Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Lập luận trong văn chính luận qua một số tác phẩm trung đại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.5 KB, 133 trang )

LẬP LUẬN TRONG VĂN CHÍNH LUẬN QUA MỘT SỐ TÁC
PHẨM TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Đỗ Việt Hùng
Ngƣời thực hiện: Lƣu Thị Họa
Lớp: k25
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt/kí hiệu

Cụm từ đầy đủ



Luận điểm

Lc

Luận cứ

SĐV

Số đoạn văn


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 2
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2


3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 3
8. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 4
9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .. 5
1.1. Lập luận .................................................................................................... 5
1.1.1. Lập luận trong Logic học ..................................................................... 5
1.1.2. Lập luận trong các sách giáo khoa về văn nghị luận ......................... 6
1.1.3. Lập luận trong Ngữ dụng học .......................................................... 8
1.2. Văn chính luận và lập luận trong văn chính luận ............................... 11
1.2.1. Văn chính luận..................................................................................... 11
1.2.2. Lập luận trong văn chính luận........................................................... 13
1.3. Một số bài văn chính luận Trung đại Việt Nam.................................. 14
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 16
CHƢƠNG 2.KHẢO SÁT HÌNH THỨC LẬP LUẬNTRONG MỘT SỐ
BÀI VĂNCHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ................................. 17
2.1. Các dạng thức trình bày văn bản và phƣơng thức lập luận trong một
số tác phẩm văn chính luận Trung đại Việt Nam ...................................... 17
2.1.1. Kết cấu, bố cục một số bài văn chính luận Trung đại Việt Nam .... 17


2.1.2. Phƣơng thức lập luận trong một số tác phẩm văn chính luận Trung
đại Việt Nam .................................................................................................. 23
2.2. Cách tổ chức hệ thống lập luận trong một số tác phẩm Văn chính
luận Trung đại Việt Nam.............................................................................. 30
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 41
Chƣơng 3.VAI TRÒ CỦA LẬP LUẬN ĐỐI VỚI TÍNH HÙNG BIỆN

TRONG MỘT SỐ BÀI VĂN CHÍNH LUẬNTRUNG ĐẠI VIỆT NAM 43
3.1. Vai trò của lập luận đối với tính logic và khúc chiết trong một số bài
văn chính luận Trung đại Việt Nam ............................................................ 43
3.1.1. Vai trò của lập luận đối với tính logic trong một số bài văn chính
luận Trung đại Việt Nam.............................................................................. 43
3.1.2. Vai trò của lập luận đối với tính khúc chiết trong một số bài văn
chính luận Trung đại Việt Nam ................................................................... 55
3.2. Vai trò của lập luận đối với tính thuyết phục trong một số bài văn
chính luận Trung đại Việt Nam ................................................................... 57
3.2.1. Vai trò của các thủ pháp lập luận đối với tính thuyết phục trong
một số bài văn chính luận Trung đại Việt Nam ......................................... 57
3.2.2. Chiến lƣợc đánh vào tâm lí của đối phƣơng trong lập luận đối với
tính thuyết phục trong một số bài văn chính luận Trung đại Việt Nam . 67
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
NGỮ LIỆU ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trên thế giới, lập luận không phải là vấn đề mới. Ngay thời Hi Lạp, khi bàn
về nghệ thuật hùng biện, lập luận đã được đề cập. Tuy nhiên, lúc này, lập luận vẫn
giới hạn ở phạm vi logic học (luận lí học). Cũng như vậy, khi nói đến văn nghị luận,
trong nhà trường đã giảng dạy về các cách thức lập luận như diễn dịch, quy
nạp…Tuy nhiên phải đến khi có sự xuất hiện của Ngữ dụng học thì lập luận của
phát ngôn mới trở thành đối tượng của Ngôn ngữ học. Trong văn chính luận, lập
luận được phát huy cao nhất, đặc trưng của nó được thể hiện rõ nhất.
Trong lịch sử Văn học Việt Nam, các nhà văn thời Trung đại đã để lại một

khối lượng tác phẩm văn chính luận lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Văn chính
luận Trung đại Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, các
nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tìm hiểu tính chất lịch sử, chính luận, chiến
đấu mà hầu như chưa chú trọng đến vấn đề lập luận trong văn chính luận Trung đại.
Trong lịch sử văn học Trung đại Việt Nam, nhiều nhà văn chính luận đã xuất
hiện, trong đó có Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm là hai nhà văn chính luận kiệt xuất.
Một số tác phẩm văn chính luận Trung đại Việt Nam đã được đưa vào giảng dạy ở
bậc Phổ thông, Đại học và Cao học. Việc tiếp nhận tác phẩm văn chính luận Trung
đại Việt Nam dưới góc nhìn lập luận là hướng đi có cơ sở khoa học, mang tính hiệu
quả cao.
Thực tế, khi nói (viết), người nói (người viết) luôn luôn sử dụng cách lập
luận. Đặc biệt, trong các thể loại tranh biện, kiến giải; trình bày một quan niệm; một
tư tưởng, lập luận trở thành phương tiện quan trọng, hữu dụng nhất. Tuy nhiên,
trong thực tế khi giảng dạy về văn nghị luận Trung đại Việt Nam, hầu như người ta
chỉ quan tâm nó như một tác phẩm văn chương tức là loại văn nghệ thuật với hai
đặc trưng: Tính hình tượng và tính hư cấu. Trong khi đó, lập luận ít được chú ý.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những công trình sau có đề cập đến một số vấn đề về
lập luận trong văn chính luận Trung đại Việt Nam: “Quân trung từ mệnh tập”, đỉnh
cao của dòng văn học luận chiến ngoại giao chống xâm lược (bài viết của Nguyễn

