BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐINH THỊ HÓA
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHIA SẺ KIẾN
THỨC TRONG FACEBOOK NHÓM
Chuyên ngành
: Quản trị kinh doanh
Mã số chuyên ngành
: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. CAO MINH TRÍ
TP Hồ Chí Minh, năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ kiến thức trong
Facebook nhóm” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn theo đúng quy định, tôi cam đoan
rằng toàn bộ hay từng phần nhỏ của luận văn này chưa từng được sử dụng để nhận cấp
bằng ở nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng mà không được
trích dẫn theo quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc các cơ sở đào tạo khác trước thời gian ghi bên dưới.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày………tháng……..năm 2016
Người thực hiện luận văn
Đinh Thị Hóa
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin trân thành cảm ơn Tiến sĩ Cao Minh Trí, là người trực tiếp hướng dẫn
khoa học đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Ban giám hiệu trường Đại học Mở
Tp.HCM, khoa Đào tạo sau đại học, quý thầy cô đã tận tâm tổ chức và giảng dạy để
truyền đạt những kiến thức bổ ích, tạo điều kiện tốt nhất có thể để tôi tham gia và hoàn
thành khóa học này.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Đồng Nai, nơi tôi đang công tác đã tạo điều
kiện cho tôi đi học.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các bạn sinh viên trường Đại học Đồng Nai đã hỗ trợ
giúp tôi hoàn thành việc thu thập dữ liệu nghiên cứu của luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, các bạn học cùng lớp MBA13B đã khuyến khích,
động viên, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày………tháng……..năm 2016
Người thực hiện luận văn
Đinh Thị Hóa
iii
TÓM TẮT
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển kèm theo sự phát triển của internet và
những công nghệ, kỹ thuật mới thì việc giao lưu, trao đổi thông tin diễn ra rất dễ dàng,
đặc biệt là sự xuất hiện của các trang mạng xã hội xuất hiện trong những năm gần đây.
Theo thống kê của Facebook, số lượng người sử dụng mạng xã hội Facebook ở Việt
Nam vào khoảng một phần ba dân số, trong đó 94% dân số nước ta ở độ tuổi 15 đến
24 tham gia vào trang mạng xã hội này. Bên cạnh tiện ích giúp mọi người ở mọi lúc,
mọi nơi, ở những vùng địa lý, quốc gia, dân tộc khác nhau đều có thể chia sẻ thông tin,
kiến thức, video, hình ảnh… trò chuyện trực tuyến. Thì Facebook còn có công cụ
Facebook nhóm có các tính năng như: việc chia sẻ diễn ra nhanh chóng trực tuyến, có
các công cụ hỗ trợ như đường truyền, có thể đăng tải các tệp dữ liệu trong nhóm (ở
trang chủ của Facebook thì không), những công cụ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc chia sẻ kiến thức được dễ dàng và thuận lợi hơn. Facebook nhóm có nhóm kín
hoặc là nhóm công khai (ai cũng có thể tham gia). Do nhu cầu trao đổi kiến thức trong
học tập giữa sinh viên với sinh viên và giữa sinh viên với giảng viên cần có một công
cụ hỗ trợ. Nhận thấy Facebook nhóm đáp ứng được các yêu cầu thuận lợi cho việc chia
sẻ kiến thức giữa các thành viên và các yếu tố thuận lợi khác trong việc sử dụng
Facebook như: về tần suất truy cập, yếu tố công nghệ, số lượng người sử dụng (có thể
nói 100% sinh viên các trường đêu có tài khoản Facebook) nên tác giả tiến hành thự
hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ kiến thức trong
Facebook nhóm”. Để từ kết quả nghiên cứu đề xuất những hàm ý quản trị cho các tổ
chức giáo dục, có những tác động tích cực đến việc vận dụng Facebook nhóm trở
thành công cụ hỗ trợ cho học tập của sinh viên, khuyến khích việc chia sẻ kiến thức
trên Facebook làm cho việc sử dụng nó có hiệu quả nhất.
Dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước về hành vi chia sẻ kiến thức trên
các trang mạng xã hội, nghiên cứu này xây dựng mô hình nghiên cứu với 06 giả thuyết
tác động đến việc chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm. Nghiên cứu định lượng
được thực hiện bằng 350 bảng khảo sát được chọn ra từ 408 bảng khảo sát được gởi
iv
trực tiếp và gởi trực tuyến thông qua mạng xã hội Facebook. Kết quả kiểm định EFA
và phân tích hồi quy bội cho thấy mô hình nghiên cứu là phù hợp với tập dữ liệu, tất cả
các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận và theo chiều thuận đối với
giả thuyết ban đầu. Mức độ tác động của sáu yếu tố lên chia sẻ kiến thức trong các
Facebook nhóm giảm dần từ mạnh nhất đến yếu nhất theo thứ tự như sau: (1) kỳ vọng
của cá nhân, (2) sự nhận dạng, (3) sự tin tưởng, (4) sự tương tác qua lại, (5) sự tự hiệu
quả, (6) thích giúp đỡ người khác.
Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa đáng kể trong việc vận dụng Facebook nhóm
thành kênh chia sẻ kiến thức hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên, cũng như là công
cụ giảng dạy cuar giảng viên, và bên cạnh đó nó còn giúp chúng ta có định hướng tốt
cho giới trẻ khi họ tham gia vào các trang mạng xã hội bây giờ, không lạm dụng,
không nghiện và nhất là phải biết sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................1
1.1
Lý do nghiên cứu ...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4
1.5 Ý nghĩa của bài nghiên cứu ....................................................................................4
1.6 Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................5
1.7 Cấu trúc của bài nghiên cứu ...................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................8
2.1 Các khái niệm .........................................................................................................8
2.1.1 Kiến thức..........................................................................................................8
2.1.2 Chia sẻ kiến thức............................................................................................10
2.1.3 Facebook và Facebook Nhóm .......................................................................11
2.2 Các nghiên cứu trước có liên quan ...................................................................13
2.3 Các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................25
2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................26
2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất những yếu tố tác động đến việc chia sẻ kiến
thức trên Facebook Nhóm.......................................................................................31
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .....................................................................33
3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................33
3.2 Nghiên cứu định tính ............................................................................................34
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ........................................................................34
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính.........................................................................34
vi
3.3
Nghiên cứu định lượng ....................................................................................41
3.4
Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................42
3.4.1
Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................42
3.4.2
Nghiên cứu định lượng..............................................................................42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................45
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo các đặc tính ..............................................45
4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình...............................................................47
4.2.1 Yếu tố”sự kỳ vọng của cá nhân” ...................................................................47
4.2.2 Yếu tố “thích giúp đỡ người khác” ................................................................ 48
4.2.3 Yếu tố “ sự tin tưởng” ....................................................................................49
4.2.4 Yếu tố “sự nhận dạng” ...................................................................................50
4.2.5 Yếu tố “sự tương tác qua lại” ........................................................................51
4.2.6 Yếu tố “ sự tự hiệu quả” ................................................................................52
4.2.7 Yếu tố “sự chia sẻ kiến thức” ........................................................................53
4.3 Kiểm định độ tin cậy và sự phù hợp của thang đo ...............................................54
4.3.1 Kiểm định thang đo yếu tố “sự kỳ vọng của cá nhân” ..................................54
4.3.2 Kiểm định thang đo yếu tố “thích giúp đỡ” ...................................................54
4.3.3 Kiểm định thang đo yếu tố “sự tin tưởng”.....................................................55
4.3.4 Kiểm định thang đo yếu tố “sự nhận dạng” ...................................................55
4.3.5 Kiểm định thang đo yếu tố “sự tương tác qua lại” ........................................56
4.3.6 Kiểm định thang đo yếu tố “sự tự hiệu quả” .................................................56
4.3.7 Kiểm định thang đo yếu tố “sự chia sẻ kiến thức” ........................................57
4.4 Kiểm định các giá trị thang đo bằng phân tích EFA ............................................57
4.4.1 Phân tích EFA đối với các biến độc lập tác động lên chia sẻ kiến thức ........57
4.4.2 Phân tích nhân tố EFA đối với thang đo chia sẻ kiến thức............................60
4.5 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ...........................................................................61
4.6 Phân tích tương quan............................................................................................61
4.7 Phân tích hồi quy tuyến tính ....................................................................................63
4.7.1 Mô hình hồi quy.............................................................................................63
vii
4.7.2 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy ...................................................65
4.7.3 Kiểm định các giả thuyết của mô hình và thảo luận kết quả phân tích hồi quy
................................................................................................................................ 67
4.7.4 Kiểm định sự khác nhau theo các đặc điểm cá nhân .....................................75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 81
5.1 Kết luận ................................................................................................................81
5.2 Hàm ý quản trị ......................................................................................................83
5.2.1 Nâng cao sự kỳ vọng về việc chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm .83
5.2.2 Nâng cao sự nhận dạng ..................................................................................84
5.2.3 Nâng cao sự tin tưởng ....................................................................................85
5.2.4 Khuyến khích sự tương tác qua lại ................................................................ 87
5.2.5, Nâng cao sự tự hiệu quả của cá nhân............................................................88
5.2.6 Khuyến khích tinh thần hay giúp đỡ của các thành viên trong chia sẻ kiến
thức .........................................................................................................................90
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................92
5.3.1 Hạn chế của đề tài ..........................................................................................92
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................94
PHỤ LỤC A ................................................................................................................101
PHỤ LỤC B.................................................................................................................107
PHỤ LỤC C.................................................................................................................113
viii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Usoro và ctg (2007) ...............................................14
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Hsu và ctg ( 2007) .................................................15
