Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bài toán chẩn đoán kĩ thuật và vận dụng trong dạy học nghề điện tử dân dụng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.28 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------  ---------

TRẦN QUỐC CƯỜNG

BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT VÀ VẬN DỤNG
TRONG DẠY HỌC NGHỀ ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học
bộ môn Kĩ thuật công nghiệp
Mã số : 62.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TRỌNG KHANH
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Tp. Hồ Chí Minh
Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Anh Tuấn
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một trong những giải pháp được đề ra trong “Chiến lược phát triển giáo
dục 2011-2020” của Chính phủ là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học...”.
Phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những yếu tố quan trọng và
có vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. Sử dụng PPDH khoa học,
tích cực và phù hợp, giáo viên (GV) sẽ giúp người học phát huy hết khả
năng của mình trong việc lĩnh hội kiến thức, phát triển tư duy, phát triển
năng lực giải quyết vấn đề. Đồng thời, nó cũng tạo nên sự hứng thú, say
mê và sáng tạo cho người học. Trong dạy học chuyên ngành kĩ thuật, với
mục tiêu, nhiệm vụ, đặc điểm nội dung kiến thức,… của môn học có những
điểm đặc thù nên cần phải nghiên cứu để tìm ra những phương pháp, biện
pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp và hiệu quả.
Một trong những mục tiêu của dạy học kĩ thuật là phát triển tư duy kĩ
thuật, năng lực kĩ thuật cho người học. Việc phát triển này được thực hiện
thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Qua nghiên cứu lí luận về năng lực
kĩ thuật, tư duy kĩ thuật cho thấy sử dụng bài toán kĩ thuật (BTKT) trong
dạy học là một trong những biện pháp khá hiệu quả, có tính khả thi cao.
Tuy nhiên, BTKT không phải bao giờ cũng là những bài toán đã có sẵn nên
người giáo viên cần phải tự nghiên cứu, tìm tòi để xây dựng. Khi xây dựng
BTKT, cần phải tuân theo những cơ sở, quy trình,… riêng, căn cứ vào môn
học và cả các vấn đề kĩ thuật nảy sinh trong thực tiễn. Vì vậy, là người

đang tham gia thực hiện chương trình đào tạo nghề Điện tử dân dụng, tác
giả lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Bài toán chẩn đoán kĩ thuật
và vận dụng trong dạy học nghề Điện tử dân dụng”.
2. Mục đích nghiên cứu


2

Xây dựng và sử dụng bài toán chẩn đoán kĩ thuật (CĐKT) trong dạy học
nội dung kĩ thuật thuộc chương trình đào tạo nghề Điện tử dân dụng nhằm
phát triển kĩ năng chẩn đoán kĩ thuật, qua đó góp phần phát triển năng lực
kĩ thuật, đặc biệt là phát triển tư duy kĩ thuật cho người học.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình đào tạo nghề Điện tử dân dụng ở các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
- Đối tượng nghiên cứu: lí luận về xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT
trong dạy học; chương trình đào tạo và PPDH nghề Điện tử dân dụng ở
trình độ trung cấp, cao đẳng nghề.
- Phạm vi nghiên cứu: quá trình dạy học mô đun Máy thu hình (MTH)
thuộc chương trình đào tạo nghề Điện tử dân dụng ở một số cơ sở GDNN
tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về bài toán CĐKT, trong đó tập trung vào nghiên
cứu lí luận về xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT trong dạy học.
- Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức dạy học mô đun MTH ở cơ sở
GDNN.
- Xây dựng bài toán CĐKT trong dạy học mô đun MTH, nghề Điện tử
dân dụng.
- Triển khai sử dụng bài toán CĐKT đã xây dựng và kiểm nghiệm, đánh
giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng bài toán đó trong dạy học mô

đun MTH.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, phân
loại, hệ thống hóa, mô hình,…
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, quan sát sư
phạm, phương pháp chuyên gia và thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.


3

6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng được bài toán CĐKT trong dạy học mô đun
MTH thì sẽ giúp người học phát triển kĩ năng CĐKT, qua đó góp phần
phát triển năng lực kĩ thuật, đặc biệt là phát triển tư duy kĩ thuật cho người
học.
7. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng lí luận về bài toán CĐKT: khái niệm, đặc điểm, phân loại,
phương pháp xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT trong dạy học.
- Đề xuất được một số qui trình: qui trình xây dựng bài toán CĐKT; qui
trình giải bài toán CĐKT và qui trình sử dụng bài toán CĐKT trong dạy
học.
- Vận dụng các qui trình đã đề xuất, dựa trên các tình huống đã có, đề tài
tiến hành xây dựng được một số bài toán CĐKT và phương pháp sử dụng
chúng trong quá trình dạy học mô đun MTH. Các bài toán được xây dựng
trong luận án sẽ là tư liệu tham khảo tốt cho giáo viên dạy học nghề Điện
tử dân dụng ở các cơ sở GDNN.
- Tổ chức kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm và
phương pháp chuyên gia nhằm khẳng định tính khoa học, khả thi của các
qui trình đã đề xuất và hiệu quả của bài toán CĐKT trong việc nâng cao

chất lượng dạy học mô đun MTH trình độ trung cấp, cao đẳng nghề của
nghề Điện tử dân dụng ở các cơ sở GDNN.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về xây dựng và sử dụng bài toán chẩn đoán kĩ
thuật trong dạy học.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng bài toán chẩn
đoán kĩ thuật trong dạy học mô đun Máy thu hình.
Chương 3: Xây dựng và sử dụng bài toán chẩn đoán kĩ thuật trong dạy
học mô đun Máy thu hình.