1


Huệ Chi), Tìm hiểu phương pháp lập luận của Nguyễn Trãi trong “Quân trung từ
mệnh tập” (bài viết của Đặng Thị Hảo), Cách giảng dạy các bài văn nghị luận
Trung đại (luận án tiến sĩ của Huỳnh Văn Hoa), Lập luận trong văn chính luận của
Nguyễn Trãi, khảo sát qua “Quân trung từ mệnh tập” (đề tài Sinh viên Nghiên cứu
Khoa học của Lưu Thị Họa).
Từ những căn cứ trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài: Lập luận trong văn
chính luận qua một số tác phẩm Trung đại Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu
Đi vào tiềm hiểu đề tài: Lập luận trong văn chính luận qua một số tác phẩm
Trung đại Việt NamLập luận trong văn chính luận qua một số tác phẩm Trung đại
Việt Nam, nhằm mục đích tìm hiểu vai trò của lập luận đối với tính hùng biện trong
một số tác phẩm Trung đại Việt Nam, cụ thể ở các vấn đề sau:
- Vai trò của lập luận đối với tính logic và khúc chiết trong một số bài văn
chính luận Trung đại Việt Nam.
- Vai trò của lập luận đối với tính thuyết phục trong mọt số bài văn chính
luận Trung đại Việt Nam.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: một số bài văn chính luận Trung đại Việt Nam cụ
thể của: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Lý Phật Mã, Trần Quốc Tuấn, Trần Mạnh,
Nguyễn Trãi và Ngô Thì Nhậm.
- Đối tượng nghiên cứu: các hình thức và vai trò của Lập luận trong văn
chính luận qua một số tác phẩm Trung đại Việt Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Từ xa xưa, lập luận đã được quan tâm nhiều. Lập luận đã được đề cập trong
logic học từ trước công nguyên. Trong nhà trường, lập luận đã được đề cập trong
việc xây dựng cũng như phân tích các bài văn nghị luận. Khi xuất hiện Ngữ dựng
học, lập luận trở thành đối tượng của Ngữ dụng học. Ở phần 1.1. của chương 1,
chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ về lập luận trong Logic học, trong Sách giáo khoa về
văn nghị luận và trong Ngữ dụng học.

2


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu như
sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến lập luận, đưa ra khung

chiếu về lập luận.
- Khảo sát hình thức lập luận trong một số bài văn chính luận Trung đại Việt
Nam: các dạng thức trình bày văn bản, phương thức lập luận và phương thức lập
luận trong một số bài văn chính luận Trung đại Việt Nam.
- Tìm hiểu vai trò của lập luận đối với tính hùng biện cụ thể ở tính logic, tính
khúc chiết và tính thuyết phục qua những lí luận liên quan đến đề tài và khảo sát
hình thức lập luận trong một số tác phẩm chính luận Trung đại Việt Nam.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Ngữ liệu nghiên cứu
Ngữ liệu khảo sát gồm: Tuyển tập Ngô Thì Nhậm, Hợp tuyển thơ văn Việt
Nam, thế kỉ X – XII, Tinh tuyển Văn học Việt Nam, Văn học thế kỉ X – XIV,
Nguyễn Trãi toàn tập về các tác phẩm của các tác giả: Lý Công Uẩn, Lý Thường
Kiệt, Lý Phật Mã, Trần Quốc Tuấn, Trần Mạnh, Nguyễn Trãi và Ngô Thì Nhậm.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu là 63 bài văn chính
luận của các tác giả Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Lý Phật Mã, Trần Quốc Tuấn,
Trần Mạnh, Nguyễn Trãi và Ngô Thì Nhậm thuộc các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê và
Tây Sơn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đi vào nghiên cứu đề tài “Lập luận trong văn chính luận qua một số tác
phẩm Trung đại Việt Nam”, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả:
Trong phương pháp miêu tả, chúng tôi sử dụng các thủ pháp sau: Thủ pháp
xã hội học, thủ pháp phân tích ngôn cảnh, thủ pháp phân loại và hệ thống hóa, thủ
pháp logic học, thủ pháp thống kê toán học.

3


- Phương pháp so sánh:

So sánh hình thức lập luận giữa các bức thư, các bài chiếu, biểu, giữa một số
tác giả văn Văn học Trung đại Việt Nam tiêu biểu.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Giá trị lí luận
Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lí luận về lí thuyết lập luận.
-

Giá trị thực tiễn

Tiếp cận các tác phẩm văn chính luận Trung đại Việt Nam theo hướng lập
luận được phân tích trong các sách giáo khoa về văn nghị luận.
9. Cấu trúc luận văn
Đề tài Lập luận trong văn chính luận qua một số tác phẩm Trung đại Việt
Namngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được chúng tôi triển
khai qua ba chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát hình thức lập luận trong một số bài văn chính luận
Trung đại Việt Nam.
Chương 3: Vai trò của lập luận đối với tính hùng biện trong một số bài văn
chính luận Trung đại Việt Nam

4


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lập luận
1.1.1. Lập luận trong Logic học
Trong Logic học, lập luận được hiểu gần giống suy luận. Suy luận được hiểu
là “hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán

theo các quy tắc logic xác định” [5, tr.123]. Phán đoán được hiểu là “hình thức của
tư duy trong đó nêu lên sự khẳng định hay phủ định về sự vật, các thuộc tính hoặc
các quan hệ của chúng. Phán đoán được biểu thị bằng câu” [5, tr.8].
Trong Logic học đại cương, Vương Tất Đạt viết: “Quan hệ suy diễn logic
giữa các tiên đề và kết luận được quy định bởi mối liên hệ giữa các tiền đề về mặt
nội dung. Nếu các phán đoán không có liên hệ về mặt nội dung thì không thể lập
luận và rút ra kết luận. Tính chân thực của kết luận phân tích và tính chân thực của
các tiền đề và tính đúng đắn logic của mối quan hệ nội dung giữa các tiền đề. Trong
quá trình lập luận để thu được tri thức chân thực mới cần tuân theo hai điều kiện:
a) Thứ nhất: các tiền đề của suy luận phải chân thực;
b) Thứ hai: phải tuân theo các quy tắc logic của lập luận” [5, tr.124].
Như vậy với cách hiểu đó, kết luận trong logic học không thuộc lập luận.
Lập luận chỉ được hiểu là một phương thức để rút ra kết luận.
“Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia ra thành suy luận diễn
dịch (suy diễn) và suy luận quy nạp (quy nạp). Suy diễn là suy luận trong đó lập
luận từ cái chung đến cái riêng, đơn nhất. Quy nạp là suy luận trong đó lập luận từ
cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung” [5, tr.127]. Suy diễn được chia thành suy diễn
trực tiếp và suy diễn gián tiếp.
Trong Logic học, thế lưỡng phân chân thực / giả dối hay đúng / sai rất quan
trọng trong quá trình lập luận. Theo Logic học đại cương của Vương Tất Đạt: Tính
chân thực của nội dung tư tưởng là điều kiện cần để đạt tới các kết quả chân thực
trong quá trình lập luận. Nhưng nếu lập luận chỉ tuân theo các điều kiện đó thì chưa
đủ; lập luận còn phải tuân theo tính đúng đắn về hình thức hay tính đúng đắn logic.

