Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CẨM PHẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.58 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
LỚP: ĐH5QM3
GVHD: HOÀNG THỊ HUÊ


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Quy định mã màu sắc túi đựng với từng loại chất thải.....................................12
Bảng 3.2. Số lượng túi sử dụng đểthu gom chất thải (kg/ngày)........................................13
Bảng 3.3. Khối lượng, thành phần của rác thải thông thường..........................................14
Bảng 3.4: Số lượng một số chất thải nguy hại ngoài danh mục các loại chất thải nguy hại
y tế thải ra trong một tháng (kg/tháng).............................................................................16
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
......................................................................................................................................... 13

Nhóm 3

Page 2


* ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề trọng yếu do chất lượng môi
trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người và những sinh vật sống khác. Chất
thải từ các hoạt động kinh tế, xã hội, hay đời sống sinh hoạt của con người ảnh hưởng
trực tiếp và mạnh mẽ đến chất lượng môi trường khiến môi trường trở nên suy thoái
nhanh chóng, khó khắc phục được. Bên cạnh các nguồn phát thải trên, chất thải y tế là
một trong những loại chất thải nguy hại nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, vì
chất thải y tế nếu không được xử lí tốt sẽ trở thành nguồn phát sinh mầm bệnh nguy


hiểm, làm ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Bệnh viện đa khoa thành phố Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) nằm ở khu vực dân cư
đông đúc, nhu cầu về khám chữa bệnh cao, phải tiếp nhận lượng bệnh nhân lớn do vậy
lượng chất thải lớn phát sinh từ đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Rác thải y
tế bao gồm chất thải nguy hiểm như: kim tiêm, găng tay, cao su, bông băng, các loại
thuốc có hạn, bệnh phẩm, hay các chất phóng xạ nguy hiểm,… Với lượng chất thải lớn
như vậy, cần đảm bảo xử lí triệt để, không để lại mầm mống dịch bệnh, kết hợp song
song với bảo vệ và duy trì chất lượng môi trường.
Nhưng hiện nay các khâu xử lí chất thải y tế còn lỏng lẻo, không đúng tiêu chuẩn,
không đảm bảo vệ sinh. Từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
đánh giá hiện trạng phát thải, phân loại, thu gom và xử lí chất thải y tế của bệnh viện đa
khoa thành phố Cẩm Phả và đưa ra những giải pháp cho những vấn đề trên.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng phát thải chất thải rắn tại bệnh viện đa khoa Cẩm Phả về
nguồn gốc phát sinh và lượng chất thải y tế. Tiếp theo tìm hiểu, đánh giá về phân loại; thu
gom và xử lí chất thải tại đây. Qua đó dự báo lượng chất thải rắn sẽ phát sinh trong thời
gian tới, về tình hình phân loại, thu gom và đưa ra phương pháp giảm phát sinh và làm
tăng hiệu quả trong thu gom và xử lí.

3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố.
- Khảo sát thực tế tình hình phát thải, phân loại, thu gom và xử lí chất thải y tế tại bệnh
viện đa khoa thành phố Cẩm Phả.
- Tìm hiểu các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống quản lí và xử lí chất thải tại bệnh việ.
- Đề xuất một số biện pháp quản lí và xử lí chất thải để tăng hiệu quả hơn:
+ Phương án giảm phát thải
+ Phương án trong phân loại, thu gom và xử lí chất thải y tế.
+ Phương án cải thiện hệ thống quản lí chất y tế.


