Tải bản đầy đủ (.pdf) (448 trang)

Nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ hán trong ngôn chí thi tập của phùng khắc khoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.5 MB, 448 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
***************

PHÙNG DIỆU LINH

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CHỮ HÁN
TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI- 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................................3
5. Đóng góp mới của luận án..................................................................................................7
6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................................8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI..........9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ Hán trong
Ngôn chí thi tập .................................................................................................... 9
1.2. Giới thuyết một số khái niệm thuộc cơ sở lí luận của luận án .................... 20
1.3. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài............................................................... 26
Tiểu kết ............................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: XÁC ĐỊNH BẢN NỀN VĂN BẢN NGÔN CHÍ THI TẬP................................28



2.1. Các bản Ngôn chí thi tập hiện tồn ............................................................... 28
2.2. Đánh giá chung về các văn bản hiện tồn ..................................................... 44
2.3. Phả hệ văn bản hiện tồn của Ngôn chí thi tập xây dựng bằng phần mềm PAUP
V4 ....................................................................................................................... 50
2.4. Bản nền, bản đối hiệu, bản tham khảo văn bản Ngôn chí thi tập ................ 55
Tiểu kết ............................................................................................................... 57
CHƢƠNG 3: XÁC LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ THIỆN BẢN NGÔN CHÍ THI TẬP ......................59

3.1. Hiệu khám và biện ngụy quyển 1, 2 văn bản Ngôn chí thi tập..................................59
3.2. Hiệu khám và biện ngụy quyển 3, 4, 5 văn bản Ngôn chí thi tập..............................72
3.3. Đặc điểm thiện bản Ngôn chí thi tập ...........................................................................92
Tiểu kết ............................................................................................................... 93
CHƢƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CHỮ HÁN CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN TRONG
NGÔN CHÍ THI TẬP..........................................................................................................................95

4.1. Đặc điểm tần số xuất hiện trung bình của chữ Hán trong Ngôn chí thi tập ....... 95
4.2. Đặc điểm kết hợp và ý nghĩa của nhóm từ có số lần xuất hiện cao ............ 99
trong Ngôn chí thi tập ......................................................................................... 99
4.3. Giá trị biểu đạt của nhóm từ có số lần xuất hiện cao trong Ngôn chí thi tập ... 113
4.4. Đặc điểm phong cách sử dụng ngôn ngữ trong Ngôn chí thi tập .............. 133


Tiểu kết ............................................................................................................. 141
KẾT LUẬN .................................................................................................................143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng dữ liệu đối hiệu 80 bài đầu thuộc 8 bản Ngôn chí thi tập dùng trong xây

dựng sơ đồ phả hệ văn bản.
Phụ lục 2: Đơn vị tác phẩm thuộc thiện bản Ngôn chí thi tập.
Phụ lục 3: Biện ngụy dị văn quyển 1, 2 văn bản Ngôn chí thi tập
Phụ lục 4: Bảng văn tự Hán xuất hiện trong thơ Phùng Khắc Khoan thuộc

Ngôn chí thi tập



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Phùng Khắc Khoan là tác giả văn học lớn ở cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.
Giáo trình Văn học Việt Nam (Thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII) đánh giá: “thơ
văn Phùng Khắc Khoan vừa có phần đối lập vừa có phần thống nhất với thơ văn
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hai tác gia lớn này dƣờng nhƣ đã bổ sung cho nhau tạo nên
diện mạo đa dạng và phong phú của việc phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam thời
bấy giờ” [39, 418]. Tuy nhiên, cho tới nay, mặc dù đƣợc nghiên cứu và đề cập
nhiều, đã có hai hội thảo lớn đƣợc tổ chức, nhƣng những khảo cứu về Phùng Khắc
Khoan lại chƣa thực sự đầy đủ. Thành công và có nhiều đóng góp nhất là mảng
nghiên cứu về cuộc đời, hành trạng, nội dung sáng tác văn học của Phùng Khắc
Khoan, còn mảng khuyết thiếu nhiều nhất là những nghiên cứu chuyên sâu về văn
bản và đặc điểm ngôn ngữ văn tự trong sáng tác thơ chữ Hán Phùng Khắc Khoan.
1.2. Ngôn chí thi tập 言志詩集 (NCTT) đƣợc đánh giá là tập thơ thành công nhất
của Phùng Khắc Khoan trong 4 tập thơ chữ Hán còn lại tới ngày nay. Các nhà
nghiên cứu thuộc những lĩnh vực khác nhau (văn học, sử học, văn học sử, triết
học,...) khi tìm hiểu về Phùng Khắc Khoan đều lấy tập thơ này làm dẫn chứng tiêu
biểu trong phân tích, chứng minh. Tuy nhiên, chƣa có một chuyên luận nào khảo
sát, nghiên cứu toàn diện về các vấn đề văn bản cũng nhƣ ngôn ngữ văn tự của tác
phẩm. Chƣa có một sơ đồ truyền bản nào đƣợc thiết lập cũng chƣa có một thiện

bản nào đƣợc đƣa ra trên cơ sở hiệu khám tỉ mỉ văn bản hiện tồn ngõ hầu có thể
làm căn cứ cho những nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, đặc điểm sử dụng ngôn ngữ
văn tự của tác giả trong tác phẩm vẫn gần nhƣ bị bỏ ngỏ. Luận án của chúng tôi cố
gắng bổ sung phần nhỏ vào mảng khuyết thiếu đó.
1.3. Trong chƣơng trình Ngữ văn ở các cấp học phổ thông, tác phẩm Văn học
trung đại chiếm số lƣợng không nhỏ, việc giảng dạy hay cảm thụ những tác phẩm
này luôn là một thách thức bởi cách biệt về lịch sử, tƣ tƣởng, văn hóa, ý thức hệ.
Những thứ trƣớc kia gần gũi đơn giản với ngƣời đọc thì nay phải thông qua công
tác huấn hỗ, chú giải, dịch thuật,...mới khỏa lấp phần nào khoảng cách lịch sử này.
Với mục tiêu xây dựng thiện bản văn bản đồng thời nghiên cứu về đặc điểm sử
dụng chữ Hán trên cơ sở thiện bản đã đƣợc xác lập, luận án của chúng tôi cố gắng
góp phần khắc phục sự đứt gãy thuộc về lịch sử nói trên.


2
1.4. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hƣớng hội nhập của đất nƣớc, nhiệm vụ
bảo tồn và phát triển văn hóa ngày càng trở nên thiết yếu. Thƣ tịch cổ của cha ông
để lại là một mảng quan trọng trong di sản văn hóa thành văn của dân tộc. Một
trong những trách nhiệm của ngƣời làm công tác văn bản học Hán Nôm là tích
cực hoàn thiện những công việc chuyên môn để công bố văn bản tới đại chúng,
vừa để bảo tồn vừa để phổ biến văn hiến dân tộc. Luận án là một nỗ lực nhằm
thực hiện nhiệm vụ này.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án Nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ Hán trong Ngôn
chí thi tập của Phùng Khắc Khoan hƣớng tới hai mục đích chính:
Thứ nhất: Luận án nghiên cứu các vấn đề văn bản học của văn bản Ngôn
chí thi tập 言志詩集, đánh giá văn bản, xây dựng phả hệ, xác lập thiện bản từ đó
công bố văn bản khả tín làm cơ sở cho các nghiên cứu về tác giả, tác phẩm Phùng
Khắc Khoan. Thiết lập hồ sơ tác giả Phùng Khắc Khoan, góp phấn chuẩn hóa kho
thƣ tịch Hán Nôm của dân tộc, hỗ trợ công tác giảng dạy, nghiên cứu là mục đích

xa hơn mà luận án hƣớng tới.
Thứ hai: Từ số liệu thống kê ngôn ngữ văn tự Hán (tần số sử dụng trung
bình của văn tự, các nhóm văn tự có số lần xuất hiện cao) trong tác phẩm, thông
qua phân tích đặc điểm kết hợp của một số từ có số lần xuất hiện cao đột biến,
luận án nghiên cứu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ văn tự trong thơ chữ Hán của
Phùng Khắc Khoan, trên cơ sở đó góp phần tìm hiểu phong cách ngôn ngữ tác giả
Phùng Khắc Khoan.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Các vấn đề văn bản học của văn bản NCTT.
- Đặc điểm sử dụng chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong NCTT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: ở phƣơng diện văn bản, luận án tập trung khảo sát, đánh giá
văn bản hiện tồn, xây dựng phả hệ văn bản, hiệu khám, xác lập thiện bản NCTT. Ở
phƣơng diện ngôn ngữ, luận án nghiên cứu đặc điểm cách sử dụng ngôn ngữ văn
tự Hán (chủ yếu tập trung ở đặc điểm kết hợp, ý nghĩa và giá trị biểu đạt của từ
đơn) qua 227 bài thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong NCTT.


