Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.78 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢƠNG THỊTRANG

DI CƢ LAO ĐỘNG XUYÊN BIÊN GIỚICỦA NGƢỜI NGÁI
ỞLỤC NGẠN, BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Nhân học

Hà Nội –2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LƢƠNG THỊTRANG

DI CƢ LAO ĐỘNG XUYÊN BIÊN GIỚICỦA NGƢỜI NGÁI ỞLỤC NGẠN,
BẮC GIANG
LUậN VĂN THạC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NHÂN HọC
Mã số: 60 31 03 02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính

Hà Nội -2017
LỜI CẢM ƠN



Đểhoàn thành luận văn này tôi đã may mắn nhận được nhiều sựgiúp đỡcủa các cá
nhân, tập thể, tổchức... Nhân đây tôi xin được gửi lời tri ân của mình.Trước tiên,
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới chính quyền UBND huyện Lục
Ngạn, UBND xã Tân Hoa và cộng đồng người Ngái ởthôn Vặt Ngoài, Thanh Văn 2
đã nhiệt tình giúp đỡtôi trong việc thu thập dữliệu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới gia đình bác Vi Văn Mừng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất vềăn, ở, đi
lại cho tôi trong suốt quá trình điền dã trên địa bàn nghiên cứu.Tôi muốn gửi lời
cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn của mình –PGS.TS Nguyễn Văn Chính. Người đã
giúp đỡ, chỉbảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình điền dã cũng như đưa ra các ý
kiến đóng góp, phê phán, phản biện cho đềtài nghiên cứu của tôi.Nhân đây, tôi xin
được gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ HSU Fu-mei,giảng viên Khoa Ngôn ngữvà Văn
học Trung Hoa, Đại học Yuan Ze, Taiwanvà chịShù NhìMúi đã giúp tôi dịch các
bản gia phảdòng họngười Ngái. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn Giáo sư
ITO Masako, Trường Nghiên cứu Á-Phi, Đại học Kyoto. GS.ITO đã nghiên
cứu thực địa vềdân tộc Ngái và lưu lại trong gia đình tôi nhiều ngày, không chỉđem
đếnniềm cảm hứng mà cảnhững kinh nghiệm thực địa quý báu mà tôi học hỏi
được. Ngoài ra, đềtài “Nghiên cứu bản sắc tộc người của dân tộc Ngái Việt Nam”
do PGS.TS Nguyễn Văn Chính chủtrì cũng đã ủng hộcảvật chất và tinh thần, giúp
tôi có thêm niềm tin đểhoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏlòng
cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, thầy cô đã hết lòng ủng hộ, động viên giúp tôi
có thêm động lực phấn đấu đểhoàn thành tốt luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2017
Lương ThịTrang

LỜI CAM


xin cam đoan công trình này do tôi thực hiện, những tư liệu trong luận vănđược
khai thác, thu thập từthực địa và các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn đầy
đủ. Nếu có gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.Học viênLƣơng

ThịTrang

MỤC LỤC
MỞĐẦU....................................................................................................................6


1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................7
3.2. Địa bàn nghiên cứu.........................................................................................8
3.3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................9
4. Nguồn tƣ liệu của luận văn...................................................................................9
5. Đóng góp của luận văn........................................................................................10
6. Cấu trúc luận văn................................................................................................10
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾTVÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN
CỨU..........................................................................................................11
1.1. Tổng quan vềnghiên cứu................................................................................11
1.1.1. Ngƣời Ngái ởBắc Giang............................................................................11
1.1.2. Di cƣ trong nƣớc.......................................................................................13
1.1.3. Di cƣ quốc tế...............................................................................................15
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................22
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản...........................................................................22
1.2.1.1. Di cư......................................................................................................22
1.2.1.2. Di cư lao động xuyên biên giới............................................................23
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu.................................................................................26
1.2.2.1. Lý thuyết lực hút và lực đẩy (Push and pull factors)..........................26
1.2.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội (social network)......................................29
1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................31

Tiểu kết chương
1.....................................................................................................38


CHƢƠNG 2. NGƢỜI NGÁI Ở TÂN HOA, ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ MẠNG
LƢỚI XÃ HỘI CỦA NGƢỜI DI
CƢ....................................................................39
2.1. Lịch sử di cƣ, định cƣ và mạng lƣới xã hội ngƣời Ngái ở Lục Ngạn, Bắc
Giang........................................................................................................................3
92.1.1. Nguồn gốc lịch sử.......................................................................................39
22.1.2. Quê hƣơng bản quán và sự trở về............................................................42
2.1.3. Mạng lƣới xã hội xuyên quốc gia..............................................................44
2.2. Hoạt độngkinh tế của ngƣời Ngái ở Tân Hoa...............................................48
2.2.1. Kinh tế nông nghiệp...................................................................................48
2.2.2. Kinh tế phi nông nghiệp............................................................................51
2.2.3. Sự phân tầng xã hội ở Tân Hoa...............................................................53
2.3. Những ngƣời môi giới lao động.......................................................................55
2.3.1. Môi giới lao động họlà ai?........................................................................55
2.3.2. Vai trò của môi giới trong tuyển dụng lao động.....................................59
2.3.3.Thu nhập và rủi ro của nghềmôi giới lao động......................................62
2.4. Hành trình vƣợt biên tìm việc làm.................................................................65
2.4.1. Những ngƣời lao động vƣợt biên..............................................................65
2.4.2. Hành trình vƣợt biên.................................................................................70
Tiểu kết chương
2.....................................................................................................82
CHƢƠNG 3. VIỆC LÀM, THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DI
CƢ....84
3.1. Trồng và thu hoạch mía...................................................................................84
3.1.1. Công việc.....................................................................................................84
3.1.2. Quản lý lao động........................................................................................88

3.1.3. Thu nhập.....................................................................................................91


3.2. Công nhân trong các công xƣởng tƣ nhân.....................................................94
3.2.1. Công việc.....................................................................................................94
3.2.2. Quan hệ giữa chủ và lao động di cƣ.........................................................96
3.2.3. Thu nhập của ngƣời lao động...................................................................98
3.3. Lâm nghiệp và dịch vụ...................................................................................100
3.3.1. Công việc...................................................................................................100
3.3.2. Tổ chức lao động và quan hệ lao động...................................................103
3.3.3. Thu nhập của ngƣời lao động.................................................................104
3.4. Cuộc sống của ngƣời lao động di cƣ tại nơi làm việc..................................105
3.4.1. Điều kiện ăn ở và các mối quan hệ nơi làm việc...................................105
3.4.2. Giải khuây nơi đất khách........................................................................112
Tiểu kết chương
3...................................................................................................114
CHƢƠNG 4. TÁC ĐỘNG KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA DI CƢ LAO ĐỘNG
XUYÊN BIÊN GIỚI.............................................................................................116
4.1. Động cơ di
cƣ..................................................................................................116
4.2. Đa dạng hóa hoạt động sản xuất và thay đổi mức sống..............................121
4.2.1. Đầu tƣ vào nhà ở......................................................................................121
4.2.2. Đầu tƣ vào sản xuất.................................................................................124
4.2.3. Cải thiện kinh tếhộgia đình...................................................................
.3. Hậu quả di cƣ.................................................................................................128
4.3.1. Phân tầng xã hội.......................................................................................128
4.3.2. Rủi ro và nguy hiểm nơi đất khách quê ngƣời......................................129
4.3.3. Bệnh tật, ốm đau và sức khỏe của ngƣời lao động...............................132
4.4. Vấn đề bóc lột sức lao động...........................................................................134
4.5. Những ngƣời nông dân “biến chất”.............................................................136



4.6. Hậu quả khác..................................................................................................138
Tiểu kết chương
4...................................................................................................140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................146
PHỤLỤC 1: BẢN ĐỒ..........................................................................................155
PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI....................................................................................157

