Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư quốc tế ở các quốc gia châu á năm 2000 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ NGỌC THÙY

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ
QUỐC TẾ Ở CÁC QUỐC GIA CHÂU Á
NĂM 2000 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư quốc tế ở các
quốc gia Châu Á năm 2000 – 2010” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác.
Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường Đại học hoặc các cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Tác giả

Hồ Ngọc Thùy

i




LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Qúy Thầy Cô Khoa Sau Đại học đã truyền
đạt cho tôi rất nhiều kiến thức bổ ích.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Thị Thanh Loan đã tận tình hướng
dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Những góp ý của Cô vô cùng quý báu
giúp tôi hoàn thành luận văn này và tự tin hơn với bài làm.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị học viên lớp ME06C đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi vượt qua các môn học và động viên tôi những lúc mất phương
hướng để đi đến cuối chặng đường này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến Người Bà quá cố, gia đình và người thân,
bạn bè đã luôn tạo điều kiện, cổ vũ và là động lực cho tôi vượt lên những trở ngại để
hoàn thành chương trình học cũng như luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

ii


TÓM TẮT


Di cư nói chung và di cư quốc tế nói riêng không còn là chủ đề mới đối với các
nhà nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới. Ngày nay, di cư diễn ra đa dạng và
phức tạp hơn với số lượng không ngừng gia tăng. Trong đó, khu vực Châu Á có mức
di cư quốc tế khá cao mặc dù mức độ phát triển kinh tế, xã hội gia tăng qua các năm.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này xuất phát từ những vấn đề kinh điển đã được đề
cập trong nhiều lý thuyết về di cư trước đây như: tiền lương, chiến tranh, thiên tai,
dịch bệnh, nghèo đói, lạc hậu. Cùng với sự phát triển và những biến đổi của thời đại,

di cư còn chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khác. Luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng
đến di cư quốc tế ở các quốc gia Châu Á năm 2000 - 2010” kiểm định ước lượng
các yếu tố tác động đến việc di cư này.
Với hạn chế về việc tiếp cận số liệu, tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu trên phạm
vi 31 quốc gia Châu Á dựa vào dữ liệu thứ cấp của Ngân hàng Thế giới (NHTG) thống
kê 5 năm/ lần. Do đó, dữ liệu được chia làm ba thời kỳ: 2000, 2005 và 2010 với tổng
mẫu quan sát thu thập là 93 được thống kê theo mô hình dữ liệu bảng. Với biến phụ
thuộc Y là di cư quốc tế và tám biến độc lập đại diện cho bốn nhóm yếu tố: kinh tế,
chính trị – xã hội, môi trường sinh thái và nhân khẩu học, bao gồm: Thu nhập bình
quân đầu người tính theo USD hiện hành, tỷ lệ thất nghiệp, độ mở nền kinh tế, tỷ lệ
kiều hối, chính trị ổn định, số bác sĩ/ 1000 dân, đất canh tác bình quân và tỷ lệ nữ
giới.
Để kiểm định ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến di cư quốc tế, tác giả thực hiện
thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến di cư quốc tế, các kiểm định tương quan, đa
cộng tuyến và chạy mô hình tác động cố định, mô hình ước lượng bình phương tối
thiểu tổng quát để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kết quả cho thấy
sáu biến có ý nghĩa thống kê và hai biến không có ý nghĩa thống kê. Dựa vào kết quả
nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị chính sách cho các quốc gia.
iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................... iv
Danh mục hình ....................................................................................................... vii
Danh mục bảng ....................................................................................................... viii
Danh mục từ viết tắt .............................................................................................. ix

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1.1 Vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 4
1.5 Ý nghĩa của luận văn ..................................................................... 4
1.6 Kết cấu của luận văn ...................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 5
2.1 Các khái niệm liên quan di cư ....................................................... 5
2.1.1 Di cư .................................................................................... 5
2.1.2 Các hình thức di cư ............................................................. 6
2.1.3 Các chỉ tiêu di cư ................................................................ 7
2.2 Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến di cư ..................................... 8
2.2.1 Lý thuyết Kinh Tế Tân Cổ Điển ......................................... 8
2.2.2 Lý thuyết Thị Trường Lao Động Kép ................................. 9

iv


2.2.3 Lý thuyết Hệ Thống Thế Giới ............................................ 10
2.2.4 Lý thuyết Everetts Lee ........................................................ 11
2.3 Các nghiên cứu trước ..................................................................... 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 28
3.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 28
3.2 Mô hình nghiên cứu và diễn giải biến ........................................... 28
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................... 28
3.2.2 Diễn giải các biến ............................................................... 31
3.3 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................ 35
3.3.1 Cách lấy dữ liệu .................................................................. 35
3.3.2 Mẫu nghiên cứu .................................................................. 35

