Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 98 trang )


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

o0o





VÕ THÀNH TÂM





TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA
NGƯỜI CAO TUỔI CÒN Ở LẠI:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI MỘT
SỐ HUYỆN CỦA TỈNH LONG AN








LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG









THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
o0o




VÕ THÀNH TÂM


TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA
NGƯỜI CAO TUỔI CÒN Ở LẠI:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI MỘT SỐ
HUYỆN CỦA TỈNH LONG AN


Chuyên ngành : Chính sách công
Mã ngành : 60340402



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. DWIGHT PERKINS
ThS. ĐINH VŨ TRANG NGÂN


Thành Phố Hồ Chí Minh - 2014

i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 06 năm 2014

Võ Thành Tâm

ii

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh Tế
Fulbright đã truyền dạy tri thức và cảm hứng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường.

Đặc biệt, tôi muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Th.S Đinh Vũ Trang Ngân bởi sự
hướng dẫn tận tình, tận tâm và hỗ trợ của Cô đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội người cao tuổi tỉnh Long An đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin cho luận văn.

Tôi xin tri ân đại gia đình, những người bạn yêu quý MPP5 và MPP4 đã luôn hỗ trợ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng, cảm ơn cha mẹ những người luôn ở bên cạnh tôi vào những thời điểm
khó khăn nhất trong suốt quá trình học tập tại chương trình !

TP.HCM, tháng 6 năm 2014

Võ Thành Tâm

iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong bối cảnh đô thị hoá ngày càng nhanh, người lao động trẻ có xu hướng di cư đến các
tỉnh thành lớn để tìm những cơ hội việc làm mới, họ phải chấp nhận để lại quê hương
những người thân của mình là cha mẹ và con cái. Trong khi đây là những đối tượng dễ bị
tổn thương trong xã hội và rất cần được sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ trong cuộc sống.
Trong nhiều năm, Long An là tỉnh có lượng người di cư vào thành phố Hồ Chí Minh khá
cao, chủ yếu tìm việc làm và học tập nên nghiên cứu đã chọn Long An là địa phương để

xem xét tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại.
Nội dung chính của nghiên cứu xoay quanh việc đánh giá mức độ hài lòng về 6 nhóm yếu
tố hình thành nên chất lượng sống của những người cao tuổi còn ở lại trong các hộ gia đình
có lao động di cư và phân tích các tác động của di cư đến sáu nhóm yếu tố đấy. Nghiên cứu
này sử dụng phương pháp phân tích định tính. Các thông tin sơ cấp và thứ cấp được phân
tích thống kê và so sánh các kết quả với nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại
cần được quan tâm theo thứ tự ưu tiên là (1) yếu tố tâm lý, (2) yếu tố quan hệ xã hội, (3)
yếu tố sức khoẻ, (4) yếu tố niềm tin, (5) yếu tố kinh tế và (6) là yếu tố môi trường sống.
Ngoài ra, kết quả so sánh tác động của di cư đến chất lượng sống cũng cho thấy di cư lao
động cũng có tác động tích cực và tiêu cực đối với những người cao tuổi còn ở lại. Nếu
người di cư có những hành động thể hiện sự quan tâm chăm sóc người cao tuổi cũng sẽ
giúp cho người cao tuổi cải thiện về kinh tế, có thêm niềm vui, giảm đi cảm giác cô độc và
cảm nhận rõ sự kính trọng của con cháu khi nghe những lời khuyên về kinh nghiệm sống
của mình.
Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý chính sách liên quan như (1) nâng
cao vai trò người cao tuổi trong cộng đồng, (2) thay việc chăm sóc cha mẹ của NDC bằng
việc chăm sóc của cộng đồng xã hội (3) nâng cao vai trò chăm sóc cha mẹ của con cái để
con cái hiểu được đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ phải thực hiện và (4) ở
cấp độ vĩ mô, chính sách kinh tế của Long An nên hướng đến các ngành nghề có năng lực
cạnh tranh cao nhằm tận dụng nguồn lao động của tỉnh.
iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH VẼ vii