MỞ ĐẦU


1.Lý do lựa chọn đề tàiTrong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, di cư
quốc tếđã trởthành một trong những vấn đềcủa thời đại. Di cư từlâu đã trởthành
vấn đềquan tâm của tất cảcác quốc gia trên thếgiới. Di cưkhông phải là một hiện
tượng ngẫu nhiên mà là sản phẩm của đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị,
văn hoá trong từng thời đại. Chính vì thếquá trình di cư tạo ra nhiều vấn đềkéo
theo nó, trong đó có cảnhững ảnh hưởng tốt và cảnhững hệlụy do di cư gây ra. Di
cư quốc tếtrong xu thếtoàn cầu hóa với những động thái, biểu hiện mới đòi hỏi các
khoa học chuyên ngành và liên ngành phải có bước phát triển tương ứng đểnhận
diện chính xác, luận chứng có căn cứcho các can thiệp chính sách cũng như xác lập
khung khổlý thuyết cho nghiên cứu cơ bản. Các hình thái di cư lao động của Việt
Nam ngày càng đa dạng phức tạp với quy mô và hình thức khác nhau, với nhiều
đối tượng và thành phần khác nhau đã tạo ra một bức tranh vềdi cư nhiều màu sắc
trong đó di cư lao động xuyên biên giới là hiện tượng ngày càng diễn ra phổbiến.
Với đường biên giới dài và tiếp giáp với nhiều quốc gia đã tạo điều kiện đểcác lao
động có điều kiện di chuyển tìm kiếm việc làm. Không chỉcác tộc người sống
gần biên giới mà rất nhiều các nhóm tộc người sinh sống trên đất nước Việt
Nam hiện nay tham gia di cư lao động xuyên biên giới với sốlượng ngày càng lớn.
Vấn đềdi cư lao động xuyên biên giới có ảnh hưởng mạnh mẽđến đời sống kinh tế,

văn hóa, xã hội của các tộc người.Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là nơi có vịtrí
thuận lợi, tiếp giáp với Lạng Sơn cũng như có nhiều tuyến đường liên tỉnh, nội tỉnh
dễdàng thuận tiện cho việc di chuyển từđịa bàn đến khu vực biên giới. Từlâu, Lục
Ngạn đã được coi là điểm nóng có nhiều lao động di cư tựdo xuyên biên giới tìm
việc làm với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó nhóm người Ngái là
một trong những dân tộc có tỷlệdi cư lao động xuyên biên giới cao so với các
nhóm dân tộc còn lại.Nghiên cứu vềvấn đềdi cư lao động xuyên biên giới của
người Ngái ởxã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang một mặt giúp có thêm
những hiểu biết rõ hơn vềdân tộc Ngái vốn lâu nay vẫn còn mờnhạt trong nghiên
cứu dân tộc học. Mặt khác, góp phần tìm hiểu hiện tượng di cư lao động xuyên
biên giới tại vùng biên giới Việt Nam -Trung Quốc nói chung cũng như làm rõ
vềvấn đềdi cư lao động xuyên biên giới của một tộc người cụthểnói riêng. Nghiên
cứu cũng góp phần cung cấp thông tin và cứliệu cho các cơ quan hoạch định chính
sách di cư của nhà nước đểđưa ra những chính sách hợp lý liên quan đến di cư lao
động xuyên biên giới.Từnhững vấn đềnêu trên tôi lựa chọn đềtài nghiên cứu: “Di
cƣ lao động xuyên biên giới của ngƣời Ngái ởLục Ngạn, Bắc Giang”.2.Mục tiêu
nghiên cứuNghiên cứu của luận văn tập trung vào bốnmục tiêu chính:1.Khám phá
quá trình di cư của người Ngái trong lịch sửvà mối liên hệvới trào lưu di cư lao
động tựdo gần đây. Trọng tâm của nội dung này là đểtrảlời câu hỏi vềý nghĩa của


mạng lưới xã hội đối với quá trình di cư tạo ra và vai trò của nó đối với làn sóng di
cư lao động gần đây.
2.Phân tích và làm rõ những động cơ kinh tế-xã hội dẫn đến di cư lao động tựdo
xuyên biên giới của các hộgia đình tộc người Ngái ởhuyện Lục Ngạn, Bắc
Giang. Câu hỏi đặt ra cho nội dung nghiên cứu vấn đềnày là tình trạng đói nghèo,
thiếu việc làm và phân tầng xã hội ởnơi xuất cư tác động thếnào đến quyết định di
cư và những người môi giới lao động có vai trò thếnào trong quá trình này?.3.Mô
tảvà phân tích thực trạng đời sống và công việc của người lao động di cư tựdo ởnơi
tiếp cư. Lao động di cư thường được thuê mướn đểlàm những loại công việc gì,

quan hệlao động tay ba giữa chủthuê nhân công, môi giới lao động và người làm
công diễn ra như thếnào và những rủi ro, hệlụy trong quá trình lao động ởnước
ngoài đối với người lao động là gì?.4.Phân tích hệ quả kinh tế-xã hội của trào lưu
di cưlao động tự do xuyên biên giới đối với các hộ gia đình nơi xuất cư và những
ngụ ý khoa học cho công tác thực tiễn quản lý vùng biên và đảm bảo an ninh cho
người lao động di cư.
3.Đối tƣợngvà phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là nhóm người Ngái
ởxã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, không gian hoạt động
và mạng lưới xã hội của người Ngái không chỉbó hẹp trong phạm vi một làng,
một xã mà lan tỏa và tương tác với các nhóm tộc người khác trong địabàn cư trú
vùng Lục Ngạn, Sơn Động sang đến các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và Quảng
Tây bên Trung Quốc nên trong những trường hợp cần thiết, đối tượng nghiên cứu
được mởrộng hơn ra địa bàn huyện Lục Ngạn và vùng biên giới. Vềmặt thời gian,
luận văn chủyếu quan tâm đến trào lưu di cư lao động tựdo của người Ngái sang
Trung Quốc kiếm việc làm từsau bình thường hóa quan hệViệt Nam –Trung Quốc
năm 1991. Tuy nhiên, người Ngái có lịch sửdi cư vào Việt Nam và một bộphận di
cư trởlại Trung Quốc do tác động của chiến tranh biên giới những năm 1978-1979
và do đó tạo ra mạng lưới xã hội cho trào lưu di cư hiện nay nên thông tin vềlịch
sửdi cư cũng được thu thập và phân tích phục vụcho hiểu biết sâu hơn vềquá trình
di cư gần đây.
3.2. Địa bàn nghiên cứuTrong nghiên cứu này chúng tôi chọn một xã (Tân Hoa)
làm địa bàn nghiên cứu sâu và mởrộng các quan sát ra cảnhóm dân tộc Ngái sinh
sống ởhuyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Theo sốliệu của UBND huyện Lục
Ngạn, tính đến tháng 6 năm 2016 sốngười Ngái được kê khai là người Hoa trên địa
bàn huyện Lục Ngạn là 13.897 người. Người Ngái sống rải rác tại nhiều xã khác


nhau trên địa bàn huyện như: Tân Lập, Tân Quang, Thanh Hải, Đồng Cốc, Tân
Hoa,... Trong các xã này, Tân Hoa được cho là một trong những địa phương có

sốlượng người dân di cư vượt biên tìm việc làm với sốlượng lớn trong địa bàn
huyện Lục Ngạn. Ngoài ra, theo những hiểu biết trước đó của tôi thì xã Tân Hoa là
một trong những xã người dân có nhiều mối quan hệthân tộc xuyên quốc gia với
cộng đồng ngườiNgái ởbên Trung Quốc. Trong địa bàn xã Tân Hoa có hai thôn tập
trung người Ngái sinh sống là thôn Vặt Ngoài và thôn Thanh Văn 2. Thực ra, thôn
Thanh Văn 2 và Vặt Ngoài vốn là một, được chính quyền tách ra thành hai thôn
gần đây. Tuy nhiên, sốlượng người Ngái vẫn còn sống tập trung đông hơn tại thôn
Vặt Ngoài trong khi ởThanh Văn 2 chỉcó một sốlượng rất nhỏcác hộgia đình Ngái
sinh sống. Trong khi chọn điểm nghiên cứu sâu là thôn Vặt Ngoài cho các cuộc
phỏng vấn sâu và nghiên cứu thực địa dài ngày, tại đây tôi cũng tổchức các chuyến
khảo sát tại thôn Thanh Văn 2 nhằm thu thập các sốliệu liên quan vềdân cư và tình
hình di cư nói chung.
3.3. Phạm vi nghiên cứuLuận văn này tập trung vào nghiên cứu hình thức di cư lao
động tựdo qua biên giới Việt –Trung của người Ngái kểtừnăm 1991trởlại đây,
bao gồm các chuyến di cư lao động tạm thời trong ít ngày và di cư lao động theo
mùa vụ, chủyếu là mùa trồng mía và mùa thu hoạch mía của các nông trường mía
bên Trung Quốc. Ngoài ra, các hình thức di cư làm công nhân trong các công ty và
tổchức dịch vụởnước sởtại cũng được quan tâm. Không gian nghiên cứu không
chỉlà địa bàn huyện Lục Ngạn mà cũng hướng đến một cái nhìn bao quát cảvùng
biên giới phía bắc, nơi có các cửa khẩu và các con đường tiểu ngạch mà lao
động tựdo thường vượt qua đểtìm việc làm.
4.Nguồn tƣ liệu của luận vănLuận văn này khai thác và sửdụng 3 nguồn tài liệu
chính làm cơ sởcho các phân tích. Đó là: 1)Nguồn tư liệu điền dã thực địa: Nguồn
tư liệu được thu thập trong hơn hai tháng tại địa bàn, bao gồm các cuộc phỏng
vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc theo bảng hỏi, các câu chuyện vềlịch sửdi cư, vềgia
đình và đời sống của các hộgia đình và cá nhân tham gia di cư. Đây là nguồn
thông tin quan trọng nhất cho phép hình dung lại toàn bộquá trình di cư và những
vấn đềmà người di cư phải đối diện. 2)Nguồn tư liệu thành văn: Trong đó có tài
liệu lưu trữởcác quan quản lý hành chính địa phương như các văn bản, báo cáo,
sốliệu thống kê. Những nguồn tư liệu này giúp tôi có được thông tin tổngquát vềđịa