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Sun và ctg (2009) ..................................................17
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Yu và ctg (2010) ....................................................17
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Fakeh và ctg và ctg (2013) ....................................19
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Pi và ctg (2013) .....................................................21
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Choi và ctg (2014) .................................................23
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................31
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán giữa hai biến giá trị phần dư và giá trị dự đoán của mô hình
hồi quy chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm ..............................................65
Hình 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa .................................................................66
Hình 4.3: Biểu đồ tần số P-P .........................................................................................66
Hình 4.4: Mức độ tác động của các yếu tố lên việc chia sẻ kiến thức trong các
Facebook nhóm .......................................................................................................75
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các biến có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ kiến thức trong
cộng đồng ảo của các nghiên cứu trước..................................................................24
Bảng 2.3: Bảng tóm tắt các giả thuyết của nghiên cứu .................................................31
Bảng 3.1: Tóm tắt các thay đổi trong thang đo sau nghiên cứu định tính so với thang
đo dự kiến ...............................................................................................................37
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mẫu sinh viên tham gia khảo sát ......................................46
Bảng 4.2: Thống kê mô tả yếu tố “sự kỳ vọng của cá nhân” ........................................48
Bảng 4.3: Thống kê mô tả yếu tố “thích giúp đỡ người khác”......................................49
Bảng 4.4: Thống kê mô tả yếu tố “sự tin tưởng” ..........................................................50
Bảng 4.5: Thống kê mô tả yếu tố “sự nhận dạng”.........................................................50
Bảng 4.6: Thống kê mô tả yếu tố “sự tương tác qua lại” ..............................................51
Bảng 4.7: Thống kê mô tả yếu tố “sự tự hiệu quả” .......................................................52
Bảng 4.8: Thống kê mô tả yếu tố “sự chia sẻ kiến thức” ..............................................53
Bảng 4.9: Kết quả phân tích thang đo “sự kỳ vọng của cá nhân” .................................54
Bảng 4.10: Kết quả phân tích thang đo “thích giúp đỡ” ...............................................54
Bảng 4.11: Kết quả phân tích thang đo “sự tin tưởng” .................................................55
Bảng 4.12: Kết quả phân tích thang đo “sự nhận dạng” ...............................................55
Bảng 4.13: Kết quả phân tích thang đo “sự tương tác qua lại” .....................................56
Bảng 4.14: Kết quả phân tích thang đo “sự tự hiệu quả” ..............................................56
Bảng 4.15: Kết quả phân tích thang đo “sự chia sẻ kiến thức” .....................................57
Bảng 4.16: Hệ số KMO và Bartlett của các thang đo tác động đến việc chia sẻ kiến
thức trong Facebook nhóm .....................................................................................58
Bảng 4.17: Bảng xoay các yếu tố tác động đến việc chia sẻ kiến thức trong các
Facebook nhóm .......................................................................................................58
Bảng 4.18: Kiểm định chỉ số KMO và giá trị thống kê Barltlett của thang đo chia sẻ
kiến thức .................................................................................................................60
Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo chia sẻ kiến thức ..........................61
x
Bảng 4.20: Ma trận tương quan giữa các yếu tố tác động đến chia sẻ kiến thức trong
Facebook nhóm .......................................................................................................62
Bảng 4.21: Kết quả của mô hình phân tích hồi quy của mô hình các yếu tố tác động
đến chia sẻ kiến thức trong các Facebook nhóm ....................................................64
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T-Test cho chia sẻ kiến thức trong
các Facebook nhóm theo giới tính người sử dụng ..................................................76
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định T-Test cho chia sẻ kiến thức trong
các Facebook nhóm theo trình độ học vấn người sử dụng .....................................77
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định One-way ANOVA cho chia sẻ
kiến thức trong các Facebook nhóm theo chuyên ngành đào tạo của người sử dụng
................................................................................................................................ 78
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định One-way ANOVA cho chia sẻ
kiến thức trong các Facebook nhóm theo chuyên ngành đào tạo của người sử dụng
................................................................................................................................ 79
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA
: Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
EFA
: Phân tích nhân tố khám phá (Chief Excutive Officer)
KMO
: Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố
Sig.
: Mức ý nghĩa quan sát (Observed Significance Level)
SCT
: lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory)
SNS
: Mạng xã hội ảo (Social Network Service)
SPSS
: Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội
(Statisticaln Package for Social Sciences)
VIF
: Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflatation Factor)
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này sẽ giới thiệu tổng quan về lý do mục tiêu, đối tượng, phạm vi, ý
nghĩa thực tiễn của nghiên cứu và kết cầu của luận văn.
1.1 Lý do nghiên cứu
Sự phát triển của các ngành công nghiệp đã sản xuất ra những dòng sản phẩm hiện
đại như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng… và sự phổ biến
rộng rãi của Internet đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cộng đồng ảo, nơi có nhiều
người đang tham gia và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn của mình trên đó
và việc chia sẻ này là hoàn toàn tự do và miễn phí (Fakeh và ctg, 2013). Các trang web
mạng xã hội (SNS) được dựa trên nền tảng công nghệ Web 2.0 cho phép người tham
gia sáng tạo và trao đổi thông tin lẫn nhau (Kaplan và ctg, 2010). Facebook là một
trong những trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay có lượng người tham gia nhiều
tại Việt Nam và theo Thompson (2007) Facebook đã được công nhận là trang mạng xã
hội trội nhất được sử dụng của các sinh viên trong hệ giáo dục đại học, cao đẳng. Theo
thống kê đầu năm 2016 của Facebook được đăng trên báo điện tử VTV.vn , Việt Nam
hiện có 31,31 triệu người dùng (khoảng 1/3 dân số) và trung bình người sử dụng tại
Việt Nam dành hai tiếng rưỡi trên Facebook mỗi ngày cao hơn 13% so với mức sử
dụng mạng xã hội trung bình mỗi ngày trên toàn cầu. Và điều đáng chú ý ở đây đó là
độ tuổi sử dụng, ba phần tư người Việt trên Facebook có độ tuổi từ 15 đến 34, và từ 15
đến 24 chiếm hơn một nữa số người dùng (16,4 triệu người). Như vậy số lượng sinh
viên, học sinh tham gia Facebook tại Việt Nam là khá cao chiếm khoảng 94% dân số
Việt Nam ở độ tuổi này.