Nhóm 3

Page 3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm.
Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, nghiên cứu, phẫu thuật… Bao gồm chất thải thường (Vd: Bao bì, thực phẩm, đồ
dùng cá nhân, chai lọ đã qua sử dụng), chất thải y tế lâm sàng (Vd:Băng gạc bẩn, kim
tiêm, thuốc quá hạn, các đồ vật tiếp xúc với máu và chất dịch của bệnh nhân,…) và chất
thải y tế nguy hại (Là rác thải có khả năng nhiễm độc, nhiễm phóng xạ và gây sát thương
cao)
Chất thải y tế thường tồn tại ở 2 dạng rắn và lỏng. Nguồn thải chủ yếu từ các hoạt
động chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị bệnh tại bệnh viện, phòng khám y tế, trung tâm
chăm sóc sức khỏe, cơ sở y tế tư nhân. Ngoài ra rác thải từ các hoạt động nghiên cứu, xét
nghiệm, chẩn đoán trong phòng thí nghiệm cũng được coi là Chất thải y tế.
Chất thải thường là chất thải không được xếp là nguy hại, không có khả năng gây
độc, không càn lưu giữ, xử lý đặc biệt là chất thải phát sinh từ các khu vực bệnh viện:
Thùng catton, bao bì, giấy, plastic, thực phẩm, chai lọ,…
Chất thải y tế lâm sàng là chất thải được thải ra ngay sau quá trình chẩn đoán,
khám chữa bệnh: Dược phẩm, các vật dụng y tế tiếp súc với máu và chất dịch cơ thể, mô
hoặc bộ phận của người và động vật bị cắt bỏ,
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có nguy cơ truyền nhiễm hoặc có khả năng gây
ra thương tích cần được thu gom và xử lý riêng: Vật bị ô nhiễm, các chất thải độc hại,
nhiễm phóng xạ trong phòng thí nghiệm,…

1.1.2. Phân loại chất thải trong y tế.
a, Chất thải thường:

- Là rác thải sinh hoạt của y bác sĩ và bệnh nhân, bao bì của dược phẩm, dụng cụ y
tế…
b, Chất thải y tế lâm sàng:
Chất thải gây lây nhiễm: Là rác thải nhiễm khuẩn chứa mầm bệnh vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng, nấm… bao gồm các vật liệu thấm máu, dịch, chất bài tiết của
bệnh nhân như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu…
- Các vật sắc nhọn: gồm các vật sắc nhọn, có cạnh sắc hoặc vật dụng dễ vỡ như
kim tiêm, lưỡi dao, cán dao mổ, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật dụng có thể gây ra
vết cắt hoặc chọc thủng da.
- Chất thải phòng thí nghiệm: Là rác thải có nguy cơ lây nhiễm từ phòng xét
nghiệm như găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi
đựng máu…
- Chất thải dược phẩm : Là các dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược phẩm
bị đổ, bị hư hỏng hoặc bỏ đi do không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế
bào.

Nhóm 3

Page 4


-

Chất thải bệnh phẩm: Rác giải phẫu bệnh là mô, cơ quan nội tạng người bệnh,
động vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai,
bào thai…
c, Chất thải y tế nguy hại:
- Chất thải gây độc tế bào: Vật liệu bị ô nhiễm như bơm tiêm, gạc, lọ thuốc…
thuốc quá hạn, nước tiểu, phân.
- Chất thải phóng xạ:

- Rác thải có hoạt độ riêng như các chất phóng xạ, chất thải phóng xạ phát sinh từ
hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu. Rác thải phóng xạ gồm 3 thể rắn,
lỏng, khí.
+ Rác thải phóng xạ rắn: vật liệu sử dụng trong xét nghiệm chẩn đoán như ống
tiêm, bơm tiêm, giấy thấm…
+ Rác thải phóng xạ lỏng: dung dịch chứa nhân tố phóng xạ để điều trị, chất bài
tiết.
+ Rác thải phóng xạ khí: khí dùng trong lâm sàng, khí từ kho chứa chất phóng xạ.
Chất thải hoá học: Rác thải từ nhiều nguồn, chủ yếu từ hoạt động xét nghiệm,
chẩn đoán bao gồm: formaldehyd, hoá chất cản quang, dung môi, etylen, hỗn hợp
hoá chất…
Các loại bình chứa có áp suất: Bình chứa khí có áp suất như bình CO2, O2,
Gas, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần… các bình này dễ gây cháy nổ, khi xử lý
cần phân loại riêng.

