Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Các yếu tố tâm lý tác động đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

TRƯƠNG NGỌC PHƯỢNG

CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ TÁC ĐỘNG ĐẾN XU HƯỚNG
MUA CỔ PHIẾU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành
Mã số chuyên ngành

Quản trị Kinh doanh :
60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Khải

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố tâm lý tác động đến xu hướng mua
cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được


công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2016

TRƯƠNG NGỌC PHƯỢNG


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tôi đã hoàn thành đề tài “Các yếu tố tâm
lý tác động đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong suốt quá trình thực hiện, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ quý thầy cô, bạn bè, người thân. Tôi xin
chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến:
-

Quý thầy cô trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức nền tảng cho luận văn này.

-

Chân thành cám ơn đến người hướng dẫn khoa học của tôi - Tiến sĩ Nguyễn
Thế Khải đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn.

-


Cám ơn những người bạn, đồng nghiệp, nhà đầu tư trong các công ty chứng
khoán đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho
luận văn này.

-

Tôi cảm ơn gia đình, các anh (chị) và bạn bè, những người đã cho tôi những
lời khuyên chân thành và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2016

TRƯƠNG NGỌC PHƯỢNG


iii

TÓM TẮT
Luận văn “Các yếu tố tâm lý tác động đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà
đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ” nhằm
phân tích các nhân tố tâm lý tác động đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá
nhân tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính : kỹ
thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp phát hiện các
vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, là căn cứ quan trọng để đưa ra mô hình nghiên
cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng: phỏng

vấn các nhà đầu tư trên địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện
với kích thước mẫu hợp lệ là 319, dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê
mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Nghiên cứu đã góp phần giới thiệu, kết hợp đo lường, phân tích và kiểm định
các nhân tố tâm lý tác động đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân tại
Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu cũng đã kiểm định và cho thấy những nhân tố có ý nghĩa thống kê
và tác động cùng chiều đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân như : (1)
tình huống điển hình, (2) sự sẵn có, (3) tự tin quá mức, (4) ảo tưởng con bạc, (5) sự
quen thuộc, (6) hành vi theo đám đông. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác
biệt trong xu hướng mua giữa các nhóm: thu nhập bình quân, học vấn.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... ix
Chương 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
1.2

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.3


Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3

1.5

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3

1.6

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ..................................................................4

1.7

Kết cấu nghiên cứu ........................................................................................5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 7
2.1 Xu hướng mua ...............................................................................................7
2.2

Một số lý thuyết nền ......................................................................................8

2.2.1

Thuyết tự nghiệm .................................................................................... 8

2.2.2


Thuyết hành vi theo đám đông ................................................................ 9

2.3

Tóm tắt các nghiên cứu trước ......................................................................11

2.4

Phát triển giả thuyết – Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................13

2.4.1
nhân

Tình huống điển hình và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá
............................................................................................................... 13

2.4.2

Tự tin quá mức và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân ..... 15

2.4.3

Neo, điều chỉnh và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân .... 17

2.4.4

Sự sẵn có và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân .............. 18

2.4.5


Ảo tưởng con bạc và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân . 19

2.4.6
nhân

Sự quen thuộc và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá
............................................................................................................... 20


v

2.4.7
nhân

Hành vi theo đám đông và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá
............................................................................................................... 22

Chương 3: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 26
3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................26
3.2

Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................27

3.2.1

Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................. 27

3.2.2


Nghiên cứu chính thức .......................................................................... 28

3.3

Xây dựng thang đo .......................................................................................31

3.3.1

Thang đo tình huống điển hình (ký hiệu THDH) .................................. 31

3.3.2

Thang đo sự quá tự tin (ký hiệu QTT) .................................................. 32

3.3.3

Thang đo Neo và điều chỉnh (ký hiệu NEO) ......................................... 32

3.3.4

Thang đo thông tin sẵn có (ký hiệu SSC).............................................. 32

3.3.5

Thang đo ảo tưởng con bạc (ký hiệu ATCB) ........................................ 33

3.3.6

Thang đo sự quen thuộc (ký hiệu SQT) ................................................ 33


3.3.7

Thang đo hành vi theo đám đông (ký hiệu HVDD) .............................. 34

3.3.8

Thang đo xu hướng mua cổ phiếu (ký hiệu XHM) ............................... 34

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 35
4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu............................................................................35
4.1.1

Làm sạch và mã hóa mẫu ...................................................................... 35

4.1.2

Thống kê mô tả thông tin định danh ..................................................... 36

4.1.3

Thống kê mô tả biến quan sát ............................................................... 37

4.2

Kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo .......................................38

4.2.1

Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha ...................................... 38


4.2.2

Phân tích nhân tố thang đo tâm lý ......................................................... 39

4.2.3

Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (EFA) mô hình lý thuyết ...... 43

4.3 Phân tích hồi qui thang đo tâm lý và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư
cá nhân ...................................................................................................................44
4.3.1

Phân tích tương quan của các thành phần tâm lý .................................. 44

4.3.2

Xây dựng phương trình hồi qui thang đo xu hướng mua ...................... 45

4.3.3

Kiểm tra các giả định của mô hình hồi qui............................................ 47

