Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động trên địa bàn xã vinh hải - huyện phú lộc - tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 71 trang )

Khóa luận này được thực hiện và hoàn thành trong quá trình thực tập
tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là sự kết tinh
những kiến thức và kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã tích lũy được
cùng với sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè, những người che chở,
nuôi dưỡng tôi trưởng thành, cho tôi biết điều hay lẽ phải và mang đến cho
tôi những hành trang kiến thức để bước vào đời.
Đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân đến thầy giáo Hồ Lê Phi Khanh, người
thầy đã tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp. Xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Vinh Hải, huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tôi
những số liệu cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu, cảm ơn quý thầy
cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế đã dày công dìu dắt và chỉ bảo tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới
gia đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian
qua.
Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã có nhiều nổ lực để hoàn
thành khóa luận đảm bảo nội dung khoa học, phản ánh đúng thực tế tại địa
phương. Song do khả năng, kiến thức, và thời gian có hạn đề tài không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự thông cảm và sự
góp ý chân thành từ phía thầy cô và bạn bè để khóa luận hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà My
1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong hai thập kỷ vừa
qua đặc trưng bởi những chính sách cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế và
chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Tăng trưởng


kinh tế và sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô đã khẳng định tính đúng
đắn của chính sách đổi mới. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo
hướng công nghiệp hóa; xu hướng này thể hiện đặc biệt rõ hơn trong 10 năm
trở lại đây. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của cả nước giảm dần, từ
27,18% năm 1995 xuống 24,37% năm 2000 và 21,76% vào năm 2004. Ở khu
vực nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ.
Tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp nhiều
vào cải thiện và đa dạng hóa thu nhập của người dân.
Đi liền với thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn là sự biến đổi về
cơ cấu của lực lượng lao động trong đó tập trung vào vấn đề di cư lao động từ
các vùng nông thôn ra thành thị. Nguyên nhân của vấn đề này có thể được
xem xét là do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn ở khu vực thành
thị kết hợp với tốc độ tăng việc làm ở nông thôn chậm hơn đã dẫn đến càng
làm tăng sức ép về việc làm ở khu vực nông thôn. Thêm vào đó, năng suất lao
động trong nông nghiệp thấp, đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do
các nhu cầu về phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị càng làm cho
thời gian nông nhàn tăng lên và sức ép về việc làm càng thêm gay gắt.
Xã Vinh Hải là một xã bãi ngang ven biển thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế, với hoạt đông sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và ngư
nghiệp. Nơi đây, hiện tượng di cư lao động đã diễn ra hết sức mạnh mẽ trong
thời gian gần đây, hiện nay toàn xã có đến 75% trên tổng số hộ trong xã có
con em di cư vào miền Nam làm việc. Tuy nhiên, lực lượng di cư ở đây chủ
yểu là lao động trẻ, phần lớn chưa qua đào tạo nghề, trình độ văn hóa còn hạn
chế, và trên thực tế cho thấy lực lượng lao động di cư chỉ có trình độ trung
2
học cơ sở. Hiện nay, tỷ lệ di cư trên toàn xã có xu hướng tăng qua các năm,
và tập trung chủ yếu tới thành phố Hồ Chí Minh với các công việc chủ yếu
như lái xe, phụ thợ nề, may mặc, may dày da, giúp việc nhà Việc di cư này
giúp mang lại một công việc ổn định và nguồn thu nhập để cải thiện mức sống
cho lao động di cư. Có thể thấy rõ ràng rằng, di cư lao động bao gồm 2 mặt

của một quá trình, một mặt di cư lao động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải
quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, là một bộ phận của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội bền vững. Kinh tế phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp
hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế diễn ra nhanh chóng cùng với chính sách
mở cửa, hội nhập dẫn đến việc di cư nội địa và ra nước ngoài tăng lên. Tuy
nhiên, chính việc di cư từ nông thôn lên thành thị lại gây nên áp lực dân sồ ở
thành thị, hạn chế sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Mặt khác nó còn dẫn
đến các vấn đề xã hội như thiếu việc làm, ánh hưởng đến trật tự trị an Bên
cạnh đó, di cư quá mực còn gây hiện tương thiếu lao động ở nông thôn(nơi
đi), lao động di cư cũng là nhóm người dễ bị tổn thương và bị lạm dụng như
điều kiện sống không đảm bảo, bị bóc lột sức lao động, buôn lán, lừa đảo, bị
ảnh hưởng của tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, lây nhiễm HIV/AIDS Do
đó cần phải xác định một tỷ lệ di cư lao động phù hợp cho mỗi vùng. Để hiểu
rỏ hơn về thực trang và các yếu tổ ảnh hưởng đến di cư trên địa bàn nên tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động
trên địa bàn xã Vinh Hải - huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị tại điểm
nghiên cứu
Xác định các yếu tố đóng vai trò tích cực thúc đẩy vấn đề di cư lao động
trên địa bàn nghiên cứu.
Xác định các yếu tố đóng vai trò tiêu cực ảnh hưởng đến vấn đề di cư lao
động trên địa bàn nghiên cứu
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm di cư lao động
Thực tế hiện đang tồn tại nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau về lao