1.1.3. Vai trò của xử lý chất thải y tế.
Các loại chất thải từ các cơ sở y tế thải ra gồm chất thải thông thường, chất thải y tế,
chất thải hóa học, chất thải phóng xạ và các vật chứa có áp suất. Việc phơi nhiễm với chất
thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc thương tích. Tất cả các cá nhân phơi nhiễm
với chất thải nguy hại, cả những người ở trong hay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ
tiềm ẩn.
-

-

-

-

Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể thông

qua nhiều đường: qua vết thương, vết cắt trên da; qua niêm mạc; đường hô hấp;
đường tiêu hóa. Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và kháng hóa
chất khử khuẩn có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế không an
toàn.
Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da, mà còn gây nhiễm trùng vết
thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do vật sắc nhọn là tai nạn thường
gặp nhất trong cơ sở y tế.
Nhiều hóa chất và dược phẩm sử dụng trong cơ sở y tế là chất nguy hại (ví dụ chất
gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc) nhưng thường ở khối
lượng thấp. Phơi nhiễm cấp tính hoặc mãn tính đối với hóa chất qua đường da
niêm mạc, qua đường hô hấp, tiêu hóa.
Nhiều thuốc điều trị ung thư là các thuốc gây độc tế bào. Chúng có thể gây kích
thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và mắt, cũng có thể gây chóng mặt, buồn
nôn, đau đầu hoặc viêm da.

Nhóm 3

Page 5


-

Đối với nguy cơ của chất thải phóng xạ, cách thức và thời gian tiếp xúc với chất
thải phóng xạ quyết định những tác động đối với sức khỏe, từ đau đầu, chóng mặt,
buồn nôn cho đến các vấn đề đột biến gen trong dài hạn.

Để phòng ngừa và ngăn chặn những nguy cơ trên cần có cơ chế quản lý, phân loại,
thu gom và xử lý chất thải y tế. Thông qua các quy trình được thực hiện nghiêm túc kiểm
định nghiêm ngặt ngăn ngừa chất thải y tế lẫn với rác thải sinh hoạt và thải ra môi trường.
Xử lý chất thải y tế mang đến nhiều lợi ích về cả kinh tế, xã hội và môi trường.

-

-

-

Kinh tế: nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, xử lý và tiêu hủy và tái chế làm
tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm có giá trị được thu hồi
để tái sử dụng.
Xã hội: Bằng cách giảm tác động xấu đến sức khỏe của hoạt động quản lý chất
thải, dẫn đến các khu định cư hấp dẫn hơn (khu vực gần bệnh viện, phòng
khám…).Tạo các nguồn việc làm mới và có khả năng nâng cao đời sống cộng
đồng. Đặc biệt là ở một số nước đang phát triển.
Môi trường - Giảm hoặc loại bỏ tác động xấu đến môi trường thông qua việc xả
thải đúng cách, giảm tiêu hủy, giảm thiểu khai thác tài nguyên, tích cực tái sử dụng
và tái chế. Cải thiện môi trường nước và không khí.

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả
1.2.1: Điều kiện tự nhiên
- Là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam.
- Thành phố Cẩm Phả cách thủ đô Hà Nội khoảng 200km về phía Bắc, Cách trung tâm
thành phố Hạ Long 30 km.
- Tọa độ địa lí từ 20o58’10 – 21o12’ vĩ độ Bắc, 107o23’50 kinh độ đông.
- Phía đông giáp huyện Vân Đồn, phía tây giáp Hoành Bồ, Phía Nam giáp thành phố Hạ
Long, phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ, Tiên Yên.
- Có diện tích tự nhiên 486,45 km 2, địa hình chủ yếu là đồi núi. Đồi núi chiếm 55,4%
diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài
biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá
- Xung quanh cơ sở về phía Đông, Nam, Tây và phía Bắc là khu dân cư đông đúc thuộc
phường Cẩm Thành. Khu vực dân cư ở xung quanh bệnh viện là khu vực bị tác động

nhiều nhất bởi sự hoạt động của bệnh viện về mọi mặt như môi trường nước, không khí,
tiếng ồn, dịch bệnh. Đặc biệt khu dân cư phía Nam Bệnh viện là nơi ảnh hưởng nhiều bởi
hệ thống thoát nước khu vực này là nơi tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải sau khi đã
được xử lý trong cơ sở.
Sơ đồ vị trí bệnh viện đa khoa Cẩm Phả được thể hiện qua hình sau:

Nhóm 3

Page 6


Hình 3.1: Sơ đồ vị trí bệnh viện đa khoa Cẩm Phả
(Nguồn: BVĐK Cẩm Phả )