3.3.2.1 Vài nét về Châu Á .................................................. 35
3.3.2.2 Tổng quan mẫu nghiên cứu ................................... 36
3.3.3 Cách xử lý số liệu ............................................................... 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 39
4.1 Thực trạng di cư quốc tế các quốc gia Châu Á .............................. 39
4.2 Thống kê mô tả những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ di cư quốc tế . 43
4.2.1 Tỷ lệ di cư quốc tế và yếu tố kinh tế ................................... 43
4.2.2 Tỷ lệ di cư quốc tế và yếu tố chính trị - xã hội ................... 45
4.2.3 Tỷ lệ di cư quốc tế và đất canh tác bình quân ..................... 47
4.2.4 Tỷ lệ di cư quốc tế và tỷ lệ nữ giới ..................................... 47
4.3 Phân tích tương quan và đa cộng tuyến ......................................... 48
4.4 Trình bày kết quả nghiên cứu ........................................................ 48
4.4.1 Lựa chọn mô hình ............................................................... 48
4.4.2 Kiểm tra mô hình ................................................................ 49

v


4.4.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................ 49
4.4.3.1 Phân tích các biến có ý nghĩa thống kê................... 50
4.4.3.2 Phân tích các biến không có ý nghĩa thống kê........ 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 63
5.1 Kết luận .......................................................................................... 63
5.2 Khuyến nghị ................................................................................... 63
5.2.1 Nhóm khuyến nghị đối với các quốc gia ............................ 63
5.2.2 Nhóm khuyến nghị đối với người dân ................................ 65
5.3 Hạn chế của luận văn ..................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 68

PHỤ LỤC ................................................................................................................ 71

PHỤ LỤC 1: Bảng thống kê mô tả ........................................................................ 71
PHỤ LỤC 2: Bảng ma trận hệ số tương quan ........................................................ 72
PHỤ LỤC 3: Bảng VIF ........................................................................................... 73
PHỤ LỤC 4: Bảng mô hình hồi quy tuyến tính ( Pooled OLS ) ............................ 74
PHỤ LỤC 5: Bảng mô hình tác động cố định ( FEM ) .......................................... 75
PHỤ LỤC 6: Bảng mô hình tác động ngẫu nhiên ( REM ) .................................... 76
PHỤ LỤC 7: Bảng kiểm định Hausman ................................................................. 77
PHỤ LỤC 8: Bảng kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................... 78
PHỤ LỤC 9: Bảng mô hình ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát ............... 79
PHỤ LỤC 10: Bảng số liệu 31 quốc gia Châu Á ..................................................... 80

vi


DANH MỤC HÌNH


Trang
Hình 1.1: Độ tuổi trung bình của người di cư quốc tế .............................................

2

Hình 2.1: Cơ chế dẫn đến cân bằng của Lý thuyết Kinh tế Tân Cổ Điển ...............

8

Hình 2.2: Lý thuyết mô hình Hút – Đẩy của Lee (1966) ........................................ 11
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 30
Hình 3.2: Bản đồ khu vực Châu Á .......................................................................... 36
Hình 3.3: Tỷ lệ di cư quốc tế bình quân khu vực Châu Á và các nước khảo sát .... 37

Hình 4.1: Tỷ lệ di cư quốc tế Châu Á ....................................................................... 39
Hình 4.2: Tỷ lệ di cư quốc tế theo khu vực .............................................................. 40
Hình 4.3: Các quốc gia có tỷ lệ di cư quốc tế cao nhất ............................................ 41
Hình 4.4: Các quốc gia có tỷ lệ di cư quốc tế thấp nhất ........................................... 42
Hình 4.5: Tỷ lệ di cư quốc tế và GDP bình quân đầu người ................................... 43
Hình 4.6: Tỷ lệ di cư quốc tế và nhóm yếu tố kinh tế .............................................. 44
Hình 4.7: Tỷ lệ di cư quốc tế và chính trị ổn định ................................................... 45
Hình 4.8: Tỷ lệ di cư quốc tế và số bác sĩ/1000 dân ................................................ 46
Hình 4.9: Tỷ lệ di cư quốc tế và đất canh tác bình quân .......................................... 47
Hình 4.10: Tỷ lệ di cư quốc tế và tỷ lệ nữ giới ........................................................... 47
Hình 4.11: Thu nhập bình quân đầu người theo khu vực .......................................... 52
Hình 4.12: Số bác sĩ /1000 dân theo khu vực ............................................................ 55
Hình 4.13: Tỷ lệ thất nghiệp theo khu vưc ................................................................. 58
Hình 4.14: Chính trị ổn định theo khu vưc ................................................................. 59
vii


DANH MỤC BẢNG


Trang
Bảng 1.1: Số người di cư quốc tế .............................................................................

1

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nhóm yếu tố trong Lý thuyết Hút – Đẩy của Lee ........ 12
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các lý thuyết về di cư ......................................................... 13
Bảng 2.3: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến di cư theo nhóm đối tượng ............. 16
Bảng 2.4: Bảng tóm tắt các yếu tố Hút – Đẩy của di cư ở Punjap, Ấn Độ .............. 18
Bảng 2.5: Bảng tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến di cư ở Monywa ....................... 21

Bảng 2.6: Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước .......................................................... 24
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến trong mô hình ...................................................... 31
Bảng 4.1: Kết quả mô hình hồi quy ......................................................................... 50
Bảng 4.2: Bảng so sánh dấu kỳ vọng và kết quả mô hình ....................................... 60

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ĐVT

: Đơn vị tính

FEM (Fixed Effects Model)

: Mô hình tác động cố định

FGLS (Fixed Generalized Least Square)

: Ước lượng bình phương tối thiểu
tổng quát

GDPP (Gross Domestic Product Per Capita)

: Thu nhập bình quân đầu người

ILO (International Labour Organization)


: Tổ chức Lao động quốc tế

IMO (International Migrant Organization)

: Tổ chức di cư quốc tế

LHQ

: Liên Hợp Quốc

NHTG

: Ngân hàng Thế giới

Pooled OLS (Pooled Ordinary Least Square)

: Mô hình hồi quy tất cả các quan sát

REM (Random Effects Model)

: Mô hình tác động ngẫu nhiên

TCDS

: Tổng cục Dân số

UNFPA (United Nations Fund for Population

: Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc


Activities)
WDI (World Development Indicators)