Xuất phát từ thực tế từ công việc giảng dạy và học tập, qua thảo luận với đồng
nghiệp cũng như bạn học tác giả nhận thấy rằng thời gian sinh viên và giảng viên làm
việc với nhau trên lớp rất hạn chế, nội dung bài giảng phân phối chuẩn theo thời gian
quy định, muốn sắp xếp thêm thời gian thì gặp nhiều vấn đề: trùng thời khóa biểu, cơ
sở vật chất, khó tập hợp sinh viên, hoặc điều kiện không cho phép… hoặc các sinh
2
viên muốn thảo luận nhóm hay chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong học
tập thì khoảng cách địa lý xa nhau cũng là một trở ngại lớn. Cũng là người đi học, tác
giả cũng nhận thấy thật cần thiết để có công cụ hiệu quả giúp cho những người học có
thể dễ dàng trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với nhau và với những
người có chuyên môn trong lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, có một lý do khác nữa liên quan
đến vấn đề kinh tế. Những trang Facebook nhóm, fanpage nào càng có nhiều sự quan
tâm ưa thích và có lượt trao đổi bình luận ổn định càng nhiều thì cơ hội để có các hợp
đồng quảng cáo càng cao, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng bỏ ra chi phí để có thể đăng
những thông tin quảng cáo của mình trên các Facebook nhóm, các fanpage. Như vậy,
việc chia sẻ kiến thức không những mang lại lợi ích xã hội góp phần làm cho kiến thức
được lan rộng và phát triển hơn mà nó còn đem lại lợi ích kinh tế đối với nhà quản trị.
Qua tìm hiểu, bên cạnh việc cung cấp các tiện ích để mọi thành viên có thể chia sẻ
cảm xúc, giữ liên lạc với nhau trên trang chủ của mỗi người, Facebook còn cho phép
sự hình thành của các nhóm trong đó người dùng có thể tham gia cùng nhau trong một
không gian riêng tư, nơi mà họ có thể tương tác và trao đổi với nhau về thông tin, ý
kiến và chuyên môn (Pi và ctg, 2013). Việc áp dụng các Facebook nhóm cung cấp môi
trường truyền thông phong phú cho các thành viên trong nhóm như hỗ trợ chia sẻ hình
ảnh, video, tài liệu, tin nhắn, tập tin âm thanh, và các liên kết đến các trang Web, cũng
như nhắn tin, giọng nói và video chat điều này rất phù hợp để thảo luận nhóm hay chia
sẻ kiến thức. Theo đó, so với các hình thức khác của các mạng truyền thông xã hội
khác như Blog hoặc các diễn đàn Web thì Facebook cung cấp đa dạng hơn các công cụ
cho việc thông tin liên lạc và chia sẻ kiến thức cho các thành viên của mình, người
dùng Facebook có thể dễ dàng tương tác và chia sẻ hơn khi họ tham gia vào cùng một
nhóm (Pi và ctg, 2013). Wang và ctg (2012) đã tìm thấy rằng sinh viên thường sử dụng
Facebook Nhóm cho mục đích học tập do tính năng bảo mật (Pi và ctg, 2013). Việc
sinh viên đại học sử dụng Facebook Nhóm chủ yếu cho việc tìm kiếm và chia sẻ thông
tin (Park và ctg, 2009). Chu (2011) nhận thấy rằng thái độ về việc chia sẻ kiến thức đối
với những người có tham gia nhóm là nghiêm túc hơn đối với những người không
tham gia nhóm. Cảm giác thuộc về một nhóm nào đó trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng
3
tới hành vi chia sẻ kiến thức của người đó (Pi và ctg, 2013). Facebook Nhóm được
hình thành dựa trên những lợi ích chung và nó cho phép người dùng chia sẻ thông tin
trong không gian riêng đó, và các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy có động lực để
chia sẻ cho các thành viên trong nhóm hơn các thành viên không trong nhóm (Pi và
ctg, 2013).
Có thể thấy, nhìn trên nhiều khía cạnh như về tần suất truy cập, yếu tố công nghệ
thuận lợi, số lượng người sử dụng (có thể nói 100% sinh viên các trường đêu có tài
khoản Facebook), tính năng và các công cụ của Facebook ( Facebook nhóm ) đều rất
thuận lợi cho việc thảo luận nhóm, chia sẻ kiến thức hỗ trợ cho học tập cũng như giảng
dạy, nên tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến
việc chia sẻ kiến thức trong Facebook nhóm”. Để từ kết quả nghiên cứu đề xuất những
hàm ý quản trị cho người tạo ứng dụng trên Facebook cách thu hút sự chú ý và sự chia
sẻ những ý kiến của sinh viên đối với trang Facebook nhóm ứng dụng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố tác động đến việc chia sẻ kiến thức trong Facebook nhóm.
- Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến việc chia sẻ kiến thức trong Facebook
Nhóm.
- Kiểm định sự khác nhau về việc chia sẻ kiến thức theo các đặc điểm cá nhân như:
giới tính, bậc học, ngành học, năm tham gia sử dụng Facebook
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất những hàm ý quản trị cho người tạo ứng dụng trên
Facebook cách khuyến khích sự chia sẻ ý kiến của sinh viên đối với trang Facebook
nhóm ứng dụng.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào tác động đến việc chia sẻ kiến thức trong Facebook nhóm?
- Yếu tố nào tác động nhiều nhất đến việc chia sẻ kiến thức trong Facebook nhóm?
4
- Có hay không sự khác nhau về việc chia sẻ kiến thức theo các đặc điểm cá nhân
như: giới tính, bậc học, ngành học, năm tham gia sử dụng Facebook ?