Hình 3.2 :Ảnh sơ đồ vị trí xả nước thải của Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả
(Nguồn: BVĐK Cẩm Phả )

1.2.2: Điều kiện kinh tế - Xã hội
- Thành phố Cẩm Phả hiện nay là đô thị loại II. Đây là thành phố công nghiệp,
kinh tế tương đối phát triển. Kinh tế chủ yếu của TP. Cẩm Phả là sản xuất than, là trung
tâm sản xuất than lớn của Quảng Ninh và của cả nước, sản lượng sản xuất than của TP
Nhóm 3

Page 7


chiếm 50 – 60% sản lượng than của toàn ngành, hàng năm cung cấp cho thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu khoảng 14 – 15 triệu tấn than, ngoài các mỏ lớn như Đèo Nai,
Cọc 6, Cao Sơn, Mông Dương…Tp. Cẩm Phả còn có các nhà máy cơ khí lớn, các nhà
máy sàng tuyển và bến cảng của các công ty xây lắp, vận tải…tạo nên một hệ thống sản

xuất liên hoàn, một vùng kinh tế sôi động. Bên cạnh đó các ngành sản xuất nông - lâm ngư nghiệp tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng cũng khá phát triển và là nguồn hậu cần tại chỗ
rất quan trọng giúp thành phố Cẩm Phả phát triển ổn định.
- Hệ thống dịch vụ rất phát triển cung cấp đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu
cho người dân. Phường Cẩm Thành là một khu vực kinh tế khá phát triển, hoạt động
thương mại và dịch vụ nhộn nhịp.
- Khu vực nằm cạnh QL 18A, là con đường giao thông huyết mạch của toàn tỉnh
Quảng Ninh, tuyến giao thông vận chuyển hàng hóa trên toàn bộ địa phương trong tỉnh
và các tỉnh lân cận.

1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới.
Chất thải y tế đã và đang trở thành mối quan tâm của công chúng và các nhà lập
chính sách trên toàn thế giới. Bảo vệ môi trường, tăng chất lượng dịch vụ y tế là tiền đề
tiên quyết để mỗi quốc gia phát triển. Sau đây là một số ví dụ về khung chính sách về
quản lý chất thải rắn y tế và cách thức xử lý chất thải.
Tại các nước phát triển, thị trường quản lý chất thải nguy được thiết lập và vận hành
bởi hai đối tượng chính: chủ nguồn thải và chủ hành nghề quản lý chất thải. Giữa hai đối
tượng này có một hợp đồng kinh tế, theo đó chủ nguồn thải trả phí dịch vụ cho chủ hành
nghề xử lý, tiêu hủy chất thải theo nguyên tắc (người gây ô nhiễm phải trả tiền). Chính
phủ phát triển và điều tiết thị trường này thông qua các công cụ chính sách và hệ thống
giám sát, cưỡng chế.
Ví dụ:
Ở Mỹ, các bang và cơ quan chính quyền liên bang chịu trách nhiệm quy định và
hướng dẫn quản lý chất thải y tế, Hầu hết 50 bang đã ban hành quy định riêng về quản lý
từng loại chất thải y tế.
Ở Đức, quản lý chất thải nói chung được thực hiện theo Luật Quản lý chất thải;
vận chuyển chất thải y tế phải theo Quy định về hàng hóa nguy hiểm; còn thiêu đốt chất
thải phải tuân thủ Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí.
Bên cạnh Luật, các nước còn ban hành các hướng dẫn kỹ thuật như Hướng dẫn
quản lý an toàn chất thải y tế (Anh), các quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn

nghề nghiệp (Đức), Hướng dẫn quản lý chất thải lây nhiễm (Nhật Bản),

Nhóm 3

Page 8


1.3.2. Tình hình xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, quy chế quản lý chất thải y tế được quy định rõ ràng trong quyết
định43/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007
Lượng chất thải y tế tại các bệnh viện ở Việt Nam liên tục tăng nhanh, GS.TS
Nguyễn Huy Nga cho biết, mỗi ngày có 120 nghìn m3 nước thải y tế được thải ra, 350 –
400 tấn chất thải y tế, trong đó có 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Dự kiến
đến năm 2015 có trên 70 tấn/ngày, đến năm 2020 có trên 93 tấn/ngày.
Tuy nhiên dây chuyền xử lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát
triển, chủ yếu sử dụng hệ thống lò đốt thủ công, chôn lấp hoặc thuê công ty nước ngoài
xử lý. Việc sử dụng lò đốt thủ công để xử lý chất thải “nhả khói”, gây ô nhiễm môi
trường. Trong khi đó, áp dụng các công nghệ mới của các nước lại khá tốn kém, hệ thống
đầu tư đắt đỏ.
Đối với chất thải rắn, 90% bệnh viện thu gom hàng ngày, 67% bệnh viện xử lý
bằng lò đốt, than bùn hoặc công nghệ đốt khác, 32,2% xử lý bằng lò thủ công hoặc chôn
lấp trong bệnh viện. Các trạm y tế xã hầu như chưa có hệ thống xử lý rác thải, phải chôn
lấp. Những con số này được GS.TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi
trường y tế, Bộ Y tế đưa ra tại hội thảo “Giải pháp Công nghệ xử lý chất thải cho các
bệnh viện ở Việt Nam” tổ chức vào ngày 12/4 tại Hà Nội.
Từ đây ta thấy được hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam tuy đã có ý
thức và trách nhiệm trong phân loại và thu gom rác thải rắn y tế nhưng do hạn chế về
công nghệ và cơ sở vật chất nên quá trình xử lý còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn một
số tồn đọng như vẫn còn rác thải y tế lẫn với rác thải sinh hoạt, bệnh viện lén chôn lấp
trái phép chất thải y tế,…


II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Cẩm Phả - Quảng Ninh.

2.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung: Đánh giá hiện trạng và đưa ra định hướng.
- Không gian: Bệnh viện đa khoa thành phố Cẩm Phả ( Ngõ 371 - Trần Phú, Cẩm Thành,
Tp. Cẩm Phả, Quảng Ninh)

Nhóm 3

Page 9


2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu.

- Số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập trên các sách báo, tạp chí, luận văn, báo cáo tốt
nghiệp, đề án bảo vệ môi trường, các báo cáo quản lý chất thải của bệnh viện Đa khoa
Cẩm Phả hoặc báo cáo quản lý chất thải của thành phố Cẩm Phả.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp, sử dụng
mẫu điều tra tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cẩm Phả.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA
Dự án “Nghiên cứu hiện trạng phát sinh phân loại thu gom và xử lý chất thải y tế tại

bệnh viện đa khoa Cẩm Phả” được triển khai tại TP. Cẩm Phả , tỉnh Quảng Ninh từ năm
2014 đến nay.
Với mục tiêu điều tra, nghiên cứu hiện trạng phát sinh phân loại thu gom và xử lý
chất thải y tế tại địa bàn tỉnh đối với cộng đồng trong giai đoạn vận hành, đồng thời
phục vụ cho công tác nghiên cứu. Vì vậy, ban quản lý chúng tôi rất mong nhận được sự
hợp tác của các Ông/Bà trong việc cung cấp thông tin ở phiếu điều tra dưới đây:
Xin chân thành cảm ơn!
Những thông tin chung
Họ và tên: ……………………………………… Tuổi: ……… Giới tính: ……………
Nghề nghiệp: …………………………………Thu nhập: …………………………….
Trình độ học vấn: ……………………………………………………………………….
Xin Ông/Bà vui lòng đưa ra ý kiến về một số thông tin được nêu ra dưới đây:
1. Hàng ngày sinh hoạt trong bệnh viện ông/bà thải ra bao nhiêu kg rác thải:

…………..kg/ngày
2. Ông/Bà cho biết trước khi vứt rác ông/ bà có phân loại rác ko?

 Có

 Không

3. Ông / bà có thường đưa rác đến nơi tập trung theo quy định không?

 Có

Nhóm 3

 Không

Page 10



4. Ông/Bà có quan tâm đến vấn đề phân loại và xử lý rác thải tại bệnh viện không?

 Không quan tâm
 Quan tâm

 Bình thường
 Rất quan tâm

5. Ông/Bà nhận thấy mức độ ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm từ các hoạt động xử lý

6.

7.

8.