: Chỉ số phát triển thế giới

WGI (The Worldwide Governance Indicators)

: Chỉ số quản trị toàn cầu

ix


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây với xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới

ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt. Sự luân chuyển giữa các nguồn vốn diễn ra
trong sân chơi bình đẳng nhưng khốc liệt hơn. Các nguồn vốn tài chính, vốn khoa học
công nghệ, đặc biệt nguồn vốn con người trong trạng thái di chuyển ồ ạt, đa chiều và tạo
nên một luồng di cư quốc tế không ngừng tăng lên. Chính điều đó đã tạo nên sự ảnh
hưởng sâu sắc tại các quốc gia có người di cư và kể cả các nước tiếp nhận dân di cư.
Theo Hiệp hội Các Quốc gia (Nations Association, 2013), số người di cư quốc tế
trên thế giới năm 1990 là 154.2 triệu người và tăng dần qua các năm đạt 231.5 triệu người
vào năm 2013. Trong đó, số người di cư tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á và Châu
Âu. Số người di cư quốc tế xuất xứ từ Châu Á vào năm 1990 là 49.9 triệu người, đến năm
2013 là 70.8 triệu người tăng 70.48 %.
Bảng 1.1: Số người di cư quốc tế
Đơn vị tính: Triệu người

1990

2000

2010

2013

Thế giới

154.2

174.5

220.7

231. 5

Khu vực phát triển

82.3

103.4

129.7

135.6

Khu vực đang phát triển


71.9

71.1

91

95.9

Châu Phi

15.6

15.6

17.1

18.6

Châu Á

49.9

50.4

67.8

70.8

Châu Âu


49

56.2

69.2

72.4

Mỹ La tinh và Caribbean

7.1

6.5

8.1

8.5

Bắc Mỹ

27.8

40.4

51.2

53.1

Nguồn: Hiệp hội Các Quốc gia (Nations Association, 2013)
1



Số người di cư quốc tế ở khu vực Châu Á cao thứ hai so với các châu lục khác,
đứng sau Châu Âu. Tuy nhiên, đối với Châu Âu thì việc di cư qua lại giữa các nước dễ
dàng và ít bị hạn chế bởi rào cản chính trị và các thủ tục hành chính pháp lý. Vì vậy, việc
di cư ra ngoài phạm vi lãnh thổ một nước trở nên đơn giản dẫn đến di cư tăng nhiều hơn
so với khu vực khác. Ngược lại, các nước Châu Á có nhiều rào cản và đặc thù riêng khiến
di cư ra nước khác phức tạp hơn nhưng di cư quốc tế lại rất cao. Đặc biệt, trong giai đoạn
từ năm 2000 – 2010, số người di cư quốc tế tăng cao nhất tập trung khu vực Châu Á là
17.4 triệu người còn khu vực Châu Âu tăng 13 triệu người trong thập kỷ này.
Mặt khác, độ tuổi trung bình của người di cư ở các quốc gia Châu Á là 33.7 tuổi.
Đó là độ tuổi trẻ, nằm trong độ tuổi lao động với trí tuệ, sức sáng tạo và nhiệt huyết cống
hiến mạnh mẽ. Đây được xem là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
Việc mất đi đội ngũ này sẽ gây khó khăn trước mắt hoặc có thể là một tổn thất lâu dài cho
các quốc gia Châu Á nói riêng.
Châu Đại Dương

43.3

Châu Âu

42.3

Bắc Mỹ

42.2

Châu Mỹ La Tinh

36.7

Tuổi

Châu Á

33.7

Châu Phi

29.9
0

10

20

30

40

Hình 1.1: Độ tuổi trung bình của người di cư quốc tế
Nguồn: Hiệp hội Các Quốc gia (Nations Association, 2013)

2

50


Cùng với những vấn đề toàn cầu như: ô nhiễm môi trường, bạo lực chính trị,
toàn cầu hóa, các quốc gia Châu Á đã và đang chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của di cư
quốc tế. Các hình thức di cư ngày càng đa dạng hơn với những mục đích khác nhau và

Việt Nam cũng nằm trong sự ảnh hưởng chung đó. Di cư quốc tế có tác động tích cực và
tiêu cực cả ở nơi đi và nơi đến. Qua số liệu thống kê cho thấy di cư quốc tế không ngừng
gia tăng qua các năm. Thêm vào đó, di cư quốc tế không chỉ xảy ra ở các quốc gia đang
hay kém phát triển mà ngay cả những quốc gia phát triển cũng phải đối mặt với vấn đề
này. Vì thế, tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư quốc tế ở các quốc
gia Châu Á năm 2000 - 2010” để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến việc di cư này.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư quốc tế ở các quốc gia Châu Á năm

2000 - 2010” kỳ vọng đạt mục tiêu là kiểm định được những yếu tố có ảnh hưởng đến
hiện trạng di cư quốc tế ở các quốc gia Châu Á, qua đó đưa ra những khuyến nghị chính
sách.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận văn tập trung hướng đến các mục tiêu cụ thể
như sau:
Luận văn cung cấp bức tranh tổng quan về tình hình di cư quốc tế ở các quốc gia
Châu Á từ 2000 – 2010.
Luận văn kiểm định được các yếu tố có ảnh hưởng đến di cư quốc tế ở Châu Á.
Luận văn kiểm định được chiều hướng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến di
cư quốc tế.
Luận văn đưa ra các chính sách khuyến nghị cho quốc gia và người dân.
1.3

Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng di cư quốc tế ở các quốc gia Châu Á từ năm 2000 – 2010 như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến di cư quốc tế ở các quốc gia Châu Á? Và các yếu


tố đó có ảnh hưởng như thế nào?