DANH MỤC PHỤ LỤC ix

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.5. Phương pháp nghiên cứu 4

1.6. Cấu trúc của nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 5

2.1. Tổng quan lý thuyết 5

2.1.1. Tác động của di cư lao động đến nơi xuất cư 5

2.1.2. Những đặc điểm của người cao tuổi 6

2.1.3. Quan điểm về chất lượng sống của người cao tuổi 7


2.2. Khung phân tích của nghiên cứu 8

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11

3.1. Đặc điểm di cư lao động của tỉnh Long An 11

3.2. Đặc điểm của mẫu thu về 13

3.2.1. Đặc điểm người cao tuổi trong mẫu 13

3.2.2. Đặc điểm lao động di cư trong mẫu 15
3.2.3. Đặc điểm NCT trong mẫu khảo sát phỏng vấn sâu 18

3.3. So sánh mức độ hài lòng về chất lượng sống của NCT còn ở lại 18

3.3.1. Về sức khoẻ thể chất 18

3.3.2. Về quan hệ xã hội 19

3.3.3. Về tình trạng kinh tế 21

3.3.4. Về môi trường sống 22

v

3.3.5. Về tâm lý 24

3.3.6. Về niềm tin 25


3.3.7. Đánh giá chung về sáu nhóm yếu tố hình thành chất lượng sống 25

3.4. Tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại 27

3.4.1. So sánh theo số lượng người di cư trong hộ 27

3.4.2. So sánh theo giới tính của người di cư 28

3.4.3. So sánh theo mối quan hệ của người cao tuổi và người di cư 30

3.4.4. So sánh theo trình độ và tính chất công việc của người di cư 30

3.4.5. So sánh theo tình trạng hôn nhân của người di cư 32

3.4.6. So sánh theo mức độ thường xuyên thăm hỏi của người di cư 33

3.4.7. So sánh theo mức độ thường xuyên gửi tiền về của người di cư 34

3.4.8. Đánh giá chung về tác động của di cư đến chất lượng NCT 36

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 38

4.1. Kết luận 38

4.1.1. Các yếu tố chất lượng sống của NCT cần quan tâm 38

4.1.2. Các tác động của di cư lao động đến CLS của NCT 39

4.2. Gợi ý chính sách 40


4.3. Những hạn chế của nghiên cứu 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC a


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
CLS Chất lượng sống
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
IOM International Organization for Migration Tổ chức di cư quốc tế
NCT Người cao tuổi
NDC Người di cư
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Uỷ ban nhân dân
UN United Nations Liên Hợp Quốc
UNFPA United Nations Population Fund Quỹ dân số Liên Hợp Quốc
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
WHO-QOL World Health Organization – Quality of life
Chất lượng sống theo Tổ chức y
tế Thế giới

Từ khoá: Di cư, di cư lao động, chất lượng sống, người cao tuổi còn ở lại, Long An, sức
khoẻ, quan hệ xã hội, kinh tế, môi trường, tâm lý, niềm tin.



vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam từ năm 1992 đến 2008 1
Bảng 3.1 Thay đổi dân số và lao động qua các năm của tỉnh Long An 11
Bảng 3.2 Cơ cấu hộ theo quy mô hộ 12
Bảng 4.1 Kết luận về tác động của di cư lao động đến CLS của NCT còn ở lại 39

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Hệ thống đánh giá chất lượng sống của Oklahoma 8
Hình 2.2 Sáu nhóm yếu tố hình thành nên chất lượng sống của NCT Việt Nam 9
Hình 2.3 Khung phân tích tác động di cư đến chất lượng sống của NCT còn ở lại 10
Hình 3.1 Tỷ lệ % số thành viên trong hộ gia đình ở Long An năm 2009 13
Hình 3.2 Mức độ thường xuyên gửi tiền về cho NCT 17
Hình 3.3. Mức độ thường xuyên về thăm hỏi NCT của NDC 17
Hình 3.4 Mức độ hài lòng trung bình về sức khoẻ thể chất 19
Hình 3.5 Mức độ hài lòng trung bình về quan hệ xã hội 20
Hình 3.6 Đồng ruộng ít canh tác ở huyện Cần Giuộc 21
Hình 3.7 Mức độ hài lòng trung bình về kinh tế 22
Hình 3.8 Môi trường tự nhiên và môi trường nhà ở 22
Hình 3.9 Mức độ hài lòng trung bình về môi trường sống 23
Hình 3.10 Mức độ hài lòng trung bình về tâm lý 24
Hình 3.11 Mức độ hài lòng trung bình về niềm tin 25
Hình 3.12 Mức độ hài lòng trung bình về chất lượng sống 26
Hình 3.13 Chất lượng sống của NCT phân theo số lượng lao động di cư 28
viii