3
- Về tƣ liệu: nghiên cứu của luận án tập trung ở 09 văn bản hiện tồn có sao
chép NCTT hiện đang lƣu trữ tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam và kho sách Viện
Nghiên cứu Hán Nôm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù của ngành Văn bản học
4.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản: Nghiên cứu văn bản ở đây đƣợc dùng với
nghĩa hẹp, vốn chỉ Bản bản học (版本学), là phƣơng pháp “lấy hình thái vật chất
của sách vở làm đối tƣợng, lấy giám định và khảo đính văn bản làm nội dung
trung tâm, lấy công bố giá trị văn hiến của thƣ tịch làm mục tiêu khoa học cuối
cùng” [225,49]. Luận án đã vận dụng các phƣơng pháp đặc thù của nghiên cứu

văn bản học nhƣ giám định, khảo đính văn bản vào nghiên cứu văn bản NCTT của
Phùng Khắc Khoan.
4.2. Phương pháp hiệu khám: Mục đích của hiệu khám (校勘) là cầu “chân”, tức
là cố hết sức hoàn nguyên diện mạo cổ thƣ. “Bản chất của hiệu khám chính là lấy
dị văn của cổ thƣ làm đối tƣợng khảo sát, đối với những thay đổi lịch đại của văn
bản cần “cầu đồng tồn dị”, không ngừng truy cầu văn bản có tính ổn định tƣơng
đối [225,75]. Có nhiều quan niệm khác nhau về phƣơng pháp đặc thù của hiệu
khám học nhƣng phổ biến và đƣợc vận dụng nhiều nhất là 4 phƣơng pháp đƣợc
Trần Viên đề xuất trong Hiệu khám học thích liệt: đối hiệu, tha hiệu, bản hiệu, lí
hiệu [195]. Đối với NCTT, 9 văn bản đƣợc khảo sát có nhiều bất đồng ở những
phƣơng diện khác nhau nên việc sử dụng phƣơng pháp hiệu khám văn bản là hợp
lí.
4.3. Phương pháp nghiên cứu Tân Phả hệ văn bản (New - stemmatics): Tân phả
hệ văn bản (New - stemmatics/ Cladistic textual criticism) là bƣớc phát triển của
Phả hệ văn bản (Stemma/ Stemmatics hay Lachmann) - một phƣơng pháp nghiên
cứu thuộc ngành Phê bình văn bản học (textual criticism)1. Tân phả hệ văn bản
ứng dụng thành tựu ngành Phân loại học phân tích nhánh (Cladistic) trong Sinh
1

Dịch giả Nguyễn Đức Dân trong bản dịch Nhà văn và tác phẩm của B.V. Tomasevxki dịch Textual
criticism là “phê phán văn bản” (dẫn theo tác giả Trịnh Khắc Mạnh [70,11]). Từ criticism đƣợc từ điển
Cambrigde định nghĩa là: “the act of giving your opinion or judgment about the good or badqualities of
something or someone, especially books, films, etc” (hành động đƣa ra ý kiến hoặc phán xét về những
điều tốt hay không tốt của một việc gì đó hoặc một ai đó đặc biệt là sách, phim ảnh v.v ). Với định nghĩa
trên, theo chúng tôi dịch thành “phê bình” sẽ khách quan và toàn diện hơn “phê phán” do đó chúng tôi lựa
chọn “phê bình văn bản” để dịch cụm Textual criticism.


4
học để phân tích dị văn giữa các văn bản bằng những phƣơng pháp khoa học,

chính xác. Từng văn bản đƣợc coi nhƣ những cá thể khác nhau của cùng một loài,
hệ thống dị văn giữa những văn bản đó đƣợc xem nhƣ bộ gen của sinh vật. Tận
dụng thành tựu đột phá trong công nghệ gen cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm
xây dựng phả hệ phát sinh loài (nhƣ PAUP, MacClade, PHYLIP,...) các nhà thƣ
tịch học Phƣơng tây xây dựng sơ đồ phả hệ văn bản để biểu thị mối quan hệ giữa
những văn bản hiện tồn [177].
Đối với NCTT của Phùng Khắc Khoan, chúng tôi sƣu tầm đƣợc 9 văn bản
đều là bản chép tay, cả 9 bản đều khuyết thiếu nhiều thông tin sao chép, do đó
luận án hƣớng tới vận dụng thành tựu của Tân phả hệ văn bản để xây dựng sơ đồ
phả hệ của hệ thống văn bản này. Từ phả hệ văn bản cùng với bảng tỉ lệ dị văn
giữa các văn bản có thể lựa chọn đƣợc bản nền và các bản đối hiệu một cách chính
xác nhằm phục vụ cho công tác hiệu khám văn bản.
4.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): “Nghiên cứu trƣờng hợp
hay phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp là một công trình nghiên cứu mà đối
tƣợng của nó là một trƣờng hợp đơn lẻ hoặc vài cá thể đƣợc lựa chọn ra từ một
thực thể xã hội - nhƣ cộng đồng, nhóm xã hội, sự kiện,...và sử dụng đồng thời
nhiều phƣơng pháp để nghiên cứu chúng” [190]. NCTT đƣợc luận án lựa chọn nhƣ
một trƣờng hợp đại diện cho toàn bộ sáng tác thơ chữ Hán của Phùng Khắc
Khoan. Ngoài ra, phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp cũng đƣợc dùng trong khai
thác các chữ có số lần xuất hiện đặc biệt cao trong văn bản.
4.5. Phương pháp tiếp cận liên ngành: Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành vận dụng
thành tựu và cách tiếp cận của nhiều bộ môn có liên quan đến nhau hoặc có tác
dụng tƣơng hỗ, bổ trợ cho nhau để khai thác đối tƣợng. Để nghiên cứu đặc điểm
cách sử dụng chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong NCTT, luận án đã vận dụng
kiến thức và thành tựu của những ngành có liên quan nhƣ: văn tự học, thi học, văn
học sử, thi pháp học, từ vựng ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, phong cách học,…để
tiếp cận và giải mã thông tin trong phân tích đối tƣợng.
4.6. Thao tác xây dựng phả hệ văn bản bằng phần mềm PAUP V4:
Christopher Howe đã hệ thống hóa thao tác xây dựng phả hệ văn bản bằng
phần mềm PAUP V4 trong bài giảng Phả hệ văn bản chép tay Trung đại [161].



5
Dị văn của các văn bản
đƣợc mã hóa theo nguyên tắc
nhị phân: các dị văn có xuất
hiện ở bản nào thì vị trí đó
nhập dữ liệu là “1”, không xuất
hiện là “0”, bảng tổng hợp dị
văn đƣợc coi nhƣ là một chuỗi
đặc điểm của văn bản. Trên cơ
sở dữ liệu này, các văn bản sẽ
đƣợc phần mềm phân tích dữ
liệu PAUP hệ thống hóa theo
phƣơng

pháp

Maximum

Parmisimony(MP)

(O’Hara,

Ben Salemans) hoặc tổng hợp
các phƣơng pháp maximum
parsimony, distance matrix hay
likelihood

methods


trong

MacClade hoặc PHYLIP (Lee
AR), nhờ đó các văn bản sẽ
đƣợc hiển thị trên cây phả hệ
và mối quan hệ giữa chúng
đƣợc biểu hiện một cách nhanh
chóng, khoa học và rõ ràng.
Phầm mềm đồng thời cũng cho
ta một bảng tỉ lệ dị văn sai
khác và số lƣợng sai khác giữa
các văn bản
[162].