5


Tính đúng đắn logic của lập luận do các quy luật và các quy tắc tư duy (quy luật
không cơ bản quy định). Trong quá trình lập luận, nếu chỉ vi phạm một trong những
yêu cầu của chúng sẽ dẫn tới những sai lầm logic và kết quả thu được sẽ không phù

hợp với hiện thực. Để rút ra kết luận đúng đắn trong quá trình lập luận, cần phải
tuân theo hai điều kiện: 1) Các tiên đề dùng để xây dựng lập luận phải chân thực và
2) Sử dụng chính xác các quy luật (và quy tắc) của tư duy [5, tr.13]. Trong quá trình
lập luận, Logic học đòi hỏi phải tuân theo quy luật đồng nhất, không mâu thuẫn,
loại trừ cái thứ ba, lí do đầy đủ.
“Trong logic có phép quy nạp và diễn dịch. Quy nạp hay diễn dịch đều là đi
từ luận cứ đến kết luận. Nếu đi từ luận cứ cục bộ đến kết luận khái quát thì ta có
quy nạp, nếu đi từ từ một tiền đề khái quát đến suy ra kết luận cục bộ thì ta có diễn
dịch. Nói tới lập luận thường là nói tới suy luận theo diễn dịch và ta thường nghĩ
ngay đến logic, đến lí luận, đến diễn ngôn nghị luận…Ở tam đoạn luận logic kết
luận là hệ quả tất yếu của đại tiền đề, tiểu tiền đề và của thao tác suy diễn. Nếu đại
tiền đề đúng, tiểu tiền đề đúng và thao tác suy diễn đúng thì kết luận tất yếu phải
đúng…Một kết luận logic chỉ có hai khả năng hoặc đúng, hoặc sai, đúng hay sai
không thể bác bỏ, có nghĩa là nếu kết luận logic đã đúng thì không thể lập luận
chứng minh rằng nó sai. Ngược lại nếu nó đã sai thì không thể chứng minh rằng nó
đúng” [2, tr.165].
1.1.2. Lập luận trong các sách giáo khoa về văn nghị luận
Trong Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ
thông, Nguyễn Quang Ninh (Chủ biên), lập luận được hiểu là: “Đưa ra những lí lẽ,
dẫn chứng một cách đầy đủ, chặt chẽ và đáng tin cậy nhằm dắt dẫn người đọc,
người nghe đến với một kết luận hoặc chấp nhận một kết luận nào đấy mà người
viết, người nói muốn đạt” [13, tr.10]. “Nói một cách khái quát, lập luận là quá trình
xây dựng lí lẽ để đề xuất ý kiến, liên kết các ý kiến dẫn đến kết luận của bài viết, bài
nói” [13, tr.12]. Tác giả Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh
phổ thông cho rằng một lập luận có các yếu tố là luận cứ lập luận, kết luận lập luận,
cách thức lập luận, có các dạng lập luận thường gặp là lập luận diễn dịch, lập luận

6



quy nạp, lập luận phối hợp. Trong xây dựng lập luận, người xây dựng phải chú ý
các thao tác như thao tác logic, thao tác trình bày. Thao tác logic gồm phân tích,
tổng hợp và tổng phân hợp. Thao tác trình bày gồm giải thích, chứng minh, bình
luận, so sánh và nhân quả. Đồng thời, tác giả Luyện cách lập luận trong đoạn văn
nghị luận cho học sinh phổ thông cũng chỉ ra các lỗi lập luận là lỗi luận cứ và lỗi
kết luận. Lỗi luận cứ gồm: luận cứ không đầy đủ, luận cứ sắp xếp lộn xộn, luận cứ
không phù hợp với kết luận, các luận cứ tương phản; mâu thuẫn nhau. Lỗi kết luận
gồm: thiếu kết luận, kết luận không rõ ràng.
Trong Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ
thông, Nguyễn Quang Ninh (Chủ biên), luận cứ; kết luận; cách thức lập luận được
hiểu là: “Những lí lẽ, những dẫn chứng được rút ra từ thực tiễn đời sống xã hội, đời
sống văn học hoặc những chân lí được nhiều người thừa nhận….dùng làm chỗ dựa,
làm cơ sở cho việc dẫn tới kết luận” [13, tr.12]. “Kết luận lập luận là điều rút ra
được sau khi đã giải thích, phân tích và chứng minh trong quá trình lập luận” [13,
tr.14]. “Cách thức lập luận là sự phối hợp, tổ chức, liên kết các luận cứ theo những
cách thức suy luận nào đấy để dẫn đến kết luận và làm nổi bật kết luận” [11,
tr.15].Luận cứ có thể chia thành hai loại là luận cứ thực tế và luận cứ nhân tạo. Kết
luận lập luận được phân làm hai loại là kết luận tường minh và kết luận không
tường minh.
“Trong văn bản, trong diễn ngôn, chúng ta thường nói tới tư tưởng chủ đề.
Tư tưởng chủ đề thường là kết luận tường minh hay hàm ẩn. Nói khác đi, một văn
bản, một diễn ngôn (hay một đoạn văn) là một lập luận đơn hay lập luận phức bất
kể văn bản viết theo phong cách chức năng nào. Tính lập luận là sợi chỉ đỏ đảm bảo
tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản, diễn
ngôn” [2, tr.174].
Theo Bùi Trọng Ngoãn: Các phép lập luận đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử
Ngữ Văn của nhân loại. Các nhà triết học cổ đại Hi Lạp đã bàn về các phương pháp
lập luận khi nói về nghệ thuật tranh luận. Sau này, lập luận là một đối tượng của

7



logic học, tức là một bước phát triển đỉnh cao của suy luận toán học và nó được
hình thành thành một chuyên ngành khoa học từ thế kỉ XVIII.
Logic học bao giờ cũng gọi một nội dung cần được làm sáng tỏ, làm thuyết
minh là vấn đề. Làm sáng tỏ nó, người ta cần các phán đoán.
Ví dụ:
Khi nói đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ tới những phán đoán cơ bản sau:
-

Phán đoán 1: Thành phố lớn.