Hình 3.14 CLS của NCT còn ở lại theo giới tính của NDC 28
Hình 3.15 Mức độ hài lòng trung bình về yếu tố CLS theo giới tính của NDC 29
Hình 3.16 Chất lượng sống của NCT theo mối quan hệ với NDC 30
Hình 3.17 Chất lượng sống của NCT theo trình độ và tính chất công việc của NDC 31
Hình 3.18 Đánh giá trung bình các nhóm yếu tố CLS theo trình độ của NDC 31
Hình 3.19 Đánh giá trung bình yếu tố CLS theo tình trạng hôn nhân của NDC 32
Hình 3.20 Chất lượng sống của NCT theo tình trạng hôn nhân của NDC 33
Hình 3.21 Chất lượng sống của NCT theo mức độ về thăm hỏi của NDC 33
Hình 3.22 Đánh giá trung bình yếu tố CLS theo mức độ về thăm của NDC 34
Hình 3.23 Chất lượng sống của NCT theo mức độ gửi tiền về của NDC 35
Hình 3.24 Đánh giá trung bình yếu tố CLS theo mức độ gửi tiền về của NDC 36









ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Địa phương thu thập thông tin a
Phụ lục 2. Phương pháp thiết kế bảng câu hỏi c
Phụ lục 3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu d
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi phỏng vấn nhanh về chất lượng sống của NCT f
Phụ lục 5. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu về chất lượng sống của NCT n

Phụ lục 6. Bảng câu hỏi phỏng vấn cấp quản lý NCT ở địa phương r
Phụ lục 7. Kiểm định độ tin cậy của thang đo s
Phụ lục 8. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo tình trạng di cư
của hộ y
Phụ lục 10. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo số lượng người
di cư bb
Phụ lục 11. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo giới tính của
người di cư dd
Phụ lục 12. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo mối quan hệ ee
Phụ lục 13. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo tình trạng hôn
nhân người di cư ff
Phụ lục 14. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo trình độ của
người di cư gg
Phụ lục 15. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo mức độ về thăm
của người di cư hh
Phụ lục 16. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo mức độ gửi tiền
của người di cư ii
Phụ lục 17. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo lượng tiền gửi
mỗi lần jj
Phụ lục 18. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo tính chất công
việc của người di cư kk
Phụ lục 19. Mô tả các đặc điểm của mẫu thu về ll
-1-

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái, xét về khía cạnh an sinh xã hội thì nhóm đối tượng
là người di cư lao động, người cao tuổi và trẻ em còn ở lại làng quê bị ảnh hưởng khá

mạnh. Nhóm người cao tuổi (NCT), trẻ em còn ở lại thường là cha mẹ và con cái của
những người di cư phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống khi nguồn thu nhập của họ
chủ yếu đến từ lao động di cư. Người cao tuổi thường dựa vào con cái về tài chính và sự
chăm sóc cá nhân, tỷ lệ hỗ trợ từ con cái đối với người cao tuổi là 32%
1

