có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm được công bố là 92% theo
điều tra của BSA, song mức thiệt hại về tài chính chỉ khoảng 40,8 triệu USD,
thua xa so với các nước trong khu vực và thế giới như Trung Quốc (3.822,5
triệu USD), Hàn Quốc (1.633 triệu USD), Thái Lan (140,9 triệu USD), hay Mỹ
(1,96 tỷ USD).
Những năm gần đây, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ngày
càng có chiều hướng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức Hải quan thế giới thì giá trị hàng giả,
hàng nhái của thế giới năm 2006 vào khoảng 500 tỷ USD, chiếm 5 - 7% giá trị
khối lượng hàng hóa thế giới.
Cũng theo thông tin của vị Đại diện khu vực CA-TBD, Hội điện ảnh
(MPA) trong một cuộc hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ được tổ chức
gần đây tại Hà Nội đã đưa ra dẫn chứng về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
(bản quyền) của hơn 10 nước trong khu vực, trong đó tình trạng xâm phạm ở
mức cao nhất là Trung Quốc (trên 95%), Malaysia (90%), Thái Lan, Philippins
(xấp xỉ 80%)... và thấp nhất khu vực là Hàn Quốc (6%), Hồng Công (9%),
Australia (11%), Nhật Bản (12%).
Đầu tư vào bản quyền sáng chế: Tỷ lệ vi phạm bản quyền PM của Việt

Nam năm 2004 là 92% - là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền
phần mềm cao nhất thế giới với giá trị vi phạm 55 triệu USD.
Số bằng Việt Nam xin cấp bằng sáng chế cũng vô cùng thấp. Vào các năm
2002, 2003, và 2004 lần lượt là 2, 7, và 2.
Trong khi đó năm 2005, Trung Quốc đang tiến mạnh về bằng sáng chế. Các
nhà khoa học Trung Quốc có 2.452 đơn xin cấp bằng sáng chế. So với năm
2004, số lượng đơn của Trung Quốc tăng hơn 43%, khiến nước này từ vị trí 13
vượt lên đứng thứ 10 trong các nước có số bằng sáng chế lớn nhất thế giới.
Theo WIPO, vào năm 2005, đã có hơn 134. 000 đơn đăng ký cấp bằng
sáng chế thuộc các lĩnh vực, tăng 9,4% so với năm 2004. 5 quốc gia dẫn đầu
trong việc đăng ký bằng sáng chế vẫn không thay đổi là các nước Mỹ, Nhật,
Đức, Pháp và Anh.
Các nhà sáng chế và ngành công nghiệp của Mỹ đã nộp 45.111đơn xin cấp
bằng sáng chế, chiếm 33,6% tổng số đơn của năm 2005. Trong lúc Nhật, đứng
thứ hai, chiếm 18,8%.
Bên cạnh đó, theo thống kê của WIPO, đây là năm thứ hai liên tiếp, tỉ lệ
đơn tăng cao nhất đến từ các nước Đông Bắc Á, tức Nhật Bản, Hàn Quốc và
Trung Quốc. Tất cả chiếm 24,1% tổng số đơn. Số đơn của Nam Hàn chiếm
3,5%, và Trung Quốc chiếm 1,8% trong tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế.
Số đơn của một số nước Đông Nam Á năm 2005: Brunei: 13, Indonesia: 12,
Malaysia: 33, Philippines: 34, Singapore: 438, Thái Lan: 10.
"Tốc độ gia tăng từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tiếp tục trở
thành những trường hợp đặc biệt. Điều đó phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của
sức mạnh công nghệ ở các nước này. Từ năm 2000, đơn xin cấp bằng sáng chế
của các nước Nhật, Hàn Quốc, và Trung Quốc đã tăng lần lượt 162%, 200% và
212%," Ông Francis Gurry, Phó tổng giám đốc WIPO, nhận xét
Số liệu về tình hình nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cấp bằng sáng chế ở VN
Ðơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2004
Năm
Số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt
Nam
Người nộp đơn
nước ngoài
Tổng số
1981 - 1988 453 7 460
1989 53 18 71
1990 62 17 79
1991 39 25 64
Năm
Số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp bởi
Người nộp đơn Việt
Nam
Người nộp đơn
nước ngoài
Tổng số
1992 34 49 83
1993 33 194 227
1994 22 270 292
1995 23 659 682
1996 37 971 1008
1997 30 1234 1264
1998 25 1080 1105
1999 35 1107 1142
2000 34 1205 1239
2001 52 1234 1286
2002 69 1142 1211
2003 78 1072 1150
2004 103 1328 1431


Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp từ 1984 đến 2004
Năm
Số Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp cho
Người nộp đơn Việt
Nam
Người nộp đơn
nước ngoài
Tổng số
1984 - 1989 74 7 81
1990 11 3 14
1991 14 13 27
1992 19 16 35
1993 3 13 16
1994 5 14 19
1995 3 53 56
1996 4 58 62
1997 0 111 111
1998 5 343 348
1999 13 322 335
2000 10 620 630
2001 7 776 783
2002 9 734 743
2003 17 757 774
2004 22 676 698
(Nguồn: Cục Sở hữu Trí tuệ)
3. Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing
Theo kết quả dư án khảo sát Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006
của VCCI kết hợp với tạp chí Việt Nam Business forum, công ty truyền thông
Cuộc sống và công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen Việt Nam, trong số 500
thương hiệu nổi tiếng được công bố,có tới xấp xỉ 50% thương hiệu của Việt

Nam. Điều này chứng tỏ các doanh ngiệp Việt Nam gần đây đã chú trọng đến
vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm.
Một thuận lợi cho các doanh nghiệp hiện nay là việc tôn vinh quảng bá
thương hiệu đã được các cơ quan chức năng và tổ chức kinh tế xã hội quan tâm.
Ví dụ như chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia đến năm
2010 đã đươc Thủ Tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 253 ngày
25/11/2003, xây dựng tiềm thức trong các doanh nghiệp luôn hướng về chất
lượng sản phẩm và tín nhiệm của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh, gắn
kết hơn với hệ thống phân phối,cuốn hút nhà sản xuất, người tiêu dùng. Từ đó
xây dựng hình ảnh Việt Nam - quốc gia dồi dào sản phẩm hảo hạng tăng thêm
sức hấp dẫn về đất nước và con người Việt Nam, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu,
khuyến khích du lịch và đầu tư nước ngoài. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
nâng cao nhận thức tầm quan trọng của thương hiệu từ đó xây dựng quảng bá và
bảo vệ thương hiệu cùng tiêu chí để gắn với thương hiệu của quốc gia đối với
những sản phẩm đạt chuẩn. Thủ tướng Chính phủ củng lập Hội đồng tư vấn về
thương hiệu Quốc gia do Bộ trưởng bộ Thương mại là chủ tịch, các thành viên
là lãnh đạo của một số ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, hiệp hội ngành
hàng và các trường Đại học.
Đầu tư vào thương hiệu: Cho đến thời điểm hiện nay, có một thực tế chắc
chắn mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đã nhận thức được đó là nếu
muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải không ngừng chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế theo xu hướng chung của vền kinh tế đất nước.
Thương hiệu là gì? Vai trò của nó? Theo nhận thức chung được nhiều
người chấp nhận thì thương hiệu đơn giản là một cái tên, một từ ngữ, một biểu
tượng một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản
phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm người) bán và phân biệt các sản
phẩm(dịch vụ)đó với đối thủ cạnh tranh khác.
Như vậy thực chất thương hiệu hiểu ngắn gọn là hình thức thể hiên tạo ra
ấn tượng để thể hiện chất lượng sản phẩm và sự tín nhiệm của khách hàng đối
với doanh nghiệp thông qua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Thương hiệu

tồn tại ngay tại sản phẩm như hình thức nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, lô gô,
biểu tượng… của doanh nghiệp và cả trong tiềm thức của khách hàng. Vì lẽ như
vậy, xây dựng thương hiệu là việc làm đòi hỏi thời gian và chi phí. Nhưng
quan trọng hơn, nếu doanh nghiệp biết chú trọng tới việc đầu tư công sức cho
việc xây dựng thương hiệu thì tài chính không phải là vấn đề quyết định.
Đối với từng doanh nghiệp nói riêng và doanh nghiệp VN nói chung,
thương hiệu là chìa khóa để có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Thương

×