3


Những khuyến nghị chính sách gì cho các quốc gia và người dân?
1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Dân số di cư ra khỏi phạm vi lãnh thổ của quốc gia xuất xứ đến quốc gia khác bao

gồm tất cả các hình thức di cư.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Bài nghiên cứu sử dụng số liệu 31 quốc gia khu vực Châu Á.
Phạm vi thời gian: Bài nghiên cứu sử dụng số liệu 3 thời kỳ: 2000, 2005 và 2010
theo số liệu thống kê 5 năm/lần của NHTG.
1.5

Ý nghĩa của luận văn
Luận văn cung cấp kiến thức tổng quan về tình hình di cư quốc tế ở các quốc gia

Châu Á từ năm 2000 - 2010. Đồng thời, luận văn đã kiểm định được một số yếu tố có ảnh
hưởng và chiều hướng tác động của chúng đến di cư quốc tế ở các quốc gia Châu Á. Từ
đó đưa ra những khuyến nghị chính sách cho các quốc gia và người dân.
1.6

Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu, bao gồm: Vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và


câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, bao gồm: Các khái niệm liên quan đến di cư, lý thuyết
về các yếu tố ảnh hưởng đến di cư và các nghiên cứu trước.
Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu, bao gồm: Phương pháp nghiên
cứu, mô hình nghiên cứu, diễn giải các biến trong mô hình và dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận, bao gồm: Thực trạng di cư quốc tế,
thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến di cư quốc tế, phân tích tương quan, đa cộng
tuyến, kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị, bao gồm: Kết luận, khuyến nghị và hạn chế
của Luận văn.
4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Di cư quốc tế là một hình thức của di cư nói chung. Do đó, tác giả dựa vào cơ sở
lý thuyết về di cư để làm nền tảng lý thuyết cho luận văn. Chương này, tác giả
trình bày các khái niệm liên quan đến di cư, lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến
di cư và các nghiên cứu trước liên quan đến di cư.
2.1

Các khái niệm liên quan đến di cư

2.1.1 Di cư
Theo Liên Hợp Quốc (LHQ) (1958), di cư là một hình thức di chuyển trong không
gian của con người từ một đơn vị địa lý hành chính này đến một đơn vị địa lý hành chính
khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng thời gian di cư xác định.
Như vậy, dân cư di chuyển ra khỏi đơn vị hành chính của một xã, huyện, tỉnh hay thành
phố trong một khoảng thời gian xác định thì được xem là di dân.
Theo Tổng cục Dân số và Qũy Dân số Liên Hợp Quốc (TCDS & UNFPA) (2011),

di cư là sự di chuyển của người dân theo vùng lãnh thổ với những giới hạn về thời gian và
không gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO), di cư là sự dịch chuyển dân số bao gồm bất kỳ
sự dịch chuyển nào của một người hay một nhóm người kể cả qua biên giới một quốc gia
hay trong một quốc gia. Đó là sự di chuyển của con người bất kể độ dài, thành phần hay
nguyên nhân, bao gồm di cư của người tị nạn, người di cư kinh tế và người di chuyển vì
mục đích khác trong đó có đoàn tụ gia đình.
Bên cạnh đó để làm rõ hơn cơ sở lý luận về di cư, LHQ (1958) đã đưa ra một số
khái niệm như:
 Tổng di cư: Là tổng của tất cả những người tham dự vào quá trình di cư bao
gồm cả người di cư đi và di cư đến.
 Di cư thuần túy: Là sự chênh lệch giữa số người di cư đến và số người di cư
đi trong một thời gian nhất định ở một địa bàn nhất định.
 Di dân gộp: Là con số tổng cộng bao gồm cả những người đến và đi của một
vùng, là chỉ số đo lường toàn bộ dân số đến và đi trong một cộng đồng dân cư.

5


 Di cư đi và di cư đến: Di cư đi là số người di cư ra khỏi quốc gia nơi cư trú và
di cư đến là người di cư đến một địa điểm mới nào đó.
 Nơi đi và nơi đến: Nơi đi là nơi sự di chuyển bắt đầu và nơi đến là nơi người
nhập cư gia nhập vào hay sự di chuyển kết thúc.
2.1.2 Các hình thức di cư
Theo LHQ (1958), dựa trên các tiêu chí khác nhau di cư có thể chia thành các hình
thức như sau:
 Theo độ dài nơi cư trú, bao gồm: Di cư lâu dài và di cư tạm thời. Di cư lâu
dài là di cư đến một địa điểm mới trong một thời gian dài và di cư tạm thời là di cư trong
thời gian ngắn hoặc sẽ đi và về thường xuyên.
 Theo khoảng cách di cư, bao gồm: Di cư quốc tế và di cư nội địa. Di cư quốc