Tỷ lệ người di cư rời làng quê hiện nay có xu hướng tăng. Thực tế khách quan cho thấy khi
xã hội càng phát triển thì lao động trẻ sẽ có xu hướng rời làng quê lên thành thị để tìm
kiếm cơ hội làm việc và học tập, làng quê sẽ chỉ còn cha mẹ và con cái của họ. Nguyên
nhân thu hút người di cư (NDC) vào các khu đô thị lớn là do quá trình đô thị hoá tạo ra
“lực hút” đối với người những người trẻ. Các khu đô thị lớn ở Việt Nam như Hà Nội và
TPHCM ngày càng thu hút nguồn lao động từ nông thôn ra thành thị. Họ thường di cư với
nục đích chính là nhằm tối đa hoá phúc lợi cho gia đình, tìm kiếm cơ hội mới để tăng thu
nhập, cải thiện cuộc sống. Tỷ suất di cư sẽ giảm dần theo độ tuổi tăng dần và nhóm tuổi trẻ
20-34 tuổi thường là thành phần tích cực trong di cư
2
.
Bảng 1.1 Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam từ năm 1992 đến 2008

Nguồn: UNFPA, Già hoá dân số và người cao tuổi ở Việt Nam, 2011

1
Tổng cục thống kê Việt Nam (2011), Điều tra về NCT Việt Nam (VNAS)
2
Nguyễn Nam Phương (2011)
-2-

Tỷ lệ người cao tuổi còn ở lại làng quê hiện nay cũng đang có xu hướng tăng. Tình trạng
người trẻ rời làng quê lên thành thị càng nhiều nên làm tăng tỷ lệ người cao tuổi sống cô
đơn ở nông thôn. Tỷ lệ NCT sống cô đơn tăng từ mức 3.47% năm 1993 lên mức 6.14%

năm 2008 và sống ở nông thôn khoảng 80% tổng số và phụ nữ khoảng 80%
3
. Thêm vào
đó, tỷ lệ người cao tuổi sống trong hộ gia đình thiếu thế hệ có xu hướng tăng từ 0.68% lên
1.14% trong khoảng thời gian 1993-2008.
Do đặc thù về văn hoá và truyền thống gia đình Việt Nam nên NCT Việt Nam có sự phụ
thuộc rất nhiều vào con cái của họ, đặc biệt là những người cao tuổi trong các hộ gia đình
có con cái di cư. Họ phụ thuộc nhiều nhất vào kinh tế của con cái, tiếp theo là sự chăm sóc
và sự quan tâm chia sẻ của con cái dành cho mình. Tuy nhiên, nền kinh tế hiện nay vẫn
chưa phục hồi nên thu nhập của người di cư khó ổn định và cơ hội việc làm càng ít dần,
điều này tác động trực tiếp đến người di cư và gián tiếp đến cha mẹ và con cái ở làng quê.
Lúc đó, người cao tuổi còn ở lại sẽ đối mặt với thách thức về nguồn thu nhập, sức khoẻ,
tâm lý, quan hệ xã hội và các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Họ phải tự lo cho bản thân, nuôi
cháu, trông nom nhà cửa hoặc tham gia lao động để phụ giúp gia đình. Trong bối cảnh sức
lao động và sức khoẻ ngày càng giảm nhanh do tác động của lão hoá làm cho khả năng lao
động của họ cũng bị giới hạn dần, thu nhập giảm dần cộng với thu nhập con cái không ổn
định, nguồn tiền gửi về ít đã tác động rất mạnh đến chất lượng sống (CLS) của những
người cao tuổi còn ở lại. Đây là một vấn đề xã hội và cũng là một thách thức lớn về an sinh
xã hội của nước ta hiện nay.
Các nghiên cứu về di cư và các vấn đề kinh tế, xã hội đã được các tổ chức quốc tế và Tổng
cục thống kê Việt Nam thực hiện trong nhiều năm và tại nhiều nơi trong cả nước. Ngoài ra,
những nghiên cứu về tác động của di cư đối với mức sống hộ gia đình cũng đã được xem
xét khá nhiều. Tuy nhiên, nếu xét riêng các nghiên cứu về CLS của nhóm đối tượng NCT
còn ở lại trong các hộ gia đình di cư thì còn chưa phổ biến. Vì thế, nghiên cứu về tác động
của di cư đối với CLS của những NCT còn ở lại là một khía cạnh cần được xem xét trong
bối cảnh hiện nay.
Đặc biệt, sự di cư lao động diễn ra khá mạnh mẽ với các tỉnh tiếp giáp Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Trong đó, Long An là một trong những tỉnh liền kề với
TPHCM, tỷ suất di cư của Long An vào TPHCM khá cao do chi phí di lại thấp. Tỷ suất di