9.
10.

rác thải tại bệnh viện như thế nào?
 Không ảnh hưởng
 Không đáng kể
 Vừa phải
 Ảnh hưởng lớn
Theo Ông/Bà thành phần môi trường nào bị ảnh hưởng nhiều nhất do hoạt động
xử lý rác thải ?
 Môi trường đất
 Môi trường nước

 Môi trường không khí
 Môi trường khác
Theo Ông/Bà đối tượng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất do hoạt động xử lý rác
ngay tại bệnh viện ?
 Dân cư xung quanh
 Bệnh nhân
 Hệ sinh thái
 Đối tượng khác
Ông/Bà hay người thân đã từng mắc bệnh nào do ô nhiễm môi trường gây ra?
 Bệnh hô hấp
 Bệnh da liễu
 Bệnh tiêu hóa
 Bệnh thần kinh
Theo Ông/Bà mức độ nghiêm trọng của căn bệnh đó là như thế nào (Nếu có)?
 Lớn
 Vừa phải
 Không nghiêm trọng
Kiến nghị của Ông/Bà về việc xử lý rác thải tại bệnh viện như thế nào ?
…………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Cẩm Phả, Ngày …tháng… năm 2017
Người trả lời phiếu

Ký và ghi rõ họ tên (không bắt buộc)

Nhóm 3

Page 11



2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu.
Phương pháp thống kê: Thống kê, tổng hợp số liệu liên quan đến quản lý chất
thải rắn.
Phương pháp phân tích so sánh: Từ các phép so sánh đưa ra được nhận định về
phát triển, biến động qua các năm và với các khu vực khác.

-

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối với chất thải rắn y tế.
3.1.1. Quy trình quản lý.
3.1.1.1. Phân loại.
Các cán bộ trong bệnh viện làm phát sinh chất thải có nhiệm vụ thực hiện phân
loại ngay tại nơi phát sinh chất thải.
- Từng loại chất thải được đựng trong các túi và thùng có mã màu kèm biểu tượng
đúng quy định, cụ thể:
• Mã màu sắc túi:
-

Bảng 3.1 Quy định mã màu sắc túi đựng với từng loại chất thải
Màu sắc

Dùng đựng chất thải

Vàng

Chất thải lây nhiễm


Đen

Chất thải hóa học nguy hại
Chất thải phóng xạ

Xanh

Chất thải thông thường
Các bình áp suất nhỏ

Trắng

Chất thải tái chế

Túi đựng chất thải:
Túi màu vàng và màu đen làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC.
Túi đựng chất thải y tế có thành dày tối thiểu 0,1mm kích thước phù hợp với
lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi 0,1m3.
Bên ngoài túi có đường kẻ ngang ở mức ¾ túi và có chữ cảnh báo.


-

Nhóm 3

Page 12


• Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn màu vàng:
 Có thành và đáy cứng không bị xuyên thủng.

 Có khả năng chống thấm.
 Kích thước phù hợp.
 Có nắp đóng mở dễ dàng và miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào.
 Có các dòng chữ cảnh báo.
 Có quai xách.
 Hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn trước khi tái sử dụng được vệ sinh, khử

khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế.
• Thùng đựng chất thải
 Bệnh viện đã trang bị thùng đựng các loại chất thải y tế với dung tích trên 50
lít và biểu tượng chỉ thị chất thải.
 Thùng đựng chất thải lấy nhiễm có biểu tượng nguy hại sinh học.
 Thùng đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất thải gây độc tế bào.
 Thùng đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất thải phóng xạ.
 Thùng đựng chất thải tái chế có biểu tượng chất thải tái chế.

3.1.1.2. Thu gom.
Bảng 3.2 Số lượng túi sử dụng để thu gom chất thải (kg/ngày)
Màu

Số lượng (kg/ ngày)

Vàng

0,2

Xanh

0,5


Đen

0,15

Trắng

0,2

 Từ điều tra thu thập đã thấy được bệnh viện đã thực hiện thu gom chất thải như

sau:
-

Nhóm 3

Bố trí thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải phát sinh tại mỗi khoa
phòng, nơi phát sinh chất thải có loại thùng thu gom tương ứng.
Page 13


-

Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và vệ sinh hàng
ngày

-

Hộ lý hoặc nhận viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các
chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về khu
vực lò đốt và xử lý thiêu đốt ngày theo từng mẻ.