-

Phán đoán 2: Có lịch sử lâu dài.

-

Phán đoán 3: Thủ đô của Việt Nam.

Khi đi vào văn bản, vấn đề được gọi là luận đề và các phán đoán sẽ được gọi
là các luận điểm.
1.1.3. Lập luận trong Ngữ dụng học
“Trước đây, lập luận (argumentation) được nghiên cứu trong tu từ học và
trong logic học. Hai nhà ngôn ngữ học Pháp: Oswald Ducrot và Jean Claude
Anscombre đã đặc biệt quan tâm tới bản chất ngữ dụng học của lập luận” [2,
tr.154]… “Cũng chính O.Ducrot đã cho rằng lập luận là một hành động ở lời” [2,
tr.174]. “Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận
hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới. Có thể hiểu quan
hệ lập luận giữa các phát ngôn (nói đúng hơn là nội dung các phát ngôn) như sau:

p-----r
p là lĩ lẽ, r là kết luận (p, r có thể được diễn đạt bằng các phát ngôn u1, u 2
v.v…)
Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ (argument). Vậy có thể nói
quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ (một hoặc một số) với kết luận. Luận cứ có
thể là thông tin miêu tả hay là một định luật, một nguyên lí xử thế nào đấy. Ví dụ:
- Con mèo này màu đen (p) (nên) rất dễ sợ (r)
p là một thông tin miêu tả.

8


- Mệt mỏi thì phải nghỉ ngơi (p) mà cậu thì đã làm việc liền 8 tiếng rồi (q)----cậu phải nghe nhạc một lát (r).
Luận cứ và kết luận là những thành phần trong lập luận. Thuật ngữ lập luận
được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, nó chỉ sự lập luận, tức hành vi lập luận. Thứ
hai, nó chỉ sản phẩm của hành vi lập luận, tức toàn bộ cấu trúc của lập luận, về cả
nội dung và hình thức” [2. Tr.155]. Tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm cần phân biệt
lập luận logic với lập luận đời thường. Tác giả viết: “Ngữ dụng là lĩnh vực của ngữ
nghĩa không thể đánh giá được theo tiêu chuẩn đúng – sai logic. Chứng minh bản
chất ngữ dụng của lập luận đời thường là chứng minh rằng nó không bị chi phối bởi
quy tắc, các tiêu chuẩn đánh giá của lập luận logic” [2, tr.165]. “Một kết luận đúng
logic thì chỉ cần một luận cứ, trong một lập luận logic, không thể dẫn nhiều luận cứ
cho cùng một kết luận” [2, tr.167]. Trong Ngữ dụng học, “giữa các luận cứ có quan
hệ định hướng lập luận, có nghĩa là p và q được đưa ra để hướng tới một kết luận
nào đấy. P và q có thể đồng hướng lập luận khi cả hai đều dẫn đến một kết luận
chung, kí hiệu:
p ----3 r
q-----3 r
p và q có thể nghịch hướng lập luận khi p hướng tới r còn q hướng tới – r
(nên chú ý r và – r cùng một phạm trù, nói khác đi – r là phủ định của r. Nếu p

hướng tới kết luận r, q hướng tới kết luận s thì chúng khác biệt về định hướng lập
luận). Kí hiệu:
p-----3 r
q-----3 – r” [2, tr. 177].
“Xét theo quan hệ định hướng lập luận, các luận cứ có thể có hiệu lực lập
luận (force argumentative) khác nhau, có nghĩa là p có sức mạnh đối với kết luận
(hoặc – r) lớn hơn q hoặc ngược lại. Luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh hơn thường
được đặt ở sau luận cứ có hiệu quả lập luận yếu hơn” [2, tr.178].
“Chỉ lập luận đời thường, không phải lập luận logic mới chấp nhận các hành
vi ở lời và các biểu thức (các phát ngôn ngữ vi) làm thành phần…Một nội dung

9


miêu tả có thể được dùng làm luận cứ cho một lập luận đời thường. Vì vậy muốn
chứng minh một lập luận đời thường là vấn đề của ngữ dụng học thì ngoài việc
chứng minh các thành phần của nó khác với những thành phần của lập luận logic,
còn phải chứng minh giá trị nội dung miêu tả trong lập luận đời thường không phải
được đánh giá theo tiêu chí đúng sai logic” [2, tr.171]. “Có những nội dung miêu tả
tự nó có giá trị lập luận hướng về kết luận tốt hoặc xấu, không cần những chỉ dẫn
lập luận bổ sung để làm rõ giá trị lập luận của chúng. Thí dụ các nội dung miêu tả:
X thông minh
X đẹp trai
X cần cù
X thức khuya dạy sớm
X đã hứa làm
sẽ dẫn tới kết luận đánh giá tốt” [2, tr.172].
Khi nói đến lập luận trong Ngữ dụng học, người ta phải đề cập đến vấn đề lẽ
thường. “Lẽ thường là những chân lí thông thường có tính kinh nghiệm, không có
tính tất yếu, bắt buộc như tiên đề logic. Do nhân loại là một thực thể trùm lên mọi

dân tộc cho nên có những lẽ thường phổ quát (phổ quát nhưng không tất yếu, bắt
buộc) chung cho toàn nhân loại hay một số dân tộc cùng một nền văn hóa. Lại có
khá nhiều lẽ thường riêng cho một quốc gia, thậm chí một địa phương trong một
quốc gia [2, tr.191]. “Lẽ thường có tính chung nghĩa là lẽ thường đó được mọi
người công nhận. Mọi người ở đây không nhất thiết là toàn nhân loại hoặc toàn thể
nhân dân một đất nước, toàn thể nhân viên của một dân tộc. Chung ở đây chỉ có
nghĩa là được một cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận, cộng đồng này có thể lớn bé
khác nhau” [2, tr.194]. Đó chính là sự khác biệt của lập luận trong Ngữ dụng học và
lập luận trong Logic học. Hơn nữa, trong Logic học, chúng ta không thể bác bỏ một
lập luận. Bởi một lập luận trong Logic học có giá trị lưỡng phân: đúng/sai. Trong
Ngữ dụng học, đôi khi, người ta có thể bác bỏ một lập luận.
Một số nhà Việt ngữ học cũng đề cấp đến vấn đề lập luận. Tuy nhiên, hướng
đi của các nhà Việt ngữ này theo hướng đi của tác giả Đỗ Hữu Châu. Trong số đó,