4.3.4

Kiểm định các giả thuyết của mô hình .................................................. 50

4.4

Kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình tổng thể con .......................51


4.4.1 Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp
mẫu độc lập (Independent samples T-Test) ....................................................... 51


vi

4.4.2
4.5

Kiểm định One-way Anova .................................................................. 52

Thảo luận kết quả .........................................................................................55

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 59
5.1 Kết luận........................................................................................................59
5.2

Một số kiến nghị ..........................................................................................61

5.2.1

Đối với nhà đầu tư cá nhân ................................................................... 61

5.2.2

Đối với công ty chứng khoán ................................................................ 62

5.2.3

Đối với cơ quan quản lý ........................................................................ 63


5.3

Đóng góp chính của nghiên cứu ..................................................................64

5.4

Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 66
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM .................................................. 79
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ....................................................... 81
PHỤ LỤC 4: ĐÔI NÉT VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN ..................... 84
TP. HỒ CHÍ MINH................................................................................................. 84
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.................................................................. 96


vii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình đề xuất ...................................................................................... 24
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 27
Hình 4.1: Biểu đồ mức độ đánh giá các nhân tố ...................................................... 37
Hình 4.2: Biểu đồ độ lệch chuẩn các nhân tố .......................................................... 38
Hình 4.3: Mô hình giả thuyết sau khi phân tích EFA ............................................. 44
Hình 4.4: Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán xu hướng mua của nhà đầu tư
cá nhân ..................................................................................................................... 48


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước………………………………………….. 12
Bảng 2.2: Giả thuyết kỳ vọng của các biến độc lập ..................................................24
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát ...........................................................36
Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả các nhân tố ..............................................................37
Bảng 4.3: Thống kê kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ...................................39
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO & Bartlett’s Test……………………………...40
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố sau khi xoay ....................................................41
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố xu hướng mua sau khi xoay ...........................42
Bảng 4.7: Tóm tắt kiểm định thang đo……………………………………………. 43
Bảng 4.8: Tương quan Pearson giữa các nhân tố tâm lý...........................................45
Bảng 4.9: Kết quả của mô hình hồi qui…………………………………………… 46
Bảng 4.10: Tương quan hạng Spearman giữa các biến độc lập với phần dư............48
Bảng 4.11: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ..........................................................51
Bảng 4.12: Kiểm định sự bằng nhau của tổng thể giới tính ......................................52
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định sự khác biệt của tổng thể theo độ tuổi .....................52
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự khác biệt của tổng thể theo thu nhập ...................53
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự khác biệt của tổng thể theo thời gian tham gia thị
trường ........................................................................................................................54
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt của tổng thể theo trình độ học vấn ......55


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ

Tiếng Anh


Tiếng Việt

ANOVA

Analysis Of Variance

Phương pháp phân tích
phương sai

AMOS

A software of Analysis of
Moment Structures

Phần mềm phân tích cấu trúc

EFA

Exploratory Factor Exchange

Phân tích nhân tố khám phá

HOSE
SGDCK TP.HCM

HoChiMinh Stock Exchange

Sở Giao Dịch Chứng Khoán
Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

TP. HCM
OLS

Ordinal Least Squares

Phương pháp bình phương
nhỏ nhất thông thường
Thị trường chứng khoán

TTCK

SPSS

Statistical Package for the
Social Sciences

Phần mềm phân tích dữ liệu

VIF

Variance Inflation Factor

Nhân tử phóng đại phương sai

VN-Index

Vietnam Index of Stock Price


Chỉ số giá cổ phiếu thị trường
Thành phố Hồ Chí Minh

TRA

Theory of Reasoned Action

Thuyết hành động hợp lý


- 1-

Chương 1: TỔNG QUAN
Nội dung chương này sẽ giới thiệu tổng quan về lý do nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời kết cấu luận văn sẽ được
trình bày ở phần cuối chương này.
1.1

Lý do chọn đề tài
Trong thời gian qua đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chứng minh rằng ngoài

những yếu tố tài chính cơ bản, tình hình kinh tế vĩ mô, vi mô thì các yếu tố tâm lý
cũng tác động đến thị trường chứng khoán và xu hướng của nhà đầu tư. Điển hình là
nghiên cứu của Chandra (2008), ông cho rằng yếu tố tâm lý tác động đến hành vi của
nhà đầu tư cá nhân,và nghiên cứu của Rekik và Boujelbene (2013) cho thấy định kiến
tâm lý ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Đồng thời, yếu tố tâm lý cũng góp phần giải thích hiện tượng “bong bóng” trên
thị trường tài chính, đặc biệt là tại thị trường mới nổi như thị trường chứng khoán Việt
Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức giao dịch vào năm 2000 nhưng