động, việc làm nông thôn và di cư lao động nông thôn, đã có những khái niệm
tương đối rõ và dễ dàng được chấp thuận, nhưng cũng còn những khái niệm
còn đang gây nhiều tranh cãi. Trong đó di cư thường được hiểu là chuyển đến
một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một khoảng cách đủ lớn, buộc người di cư phải
thay đổi hộ khẩu thường trú, chuyển đến một thành phố khác, một tỉnh khác
hay một nước khác [7]. Như vậy theo khái niệm trên, hoạt động thay đổi chỗ
ở của con người chỉ được gọi là di cư khi nó đảm bảo đuợc hai điều kiện sau:
Thứ nhất, chỗ ở cũ và chỗ ở mới phải có một khoảng cách nhất định và đủ
lớn. Nó khác với tái định cư, tái định cư cũng là sự thay đổi chỗ ở nhưng chỗ
ở cũ và mới đôi lúc chỉ cách nhau vài chục mét, một quả đồi hay là một thôn.
Thứ hai, người thay đổi chỗ ở phải kèm theo sự thay đổi về hộ khẩu thường
trú, tức là phải đăng ký để địa phương mới quản lý.
Đề tài này không đi sâu vào phân tích nhằm đưa ra một khái niệm mới liên
quan đến di cư lao động nông thôn mà chỉ đề cập đến khái niệm đã và đang
được sử dụng hiện nay để có một cách hiểu thống nhất trong toàn bộ báo cáo.
Các hoạt động tại một địa phương có thể được chia thành 2 loại phụ: (a) tại
nhà và (b) không ở tại nhà nhưng vẫn tại địa phương. Các hoạt động xa nhà
cũng được chia thành 2 loại (a) làm tại các thành phố khác, nước khác và (b)
các vùng nông thôn khác. Trong nghiên cứu này lao động di cư được hiểu là
người có thời gian đi ra khỏi địa phương (tỉnh) từ 6 tháng trở lên [5]. Lao
động di cư có thể là di cư nông thôn ra thành thị, nông thôn-nông thôn. Một
thực tế không rõ ràng trong cách phân loại hiện nay là lao động di cư ra các
khu công nghiệp lớn ở ngoại ô (ví dụ lao động di cư từ nông thôn ở Thái Bình
ra làm việc tại các khu công nghiệp ở Gia lâm Hà Nội) mặc dù là ngoại ô
nhưng lại có đặc thù như những vùng đô thị nếu xem xét trên góc độ điều kiện
4
sinh họat, chi tiêu, dịch vụ đời sống…Trong nghiên cứu này những lao động
di cư như thế đuợc xếp vào di cư nông thôn thành thị. Như vậy lao động địa
phương sẽ là những người còn lại, không di chuyển ra khỏi địa phương hoặc
có thời gian di chuyển ít hơn 6 tháng hoặc di chuyển nhưng trong nội tỉnh.

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động nông thôn- thành thị
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề di cư lao động từ nông thôn ra
thành thị, tuy nhiên các yếu tố này có thể được phân thành 2 nhóm là yếu tố
tích cực ( Pull factors) và yếu tố tiêu cực ( Push factors). Theo Muhammad
(2004) trong nghiên cứu về “Rural-urban migration” đã chỉ ra rằng, các nhóm
yếu tố tích cực (Pull factors) ảnh hưởng đến di cư lao động từ nông thôn ra
thành thị bao gồm: cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, tiền lương cao hơn, có cơ hội
thăng tiến, môi trường xã hội, chất lượng sống cao hơn, tương lai hơn cho con
cái của những lao động di cư và được đào tạo nghề tại những nơi làm việc.
Liên quan đến nhân tố tiêu cực (Push factors) bao gồm: số nhân khẩu trong
gia đình, mức thu nhập bình quân của hộ, không tiếp cận được các dịch vụ cơ
bản, thiếu cơ hội phát triển kinh tế của gia đình [21]. Tuy nhiên cũng phải
thấy rằng, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến di cư lao động cần xem
xét cụ thể bối cảnh của từng quốc gia và khu vực. Xuất phát từ lí do đó, việc
xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến di cư lao động nông thôn làm cơ sở nghiên
cứu cho đề tài này xuất phát từ thực tế của vùng nông thôn Việt Nam. Như đã
đề cập, trọng tâm của nghiên cứu này là việc xem xét yếu tố tác động đến quá
trình di cư lao động từ nông thôn ra thành thị. Mối liên kết hai khu vực ở trên,
về mặt bản chất có thể cho phép đưa ra các yếu tố tác động đến dòng chuyển
dịch lao động này. Sự thay đổi của các yếu tố bao hàm trong sơ đồ cũng như
sự thay đổi về mức độ liên kết giữa chúng đều có thể dẫn việc chuyển dịch
lao động giữa hai khu vực [16]. Ví dụ, sự phát triển của khu vực phi nông
nghiệp sẽ làm gia tăng nhu cầu lao động cho khu vực này. Năng suất lao động
tăng cao trong khu vực phi nông nghiệp sẽ tăng mức hấp dẫn về mặt thu nhập
đối với lao động nông nghiệp chuyển sang nhưng cũng có thể làm hạn chế lao
động di chuyển do nhu cầu lao động phi nông nghiệp ít đi (giả sử rằng nhu
cầu sử dụng sản phẩm phi nông nghiệp là không đổi họăc thay đổi chậm hơn
với tốc độ thay đổi của năng suất). Các hạn chế trong khu vực sản xuất nông
5
nghiệp (đất đai, năng suất cây trồng vật nuôi…) sẽ làm cho lao động nông