10


chúng ta có thể kể đến tác giả Diệp Quang Ban với Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo
của văn bản hay tác giả Nguyễn Thiện Giáp với 777 Khái niệm ngôn ngữ học.
Trong logic học, đôi khi một phán đoán (mệnh đề) được hiểu là luận cứ (luận
chứng) lại là một lập luận trong Ngữ dụng học.
Ví dụ:
Phán đoán “a v b” sau đây là một lập luận trong Ngữ dụng học: Cô ấy thành
công nhờ chăm chỉ hoặc nhờ thông minh.
1.2. Văn chính luận và lập luận trong văn chính luận
1.2.1. Văn chính luận
“Văn chính luận là thể văn viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh
vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa,…Mục đích của văn
chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một
quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp

nhất định. Chính vì thế, tác phẩm chính luận bao giờ cũng thể hiện khuynh hướng
tư tưởng, lập trường công dân rõ ràng. Tình cảm sục sôi, luận chiến quyết liệt và
tính khuynh hướng công khai là những dấu hiệu quan trọng của phong cách chính
luận. Tất cả những cái đó làm cho giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn
chính luận gần gũi với giọng điệu, cấu trúc và chức năng của lời văn tuyên truyền,
hùng biện” [13, tr.400].
Trong những giờ phút trọng đại của lịch sử dân tộc, văn chính luận thường
đóng một vai trò rất quan trọng. Ví dụ: Lí Công Uẩn viết Chiếu dời đô để luận giải
cho việc chuyển kinh đô ra Thăng Long. Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ để vạch
ra tội ác của quân Nguyên và khích lệ quân sĩ đánh giặc, bảo vệ đất nước. Nguyễn
Trãi viết Quân trung từ mệnh tập chỉ ra những việc phi nhân nghĩa và tất bại của
quân giặc, từ đó thuyết phục quân giặc ra hàng, củng cố lòng quân dân của ta. Chủ
tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập để luận giải, khẳng định quyền độc lập;
tự chủ của nước Việt Nam và tuyên bố việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa…

11


Trong Phong cách học tiếng Việt (1982) của Võ Bình – Lê Anh Hiền – Cù
Đình Tú – Nguyễn Thái Hòa, văn chính luận được hiểu là “một thể thông dụng hầu
như ai ai cũng đọc, nhưng khó có một định nghĩa rõ ràng. Thông thường, người ta
giải thích: chính luận là văn nghị luận chính trị để phân biệt với nghị luận xã hội,
nghị luận khoa học…Tuy nhiên, trong xã hội ta, những vấn đề xã hội như đạo đức,
tác phong, nếp sống, v.v…cũng là những vấn đề chính trị. Vì vậy căn cứ vào nội
dung để phân loại là đúng nhưng chưa đủ” [8, tr. 83]. Nhóm tác giả trên còn cho
rằng chính luận vừa mang phong cách khoa học vừa mang phong cách báo chí. Vì
vậy phong cách chính luận có những đặc trưng sau: Tính khái quát của khoa học
chính trị kết hợp với tính thời sự nóng hổi, Tính trí tuệ của ngôn ngữ khoa học kết
hợp với tính chiến đấu rất cao của văn báo chí, Tính trừu tượng của ngôn ngữ khoa

học kết hợp với tính kích thích của ngôn ngữ báo chí.
Trong Phong cách học tiếng Việt hiện đại (2011), tác giả Hữu Đạt cho rằng:
Phong cách chính luận “là phong cách được dùng để tỏ bày thái độ, quan điểm của
người viết (nói) về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội nhằm lôi kéo
người đọc (nghe) về phía mình, hành động theo mình” [4, tr. 264]. Tác giả còn cho
rằng ngôn ngữ trong phong cách chính luận có những đặc trưng sau: Ngôn ngữ giàu
tính lí luận kết hợp với biểu cảm, Tính khúc chriết, giàu tính thuyết phục, Tính
trong sáng và tình thẩm mĩ cao, Tính trang trọng và đại chúng, Đặc điểm về cách
dùng từ. Các dạng tồn tại của văn chính luận gồm tuyên ngôn, hịch, chiếu, cáo văn,
lời kêu gọi, di chúc, điếu văn, các nghị quyết của Hội nghị trung ương, các Báo cáo
Chính trị, Thông cáo chung,... các bài xã luận, xã thuyết, nghị luận văn học.
Theo thầy Bùi Trọng Ngoãn: “Phong cách ngôn ngữ văn bản chính luận là
phong cách được sử dụng trong các văn bản bàn bạc, thảo luận, kiến giải, nêu quan
điểm…về các vấn đề chính trị - xã hội liên quan đến đời sống cộng đồng và việc
nước, nhằm tuyên truyền, giáo dục, động viên.
Văn bản chính luận tồn tại ở cả hai dạng nói và viết, gồm có:
+ hịch, cáo, lời kêu gọi, tuyên ngôn,
+ các bài xã luận, bình luận chính trị,