bàn nghiên cứu cũng như giúp trảlời các vấn đềnghiên cứu ởtầm rộng hơn của
huyện Lục Ngạn và vùng biên giới. Ngoài ra, những ghi chép của các gia đình,
thư từtrao đổi thăm viếng và công việc, các câu đối và văn tựtrình bày trên bàn


thờcủa các gia đình người Ngái và gia phảcủa các dòng họ(Hà, Hoàng, Vi). Nguồn
tư liệu này giúp tôi tôi lý giải vềlịch sửdi cư, tụcư, phát triển, văn hóa, lối sống của
cộng đồng tộc người Ngái ởđây cũng như tìm thấy các mối quan hệthân tộc xuyên
biên giới của một sốdòng họngười Ngái.3)Nguồn tài liệu thứcấp: Chủyếu là các
công trình nghiên cứu đã xuất bản trên các tạp chí, sách, báo, internet có liên quan
đến vấn đềnghiên cứu. Đây là những tư liệu giúp tôi có được nhiều thông tin liên
quan đến vấn đềngười Ngái và tình hình di cư lao động trái phép ởnhiều địa
phương trong đó có huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
5.Đóng góp của luận vănDi cư lao động tựdo xuyên biên giới là một hình thức
quan trọng trong di dân nói chung. Nó phản ánh không chỉcác khuôn mẫu của đời
sống mà cảchiến lược sinh tồn của các hộgia đình trong môi trường sinh sống của
họ. Nghiên cứu này lần đầu tiên cung cấp một mô tảdân tộc học vềngười Ngái,
cuộc sống hàng ngày của họ, những mối liên hệxuyên quốc gia, và quyết định lựa
chọn di cư vượt biên như một chiến lược sinh tồn đểcải thiện cuộc sống. Nghiên
cứu đã chỉra ba lợi thếquan trọng trong vốn xã hội được người Ngái tận dụng vào
trong chiến lược di cư của mình, đó là các yếu tốngôn ngữ, tính tộc người và quan
hệthân tộc. Ngoài ra, đây là lần đầu tiên một nghiên cứu di cư xuyên biên giới đặt
vấn đềtìm hiểu và làm rõ vai trò của người môi giới lao động, góp phần cung cấp
thông tin cho các quyết sách vềquản lý vùng biên và di chuyển tựdo qua biên giới
không tuân theo các quy định pháp luật.
6.Cấu trúc luận vănNgoài phần mởđầu và kết luận, luận văn bao gồm 4
chương chính, các chương như sau:
Chương 1: Tình hình nghiên cứu, cơ sởlý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2:Người Ngái ởxã Tân Hoa, đời sống kinh tếvà mạng lưới xã hội của
người di cư.

Chương 3: Việc làm, thu nhập và đời sống của người di cư.
Chương 4: Tác động kinh tế-xã hội của di cư lao động xuyên biên giới

CHƢƠNG 1TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾTVÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan về nghiên cứu
1.1.1. Ngƣời Ngái ở Bắc Giang Trong các cuộc điều tra dân sốchính thức, người
Ngái ởBắc Giang được hướng dẫn khai báo là người Hoa. Thực ra, khái niệm
người Hoa tương đối mơ hồvì nó không hoàn toàn là một thuật ngữchỉtộc danh.
Người Ngái ởBắc Giangchấp nhận tên gọi Hoa bởi vì họcó nguồn gốc di cư
từTrung Quốc, nhưng không chấp nhận mình thuộc vềtộc Hoa-Hán. Nhiều người
dân khi được hỏi đều cho rằng họcó tên tựgọi là người Ngái, nói tiếng Ngái và
tiếng Khách, khác với các phương ngữHán và không giống với tiếng Hán Quảng
Đông. Trước năm 1979, người Ngái và các nhóm nói tiếng Ngái như Khách, Khách
gia, Hắc Cá, Sín và Đản đều được xem là một bộ phận của dân tộc Hoa[12&13].
Năm 1979, người Ngái lần đầu tiên được tách ra khỏi dân tộc Hoa để trở thành một
tộc người riêng, khác Hoa[44]. Có ý kiến cho rằng việc tách nhóm Ngái khỏi người
Hán là chính sách phân hóa của Việt Nam để làm giảm cố kết của họ với các nhóm
gốc Hán[68].Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng việc tách người
Ngái khỏi dân tộc Hoa là có cơ sở khoa học và là một cách để chống lại chủ nghĩa
bá quyền Trung Quốc [14].Kểtừkhi người Ngái được công nhận là một tộc người
riêng biệt đến nay vẫn chưa được giới dân tộc học và nhân học quan tâm đúng
mức. Chính vì vậy các côngtrình nghiên cứu vềngười Ngái ởViệt Nam còn rất hạn
chế. Ngoài một vài nghiên cứu ít ỏi và sơ lược có nhắc đến các nhóm nói tiếng
Ngái và Hắc cá/Khách gia [12] không thấy có công trình nghiên cứu chuyên biệt
nào vềngười Ngái. Các công trình chuyên khảomang tính học thuật vô cùng ít ỏi và
mờnhạt. Vài năm trởlại đây mới bắt đầu có một sốnghiên cứu cũng như các bài báo
viết vềngười Ngái đăng tải trên một sốphương tiện truyền thông [7; 10; 11; 23]v.v.

Tuy nhiên, các bài báo này chỉnói tới bộphận người Ngái ít ỏi ởtỉnh Thái Nguyên.
Hầu như chưa có nghiên cứu nào vềngười Ngái ởBắc Giang. Gần đây, một vài
sinh viên Khoa Nhân học Đại học Khoa học Xã hộivàNhân văn đã tiến hành khảo
sát vềngười Ngái ởThái Nguyên và Bắc Giang làm luận văn tốt nghiệpđại học
[28;29]. Công trình nghiên cứu công phu đầu tiên trình bày những phát hiện mới,
có tính hệthống vềngười Ngái Việt Nam là của [15]. Báo cáo khoa học này trình
bày tại Hội nghịThông báo dân tộc học dựa trên khảo sát thực địa tại Quảng
Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Đồng Nai và thành phốHồChí Minh, đã đưa đến
kết luận rằng nhóm cư dân vẫn được kê khai là người Hoa ởBắc Giang và Đồng
Nai thực ra là người Ngái. Họthuộc vềhai phân nhóm nói tiếng Ngái và tiếng
Khách.Trong quá trình nghiên cứu thựcđịa tại Bắc Giang, chúng tôi đã được
nghe người Ngái nói vềlịch sửcủa các dòng họ, quá trình di cư của họvào Việt
Nam, và những vấn đềmà họquan tâm trong cuộc sống hiện thời. Những người
dân địa phương cho biết tổtiên của họđều có gốgác từkhu vựcĐông Nam Trung


Quốc, các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và Quảng Tây. Do những biến động lịch
sửvà sức ép kinh tế-xã hội nơi quê nhà, đã di cư đến khu vực Phòng Thành
(Quảng Tây, Trung Quốc) rồi từđây di cư vào khu vực Móng Cái, Đầm Hà, Hà Cối
thuộc tỉnh Hải Ninh (cũ), nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Thời điểm các dòng họdi
cư đến khu vực này tính đến nay đã 7-8 đời, tức khoảng hơn 100 năm. Từđây, các
gia đình dần dần di cư vào sâu hơn trong đất liền, lên các tỉnh Bắc Giang, Lạng
Sơn, Thái Nguyên. Một bộphậnlớn người Ngái đã di cư vào Nam năm 1954
[15].Ởhầu hết các làng người Ngái ởhuyện Lục Ngạn mà tôi đã đến thăm, đều
thấy có hiện tượng trong một làng thường có các dòng họthuộc hai nhóm ngôn
ngữNgái và Khách cùng chung sống. Theo người dân ởđây, hai thứtiếng này
chỉkhác nhau chút ít trong phát âm và một sốtừvựng, nhưng họđều hiểu nhau.
Cảhai nhóm này đều có chung một ký ức vềlịch sửtụcư ởBắc Giang (4-7 đời)
mặc dù có nghiên cứu nói rằng người nói tiếng Ngái dường như đã có lịch sửcư
trú ởViệt Nam sớm hơn người nói tiếng Khách [15]. Ngoài những đặc điểm