4

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC
Mục này trình bày ngắn gọn, khái quát tình hình nghiên cứu về xây dựng
và sử dụng bài toán nhận thức trong dạy học; tình hình nghiên cứu về xây
dựng và sử dụng BTKT trong dạy học kĩ thuật của các tác giả trong và
ngoài nước.
Qua nghiên cứu tìm hiểu về việc xây dựng và sử dụng bài toán nhận
thức nói chung và BTKT nói riêng có thể thấy rằng trong dạy học kĩ thuật,
BTKT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu dạy học. Có thể
sử dụng BTKT ở trong mọi khâu của quá trình dạy học, sử dụng BTKT
không chỉ cung cấp kiến thức, tạo hứng thú học tập mà còn chỉ ra con
đường giành lấy kiến thức cho ngườ học. BTKT có nhiều loại, mỗi loại có
cấu trúc, đặc điểm, phương pháp xây dựng và sử dụng riêng. Cho đến nay
vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, phương

pháp xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT trong dạy học. Do vậy, việc
nghiên cứu về bài toán CĐKT, cách xây dựng và sử dụng chúng trong dạy
học là cần thiết.
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT
1.2.1. Bài toán kĩ thuật
Luận án đã trình bày một số quan niệm, cách hiểu và cách phát biểu
khác nhau về khái niệm BTKT như của T.V. Kuđriasep, B.I. Ôpsatcô, V.A.
Xcacun và sử dụng quan niệm của Nguyễn Trọng Khanh. Đó là: “Bài toán
kĩ thuật là một bài toán, một vấn đề hay một tình huống có giới hạn phạm
vi tìm kiếm rõ ràng, thuộc lĩnh vực kĩ thuật, đòi hỏi giải quyết bằng
phương pháp khoa học, dựa trên sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ
năng và kĩ xảo”.


5

1.2.2. Bài toán chẩn đoán kĩ thuật
Khái niệm bài toán CĐKT:
Trên cơ sở phân tích công việc chẩn đoán, CĐKT, từ khái niệm về
BTKT, có thể coi rằng: Bài toán CĐKT là BTKT đặt ra yêu cầu xác định
bộ phận hỏng hóc, nguyên nhân hỏng hóc của đối tượng kĩ thuật dựa vào
việc phân tích các thông tin thu được về dấu hiệu hỏng hóc, về đặc điểm
cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đối tượng kĩ thuật.
Phân loại bài toán CĐKT:
* Dựa vào chủ thể thực hiện chẩn đoán, chia ra hai loại:
- Bài toán CĐKT bằng máy móc, thiết bị chuyên dùng.
- Bài toán CĐKT bằng tri thức chuyên gia.
* Dựa vào phương pháp xây dựng bài toán, chia ra các loại:
- Bài toán chẩn đoán lí thuyết.
- Bài toán chẩn đoán thực tiễn.

Đặc điểm của bài toán CĐKT: Bài toán CĐKT có những đặc điểm:
- Đòi hỏi năng lực quan sát (bằng nhiều giác quan) của người giải.
- Đòi hỏi sự nỗ lực trong hoạt động trí tuệ của người giải.
- Đòi hỏi việc kết hợp giữa hoạt động trí tuệ và kĩ năng thao tác vật chất
của người giải.
- Có tính khám phá.
Vai trò của bài toán CĐKT trong dạy học:
Bài toán CĐKT là một loại BTKT, do vậy ngoài vai trò như BTKT, bài
toán CĐKT còn đóng vài trò rất lớn trong việc phát triển tư duy kĩ thuật,
năng lực kĩ thuật cho người giải. Trong dạy học kĩ thuật, chính nhờ có
những đặc điểm đặc thù mà bài toán CĐKT không chỉ tạo hứng thú học
tập, củng cố kiến thức về cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy móc, thiết
bị mà còn hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề kĩ thuật cho
người học.


6

1.3. XÂY DỰNG BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT DÙNG TRONG
DẠY HỌC
1.3.1. Nguyên tắc xây dựng bài toán chẩn đoán kĩ thuật
- Bài toán CĐKT được xây dựng phản ánh một nội dung cụ thể của bài
học, phục vụ mục tiêu của bài học.
- Bài toán CĐKT được xây dựng gắn liền với thực tiễn, tạo cho người
học niềm tin từ giá trị thực tiễn của bài toán.
- Bài toán CĐKT được xây dựng đảm bảo tính điển hình, làm cơ sở cho
những vấn đề tương tự.
- Bài toán CĐKT được xây dựng chính xác, khoa học, có sức thuyết
phục đối với người học.
1.3.2. Qui trình xây dựng bài toán chẩn đoán kĩ thuật

Bước 1
Thu thập và xây
dựng tư liệu

Bước 2
Xây dựng lời giải
cho bài toán

Bước 3
Biên soạn
nội dung bài toán

- Thu thập các hỏng

- Xây dựng lời giải

- Biên soạn nội dung

hóc của thiết bị.

cho mỗi hỏng hóc.

bài toán.

- Lựa chọn hỏng hóc

- Lựa chọn hỏng hóc

- Hoàn thiện lời giải


phù hợp.

có lời giải phù hợp

bài toán.