nghiệp dư thừa và có nhu cầu chuyển dịch sang khu vực khác. Trong những
năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hình khác về các yếu tố
tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Mô hình này cho
rằng hộ gia đình quyết định tham gia vào họat động phi nông nghiệp là do hai
nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vào họat động phi nông
nghiệp. Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân
số, (2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận
với đất phì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các
nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối với nông nghiệp, (7) tăng
nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú sốc xảy ra, (9) thiếu
khả năng tiếp cận đối với các thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp,
(10) thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn. Hơn nữa, ông cũng gợi ý
các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh thu cao hơn của lao động phi nông
nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, (3) rủi
ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông nghiệp, (4) tạo
ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều cơ hội
đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực phi nông
nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc các
hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu
họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình.
Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho
việc xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông
nghiệp. Tuy nhiên công cụ này chỉ phân tích cùng lao động của hộ. Về mặt
thực tiễn, hai hộ gia đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý
khác nhau có thể có các phản ứng khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm
của vùng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ
nông dân. Thêm vào đó còn có những yếu tố của chính bản thân người lao
động. Điều này giải thích tạo sao hai người có cùng điều kiện như nhau nhưng
lại chọn cách phản ứng khác nhau khi tham gia vào họat động phi nông
nghiệp.

6
Cũng như mô hình về mối liên kết giữa hai khu vực, một điểm khá quan
trọng trong quan hệ “kéo” và “đẩy” là sự giao thoa giữa hai nhóm yếu tố.
Thực tế, có những yếu tố khó có thể ghép vào quan hệ “kéo” hay “đẩy”. Bởi
vì, ở một quy mô nhất định nó là yếu tố "kéo", nhưng ở một quy mô khác nó
lại là yếu tố “đẩy”.
2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu di cư lao động nông thôn -
thành thị
2.2.1 Tình hình về số lượng lao động và việc làm ở nông thôn
Cho đến năm 2004, dân số của Việt Nam đã đạt tới mức 82 triệu dân
trong đó dân số nông thôn là 60,4 triệu người. Vì vậy về cơ bản xã hội Việt
Nam vẫn là một xã hội nông thôn với dân số nông thôn chiếm 73,68%. Cơ
cấu dân số nông thôn của Việt Nam khá trẻ nên lực lượng lao động nông thôn
tiếp tục tăng với quy mô khá lớn khoảng 0,5 triệu người/năm trong giai đoạn
1996-2004 và hậu quả dẫn đến là áp lực việc làm trong nông thôn ngày càng
lớn [14] [15]. Số liệu cơ bản về dân số và số lượng lao động nông thôn được
trình bày ở đồ thị 1.
Đồ thị 1: Dân số và lao động nông thôn cả nước

(Nguồn: Niên giám thống kê 2000,2004; Số liệu thống kê lao động-việc làm ở
Việt Nam)
Đồ thị cho thấy, về giá trị tuyệt đối, dân số nông thôn thay đổi rất ít sau
gần 10 năm, tăng nhẹ từ 57.7 triệu lên 60.4 triệu năm 2004. Tỷ trọng dân số
nông thôn trong tổng dân số có xu hướng giảm dần, tuy nhiên mức độ giảm
cũng không lớn (trên 5%). Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm tỷ lệ dân nông
7
thôn là do quá trình đô thị hóa làm cho các vùng nông thôn thu hẹp lại ở một
mức độ nhất định. Ngoài ra, quá trình di cư nông thôn – thành thị cũng góp
phần làm giảm tỷ lệ dân số nông thôn trong tổng dân số mặc dù tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị. Tuy vậy, tỷ lệ dân số nông thôn từ

15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế trong tổng dân số nông thôn lại có xu hướng
tăng lên trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ này đã tăng từ 48,5% năm
1996 lên 50,8% năm 2000 và ở mức 54% năm 2004.
Theo địa bàn lãnh thổ, tỷ lệ dân số nông thôn trên 15 tuổi tăng hầu hết ở
các vùng trừ Miền núi phía bắc và Đông Nam Bộ. Tỷ lệ tăng nhanh nhất là
vùng Đồng bằng Sông Hồng và Tây nguyên (đồ thị 2). Đối với Miền núi phía
Bắc việc giảm tỷ lệ dân số nông thôn có thể do di cư nông thôn thành thị;
ngược lại, ở vùng Đông Nam bộ, hiện tượng này có thể giải thích là do sự
phát triển của các đô thị và khu công nghiệp. Di cư của dân số nông thôn đến
Tây nguyên làm cho dân số nông thôn ở Tây nguyên tăng khá nhanh từ năm
2000 đến 2004 [11] [13]
Đồ thị 2: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế ở nông thôn
Nguồn: Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)
Sự chênh lệch về tỷ lệ dân số nông thôn giữa các vùng không lớn. Số liệu
năm 2004 cho thấy tỷ lệ lớn nhất ở Đồng bằng Sông Hồng (57%), trong và
thấp nhất ở Đông Nam bộ (47,7%). Tuy nhiên, sự chênh lệch này lại rất lớn ở
8
thời kỳ 1996 và 2000, (khoảng cách giữa tỷ lệ cao nhất - ở vùng Đông Bắc và
thấp nhất- ở Tây Nguyên- là gần 30%).
Lực lượng lao động cả nước năm 2004 ở mức 42,3 triệu người trong đó
lực lượng lao động nông thôn là 32,7 triệu, chiếm 77,2%. Trong khi dân số
nông thôn giảm khoảng 5%, tỷ lệ lao động nông thôn trong tổng lực lượng lao
động cả nước chỉ giảm từ 79,6% năm 1996 xuống 77,2% năm 2004 (giảm
2,4%, bảng 1, đồ thị 3). Số liệu trên cho thấy, chủ trương đô thị hóa của Việt
Nam là khá rõ nhưng không tiến triển được nhiều nếu nhìn trên góc độ lao
động.
Bảng 1: Số lượng lao động Việt Nam thời kỳ 1996-2004
Năm Lực lượng
lao động cả
nước (1000