chỉ bắt đầu sôi động từ năm 2006, trong một khoảng thời gian ngắn từ 08/2006 đến
03/2007, VN Index đã đạt mốc cao nhất trong lịch sử giao dịch (từ 388 điểm lên đến
1.170 điểm). Tuy nhiên, VN Index đã giảm một mạch xuống 241 điểm vào tháng
03/2009, đây là thời kì kinh hoàng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguyên
nhân là do các nhà đầu tư cá nhân rút vốn hàng loạt và đổ xô bán tháo khi thị trường
có dấu hiệu giảm, thị trường xuất hiện hiện tượng hành vi theo đám đông (Lê Minh
Uyên và Trương Ngọc Hồng, 2014). Sau đó một thời gian dài, VN Index vẫn chật vật
đi tìm lại thời kỳ hoàng kim của mình nhưng phần đông nhà đầu tư trên thị trường là
nhà đầu tư cá nhân, họ bị cảm xúc tác động lên xu hướng đầu tư nên thị trường chứng
khoán có những đợt tăng giảm một cách nhanh chóng.
Khi yếu tố tâm lý chi phối phần lớn thì thị trường không còn phụ thuộc vào
tình hình kinh kinh tế cũng như sức khỏe của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Tiêu biểu như vào tháng 08/2012, sau khi Ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu


- 2-

Kiên), thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
bị bắt, trong 3 ngày (từ 21/08/2012 đến ngày 23/08/2012) chỉ số VN Index đã giảm
hơn 10%, tất cả là do những tin đồn trên thị trường cùng với tâm lý hoang mang của
nhà đầu tư cá nhân. Hay chỉ trong 1 phiên giao dịch ngày 08/05/2014, cùng với tin
Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào Biển Đông, VN Index đã mất 5,89%, tỷ lệ
giảm mạnh nhất kể từ 2001. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam như
nghiên cứu tác giả Phan & Zhou (2014) cho thấy yếu tố tâm lý ( quá tự tin, rủi ro tâm
lý, hành vi đám đông ) tác động đến hành vi của nhà đầu tư. Nghiên cứu của Lưu Thị
Bích Ngọc (2013) cũng cho thấy tầm quan trọng của yếu tố hành vi trên thị trường
chứng khoán. Các nhà đầu tư tổ chức có quy mô tận dụng lợi thế sẵn có để điều khiển,
xem thị trường như công cụ tài chính hái ra tiền và người thiệt thòi hơn hết là các nhà
đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.
Từ đó tác giả thấy rằng thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi các nhà đầu tư

cá nhân chiếm đa số ( theo số liệu tháng 02.2016, nhà đầu tư cá nhân chiếm 99.5%
trong tổng số 1.6 triệu tài khoản giao dịch ) thì yếu tố tâm lý là một trong những yếu
tố ảnh hưởng lớn nhất đến xu hướng đầu tư trên thị trường chứng khoán. Và bên cạnh
các phương pháp phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật thì việc nghiên cứu, phân tích
hành vi và tâm lý của nhà đầu tư là một công việc không thể thiếu trong đầu tư chứng
khoán bởi vì nó giải thích những hiện tượng bất tượng mà phân tích cơ bản và phân
tích kỹ thuật không thể làm được. Hơn hết, nắm bắt tâm lý nhà đầu tư giúp ta nhận
định, dự đoán xu hướng thị trường và tránh những sai lầm đáng tiếc, ra quyết định đầu
tư hiệu quả. Đồng thời, các cơ quan quản lý thị trường sẽ có các chính sách quản lý
hợp lý và thực thi đúng thời điểm để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố tâm lý tác động đến xu hướng mua
cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh” để nghiên cứu.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này sẽ hướng đến và tập trung vào các mục tiêu sau đây:
 Xác định các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà


- 3-

đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến xu hướng mua cổ phiếu của
nhà đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
 Xác định sự khác biệt trong xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân
theo yếu tố nhân khẩu học.
 Đưa ra kiến nghị nhằm giúp cho các nhà đầu tư cá nhân/công ty chứng
khoán/cơ quan quản lý để điều chỉnh hành vi/nâng cao sản phẩm/quản lý
thị trường hiệu quả.

1.3

Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu:


Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư
cá nhân tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh?



Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến xu hướng mua cổ phiếu của
nhà đầu tư cá nhân như thế nào?

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là xu hướng hành vi và các yếu tố tác động đến xu
hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân.
 Đối tượng khảo sát là nhà đầu tư cá nhân đã, đang và sẽ tiếp mục tham gia
đầu tư trên thị trường giao dịch chứng khoán TP. HCM, không bao gồm
nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài lĩnh vực tài chính.
 Phạm vi nghiên cứu: thị trường giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh.