- Lập bảng hỏng hóc.

dạy học.

Hình 1.1. Qui trình xây dựng bài toán chẩn đoán lí thuyết
Đề tài nghiên cứu, xác lập quy trình xây dựng hai loại bài toán CĐKT.
Mỗi loại, quy trình xây dựng có những điểm khác nhau.
Qui trình xây dựng bài toán chẩn đoán lí thuyết gồm 3 bước, như sơ đồ
trên hình 1.1; qui trình xây dựng bài toán chẩn đoán thực tiễn cũng gồm 3
bước, được mô tả trên hình 1.2.


7
Bước 1
Nghiên cứu cấu
tạo của thiết bị

Bước 2
Thực hiện đánh
pan

Bước 3
Biên soạn
nội dung bài toán


- Nghiên cứu cấu tạo

- Tiến hành đánh pan

- Biên soạn nội dung

của thiết bị.

các bộ phận đã chọn.

bài toán.

- Phán đoán hỏng hóc

- Theo dõi, ghi chép.

- Hoàn thiện lời giải

của từng bộ phận và

Lập bảng dữ liệu.

bài toán.

hệ quả của hỏng hóc
đó.

Hình 1.2. Qui trình xây dựng bài toán chẩn đoán thực tiễn
1.4. SỬ DỤNG BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT TRONG DẠY

HỌC
1.4.1. Qui trình sử dụng bài toán chẩn đoán kĩ thuật
Việc sử dụng bài toán CĐKT không đơn thuần chỉ là tổ chức, hướng dẫn
người học giải bài toán trong dạy học bài mới, ôn tập hoặc sử dụng bài
toán trong kiểm tra đánh giá mà còn bao gồm cả các công việc chuẩn bị và
rút kinh nghiệm. Hoạt động sử dụng bài toán trong các bài giảng của GV
phải tập trung hướng tới phát triển tư duy kĩ thuật và năng lực kĩ thuật của
người học. Qua phân tích các công việc nêu trên có thể xác định qui trình
sử dụng bài toán CĐKT bao gồm 3 giai đoạn, được mô tả trên sơ đồ ở hình
1.3.


8
1. Lựa chọn hoặc tạo ra bài toán.
Giai đoạn

2. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện để giải bài

Chuẩn bị

toán (đối với bài toán chẩn đoán thực tiễn).

bài toán

3. Dự kiến cách tổ chức, hướng dẫn người học
giải bài toán.

Giai đoạn

1. Giao bài toán.


Tổ chức,

2. Tổ chức, hướng dẫn người học giải bài toán.

hướng dẫn

3. Tổng kết, xử lí kết quả.

giải bài toán

1. Đánh giá kết quả các công việc đã tiến hành,
Giai đoạn
Rút
kinh nghiệm

rút kinh nghiệm.
2. Điều chỉnh, sửa đổi nội dung bài toán và qui
trình sử dụng (nếu cần).

Hình 1.3. Qui trình sử dụng bài toán chẩn đoán kĩ thuật
1.4.2. Qui trình giải bài toán chẩn đoán kĩ thuật
Từ những nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm của bài toán CĐKT, trên cơ sở
phân tích quá trình CĐKT, luận án đề xuất qui trình giải bài toán CĐKT
gồm bốn bước, cụ thể như sơ đồ trên hình 1.4.
1.4.3. Một số lưu ý trong quá trình sử dụng bài toán chẩn đoán kĩ
thuật
Một điều cần đặc biệt chú ý khi sử dụng các bài toán CĐKT là người
dạy cần khai thác tối đa vai trò phát triển tư duy kĩ thuật và năng lực kĩ
thuật cho người học của chúng. Các bài toán CĐKT thường không chỉ yêu



9

cầu người học áp dụng kiến thức, kinh nghiệm một cách máy móc mà
chúng thường yêu cầu người học phải huy động cùng một lúc các thành
phần cấu trúc của tư duy kĩ thuật, của năng lực kĩ thuật, phải biết vận dụng
linh hoạt, sáng tạo vốn hiểu biết trong từng trường hợp, điều kiện cụ thể.

Bước 1
Xác định dấu hiệu hỏng hóc

Bước 2
Phán đoán nguyên nhân
và bộ phận hỏng hóc

Bước 3
Kiểm định

Sai

Đúng

Bước 4
Kết luận

Hình 1.4. Qui trình giải bài toán chẩn đoán kĩ thuật.


10


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu lí luận về việc xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức,
BTKT nói chung và bài toán CĐKT nói riêng có thể rút ra một số nhận
định sau:
1. BTNT là một nội dung dạy học đã được nghiên cứu, xây dựng và sử
dụng từ khá lâu trong lịch sử giáo dục bởi vai trò của nó trong việc trang bị
kiến thức, phát triển tư duy, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
người học. BTKT tuy được nghiên cứu, đề cập muộn hơn nhưng ngày càng
được các nhà giáo dục kĩ thuật quan tâm đầu tư nghiên cứu, triển khai bởi
vai trò sư phạm của nó trong dạy học, trong phát triển tư duy kĩ thuật, năng
lực kĩ thuật cho người học.
2. Bài toán CĐKT là một bài toán mang khá đầy đủ đặc trưng của
BTKT. Đây là loại bài toán phù hợp với các môn học, mô đun có nội dung
về vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa kĩ thuật. Sử dụng bài toán CĐKT
trong dạy học sẽ giúp cho người học có hứng thú học tập, phát triển kĩ
năng chẩn đoán kĩ thuật, phát triển tư duy kĩ thuật nói riêng và phát triển
năng lực kĩ thuật nói chung, qua đó nâng cao chất lượng dạy học.
3. Các qui trình xây dựng, sử dụng và giải bài toán CĐKT được nghiên
cứu và trình bày trong chương này sẽ là những tư liệu rất hữu ích cho
những GV đang thực hiện xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT trong dạy
học, đặc biệt là với những người lần đầu thực hiện công việc này.
Với vai trò của bài toán CĐKT, việc nghiên cứu để xây dựng và sử dụng
bài toán CĐKT trong dạy học là một trong những biện pháp sư phạm hữu
hiệu nhằm phát triển năng lực kĩ thuật cho người học. Người GV kĩ thuật
cần có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ sư phạm tốt và biết thực hiện
theo đúng qui trình sư phạm, qui trình kĩ thuật trong xây dựng và sử dụng
bài toán CĐKT.