[160], [161],


6

Một số ví dụ về sơ đồ phả hệ văn bản văn học:

Ví dụ 1: Sơ đồ phả hệ 14 văn bản kịch Hà Lan Lanseloet van Denemerken xây
dựng bằng phần mềm PAUP [160]

Ví dụ 2: Sơ đồ phả hệ 20 bản chép tay trường thi Parzival của Volfram von
Eschenbach [169].
Hƣớng đi này có thể áp dụng để nghiên cứu văn bản học Hán Nôm trong
trƣờng hợp các bản hiện tồn không còn bản gốc, bản khắc in hoặc những yếu tố
giúp xây dựng sơ đồ truyền bản bị khuyết thiếu. Thành quả thu đƣợc sau khi xây

dựng phả hệ văn bản giúp chúng ta: Chia các văn bản hiện tồn thành nhóm, biểu
thị trên sơ đồ phả hệ; hiểu thêm về lịch sử của các bản chép, các bản cùng nguồn
gốc có thể đƣợc sao chép cùng hoặc gần địa điểm với nhau; có một cái nhìn khách
quan và chân thực hơn về bản gốc. Bản càng gần gốc cây phả hệ càng ít biến đổi
và nó càng gần với bản lai diện mục của văn bản gốc; từ sơ đồ đã thiết lập, nhà
nghiên cứu thƣ tịch học có thể lựa chọn từ các nhóm một bản nền, bản đối hiệu
bản tham khảo chính xác, khoa học, để phục vụ cho công tác hiệu khám thƣ tịch.


7
Bản nền phải là văn bản ít biến đổi nhất tức là có tỉ lệ dị văn sai khác so với các
bản khác thấp nhất, bản đối hiệu là bản có khả năng đại diện cho cả nhóm.
Đối với NCTT, với 9 bản đƣợc khảo sát toàn bộ là văn bản chép tay, việc
xác định sơ đồ truyền bản gặp nhiều khó khăn, luận án ứng dụng lí luận ngành
Tân phả hệ văn bản và các thao tác xây dựng phả hệ văn bản này bằng phần mềm
PAUP V4 (phần mềm đƣợc giới nghiên cứu Di truyền học đánh giá là mạnh về
xây dựng phả hệ phát sinh loài dựa trên phân tích giải trình tự gen) [184].
5. Đóng góp mới của luận án
5.1 Luận án trƣớc tiên có đóng góp về tƣ liệu. Lần đầu tiên các bản hiện tồn NCTT
lƣu trữ tại thƣ viện Quốc gia và kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm đƣợc mô tả,
khảo sát, đánh giá kĩ lƣỡng. Luận án cũng giới thiệu một bản chép NCTT kí hiệu
R7 vốn chƣa đƣợc đề cập tới trong công trình của những nhà nghiên cứu khác.
5.2. Trên cơ sở lí luận ngành Phả hệ văn bản (Stemma/ Phƣơng pháp Lachmann)
mà cụ thể là Tân Phả hệ văn bản (New - Stemmatics) luận án lần đầu tiên đặt vấn
đề ứng dụng phần mềm phân tích trong di truyền học (PAUP V4) để xây dựng phả
hệ văn bản, phác thảo mối liên hệ giữa các văn bản hiện tồn của NCTT. Phƣơng
pháp này không chỉ đƣợc ứng dụng với NCTT mà nó có khả năng áp dụng với tất
cả các thƣ tịch khác trong trƣờng hợp dữ liệu nhằm xác định truyền bản không thể
truy nguyên đƣợc.
Bảng dữ liệu đầu vào của phần mền PAUP V4 (phụ lục 1) chính là bảng

đối hiệu tỉ mỉ chi tiết 80 bài đầu của 8 văn bản đƣợc đối hiệu. Bảng dữ liệu này là
tƣ liệu tham khảo quan trọng với những ngƣời không có điều kiện tiếp xúc với cả
8 văn bản NCTT (phụ lục 1).
5.3. Thông qua hiệu khám, biện ngụy cụ thể chi tiết 5 quyển hiện tồn, luận án lần
đầu tiên xác lập thiện bản cho văn bản NCTT của Phùng Khắc Khoan ngõ hầu làm
cơ sở cho các nghiên cứu Ngữ văn học về sau (phụ lục 2).
5.4. Luận án cung cấp phần biện ngụy cho từng trƣờng hợp dị văn, đây là công cụ
tra cứu hữu ích đối với việc nghiên cứu NCTT nói riêng và những nghiên cứu Ngữ
văn học, lịch sử, thƣ tịch, văn hóa,... nói chung (phụ lục 3).
5.5. Trên cơ sở kết quả thống kê tần số sử dụng văn tự, luận án phân tích, đánh giá
đặc điểm kết hợp, đặc điểm ý nghĩa của văn tự từ đó chỉ ra giá trị biểu đạt của
ngôn ngữ văn tự mang phong cách riêng của Phùng Khắc Khoan trong NCTT.


8
5.6. Bảng thống kê các chữ xuất hiện trong NCTT (phụ lục 4) là dữ liệu để xây
dựng từ điển, tự điển ngôn ngữ văn tự của NCTT, góp phần hoàn thiện hồ sơ tác
giả Phùng Khắc Khoan nói riêng và các tác giả văn học Trung đại nói chung.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án đƣợc cấu trúc làm 6 phần: mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục
các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài luận án, thƣ mục tham
khảo và phụ lục. Phần nội dung của luận án đƣợc triển khai thành bốn chƣơng nhƣ
sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Chƣơng 2: Xác định bản nền văn bản Ngôn chí thi tập
Chƣơng 3: Xác lập và đánh giá thiện bản Ngôn chí thi tập
Chƣơng 4: Đặc điểm sử dụng chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong Ngôn
chí thi tập



9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
Trong phần tổng quan, luận án điểm lại những nghiên cứu liên quan tới đề tài,
cụ thể là những nghiên cứu về văn bản và đặc điểm cách sử dụng chữ Hán trong
NCTT của Phùng Khắc Khoan. Trên cơ sở những tƣ liệu này, luận án chỉ ra những
khoảng trống trong nghiên cứu đối tƣợng từ đó đề xuất hƣớng triển khai dựa trên
nền tảng cơ sở lí luận ngành Văn bản học, Tân phảf hệ văn bản và nghiên cứu liên
ngành Ngữ văn học.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ Hán
trong thơ Ngôn chí thi tập
Phùng Khắc Khoan 馮克寬 (1528- 1613) sinh tháng giêng năm Mậu Tí
(1528) niên hiệu Minh Đức thứ hai đời Mạc Thái Tổ, mất ngày 24 tháng 9 năm
Quí Sửu (1613) niên hiệu Hoằng Định thứ mƣời ba đời Lê Kính Tông, hƣởng thọ
86 tuổi. Ông sinh và mất ở làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Phùng Khắc Khoan tự là Hoằng Phu 弘夫, hiệu Nghị Trai 議齋, biệt hiệu là Mai
Nham Tử 梅巖子. Trong thƣ tịch, bi kí làng Bùng, Phùng Khắc Khoan còn có tự
là Văn Tĩnh 文靜, thụy là Nghị Trai tiên sinh 議齋先生.
Phùng Khắc Khoan học giỏi, tinh thông lí số, đắc chí trên con đƣờng khoa
hoạn dù muộn màng. Cuối đời ông còn lập công trạng vẻ vang với chuyến đi sứ
năm Đinh Dậu (1597) nhằm khôi phục quan hệ bang giao với triều Minh. Phùng
Khắc Khoan đƣợc xem là một nhà chính trị tài giỏi, nhà ngoại giao xuất sắc và là
một nhà thơ khả kính với khối lƣợng tác phẩm đáng nể phục. Ông để lại cho đời 2
tác phẩm viết bằng chữ Nôm là: Lâm tuyền vãn (còn gọi là Đào nguyên hành, Lâm
tuyền vãn từ, Ngư phủ nhập đào nguyên) và Diễn nghĩa Kinh dịch đã thất truyền
[103].
Về thơ chữ Hán, Phùng Khắc Khoan để lại 4 tập gồm Ngôn chi thi tập 言
志詩集, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập 梅嶺使華詩集, Đa thức tập 多識集, Huấn đồng
thi tập 訓童詩集 [103], [104].
Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Phùng Khắc Khoan đƣợc nhiều bộ giáo

trình văn học sử đánh giá cao với vai trò là tác giả tiêu biểu cho một thời đại (cuối
thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII). Có thể tìm thấy những bài viết, chuyên luận công
phu, giới thiệu toàn diện về nội dung, tƣ tƣởng và nghệ thuật sáng tác của Phùng