12


+ các bài diễn thuyết chính trị trong các buổi mít tinh, các buổi đón
tiếp ngoại giao,
+ các báo cáo chính trị, các nghị quyết chính trị…” [11, tr. 91].
Thầy Bùi Trọng Ngoãn còn cho rằng phong cách ngôn ngữ văn bản chính
luận có những đặc trưng sau: Tính hàm súc, tính hùng biện (tính lí luận chặt chẽ,
tính logic) và tính đại chúng.
1.2.2. Lập luận trong văn chính luận
Trong Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ

thông, Nguyễn Quang Ninh đã đưa ra cách nhìn quan niệm của mình về lập luận,
lập luận trong văn nghị luận như sau:
“Trong một văn bản hoàn chỉnh, việc lập luận sẽ phong phú, đa dạng và phức
tạp” [13, tr.5]. “Lập luận là đưa ra những lĩ lẽ, dẫn chứng một cách đầy đủ, chặt chẽ,
nhất quán và đáng tin cậy nhằm dắt dẫn người đọc, người nghe đến với một kết luận
hoặc chấp nhận một kết luận nào đấy mà người viết, người nói muốn đạt tới” [13,
tr.10]. “Nói cách khác, lập luận là quá trình xây dựng lí lẽ để đề xuất ý kiến, liên kết
các ý kiến dẫn đến kết luận của bài viết, bài nói” [13, tr.12].
Nguyễn Quang Ninh cho rằng một lập luận thường gồm ba yếu tố là luận cứ
lập luận, kết luận lập luận và cách thức lập luận. Luận cứ được hiểu là “căn cứ để
rút ra kết luận. Đó là những lí lẽ, những dẫn chứng được rút ra từ thực tiễn của đời
sống xã hội, đời sống văn học hoặc những chân lí được nhiều người thừa
nhận…dùng để làm chỗ dựa, làm cơ sở cho việc dẫn tới kết luận” [13, tr.12]. “Nói
tới lập luận không thể không nói đến việc giải thích, phân tích, chứng minh cho kết
luận. Những lí lẽ, dẫn chứng đưa ra nhằm mục đích giải thích, phân tích và chứng
minh cho kết luận ấy chính là các luận cứ trong một lập luận” [13, tr. 12]. Nguyễn
Quang Ninh chia luận cứ lập luận thành hai loại là luận cứ thực tế và luận cứ nhân
tạo. Trong đó, luận cứ tự nhiên là luận cứ có giá trị đối với kết luận của lập luận.
Kết luận lập luận được hiểu là “điều rút ra được sau khi đã giải thích, phân tích và
chứng minh trong quá trình lập luận. Kết luận là cái đích của một lập luận. Đây là
điều người viết, người nói muốn người đọc chấp nhận”….“Thông qua các luận cứ

13


của lập luận, người viết, người nói có thể dẫn người đọc, người nghe đến với những
kết luận rất khác nhau. Có thể đó là một sự khẳng định, một sự phủ định hoặc một
sự bộc lộ thái độ, tình cảm…, nhưng dù khác nhau thế nào đi chăng nữa thì kết luận
vẫn luôn luôn là cái cần có trong một lập luận” [13, tr.12]. Nguyễn Quang Ninh chia
kết luận thành kết luận tường minh và kết luận không tường minh. Cách thức lập

luận “là sự phối hợp, tổ chức, liên kết các luận cứ theo những cách thức suy luận
nào đấy để dẫn đến kết luận và làm nổi bật kết luận” [13, tr.15]. Nguyễn Quang
Ninh chỉ ra ba cách thức lập luận thường gặp là lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp
và lập luận phối hợp.
Nguyễn Quang Ninh đã đưa ra mô hình lựa chọn và sắp xếp các yếu tố của
lập luận, luyện xây dựng lập luận và lỗi lập luận như sau:
Lựa chọn và sắp xếp luận cứ: Đồng hướng, nghịch hướng, theo hiệu lực lập
luận, theo trình tự logic của sự việc.
Lựa chọn và sắp xếp kết luận: Tường minh sau các luận cứ, tường minh
trước các luận cứ, không tường minh.
Luyện xây dựng lập luận theo thao tác logic: Phân tích, tổng hợp, tổng phân
hợp.
Luyện xây dựng lập luận theo thao tác trình bày: Giải thích, chứng minh,
bình luận, so sánh, nhân quả.
Lỗi luận cứ: Không đầy đủ, không logic, không phù hợp với kết luận, tương
phản mâu thuẫn nhau.
Lỗi kết luận: Thiếu, không đầy đủ.
Trong văn nghị luận, lập luận có một vai trò rất quan trọng. Lập luận tạo nên
tính chặt chẽ, thuyết phục của văn nghị luận. Trong văn nghị luận, người viết phải
biết lập luận nghĩa là phải biết xây dựng và trình bày bố cục văn bản, triển khai các
luận điểm, dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ điều muốn nói, để hướng người
đọc đến đích lập luận của mình.
1.3. Một số bài văn chính luận Trung đại Việt Nam

14


Trong giai đoạn Văn học Trung đại Việt Nam, nhiều nhà văn chính luận kiệt
xuất đã xuất hiện. Thông thường, họ là những tướng sĩ, quan lại, có thể là cả vua
chúa. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi khảo sát 63 bài văn chính luận của bảy tác

giả thuộc các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê và Tây Sơn. Các tác giả đó là Lý Công
Uẩn, Lý Thường Kiệt, Lý Phật Mã, Trần Quốc Tuấn, Trần Mạnh, Nguyễn Trãi và
Ngô Thì Nhậm, cụ thể: 1 bài của Lý Thường Kiệt, 1 bài của Lý Công Uẩn, 2 bài của
Lý Phật Mã, 1 bài của Trần Quốc Tuấn, 2 bài của Trần Mạnh in trong Tinhtuyển
Văn học Việt Nam, Văn học thế kỉ X-XVII, 46 bài in trong Quân trung từ mệnh tập
của Nguyễn Trãi, 10 bài in trong Hàn các anh hoa của Ngô Thì Nhậm.
Nguyễn Trãi và Ngô Thì Nhậm là hai nhà văn chính luận kiệt xuất nhất trong
lịch sử Văn học Trung đại Việt Nam. Chúng tôi tập trung vào khảo sát văn chính
luận của hai tác giả qua hai tập Quân trung từ mệnh tập và Hàn các anh hoa. Do đó,
chúng tôi xin nói thêm về hai tập này: Quân trung từ mệnh tập gồm những thư từ
gửi cho tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh,…Tác phẩm
là tập văn chiến đấu “có sức mạnh của mười vạn quân” (Phan Huy Chú). Sức mạnh
ấy có được từ sự kết hợp tuyệt diệu giữa tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước
với nghệ thuật viết văn chiến luận bậc thầy [15, tr.10]. Như vậy, Quân tung từ mệnh
tập của Nguyễn Trãi được đánh giá rất cao. Nó vừa có giá trị văn học vừa có giá
chính trị. Giá trị văn học được thể hiện ở chỗ nó đưa thể văn chính luận lên đến đỉnh
cao trong dòng chảy của Văn học trung đại Việt Nam nói riêng, Văn học Việt Nam
nói chung. Giá trị chính trị được thể hiện ở chỗ nó là sức mạnh đánh vào lòng quân
địch, khiến quân địch ở nhiều thành phải tự động ra hàng. Hàn các anh hoa có giá
trị đặc biệt trong di sản văn hóa của Ngô Thì Nhậm. Bởi vì đây là những bài văn
Ngô Thì Nhậm viết thay cho Quang Trung trong các vấn đề quan trọng hàng đầu
của đất nước, nên nội dung của nó thể hiện đường lối đối nội sáng suốt của Quang
Trung và có một giá trị sử học to lớn. Đồng thời đây cũng là những áng văn lớn.
Ngô Thì Nhậm đã nâng cao vị trí thể loại văn chiếu biểu là một thể loại văn học đã
suy yếu từ sau Nguyễn Trãi. Gắn với những nội dung có tính chất sử thi của thời
đại, thể hiện nhiệt tình và tài năng lớn của người viết, một số bài văn từ mệnh của