11

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC
MÔ ĐUN MÁY THU HÌNH
2.1. THỰC TRẠNG DẠY HỌC VỀ CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT TRONG
ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG VÀ DẠY HỌC MÔ ĐUN
MÁY THU HÌNH
2.1.1. Sơ lược về chương trình đào tạo nghề Điện tử dân dụng
Mục này giới thiệu ngắn ngọn về chương trình khung trình độ trung cấp
nghề và cao đẳng nghề Điện tử dân dụng
2.1.2. Thực trạng dạy học về chẩn đoán kĩ thuật trong đào tạo nghề
Điện tử dân dụng và dạy học mô đun Máy thu hình
Để đánh giá thực trạng dạy học mô đun MTH dưới góc độ sử dụng bài
toán CĐKT, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp quan sát,
phỏng vấn và phiếu hỏi 52 GV đang dạy các môn chuyên ngành kĩ thuật và
trực tiếp giảng dạy mô đun MTH ở một số trường kĩ thuật: Đại học Hàng
hải Việt Nam, Đại học Sao đỏ, Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng,
Cao đẳng Công nghệ Viettronics, Cao đẳng Truyền hình, Cao đẳng nghề
Bách nghệ Hải Phòng, Cao đẳng nghề Quân khu 3, Cao đẳng nghề Bách
khoa Hà Nội, Trung cấp Công nghệ và Truyền thông Nam Định. Các GV
được phỏng vấn đều là những người có trình độ chuyên môn, có kinh
nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu.
Kết hợp kết quả khảo sát qua quan sát, phỏng vấn và phiếu hỏi có thể rút
ra một số nhận định sau:
1) CĐKT là một nội dung dạy học trong các môn học, mô đun về sửa
chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị kĩ thuật. CĐKT đã được sử dụng trong
dạy học kĩ thuật, nhưng chưa có sự thống nhất trong cách dạy học. Hầu hết
GV chỉ sử dụng các nội dung về chẩn đoán đã được nêu trong giáo trình,
tài liệu và sử dụng theo kinh nghiệm.



12

2) Khi giảng dạy về CĐKT, hầu hết GV sử dụng phương pháp lập bảng
4 cột (hỏng hóc - hiện tượng - nguyên nhân - cách khắc phục) và thường sử
dụng thuyết trình, diễn giảng, có kết hợp đàm thoại nêu vấn đề chứ chưa
chú trọng đến việc hướng dẫn người học vận dụng kiến thức, huy động trí
óc để suy luận, phán đoán nhằm tự tìm ra kết quả. Việc phân tích mối liên
hệ giữa dấu hiệu, hiện tượng, nguyên nhân với đặc điểm cấu tạo, nguyên lí
làm việc, điều kiện làm việc của máy móc, thiết bị chưa được chú trọng.
3) Bài toán CĐKT là gì, cách thức xây dựng và sử dụng nó như thế nào
vẫn còn là điều mới mẻ đối với GV. Hầu hết GV được hỏi đều đánh giá
cao vai trò của nội dung dạy học về CĐKT. Khi được trao đổi về bài toán
CĐKT thì hầu hết GV đều ủng hộ việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bài
toán CĐKT và cách thức sử dụng chúng trong dạy học.
2.1.3. Tính cấp thiết của dạy học về chẩn đoán kĩ thuật
Mục này trình bày phân tích tính cấp thiết của dạy học các nội dung
chẩn đoán trong dạy học các nội dung kĩ thuật tại các cơ sở GDNN.
2.2. KHẢ NĂNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TOÁN CHẨN
ĐOÁN KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔ ĐUN MÁY THU HÌNH
2.2.1. Sơ lược về mô đun Máy thu hình
Mục này trình bày kết quả phân tích những đặc điểm về vị trí, mục tiêu,
nội dung, điều kiện dạy học của mô đun MTH để từ đó cho thấy hoàn toàn
có cơ sở để xây dựng các bài toán CĐKT dùng trong dạy học mô đun.
2.2.2. Khả năng xây dựng bài toán chẩn đoán kĩ thuật của mô đun
Máy thu hình
Từ những phân tích về mục tiêu, chương trình, nội dung và điều kiện
đào tạo, có thể khẳng định mô đun MTH có đủ điều kiện để xây dựng một
hệ thống bài toán CĐKT để dùng trong quá trình dạy học mô đun.