chung vềngôn ngữ, nguồn gốc lịch sử, các nhóm Ngái đã có quá trình chung
sống lâu dài ởViệt Nam và họmong muốn được xác định là người Ngái thay vì kê
khai học là người Hoa. Trong luận văn này, chúng tôi sửdụng tộc danh Ngái
đểchỉnhóm cư dân đang được nghiên cứu.
1.1.2. Di cƣ trong nƣớc Di cư lao động từlâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Các công trình vềdi cư nông thôn -đô thịhay di cư lao động chủyếu tập trung
vào nghiên cứu di cư trong nước. Cũng đã có một sốnghiên cứu vềvấn đềdi cư ra
nước ngoài của lao động Việt Nam. Tuy nhiên sốlượng các nghiên cứu vềdi cư
quốc tếchưa nhiều. Trong phần tổng quan này, tôi tập trung vào một sốnguồn tài
liệu mang tính tổng quan vềdi cư trong nước cũng như di cư quốc tếđã công
bốdưới dạng khảo luận khoa học, các bài đăng trên các tạp chí nghiên cứu. Một
sốbài biết đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng được lưu ý
đểhiểu rõ hơn quan điểm của công luận nhìn nhậntình hình di cư lao động như
thếnào.Trong sốcác nghiên cứu vềdi cư trong nước, một báo cáo tổng quát do
Veronique Marx và Katherine Fleischer thực hiện đã nêu lên một bức tranh chung
vềtình hình di cư trong nước. Theo báo cáo này, hiện có khoảng 7,7% dân
sốcảnước đang tham gia vào các dòng di cư khác nhau và xu hướng chung là đang
tăng lên nhanh chóng, trong đó tỷlệlao động nữtăng lên đáng kể. Báo cáo đã chỉra
bốn vấn đềđáng quan tâm khi nghiên cứu di cư nội địa: 1) Phần lớn di cư trong
nước là di cư tựdo theo ba hình thức ngắn hạn, mùa vụvà di cư lâu dài; 2) Người di
cư luôn cảm thấy yếu thếhơn so với người sởtại. Họcũng không được hưởng các
trợcấp xã hội dành cho người lao động nếu di cư tựdo, và gặp nhiều khó khăn trong
tiếp cận các dịch vụxã hội; 3) Động cơ chính của di cư là vì mục đích kinh tế, trong


đó bao gồm những người tìm việc làm tăng thêm thu nhập và nâng cao điều kiện
sống và những người di cư theo gia đình; 4) Hầu hết sốtiền kiếm được từlao động
di cư được chi dùng cho giáo dục và các chi phí chăm sóc sức khỏe. Điều này có
nghĩa là di cư lao động, trong chừng mực nào đó có ý nghĩa tích cực vì nhờđó
giảm đi sựkhác biệt giữa các khu vực thành thịvà nông thôn và góp phần tạo việc

làm và thu nhập cho hộgia đình nghèo. Báo cáo này chủyếu phân tích di cư từmột
viễn cảnh vĩ mô tình hình di cư trong nước hiện nay như dòng di cư, giới, công
việc, thu nhập và tác động xã hội của di cư lao động. Tuy nhiên, báo cáo không đi
sâu phân tích các sức ép dẫn đến di cư và mạng lưới xãhội của người di cư tựdo.
Một nhận định có tính phổquát của hầu hết các nghiên cứu vềdòng di cư nội địa
đều có chung một nhận định vềmối liên hệgiữa di cư và tình trạng đói nghèo, xem
di cư như một chiến lược giảm nghèo của các hộgia đình nông dân [75].Nghiên
cứu của Lê Quốc Hội và Nguyễn ThịHoài Thu đã chỉra mối quan hệgiữa di dân và
quá trình giảm nghèo. Theo các tác giảnày thì di cư trong nước đã có tác động tích
cực đến giảm nghèo mặc dù kết quảkhông phải tức thì nhưng ởcác tỉnh có tỷlệkinh
tếnông nghiệp cao thì tác động giảm nghèo của di cư rõ rệt hơn. Nghiên cứu không
chỉra tác động của từng loại hình di cư cụthểnhưng nói chung cho rằng di cư có
tác động tích cực đến nền kinh tếnói chung và đến các hộgia đình có người di cư
nói riêng [30].Năm 2004, nhà nghiên cứu Đặng Nguyên Anh, một chuyên gia hàng
đầu vềdi cư nội địa ởViệt Nam đã cho xuất bản công trình “Di dân trong nước: Vận
hội và thách thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ởViệt Nam”. Trong công
trình này, ông đã phân tích các xu hướng và đặc điểm di dân, những vấn đềnổi bật
của di dân trong nước và từđó nêu ra các khuyến nghịvềchính sách. Tác giảđã làm
rõ các khái niệm di dân và chỉra rằng các thành phốlớn trởthành tâm điểm của các
cuộc di dân, người lao động di cư đến thành phốvới mong muốn có một cuộc sống
tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cũng giống như các phát hiện của các nhà nghiên cứu khác,
Đặng Nguyên Anh cũng cho rằng hệquảcủa các cuộc di dân nông thôn đô thịlà các
đối tượng ít được bảo vệ, khó tiếp xúcvới các dịch vụxã hội và đặc biệt phụnữlà
đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi, dễbịxâm hại tình dục và bạo lực trong quá
trình di cư [3].Nghiên cứu của Hà ThịPhương Tiến và Hà Quang Ngọc “Lao động
nữdi cư tựdo nông thôn đô thị” cũng chỉra bối cảnh, tình hình, lý do di cư vào các
thành phốlớn thu nhập, sức khỏe, chăm sóc y tế, điều kiện sống, quan hệxã hội của
người di cư được đềcập khá toàn diện. Các tác giảnày cũng cho rằng di cư tựdo
của lao động nữdễgặp rủi ro và nhiều khó khăn trongcuộc sống. Họdễbịdụdỗ, lôi
kéo vào những công việc vi phạm pháp luật [58].Nói chung, di dân tựdo được cho

là có tác động hai mặt, cảtích cực và tiêu cực. Nguyễn NữĐoàn Vy cho rằng ởmặt
tích cực, di dân tựdo đã giải quyết vấn đềviệc làm cho laođộng dư thừa và góp


phần xóa đói giảm nghèo ởnông thôn, gphần chuyển dich cơ cấu lao động nông
thôn trong khi lao động thành thịđược bổsung và trẻhóa, góp phần tăng trưởng
kinh tếcác thành phố, làm phong phú đời sống. Tuy nhiên, di cư tựdo cũng có mặt
tiêu cực. Nó gây ra tình trạng thiếu lao động ởnông thôn vào các mùa vụvà làm
gia tăng một sốvấn đềxã hội phức tạp, tạo ra sức ép đối với việc cung cấp các dịch
vụởthành phố, đồng thời gia tăng sức ép vềquản lý trật tựxã hội cho các cấp
chínhquyền [78].
1.1.3. Di cƣ quốc tếDi cư quốc tếđã xuất hiện từlâu. Tuy nhiên, gần đây mới có
một sốnghiên cứu mang tính tổng quát nhưng còn ít những nghiên cứu chuyên sâu
vềvấn đềnày. Một báo cáo của Cục lãnh sự-Bộngoại giao “Báo cáo tổng quan
vềtình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài”đã cung cấp một bức
tranh toàn cảnh vềthực trạng di cư ra nước ngoài hiện nay. Báo cáo đã chỉra
sốlượng người Việt Nam di cư ra nước ngoài ngày càng tăng vềsốlượng, lý do di
cư trởnên phức tạp hơn, phụnữvà trẻem có sốlượng di cư tăng nhanh. Kết
quảnghiên cứu cũng cho thấy quy luật cung cầu vềsức lao động, dịch vụ, và chênh
lệch vềmức sống và thu nhập giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đã thúc
đẩy các luồng di cư. Lý do kinh tế, hôn nhân, chảy máu chất xám, được coi là
những nhân tốthúc đẩy di cư nước ngoài nhiều nhất. Di cư ra nước ngoài hiện nay
chủyếu dưới dạng di cư lao động, di cư du học, di cư hôn nhân gia đình, và di cư
trái phép. Báo cáo này chủyếu tập trung vềvấn đềviệc làm, lao động cũng như
tình hình nhập cư vào một sốnước châu Âu[19]. Vấn đềdi cư trái phép, buôn bán
phụnữvà trẻem đã được nhắc đến. Tuy nhiên, chỉcó cái nhìn tổng quan chưa có
những ví dụcụthểhay làm nổi bật lên vấn đềnày. Đặc biệt, tình trạng di cư lao động
trái phép qua biên giới chưa thấy đềcập trong báo cáo.Mối quan tâm nổi bật của
hiện tượng di cư ra nước ngoài là “Vấn đềđăng kí hộtịch của người di cư Việt
Nam ởnước ngoài”[17]. Báo cáo này cho thấy hiện nay có khoảng 3,4 triệu người