tế là một hình thức di cư phân theo địa giới hành chính. Nó thể hiện sự di cư ra ngoài
phạm vi lãnh thổ của một nước. Ngược lại, di cư nội địa là sự di cư trong phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia, không vượt qua biên giới lãnh thổ của quốc gia khác.
 Theo tính chất pháp lý, bao gồm: Di cư hợp pháp và di cư bất hợp pháp. Di
cư hợp pháp là di cư được sự cho phép và tuân thủ theo quy định của luật pháp. Di cư bất
hợp pháp là hình thức di cư không được sự cho phép của Nhà nước như tội phạm quốc tế,
vượt biên, nạn buôn bán người.
 Theo hướng di chuyển, bao gồm: Di cư thành thị - thành thị, di cư thành thị nông thôn, di cư nông thôn - thành thị, di cư nông thôn - nông thôn.
Theo Pertersen (1978), có một số hình thức di cư như sau:
 Di cư nguyên thủy: Là những người di cư do không đủ khả năng chống chọi
lại những biến đổi của môi trường tự nhiên, thường gắn với sự biến đổi khí hậu, thời tiết
khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt, hạn hán hay đất đai bạc màu.
 Di cư nhóm: Là sự di cư gắn với việc di chuyển của một nhóm người hoặc
một đơn vị lao động như hộ gia đình.
 Di cư cá nhân: Là sự di cư gắn với việc di chuyển của một cá nhân.
 Di cư tự do: Là việc di chuyển của cá nhân hay gia đình theo mục đích riêng
mà không bị chi phối bởi bất kỳ cản trở hay sức ép nào.
6


 Di cư bắt buộc/ di cư miễn cưỡng: Là hình thức di cư mà quyết định di cư là
do người khác chứ không do chính cá nhân quyết định.
Theo Mervyn Piesse (2014), di cư có thể được chia thành: Di cư nhân đạo và di cư
kinh tế.
 Di cư nhân đạo bao gồm những người tị nạn như: tị nạn chính trị, tị nạn môi
trường. Theo đó, những cá nhân thường di cư sang các nước khác tương đối gần về mặt
địa lý với nước xuất xứ để thoát khỏi hiện trạng tại quốc gia của họ. Những người di cư
do sự phá hoại tự nhiên hay thảm họa có thể xác định là người tị nạn môi trường và xin tị
nạn ở các nước khác ít bị ảnh hưởng bởi khí hậu tiêu cực. Những người di cư do chiến
tranh, bạo lực hay sự đe dọa của những cuộc xung đột chính trị được gọi là người tị nạn

chính trị. Trong thập kỷ qua, Afghanistan đã là một quốc gia điển hình của người di cư
nhân đạo.
 Di cư kinh tế là những người di cư vì mục đích kinh tế như tìm kiếm cơ hội
việc làm tốt hơn với mức thu nhập cao hơn. Pakistan và Iran là quốc gia tiêu biểu đại diện
cho di cư kinh tế.
2.1.3 Các chỉ tiêu di cư theo TCDS và UNFPA (2011)
 Di dân thuần túy
NM = (I – O) = (Pt1 – Pt0) – (B – D)
NM: Di dân thuần túy.
Pt1, Pt0: Tổng dân số ở thời điểm t0 và t1.
I,O: Số lượng nhập cư và xuất cư ở hai thời điểm (I - O) là tăng cơ học.
B, D: Tổng số sinh và chết giữa hai thời điểm (B - D) là tăng tự nhiên.
 Tỷ suất xuất cư

O: Số người xuất cư khỏi địa bàn.
P: Dân số trung bình của địa bàn đó.
 Tỷ suất nhập cư

7


I: Số người nhập cư vào địa bàn.
P: Dân số trung bình của địa bàn đó.
 Tỷ suất tổng di dân:

I: Số người nhập cư vào địa bàn.
O: Số người xuất cư khỏi địa bàn.
P: Dân số trung bình của địa bàn đó.
2.2


Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến di cư

2.2.1 Lý thuyết Kinh tế Tân cổ điển
Theo lý thuyết Kinh tế Tân cổ điển, sự khác biệt tiền lương thực tế giữa các nước
sẽ tạo ra dòng chảy giữa nguồn lao động và nguồn vốn. Cho đến khi một trạng thái cân
bằng mới được xác lập theo đó mức lương giữa các nước tương đương nhau.
Lý thuyết này lý giải, đầu tiên là một nguồn lao động từ khu vực có mức lương
thấp sẽ di cư qua khu vực có mức lương cao hơn. Sau đó, một nguồn vốn từ khu vực có
mức lương cao sẽ đỗ về khu vực lương thấp. Nguồn vốn này bao gồm cả tiền và nguồn
lao động có tay nghề.
Khu vực lương thấp

Khu vực lương cao
Dòng chảy lao động

Lao động

Lao động
Nguồn vốn
Nguồn vốn

Dòng chảy nguồn vốn

Hình 2.1: Cơ chế dẫn đến sự cân bằng của lý thuyết Kinh tế Tân cổ điển
Bên cạnh đó, lý thuyết Kinh tế Tân cổ điển cho rằng người di cư là những người
trẻ tuổi. Vì thế, nó góp phần làm trẻ hóa dân số ở quốc gia tiếp nhận và có khả năng làm
già hóa nhân khẩu học ở quốc gia xuất xứ. Đồng thời, người di cư có tỷ lệ sinh sản cao
hơn qua đó tạo ra một lực lượng lao động trẻ tuổi mới. Chính vì vậy tạo nên sự thay đổi
trong cơ cấu nhân khẩu học của quốc gia tiếp nhận và làm giảm sự khác biệt nguồn nhân
8