- Cần có những tác động tích cực nào đến đến sinh viên để khuyến khích sự chia sẻ ý
kiến của sinh viên đối với các trang Facebook nhóm ứng dụng ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được xác định là các yếu tố tác động đến việc chia sẻ kiến
thức trong Facebook nhóm
- Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là những sinh viên tham gia sử dụng các
Facebook nhóm tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
- Thời gian nghiên cứu dự kiến từ tháng 3/2016 đến tháng 9/2016
1.5 Ý nghĩa của bài nghiên cứu
Theo sự tìm hiểu của tác giả, nghiên cứu này là nghiên cứu mới trong lĩnh vực
nghiên cứu sự chia sẻ kiến thức trong các cộng đồng ảo cụ thể là Facebook nhóm tại
Việt Nam.
Ý nghĩa về mặt khoa học:
Về phương diện quản trị: nghiên cứu này cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà
quản trị có thể đưa ra các biện pháp tác động đến những đối tượng mình quan tâm đến
việc chia sẻ kiến thức của họ.
Đới với những người làm trong giáo dục: có thể sử dụng Facebook nhóm như
một công cụ hỗ trợ giảng dạy, như chia sẻ tài liệu, ý kiến, bàn luận, phản hồi về vấn đề
trong học tập, và khuyến khích sinh viên, học sinh sử dụng Facebook theo hướng có
lợi cho việc học tập bên cạnh việc sử dụng nó để giải trí, liên lạc với bạn bè người
thân. Việc thay đổi nhận thức của người sử dụng, sử dụng các Facebook nhóm để chia
sẻ kiến thức hỗ trợ cho việc học tập là điều quan trọng và cần thiết. Ngoài việc có
thêm bạn bè thì người sử dụng còn có thể chia sẻ kiến thức cho người khác và nhận
5
được sự chia sẻ kiến thức từ những người khác làm cho kiến thức của bản thân phong
phú hơn và quan trọng hơn là thời gian sử dụng cho các mạng xã hội không là vô ích.
Về phương diện khoa học: nghiên cứu này đã chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu về
sự tác động của các yếu tố có tác động mạnh mẽ đến việc chia sẻ kiến thức trong các
trang mạng xã hội, và các trang mạng xã hội, cụ thể là Facebook nhóm có đóng góp
tích cực vào việc học tập của sinh viên đối với môi trường đại học Việt Nam. Do đó,
nghiên cứu này có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Bài nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới mẻ hơn về mạng xã hội cụ thể
là Facebook và Facebook nhóm về tính hữu dụng mà chúng đem lại, sẽ không phải
quá suy nghĩ hay lo lắng thêm về vấn đề giới trẻ hiện nay tập trung quá nhiều cho việc
sử dụng các mạng xã hội cho việc giữ các mối liên lạc, hay nghe ngóng tin tức khắp
nơi…Kết quả nghiên cứu này có thể giúp các tổ chức xã hội tận dụng mạng xã hội để
khuyến khích việc sử dụng nó một cách có ích hơn trở thành nơi chia sẻ kiến thức
cộng đồng, là công cụ hỗ trợ trong quá trình giảng dạy của tổ chức giáo dục, là phương
tiện marketing của các tổ chức kinh tế.
1.6 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp: nghiên cứu định tính và
định lượng
- Nghiên cứu định tính: thực hiện thảo luận nhóm 10 đáp viên về các định nghĩa,
khái niệm, nội dung có liên quan trong bài nghiên cứu.
- Nghiên cứu định lượng: thực hiện khảo sát 400 đáp viên là sinh viên tại thành phố
Biên Hòa và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và SPSS 20.
6
1.7 Cấu trúc của bài nghiên cứu
Chương một: Tổng quan nghiên cứu. Chương này trình bày lý do, câu hỏi, mục
tiêu, đối tượng cũng như phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài và cấu trúc bài
nghiên cứu.
Chương hai: Cơ sở lý luận. Tham khảo những nghiên cứu trước về chủ đề chia sẻ
kiến thức trong các cộng đồng ảo như: các trang mạng xã hội, weblog, Facebook,
Facebook nhóm. Chương này cũng bao gồm các kết quả thực nghiệm từ các tài liệu
nghiên cứu trước của các tác giả khác khi nghiên cứu về hành vi chia sẻ kiến thức
trong các cộng đồng ảo.
Chương ba: Thiết kế nghiên cứu. Chương này trình bày phương pháp luận, bao
gồm các bước của quy trình nghiên cứu như mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, xem
xét các phương pháp phân tích dữ liệu. Nghiên cứu được thực hiện bằng hai giai đoạn:
nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng.
Chương bốn: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương này mô tả các đối
tượng được khảo sát, tìm ra được mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
cũng như mô hình nghiên cứu được tìm thấy sau khi phân tích dữ liệu thu thập được và
thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương năm: Kêt luận và kiến nghị: đưa ra kết quả cuối cùng, kết luận cho nghiên
cứu. Chương này kết luận về mối quan hệ giữa các biến độc lập cũng như mối quan hệ
với biến phụ thuộc trong mô hinhg nghiên cứu, từ đó đưa ra ý nghĩa của kết quả này
đối với các nhà quản trị. Đồng thời cũng sẽ đưa ra những hạn chế của nghiên cứu và
hướng phát triển sâu hơn cho đề tài.
