Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.38 KB, 2 trang )
Sau đây là một số dạng đề thi tự luận thường gặp
trong kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT.
Dạng 1 : Yêu cầu HS tóm tắt một văn bản đã học nào đó, ví dụ : Hãy tóm tắt truyện ngắn Làng của
Kim Lân (hoặc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long).
Dạng 2 : Nêu hệ thống nhân vật, đề tài, chủ đề của một tác phẩm nào đó. Chẳng hạn: Tác phẩm
Lão Hạc của Nam Cao có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai? Hoặc: tác phẩm Những ngôi
sao xa xôi của Lê Minh Khuê viết về vấn đề gì ? Chủ đề của tác phẩm này là gì ?
Dạng 3 : Thuyết minh về một tác phẩm, tác giả, một thể loại văn học. Chẳng hạn: Hãy giới thiệu
những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du; hoặc hãy giới thiệu đặc điểm
của thể thơ lục bát...
Dạng 4 : Viết một văn bản hành chính công vụ đã học. Chẳng hạn: Hãy viết một văn bản tường
trình (hoặc Thông báo, Đơn từ, Lời chúc mừng, Điện chia buồn, Biên bản, Kiến nghị...) về một vấn
đề nào đó.
Dạng 5 : Yêu cầu chép chính xác một đoạn thơ của một tác phẩm đã học. Chẳng hạn: Chép đúng
khổ mở đầu và khổ kết thúc bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Dạng 6 : Đảo lộn các sự việc của một tác phẩm nào đó và yêu cầu sắp xếp lại một số sự việc cho
đúng thứ tự của văn bản. Chẳng hạn hãy sắp xếp các sự việc sau đây cho đúng trình tự cốt truyện
tác phẩm Người con gái Nam Xương.
Dạng 7 : Thống kê tên các tác phẩm viết về cùng một đề tài hoặc cùng một giai đoạn, một bộ phận
văn học nào đó đã học. Ví dụ: Hãy kể tên các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương
trình THCS. Hoặc hãy kể tên một số bài thơ Đường và một số bài thơ viết theo thể đường luật đã
học.
Bảy dạng nói trên thường có số điểm không cao (chiếm từ 1 điểm đến 3 điểm, tùy vào số lượng
câu trong từng bài kiểm tra).
Ngoài bảy dạng nêu trên, các dạng đề sau đây thường có số điểm cao và khó hơn đối với học sinh
khi viết bài.
Dạng 8 : Phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học. Chẳng hạn: Phân tích đoạn
thơ sau đây: (trích một đoạn thơ từ 4 đến 8 câu thơ); hoặc phân tích vẻ đẹp của bài thơ sau đây
(nêu tên bài thơ hoặc cho văn bản bài thơ kèm theo).
Dạng 9 : Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật, một tác phẩm văn học. Chẳng hạn: Cảm nghĩ sau
khi đọc bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy; Phát biểu những suy nghĩ của mình về nhân vật ông