lực giữa các nước tiếp nhận và xuất xứ. Tuy lý thuyết này không trực tiếp đề cập đến vấn
đề di cư nhưng qua cơ chế dẫn đến sự cân bằng cho thấy sự chênh lệch tiền lương và
nguồn nhân lực giữa các nước đã tạo nên di cư quốc tế.
Khác với quan điểm này, lý thuyết kinh tế của Keynes cho rằng di cư cũng xuất
phát từ tiền lương nhưng không phải tiền lương thực tế mà là tiền lương danh nghĩa. Bởi
vì, tiền không chỉ có tác dụng là phương tiện trao đổi mà còn là phương tiện để tiết kiệm.
Việc mong muốn có mức thu nhập cao hơn để chuyển gửi về trong nước khiến cho người
di cư bị cuốn hút nhiều hơn với mức lương danh nghĩa. Và theo ông không có trạng thái
cân bằng như lý thuyết Kinh tế Tân Cổ Điển.
2.2.2 Lý thuyết thị trường lao động kép
Piore (1979) phân chia lao động thế giới thành hai phân khúc: phân khúc chính và
phân khúc phổ thông. Lao động trong phân khúc chính là những lao động phục vụ trong
nền công nghiệp phát triển đặc trưng bởi phương pháp sản xuất thâm dụng vốn. Lao động
trong phân khúc phổ thông là những lao động trong nền nông nghiệp hoặc các quốc gia
đang/ kém phát triển mà đặc trưng bởi phương pháp sản xuất thâm dụng lao động.
Ở các nước công nghiệp phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, mức thu nhập
tốt hơn và qua đó nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Đi kèm theo đó là sự gia
tăng về những nhu cầu như: có nhiều thời gian cho bản thân, nhu cầu chăm sóc y tế và
học tập tốt hơn, nhu cầu việc làm nhẹ nhàng và địa vị xã hội cao hơn. Người lao động bản
địa ở các nước phát triển có trình độ cao, họ không muốn làm các công việc phổ thông.
Bởi vì mức lương thấp, cường độ lao động nặng nề, điều kiện làm việc khắc nghiệt,
không có hoặc địa vị xã hội thấp. Chính vì vậy, các nước phát triển phát sinh nhu cầu lao
động phổ thông ở nước ngoài để lấp vào khoảng trống lao động đang thiếu.
Mặt khác, các quốc gia phát triển tỷ lệ tăng dân số thấp do các cặp vợ chồng
không muốn sinh nhiều con. Điều đó được minh chứng rõ ràng tại các nước Tây Âu dân
số đang già đi nhanh chóng và đặt ra thách thức về nguồn lao động thay thế trong tương
lai. Trong khi đó, các nước Châu Phi, Mỹ La Tinh và Nam Á có tốc độ tăng dân số cao
qua các năm. Hơn nữa, ở các quốc gia đang phát triển khả năng tạo ra việc làm của nền

kinh tế còn hạn chế. Tất cả những điều đó gây ra tình trạng thiếu hụt lao động ở các nước
9


phát triển và ngược lại ở các nước kém phát triển thì dư thừa lao động. Theo mô hình
Kinh tế Hai khu vực của Arthur Lewis (1954) cũng đã đề cập đến việc chênh lệch nhu cầu
nhân lực trong nền kinh tế tồn tại hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp hiện đại. Theo
đó, lao động khu vực nông nghiệp sẽ di chuyển sang lao động trong khu vực công nghiệp
khi lao động nông nghiệp ngày càng tăng cao nhưng việc làm chưa đủ.
Tóm lại, Piore đưa ra giải thích cho nhu cầu về lao động nước ngoài ở các nước
công nghiệp hiện đại là: sự chênh lệch nguồn nhân lực các nước gây thiếu hụt lao động
nói chung, nhu cầu cho các vị trí dưới cùng trong hệ thống cấp bậc công việc và sự thiếu
hụt lao động trong phân khúc thứ cấp của một thị trường lao động kép. Ông kết luận
nguyên nhân của di cư quốc tế là do nhu cầu lao động nhập cư lâu dài và thường xuyên
của các nước công nghiệp phát triển.
2.2.3 Lý thuyết Hệ thống Thế giới
Lý thuyết này dựa trên quan điểm chủ nghĩa tư bản là hệ thống xã hội lịch sử. Theo
đó, việc tích lũy vô tận các nguồn vốn là mục tiêu chiếm vị trí quan trọng. Để tích lũy vốn
buộc các nước tư bản phải tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên mới, chi phí lao động
thấp và thị trường mới. Trong bối cảnh đó, các nước tư bản xâm chiếm các khu vực nước
ngoài. Sau đó, các nước tư bản sẽ tạo ra sự giao lưu kinh tế với các nước thuộc địa. Sau
khi giải phóng, các nước thuộc địa này vẫn bị phụ thuộc sản xuất, thương mại vào các
nước tư bản do các điều khoản trong thương mại phần lớn phụ thuộc các quốc gia phát
triển. Tuy lý thuyết này nhấn mạnh đến tự do thương mại nhưng theo phương diện này có
thể thấy thương mại quốc tế sẽ làm giảm di cư. Có ba lý do lý giải như sau:
Thứ nhất: Thương mại quốc tế sẽ làm gia tăng xuất khẩu hàng hóa, lao động khiến
tạo nên một số lượng việc làm nhiều hơn ở các nước nghèo.
Thứ hai: Xuất khẩu tăng lên sẽ làm giảm thu nhập của các lao động không có tay
nghề ở các nước giàu khi có sự linh hoạt về lương hoặc làm tăng tỷ lệ thất nghiệp khi
lương cố định hoặc điều chỉnh quá chậm.