7
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Ở chương một, đã điểm qua các yếu tố chính của đề tài: lý do, câu hỏi, mục tiêu,
đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương hai sẽ đi sâu hơn
vào từng khái niệm liên quan đến đề tài và những cơ sở lý thuyết để xây dựng các biến
và mô hình nghiên cứu của đề tài này.
8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tiếp theo chương một, chương hai sẽ giới thiệu về các khái niệm của bài nghiên
cứu như: kiến thức, chia sẻ kiến thức, Facebook và Facebook nhóm, đồng thời tóm tắt
lại các nghiên cứu trước có liên quan đến việc chia sẻ kiến thức trong các cộng đồng
ảo cũng như trong các Facebook nhóm từ đó đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và mô
hình nghiên cứu đề xuất.
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Kiến thức
Kiến thức là gì? Nói nôm na, kiến thức là sự quen thuộc, sự nhận thức hay sự hiểu
biết của con người về một điều gì đó, ví dụ như sự kiện, thông tin, sự giới thiệu hoặc
kỹ năng mà con người có được thông qua kinh nghiệm hoặc giáo dục bằng cách nhận
thức, khám phá hoặc học tập. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã nỗ lực để xác định rõ ràng
hơn về định nghĩa của kiến thức (Okyere và ctg, 2011), Nonaka và ctg (1995) đã giới
thiệu kiến thức như là sự thật hợp lý hay niềm tin. Bên cạnh đó, (Davenport và ctg,
1998) cho rằng kiến thức là “một hỗn hợp chất lỏng được pha trộn của kinh nghiệm,
giá trị, thông tin theo ngữ cảnh và cái nhìn sâu sắc của chuyên gia nó cung cấp một
khuôn khổ cho việc đánh giá, tổng hợp kinh nghiệm và thông tin mới ”. Nó thường
được đưa vào trong các tài liệu hoặc kho mà còn được đưa vào trong thói quen tổ
chức, quy trình, thực hành và định mức. Hay, kiến thức bao gồm những lý luận về
thông tin và dữ liệu để hỗ trợ tích cực cho hiệu suất làm việc, cách giải quyết vấn đề,
ra quyết định, học tập và giảng dạy (Beckman, 1999 ). Kiến thức là thông tin đã được
xác nhận, chứng minh thông qua các bài kiểm tra (Liebeskind, 1996) và nó được xem
như nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng, là một phần thiết yếu của tổ chức
(Hakami và ctg, 2014). Và kiến thức được coi như là một lợi thế cạnh tranh của các
công ty, là chìa khóa mở ra giá trị của công ty đó (Bock và ctg, 2005). Giá trị của kiến
thức được tăng lên hai lần, khi lần đầu là kiến thức được tạo ra được sử dụng nhiều lần
bởi các cá nhân khác trong tổ chức, lần hai là kiến thức đã từng được chia sẻ kích thích
9
để sáng tạo ra kiến thức mới (Hakami và ctg, 2014). Mặc dù không có một định nghĩa
chuẩn về kiến thức, mỗi cố gắng của các nhà nghiên cứu cũng đã mang lại một định
nghĩa tương tự đó là kiến thức của một người được chia sẻ tạo ra dữ liệu cho những
người khác, và từ những dữ liệu của nhiều người tổng hợp, nhận xét, suy luận lại tạo ra
kiến thức mới (Adolphs và ctg, 2009).
Kiến thức có thể được xem như là sự hiểu biết về lý thuyết hay thực tiễn của một
chủ đề. Nó có thể được ẩn (như với kỹ năng thực hành chuyên môn đặc thù của từng
cá nhân) hay rõ ràng (như với sự hiểu biết lý thuyết của một chủ đề). Nonaka (1994)
đã chia kiến thức thành kiến thức ẩn và kiến thức hiện. Kiến thức ẩn là những kiến
thức khó cụ thể hóa, hình tượng hóa nên gặp khó khăn trong vấn đề truyền đạt cho
người khác. Nó được hình thành từ nhận thức, kinh nghiệm của từng cá nhân đối với
một đối tượng và mang nét đặc thù cá nhân. Kiến thức ẩn của mỗi cá nhân là khác
nhau vì mỗi cá nhân có sự nhận biết, kinh nghiệm riêng của mình. Kiến thức hiện là
kiến thức có thể hệ thống hóa, có thể ghi chép, lưu trữ trên các phương tiện. Nó có thể
là các công thức khoa học, các công trình nghiên cứu, các thông số kỹ thuật, hoặc các
chương trình máy tính. Kiến thức hiện cụ thể nên có thể dễ dàng truyền đạt lại cho
người khác, và kiến thức hiện về một đối tượng nào đó có thể giống nhau đối với mỗi
cá nhân. Vì kiến thức ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội ngày nay, nên
hầu hết các công ty trên toàn thế giới đều áp dụng kiến thức để đạt được và duy trì lợi
ích (Sun và ctg, 2009).
Như vậy kiến thức được đề cập trong nghiên cứu này đó là kiến thức hiện, là những
kiến thức, kinh nghiệm, thông tin, những công trình nghiên cứu, các thông số kỹ thuật
hoặc các chương trình máy tính…có thể được hệ thống hóa, có thể ghi chép, lưu trữ
trên các phương tiện, và vì kiến thức hiện về một đối tượng nào đó có thể giống nhau
đối với mỗi cá nhân, ví dụ như các công thức khoa học, những điều hiển nhiên, những
chân lý.