Việt Nam định cư ởnước ngoài, cư trú ởgần 90 quốc gia và vùng lãnh thổtrên
thếgiới trong đó có khoảng 80% người Việt sống ởcác nước công nghiệp phát
triển và khoảng 70-80% sốđó được nhập quốc tịch nước sởtại. Những người di cư
tại nước ngoài họmong muốnđược nhập quốc tịch nước ngoài vì những vấn
đềliên quan trực tiếp tới lợi ích của bản thân họnhư đểđược hưởng quy chếcư trú
dài hạn, có hộchiếu nước ngoài, được hưởng các quyền lợi như công dân nước
sởtại vềviệc làm, bảo hiểm, trợcấp xã hội, việc học hành của con cái...Nhưng đồng
thời họcũng không muốn từbỏquốc tịch Việt Nam vì họmuốn giữmối liên
hệchặt chẽvới đất nước Việt Nam. Bài viết cho thấy một cái nhìn tổng quan
chung nhất với những sốliệu cụthểvềvấn đềđăng kí hộtịch của người dicư Việt
Nam ởnước ngoài. Vấn đềdi cư của người Việt ra các nước láng giềng như


Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc gần đây đã bắt đầu thu hút sựquan tâm
của các nhà nghiên cứu. Trong sốcác nghiên cứu vềkhu vực này, Nguyễn Duy
Thiệu đã cho công bốkết quảnghiên cứu của một đềtài khoa học vềCộng đồng
người Việt tại Lào. Tài liệu này cho biết người Việt di cư sang Lào từrất sớm,
nhưng có thểchia thành 4 giai đoạn chính từthời Nguyễn, thời kỳchống Pháp, thời
kỳchống Mỹvà thời kỳsau giải phóng. Nguyên nhân của các đợt di cư chủyếu là
do đời sống khó khăn, thiên tai, hạn hán, sựchuyển cư của Pháp, Mỹcũng như
chiến tranh và bệnh dịch. Thời kỳsau giải phóng miền Nam 1975, người Việt di
cư sang Lào nhiều hơn và chủyếu tập trung ởcác thành phố. Người Việt đã có
nhiều chuyển đổi trong phương thức mưu sinh đểphù hợp với cuộc sống ởLào
cũng như duy trì nhiều nét văn hóa của cộng đồng Việt kết hợp tiếp thu một sốnét
văn hóa Lào đặc sắc [48].Nghiên cứu cho thấy một bức tranh vềđời sống người
Việt ởLào, nghiên cứu thiên vềhòa nhập cuộc sống của người Việt với sựmưu sinh
cũng như dung hòa giữa hai nền văn hóa Việt –Lào hơn là đi sâu vào vấn đềdi cư
lao động tại bên kia biên giới. Tác giảcũng không đềcập di cư sang Lào như một
hình thức di cư trái phép mà nó là hình thức di dân tựdo.Nghiên cứu của Vũ
ThịThanh Nhàn, Trần Giang Linhđã quan tâm đến hiện tượng di cư hôn nhân. Phát

hiện của họcho thấy phụnữViệt Nam di cư lấy chồng nước ngoài phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn do phải tựmình hòa nhập vào một xã hội xa lạ. Họphải đối
mặt với thực tếrằng mình vừa là nạn nhân vừa là kẻcơ hội, đồng thời bịphủnhận
quyền tựchủvà đóng góp của họvới cảcộng đồng nơi đi và nơi đến. Nghiên cứu
thiên vềcuộc sống cũng như những ảnh hưởng tâm lý của phụnữViệt Nam khi kết
hôn với người nước ngoài [37].Tác giảNghiêm Tuấn Hùng trong bài “Nguyên nhân
cơ bản và điều kiện chủyếu thúc đẩy di cư quốc tế” đã chỉra nhiều nguyên nhân
khác nhau dẫn tới hiện tượng này, trong đó nguyên nhân vềkinh tếlà quan trọng
nhất. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là xung đột và chiến tranh. Những biến
động theo chiều hướng đi xuống của môi trường, các nguyên nhân liên quan đến
yếu tốsắc tộc và văn hóa cùng mong muốn chủquan của con người cũng góp
phần thúc đẩy di cư quốc tế. Hiện tượng di cư quốc tếcòn có thêm động lực thúc
đẩy là những điều kiện nảy sinh trong môi trường của hệthống quốc tếnhư toàn
cầu hóa, sựphát triển của truyền thông liên lạc, thuận tiện của giao thông vận
tải. Thêm nữa, một điều kiện thuận lợi cho con người có thểyên tâm hơn với
những hành trình di cư là sựphát triển của lý luận vềchủnghĩa toàn cầu và các
chương trình trợgiúp nhân đạo. Ngoài ra, tội phạm quốc tếđã và đang cung cấp
những con đường di cư bất hợp pháp. Bài viết cốgắng chỉra những nguyên nhân
dẫn đến các cuộc di cư quốc tế, trong đó có cảyếu tốsức ép và sức hút của các
quyết định di cư [34].Có thểthấy vấn đềdi cư ra nước ngoài đã được nhiều nhà


khoa học chú ý đến, bao gồm cảdi cư trong nước và di cư quốc tế. Tuy nhiên vấn
đềdi cư lao động xuyên biên giới theo các dạng thức tạm thời, mùa vụvà lâu dài thì
vẫn chưa có các nghiên cứu chuyên sâu. Các báo cáo tổng quan vềvấn đềdi cư
quốc tếcó nhắc đến những hình thức vượt biên tìm việc làm nhưng chưa có những
nghiên cứu các trường hợp cụthể. Di cư lao động xuyên biên giới Việt Trung đã
được một sốtác giảnghiên cứu nhưng chủyếu được xem xét dưới dạng quan hệtộc
người. Nghiên cứu của Lý Hành Sơn về“Quan hệdân tộc xuyên biên giới trong
hoạt động kinh tếởmộtsốtộc người ởvùng miền núi phía Bắc” cho thấy các dân tộc

ởkhu vực biên giới phía Bắc như Nùng, Hmông, Thái, Hà Nhì, đều có quan hệđồng
tộc, họhàng, láng giềng với bên kia biên giới trong đó mối quan hệkinh tếnổi lên
ởnhiều phương diện như trao đổi giống vật nuôi cây trồng, hỗtrợnhân lực, quan
hệmua bán qua biên giới và quan hệlao động làm thuê. Tác giảcho biết, các dân tộc
như Nùng, Hmông, Giáy, La Chí,.. vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê
ngày càng đông và gia tăng nhanh. Không chỉcó các dân tộc ởbiên giới mà hiện
nay nhiều dân tộc tại các tỉnh như NghệAn, Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Kạn,
Tuyên Quang, v.v... cũng có sốlượng di cư lao động sang Trung Quốc ngày một
đông [42].Tuy nhiên, nghiên cứu chỉdừng lại ởliệt kê, cũng như đánhgiá các hình
thức quan hệdân tộc xuyên quốc gia nhưng thiếu các sốliệu cụthểvà đặc biệt là
nghiên cứu sâu trên thực địa tại một địa bàn cụthểđểlàm rõ những động cơ di cư,
tác động kinh tếxã hội và những vấn đềđặt ra cho người di cư và quản lý di cư
xuyên biên giới. Trong sốcác báo cáo vềtình hình di cư lao động xuyên biên giới,
đáng lưu ý là bài viết của tác giảNguyễn ThịHiền. Bài viết này đăng trên Bản tin
số23, năm 2010 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã tổng kết lại nghiên cứu
“Đánh giá nhanh tình hình di cư lao động tựdo và buôn bán người tại biên giới Việt
Trung” của Viện Khoa học Lao động và Xã Hội kết hợp với Trung tâm nghiên cứu
lao động nữvà giới cùng với tổchức Lao động quốc tếILO thực hiện vào năm 2009,
bài viết tập trung phân tích nguyên nhân lao động ởnông thôn hiện nay di cư tựdo
ra nước ngoài tìm kiếm việc làm trong đó di cư sang các nước láng giềng
như Lào, Campucchia và Trung Quốc. Hình thức di cư này, theo tác giả, đã tạo ra
những tích cực vềmặt kinh tếkhi thunhập tăng lên đáng kểso với làm việc tại quê
nhà. Tuy nhiên là hình thức di cư tựdo xuyên biên giới tồn động nhiều vấn đềrủi
ro, nguy hiểm, nhất là đối mặt với nạn buôn bán người, bịbóc lột và lạm dụng sức
lao động. Di cư vượt biên giới Việt –Trung đã xuất hiện từlâu đời và mang tính
lịch sử. Người dân sinh sống hai bên đường biên của Việt Nam và Trung Quốc có
quan hệrất gần gũi, họcùng chung tiếng nói, cùng chung đặc điểm văn hoá, thậm
chí có quan hệhọhàng thân tộc hoặc thường xuyên qua lại giaolưu, trao đổi hàng
hoá, văn hoá với nhau. Người dân hai nước qua lại đường biên giới hàng ngày