13

2.2.3. Khả năng sử dụng bài toán chẩn đoán kĩ thuật trong dạy học
mô đun Máy thu hình
Từ khảo sát thực tế có thể khẳng định rằng: việc sử dụng bài toán CĐKT
trong dạy học mô đun MTH là khả thi.
2.2.4. Khả năng giải quyết bài toán chẩn đoán kĩ thuật của người
học
Từ phân tích khả năng của người học, có thể khẳng định rằng: cùng với
sự hướng dẫn của GV thì người học nghề Điện tử dân dụng trình độ trung
cấp nghề, cao đẳng nghề có đủ khả năng giải quyết bài toán CĐKT của mô
đun MTH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu chương trình, nội dung giáo trình, tài liệu hướng dẫn,
tài liệu tham khảo về mô đun MTH; qua khảo sát thực trạng dạy học và
tham khảo ý kiến của một số GV giảng dạy các mô đun kĩ thuật cơ sở, mô
đun chuyên môn nghề và những GV giảng dạy mô đun MTH về việc xây
dựng và sử dụng bài toán CĐKT, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
1. Trong quá trình tổ chức dạy học mô đun MTH trình độ trung cấp nghề
và cao đẳng nghề của nghề Điện tử dân dụng ở các cơ sở GDNN hiện nay
đã sử dụng việc chẩn đoán trong sửa chữa MTH. Tuy nhiên, khái niệm bài
toán CĐKT cũng như việc xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT trong dạy
học hầu như vẫn chưa được đề cập.
2. Trong giáo trình, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo về mô đun
MTH cũng đã có những nội dung về CĐKT nhưng chưa nhiều và chỉ tập
trung trong các bài về vận hành, sửa chữa. Trong các nội dung về CĐKT
hầu như cũng chưa đề cập về hướng dẫn cách chẩn đoán (qui trình giải bài
toán CĐKT).

3. Mô đun MTH có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng và sử dụng các
bài toán CĐKT trong quá trình dạy học. Nội dung của mô đun đáp ứng


14

được đầy đủ các yêu cầu của bài toán này trên cơ sở kiến thức nền tảng đã
được trang bị của người học.
4. Việc tạo ra các hỏng hóc trong các mạch điện của máy thu hình dưới
dạng pan để người học chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa trong các giờ học
thực hành, giờ kiểm tra ở một vài trường hợp cụ thể được coi là tương tự
bài toán CĐKT. Còn việc xây dựng bài toán CĐKT theo đúng nghĩa của nó
thì chưa được thực hiện, nhiều GV chưa hiểu đúng thế nào là bài toán
CĐKT và chưa biết làm thế nào để xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT
cho hiệu quả. Hầu hết GV đều cho rằng khi giảng dạy mô đun MTH chỉ
cần đánh pan máy để người học chẩn đoán, kiểm tra, thực hành.... là đủ.
Từ những khảo sát, đánh giá thực trạng trên đây có thể thấy rằng: nội
dung và quá trình dạy học mô đun MTH chưa có bài toán CĐKT; với đặc
điểm riêng, mô đun MTH rất cần và thuận lợi cho việc xây dựng và sử
dụng bài toán CĐKT trong dạy học. Việc tạo ra các hỏng hóc dưới dạng
pan để người học chẩn đoán, kiểm tra chưa thực hiện theo qui trình khoa
học, đôi khi người học chỉ làm theo kiểu “đoán mò” thiếu cơ sở khoa học.
Do vậy, xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT trong quá trình dạy học mô
đun MTH sẽ tạo hứng thú học tập, phát triển được tư duy kĩ thuật, năng lực
kĩ thuật cho người học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
là rất cần thiết.
Chương 3. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ
THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔ ĐUN MÁY THU HÌNH
3.1. XÂY DỰNG BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT DÙNG TRONG
DẠY HỌC MÔ ĐUN MÁY THU HÌNH

3.1.1. Xây dựng bài toán chẩn đoán lí thuyết
Bài toán chẩn đoán lí thuyết là loại bài toán chỉ nêu các dấu hiệu, hiện
tượng hỏng hóc của một đối tượng nào đó rồi yêu cầu người giải quyết đưa
ra lời giải về xác định hỏng hóc, nguyên nhân và cách khắc phục. Người


15

giải bài toán không làm việc trực tiếp với đối tượng mà chỉ căn cứ vào các
dấu hiệu, hiện tượng hỏng hóc; huy động vốn kiến thức về nhiệm vụ, cấu
tạo, nguyên lí làm việc của đối tượng; sử dụng các thao tác tư duy để phân
tích, lập luận, phán đoán, suy luận một cách logic để xác định được nguyên
nhân gây ra hỏng hóc, bộ phận nào bị hỏng hóc và hỏng hóc đó là gì.
Một đối tượng kĩ thuật có cấu tạo phức tạp sẽ có thể có nhiều hỏng hóc
khác nhau, mỗi một hỏng hóc có thể xây dựng thành một bài toán chẩn
đoán lí thuyết hoặc một bài toán có thể đề cập tới một số hỏng hóc có liên
quan đến nhau. Trong mục này, luận án trình bày ví dụ về xây dựng một số
bài toán chẩn đoán lí thuyết chỉ đề cập đến một hỏng hóc nhất định nào đó
(02 bài toán).
3.1.2. Xây dựng bài toán chẩn đoán thực tiễn
Bài toán chẩn đoán thực tiễn là loại bài toán yêu cầu người giải quyết
phải trực tiếp phán đoán các hỏng hóc trên đối tượng thực. Hỏng hóc trên
đối tượng thực có thể là do bản thân đối tượng đã bị hỏng hóc từ trước
hoặc do người giao bài toán tạo ra. Trong dạy học, để thuận lợi cho người
học tìm hỏng hóc, đối tượng phải đảm bảo chỉ có bộ phận bị “đánh pan”
làm việc kém, còn tất cả các bộ phận khác vẫn làm việc bình thường.
Trong mục này, luận án chỉ đề cập tới bài toán chẩn đoán thực tiễn loại bị
đánh pan để tạo ra một loại hỏng hóc nhất định (03 bài toán).
Theo qui trình xây dựng bài toán đã được thiết lập, theo nội dung của mô
đun và theo cấu tạo của một số MTH thông dụng, tác giả đã xây dựng được