10
Khắc Khoan nhƣ: Sơ thảo lịch sử Văn học Việt Nam (Quyển II) của các tác giả
Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi (Nxb Văn Sử Địa, H, 1958)
[107]; Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam (Tập 2) của Bùi Văn Nguyên (Nxb
Giáo dục, H, 1963) [78]; Văn học Việt Nam: Thế kỷ thứ X đến nửa đầu thế kỷ
XVIII của các tác giả Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chƣơng (Nxb Đại
học & Trung học chuyên nghiệp, H, 1979) [38]. Trong sách giáo trình Văn học
Việt Nam (thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII) nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân dành trọn
một chƣơng để giới thiệu về Phùng Khắc Khoan nhƣ một tác giả tiêu biểu của giai
đoạn thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII [38]; hai chuyên luận quan trọng của
học giả Bùi Duy Tân là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tác giả- tác phẩm, Sở văn
hóa thông tin Hà Tây xuất bản năm 2000 và Thơ văn Trạng Bùng Phùng Khắc
Khoan (khảo cứu - biên soạn - dịch chú), Nxb ĐHQG, 2007 [103], [106] đã khai
thác khá đầy đủ về quê hƣơng, hành trạng, sự nghiệp của Phùng Khắc Khoan.
Tuy nhiên những nghiên cứu sâu về văn bản, ngôn ngữ thơ Phùng Khắc
Khoan còn hiếm, thảng hoặc có ngƣời đề cập tới trong bài viết riêng lẻ chứ chƣa
có chuyên luận nào đánh giá một cách toàn diện 2 vấn đề lớn này. Riêng đối với
Ngôn chí thi tập 言志詩集 (NCTT), tình hình nghiên cứu cũng không mấy khác
biệt. Ngoại trừ một bài khảo chung về văn bản sáng tác của Phùng Khắc Khoan
của tác giả Bùi Duy Tân đăng trên tạp chí Hán Nôm [104] thì mảng văn bản của
thi tập này vẫn còn bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về ngôn ngữ văn tự
gần nhƣ chƣa có. Đó là những mảng khuyết thiếu trong nghiên cứu về NCTT nói
riêng và sáng tác của Phùng Khắc Khoan nói chung.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu văn bản Ngôn chí thi tập
NCTT đƣợc giới nghiên cứu nhận định là tập thơ thành công nhất về mặt nội

dung, nghệ thuật của Phùng Khắc Khoan. Tuy vậy, tình hình văn bản của thƣ tịch
này lại tƣơng đối phức tạp và chƣa đƣợc đánh giá toàn diện.
Tên gọi thi tập, dung lƣợng, số quyển, số bài thuộc NCTT có nhiều điểm bất
đồng giữa các nhà nghiên cứu.
Ghi chép sớm nhất về NCTT hiện còn là trong Toàn Việt thi lục 全越詩錄
(TVTL) của Lê Quý Đôn. Bài giới thiệu về Phùng Khắc Khoan cho biết: “Sáng
tác (của Phùng Khắc Khoan) có Sứ hoa, Ngôn chí, Huấn đồng, Độc thi đa thức


11
tập lƣu hành ở đời”1 [133,1a]. Nhƣ vậy, tên gọi tác phẩm là Ngôn chí 言志. TVTL
không tổng kết số bài của Ngôn chí 言志 mà chỉ tuyển 80 bài thuộc quyển 1 và
quyển 2 của thƣ tịch (không có một bài nào thuộc các quyển 3, 4, 5). Trong số các
bản TVTL hiện tồn, duy nhất bản mang kí hiệu A.132 chép thơ Phùng Khắc
Khoan. Tuy nhiên, văn bản A.132 lại có những dấu hiệu do ngƣời đời sau ngụy
tạo, cụ thể, Lê Qúy Đôn mất năm 1784 mà A.132 lại chép thơ của cả triều Tự Đức
(1848-1883) [72, 181]. Nhƣ vậy, giả sử công nhận tính khả tín của A.132 thì cũng
chỉ có thể biết thời Lê Qúy Đôn, tên gọi tác phẩm vẫn là ngôn chí 言志, ngoài ra
các thông tin khác nhƣ số quyển, số bài không đƣợc ghi chép rõ ràng.
Lịch triều hiến chương loại chí (LTHCLC), Văn tịch chí của Phan Huy Chú
nhận định:“Phùng công thi tập, 2 quyển. Phùng Khắc Khoan soạn. Tập này biên
sắp các bài làm từ lúc 16 tuổi, đến bài Hiến thọ làm khi đi sứ nhà Minh, cộng 106
bài… Bài Hiến thọ đƣợc vua nhà Minh rất khen ngợi, có sứ thần Lí Việp Quang
đề tựa” [11,465].
Về tên gọi, LTHCLC chép tên tác phẩm là Phùng công thi tập. Về số lƣợng
đơn vị tác phẩm, Phan Huy Chú không rõ căn cứ theo bản nào nhƣng cho biết
NCTT có 106 bài, làm từ năm 16 tuổi cho tới bài Hiến thọ (tức khoảng năm 1597 Phùng tiên sinh 70 tuổi ta). Hiến thọ thuộc chùm thơ chúc thọ vua Minh gồm 30
bài có tiêu đề Vạn thọ khánh tiết trong Mai Lĩnh sứ Hoa thi tập 梅嶺使華詩集.
Nhƣ vậy, Phan Huy Chú xếp một phần thơ đi sứ vào NCTT. Tuy nhiên, cũng
giống nhƣ trƣờng hợp TVTL bản A.132, LTHCLC cũng cần giám định kĩ hơn để

khẳng định tính chân ngụy của văn bản.
Năm 1943, học giả Dƣơng Quảng Hàm ra mắt bộ Việt Nam văn học sử yếu,
sách này gọi tên NCTT là Phùng Công thi tập giống Phan Huy Chú (luận án căn
cứ theo bản in lại năm 2005 của Nhà xuất bản Trẻ): “Phần nhiều các tập thơ xuất
hiện trong thời kì ấy là những tập của các thi gia làm trong khi đi sứ Tàu nhƣ
Phùng Công thi tập 馮公詩集 hoặc Nghị Trai thi tập 毅齋詩集 của Phùng Khắc
Khoan” [27, 396].
1

Nguyên văn 有使華言志訓多識行于世 hữu Sứ hoa, Ngôn chí, Huấn đồng, Độc thi đa thức tập hành vu

thế. (Có Sứ Hoa, Ngôn chí, Huấn đồng, Độc thi đa thức tập lƣu hành ở đời) [133, 1a].


12
Học giả Dƣơng Quảng Hàm không nhắc tới tên gọi NCTT, đồng thời cho rằng
Phùng Công thi tập 馮公詩集 và Nghị Trai thi tập 毅齋詩集 đều “làm trong khi
đi sứ Tàu”. Ông cũng đã gộp cả thơ Ngôn chí và thơ đi sứ vào một. Cuối sách, tại
Biểu liệt kê các tác giả và tác phẩm theo thứ tự thời gian, mục Phùng Khắc Khoan,
phần thơ chữ Hán chỉ kể tới Nghị Trai thi tập 毅齋詩集 [27, 614]. Căn cứ vào
cách giới thiệu của Dƣơng Quảng Hàm ta thấy, bài tựa do Phùng Khắc Khoan
soạn năm 1586 chính là bài tựa trong NCTT còn 2 bài tựa do Lí Tối (Túy) Quang
soạn năm 1597 và Đỗ Uông soạn năm 1599 là bài tựa tập thơ đi sứ Mai Lĩnh sứ
hoa thi tập 梅嶺使華詩集. Việt Nam văn học sử yếu cũng không nói rõ số quyển,
số bài trong từng tập của Ngôn chí thi tập.
Năm 1962 sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Nxb Văn hóa, tập 2, ghi:
“Ông có để lại nhiều thơ chữ Hán gồm lại trong Phùng công thi tập và một tập thơ
quốc âm (Nôm) là Ngư phủ nhập đào nguyên truyện. Tiếc rằng tập thơ quốc âm
hiện nay chƣa tìm ra” [37, 514]. Nhƣ vậy, tới năm 1962 các học giả vẫn thống
nhất cách gọi theo LTHCLC là Phùng công thi tập 馮公詩集, tuy nhiên nhóm tác