người)
Lực lượng lao
động khu vực
nông thôn
(1000 người)
Tỷ lệ Lực lượng
lao động nông
thôn/cả
nước(%)
1996 35187,2 28028,1 79,65
1997 35588,4 27735,3 77,93
1998 36579,5 28367,8 77,55
1999 37783,8 29363,4 77,71
2000 38643,0 29917,0 77,42
2001 39489,8 30301,9 76,73
2002 40716,8 31012,6 76,17
2003 41313,2 31298,7 75,76
2004 42316,0 32681,2 77,23
Tốc độ tăng bình quân
thời kỳ 1996-2000 (%)
2,37 1,64
Tốc độ tăng bình quân
thời kỳ 2000-2004 (%)
2,30 2,23
Tốc độ tăng bình quân
thời kỳ 1996-2004 (%)
2,33 1,94
(Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 - Bộ lao
động thương binh và xã hội).
9

Đồ thị 3: Lực lượng lao động cả nước và lực lượng lao động nông thôn
(Nguồn: Thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ Lao động
– thương binh xã hội).
Số liệu thống kê Lao động việc làm cũng cho thấy lực lượng lao động có
việc làm ở nông thôn đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên với tốc độ khá
thấp 1,89% năm 2001, 0,92% năm 2003 và 1,42% năm 2004. Năm 1996, tỷ lệ
này thậm chí còn ở mức âm, tức là lực lượng lao động nông thôn có việc làm
ở thời điểm đó còn giảm so với cùng kỳ năm trước. So sánh với tốc độ tăng
trưởng kinh tế chung của cả nước (GDP) và tốc độ tăng GDP ngành nông
nghiệp, điều dễ nhận thấy là tốc độ tăng lao động thấp hơn nhiều so với tăng
GDP, ngay cả GDP cả nông nghiệp(đồ thị 4). Mức độ tăng GDP ngành nông
nghiệp cao hơn tỷ lệ tăng lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn chứng
tỏ rằng năng suất lao động trong nông nghiệp đã tăng lên đáng kể trong 10
năm qua [7] [10].
10
Đồ thị 4: Tăng trưởng GDP, GDP nông nghiệp và lao động ở nông thôn
Nguồn : Niên giám Thống kê 1997-2004 và Số liệu thống kê lao động-
việc làm ở Việt Nam 1996-2004-Bộ LĐTB-XH
2.2.2. Chất lượng lao động nông thôn
Nếu xét trên góc độ trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và thể
lực của người lao động, có thể nói rằng vẫn còn khoảng cách khá xa về mặt
chất lượng lao động giữa nông thôn và thành thị. Khoảng cách này lớn hơn
khi xem xét ở các loại lao động có trình độ cao [6]. Đặc biệt chất lượng này
thay đổi không đáng kể tính từ năm 1996 trở lại đây(Đồ thị 5)
Đồ thị 5: Chất lượng lao động theo trình độ văn hóa ở nông thôn
(Nguồn :Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH))
11
Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học đã giảm từ
29,16% năm 1996 xuống còn 21,31% năm 2004. Tỷ lệ lao động có trình độ
văn hóa từ trung học phổ thông trở lên chỉ chiếm trên dưới 10% trong thời kỳ

1996-2004 và chỉ tăng lên chút ít từ 9,19% lên 11,18% năm 2000 và 12,47%
năm 2004. Trình độ văn hóa phổ biến của lao động nông thôn là ở mức tốt
nghiệp tiểu học và trung học cơ sở. Số người có trình độ này chiếm tới trên
60% lao động ở nông thôn.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo số liệu thống kê lao động và việc
làm của Bộ Lao động – Thương binh xã hội, số lao động không có trình độ
chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn với
85% năm 2004, mặc dù giảm 7% so với năm 1996 (với 92,6%). Theo số liệu
Điều tra Nông nghiệp, Nông thôn của Tổng cục Thống kê năm 2004, số lao
động được đào tạo trình độ cao đăng, đại học và tương đương ở nông thôn chỉ
chiếm 1,5%. Số lao động được đào tạo nghề gồm sơ cấp và công nhân kỹ
thuật là 2,3%, trung cấp kỹ thuật là 2,4%. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng
này có thể là do trong thời gian qua chưa có chuyển biến đáng kể trong đào
tạo ở nông thôn hoặc nhiều lao động đào tạo đã di cư ra khỏi nông thôn hoặc
cả hai [5] [6] [9].
Đồ thị 6: Tỷ trọng lao động có trình độ ở nông thôn
Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)
12
Về mặt thể lực, mặc dầu thể lực và chiều cao của lao động có tăng lên do
chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn nhưng lao động nông thôn cũng yếu
hơn so với lao động ở thành thị. Theo Điều tra Y tế quốc gia năm 2000-2001
cho thấy lao động nông thôn bị ốm nhiều hơn lao động thành thị, trong khi lao
động thành thị bình quân có 1,1 lần ốm/năm thì lao động nông thôn là 1,7 lần.
Số ngày ốm không tham gia họat động kinh tế của lao động nông thôn cũng
dài hơn (6,7 ngày so với 4,8 ngày của lao động ở thành thị). Do chất lượng
cuộc sống nông thôn còn thấp hơn ở thành thị cùng với sự gia tăng về chênh
lệch thu nhập, khoảng cách này sẽ có xu hướng ngày một lớn hơn.
2.2 Di cư lao động ở Việt Nam
2.3.1 Di cư lao động giữa các vùng trong cả nước
Thực tế của quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu. Trong những