một hệ thống bài toán chẩn đoán, bao gồm 34 bài phục vụ cho quá trình
dạy học mô đun MTH trong chương trình đào tạo nghề Điện tử dân dụng.
3.2. SỬ DỤNG BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT TRONG DẠY
HỌC MÔ ĐUN MÁY THU HÌNH
Trong quá trình sử dụng bài toán CĐKT, phải tạo điều kiện cho người
học vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng. Các bài toán CĐKT thường
không chỉ yêu cầu người học áp dụng kiến thức, kinh nghiệm một cách


16

máy móc mà chúng thường yêu cầu người học phải huy động cùng một lúc
các thành phần cấu trúc của tư duy kĩ thuật, của năng lực kĩ thuật, phải biết
vận dụng linh hoạt, sáng tạo vốn hiểu biết trong từng trường hợp, điều kiện
cụ thể. Quá trình sử dụng bài toán CĐKT không đơn thuần chỉ là tổ chức,
hướng dẫn người học giải bài toán mà còn bao gồm cả các công việc chuẩn
bị và rút kinh nghiệm. Mục này trình bày các ví dụ về việc sử dụng bài
toán CĐKT trong dạy học với hai loại bài toán là bài toán chẩn đoán lí
thuyết và bài toán chẩn đoán thực tiễn.
3.2.1. Sử dụng bài toán chẩn đoán lí thuyết
Vận dụng qui trình sử dụng bài toán CĐKT đã thiết lập, mục này trình
bày ví dụ sử dụng bài toán 1 với đầy đủ các giai đoạn, các bước công việc
trong qui trình.
3.2.2. Sử dụng bài toán chẩn đoán thực tiễn
Bài toán chẩn đoán thực tiễn trên máy thu hình rất phức tạp và đa dạng,
trong mục này tác giả trình bày cách thức sử dụng hai bài toán chẩn đoán
thực tiễn theo hai mức độ hỏng hóc khác nhau, hỏng hóc đơn giản và hỏng
hóc phức tạp.
3.2.3. Ví dụ minh họa về sử dụng bài toán chẩn đoán kĩ thuật trong
dạy học mô đun Máy thu hình

Mục này trình bày hai giáo án minh họa cho việc sử dụng bài toán
CĐKT loại lí thuyết và loại thực tiễn trong dạy học mô đun MTH. Do thời
lượng mỗi bài học khá lớn nên để thuận tiện cho việc theo dõi, hai giáo án
chỉ tập trung trình bày nội dung về sử dụng bài toán, còn các nội dung khác
chỉ được mô tả sơ lược.
3.3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIẾN NĂNG LỰC VÀ
TƯ DUY KĨ THUẬT CỦA NGƯỜI HỌC
Mục này trình bày cơ sơ của biện pháp và nội dung của biện pháp kiểm
tra, đánh giá mức độ phát triển năng lực và tư duy kĩ thuật của người học.


17

3.4. KIỂM NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA
BÀI TOÁN CHẨN ĐOÁN KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔ ĐUN
MÁY THU HÌNH
3.4.1. Mục đích, đối tượng và phương pháp kiểm nghiệm
*Mục đích:
Mục đích chung của kiểm nghiệm là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của
giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu: Nếu xây dựng và sử dụng được bài
toán CĐKT trong dạy học mô đun MTH thì sẽ giúp người học phát triển kĩ
năng chẩn đoán kĩ thuật, qua đó góp phần phát triển năng lực kĩ thuật, đặc
biệt là phát triển tư duy kĩ thuật cho người học.
Mục đích cụ thể của kiểm nghiệm là nhằm:
- Đánh giá tính đúng đắn, khả thi của qui trình xây dựng và sử dụng bài
toán CĐKT do đề tài đề xuất.
- Đánh giá chất lượng của các bài toán CĐKT đã xây dựng.
- Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các giáo án có sử dụng bài toán
CĐKT đã biên soạn. Qua đó, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài toán
CĐKT trong dạy học nhằm giúp người học phát triển kĩ năng chẩn đoán kĩ

thuật, qua đó góp phần phát triển năng lực và tư duy kĩ thuật.
Qua đó, đánh giá một cách khách quan, chính xác các tác động mang lại
đối với chất lượng đào tạo khi áp dụng bài toán CĐKT vào hoạt động dạy
học mô đun MTH nhằm phát triển năng lực và tư duy kĩ thuật cho người
học, năng lực giải quyết vấn đề.
*Đối tượng kiểm nghiệm:
Với phương pháp chuyên gia, những người được hỏi ý kiến, tham gia
thảo luận là các cán bộ, giáo viên ở cơ sở GDNN đang hoặc đã tham gia
giảng dạy mô đun MTH thuộc chương trình đào tạo nghề Điện tử dân
dụng. Đó là những người có nhiều kinh nghiệm trong dạy học kĩ thuật, dạy
học về CĐKT. Tổng số chuyên gia được hỏi ý kiến và tham gia hội thảo