giả sách Hợp tuyển cũng không ghi rõ đặc điểm, cấu trúc cũng nhƣ số quyển, số
bài của Phùng công thi tập 馮公詩集. Cứ theo cách giới thiệu của Hợp tuyển thì
lúc này toàn bộ thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan đều nằm trong Phùng công
thi tập 馮公詩集, không phân chia thơ Ngôn chí hay thơ sứ trình.
Năm 1971 trong sách Lược truyện các tác gia Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, nhà thƣ mục học Trần Văn Giáp liệt kê tác phẩm của Phùng Khắc Khoan gồm
những sách sau: “Sứ hoa bút thủ trạch thi, Ngôn chí thi, Tư thiên gia truyền chú?
Nghị Trai thi tập, Mai lĩnh sứ Hoa tùng vịnh, Phùng Khắc Khoan thi tập, Lục
nhâm quốc ngữ binh thư yếu lược, An Nam sứ thần vạn thọ thánh tiết khánh hạ thi
tập” [24].
Ở những kê cứu này của học giả Trần Văn Giáp, nhiều sách vốn chỉ sai
lệch về tên gọi còn nội dung trùng nhau. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên tên gọi thi
tập Ngôn chí thi giống với cách gọi xuất hiện trong TVTL, đồng thời giống với tên
gọi Phùng Khắc Khoan dùng trong bài tựa do chính tay ông viết. Trần Văn Giáp
cũng tách riêng thơ ngôn chí và thơ sứ trình.
Năm 1979 trong Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam, (từ thế kỉ XI đến
giữa thế kỉ XVIII) do Bùi Văn Nguyên biên soạn, chú thích, giới thiệu, tập 2, Nxb


13
Giáo dục, ở phần chú thích về tác giả, sách không nói rõ ông có những tập nào,
chỉ ghi chung chung:“Ông (Phùng Khắc Khoan - tác giả luận án chú thích) còn để
lại mấy tập thơ chữ Hán và bài Lâm tuyền vãn, tức Đào nguyên hành bằng quốc
âm” [77, 291]. Tuy vậy, trong chú thích phần tuyển thơ 3 bài liền nhau lại ghi tên
ba tập thơ khác nhau: Đáp Triều tiên quốc sứ Lí Toái Quang trích Mai Lĩnh sứ
hoa thi tập [77, 290]. (Chú thích số 1 trang 292): Bài Thương loạn - “mấy bài từ
đây trở xuống trích từ Phùng công thi tập” [77, 292]. (Chú thích số 1 trang 293):
Bạng - “Bài này chúng tôi trích trong tập thơ Ngôn chí của Phùng Khắc Khoan”
[77, 293]. Nhƣ vậy chúng ta có thể hiểu nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên công
nhận Phùng Khắc Khoan có ít nhất 3 tập thơ khác nhau: Mai Lĩnh sứ hoa thi tập

梅嶺使華詩集, Phùng công thi tập 馮公詩集, Ngôn chí 言志 và do đó Ngôn chí
言志 và Phùng công thi tập 馮公詩集 đƣợc xem là hai tập thơ riêng biệt. Cách
gọi Phùng công thi tập 馮公詩集 trùng với tên gọi mà Phan Huy Chú sử dụng,
Ngôn chí 言志 trùng với cách gọi của Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, sách này cũng
cũng không cho chúng ta thêm thông tin gì về văn bản đƣợc sử dụng hay số
quyển, số bài thuộc Ngôn chí 言志.
Năm 1985, nhà nghiên cứu Trần Lê Sáng ra mắt chuyên luận Phùng Khắc
Khoan cuộc đời và thơ văn. Đây là chuyên luận độc lập đầu tiên về tác giả Phùng
Khắc Khoan. Trần Lê Sáng giới thiệu văn bản VHv.1442 là bản NCTT tốt nhất.
VHv.1442 xếp chung thơ đi sứ (Mai Lĩnh sứ hoa thi tập) vào thành phần 2 của
NCTT: “Ngôn chí thi tập có 2 phần, phần 1 là Ngôn chí thi phần thứ 2 là Sứ Hoa
thi”. Phần Ngôn chí thi chia làm 2 quyển, quyển 1, 40 bài; quyển 2, 103 bài. Ông
kết luận thơ Ngôn chí gồm 143 bài [91, 167]. Nhƣ vậy cho tới thời điểm này (năm
1985) tên NCTT chính thức đƣợc sử dụng, tuy nhiên phần nội dung tác phẩm vẫn
đƣợc giới nghiên cứu xếp chung với thơ sứ trình. Phần thơ Ngôn chí thƣờng đƣợc
thống nhất là 2 quyển, nhƣng số lƣợng các bài không thống nhất.
Năm 2000 - 2001 có lẽ là khoảng thời gian những nghiên cứu về phƣơng
diện văn bản của Ngôn chí thi tập 言志詩集 nói riêng và trƣớc tác của Phùng
Khắc Khoan nói chung đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất, với những đóng góp vô
cùng quan trọng của nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân. Trong sách Trạng Bùng Phùng
Khắc Khoan tác gia - tác phẩm, học giả Bùi Duy Tân lần đâu tiên giới thiệu văn
bản VHv.1951 chép 5 quyển NCTT với khoảng 260 đơn vị tác phẩm. Phát hiện


14
này của ông có thể nói là một thành tựu vô cùng quan trọng, góp phần thay đổi
diện mạo các nghiên cứu về văn bản cũng nhƣ giá trị văn học của sáng tác thơ ca
1

Phùng Khắc Khoan . Từ đó, Bùi Duy Tân phác thảo lại tƣơng đối mạch lạc diện

mạo sáng tác văn học của Phùng Khắc Khoan nói chung và NCTT nói riêng, đƣa
sáng tác thơ chữ Hán của Trạng Bùng về đúng 4 tập nhƣ sơ khai là Ngôn chí, Sứ
hoa, Đa thức tập, Huấn đồng thi tập. NCTT đƣợc công bố với 5 quyển, khoảng
260 bài thay vì 2 quyển hơn 100 bài ban đầu [103].
Những phát hiện này sau đó đƣợc đăng tải lại trong bài báo
Lược khảo văn bản tác phẩm Hán Nôm của Phùng Khắc Khoan, Tạp chí Hán
Nôm số 3(48) [104]. Năm 2001 khi tái bản lần thứ 5 cuốn Lịch sử văn học Việt
Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX do nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Bùi Duy
Tân, Mai Cao Chƣơng, Nguyễn Lộc biên soạn đƣợc Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp xuất bản từ năm 1979 trở về trƣớc, phần viết về tác giả Phùng
Khắc Khoan đƣợc sửa chữa, bổ sung thông tin mới trên [39].
Năm 2007, những nghiên cứu của Bùi Duy Tân về Phùng Khắc Khoan
đƣợc tổng hợp lại trong cuốn Thơ văn Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (khảo cứu
- biên soạn - dịch chú), Nxb Đại học Quốc gia [106]. Về cơ bản, nội dung cuốn
này kế thừa cuốn Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tác giả - tác phẩm in năm 2001.
Nhƣ vậy cho tới trƣớc khi những nghiên cứu của học giả Bùi Duy Tân
đƣợc công bố, văn bản các sáng tác của Phùng Khắc Khoan nói chung và NCTT
nói riêng vẫn tồn tại tƣơng đối lộn xộn với nhiều tên gọi không thống nhất, cùng
một thƣ tịch nhƣng lại bị quy thành nhiều và ngƣợc lại. Có thể nói, cho tới nay,
Bùi Duy Tân là nhà nghiên cứu có nhiều thành tựu nhất trong nghiên cứu cuộc
đời, sự nghiệp sáng tác, văn bản và nội dung tƣ tƣởng văn học của Phùng Khắc
Khoan. Đối với riêng NCTT, Bùi Duy Tân là ngƣời đầu tiên khẳng định lại tên gọi
của tác phẩm theo đúng tên ban đầu do tác giả đặt - có ghi rõ trong bài tựa NCTT chấm dứt tình trạng thiếu thống nhất của văn bản qua nhiều thế kỷ. Ông đồng thời
cũng phân tách NCTT và Mai Lĩnh sứ hoa thi tập 梅嶺使華詩集 thành 2 tập thơ
độc lập, tái định danh các thi tập của Phùng Khắc Khoan (Ngôn chí thi tập 言志詩
集, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập 梅嶺使華詩集, Huấn đồng thi tập 訓童詩集, Đa thức
1