3
UNFPA (2011)
-3-

cư của Long An năm 2012 vào khoảng -2.8‰, trong đó tỷ suất xuất cư vào khoảng 7.5‰
cao hơn nhiều so với các vùng trong cả nước và đa số người xuất cư đều trong độ tuổi lao
động
4
.
Chính vì thế nghiên cứu“Tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao
tuổi còn ở lại: nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh Long An” với mong muốn
tìm hiểu những tác động của di cư lao động đến CLS của những NCT còn ở lại làng quê và
chọn Long An là một trường hợp cụ thể để xem xét.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thuộc lĩnh vực chính sách phát triển liên quan đến chất lượng dân số và di cư.
Nghiên cứu này nhằm vào hai mục tiêu. Thứ nhất là xem xét mức độ hài lòng về CLS của
NCT còn ở lại trong các hộ gia đình có lao động di cư về các nhóm yếu tố hình thành nên
CLS. Thứ hai là phân tích các đặc điểm người di cư có tác động như thế nào đến CLS của
nhóm đối tượng nghiên cứu để tìm ra chính sách phù hợp.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại trong các hộ gia đình có lao động
di cư hiện nay và những tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao
tuổi còn ở lại là gì? Để trả lời câu hỏi thứ nhất, người nghiên cứu thu thập thông tin đánh
giá sự hài lòng về 6 nhóm yếu tố hình thành chất lượng sống của những NCT trong các hộ
có và không có lao động di cư. Sử dụng các đặc điểm của NDC trong hộ để xem xét sự tác
động lên 6 nhóm yếu tố hình thành chất lượng sống của NCT còn ở lại và rút ra kết luận về
sự tác động.
Thứ hai, những gợi ý chính sách để cải thiện chất lượng sống cho nhóm NCT còn ở lại?
Câu hỏi thứ ba được trả lời dựa trên kết luận rút ra từ câu trả lời của câu hỏi thứ nhất.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm NCT ở Long An từ 60 tuổi trở lên sinh sống trong các hộ
gia đình có con cái di cư lao động. Nguồn thông tin của nghiên cứu được thu thập tại 3
huyện Cần Giuộc, Đức Hoà và Bến Lức của tỉnh Long An. Nghiên cứu được thực hiện vào
tháng 03/2014 và 06/2014.


4
Tổng cục Thống kê Việt Nam (2012)
-4-

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định tính. Các thông tin sơ cấp và thứ cấp
được phân tích thống kê và so sánh các kết quả với nhau. Thông tin sơ cấp được thu thập
thông qua phỏng vấn nhanh đối với nhóm đối tượng NCT có và không có con cái di cư lao
động, phỏng vấn sâu đối với nhóm đối tượng nghiên cứu và cấp quản lý địa phương.
Thông tin thứ cấp được thu thập từ chính quyền địa phương và các nghiên cứu trước.
Phương pháp thiết kế bảng hỏi và thu thập dữ liệu sơ cấp được trình bày chi tiết tại Phụ lục
2 và 3 của nghiên cứu này.
1.6. Cấu trúc của nghiên cứu
Nghiên cứu gồm có phần giới thiệu (chương 1) và 3 chương chính. Chương 1 với nội dung
giới thiệu bối cảnh chính sách, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phương pháp
nghiên cứu. Chương 2 của nghiên cứu sẽ trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết các nghiên cứu
có liên quan đến các vấn đề di cư, CLS và NCT. Nội dung chương 3 sẽ xem xét phân tích
các kết quả nghiên cứu từ thông tin thu thập được để đánh giá mức độ hài lòng cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến CLS của các đối tượng nghiên cứu và xem xét tác động của di cư
đến chất lượng sống của họ. Cuối cùng, đề tài sẽ nêu lên các kết luận và hàm ý chính sách
rút ra cũng như chỉ ra những hạn chế gặp phải để mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo
tại chương 4.