1.5

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên


cứu chính thức. Trong giai đoạn thăm dò, phương pháp nghiên cứu sơ bộ dựa trên
các nghiên cứu trước và các tài liệu về tâm lý và hành vi của nhà đầu tư cá nhân.
Đồng thời thông qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực


- 4-

chứng khoán để điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu
chính thức. Trong giai đoạn chính thức, nghiên cứu thực hiện thông qua hình thức
gửi bảng câu hỏi trực tiếp và phỏng vấn bằng thư điện tử, công cụ khảo sát
Google.docs. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để kiểm tra giả thuyết về
sự tác động của các yếu tố đến xu hướng mua cổ phiếu.
Việc định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà
đầu tư cá nhân được tiến hành qua 4 bước:
Bước 1: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt
chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.
Bước 2: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm
định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp với xu
hướng mua của nhà đầu tư cá nhân.
Bước 3: Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính bội nhận diện các nhân tố và ảnh
hưởng của từng nhân tố đến xu hướng mua của nhà đầu tư cá nhân.
Bước 4: Kiểm tra sự khác biệt về giá trị trung bình của các tổng thể con. Xác
định xem liệu có khác biệt về xu hướng mua của các nhóm nhà đầu tư chia theo nhóm:
độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thời gian tham gia thị trường, mức thu nhập hàng
tháng.
Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

1.6

Xét về các đối tượng trên thị trường chứng khoán, đề tài hữu ích cho 2 đối tượng

chính:


Đối với nhà đầu tư cá nhân: Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực

tế về tầm quan trọng của yếu tố tâm lý trong xu hướng mua cổ phiếu, là hành vi hiện
hữu của nhà đầu tư. Do đó, nghiên cứu này là căn cứ để nhà đầu tư tham khảo, xem
xét và điều chỉnh hành vi để có những quyết định mua thích hợp, đem lại lợi nhuận.


Đối với công ty chứng khoán: Nghiên cứu cung cấp cho công ty chứng

khoán và nhà tư vấn gốc nhìn tổng thể về hành vi của nhà đầu tư. Là nền tảng để dự
đoán xu hướng cổ phiếu trong tương lai, tư vấn khách hàng chính xác hơn.


- 5-

1.7

Kết cấu nghiên cứu
Luận văn có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương này giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu, nêu rõ lý do hình thành

nên đề tài, đưa ra mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và đối tượng nghiên
cứu, ý nghĩa nghiên cứu và giới thiệu sơ lược kết cấu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày các lý thuyết, nghiên cứu trước có liên quan làm cơ sở cho các lập
luận trong luận văn này. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương trình trình bày quy trình nghiên cứu từ sơ bộ đến chính thức. Xây
dựng thang đo các yếu tố tâm lý, thang đo xu hướng mua cổ phiếu, mối quan hệ giữa
yếu tố tâm lý và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương này sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu sau khi đã thu thập xong.
Trình bày thông tin chung về mẫu nghiên cứu, đo lường ảnh hưởng của các yếu tố tâm
lý đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân tại Sở Giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh. Các bước kiểm định để đánh giá thang đo, mô hình nghiên
cứu cũng được trình bày trong chương này.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này sẽ tóm tắt lại kết quả mới vừa phát hiện được trong quá trình phân
tích dữ liệu, từ đó đưa ra những kiến nghị. Đồng thời trình bày những đóng góp của
nghiên cứu này, cũng như những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên
cứu tiếp theo.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đưa ra lý do nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu cần được thực
hiện là “Các yếu tố tâm lý tác động đến xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá
nhân tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”.


- 6-

Chương 1 cũng trình bày mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu cũng như ý nghĩa và kết cấu luận văn.


- 7-

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương này trình bày các lý thuyết, các nghiên trước trước có liên quan, mối
quan hệ giữa các yếu tố tâm lý và xu hướng mua của nhà đầu tư cá nhân. Từ đó xây
dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Bố cục chương này sẽ được trình bày như
sau:
- Lý thuyết tự nghiệm và hành vi đám đông
- Các nghiên cứu trước
- Phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất.
2.1

Xu hướng mua
Mô hình TRA của Ajzen và Fishbein giải thích những hoạt động trước khi

hình thành nên hành vi tiêu dùng, mô hình cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự
đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng, tức là hành vi được hình thành từ xu hướng và
quyết định. Cũng như Brown và cộng sự (2001), xu hướng mua liên quan đến khuynh
hướng đối với hành vi mua, khuynh hướng này có thể được giải thích bằng các hình
thức như là việc tìm kiếm thông tin đánh giá thay thế và tìm kiếm sản phẩm.
Đầu tiên, xu hướng người tiêu dùng hình thành từ nhu cầu, bị chú ý bởi các
thuộc tính có lợi, đo lường niềm tin và đánh giá thông qua nhận thức bản thân. Người
tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ
khác nhau.
Đồng thời tham khảo thông tin và ý kiến của người liên quan ( gia đình, bạn,
đồng nghiệp,…). Người liên quan có thông tin gì liên quan, đánh giá như thế nào đến
xu hướng mua và họ cảm thấy thế nào.
Trong đề tài này, xu hướng tiêu dùng được xem như là xu hướng đầu tư và
hành vi đầu tư được đề cập đến như hành vi tiêu dùng. Trong lĩnh vực đầu tư chứng
khoán thì đầu tư là hành động lựa chọn, mua cổ phiếu của một công ty nào đó với