thập kỷ trước, số lượng người di cư lớn nhất là trong những đợt di cư có tổ
chức của nhà nước đi làm “kinh tế mới”. Thời gian gần đây, đặc biệt là 10
năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do tác động của các quan hệ
kinh tế hơn là theo các kế hoạch của nhà nước. Các vùng có tốc độ công
nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư
lớn, ngoài ra cũng có một số lượng người di cư từ các vùng nông thôn tới các
vùng nông thôn khác, chẳng hạn người di cư từ các tỉnh phía Bắc vào Tây
nguyên [1] [2]. Số lượng lao động di cư đi và đến của các vùng trong nước
được thể hiện trong bảng 2
13
Bảng 2: Số lao động di cư đi và đến theo vùng trong cả nước
Nơi cư trú vào
1/7/2004
Tổng số
lao động
đang
làm việc
Số
người
làm việc
tại vùng
cư trú
Số
người
di cư
đi
Số
người
di cư
đến

Tỷ lệ
di cư
đi
(%)
Tỷ lệ
di cư
đến
(%)
Tổng số
42329025 41941784 387241 387241
ĐBSH
9562557 9475979 86578 30615 0,91 0,32
Đông Bắc
5050527 5027385 23142 43623 0,46 0,86
Tây Bắc
1363750 1363472 278 6817 0,02 0,5
Bắc Trung bộ
5139119 5083529 55590 3725 1,08 0,07
NamTrung bộ
3493282 3375155 118127 6756 3,38 0,19
Tây Nguyên
2376336 2373232 3104 26230 0,13 1,1
Đông Nam bộ
6280582 6271785 8797 261122 0,14 4,16
ĐBSCL
9062872 8971247 91625 8353 1,01 0,09
Ghi chú: Tính theo số người từ đủ 15 tuổi trở lên.
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm 1-7-2004
Tỷ lệ lao động di cư khỏi vùng Duyên hải nam trung bộ trên tổng số người
đang làm việc của vùng là 3,38% lớn nhất so với các vùng khác trong cả

nước, trong khi tỷ lệ này ở Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc trung bộ và Đồng
Bằng Sông Cửu Long là tương đương nhau với khoảng trên dưới 1%. Số
lượng lao động di cư khỏi vùng Duyên hải miền Trung tới hơn 118 ngàn
người do đây vẫn còn là vùng có các điều kiện tự nhiên khó khăn, phát triển
kinh tế còn thấp và do vậy không thu hút được nhiều lao động của địa
phương. Xét về địa phương tiếp nhận lao động di cư, tỷ lệ lao động di cư đến
vùng Đông Nam bộ là lớn nhất chiếm tới 4,16% lực lượng lao động hoạt động
kinh tế của cả vùng, tiếp đó là Tây nguyên (1,1%) và vùng Đông bắc (0,86%).
Trước đây, nhà nước có các chương trình di chuyển dân cư và lao động tới
Tây nguyên theo kế hoạch. Hiện nay, các chương trình này không còn thực sự
tiếp tục nhưng nông dân vẫn di chuyển vào vùng Tây nguyên làm ăn do đây
vẫn còn là vùng có thể khai phá, phát triển sản xuất nhiều hơn so với một số
vùng đã canh tác lâu đời ở các tỉnh phía bắc hoặc các tỉnh đồng bằng [4] [6].
14
Xem xét cơ cấu của tổng số lao động di cư của cả nước theo vùng () cho
thấy trong tổng số lao động di cư đi của cả nước, vùng Duyên hải miền Trung
chiếm lớn nhất với 31%, tiếp đến là Đồng Bằng Sông Cửu Long 24% và
Đồng Bằng Sông Hồng với 22%.
Theo cơ cấu lao động di cư đến, Đông Nam bộ nổi rõ là vùng thu hút nhân
lực nhiều nhất và chiếm phần áp đảo số lao động di cư với 67% tổng số lao
động di cư đến của cả nước. Vùng Đông bắc và Đồng Bằng Sông Hồng là
những vùng tiếp theo tiếp nhận nhiều lao động từ các vùng khác đến với 11%
và 8% tương ứng của tổng số lao động di cư đến của cả nước.
Đồ thị 7: Cơ cấu lao động di cư đi và đến của cả nước phân theo vùng
( Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2004)
2.3.2 Di cư lao động từ nông thôn ra thành thị
Quá trình di cư nông thôn – thành thị diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 10
năm trở lại đây. Tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị
hóa ngày càng cao một mặt biến một số vùng nông thôn trở thành thành thị,
mặt khác khu vực đô thị ngày càng mở rộng cũng tạo ra khả năng số người di

chuyển đến các đô thị ngày càng lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn [3]. Tỷ lệ di
cư từ nông thôn tới các đô thị (theo nơi đến) được trình bày trong đồ thị 8.
15
Đồ thị 8: Di cư tính theo địa bàn của nơi đi