-5-

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

Chương 2 trình bày các lý thuyết về kết quả của dòng di cư lao động đến những người còn
ở lại cũng như lý thuyết về NCT và chất lượng sống. Từ đó, nghiên cứu hình thành khung
phân tích bao gồm sáu nhóm yếu tố chính tạo nên chất lượng sống của NCT còn ở lại
trong các hộ gia đình có lao động di cư.
2.1. Tổng quan lý thuyết
2.1.1. Tác động của di cư lao động đến nơi xuất cư
Thuật ngữ “di cư” là một quá trình xuất cư và nhập cư của một hoặc một nhóm người từ
khu vực này sang khu vực khác kèm theo việc thay đổi nhân khẩu của vùng
5
. Nếu di cư
hoàn toàn được xác định bằng sự di chuyển của tất cả thành viên trong hộ, tất cả công việc
và tài sản từ nơi cũ sang nơi mới thì di cư lao động được thể hiện ở sự chuyển đổi nơi làm
việc của người lao động từ nơi cư trú cũ sang nơi cư trú mới nhưng không bao gồm tài sản
và các thành viên của hộ
6
.
Những tác động của di cư lao động đối với nơi xuất cư thể hiện ở nhiều khía cạnh về dân
số, kinh tế, xã hội và đặc biệt là những người phụ thuộc còn ở lại.
Thứ nhất về khía cạnh dân số, một trong những tác động đó là thay đổi cơ cấu nhân khẩu
xã hội nơi xuất cư và sự biến động cơ cấu tuổi theo chiều hướng làm “già hoá” cư dân
vùng xuất cư. Ngoài ra, di cư còn tạo ra những gánh nặng áp đặt lên các thành viên còn ở
lại trong hộ gia đình trong đó có trẻ em và NCT. Chi phí xã hội và tác động tâm lý từ sự xa
cách của các thành viên trong gia đình, những gánh nặng của việc di cư cho các thành viên
trong gia đình và trẻ em còn ở lại là rất lớn
7

.
Thứ hai về khía cạnh kinh tế, nhiều nước nghèo có tỷ lệ di cư cao thì tỷ lệ NCT ở lại thiếu
sự chăm sóc của con cái cũng tăng theo và họ sẽ làm việc theo cách của họ để đối mặt với
các vấn đề về sinh kế và sức khoẻ
8
. Theo nghiên cứu của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) về
những nhu cầu cụ thể của trẻ em và người già ở lại với kết quả của việc di cư ở Moldova

5
Nguyễn Nam Phương (2011)
6
Trần Hồng Vân (2002)
7
Dinh Vu Trang Ngan, Jonathan Pincus, John Sender (2012)
8
Stohr, Tobias (2013)
-6-

cho rằng ông bà sẽ thay thế con cái của họ để chăm sóc và giám hộ các cháu nếu con họ đi
làm xa. Họ phải đối mặt với những thách thức về nguồn thu nhập, sức khoẻ, tâm lý, tinh
thần, sự tôn trọng, khả năng tiếp cận các dịch vụ và tiện ích xã hội, sinh hoạt cộng đồng và
sự trọn vẹn gia đình.
Thứ ba về khía cạnh xã hội, di cư lao động ảnh hưởng đến việc sắp xếp cuộc sống của
NCT còn lại. Nghiên cứu định lượng xác định khi tăng một lao động di cư thì sẽ làm tăng
gấp đôi khả năng NCT trong hộ sống cô độc
9
. Di cư cũng có thể thay đổi cơ cấu hộ gia
đình và tăng khả năng sống một mình của NCT.
Tuy nhiên, di cư cũng có thể tạo ra những tác động tích cực cho những NCT còn ở lại. Cụ
thể, di cư như là một chiến lược giảm thiểu những rủi ro về cuộc sống cho hộ gia đình có