- 8-


mong muốn cổ phiếu đó sẽ được đánh giá cao và mang lại thu thập trong tương lai
thông qua hành động bán cổ phiếu. Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư phải xem xét và đối
mặt với nhiều lựa chọn, họ cảm thấy khó khăn để tìm ra cổ phiếu tốt trong hàng trăm
cổ phiếu trên hệ thống niêm yết, trong khi nhà đầu tư chỉ được phép bán cổ phiếu có
trong danh mục. Từ đó dẫn đến hành động mua được chú ý và quan tâm hơn hành
động bán, cũng như nghiên cứu của Barber và Odean (2002) đã cho thấy quyết định
bán ít bị tác động và ít được chú ý hơn quyết định mua ở nhà đầu tư cá nhân. Đó cũng
là lý do tác giả chỉ đề cập đến xu hướng mua trong đầu tư thay vì cả xu hướng mua
và bán.
Như vậy, xu hướng mua cổ phiếu được xem như là yếu tố có quan hệ mật thiết
và gắn kết với hành vi mua, nhà đầu tư có xu hướng mua khác nhau sẽ dẫn đến hành
vi khác nhau, từ việc hình thành xu hướng nhà đầu tư đưa ra quyết định mua. Xu
hướng mua của nhà đầu tư cá nhân được thể hiện qua chuỗi hành động nhận thức,
đánh giá, lựa chọn. Nhà đầu tư có thể thích mua cổ phiếu có giá trị cao hoặc có giá
trị thấp và có người ưu thích mạo hiểm, lướt sóng hoặc đầu tư giá trị lâu dài. Cổ phiếu
họ mua có thể là cổ phiếu mua mới hoàn toàn ( chưa có trong danh mục đầu tư hiện
tại hoặc trước kia ) hoặc là cổ phiếu nhà đầu tư từng mua trước kia ( mua lặp lại ).
2.2

Một số lý thuyết nền
Tuy rằng có rất nhiều quan niệm và lý thuyết tâm lý được các tác giả công nhận

nhưng ở đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu về lý thuyết hành vi theo đám đông, lý thuyết
tự nghiệm và các lệch lạc bởi vì hai thuyết này ảnh hưởng trực tiếp và phổ biến đến
hành vi và xu hướng trong đầu tư. Từng thuyết sẽ được trình bày chi tiết sau đây.
2.2.1 Thuyết tự nghiệm
Khởi đầu lý thuyết tự nghiệm có nhiều tác giả tuy nhiên Kahneman và Tversky
là hai tác giả tiêu biểu với nghiên cứu mang tên “Xác suất chủ quan: Phán đoán qua
tình huống điển hình”. Lý thuyết tự nghiệm gồm có ba thành phần: (i) tình huống điển

hình, (ii) sự sẵn có, (iii) neo và điều chỉnh (Kahneman và Tversky, 1974). Sau đó


- 9-

Waweru và cộng sự (2008) liệt kê thêm hai yếu tố (ảo tưởng con bạc, quá tự tin) vào
lý thuyết tự nghiệm, Ackert và Deaves bổ sung yếu tố sự quen thuộc.
Lý thuyết tự nghiệm được xem như một chiến lược có thể áp dụng cho nhiều
vấn đề, đặc biệt là các vấn đề phức tạp, giúp nhà đầu tư giải quyết vấn đề dễ dàng hơn
trong môi trường phức tạp và không chắc chắn (Ritter, 2003). Đồng thời Ackert và
Deaves (2010) cho rằng tự nghiệm là giải pháp giải quyết vấn đề mà chỉ cần sử dụng
một trong rất nhiều dữ liệu thông tin. Gigerenzer và Gaissmaier (2011) cho rằng lý
thuyết tự nghiệm là quá trình nhận thức ( cố ý hay vô ý ) bỏ qua một phần thông tin,
đơn giản hóa vấn đề trong một số tình huống. Lý thuyết tự nghiệm phỏng đoán tình
trạng của vấn đề bằng các đặc tính thay thế dễ ghi nhớ của vấn đề khác. Thêm nữa,
Otuteye và Siddiquee (2013) xem lý thuyết tự nghiệm là công cụ thiết thực và hữu ích
để đơn giản hóa việc ra quyết định trong một môi trường phức tạp do không chắc chắn
có thông tin hạn chế.
Bên cạnh đó, Kahneman và Tversky cho rằng lý thuyết tự nghiệm có thể dẫn
đến lỗi hệ thống, thành kiến (Ritter, 2003). Đặc biệt khi sử dụng trực giác để đưa ra
suy luận sẽ cho kết quả không phù hợp với các nguyên tắc xác suất và thống kê
(Tversky và Kahneman, 1974). Như kết luận của Otuteye và Siddiquee (2013) khi tìm
hiểu về nguồn gốc của đầu tư giá trị nhận thức khi trong đầu tư, tác giả kết luận rằng
chuẩn đoán dễ dẫn đến lệch lạc nhận thức.
Lý thuyết tự nghiệm và các lệch lạc đôi khi khiến nhà đầu tư có xu hướng và
hành vi không hợp lý, việc này có thể do hiểu biết hạn chế, khó khăn về nhận thức,
tính phức tạp của vấn đề. Nghiên cứu của Gigerenzer và Gaissmaier (2011) cho thấy
không có mối quan hệ giữa tính hợp lý và tự nghiệm khi những suy luận dựa trên kinh
nghiệm.
2.2.2 Thuyết hành vi theo đám đông