(Nguồn: Điều tra di cư năm 2004)
Đồ thị trên cho thấy nông thôn là nơi xuất phát của đại đa số người di cư.
Tính trên bình diện cả nước, số lao động di cư xuất phát từ nông thôn chiếm
tới 73%. Ở hai thành phố lớn, tỷ lệ dân nông thôn di cư đến là khá cao. Tỷ lệ
dân nông thôn di cư đến vùng Đông bắc khoảng 80%, tương đương với
TPHCM. Rất ngạc nhiên là trong tổng số dân di cư, nữ giới chiếm tỉ lệ cao
hơn với 57%. Điều này đúng cho hầu hết các vùng trong cả nước, riêng vùng
Tây bắc có số nam lao động di cư đi cao hơn với 59%. Bắc trung bộ là nơi có
tỷ lệ nữ lao động di cư đi cao nhất với 63%. Tỷ lệ lao động nữ di cư đi của
các một số vùng trong cả nước được thể hiện trong đồ thị 9.
16
Đồ thị 9: Tỷ lệ lao động di cư theo giới tính

(Nguồn: Tính toán và minh họa từ số liệu điều tra di cư năm 2004)
2.3.3. Lao động nông thôn di cư đến vùng trọng điểm
Cơ cấu lao động di cư từ nông thôn đến một số vùng trọng điểm qua số
liệu của cuộc điều tra di cư năm 2004 được thể hiện trong bảng 3. Yếu tố địa
lý có tác động lớn đến cơ cấu này, tuy nhiên không hoàn toàn đúng đối với tất
cả các vùng. Phần lớn số lượng lao động nông thôn di cư đến Hà nội và vùng
Đông bắc xuất phát từ vùng Đồng Bằng Sông Hồng (77% của tổng người di
cư), trong khi ở thành phố Hồ Chí Minh 31,46% số người di cư đến là từ
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ cấu lao động nông thôn di cư đến vùng Đông
Nam bộ mang những nét đặc trưng riêng, cao nhất là từ Bắc trung bộ với
27,44%, Đồng Bằng Sông Hồng, di cư nội vùng Đông Nam bộ và từ Đồng
Bằng Sông Cửu Long đều có một tỷ lệ tương đương nhau khoảng 19%. Việc

Đồng Bằng Sông Hồng chiếm tới 19% số người di cư tới Đông Nam Bộ
ngang với từ Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy yếu tố địa lý không còn là
một lực cản cho việc di cư mà yếu tố việc làm là một lực kéo lớn. Một lý do
khác có thể là lực “đẩy” từ bản thân vùng Đồng bằng sông Hồng với “đất
chật, người đông” hơn rất nhiều so với các vùng khác [6] [7] [9]. Di cư đến
17
Tây nguyên lại khá đặc thù với gần 50% là di cư nội vùng và từ miền núi phía
Bắc. Đồng Bằng Sông Hồng cũng đóng góp một tỷ lệ không nhỏ trong số
người di cư đến Tây nguyên. Phân tích trên cho thấy, dường như luồng di cư
chủ yếu theo chiều từ Bắc vào Nam mà ít thấy chiều ngược lại. Với tốc độ
phát triển kinh tế và lợi thế tự nhiên ở các tỉnh miền nam, có thể kết luận rằng
cơ hội việc làm chứ không phải là khoảng cách địa lý là lực hút lớn nhất tác
động tới việc di cư.
Bảng 3: Cơ cấu lao động nông thôn di cư theo vùng và theo nơi điều tra
Hà nội TPHCM Đông
Nam
Bộ
Đông
Bắc
Tây
Nguyê
n
Cả
nước
ĐBSH 77.13 18.48 19.09 76.83 19.89 40.08
Đông bắc 12.77 4.37 8.2 15.98 20.86 12.83
Tây bắc 0.35 0.25 0.28 0.73 2.67 0.97
Bắc Trung bộ 8.33 23.97 27.44 5.98 13.9 15.99
Nam trung bộ 0 9.36 2.97 0.12 6.2 4.05
Tây nguyên 1.06 2 3.39 0 25.35 7.39

Đông Nam
Bộ
0.35 10.11 19.94 0.12 8.98 8.07
ĐBSCL 0 31.46 18.67 0.24 2.14 10.61
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100
( Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004)
Phân bố về tỷ lệ lao động di cư theo độ tuổi được trình bày trong bảng 4.
Khoảng tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 20-30 chiếm trên dưới 50% số lao động
di cư ở hầu hết tất cả các vùng trong nước. Nếu tính số lao động di cư dưới 30
tuổi xuất phát từ nông thôn tính trên địa bàn cả nước thì tỷ lệ này lên đến gần
70%. Trong số lao động nông thôn di cư đi từ Bắc trung bộ có tới trên 25% ở
độ tuổi dưới 20. Tỷ lệ này đối với Đồng Bằng Sông Hồng, Đông bắc và Đông
Nam bộ cũng từ 15-17%. Như vậy, lao động trẻ dễ có xu hướng di cư hơn do
có khả năng thích ứng nhanh ở nơi đến, đồng thời cũng có ít hơn yếu tố “níu
kéo” ở quê nhà so với các lao động lớn tuổi hơn.
18
Bảng 4: Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi
Di cư đi/độ tuổi <20 20-30 30-40 >40 Tổng số
Đồng Bằng Sông Hồng 17.21 49 19.3 15 100
Đông bắc 17.2 48 21.7 13 100
Tây bắc 10.61 36 18.2 35 100
Bắc Trung bộ 25.97 54 14.2 6 100
Nam trung bộ 14.22 55 19.3 12 100
Tây nguyên 12.28 40 31.3 17 100
Đông Nam Bộ 15.36 53 21.3 10 100
( Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH))
Phân bố theo độ tuổi của lao động nông thôn di cư theo nơi đến cũng có
nét tương tự như từ giác độ theo nơi đi. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các vùng
lao động di cư đến cũng khá rõ nét (Bảng 5 và đồ thị 1). Lao động nông thôn
di cư đến Hà nội và Tây Nguyên có độ tuổi trung bình cao hơn so với các