đểlàm ăn, sinh hoạt, thăm hỏi lẫn nhau. Lợi ích kinh tếlà nguyên nhân quan
trọng thu hút người di cư. Ngườidi cư lao động chủyếu là người nghèo, không tìm
được việc làm ổn định ởđịa phương. Họđến từkhắp các miền trong cảnước, các
tỉnh Bắc, Trung, Nam đều có người di cư xuyên biên giới tìm việc làm. Nghiên
cứu của Nguyễn ThịHiền đã chỉra một sốgiải pháp đểkhắc phục tình hình di cư
lao động trái phép ngày càng gia tăng hiện nay [26].Trong nghiên cứu của Vương
Xuân Tình và cộng sựvề“Làng người Tày trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập”, nhóm tác giảđã nói đến cách tổchức bộmáy hành chính, các
hoạt động kinh tếvà văn hóa của làngngườiTày theo các giai đoạn. Trong đó nghiên
cứu đã chỉra hiện nay sốlượng người Tày di cư lao động xuyên biên giới tìm việc
làm rất đông, thậm chí ảnh hưởng đến việc cơ cấu bộmáy địa phương khi không ai
chịu làm việc, muốn bỏquê đi làm thuê đểcó thểcó thu nhập cao hơn so với việc
trồng cấy và thu hoạch tại các trang trại. Vào những thời điểm nông nhàn, ởPò Cại
có hàng vài chục người đi làm thuê tại Trung Quốc. Nghiên cứu chỉđánh giá chung
vềtình hình sinh kế, chưa đi sâu vào nghiên cứu các vấn đềliên quan đến di cư lao
động xuyên biên giới như việc làm, thu nhập, các mối quan hệ, mạng lưới xã hội
của người di cư [66].Ngoài ra, Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh đã có nghiên
cứu về“Mộtsốvấn đềvềquan hệdân tộc liên biên giới ởvùng núi Đông Bắc hiện
nay”. Nghiên cứu đã chỉra tình hình phát triển kinh tếxã hội của các dân tộc sống
ởkhu vực vùng gần biên giới Đông Bắc nước ta hiện nay. Kinh tếcác dân tộc ởkhu
vực gần biên giới vẫn còn nghèo và có sựchênh lệch lớn. Ngoài ra, các dân tộc
vùng biên giới còn có nhiều mối quan hệthân tộc xuyên biên giới, họcó sựqua lại
với nhau từlâu đời. Chính vì thếvấn đềdi cư vượt biên tìm việc làm là hình thức lao
động khá phổbiến của những tộc người vùng biên. Tuy nhiên, vấn đềnày tiềm ẩn
nhiều rủi ro vềan ninh, xã hội. Kinh tếvùng biên tạo ra cho các tộc người những cơ
hội những cũng là một vấn đềnhiều thách thức [21].Năm 2015, tác giảĐặng
ThịHoa, Đậu Tuấn Nam với công trình nghiên cứu “Quan hệthân tộc vùng biên
giới Việt Nam –Trung Quốc” đãchỉra các tác động tích cực tới sựphát triển ởvùng
biên giới thông qua các hoạt động thăm thân, tìm việc làm, kết hôn xuyên biên giới

của các tộc người như các mối quan hệlàm ăn, buôn bán, các cơ hội việc làm cho
những cư dân vùng biên. Ngoài ra, mốiquan hệthân tộc vùng biên cũng tiềm ẩn
nhiều vấn đềxã hội phức tạp vềcác vấn đềan ninh trật tựxã hội vùng biên. Chính vì
thếnhànước cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý mối quan hệthân tộc xuyên
biên giới đểphát triển xã hội và đảm bảo an ninh vùng biên giới Việt Nam -Trung
Quốc [27].Bên cạnh các phân tích khoa học, giới truyền thông gần đây cũng bắt
đầu lên tiếng vềhiện tượng di cư xuyên biên giới tìm việc làm của nông dân các


tỉnh miền núi trung du phía bắc. Tác giảĐông Xuyên có bài viết “Long đong phận
người lao
20động “chui” qua biên giới”đăng trên báo Lao động & Đời sống số33 đã cho biết
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là một trong những điểm nóng vềtình trạng xuất
cảnh trái phép sang Trung Quốc. Trong thời gian từtháng 4 năm 2014 đến tháng 6
năm 2015 Lục Ngạn có trên 10.000 lao động trái phép qua biên giới, chiếm 56%
sốngười di cư vượt biên ởtỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, bài viết đã nêu cụthểví dụđiển
hình vềxã Tân Hoa (là địa bàn khảo sát thực địa trong nghiên cứu này của tôi) là
nơicó sốlượng lao động di cư trái phép sang biên giới với sốlượng lớn và ngày
càng phức tạp. Họchủyếu đi làm cho các nông trường nông-lâm nghiệp cũng như
công nhân cho các xưởng sản xuất nhỏ. Nguyên nhân kinh tếđược coi là nguyên
nhân chủđạo ngoài ra còn có các mối quan hệtộc người tạo điều kiện thuận lợi cho
những người di cư[67]. Cũng bàn vềvấn đềnày, tác giảNgọc Anh đã có bài viết
“Xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động: Rước họa vào thân”đăng trên
Báo Bắc Giang, đã nêu ra tình trạng xuất cảnh lao động trái phép sang Trung Quốc
của người dân ngày càng đông trong đó Lục Ngạn là dơn vịcó xuất cảnh trái phép
nhiều nhất tỉnh, tập trung ởcác xã Tân Hoa, Biển Động, Đồng Cốc, Đèo Gia.
Họsang đó làm việc bởi nhiều “cò mồi” có mối quan hệvới dân sởtại bên kia
biên giới. Xuất cảnh lao động tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người lao động thậm
chí liên quan đến cảtính mạng. Hai bài viết đánh giá chung vềtình hình di cư xuyên
biên giới trên địa bàn huyện Lục Ngạn –Bắc Giang [5].Tác giảVĩnh Thụy đăng tải

bài viết với tiêu đề“Hàng chục ngàn người Việt Nam lao động chui ởTrung
Quốc”đã dẫn thông tin từphóng sựcủa hãng Hãng tin Anh Reuters nêu tình
trạngngười Việt Nam lao động chui ởTrung Quốcngày càng tăng, với hàng chục
ngàn người đang làm việc trong các xí nghiệp không được bảo vệbởi dễbịmất việc
và lương thấp bịkiểm soát bởi các cò mồi và tổchức xã hội đen. Sang đó họđược
cấp giấy chứng minh nhân dân giảchủyếu bịnhốt trong các xưởng, ít cho ra ngoài.
Chính quyền Trung Quốc cũng có khi làm ngơ mặc dù phát hiện hàng nghìn lao
động Việt Nam lao động trái phép nhưng có lúc họlại bắt bớ. Những nguy cơ tiềm
ẩn, nguy hiểm to lớn cho lao động Việt Nam [53].Hầu hết trên các trang báo lớn
của Việt Nam đều đã đưa tin vềtình trạng di cư lao động của người Việt sang Trung
Quốc hiện nay gây ra nhiều hệlụy cho người lao động như bịbóc lột sức lao động,
không được chủlao động trảtiền, bịcò mồi
21rút bớt lương hay thậm chí bỏmạng trên đất khách quê người không ai chịu trách
nhiệm hay đền bù. Có thểthấy rằng vấn đềdi cư lao động trái phép sang Trung
Quốc của người Việt Nam đang nổi lên như một vấn đềkinh tếxã hội lớn đang