18

chuyên đề là 76 cán bộ, GV ở một số trường đại học kĩ thuật và cơ sở
GDNN khu vực phía Bắc.
Với phương pháp thực nghiệm sư phạm, đối tượng kiểm nghiệm tập
trung vào người học ở cơ sở GDNN. Để đánh giá khả năng phát triển năng
lực kĩ thuật và tư duy kĩ thuật của người học qua sử dụng bài toán CĐKT,
tác giả tiến hành trong hai giai đoạn tại hai trường khác nhau.
* Phương pháp kiểm nghiệm: Để đánh giá hiệu quả phát triển năng lực
kĩ thuật và tư duy kĩ thuật của việc vận dụng qui trình do đề tài đề xuất về
xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT trong quá trình dạy học mô đun
MTH, tác giả đã sử dụng hai phương pháp kiểm nghiệm là phương pháp
thực nghiệm sư phạm và phương pháp chuyên gia; sử dụng phương pháp
thống kê toán học để tính toán kết quả kiểm nghiệm.
3.4.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại Trường Cao đẳng Công nghiệp
Phúc Yên và Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics Hải Phòng. Do số

lượng học sinh học nghề Điện tử dân dụng không lớn nên số lớp và số học
sinh tham gia thực nghiệm không nhiều
Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo đúng qui trình thực nghiệm
sư phạm: khảo sát, chọn lớp, tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá và so sánh
kết quả lớp thực nghiệm, đối chứng.
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm được mô tả trên bảng 3.7 và 3.12.
Bảng 3.7. Số người học đạt điểm xi
Lớp

N

ĐC
TN

xi
0

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

20

3

0

0

0

1

5

6

4

1

0

0


19

0

0

0

0

0

2

2

12

3

0

0


19

Bảng 3.12. Số người học đạt điểm xi
Lớp


N

ĐC
TN

xi
0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

17


0

0

4

3

2

7

1

0

0

0

0

11

0

0

0


0

2

8

0

1

0

0

0

Với kết quả kiểm tra, theo phương pháp toán xác xuất thống kê, có thể
xây dựng được các đồ thị tần suất và tần suất hội tụ tiến của hai đợt thực
nghiệm. Đồ thị đợt 1 được mô tả trên các hình 3.1 và 3.2; đồ thị đợt 2 được
mô tả trên các hình 3.3 và 3.4.
Qua các đồ thị trên có thể nhận thấy tỷ lệ người học đạt điểm kiểm tra
của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Với các yếu tố ngoài sư phạm
đã được loại trừ, nên có thể nhận xét rằng, người học tại lớp thực nghiệm
đã phát triển được năng lực kĩ thuật và tư duy kĩ thuật trong quá trình học
mô đun MTH có sử dụng bài toán CĐKT.
70,00
60,00
50,00
40,00

%

Đối chứng
30,00

Thực nghiệm

20,00
10,00
0,00
0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00

Hình 3.1. Đồ thị tần suất


20
120,00
100,00
80,00
%

60,00
40,00
20,00
0,00

0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00
Đối chứng
100,00 85,00 85,00 85,00 85,00 80,00 55,00 25,00 5,00
Thực nghiệm 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 89,47 78,95 15,79


9,00
0,00
0,00

10,00
0,00
0,00

Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến
120,00
100,00

%

80,00
Thực nghiệm

60,00

Đối chứng

40,00
20,00
0,00
0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00

Hình 3.3. Đồ thị tần suất
120,00
100,00


%

80,00
60,00
40,00
20,00
0,00

0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00
Đối chứng 100,00 100,00 100,00 76,47 58,82 47,06 5,88
Thực nghiệm 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 81,82 9,09

7,00
0,00
9,09

8,00
0,00
0,00

9,00 10,00
0,00 0,00
0,00 0,00

Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến
3.4.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia
Nội dung và tiến trình thực hiện phương pháp chuyên gia như sau:



21

- Lập danh mục các bài toán CĐKT dùng trong dạy học mô đun MTH
do đề tài xây dựng.
- Biên soạn đề cương bài giảng và giáo án có sử dụng các bài toán
CĐKT.
- Lập bản qui trình hướng dẫn xây dựng bài toán CĐKT.
- Lập bản qui trình hướng dẫn sử dụng bài toán CĐKT trong dạy học.
- Lập bản qui trình giải bài toán CĐKT đối với người học.
- Soạn phiếu hỏi ý kiến chuyên gia
- Lập danh sách chuyên gia: ngoài các cán bộ, giáo viên đã tham gia
trong khảo sát thực trạng, đề tài tham khảo thêm ý kiến một số cán bộ, giáo
viên tại cơ sở GDNN khác.
- Lập kế hoạch tổ chức hội thảo qui mô nhỏ. Tác giả đã tổ chức 2 hội
thảo chuyên đề về việc áp dụng bài toán CĐKT trong dạy học tại các cơ sở
GDNN.
- Sau khi tổ chức hội thảo và thu phiếu hỏi ý kiến chuyên gia sẽ xử lí số
liệu, thông tin thu được để đánh giá về mặt định tính và định lượng kết
quả.
- Tương tự như với phương pháp thực nghiệm sư phạm, dựa trên kết quả
thu được sẽ tiến hành hoàn thiện qui trình xây dựng và sử dụng bài toán,
qui trình giải bài toán và hoàn thiện các bài toán đã xây dựng.
Từ kết quả tổng hợp trên, có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Các qui trình xây dựng, qui trình giải, qui trình sử dụng bài toán CĐKT
trong quá trình dạy học mô đun MTH, trình độ trung cấp nghề và cao đẳng
nghề của nghề Điện tử dân dụng đảm bảo tính khoa học và khả thi. Việc sử
dụng bài toán CĐKT đem lại hiệu quả tích cực trong dạy học, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo.
- Việc sử dụng bài toán CĐKT trong dạy học không chỉ tạo hứng thú cho
người học mà còn giúp người học phát triển tư duy kĩ thuật, năng lực kĩ