(Sử dụng công nghệ lò đốt chất thải y tế: Bệnh viện đã được đầu tư lò đốt chất thải
rắn y tếtheo nguồn trái phiếu chính phủ do Sở Y tế làm chủ đầu tư, công ty Cổ phần tiến
bộ quốc tế là đơn vị lắp đặt.)

3.2. Đối với chất thải rắn thông thường.
3.2.1. Hiện trạng nguồn chất thải.
Chất thải thông thường trong bệnh viện là chất thải không chứa các yếu tố lây
nhiễm, hóa học, nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ bao gồm:
-

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (Trừ các buồng bệnh cách ly).

-

Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh,
chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những
chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.

-

Chất thải phát sinh từ công việc hành chính: Giấy báo, tạp chí, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng cacton, túi nilong, túi đựng phim...

-

Chất thải ngoại cảnh: Lá cây và rác từ khu vực ngoại cảnh.

-


Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải (Đã được phân tích không phải chất thải
nguy hại).

-

Tro, xỉ hệ thống lò đốt chất thải rắn y tế (Đã được phân tích không phải chất thải
nguy hại).

Tổng lượng thải chất thải rắn thông thường của bệnh viện khoảng 21m3/tháng.

3.2.2. Tải lượng phát sinh.
Theo khối lượng thống kê tại bệnh viện, tổng lượng rác thải phát sinh tại bệnh
viện gồm: rác thải sinh hoạt (0,7 m3/ngày tương đương khoảng 123 kg/ngày) và rác thải y
tế (30 kg/ngày).
Thành phần rác thải thông thường tại bệnh viện như sau:
Bảng 3.3: Khối lượng, thành phần của rác thải thông thường

Nhóm 3

Page 14


Tỉ lệ (%)

Khối
(kg/tháng)

lượng

STT


Thành phần

I

Chất thải phát sinh từ các
buồng bệnh

1

Thực phẩm

65-95

2.398,5 – 2505,5

2

Bao nilon

3,5-17

129,15 – 627,3

II

Chất thải phát sinh từ
công việc hành chính

1


Giấy

0,5-10

18,45 – 369

2

Carton

0,5-0,01

18,45 - 0,369

3

Nhựa

0,0-0,01

0 - 0,369

III

Chất thải ngoại cảnh

1

Vải


0-0,23

0 – 8,487

2

Cao su

0,0-1,6

0 – 59,04

3

Da

0,0-0,05

0 – 1,845

4

Rác vườn

-

-

IV


Bùn thải từ HT XLNT (có 0,0-1,6
lẫn nước)

0 – 59,04

V

Tro xỉ lò đốt CTRYT

18,45 – 166,05

2527,65 – 3.132,8

36,9 – 369,738

0 – 69,372

0,5-4,5

3.2.2. Về quản lý.
Chất thải thông thường được phân loại ngay tại nguồn cùng với các loại chất thải
khác bằng các thùng chứa và túi đựng có màu sắc khác nhau. Chất thải rắn thông thường
được đựng trong các túi màu xanh có biểu tượng và vạch kẻ theo quy định.
Sử dụng các thùng chứa có thể tích khác nhau 20, 50 và 100 lít.
Các thùng chứa nhỏ được đặt tại mỗi phòng bệnh và văn phòng làm việc. Các thùng chứa
50 lít được sử dụng đặt các các hành lang và cầu thang, thùng chứa 100 lít được đặt tại
các nơi công cộng ngoài trời. Tất cả thùng chứa đều được đậy nắp tránh mùi.

Nhóm 3


Page 15


Hàng ngày, các hộ lý của bệnh viện đi thu gom thường xuyên, rác thải thông
thường được tập kết tại khu vực riêng. Định kỳ được công ty môi trường đô thị Cẩm Phả
vận chuyển đi xử lý.