10
2.1.2 Chia sẻ kiến thức
Chia sẻ kiến thức được coi là một quá trình quan trọng trong tổ chức, bởi vì nó là
cơ sở tinh thần để tạo ra những ý tưởng mới và những cơ hội kinh doanh trong quá
trình giao tiếp, học hỏi của nhân viên (Lin, 2007). Ryu và ctg (2003) cho rằng, chia sẻ
kiến thức là “hành vi của một cá nhân khuếch tán kiến thức và thông tin thu được của
mình cho các đồng nghiệp khác trong tổ chức”. Hay, chia sẻ kiến thức là một quá trình
chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm của hai hay nhiều bên có lên quan (Usoro và
ctg, 2007). Chia sẻ kiến thức còn được hiểu là việc chia sẻ các thông tin, ý kiến, đề
xuất, các vấn đề chuyên môn của các cộng đồng có liên quan (Yu và ctg, 2010).
Rất nhiều các nhà nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu việc chia sẻ kiến thức
bởi lợi ích hiện tại và lợi ích tiềm tàng của nó đối với các cá nhân và tổ chức (Aliakbar
và ctg, 2013). Việc chia sẻ kiến thức là một trong những chìa khóa cạnh tranh của
doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển hiện nay, một tổ chức có những thành viên
tham gia vào việc chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm làm việc của mình cho các
thành viên khác trong tổ chức và việc chia sẻ đó tạo ra những cuộc thảo luận để từ đó
lại hình thành nên những kiến thức mới hỗ trợ cho quá trình làm việc, tăng năng suất
lao động của các nhân viên trong doanh nghiệp đó. Các nhà quản lý có thể có những
sáng kiến để khuyến khích việc chia sẻ kiến thức (Aliakbar và ctg, 2013). Trong những
tổ chức giáo dục, việc chia sẻ kiến thức giữa các sinh viên, học sinh cũng đang được
quan tâm rất nhiều, vì việc chia sẻ kiến thức sẽ giúp cho người học có thể nhớ lâu hơn
kiến thức của mình đồng thời có thể tiếp nhận thêm kiến thức mới từ những người
khác.
Trên các trang web, kiến thức được xem như là một tài sản công, tự do trao đổi
giữa các thành viên trong các cộng đồng ảo. Nhưng việc chia sẻ kiến thức đó cho
người khác lại là một vấn đề hoàn toàn khác, thông tin; kiến thức miễn phí không có
nghĩa là nó luôn sẵn sàng được chia sẻ. Một cá nhân khám phá ra một điều mới lạ
không có nghĩa là cá nhân đó phải có nghĩa vụ chia sẻ điều mà bản thân vừa khám phá
đó cho người khác, việc chia sẻ này phải xuất phát từ chính cá nhân đó muốn chia sẻ
11
hoặc vì được khuyến khích chia sẻ để có phần thưởng hay mối quan hệ tốt đẹp với
những người khác. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu những yếu tố đến việc chia sẻ
kiến thức trong các tổ chức thực tế để tìm ra những phương pháp khuyến khích việc
chia sẻ kiến thức giữa những cá nhân trong tổ chức vì kiến thức là vô cùng quan trọng
đối với tổ chức ở hiện tại và tương lai, nó là nền móng phát triển vững chắc cho một tổ
chức. Kết quả của các cuộc nghiên cứu này đã được tìm ra như nghiên cứu của Bock
và ctg (2001) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ của cá nhân
trong tổ chức. Mô hình nghiên cứu bao gồm phần thưởng mong đợi, cải thiện tổ chức,
cải thiện các mối quan hệ tác động đến thái độ chia sẻ kiến thức. Tuy nhiên, trên trang
mạng xã hội là một môi trường mở mà tại đây không tạo ra bất kỳ lợi ích nào liên quan
đến vấn đề tài chính trước mắt cho những người sử dụng. Và việc chia sẻ này sẽ tốt
hơn nếu như ta có một môi trường phong phú, công bằng, cởi mở ai cũng có thể tham
gia và số lượng không hạn chế, càng nhiều người chia sẻ kiến thức sẽ phong phú hơn
và tạo điều kiện cho những kiến thức mới phát triển. Môi trường cộng đồng trực tuyến
trên các mạng xã hội có được những lợi thế này.
Kiến thức có thể được chia sẻ ở cấp độ cá nhân với cá nhân, nhóm và tổ chức,
trong nội bộ tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau; tuy nhiên, chủ yếu việc chia sẻ
kiến thức diễn ra giữa các cá nhân với nhau. Trong nghiên cứu này đề cập đến việc
chia sẻ kiến thức hiện giữa các cá nhân với một nhóm trong một cộng đồng ảo, cụ thể
là những người tham gia vào các nhóm trên mạng xã hội Facebook chia sẻ những kiến
thức hiện mà mình có được cho những thành viên cùng nhóm thông qua các công cụ
trong Facebook nhóm.