thuật cũng như các thao tác nghề v.v...


22

- Các qui trình này có thể vận dụng được trong quá trình dạy học một số
mô đun khác trong chương trình đào tạo nghề Điện tử dân dụng cũng như
có thể vận dụng vào quá trình dạy học các nghề khác trong chương trình
đào tạo nghề.
Nhìn chung, các chuyên gia đều cho rằng các bài toán CĐKT đảm bảo
tính khoa học, có vai trò phát triển tư duy kĩ thuật, năng lực kĩ thuật cho
người học và rất có ý nghĩa đối với những GV trẻ.
Kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm và những ý kiến góp ý của
các chuyên gia đã giúp tác giả hoàn thiện các qui trình xây dựng, qui trình
giải, qui trình sử dụng bài toán và các bài toán CĐKT đã xây dựng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua kết quả kiểm nghiệm, đánh giá bằng hai phương pháp chuyên gia và
thực nghiệm sư phạm, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Mô đun MTH có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng và sử dụng các
bài toán CĐKT trong quá trình dạy học. Việc xây dựng và sử dụng các bài
toán CĐKT cũng khẳng định qui trình xây dựng và sử dụng bài toán đã
được đề tài đề xuất ở chương I là đúng đắn và phù hợp.
2. Quá trình sử dụng bài toán CĐKT trong dạy học mô đun MTH sẽ tạo
hứng thú, phát triển kĩ năng CĐKT, kích thích người học phát huy sự vận
dụng kiến thức, kinh nghiệm vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Qua đó giúp
năng lực kĩ thuật và tư duy kĩ thuật của người học được phát triển. Việc áp
dụng qui trình giải bài toán CĐKT trong dạy học sẽ giúp người học vận
dụng được tối đa năng lực, kiến thức của bản thân trong quá trình chẩn
đoán các hiện tượng hỏng hóc. Đồng thời, giúp người học rèn luyện các
thao tác kĩ thuật thông qua quá trình điều chỉnh, đo kiểm trên thiết bị khi

xác định nguyên nhân hỏng hóc trên thiết bị thực.
3. Các bài toán CĐKT do đề tài xây dựng đã đáp ứng được yêu cầu về
mục tiêu và nội dung của chương trình đào tạo mô đun MTH trình độ trung
cấp nghề và cao đẳng nghề của nghề Điện tử dân dụng theo qui định. Có


23

thể áp dụng các qui trình về xây dựng, sử dụng và giải bài toán CĐKT
trong dạy học các mô đun, học phần, môn học trong chương trình đào tạo
các nghề kĩ thuật khác.
4. Việc xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT trong quá trình dạy học
cũng đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực nâng cao năng lực về chuyên môn và
nghiệp vụ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu lí luận về năng lực kĩ thuật, tư duy kĩ thuật cho thấy sử
dụng bài toán CĐKT trong dạy học là một trong những biện pháp khá hiệu
quả, có tính khả thi cao. Bài toán CĐKT không phải bao giờ cũng là những
vấn đề kĩ thuật hay là những bài toán đã có sẵn nên người giáo viên cần
phải tự nghiên cứu, tìm tòi để xây dựng. Khi xây dựng bài toán CĐKT, cần
phải căn cứ vào nội dung kiến thức của môn học, nhiệm vụ, mục tiêu của
môn học, căn cứ vào các vấn đề kĩ thuật phát sinh trong thực tiễn. Với mục
đích xây dựng và sử dụng bài toán CĐKT trong dạy học nhằm giúp cho
người học phát triển tư duy kĩ thuật, năng lực kĩ thuật, qua đó nâng cao
chất lượng dạy học, đề tài nghiên cứu “Bài toán chẩn đoán kĩ thuật và vận
dụng trong dạy học nghề Điện tử dân dụng” đã giải quyết tốt các nhiệm vụ
đã đặt ra, cụ thể là:
1. Trên cơ sở lí luận về BTKT, đề tài đã làm rõ hơn khái niệm bài toán
CĐKT, phân loại, đặc điểm và vai trò của chúng.

2. Từ các đặc điểm của bài toán CĐKT và vai trò của chúng trong hoạt
động dạy học, tác giả đã đề xuất được các qui trình: qui trình xây dựng bài
toán, qui trình sử dụng bài toán và qui trình giải bài toán CĐKT trong dạy
học.
3. Nghiên cứu chương trình đào tạo nghề Điện tử dân dụng và nội dung
của mô đun MTH, tác giả đã vận dụng các qui trình đã đề xuất xây dựng


×