được nhiều người chú ý và quan tâm cũng như đang là vấn đềgây nhiều khó khăn
cho công tác quản lý của nhà nước. Nói chung, các nhà nghiên cứu, cũng như các
nhà báo có những nhận định khá giống nhau vềdi cư xuyên biên giới Việt –Trung.
Họđã chỉra ba vấn đềlớn của di cư lao động xuyên biên giới Viêt-Trung: (1) Đói
nghèo và nhu cầu việc làm là nguyên nhân chính thúc đẩy hàng ngàn người nông
dân rời làng quê tìm việc ởbên kia biên giới, và xu hướng chung là ngày càng gia
tăng; (2) “Nạn cò mồi” hay người môi giới lao động di cư có vai trò dẫn dắt và
tổchức di cư vượt biên tìm việc làm; (3) Những rủi ro, nguy hiểm mà người lao
động vượt biên phải đối diện nhưng chưa có những giải pháp hữu hiệu quản lý
biên giới và đảm bảo an ninh cho người lao động. Các nghiên cứu đã công
bốchủyếu được trình bầy dưới dạng thông tin chung, có tính phổquát và nêu lên
những cảnh báo đối với các nhà làm chính sách trong khi còn thiếu những nghiên
cứu sâu và tài liệu từthực địa. Thêm nữa, một sốvấn đềnhư thực trạng thuê mướn

nhân công, loại hình công việc, thu nhập, đời sống nơi làm việc, di cư lao động của
nữcông nhân, thu nhập và tác độngcủa loại hình di cư này lên đời sống các hộgia
đình nơi quê nhà chưa thực sựđược nghiên cứu sâu. Loại hình di cư hôn nhân, dù
là một hình thức di cư xuyên biên giới phổbiến ởkhu vực, được các nhà nghiên cứu
nước ngoài rất quan tâm, nhưng chưa thấy cácnghiên cứu trong nước nói vềhiện
tượng này. Từviệc phân tích các nguồn tài liệu liên quan đến đềtài, tôi nhận thấy
các nghiên cứu đã có và nhất là các vấn đềđược nêu lên, là một nguồn tham khảo
quý giá đểđi sâu hơn trong nghiên cứu của mình. Trên cơ sởxem xét toàn diện các
tài liệu đã có, tôi tập trung nghiên cứu của mình vào huyện Lục Ngạn, đặc biệt là
vào xã Tân Hoa, nơi được cho là hiện tượng di cư xuyên biên giới đang nóng nhất,
đểthu thập thông tin và tìm hiểu sâu hơn những vấn đềcòn mới được xới lên trong
các công trình đi trước. Tôi sẽtập trung vào các nguyên nhân dẫn đến động cơ di
cư, vai trò của mạng lưới xã hội và môi giới lao động trong di cư tựdo, và tác động
của hoạt động di cư lao động lên đời sống kinh tếvà xã hội của địa phương. Nghiên
cứu
22của tôi không phản ánh tình trạng chung mà tập trung vào một nhóm tộc người
cụthểlà dân tộc Ngái. 1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu1.2.1. Một
số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Di cưThuật ngữdi cư được hiểu là sựdi chuyển của
một người hay một nhóm người, kểcảqua một biên giới quốc tếhay trong một
quốc gia. Là một sựdi chuyển dân số, bao gồm bất kểloại di chuyển nào của
con người, bất kểđộdài của thời gian và khoảng cách không gian, thành phần hay
nguyên nhân; nó bao gồmdi cư của người tịnạn, người lánh nạn, người di cư kinh
tếvà những người di chuyển vì những mục đích khác, trong đó có đoàn tụgia đình
[18].Trong pháp lệnh của Ủy ban Thường vụQuốc hội, số06/2003, ngày 09 tháng 1


năm 2003 cũng định nghĩa di cư là “sựdi chuyển của từquốc gia này sang quốc gia
khác, từđịa phương này sang địa phương khác” [73].Đặng Nguyên Anh cho rằng di
dân, theo nghĩa rộng, là sựchuyển dịch của con người trong không gian và thời
gian nhất định, kèm theo thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn; di dân theo

nghĩa hẹp là sựdi chuyển dân cư từmột đơn vịlãnh thổnày đến một đơn vịlãnh
thổkhác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới, trong một khoảng thời gian nhất định
[2].Như vậy, các ý kiến nêu trên đều đưa đến một cách hiểu khá thống nhất, trong
đó thuật ngữdi cư và di dân đều được dùng đểnói vềsựdịch chuyển nơi cư trú của
con người từđơn vịlãnh thổnày sang đơn vịlãnh thổkhác có thểlà tạm thời hoặc
vĩnh viễn trong một khoảng thời gian cụthể. Vì thếcó thểsửdụng một tronghai
thuật ngữ, tùy vào từng khung cảnh khác nhau. Trong đơn vịluận văn này tôi
sửdụng thuật ngữcó ngụý rộng hơn là di cư. Tuy nhiên, như đã nói ởtrên, di cư có
những hình thức khác nhau, tùy thuộc vào không gian và thời gian. Đểphục vụcho
mục đích thu thập thông tin, trong luận văn này, tôi sửdụng hai tiêu chí không gian
và thời gian đểphân loại di cư.
23Vềmặt không gian lãnh thổ, các nhà nghiên cứu thường phân loại di cư trong
nước và quốc tế. Các cuộc di cư trong nước có thểdiễn ra trên một không gian rộng
và khoảng cách từnơi cư trú cũ đến nơi mới có khi hàng ngàn cây số, nhưng vẫn
chỉlà di cư nội địa. Trong khi đó, ởvùng giáp biên, khoảng cách di cư chỉlà một
lànranh lãnh thổquốc gia, gọi là đường biên giới. Một người di cư khi đã
từbênnày biên giới bước qua lằn ranh lãnh thổquốc gia sang bên kia đường biên
tìm việc làm, kết hôn hay định cư, đều được gọi là di cư xuyên biên giới. Vềmặt
thời gian, các hình thức di chuyển có thểdiễn ra trong khoảng thời gian rất
ngắn, từmột vài ngày tới một hai tháng, người di cư chuyển từđịa bàn sinh sống
của mình sang địa bàn khác đểlàm ăn sinh sống, rồi lại quay lại nơi ởcũ của mình,
hoạt động này cũng có khi diễn ra thường xuyên và lặp lại, nhưng không nhất thiết
theo một chu trình nhất định, các nhà nghiên cứu gọi đó là hình thức di cư con lắc
(circulation). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tôi sửdụng tiêu chí thời gian, theo
đó, những người di cư rời nhà tìm việc và trởlại địa bàn sinh sống cũ của mình
trong khoảng thời gian từvài ngày tới dưới một tháng, được gọi là di cư ngắn hạn
hay tạm thời. Những người di cư có thời hạn từmột tháng trởlên đến khoảng 3
tháng, và lịch trình của họphụthuộc vào hoạt động theo nông lịch của gia đình như
mùa vụlàm đất, gieo cấy, gặt hái, thu hoạch, v.v.,tôi gọi đó là di cư theo mùa vụ.
Ngược lại, những người di cư trong khoảng thời gian, từvài tháng đến một năm

hoặc lâu hơn, và không phụthuộc vào mùa vụcủa gia đình, tôi gọi đó là di cư lâu
dài. Cách phân loại như vậy chỉcó tính tạm thời, phục vụviệcthu thập thông tin và
không nhất thiết phải tuân thủnhững nguyên tắc có tính khuôn mẫu. 1.2.1.2. Di cư


lao động xuyên biên giớiKhái niệm di cư là một thuật ngữbao hàm chung, trong đó
còn được phân loại thành nhiều dạng khác nhau dựa vào một sốyếu tốnhư vềtính
chất, có di cư tựnguyện và di cư cưỡng bức; vềđặc trưng có di cư tựdo và di cư có
tổchức; theo thời gian có di cư tạm thời, di cư ngắn hạn, di cư mùa vụ, di cư lâu
dài, v.v. vềgóc độpháp luật có di cư hợp pháp và di cư bất hợp pháp; theo nơi xuất
phát và điểm đến (xuất cư và nhập cư) có di cư nông thông –đô thị, di cưtrong
nước, di cư quốc tế, di cưnội vùng và di cư ngoại vùng, v.v.....
24Di cư xuyên biên giới thực chất là một hình thức di cư quốc tế. Theo giải thích
thuật ngữcủa tổchức ILOthì dicư quốc tếsựdi chuyển của những người rời nước
gốc hoặc nước cư trú thường xuyên đểtạo lập cuộc sống mới tại nước khác,
kểcảtạm thời hoặc lâu dài. Vì thếhọphải vượt qua một biên giới quốc tế[18].Biên
giới là đường chia cắt lãnh thổtrên đất liền hay trên biển giữa hai quốc gia hoặc các
phần lãnh thổcủa quốc gia. Biên giới cũng có thểđềcập đến một khu vực bên rìa
vùng lãnh thổđược khai thác hoặc dàn xếp với quốc gia khác [18]. Trong điều 1
của luật Biên giới quốc gia do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủnghĩa Việt
Nam thông qua ngày 17/6/2003, biên giới quốc gia được định nghĩa là đường và
mặt thẳng đứng theo đường đó đểxác định giới hạn lãnh thổ, đất liền, các đảo, quần
đảo, vùng biển, lòng đất, vùng trời của một quốc gia. Người di cư, hiện nay vẫn
chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận chung trên cấp độquốc tếvề“người di
cư”. Thuật ngữngười di cư thường được hiểu bao hàm mọi trường hợp di cư do cá
nhân tựquyết định vì lý do “tiện ích cá nhân” mà không có sựcan thiệp của nhân
tốbắt buộc bên ngoài. Nó cũng được áp dụng đối với những người, và thành viên
gia đình, di chuyển tới một nước hoặc vùng lãnh thổkhác đểcải thiện điều kiện xã
hội và vật chất của họvà mởtương lai cho họvà gia đình. Theo định nghĩa của Liên
hợp quốc thì người di cư là một cá nhân đã cư trú tại một nước hơn một năm, bất