15



Ngô Thì Nhậm trong Hàn các anh hoa đã theo kịp văn từ mệnh của Nguyễn Trãi”
[Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, tr. 100].
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1 này, chúng tôi trình bày những vẫn đề lí luận liên quan đến
đề tài, cụ thể: Lập luận trong logic học, các sách giáo khoa về văn nghị luận và Ngữ
dụng học, văn chính luận, một số tác phẩm văn chính luận Trung đại Việt Nam mà
đề tài khảo sát.
Lập luận là đối tượng trong logic học. Nó được phân tích trong các sách giáo
khoa về văn nghị luận. Trong những năm gần đây khi xuất hiện Ngữ dụng học, lập
luận trở thành đối tượng của Ngôn ngữ học. Hiểu một cách đơn giản, lập luận là
việc đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để hướng đến kết luận.
Văn chính luận là thể văn viết về những vấn đề mang tính thời sự và tính
cộng đồng. Trong lịch sử văn học Việt Nam, nhiều nhà văn chính luận đã xuất hiện.
Trong đó, Nguyễn Trãi và Ngô Thì Nhậm là hai đỉnh cao. Trong phạm vi luận văn
này, chúng tôi tiến hành khảo sát 63 bài văn chính luận của bảy tác giả thuộc các
triều đại Lý, Trần, Hậu Lê và Tây Sơn, cụ thể là những bài văn chính luận của Lý
Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Lý Phật Mã, Trần Quốc Tuấn, Trần Mạnh, Nguyễn
Trãi và Ngô Thì Nhậm.

16


CHƢƠNG 2
KHẢO SÁT HÌNH THỨC LẬP LUẬNTRONG MỘT SỐ BÀI VĂN
CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát ngẫu nhiên 63 bài văn chính luận của
bảy tác giả thuộc các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, cụ thể: 46 bài trongQuân
trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi, 10 bài trong Hàn các anh hoa của Ngô Thì
Nhậm, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Luận về việc dùng người và Luận về
nhân vật thiện, ác để hoàng tử biết của Trần Mạnh, Lộ bố về việc đánh Tống của Lý

Thường Kiệt, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Chiếu đánh dẹp họ Nùng và Chiếu
tha thuế của Lý Phật Mã. Trong đó, Nguyễn Trãi và Ngô Thì Nhậm là hai nhà văn
chính luận xuất sắc nhất trong Văn học Trung đại Việt Nam nên chúng tôi chủ yếu
tập trung khảo sát văn chính luận của hai tác giả này.
2.1. Các dạng thức trình bày văn bản và phƣơng thức lập luận trong
một số tác phẩm văn chính luận Trung đại Việt Nam
2.1.1. Kết cấu, bố cục một số bài văn chính luận Trung đại Việt Nam
Một văn bản thông thường có ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Theo
khảo sát của chúng tôi, bố cục của 63 bài văn chính luận trên nằm trong năm mô
hình sau:
- Dạng 1: phần mở đầu – phần nội dung – phần kết luận
Xuất hiện ở 29 bài (chiếm 46 %), cụ thể: Lộ bố về việc đánh Tống, Chiếu dời
đô, Chiếu tha thuế, Hịch tướng sĩ, Thư xin hàng, Thư cho tổng binh cùng quan phủ
vệ Thanh – Hóa, Thư cho Thái giám Sơn Thọ, Thư cho Phương Chính, Thư trả lời
Phương Chính, Lại thư trả lời Phương Chính, Lại thư trả lời Phương Chính, Thư
cho tổng binh Vương Thông và thái giám Sơn Thọ, Thư cho hình nội quan cùng
bọn Đả Trung và Lương Nhữ Hốt, Lại thư cho Vương Thông, Lại thư cho Vương
Thông, Biểu cầu phong, Lại thư cho Vương Thông, Thư cho Đả Trung và Lương
Nhữ Hốt, Thư cho Thái đô đốc, Thư dụ các thành Thanh Hóa, Nghệ An, Lệnh dụ
các tướng hiệu quân nhân ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, Thư cho Vương
Thông, Tờ chỉ dụ ủy cho Sùng Nhượng công Giám quốc, Tờ chiếu lên ngôi, Tờ

17


chiếu khuyến nông, Tờ chiếu cầu hiền, Tờ chiếu về việc lập nhà thái học, Tờ biểu
của đình thần văn võ xin Quang Trung ngự giá ra Thăng Long, Tờ chiếu về việc ban
ơn.
Ví dụ:
Tờ chiếu khuyến nông (Ngô Thì Nhậm)