Thứ ba: Việc xuất khẩu hàng hóa thâm dụng vốn từ nước giàu sang nước nghèo
cũng làm cân bằng hóa thu nhập và điều kiện việc làm giữa các quốc gia. Qua đó làm
giảm chênh lệch thu nhập và việc làm giữa các nước dẫn đến giảm di cư quốc tế.
10


Ngoài ra, lý thuyết này lý giải rằng các nước có tiền sử là thuộc địa thường có xu
hướng di cư sang các nước chính quốc do những mối tương đồng và ràng buộc đã có
trước đó.
2.2.4 Lý thuyết của Everetts Lee (1966)
Lee (1966) lập luận rằng quyết định di cư được dựa trên 4 nhóm yếu tố: các yếu tố
gắn với nơi ở gốc, các yếu tố gắn với nơi đến, các trở ngại di cư và các nhân tố thuộc về
người di cư. Ở tại nơi xuất xứ và nơi đến đều có những mặt tích cực và tiêu cực được gọi
là yếu tố hút và đẩy.

Hình 2.2. Lý thuyết mô hình hút – đẩy của Lee (1966)
Yếu tố hút được chỉ ra đầu tiên là thu nhập cao hơn, đó được xem là yếu tố kinh tế
quan trọng nhất. Theo đó, người di cư hướng đến tìm kiếm mức thu nhập cao hơn ở nước
ngoài với cơ hội việc làm dễ dàng hơn. Ngoài ra, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và học
tập, giáo dục tốt hơn cũng là nguyên nhân hấp dẫn người di cư. Bên cạnh đó, những khu
vực có cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phát triển cũng là lực hút đối với người di dân khi
họ cảm thấy quá bất cập và mất an toàn do cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông của quốc
gia họ quá kém. Cuối cùng là những yếu tố về đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa cũng tạo
thành lực hút đối với người di cư. Ngược lại với các yếu tố này tại nơi xuất xứ sẽ trở
thành lực đẩy của di cư.
Việc đưa ra quyết định di cư được tính toán dựa trên các chi phí vật chất và tinh
thần, mà khoảng cách địa lí là một vấn đề quan trọng. Nó không chỉ tăng chi phí vận
chuyển mà còn tăng các chi phí vô hình do phải đối mặt với môi trường xa lạ, khó hội
nhập. Bên cạnh đó, sự bất đồng ngôn ngữ, hoàn cảnh gia đình, thủ tục xuất nhập cảnh và
các sự cố trong quá trình di cư là một trong những trở ngại cho di cư.

11


Đặc biệt, Lee chỉ ra rằng di cư còn phụ thuộc vào những đặc điểm cá nhân của
từng người như giới tính, độ tuổi hay trình độ học vấn. Theo đó, nam giới di cư nhiều hơn
nữ giới do đặc thù phân công lao động xã hội, sức khỏe tốt hơn và ít bị đe dọa bởi những
rủi ro. Những người trẻ tuổi di cư nhiều hơn người lớn tuổi do có khả năng thích nghi,
năng động và sáng tạo hơn. Những người có trình độ học vấn càng cao thì di cư nhiều hơn
vì khả năng hội nhập tốt và dễ tìm kiếm công việc hơn. Phù hợp với lý thuyết của
Ravenstein (1889) về quy luật di cư khi đưa ra cái nhìn tổng quát về các nguyên nhân của
việc di cư đến các trung tâm thương mại và vùng công nghiệp. Ravenstein cho rằng đa số
các cuộc di cư diễn ra ở phạm vi địa lý gần, một số sẽ di chuyển xa đến các thành phố lớn.
Mức di cư nông thôn có xu hướng cao hơn mức di cư ở các đô thị và phụ nữ có xu hướng
di cư nhiều hơn nam giới chỉ trong phạm vi địa lý gần. Bên cạnh đó, kinh tế là nhân tố
quan trọng nhất quyết định di cư mặc dù môi trường xã hội, luật lệ cũng có ảnh hưởng
nhất định. Có thể tóm tắt 4 nhóm yếu tố này như sau:
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nhóm yếu tố trong lý thuyết Hút – Đẩy của Lee
Các yếu tố hút
- Thu nhập cao hơn.
- Đất đai màu mỡ, khí
hậu ôn hòa.
- Cơ hội việc làm tốt.
- Y tế tốt hơn.
- Truy cập các tiện
ích xã hội tốt hơn.
- Giáo dục phát triển.
- Hệ thống giao thông
vận tải thuận tiện.

Các yếu tố đẩy


Các trở ngại di cư

- Nghèo đói.

- Khoảng cách địa

- Thiếu việc làm.

- Tình trạng hôn

- Thiếu đất canh tác. - Chi phí.

nhân.

- Thiên tai, hạn hán, - Ngôn ngữ.
- Mất an toàn

- Trình

- Gia đình.
- Thủ tục xuất nhập

- Dịch vụ y tế kém.

quá

trình

thực


hiện di cư.
Nguồn: Lý thuyết về di cư (Lee, 1966)

12

độ

học

vấn.
- Mong

cảnh.

- Điều kiện học tập - Các sự cố trong
khó khăn.

- Giới tính.
- Độ tuổi.

lý.

lũ lụt, dịch bệnh.

Nhân khẩu học

thay

muốn

đổi

môi

trường cũ và tạo
lập quan hệ mới.


Tóm lại, các lý thuyết về di cư đã cho thấy các yếu tố tác động đến di cư ở nhiều
khía cạnh như: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội nhưng các yếu tố chi phối chính là
những yếu tố kinh tế. Có thể tóm tắt như sau:
Bảng 2.2: Tóm tắt các lý thuyết về di cư
Lý thuyết
Lý thuyết Kinh tế Tân Cổ

Yếu tố chính

-

Mức lương thực tế.

Điển

Biến đo lường

- GDP thực bình quân đầu
người.