kểngười đó di cư tựnguyện hay không, hay theo cách được phép hay trái phép. Với
một định nghĩa như vậy, những người đi lại với thời gian ngắn hơn như khách du
lịch, thương nhân khôngđược coi là người di cư. Tuy nhiên, định nghĩa này không
bao hàm các hình thức di cư ngắn hạn và tạm thời, trong đó người lao động di cư
tìm kiếm việc làm trong khoảng thời gian ngắn, và phụthuộc vào công việc sản
xuất theo mùa vụnông nghiệp. Một người di cư được cho là trái phép nếu họcung
cấp tài chính hoặc lợi ích vật chất cho một người khác đểđược nhập cảnh bất hợp
pháp vào một quốc gia mà người đó không phải là công dân hoặc thường trú nhân.
Một người trung gian thực hiện việc đưa trái phép một người qua một biên
giới quốc gia được quốc tếthừa nhận, nhằm kiếm lợi ích tài chính hoặc vật
chất khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, qua việc đưa một người nhập cảnh bất hợp pháp
vào


25một quốc gia mà người đó không phải là công dân hoặc thường trú thì gọi đó là
người có hoạt động đưa người vượt biên trái phép. Đưa người trái phép khác với
buôn bán người ởchỗkhông nhất thiết phải có yếu tốbóc lột, ép buộc hoặc vi phạm
quyền con người.Việc di cư bí mật hoặc che đậy không tuân thủcác yêu cầu vềnhập
cư được xem là hành vi di cư lén lút. Việc này xảy ra khi một người không phải
công dân nước tiếp nhận vi phạm các quy định vềnhập cảnh vào nước đó; hoặc sau
khi vào một nước một cách hợp pháp nhưng ởlại quá hạn vi phạm các quy định
vềnhập cư.Di cư trái phép làsựdi chuyển không phù hợp với các quy định của nước
gốc, nước quá cảnh và nước tiếp nhận. Không có định nghĩa rõ ràng được chấp
nhận rộng rãi vềdi cư trái phép. Từgóc nhìn của nước tiếp nhận, đó là việc nhập
cảnh, lưu trú hoặc làm việc tại một quốc giamà không có giấy phép cần thiết hoặc
giấy tờyêu cầu theo các quy định nhập cư. Từgóc nhìn của nước gốc, di cư trái
phép có thểđược nhìn nhận trong trường hợp một người vượt biên mà không có
hộchiếu hay giấy tờđi lại hợp lệhoặc không thực hiện đầy đủcác yêu cầu vềthủtục
hành chính đểra khỏi đất nước.Theo các định nghĩa trên, di cư lao độngcó thểđược
định nghĩa là sựdi chuyển người từquốc gia này sang quốc gia khác, hoặc trong

phạm vi quốc gia cư trú của họ, với mục đích làm việc. Phần lớn cácquốc gia đều
quy định vấn đềdi cư lao động trong luật di cư. Ngoài ra, một sốquốc gia còn đóng
vai trò tích cực trong việc điều tiết di cư lao động ra nước ngoài và tìm kiếm cơ
hội việc làm cho công dân họởnước ngoài. Tuy nhiên, di cư lao động sẽbịcoi là
trái phép hay bất hợp pháp nếu một người lao động dịch chuyển qua biên giới
quốc gia tìm việc làm nhưng không tuân thủcác quy định vềxuất nhập cảnh và quy
định kiểm soát vùng biên giới của các quốc gia liên quan. Vận dụng khái niệm
này vào trường hợp những người lao động tựphát sang Trung Quốc tìm việc làm
đều được xem là di cư xuyên biên giới trái phép

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu1.2.2.1. Lý thuyết lực hút và lực đẩy (Push and pull
factors)Từnăm 1885 E.G. Ravenstein đã xây dựng lý thuyết xãhội học vềdi cư trên
cơ sởnghiên cứu trào lưu di cư từnông thôn ra đô thịởnước Anh. Từđây ông đặt
những cơ sởđầu tiên cho lý thuyết nghiên cứu xã hội học vềdi cư. Lý thuyết này
được phát triển và thểhiện dưới các quy luật có liên quan đến quy mô dân sốvà
khoảng cách di dân.Theo [2, tr.45]thì nội dung chính của thuyết di dân Ravenstein
là quy mô di dân tỷlệthuận với sốdân gốc nơi người dân ra đi. Trong một quốc
gia, những người dân gốc thành phốdi dân ít hơn những người gốc nông thôn,
nữgiới di dân với khoảng cách ngắn hơn nhiều so với nam giới, di dân diễn ra theo


từng giai đoạn, và động lực chính của di dân là kinh tếvà hướng di chuyển cơ bản
là từvùng sâu, vùng xa vào thành phốlớn. Như vậy có thểthấy Ravenstein đã nhấn
mạnh đến kinh tếnhư một nhân tốthúc đẩy di dân từnông thôn ra đô thị. Động lực
di dân giữa các khu vực chính là do trình độphát triển, bởi tiến trình phát triển
thương mại giữa các khu vực đã tạo ra sựkhác biệt giữa các khu vực, quốc gia với
nhau.Đến những năm 1950một lý thuyết mới vềdi cư được Hawley nêu ra, trong
đó nhấn mạnh yếu tốáp lực đất nông nghiệp đối với di cư. Theo ông, đất nông
nghiệp được coi là một nhân tốquan trọng thúc đẩy các di cư không ngừng trong
lịch sử. Dân sốcàng cao sẽlàm giảm mức đất nông nghiệp bình quân lao động, do

vậy làm giảm mức cung cấp lương thực và làm việc tại địa phương. Đây chính là
những yếu tố“đẩy” và “hút” chủyếu thúc đẩy di dân từnơi có mật độdân sốcao đến
nơi có mật độdân sốthấp. Ông cũng cho rằng sựkhác biệt vềmức lương giữa các
khu vực thành thịvà nông thôn đã khuyến khích di cư từnông thôn ra đô thị[24,
tr.55].Năm 1966, Everets Lee đã xây dựng lý thuyết về“lực hút” và lực đẩy trên cơ
sởtóm tắt quy luật di dân và phân loại các nhóm chủyếu ảnh hưởng đến quá trình di
dân. Theo ông có 4 nhóm nhân tốchính ảnh hưởng đến quá trình di dân, đó là: (1)
nhóm nhân tốgắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di dân (origin); (2) nhóm nhân
tốgắn liền với nơi đến của người di cư (migration’s destination); (3) nhóm
27những trởngại, trởlực giữa nơi xuất phát và nơi đến mà người dân phải trải
qua, gọi là nhóm trung gian (intervening obstacles); (4) nhóm những nhân tốmang
tính cách cá nhân, tính cách riêng của di cư [31, tr.38]. Mỗi địa điểm, nơi đến và
nơi đi đều có những ưu điểm và hạn chếnhư thu nhập, việc làm, nhà ở, phúc lợi
xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, khí hâu... sẽđược người di cư cân nhắc. Các
yếu tốđất đai, tài nguyên, khí hậu, môi trường sống thuận lợi, cơ hội sống thuận
tiện, dễkiếm thêm việc làm, thunhập cao, có triển vọng cải thiện cuộc sống, môi
trường văn hóa xã hội tốt thường là những lực hút đối với người quyết định di
cư. Ông cũng chỉra rằng những thành phố, những địa điểm sống mới có sựhấp dẫn
đối với những người chưa có cơ hội thấu hiểu, nóđược coi như một bí ẩn cũng
khiến cho nhiều bộphận giới trẻdi cư. Lực đẩy tại các vùng chuyển đi là do điều
kiện sống khó khăn, khó kiếm việc làm, thiên tai bệnh dịch, đất canh tác ít, không
có vốn đểđảm bảo cuộc sống, nơi ởcũ bịgiải tỏa, di dời, tácđộng của chính sách
điều chuyển lao động [2, Tr.47]. Có thểthấy rằng những yếu tốkhó khăn tại nơi
xuất cư là yếu tốđẩy người di cư đến những nơi có yếu tốhút người di cư. Như vậy,
có thểthấy rằng các yếu tốtạo ra lực hút và lực đẩy chủyếu tập trungvào yếu
tốkinh tếvà điều kiện sống. Đó là những nguyên nhân chính khiến cho người di
cư tìm đến những nơi có điều kiện kinh tếthuận lợi, có thểgiúp cho cuộc sống của
họtốt hơn.Đến thập kỉ70 của thếkỉXX, Harris Todaro đã có những nghiên cứu



×