2.1.3 Facebook và Facebook Nhóm
Facebook
Facebook là một trang mạng xã hội, nó được sáng lập bởi Mark Zuckerberg vào
năm 2004, đầu tiên nó cho phép các sinh viên trường Harvard dùng để chia sẻ hình
ảnh và thông tin trường học, nhưng sau này Facebook đã được mở rộng để tất cả các
trường đại học khác ở Mỹ có thể tham gia và nhanh chóng được đón nhận trên toàn thế
12
giới như một trào lưu, hiện tượng (Kirkpatrick, 2011). Rất nhiều những nghiên cứu
trước đã đưa ra rằng Facebook giúp người dùng giữ liên lạc với bạn bè, có thêm những
mối quan hệ mới (West và ctg, 2009; Lin và ctg, 2011). Bên cạnh đó Facebook cũng
có những công cụ có thể áp dụng cho kinh doanh, áp dụng cho học tập như người dùng
có thể chia sẻ mọi loại dữ liệu từ âm thanh, hình ảnh, video, tài liệu cho bạn bè của
mình. Việc chia sẻ các tài nguyên trên mạng xã hội Facebook có sức lan truyền đến
chóng mặt, chỉ cần cá nhân chia sẻ trên dòng thời gian của mình là tất cả bạn bè đều có
thể nhận được dòng chia sẻ đó, và nếu được tag qua Facebook của một cá nhân khác
thì bạn bè của những người đó cũng có thể nhận được thông tin chia sẻ. Vì thế
Facebook hiện nay đang được sử dụng không chỉ để giữ liên lạc mà còn là phương tiện
quảng cáo sản phẩm, bán hàng trực tuyến.
Theo thống kê vào tháng 3 năm 2015 của Facebook và trang web wearesocial.sg
thì Việt Nam hiện có khoảng một phần ba dân số (hơn 31 triệu người ) tham gia sử
dụng mạng xã hội Facebook, trong đó 90% dân số trẻ từ 15 đến 34 tham gia vào mạng
xã hội này. Facebook cho biết hai hoạt động phổ biến nhất trên Facebook của người
dùng Việt là trò chuyện với bạn bè và truy cập Facebook của các thương hiệu. Thực tế
cho thấy mức độ tăng trưởng chóng mặt của trang mạng xã hội miễn phí này và con số
31 triệu người sử dụng sẽ còn tăng nhiều. Rất nhiều các nhà marketing đã tìm thấy môi
trường Facebook là môi trường lý tưởng để họ giới thiệu sản phẩm của mình. Khong
chỉ có marketing mà nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, kinh tế, bán hàng…cũng bị chi
phối bởi Facebook tại Việt Nam.
Facebook nhóm
Facebook được công nhận là một trong những trang mạng xã hội phổ biến nhất, nó
cho phép các thành viên tải hình ảnh lên, thay đổi tài khoản trực tuyến, mà nó còn cho
phép họ để lại tin nhắn cho người khác khi người đó không trực tuyến. Nó cho phép
mọi thành viên duy trì mối quan hệ khi không cùng trực tuyến. Trong số các tính năng
được cung cấp bởi Facebook, Facebook Nhóm là một trong những ứng dụng phổ biến
nhất nó là một chương trình mà Facebook tạo ra để những người có chung lợi ích có
13
thể tạo ra một nhóm hay một khu vực riêng tư để trao đổi, nhóm này có thể công khai:
ai cũng có thể xem và bình luận về bài viết trong nhóm; nội bộ: chỉ có thành viên
thuộc nhóm mới có thể theo dõi và bình luận về bài viết của nhóm; nhóm bí mật: chỉ
có thành viên thuộc nhóm mới có thể tìm ra nhóm và xem bài viết (Pi và ctg, 2013).
Facebook Nhóm cung cấp không gian riêng tư cho người sử dụng có chung lợi ích để
tạo ra các cuộc thảo luận hoặc chia sẻ thông tin, các nguồn tài nguyên. Ví dụ nhóm
Facebook của lớp, của trường, của công ty, của một nhóm người có chung nghề
nghiệp; sở thích; mối quan tâm, của một nhóm bạn chơi thân… Với các chức năng xã
hội linh hoạt và phong phú có sẵn trên Facebook, những người tham gia vào một nhóm
không cần phải là bạn bè trước, chỉ cần người đó được sự chấp thuận của người quản
lý nhóm Facebook đó. Và việc nhóm riêng tư hay nhóm mở có thể được điều chỉnh bất
cứ khi nào. Nếu là nhóm đóng thì chỉ có thành viên trong nhóm mới nhận được các
chia sẻ của nhóm, còn nhóm mở thì mọi người đều có thể theo dõi những chia sẻ từ
nhóm.
Theo khảo sát của nghiên cứu này, 408 sinh viên sử dụng Facebook được hỏi có
tham gia vào nhóm nào trong Facebook không? thì câu trả lời có chiếm 97,1 % (tương
đương 396 người) và chủ yếu là tham gia các nhóm về học tập, tin tức, bạn thân. Như
vậy công cụ nhóm của Facebook được người dùng Việt Nam hưởng ứng rất tích cực,
đặc biệt là với giới trẻ vì nó có một sồ tính năng vượt trội như: nhóm kín, chia sẻ được
tệp, hình ảnh, dữ liệu,… Nghiên cứu này sẽ đi tìm hiểu các hoạt động chia sẻ kiến thức
của các thành viên trong nhóm sẽ bị tác động bởi những yếu tố nào ở đối tượng khảo
sát là sinh viên.
2.2 Các nghiên cứu trước có liên quan
Nghiên cứu của Usoro và ctg (2007)
Usoro và ctg (2007) đã tiến hành nghiên cứu vai trò sự tin tưởng trong việc chia sẻ
kiến thức trong cộng đồng ảo toàn cầu thông qua khảo sát 120 đáp viên. Sự tin tưởng
được chấp nhận rộng rãi là một điều quan trọng trong quá trình quản lý kiến thức.