Bikhchandani và Sharma (2001) cho rằng cá nhân được xem là có hành vi theo
đám đông khi cá nhân đó không ra quyết định nếu biết các cá nhân khác không ra


- 10-

quyết định như vậy. Hành vi đám đông là một nhóm các nhà đầu tư giao dịch theo
hướng như nhau, cùng ra quyết định mua hoặc bán trong cùng thời điểm. Hay nói cách
khác, hành vi theo đám đông là xu hướng cá nhân bắt chước những hành động của
một nhóm lớn, cá nhân không quan trọng quyết định đó có phải xuất phát từ chính bản
thân mình. Lý giải cho hành động này có 2 lý do: con người thường có xu hướng tìm
kiếm sự chấp thuận của nhóm; con người nghĩ rằng quyết định của nhóm có quy mô
lớn sẽ có xác suất sai nhỏ.
Lý thuyết hành vi theo đám đông được hiểu theo hai quan điểm. Theo quan
điểm không hợp lý, nhà đầu tư có xu hướng bỏ qua thông tin và phân tích của mình
mà đi theo xu hướng của thị trường, ngay cả khi họ không đồng thuận với xu hướng
đó (Christie và Huang, 1995). Họ bỏ qua niềm tin của mình và sao chép một cách mù
quáng quyết định của nhà đầu tư khác (Chang và cộng sự, 1999). Trái lại, theo quan
điểm hợp lý thì hành vi theo đám đông xuất hiện khi nhà đầu tư, nhà quản lý (cấp
thấp), bắt chước hành động của cấp cao hơn, bỏ qua thông tin của bản thân bởi vị họ
tin rằng thông tin, quyết định của người khác tốt hơn nhằm bảo vệ danh tiếng
(Devenow và Welch, 1996). Chính vì vậy mà nhà đầu tư hành động theo đám đông
thường có quyết định lệch lạc và sai lầm.
Có một số yếu tố tác động đến hành vi theo đám đông của nhà đầu tư như: quá
tự tin, khối lượng đầu tư. Nhà đầu tư tự tin chỉ dựa vào thông tin cá nhân của mình để
ra quyết định đầu tư, họ hiếm khi căn cứ vào quyết định của nhà đầu tư khác. Khi nhà
đầu tư đặt một lượng vốn lớn vào đầu tư của họ, họ có xu hướng làm theo hành động
của những người khác để giảm thiểu rủi ro, ít nhất là trong cách mà họ cảm nhận. Bên
cạnh đó, hành vi theo đám đông cũng phụ thuộc vào nhà đầu tư, ví dụ, các nhà đầu tư
cá nhân có xu hướng làm theo đám đông trong việc đưa ra quyết định đầu tư nhiều

hơn các nhà đầu tư tổ chức (Graham, 1999).
Nội dung được trình bày ở phần trên cho thấy rằng lý thuyết tự nghiệm và các
lệch lạc, lý thuyết hành vi theo đám đông có ảnh hưởng đến xu hướng mua cổ phiếu
của nhà đầu tư cá nhân. Lý thuyết tự nghiệm và các lệch lạc là lựa chọn tối ưu khi ra
xu hướng dưới điều kiện không chắc chắn và phức tạp. Sự ra đời của lý thuyết tự


- 11-

nghiệm phần nào giúp nhà đầu tư ra quyết định dễ dàng hơn trong thị trường chứng
khoán.
Bên cạnh đó thì các lệch lạc và lỗi hệ thống có thể dẫn đến những thành kiến
trong nhận thức của nhà đầu tư, làm cho sự việc bị bóp méo và cuối cùng là đưa ra
những quyết định sai lầm. Lý thuyết thành vi theo đám đông là hành động không hợp
lý, là tình trạng phổ biến xuất hiện ở các nhà đầu tư, việc này tạo thành hiệu ứng “bầy
đàn”, gây ra thành kiến cảm xúc, xung đột về nhận thức, cổ phiếu không được phản
ứng đúng với giá trị thực tế.
Trên nền tảng của 2 lý thuyết này, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được
thực hiện. Một số nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu được xây dựng trên nền tảng của
2 lý thuyết trên sẽ được trình bày tóm tắt trong phần tiếp theo.
2.3

Tóm tắt các nghiên cứu trước
Nghiên cứu của Chandra (2008), tác giả tìm hiểu tác động của các yếu tố hành

vi và tâm lý của nhà đầu tư khi ra quyết định, kiểm tra mối quan hệ giữa thái độ của
nhà đầu tư đối với rủi ro và hành vi ra quyết định. Thông qua nghiên cứu này, tác giả
thấy rằng không giống như lý thuyết tài chính cổ điển, nhà đầu tư cá nhân không phải
luôn luôn đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Các quyết định đầu tư bị ảnh hưởng bởi
yếu tố hành vi như tự nghiệm và bám vào những giá trị đã được thiết lập. Một lần nữa