- Dân số thất nghiệp của - Phần trăm dân số thất
nghiệp/ tổng lực lượng


quốc gia.
Lý thuyết Thị trường Lao

- Sự thiếu hụt trong phân

động Kép

lao động của quốc gia.

khúc thị trường lao động - Số năm đi học trung bình
tay nghề thấp.

của lực lượng lao động
của quốc gia.

Lý thuyết Hệ thống Thế giới

Sự liên kết kinh tế và - Tự do thương mại của
văn hóa giữa các quốc

quốc gia.

gia.

Lý thuyết Everetts Lee

-

Các yếu tố hút.


- Thu nhập, việc làm, y tế,

-

Các yếu tố đẩy.

giáo dục, môi trường,

-

Các trở ngại di cư.

giao thông vận tải.

-

Nhân khẩu học.

- Khoảng cách, chi phí,
ngôn ngữ, gia đình, thủ
tục, sự cố.
- Độ tuổi, giới tính, hôn
nhân, trình độ giáo dục.

13


2.3


Các nghiên cứu trước
Nghiên cứu “Hãy để dân của họ đến – Phá vở các bế tắc về di chuyển lao động

quốc tế” của Lant Pritchett năm 2006.
Bài nghiên cứu là tác phẩm được in trên trang của Trung tâm Phát triển Toàn cầu
Washington (Trang 5, 6 và 7). Nghiên cứu chỉ ra rằng, di cư quốc tế sẽ ngày càng diễn ra
mạnh mẽ hơn mặc dù một số quốc gia giàu phản đối. Có 5 lực đẩy không tránh khỏi thúc
đẩy di cư bao gồm:
Thứ nhất: Khoảng cách chênh lệch tiền lương giữa các quốc gia. Ở các quốc gia
đang/ kém phát triển, người lao động phải hưởng mức lương thấp hơn so với những lao
động cùng trình độ, công việc như nhau ở quốc gia phát triển. Do đó, một lực lượng lao
động sẽ di chuyển đến quốc gia có mức lương cao. Mặt khác, người sử dụng lao động ở
các nước phát triển cũng có xu hướng thích sử dụng lao động nước ngoài ở những nước
thu nhập thấp để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo yêu cầu công việc.
Thứ hai: Sự khác biệt về nhân khẩu học. Các nước nghèo có cơ cấu dân số theo độ
tuổi khá trẻ và chiếm tỷ lệ lớn. Trái lai, các quốc gia giàu đang già hóa về dân số do tỷ lệ
sinh sản thấp. Vì vậy, các nước giàu dần thiếu đi nguồn nhân lực thay thế để thúc đẩy
kinh tế. Lực lượng lao động trẻ tuổi nhập cư là một nguồn để thay thế vai trò sản xuất
kinh doanh của lao động già hóa đó.
Thứ ba: Yếu tố toàn cầu hóa. Ngày nay việc di chuyển từ quốc gia này sang quốc
gia khác đã trở nên dễ dàng. Chi phí di chuyển, giữ liên lạc giữa gia đình, người thân
ngày càng rẻ. Một số rào cản về chính sách di cư và nhập cư được nới lỏng. Các tổ chức
di cư quốc tế để hỗ trợ, bảo vệ người di cư hoạt động hiệu quả cũng là yếu tố khiến cho di
cư ngày càng nhiều hơn.
Thứ tư: Nhóm dịch vụ phi ngoại thương không cần kỹ năng cao. Các công việc
như: chăm sóc người già, làm vườn, chăm nuôi trẻ, phụ tá, lao công, nhân viên thu ngân,
nhân viên thức ăn nhanh đều nhận sự thờ ơ của lao động bản địa ở các nước phát triển.
Chính sự thiếu hụt lao động này khiến các quốc gia cần đến nguồn lao động nước ngoài.

14



Thứ năm: Xu hướng phát triển của các quốc gia. Những nước phát triển cần nhiều
nhân lực và nhân lực cao. Nếu lao động không thể di cư từ quốc gia này sang quốc gia
khác thì lương ở đây sẽ tăng và kìm hãm sự phát triển. Ngược lại, những quốc gia dư thừa
lao động sẽ chịu gánh nặng thất nghiệp và những hệ lụy khác kèm theo.
Tóm lại, theo Lant Pritchett, di cư quốc tế ngày nay chịu tác động bởi khoảng cách
chênh lệch tiền lương, nhân khẩu học, toàn cầu hóa, nhóm dịch vụ phi ngoại thương và xu
hướng phát triển của các quốc gia.
Nghiên cứu “Các yếu tố hút – đẩy của di cư” của Natasha C. Parkins năm 2010.
Bài nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2009 ở phạm
vi vùng Caribbean nói chung và Jamaica nói riêng. Nghiên cứu chia làm hai phần. Phần
một là định lượng yếu tố tự nhiên nhằm xác định các thông tin chi tiết về nhân khẩu học
của mỗi đối tượng được phỏng vấn. Phần hai là tiêu chuẩn hóa những câu hỏi mở được
thiết kế để người trả lời có thể cung cấp những dữ liệu phong phú. Bài nghiên cứu phân
chia các đối tượng này thành bốn nhóm: đã di cư, nghĩ đến việc di cư, đang trong quá
trình di cư và không di cư để đánh giá, so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến bốn nhóm đối
tượng này, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu không xác suất. Kết quả có ba
yếu tố nổi lên trong nghiên cứu của Parkins có ảnh hưởng đến di cư là: Tội phạm và bạo
lực, nghề nghiệp và kỹ năng không phù hợp, thiếu các cơ hội kinh tế và xã hội. Trong đó,
tội phạm và bạo lực là yếu tố chính thúc đẩy di cư.
Các yếu tố được tóm tắt như sau:

15


×