vùng như thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ và Đông bắc. Có tới 20-
24% số lao động di cư đến thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ và Đông
bắc ở độ tuổi dưới 20, trong khi tỷ lệ lao động trên 40 tuổi di cư đến Hà nội
và Tây nguyên cũng tới mức 19-20% [4][16][17]. Cơ cấu tuổi di cư này cũng
phản ánh một phần cơ hội việc làm và cơ cấu việc làm khác nhau ở các vùng
trên. Ở Tây nguyên, lao động di cư đến có lẽ chủ yếu tham gia sản xuất nông
nghiệp (do lợi thế về nông nghiệp) do đó không đòi hỏi về vấn đề tuổi tác;
trong khi đó, ở các vùng phát triển các khu công nghiệp có nhu cầu cao hơn
về lao động trẻ.
Bảng 5: Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi theo nơi điều tra
Vùng <20 20-30 30-40 >40 Tổng
số
Hà Nội 12.93 50 17.7 19 100
Thành phố Hồ Chí Minh 19.5 56 17.4 7 100
Đông Nam Bộ 21.58 53 17.8 7 100
Đông Bắc 24.55 49 17.4 9 100
Tây nguyên 9.2 41 30 20 100
Cả nước 17.54 50 20.1 13 100
( Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH)
19
Đồ thị 10: Phân bố lao động di cư theo độ tuổi
0 50 100 1500 50 100 150
15 20 25 30 35 40 45 50 55 60
20 40 60
15 20 25 30 35 40 45 50 55 60
20 40 60
15 20 25 30 35 40 45 50 55 60
20 40 60
HA NOI HCM D_NAM BO
DONG BAC T_NGUYEN

Frequency
104. Age
Graphs by region
( Nguồn: Điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-TBXH))
Cơ cấu lao động di cư theo độ tuổi còn có thể xem xét ở một góc độ khác
là theo giới. Có thể thấy rằng tỷ lệ lao động nữ đều cao hơn lao động nam ở
tất cả các khoảng tuổi. Tuy nhiên, khi độ tuổi càng cao, khoảng cách này càng
thu hẹp dần. Trong khi ở độ tuổi dưới 20, có tới 66% lao động di cư là nữ,
trong khi đó ở độ tuổi trên 40, tỷ lệ giữa nam và nữ gần như cân bằng. Điều
này cần được lưu ý trong hoạch định chính sách để giảm mất cân đối về giới ở
các vùng di cư, nhất là các khu công nghiệp có nhiều ngành nghề thu hút lao
động nữ. Nếu không có các chính sách thích hợp, các vấn đề xã hội khó giải
quyết sẽ phát sinh kèm theo hiện tượng này [9].
20
Đồ thị 11: Cơ cấu lao động di cư theo giới và tuổi
(Nguồn: Tính toán và minh họa từ số liệu điều tra di cư năm 2004 (Bộ LĐ-
TBXH)
Xét về trình độ văn hoá, lao động di cư từ Đồng Bằng Sông Hồng và
vùng Đông bắc có trình độ cao nhất với 35,53% số lao động di cư từ vùng này
có trình độ trung học phổ thông và 5,48% có trình độ cao đẳng hoặc đại học
(Bảng 6). Lao động di cư từ Tây nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long có
trình độ văn hoá thấp nhất với đa số người di cư có trình độ từ trung học cơ sở
trở xuống. Tây nguyên có 36,7% số lao động di cư đi các vùng khác có trình
độ văn hoá từ tiểu học trở xuống và con số này đối với Đồng Bằng Sông Cửu
Long là gần 30%. Một mặt những con số này phù hợp với trình độ văn hoá
nói chung của các vùng cụ thể, mặt khác điều này cũng sẽ dẫn đến hệ quả là
các lao động nông thôn di cư từ các vùng văn hoá thấp sẽ có xác suất làm các
công việc giản đơn hơn lao động di cư đi từ các vùng có trình độ văn hoá cao
hơn một cách tương đối.
21

Bảng 6: Cơ cấu lao động di cư theo trình độ văn hoá
Vùng/trình độ
VH
Tiểu học
trở xuống
Trung
học cơ
sở
Trung
học phổ
thông
Cao
đẳng -
Đại học
Tổng số
ĐBSH 4.69 54.3 35.53 5.48 100
Đông bắc 24.03 47.25 25.87 2.85 100
Tây bắc 37.84 32.43 27.03 2.7 100
B.Trung bộ 9.48 51.47 37.91 1.14 100
N.trung bộ 13.55 59.35 25.81 1.29 100
Tây nguyên 36.75 45.23 15.55 2.47 100
Đ.Nam Bộ 22.65 45.95 28.8 2.59 100
ĐBSCL 28.82 51.23 18.97 0.99 100
Cả nước 15 51.27 30.42 3.32 100
(Nguồn: Điều tra di cư năm 2004)
Bảng 6 phản ánh trình độ văn hoá của lao động di cư từ nông thôn đến
một số vùng trong nước. Tây nguyên là vùng tiếp nhận người lao động di cư
có trình độ văn hoá thấp nhất. Ở đây có tới trên 36% số lao động di cư đến có
trình độ từ tiểu học trở xuống và nếu tính tỷ lệ của đối tượng lao động này có
trình độ từ trung học cơ sở (cấp II) trở xuống chiếm đại đa số với khoảng