Có thể thấy, trong văn bản Tờ chiếu khuyến nông được chia làm 3 phần:
Phần mở đầu – phần nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu nói về tình hình ruộng
đất cũng như số đinh hiện tại và quyết định ra chiếu khuyến nông cho quan viên và
dân chúng thực thi để cho dân giàu, nước mạnh. Phần nội dung tờ chiếu đưa ra
những công việc mà các viên chức cũng như người dân cần phải thực hiện. Phần kết
luận nhấn mạnh, khẳng định việc cần thiết của việc thực thi chính sách này.
- Dạng 2: Phần mở đầu – Phần nội dung
Xuất hiện ở 1 bài (chiếm 1.6%), cụ thể: Luận về nhân vật thiện, ác để hoàng
tử biết.
Ví dụ:
Luận về nhân vật thiện, ác để hoàng tử biết (Trần Mạnh)
Văn bản có hình thức : phần mở đầu và phần nội dung. Ở đây, tác giả đưa ra
lời mở đầu: kẻ tốt, người xấu đều phải nêu ra. Sau đó bàn luận về người chuyện xấu
tốt, người xấu người tốt và về mặt hình thức bản thân tác giả không đem ra một kết
luận gì thay vào đó là một kết luận hàm ẩn.
- Dạng 3: Phần mở đầu – phần kết luận
Xuất hiện ở 2 bài (chiếm 3,2%), cụ thể: Lại thư cho Vương Thông, Tờ tấu
cầu phong.
Ví dụ
Mở đầu là lời mào đầu của tác giả bàn về đạo thành thực. Sau kết luận những
việc Vương Thông làm không hợp đạo, hắn không phải là người quân tử và thúc
giục Vương Thông rút quân về nước.
- Dạng 4: Phần nội dung – kết luận

18


Xuất hiện ở 29 bài (chiếm 46%), cụ thể: Chiếu đánh dẹp họ Nùng, Luận về
việc dùng người, Lại thư trả lời cho Phương Chính, Thư gửi bọn Hoa đại nhân, Thư
cho Thái Công, Lại thư cho Đả Trung và Lương Nhữ Hốt, Lại thư trả lời Vương

Thông, Lại thư gửi cho Vương Thông Sơn Thọ, Lại thư cho Vương Thông, Lại thư
cho Sơn Thọ, Văn tấu cáo (Liệt thánh nhà Trần), Thư cho Vương Thông, Thư cho
thái giám Sơn Thọ, Lại thư cho Sơn Thọ, Lại thư cho thái giám Sơn Thọ, Thư dụ
thổ quan thành Điêu Diêu, Thư dụ thành Bắc Giang, Thư dụ hàng thành Tam Giang,
Thư cho Vương Thông, Lại thư dụ Vương Thông, Lại thư dụ Vương Thông, Thư
cho Vương Thông, Lại thư cho Vương Thông, Thư cho Vương Thông, Lại thư cho
Vương Thông, Chiếu khuyến dụ hào kiệt, Tờ chiếu hiểu dụ các quan văn vũ triều
cũ, Tờ chiếu phát phối hàng binh người nội địa, Tờ biểu của hai ban văn võ mừng
việc hòa hảo đã thành.
Ví dụ:
Trong bài “Chiếu đánh dẹp họ Nùng” của Lý Phật Mã, tác giả đi thẳng vào
nội dung là: mọi thần dân đều thuần phục nhà vua, Nùng Tồn Phúc không thuần
phục, chống lại nhà vua và kết luận thẳng là: nhà vua bắt được bọn Nùng Tồn Phúc
đem chém đầu.
- Dạng 5: Phần nội dung
Xuất hiện ở 2 bài (chiếm 3,2%), cụ thể: Lại thư cho Vương Thông, Tờ tấu về
việc tìm hiểu con cháu họ Trần.
Ví dụ:
Trong “Tờ tấu về việc tìm hiểu con cháu họ Trần”, tác giả đi thẳng vào
phần nội dung trình bày : Thân tộc họ Trần trước bị Hồ Quý Ly giết hết, Ta tìm
được Trần Cảo tự xưng là con cháu nhà Trần và xin lập làm vua, Không ngờ Trần
Cảo ốm chết, Con cháu họ Trần hiện không còn ai, Nếu có thì ta đã tâu lên nhà
Minh, Ta đã trả hết quan lại quân nhân cho nhà Minh, không còn một ai cả.

19


Dưới đây là bảng khảo sát của chúng tôi:
Bảng 2.1: Kết cấu, bố cục
của 63 bài văn chính luận Trung đại Việt Nam

STT

Văn bản

Bố cục văn bản
Mở đầu
– Nội

Mở đầu

dung –

– Nội

Kết

dung

luận

Mở

Nội

đầu –

dung –

Nội


Kết

Kết

dung

luận

luận

LÝ THƢỜNG KIỆT
1

Lộ bố về việc đánh Tống

X

LÝ CÔNG UẨN
2

Chiếu dời đô

X
LÝ PHẬT MÃ

3

Chiếu đánh dẹp họ Nùng

4


Chiếu tha thuế

X
X

TRẦN QUỐC TUẤN
5

Hịch tướng sĩ

X
TRẦN MẠNH

6
7

Luận về việc dùng người

X

Luận về nhân vật thiện, ác để

X

hoàng tử biết

QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI
8
9


10

Thư xin hàng

X

Thư cho Tổng binh cùng quan

X

phủ vệ Thanh – Hóa
Thư cho thái giám Sơn Thọ

X

20


11

Thư cho Phương Chính

X

12

Thư trả lời Phương Chính

X


13

Lại thư trả lời Phương Chính

X

14

Lại thư cho Phương Chính

15

Lại thư trả lời Phương Chính

16

X
X

Thư trả lời bọn tổng binh Vương

X

Thông và thái giám Sơn Thọ

17

Thư gửi bọn Hoa đại nhân


X

18

Thư cho Thái Công

X

19

20
21
22

Thư cho hình nội quan cùng bọn
Lại thư cho Đả Trung và Lương
Lại thư trả lời Vương Thông

X

Lại thư gửi cho Vương Thông

X

Sơn Thọ
Lại thư cho Vương Thông

24

Lại thư cho Vương Thông


25

Lại thư cho Vương Thông

X
X
X

Lại thư cho Vương

X

Thông

27

Lại thư cho Sơn Thọ

28

Biểu cầu phong

29

X

Nhữ Hốt

23


26

X

Đả Trung và Lương Nhữ Hốt

X
X

Văn tấu cáo (Liệt thánh nhà

X

Trần)

30

Thư cho Vương Thông

X

31

Thư cho thái giám Sơn Thọ

X

32


Lại thư cho Sơn Thọ

X

21


×