thể có lợi cho cả NDC và người ở lại
10
. Di cư thường kết hợp với công nghiệp hoá và đô
thị hoá có thể làm cho NCT còn ở lại ít bị ảnh hưởng về cuộc sống hơn
11
.
Như vậy, di cư lao động nói riêng và di cư nói chung đều gây nên sự biến đổi cơ cấu nhân
khẩu kinh tế và xã hội gây nên những tác động tích cực và tiêu cực đến cả nơi dân cư
chuyển đi và nơi dân cư chuyển đến.
2.1.2. Những đặc điểm của người cao tuổi
Khái niệm về NCT có sự khác nhau giữa các nước. Nghiên cứu này sẽ thống nhất NCT là
người có tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên theo Luật người cao tuổi năm 2011 của Việt Nam và
chia NCT thành 3 nhóm theo đặc trưng dân số Việt Nam, bao gồm nhóm 1 từ 60-69 tuổi,
nhóm 2 từ 70-79 tuổi và nhóm 3 từ 80 tuổi trở lên.
Những đặc điểm mà NCT cần được quan tâm là sức khoẻ thể chất, tâm lý, tình cảm, sức
khoẻ tinh thần và đời sống vật chất.
Trước tiên là các vấn đề về sức khoẻ thể chất. Hai nhóm bệnh chính mà NCT thường mắc
phải là bệnh thông thường và các bệnh mãn tính kéo dài
12
. Già hoá là cơ hội cho các tác
nhân gây hại bên ngoài xâm nhập dễ dàng vào cơ thể để gây bệnh.

9
Qin, M. et al. (2008)
10
Espinosa (1977)
11
Masson (1992)
12
Dương Huy Lương (2010)

-7-

Theo ước tính của WHO thì có khoảng 40% NCT trên thế giới có giới hạn khả năng đi lại
và thực hiện các sinh hoạt, trong đó có khoảng 10% NCT không tự thực hiện được các sinh
hoạt hàng ngày tối thiểu. Lứa tuổi càng tăng thì tỷ lệ đi lại khó khăn càng tăng.
Tiếp theo là các vấn đề về tâm lý, các mối quan hệ và sức khoẻ tinh thần. NCT ngoài suy
yếu về thể chất thì các giác quan điều tiết cảm xúc tâm lý tình cảm cũng suy yếu. Khả năng
làm chủ cảm xúc của NCT cũng suy giảm biểu hiện ở tình trạng thiếu tập trung và dễ quên,
thường nhớ việc quá khứ, rất dễ xúc cảm, tủi thân, khó chịu vô cớ
13
.
Ngoài ra, NCT dễ rơi vào cảm giác là người thừa của gia đình và xã hội khi họ không còn
nhận được sự kính trọng như lúc còn trẻ. Họ dễ cảm thấy bị bỏ rơi, chán nản và buồn tủi.
Tính tình của họ cũng thay đổi, trở nên bảo thủ hơn. NCT dễ có thái độ thất vọng, chán
nản, lo âu và mong muốn được quan tâm nhiều hơn bình thường
14
.
Sau cùng là các vấn đề về đời sống vật chất. Nguồn thu nhập từ con cái hỗ trợ là nguồn
thu chủ yếu của NCT. Tuy nhiên người lao động từ nông thôn ra thành phố gồm cả nam và
nữ đều phải đối mặt với những trở ngại khác nhau trong quá trình cư trú và làm việc, điều
này làm ảnh hưởng đến mức độ và khả năng gửi tiền về gia đình của họ
15
. Nguồn thu nhập
từ nhà nước hỗ trợ chủ yếu là trợ cấp hưu trí từ bảo hiểm xã hội và trợ cấp NCT được trích
từ nguồn quỹ an sinh xã hội.
2.1.3. Quan điểm về chất lượng sống của người cao tuổi
Theo quan điểm của các tổ chức quốc tế thì chất lượng sống (quality of life) bao gồm các
yếu tố về vật chất, các khía cạnh về sức khoẻ thể chất và tình thần trong đời sống cá nhân
của mỗi người. Theo nghiên cứu của trường đại học Oklahoma School of Social Work
(1981) đã chỉ ra CLS được xác định thông qua các yếu tố theo sơ đồ hình 2.1.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì chất lượng sống là khái niệm rộng dùng để đánh giá
tổng thể các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và xã hội. WHO đã tổng
hợp và đưa ra bộ công cụ đo lường chất lượng sống “WHOQOL-100” vào năm 1995 với
100 câu hỏi về mức độ hài lòng về chất lượng sống bao gồm 6 nhóm: sức khoẻ thể chất,
quan hệ xã hội, kinh tế, môi trường, tâm lý và niềm tin. Bộ công cụ này được thiết kế khá
đầy đủ và thường được sử dụng để đánh giá chất lượng sống tại các quốc gia.