88%. thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ cũng là những địa phương có
tỷ lệ lao động di cư đến có trình độ văn hoá thấp tương đối so với các vùng
khác nhưng chủ yếu là những lao động có trình độ trung học cơ sở (tỷ lệ này
ở thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ lần lượt là 56% và 52%). Lao
động di cư từ nông thôn đến Hà nội có trình độ văn hoá cao nhất. Có tới 45%
số lao động di cư đến Hà nội có trình độ trung học phổ thông và 13% số lao
động đến Hà nội có trình độ cao đẳng và đại học.
22
Đồ thị 12: Cơ cấu lao động di cư nông thôn theo trình độ văn hoá ở nơi
đến

(Nguồn: Điều tra di cư năm 2004)
Lý do hay động lực thúc đẩy lao động di cư từ nông thôn đến các đô thị và
các vùng cũng khá khác nhau. Lý do chính để lao động nông thôn tới Hà nội
và thành phố Hồ Chí Minh là để tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ số lao động này
theo nơi đến của Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 47% và 59%.
Trong khi đó lý do chính để lao động di cư đến Đông Nam bộ và Tây nguyên
là do ở các địa phương này có điều kiện sống, điều kiện sản xuất-kinh doanh
tốt hơn. Tỷ lệ số lao động đến Đông Nam bộ và Tây nguyên với lý do này lần
lượt là 48% và 50%. Trong khi đó tỷ lệ này ở Hà nội và thành phố Hồ Chí
Minh là 20% và 27% (là loại lý do đứng thứ hai). Tìm kiếm việc làm cũng là
loại lý do đứng thứ hai tại vùng Đông Nam bộ [18][19].
23
Đồ thị 13: Lý do lao động nông thôn di cư theo vùng

(Nguồn: Điều tra di cư năm 2004)
* Thu nhập của lao động di cư:
Theo điều tra di cư năm 2004 của Tổng cục Thồng kê, thu nhập của lao
động di cư trung bình từ khoảng 957 ngàn đồng/tháng, lao động nam kiếm
được nhiều tiền hơn lao động nữ(1,1 triệu đồng so với 0.8 triệu đồng). Người

lao động di cư dân tộc Kinh có mức thu nhập cao gấp hai lần người di cư là
người dân tộc thiểu số. Thu nhập trung bình của người lao động tăng theo
trình độ, người có trình độ cao nhất kiếm được khoảng 1,6 triệu đồng/tháng,
cao gấp 4 lần người không đi học. Thu nhập cao nhất là cán bộ kỷ thuật bậc
cao, trung bình khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, sau đó là thợ lắp ráp, vận hành
máy(khoảng 1,1 triệu đồng/tháng), lao động giản đơn có thu nhập thấp nhất
(khoảng 770 nghìn đồng/tháng). Trong số người di cư, cán bộ nhà nước có
mức lương khoảng 1,2 triệu đồng/tháng, tiếp đó là người làm cho chủ tư nhân,
khoảng 1 triệu đồng/tháng [4][6][10].
Mức thu nhập trung bình của người di cư thấp hơn của người không di cư.
Sự khác biệt ở thành phổ Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp đông nam bộ
là lớn nhất, ở đây người di cư nhận mức lương chỉ bằng khoảng 2/3 thu nhập
của người không di cư.
24
Nhìn chung đối với người lao động, thu nhập được tăng lên khi di cư đi
tìm việc làm. 71% người lao động nói rằng thu nhập của học cao hơn sau khi
di cư, 12% nói rằng có hơn rất nhiều, 13% nói rằng không đổi và số còn lại
nói rằng thấp hơn. Lao động làm trông lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp điều
có tiến bộ rõ rệt về thu nhập sau khi di cư: 14% cho biết có thu nhập cao hơn
nhiều và 75% cho biết có thu nhập cao hơn.
2.2.2 Di cư lao động ở Thừa Thiên Huế
* Tình hình lao động việc làm ở TTHuế
Với tư cách là thủ phủ của xứ Đàng Trong và sau đó là kinh đô của triều
Nguyễn nên Huế mang nặng tư tưởng phong kiến. Trong đó có tư tưởng trọng
nam khinh nữ, quan niệm đông con hơn đông của. Vì vậy sau giải phóng một
thời gian dài tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Thừa Thiên Huế luôn cao hơn
mức trung bình chung của cả nước. Điều này góp phần tạo nên một lực lượng
lao động hết sức dồi dào cho mảnh đất cố đô hiện nay.
Bảng 7: Lao động Thừa Thiên Huế từ năm 2003 đến 2007.
Đơn vị: người

Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Lao động 488780 500572 512743 516945 520645
(Nguồn: Thống kê TTHuế năm 2008)
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy: trước năm 2006 thì hàng năm lực
lượng lao động của Thừa Thiên Huế đều tăng trên 10 nghìn người, từ năm
2006 số lượng này có giảm nhưng vẫn đạt mức 4 nghìn người. Lao động dồi
dào là một lợi thế rất lớn để tăng trưởng kinh tế nhưng nếu nền kinh tế không
tạo ra đủ việc làm thì nó lại trở thành gánh nặng. Huế mặc dù là kinh đô cũ
nhưng mức tăng trưởng kinh tế trong những năm qua không cao, đặc biệt
trong lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực mà có thể tạo ra được nhiều việc làm
nhất. Vì vậy người lao dộng thiếu việc làm, thất nghiệp nơi đây chiếm một tỉ
lệ khá cao.
25

×