VHv.1951 đƣợc lƣu trữ tại kho sách của Viện Hán Nôm nhƣng trong cuốn Di sản Hán Nôm Việt Nam thư


mục đề ghi nhầm thành VHv.1591, đây vốn là kí hiệu của cuốn Cổ văn hợp tuyển. Nhầm lẫn này cản trở


15
tập 多識集), cách phân chia này tƣơng đồng với nhà bác học Lê Quý Đôn - ngƣời
gần Phùng Khắc Khoan nhất về niên đại – đã giới thiệu trong TVTL [133, 1a]. Tuy
nhiên, do đặc điểm các công trình của Bùi Duy Tân đều mang tính chất lƣợc khảo,
“không đặt vấn đề khảo cứu từng văn bản, chỉ lược khảo để có cái nhìn tương đối
về số lượng tác phẩm [106, 450] nên ông còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề đặc biệt là công
tác khảo cứu chi tiết đối với từng văn bản. Công tác hiệu khám, chỉnh lí văn bản
cũng chƣa đƣợc thực hiện. Bùi Duy Tân đề xuất thiện bản NCTT là văn bản
VHv.1951 và VHv.1442, nhƣng chƣa hoàn thiện các bƣớc cần yếu để hai văn bản
này có thể thực sự trở thành thiện bản.
Ngoài ra, trong những công trình của Bùi Duy Tân vẫn còn nhiều đơn vị
tác phẩm còn ở dạng tồn nghi, chƣa thể khẳng định đúng là của Phùng Khắc
Khoan hay không. Cụ thể, bài Bạng chỉ xuất hiện ở văn bản A.555 một trong các
văn bản có chất lƣợng sao chép khá thấp, các bài Đề ngư tiều đồ nhị thủ 題魚樵圖
二首 kỳ nhất, Nhàn trung ngẫu hứng tứ thủ 閑中偶興四首 kỳ nhị, kỳ tứ; chùm 2
bài thuộc La sơn thập vịnh 羅山十咏, kỳ nhất, kỳ lục, Đinh Dậu phụng sứ thuật
hoài 丁酉奉使述懷, Sinh niên tự thuật 生年自述, không xuất hiện trong các văn
bản chép NCTT hiện tồn. Nhóm tác giả biên soạn cũng không chú thích nguồn
gốc, không đƣa ra căn cứ mà chỉ xếp những bài thơ này vào NCTT [103]. Thiết
nghĩ, để khẳng định những đơn vị tác phẩm này có đúng là của Phùng Khắc
Khoan không hoặc có thuộc NCTT không thì phải thêm bằng cứ, luận án sẽ trở lại
vấn đề này ở mục 2.1.
Năm 2007, Luận văn thạc sĩ Chữ Hán trong Ngôn chi thi tập của Phùng
Khắc Khoan [55] đã mô tả khái quát tồn bản của NCTT, tuy nhiên luận văn chƣa
lập đƣợc sơ đồ truyền bản cũng nhƣ chƣa thực sự xây dựng đƣợc thiện bản. Luận
văn khi đó mới dừng ở việc lựa chọn một bản (VHv.1951) làm bản nền để tiến
hành khảo sát.

Năm 2012 trong phụ lục cuốn sách dày 1462 trang kỉ niệm 500 năm ngày
sinh Phùng Khắc Khoan các tác giả đƣa ra bảng danh sách các kí hiệu thƣ tịch sao
chép thơ văn Phùng Khắc Khoan trong đó có Ngôn chí hiện đang lƣu trữ tại kho
sách của Viện Hán Nôm bao gồm: VHv.1951, VHv.1442, A.1364, A.555, A.431;
VHv.2163 (Danh gia thi tập); A.132 (Toàn việt thi lục); VHb.264. Phần liệt kê
công tác khảo cứu văn bản dẫn tới sai sót trong thống kê số lƣợng tác phẩm thuộc NCTT [75, 592].


16
này chƣa đầy đủ bản hiện tồn có chép NCTT, cụ thể thiếu bản R7 hiện lƣu trữ tại
thƣ viện Quốc gia [29, 1442].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sử dụng chữ Hán trong Ngôn chí thi tập

Nhƣ trên đã nói, NCTT là một tập thơ đƣợc đánh giá là thành công nhất
của Phùng Khắc Khoan. Tuy nhiên, cho tới nay, chƣa có một chuyên luận nào
nghiên cứu sâu về các vấn đề ngôn ngữ, văn tự,… của thi tập này nhƣ một đối
tƣợng độc lập mà phần lớn chỉ đƣợc trích dẫn trong những nghiên cứu chung về
tác giả và sự nghiệp sáng tác của Phùng Khắc Khoan.
Trong giáo trình Văn học Việt Nam (thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII) [38],
nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân dành một chƣơng để giới thiệu về Phùng Khắc
Khoan nhƣ một tác giả tiêu biểu của giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ
XVIII. Đúng nhƣ tên chƣơng, Phùng Khắc Khoan (1528-1613) một nhân cách
“không chịu nổi chìm theo thế nhân” chƣơng này chủ yếu viết về con ngƣời, khí
tiết, ý chí của tác giả.
Phần viết về thơ Ngôn chí, tác giả giáo trình nhấn mạnh các đặc điểm nhƣ:
Trạng Bùng “chí ở hành đạo”, “quán xuyến toàn bộ thơ văn ông là một nhân cách
hồn hậu, cứng rắn, lão thực, là một ý chí phấn đấu không mệt mỏi để thực hiện lí
tƣởng “trí quân trạch dân” của kẻ sĩ đại phu thời loạn” [38, 464]. Từ nhận xét bao
quát này, Bùi Duy Tân đi vào những biểu hiện chi tiết trong Ngôn chí nhƣ chí học
hành, chí hành đạo, hoài bão lớn lao, niềm tin vào đại sự. Phần ngôn ngữ hay đặc

điểm cách sử dụng văn tự của tác phẩm chƣa đƣợc nhắc tới mà chỉ manh nha một
chút về khí chất giọng điệu thơ: “thơ ông … có nội dung lạc quan, có khí sắc, gân
guốc”, “thơ Phùng Khắc Khoan không phải là loại thơ khô khan, đơn điệu, mặc
dầu mang tính chất đạo lí, mặc dầu cái đạo mạo, cái mực thƣớc của nhà nho đôi
khi đã làm mất đi phần nào chất tƣơi trẻ, phóng khoáng rất cần thiết trong thơ”
[38, 472].
Chuyên luận đáng chú ý về cuộc đời và sáng tác Phùng Khắc Khoan là của
tác giả Trần Lê Sáng. Về đặc điểm thơ văn Phùng Khắc Khoan, Trần Lê Sáng
nhận định: “…thơ văn Phùng Khắc Khoan không mang tính kinh viện nặng nề mà
có nét hồn nhiên, dí dỏm của cá tính ông…” [91, 195]. Tuy nhiên, tác giả Trần Lê
Sáng cũng chỉ dựa vào một số trƣờng hợp đơn lẻ mà không căn cứ trên cơ sở
thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp đặc điểm cách sử dụng ngôn ngữ văn tự