3.2.3. Về xử lý.
Hiện tại bệnh viện không có hệ thống xử lý chất thải rắn thông thường.
Bệnh viện đã thu gom và được đơn vị có đủ chức năng thực hiện vận chuyển đưa
đi xử lý.
-

Đối với bùn thải hệ thống xử lý nước thải: Định kỳ 03 tháng/ lần thuê Công ty
cổ phần Môi trường đô thị Cẩm Phả hút và đưa đi xử lý.
Đối với tro xỉ hệ thống lò đốt chất thải nguy hại: Sau khi đốt xong tro, xỉ được
các nhân viên vận hành lò đốt thu gom, vận chuyển đến khu tập trung chất thải
rắn thông thường sau đó được vận chuyển như chất thải rắn thông thường.

Đơn vị vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường tại bệnh viện là Công ty cổ
phần môi trường đô thị Cẩm Phả.

3.3. Đối với chất thải nguy hại.
Bảng 3.4 Số lượng một số chất thải nguy hại ngoài danh mục các loại chất thải
nguy hại y tế thải ra trong một tháng (kg/tháng)

Tên chất thải

Số lượng (kg/tháng)


Bóng đèn huỳnh quang

2

Bộ lọc dầu đã qua sử dụng

0,5

Các thiết bị, bộ phận phanh đã qua sử dụng
có chứa amiang

0,1

Dầu thải

5

Pin, ắc quy chì thải

5

3.3.1. Về công tác quản lý, thu gom và lưu giữ.
Các loại chất thải nguy hại ngoài chất thải y tế nguy hại được phân loại riêng tại
nguồn bằng thùng đựng chuyên biệt. Hàng ngày được hộ lý của bệnh viện thu gom và lưu
giữ tại kho lưu giữ chất thải nguy hại của bệnh viện.

Nhóm 3

Page 16



3.3.2 . Về xử lý.
Bệnh viện đã hợp đồng với Công ty TNHH Tái Sinh - TCN, định kỳ đến thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại loại này. Đồng thời lập báo cáo phát sinh chất thải
nguy hại nộp Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh

* KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nhìn chung, trong công tác bảo vệ môi trường bệnh viện đa khoa Cẩm Phả đã thực
hiện đúng các quy định về phân loại và thu gom chất thải rắn. Sự kết hợp chặt chẽ giữa
Trưởng Ban Môi trường, công ty TNHH Tái Sinh với bệnh viện, các khoa, phòng trong
việc gải quyết chất thải bệnh viện một cách đồng bộ, làm cho chất lượng vệ sinh bệnh
viện ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đối với chất thải nguy hại phát sinh với số
lượng nhỏ bệnh viện nên vận chuyển và xử lý theo đúng quy định của pháp luật để đảm
bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho bệnh nhân cũng như nhân viên y tế.

2. Kiến nghị
Theo dõi thường xuyên số lượng, chủng loại chất thải rắn phát sinh thường xuyên
và đột xuất để xử lý rác thải y tế đúng quy định và tiết kiệm.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác thu gom,
phân loại chất thải y tế:
• Tập huấn định kỳ cho cán bộ, nhân viên y tế và vệ sinh viên về quy định phân
loại, thu gom chất thải y tế, đảm bảo 100% nhân viên y tế và vệ sinh viên được
tập huấn quy định phân loại, thu gom chất thải y tế. Tăng cường truyên thông
giáo dục đảm bảo an toàn và phòng chống các nguy cơ do chất thải y tế đối với
bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân.
• Xây dựng cơ chế để kiểm soát chất thải y tế của bệnh viện.
• Đầu tư thêm dụng cụ thu gom, vận chuyển chất thải y tế của bệnh viện.
- Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo qui định của Sở Tài Nguyên và Môi

Trường.
- Thực hiện đúng quy trình kê khai mỗi lần chuyển giao chất thải rắn cho cong ty xử

-

* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo cáo Đề án bảo vệ môi trường chi tiết công trình cải tạo mở rộng Bệnh viện đa khoa
Cẩm Phả, năm 2014
2. Báo cáo quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải chất thải nguy hại , Bệnh viện
đa khoa Cẩm Phả , năm 2015
3. Báo cáo bảo vệ môi trường, năm 2014

Nhóm 3

Page 17


NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Nguyễn Thị Diệp
Ngụy Mỹ Linh
Nguyễn Thị Tú Oanh

Nguyễn Thảo Phương
Nguyễn Thu Thủy
Lạc Quang Trung
Vũ Lan Anh

Nhóm 3

Page 18



×