Chandra (2008) nhấn mạnh yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi giao dịch của nhà
đầu tư cá nhân thông qua nghiên cứu vào năm 2011.
Tiếp theo là cuộc khảo sát nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Nairobi của
Waweru và cộng sự (2008). Mục đích của tác giả là điều tra vai trò của tài chính hành
vi và tâm lý nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho
thấy các yếu tố hành vi như: tình huống điển hình, quá tự tin, neo và điều chỉnh, sự
sẵn có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư.
Rekik và Boujelbene (2013) thực hiện nghiên cứu hành vi nhà đầu tư cá nhân
dựa trên những thành kiến tâm lý, kết quả cho thấy hành vi theo đám đông, phương
pháp điển hình, neo và điều chỉnh là các hành vi phổ biến của nhà đầu tư. Mặt khác,


- 12-

nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Tunisia không tự tin,
họ do dự và rất nhạy cảm với phản ứng trên thị trường.
Jayaraj (2013) thực hiện nghiên cứu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi của nhà đầu tư cá nhân, dữ liệu được thu thập thông qua 300 đối tượng là nhà đầu
tư cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi ảo tưởng con
bạc, neo và điều chỉnh.
Nghiên cứu của Onsomu (2014) cho rằng nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi các
thành kiến: thành kiến sẵn có, thành kiến đại diện, thành kiến khuynh hướng, tuy nhiên
chỉ bị ảnh hưởng ở mức vừa phải.
Bakar và Yi (2015) tiến hành điều tra tác động của các yếu tố tâm lý đến quyết
định của nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Malaysia. Tác giả sử dụng bảng câu
hỏi phỏng vấn 200 nhà đầu tư trong độ tuổi từ 18 đến 60, có từng tham gia đầu tư
chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tự tin quá mức, sự bảo thủ, sự sẵn
có tác động đáng kể đến quyết định của nhà đầu tư, trong khi đó hành vi theo đám
đông không tác động.
Tekçe và cộng sự (2016) sử dụng dữ liệu giao dịch của 244.146 nhà đầu tư

chứng khoán cá nhân trong năm 2011 tại Thổ Nhĩ Kỳ để tiến hành phân tích yếu tố
lệch lạc vì quá tự tin, lệch lạc do quen thuộc, lệch lạc do tình huống điển hình và xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến lệch lạc. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy lệch lạc vì
quá tự tin và lệch lạc do quen thuộc là tình trạng phổ biến nhất ở nhà đầu tư Thổ Nhĩ
Kỳ.
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước
Tác giả

Chandra
(2008)

Kết quả nghiên cứu
Tìm hiểu tác động của các yếu tố hành vi và tâm lý của nhà đầu tư
khi ra quyết định, đồng thời kiểm tra mối quan hệ giữa thái độ của
nhà đầu tư đối với rủi ro và hành vi ra quyết định. Các quyết định
đầu tư bị ảnh hưởng, bởi các yếu tố hành vi như tự nghiệm, neo và
điều chỉnh.


- 13-

Waweru và Nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: tình huống điển hình, quá tự
cộng
sự tin, neo và điều chỉnh, sự sẵn có ảnh hưởng đến quyết định của nhà
(2008)
đầu tư.
Sử dụng câu hỏi khảo sát, các câu hỏi dựa trên những định kiến
Rekik và
(lệch lạc) tâm lý, qua đó phát hiện rằng hành vi theo đám đông, tình
Boujelbene

huống điển hình, neo và điều chỉnh là các hành vi phổ biến của nhà
(2013)
đầu tư.
Jayaraj
(2013)

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân
mà đặc biệt là các lệch lạc trong tâm lý, dữ liệu được thu thập thông
qua 300 đối tượng là nhà đầu tư cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho
thấy nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi ảo tưởng con bạc, neo và điều
chỉnh

Onsomu
(2014)

Nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi các thành kiến: thành kiến sẵn có,
thành kiến đại diện, thành kiến khuynh hướng.

Điều tra tác động của các yếu tố tâm lý đến quyết định của nhà đầu
tư tại thị trường chứng khoán Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho
Bakar và Yi
thấy yếu tố tự tin quá mức, sự bảo thủ, sự sẵn có tác động đáng kể
(2015)
đến quyết định của nhà đầu tư, trong khi đó hành vi theo đám đông
không tác động.
Tekçe
cộng
(2016)



Nghiên cứu cho thấy lệch lạc vì quá tự tin và lệch lạc do quen thuộc
sự
là tình trạng phổ biến nhất ở nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ.

Từ việc khảo sát thực trạng, lý thuyết tâm lý và các công trình khoa học có liên
quan, đề tài nghiên cứu sẽ khái quát các yếu tố tâm lý thường được các nhà nghiên
cứu hay đề cập và nhấn mạnh trong các công trình nghiên cứu. Các yếu tố này bao
gồm: (1) tình huống điển hình ; (2) Tự tin quá mức; (3) neo và điều chỉnh; (4) Sự sẵn
có; (5) ảo tưởng con bạc; (6) Sự quen thuộc; (7) hành vi theo đám đông. Mối quan hệ
giữa các yếu tố này với xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân sẽ lần lượt
được trình bày bên dưới.
2.4 Phát triển giả thuyết – Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.4.1 Tình huống điển hình và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân


- 14-

Tình huống điển hình đề cập đến cách con người đưa ra những đánh giá xác
suất dựa trên sự tương tự của trường hợp mẫu (Taffler), là cách các xác suất được đánh
giá “mức độ A đại diện cho B và mức độ A giống B” (Tversky và Kahneman, 1974),
tình huống điển hình đề cập đến mức độ giống nhau của sự kiện hiện tại với các sự
kiện trước đó.
Bản chất của phương pháp tình huống điển hình là xu hướng con người xem
xét sự tương tự của các kết quả, các phạm trù dựa trên các đặc trưng tương đối nổi bật
hoặc thậm chí chỉ là những biểu hiện bề ngoài. Taffler cũng cho rằng con người đưa
ra quyết định dựa trên mức độ tương tự giữa các biến cố hoặc các nhóm, được gọi là
phương pháp tình huống điển hình.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng, phương pháp điển hình có
thể khiến con người đi chệch hướng, dẫn đến những lệch lạc khi nó chỉ là phương
pháp dựa vào kinh nghiệm (Ritter, 2003). Và cá nhân đặt nặng các sự việc xảy ra gần

đây mà bỏ qua thời gian dài phía trước (Ritter, 2003), cụ thể là nhà đầu tư xem xét tốc
độ tăng trưởng gần đây của công ty mà suy ra tốc độ tăng trưởng dài hạn trong tương
lai. Theo Chen và cộng sự (2007) nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu có giá tăng trong
thời gian gần đây, nhà đầu tư thích mua cổ phiếu tăng trong quá khứ vì họ nghĩ giá
trong quá khứ là đại diện cho xu hướng giá trong tương lai. Kim và Nofsinger (2002)
cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy nhà đầu tư cá nhân gia tăng sở hữu những cổ phiếu
có lịch sử giá tăng trong quá khứ. Ngoài ra, tình huống điển hình đôi khi dẫn đến sai
lầm vì không tính đến xác suất cơ sở có liên quan trước khi ra quyết định hoặc chỉ dựa
vào những thống kê ít giá trị trên cỡ mẫu nhỏ (Barberis và Thaler, 2003), cụ thể cho
tình huống này trên thị trường chứng khoán là nhà đầu tư chọn mua cổ phiếu nóng
thay vì lựa chọn công ty bình thường.
Nhìn chung, nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi tình huống điển hình sẽ bỏ qua dữ
liệu cơ sở mà tập trung vào tình huống, sự kiện tương tự gần đây để định hình xu
hướng mua, cũng như họ có xu hướng mua cổ phiếu tăng trưởng mạnh gần đây. Phổ
biến nhất là phương pháp điển hình được sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhằm dự


- 15-

báo diễn biến giá cổ phiếu trong tương lai dựa vào khối lượng và giá giao dịch trong
quá khứ. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy tình huống điển hình có tác động đến
quyết định đầu tư. Cụ thể nghiên cứu của Farooq và cộng sự (2015) cho thấy tình
huống điển hình tác động cùng chiều đến quyết định đầu tư, và đó cũng là kết quả
nghiên cứu của Kannadhasan (2010), Waweru và cộng sự (2008). Trong đầu tư
chứng khoán, nhà đầu tư ra quyết định dựa vào xu hướng và ý định đầu tư được hình
thành từ trước đó, có nghĩa là yếu tố tác động đến quyết định cũng là yếu tố tác động
đến xu hướng.
Từ cơ sở trên giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:
H1: Tình huống điển hình có tác động cùng chiều đến xu hướng mua cổ phiếu của
nhà đầu tư cá nhân.

2.4.2 Tự tin quá mức và xu hướng mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân
Lý thuyết về sự quá tự tin đề cập đến khuynh hướng con người đề cao kiến
thức, khả năng, tính chính xác trong thông tin của mình, lạc quan quá mức về tương
lai và khả năng kiểm soát tình thế. Tự tin quá mức liên quan đến việc mọi người hiểu
như thế nào khả năng và giới hạn trong kiến thức của họ, một cá nhân quá tự tin về
khả năng của mình có xu hướng nghĩ rằng mình là tốt hơn so với thực tế (Shefrin,
2002; trích bởi Sewell, 2007). Glaser và cộng sự (2007) định nghĩa tự tin quá mức
thường được mô hình hóa như một sự đánh giá quá cao độ chính xác các thông tin
riêng.
Hai khía cạnh nổi bật của lý thuyết tự tin quá mức là ước lượng sai và hiệu
ứng tốt hơn mức trung bình: (1) ước lượng sai là xu hướng cá nhân tin rằng sự hiểu
biết của bản thân mình chính xác hơn thực tế vốn có; (2) hiệu ứng tốt hơn mức trung
bình là hiện tượng mọi người nghĩ rằng kỹ năng của họ tốt hơn mức trung bình (Taylor
và Brown, 1988). Bên cạnh đó, ảo tưởng kiểm soát và lạc quan quá mức cũng là khía
cạnh của lý thuyết tự tin quá mức: (3) ảo tưởng kiểm soát làm cho con người nghĩ họ
có khả năng kiểm soát tình huống tốt hơn thực tế có thể; (4) lạc quan quá mức phản
ánh cảm giác tin rằng mọi thứ tốt đẹp hơn so với phân tích khách quan.


×