17
trong thơ Phùng Khắc Khoan do đó khẳng định trên mới chỉ dừng ở cảm nhận cá
nhân ngƣời viết chứ chƣa thực sự có luận cứ thuyết phục.
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tác gia tác phẩm do Bùi Duy Tân làm chủ
biên là chuyên luận thành công thứ hai về Phùng Khắc Khoan [103], cuốn này sau
đƣợc kế thừa và phát triển trong sách Thơ văn Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan
(khảo cứu - biên soạn - dịch chú) [106].
Không viết riêng về NCTT nhƣng tác giả có phần nói riêng về thơ ngôn chí
trong toàn bộ sáng tác của Phùng Khắc Khoan. Mặc dù vậy, toàn bộ dẫn chứng
đều đƣợc chọn dẫn trong NCTT. Nhà nghiên cứu chủ yếu khai thác ở 2 khía cạnh:
thứ nhất là chí khí nam nhi - nhập thế - an nguy trị loạn. Ông tổng kết “từ những
bài thơ đầu tay lúc đầu xanh tuổi trẻ, đến những bài viết khi tóc bạc, mắt hoa, bao
giờ cũng bày tỏ chí khí, bộc lộ can trƣờng, an nguy, trị loạn, dựng lại kỉ cƣơng,
vãn hồi đạo nghĩa” [106, 46]. Khía cạnh thứ hai là Danh nho - thi sĩ, văn chương
lo nước - thương đời tác giả cuốn sách khẳng định: “với tất cả điển chế, quy phạm
của quan niệm văn chƣơng nhà Nho, Phùng Khắc Khoan vì “đƣa thơ nhập cuộc”,

nên đã có những nhận thức đúng về thơ ca, góp phần xây dựng quan niệm văn học
dân tộc” [106, 48]. Thực ra hai khía cạnh nói trên trong thơ Phùng Khắc Khoan
tƣơng đối thống nhất. Vì có tinh thần nhập thế, an nguy trị loạn nên mới thể hiện
thành văn chƣơng lo nƣớc, thƣơng đời. Cả hai cuốn sách trên tập trung giới thiệu,
trích tuyển thơ văn Phùng Khắc Khoan, phần nghiên cứu nhấn mạnh nhiều vào
nội dung tƣ tƣởng, cách thức sử dụng ngôn ngữ văn tự của tác giả vẫn chƣa đƣợc
quan tâm.
Ngoài ra, hai cuốn Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (thân thế, sự nghiệp và
trích tuyển thơ văn) của Bùi Duy Tân và Ngọc Liễn [100], Làng Bùng Trạng Bùng
của Trần Duy Khƣơng và Phùng Khắc Đồng [41] cũng đều là các sách mang tính
tổng hợp về cuộc đời, sự nghiệp, quê hƣơng, thời đại của Phùng Khắc Khoan.
Những công trình này dành một phần đáng kể trích tuyển thơ văn Trạng Bùng
nhƣng phần nghiên cứu riêng về NCTT và đặc điểm cách sử dụng ngôn ngữ văn tự
của tác giả lại không đƣợc đề cập tới.
Số lƣợng các bài viết riêng lẻ về Phùng Khắc Khoan nói riêng tƣơng đối
phong phú. Bài viết sớm nhất về Trạng Bùng có lẽ của Quang Khánh - Chí hướng
và hành vi Trạng Bùng - Văn hoá nguyệt san số 1, năm 1952 [40]. Các bài viết
khác chủ yếu tập trung ở 2 hội thảo về danh nhân Phùng Khắc Khoan đƣợc tổ


18
chức năm 1993 và 2012. Những bài viết có giá trị đều đƣợc tổng hợp lại trong
sách Phùng Khắc Khoan - hợp tuyển thơ văn của Hội nhà văn [29]: Phùng Khắc
Khoan, thời đại và cuộc đời (Nguyễn Vinh Phúc); Trạng Bùng (1528-1613) và
đạo giáo dân gian Việt Nam trong bối cảnh lịch sử xã hội đại việt thế kỉ XVI -Thế
kỉ XVII (Trần Quốc Vƣợng); Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan với vấn đề “chọn
đường” của người trí thức Việt Nam ở thế kỉ XVI (Nguyễn Minh Tƣờng); Phùng
Khắc Khoan - một tài năng một nhân cách Việt Nam cao quý (Phan Khanh);
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, danh nhân, thi sĩ văn chương, nhân cách để đời
(Bùi Duy Tân); Về sự nghiệp ngoại giao của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan

(Trần Lê Sáng); Thể chế chính trị đầu thời Lê Trung Hưng và vị trí của Phùng
Khắc Khoan (Trần Thị Vinh); Phùng Khắc Khoan một tài năng, một nhân cách
cao quý (Phan Khanh); Phùng Khắc Khoan qua góc nhìn của người dân trong
truyền thuyết dân gian (Nguyễn Hữu Thức); Đời và thơ Phùng Khắc Khoan trong
bối cảnh văn hóa Đại Việt thế kỉ XVI - Đầu thế kỉ XVII (Trần Hữu Sơn) [29].
Nhƣ đã đề cập ở trên, nhóm bài viết này chủ yếu nghiên cứu về cuộc đời,
sự nghiệp, tƣ tƣởng, hành trạng của Phùng Khắc Khoan mà ít nói tới giá trị văn
học càng không đề cập tới đặc điểm cách sử dụng ngôn ngữ, văn tự của tác giả.
Năm 2004, khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Văn học của sinh viên
Phùng Minh Hiếu, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn làm theo hƣớng
khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan. Tên đề tài là Khảo sát ngôn ngữ thơ
Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập. Tác giả lựa chọn 88 bài
thơ thuộc NCTT mà học giả Bùi Duy Tân tuyển chọn trong sách Trạng Bùng
Phùng Khắc Khoan - tác giả tác phẩm [103] đã đề cập ở trên. Không đi vào tìm
hiểu cấu trúc ngữ pháp hay cách dùng từ, tác giả khóa luận quan tâm tới thông tin
về tần số sử dụng, độ phong phú từ vựng, số lƣợng điển tích, điển cố, qua đó đánh
giá giá trị phong cách ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan nói chung và NCTT nói
riêng. Có thể nói khóa luận này là công trình đầu tiên khảo sát chi tiết ngôn ngữ
thơ Phùng Khắc Khoan. Tuy nhiên ở đây tác giả không thực hiện các thao tác văn
bản học mà chỉ dựa trên 88 bài thơ đƣợc học giả Bùi Duy Tân tuyển chọn giới
thiệu. Nhƣ đã nói ở trên, do tính chất công trình của Bùi Duy Tân là khảo lƣợc
nên chƣa đi sâu vào công tác hiệu khám văn bản. Lựa chọn một văn bản chƣa
đƣợc chỉnh lí chi tiết để nghiên cứu ngôn ngữ văn tự khiến cho tính thuyết phục
của công trình sẽ giảm đi. Ngoài ra, ngay trong sách này, tồn tại gần 10 đơn vị tác


19
phẩm còn ở dạng tồn nghi, chƣa thể khẳng định là có thuộc NCTT hay không, do
đó những kết luận đƣa ra có lẽ cần phải thận trọng. Hơn nữa tác giả khóa luận
cũng khẳng định “không đi vào cấu trúc ngữ pháp hay cách dùng từ” chỉ quan tâm

tới “thông tin về tần số sử dụng” theo luận án là chƣa đủ cơ sở để đánh giá giá trị
phong cách ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan nói chung và NCTT nói riêng [28].
Năm 2007, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm đề tài Chữ Hán trong
Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan đã khảo sát 2 phƣơng diện lớn của ngôn
ngữ trong NCTT, thứ nhất là về mặt âm đọc Hán Việt của văn tự, thứ 2 là tần số sử
dụng văn tự trong 231 tác phẩm thuộc NCTT từ đó tìm hiểu những nét nổi bật về
nội dung tƣ tƣởng cụ thể là quan niệm về thiên mệnh, về thời gian, về con ngƣời
cá nhân[55]. Mặc dù vậy, công trình này cũng chƣa có điều kiện khảo sát chi tiết
văn bản, văn bản đƣợc lựa chọn mới dừng lại ở những đánh giá ban đầu mà chƣa
trải qua quá trình hiệu khám. Về đặc điểm cách sử dụng chữ Hán, cách khai thác
vấn đề của luận văn còn đơn giản, do chủ yếu khai thác ở phƣơng diện cảm thụ
văn học nên nhiều nhận định đến nay không còn phù hợp.
Tổng kết lại tình hình nghiên cứu văn bản và ngôn ngữ trong NCTT một số
khoảng trống sau còn chƣa đƣợc khai thác:
Về văn bản: Văn bản hiện tồn của NCTT chƣa đƣợc khảo sát chi tiết. Chƣa
có công trình nào đánh giá mối quan hệ giữa các văn bản hiện tồn hoặc chỉ ra tỉ lệ
và số lƣợng dị văn giữa các chúng. Tồn bản NCTT cũng chƣa đƣợc dựng sơ đồ
truyền bản. Những nghiên cứu văn bản học đã có mới dừng lại ở việc xác định bản
nền, chƣa xây dựng đƣợc thiện bản ngõ hầu làm căn cứ cho các nghiên cứu Ngữ
văn học về sau.
Về đặc điểm sử dụng chữ Hán trong NCTT: chủ yếu đƣợc tiếp cận nhƣ là
một phần quan trọng trong sáng tác thơ ca Phùng Khắc Khoan, NCTT đã đƣợc
đánh giá về phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng. Hƣớng nghiên cứu đặc điểm cách sử
dụng ngôn ngữ văn tự trong thi tập này tuy đã đƣợc lƣu ý một chút nhƣng đều
chƣa triệt để.
Dựa trên thực tế này, kế thừa thành tựu của những ngƣời đi trƣớc, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ Hán
trong Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan với hi vọng công trình của mình
góp phần xác lập thiện bản cho NCTT và nghiên cứu, đánh giá đặc điểm sáng tác
của Phùng Khắc Khoan một cách toàn diện hơn.



20
Phần giới thuyết về các khái niệm đƣợc sử dụng trong luận án dƣới đây là
cơ sở lí thuyết của các phƣơng pháp đƣợc áp dụng để triển khai đề tài, nhằm giải
quyết những khoảng trống trong nghiên cứu nói trên.
1.2. Giới thuyết khái niệm thuộc cơ sở lí luận của luận án
1.2.1. Bản nền
Bản nền (Để bản 底本) là thuật ngữ chuyên dùng trong công tác nghiên
cứu văn bản học. Lựa chọn bản nền rất quan trọng, nó ảnh hƣởng lớn tới công tác
nghiên cứu văn bản và giá trị sử dụng của văn bản khi đƣợc công bố. Lựa chọn sai
bản nền dẫn tới phải hiệu khám nhiều, dùng nhiều hiệu khám kí, văn bản khi đƣợc
công bố gây bất tiện cho ngƣời sử dụng.
Hoàng Vĩnh Niên trong sách Cổ tịch chỉnh lí khái luận cũng cho rằng: Lựa
chọn bản nền không phải là một phƣơng pháp chỉnh lí thƣ tịch mà chỉ là một bƣớc
nhƣng nó là bƣớc trọng yếu, có tính chất quyết định. Thƣ tịch cổ dù là đƣợc chỉnh
lí theo phƣơng pháp nào thì vẫn cần phải chọn đƣợc một bản nền tốt [201]. Ông
không nói rõ tiêu chí lựa chọn bản nền, chỉ phát biểu “cố hết sức tuyển bản tốt làm
bản nền”1 [201, 12] còn nhƣ thế nào là “tốt” và các tiêu chuẩn để một bản đƣợc
gọi là “bản tốt” thì tác giả không trình bày rõ ràng.
Nhà nghiên cứu thƣ tịch học Trung Quốc Quản Tích Hoa cho rằng một văn
bản đƣợc gọi là bản nền khi bản đó phải “gần với bản gốc nhất”. Bản nền có thế là
bản “cổ nhất” trong các bản hiện tồn, bởi vì bản cổ nhất có thể tiếp cận gần nhất
với bản lai diện mục của bản gốc. Nếu nhƣ bản cổ nhất bị tàn khuyết thì phải lấy
một “bản khác gần với bản lai diện mục”, “bản gốc nhất” trong số còn lại, không
bị tàn khuyết để bổ sung [207, 4].
Ở Việt Nam, giới nghiên cứu Hán Nôm còn sử dụng khái niệm “bản trục”,
“bản cơ sở” để gọi bản nền. Nhà nghiên cứu Trịnh Khắc Mạnh đƣa ra nhiều lựa
chọn cho ngƣời chỉnh lí thƣ tịch và kết luận “tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể,
ngƣời khảo cứu văn bản có nhiều dị bản sẽ đƣa ra phƣơng pháp tối ƣu về việc

chọn bản cơ sở (bản nền) để tiến hành so sánh đối chiếu” [70, 32].
Nhìn chung các nhà thƣ tịch học đều đồng quan điểm bản nền là “bản tốt
nhất”, “bản đầy đủ nhất” và “gần với bản lai diện mục” của bản gốc nhất, một số
cho rằng “bản cổ nhất” chính là bản gần với bản lai diện mục của bản gốc nhất.
1

Nguyên văn: 尽量选优作为底本 Tận lượng tuyển vưu tác vi để bản [201, 12].


21
Tuy nhiên, đối với văn bản viết tay, sự khuyết thiếu thông tin sao chép là
rất phổ biến, rất khó xác định đâu là bản cổ nhất hay gần với bản lai diện mục của
bản gốc nhất. Lựa chọn theo tiêu chí bản “tốt nhất” cũng rất dễ rơi vào chủ quan
phiến diện. Văn bản NCTT hiện tại đƣợc biết tới với 9 bản chép tay, những thông
tin sao chép không đủ để xây dựng sơ đồ truyền bản, chúng tôi vận dụng lí thuyết
Tân phả hệ văn bản trong Phê bình văn bản phƣơng Tây để thực hiện thao tác này.
Thông qua sơ đồ phả hệ, bản nền sẽ đƣợc lựa chọn dựa trên số liệu khách quan,
bằng phƣơng pháp khoa học. Đó sẽ là bản đầy đủ nhất và gần với bản lai diện mục
của bản gốc nhất.
1.2.2. Thiện bản
Khái niệm Thiện bản 善版 thay đổi theo thời gian. Theo nhà nghiên cứu
thƣ tịch học Trung Hoa Đổng Hồng Lợi, thời Hán thiện bản chỉ dùng để chỉ văn
hiến, sách vở, nhƣng chƣa nói rõ tiêu chuẩn nhƣ thế nào thì đƣợc gọi là “thiện
bản”. Thời Đƣờng trở về trƣớc, kỹ thuật in khắc chƣa phát triển, sách vở khan
hiếm, ngƣời có sách đều gìn giữ cẩn thận chú thích tỉ mỉ, do đó sách thời này đều
đƣợc xem là thiện bản. Đến thời Tống, sách in ra không phải tất cả đều là thiện
bản, chỉ các bản đƣợc “hiệu khám tỉ mỉ mới đƣợc coi là thiện bản” [199,55]. Thời
Minh, do thiên tai nhân họa, Tống bản cũng bị thất tán, lúc này “vật hiếm trở
thành quý”, Tống bản, thậm chí là Nguyên bản cũng đƣợc các tàng thƣ gia thu
nhận khiến cho khái niệm thiện bản bị hỗn loạn. Thời Thanh hiệu thù học và các

ngành liên quan tới chỉnh lí thƣ tịch phát triển, khái niệm thiện bản cũng đƣợc
khái quát lại. Học giả đời Thanh Trƣơng Chi Đỗng trong Du hiên ngữ, ngữ học đệ
nhị, thông luận độc thư: “Thiện bản có 3 nghĩa: một là bản đầy đủ (không khuyết
quyển, không mất sách), hai là tinh bản (một là tinh hiệu, hai là tinh chú), ba là
cựu bản (một là cựu khắc, hai là cựu sao)” [199, 56].
Các nhà thƣ tịch học hiện đại của Trung Quốc cũng có nhiều quan niệm
khác nhau về thiện bản.
Tào Thuận Khánh phê phán quan niệm của Trƣơng Chi Đỗng, ông cho
rằng: khái niệm của ngƣời xƣa về thiện bản vừa không khoa học vừa không
nghiêm cẩn bởi vì khái niệm “cựu” vốn rất mơ hồ, có những thứ hôm nay là mới
nhƣng sau này là cũ [194, 313]. Ông cho rằng thiện bản phải đảm bảo 3 tiêu
chuẩn: thứ nhất phải tiếp cận với diện mạo của nguyên bản (nguyên mạo), thứ hai
có nội dung hoàn chỉnh, thứ ba đƣợc hiệu khám cẩn thận hoặc đƣợc học giả bình


×