13
Dương Huy Lương (2010)
14
Dương Huy Lương (2010)
15
Tổng cục thống kê Việt Nam (2012)
-8-

Hình 2.1 Hệ thống đánh giá chất lượng sống của Oklahoma

Nguồn: The University of Oklahoma School of Social Work, 1981
Quan niệm về CLS của NCT ở Việt Nam được các tác giả Lê Thị Hải Hà, Nguyễn Thái
Quỳnh Chi và Nguyễn Hoàng Phương thực hiện nghiên cứu năm 2009 và kết luận 6 nhóm
yếu tố hình thành nên CLS đặc trưng cho NCT ở Việt Nam. Trong mỗi nhóm yếu tố sẽ bao
gồm tập hợp những nhân tố chủ yếu hình thành nên chất lượng sống.
2.2. Khung phân tích của nghiên cứu
Chất lượng sống là một khái niệm rộng, trong giới hạn của nghiên cứu chỉ xem xét trên sáu
nhóm yếu tố về kinh tế, sức khoẻ, quan hệ xã hội, tâm lý, môi trường và niềm tin. Các
nhóm yếu tố được người nghiên cứu tổng hợp từ các nghiên cứu trước và tình hình thực tế
tại địa phương.
Thứ nhất, nhóm yếu tố kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố quan hệ xã hội, sức
khoẻ, tâm lý và niềm tin. Nghiên cứu này sẽ bổ sung về sự phụ thuộc tài chính, sự đáp ứng
nhu cầu sống cơ bản hàng ngày, ăn những món ưa thích.

Thứ hai, nhóm yếu tố sức khoẻ có quan hệ chặt chẽ với yếu tố tâm lý, tình trạng kinh tế và
các mối quan hệ gia đình, xã hội. Nhóm này được người nghiên cứu đánh giá là yếu tố rất
quan trọng ảnh hưởng đến CLS của NCT.
-9-

Thứ ba, nhóm yếu tố quan hệ xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố kinh tế và tâm lý.
Ở các nước đang phát triển chỉ đề cập chung đến trợ giúp xã hội và các mối quan hệ với
người xung quanh. Trong nghiên cứu này nhấn mạnh hơn đến vai trò của NCT trong các
quan hệ gia đình và xã hội, đặc biệt là vai trò của NCT trong gia đình về lời nói, tác động,
nghĩa vụ và vai trò chăm sóc con cháu khi gia đình có NDC lao động.
Hình 2.2 Sáu nhóm yếu tố hình thành nên chất lượng sống của NCT Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Thứ tư, nhóm yếu tố tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố quan hệ xã hội, kinh tế
và yếu tố sức khoẻ. Nghiên cứu bổ sung về các mối quan hệ gia đình giữa các thế hệ và sự
trưởng thành của con cháu. Đối với NCT còn ở lại trong các hộ gia đình di cư lao động thì
tâm lý bị ảnh hưởng do con cháu di cư lao động khá lớn.
Thứ năm, nhóm yếu tố môi trường sống có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố kinh tế, tâm lý
và quan hệ xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm đất, nước, không khí và mức độ ô nhiễm
ảnh hưởng đến môi trường sinh sống. Môi trường xã hội bao gồm an ninh, dịch vụ xã hội
(khu giải trí, tập luyện thể dục, vận động) và dịch vụ y tế mà NCT được tiếp cận.
-10-

Thứ sáu, nhóm yếu tố niềm tin bao gồm niềm tin tôn giáo và niềm tin cá nhân. Niềm tin
tôn giáo thể hiện sự tin tưởng và tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Niềm tin
cá nhân thể hiện sự tin tưởng vào thế hệ trẻ và các chính sách kinh tế, văn hoá, chính trị, xã
hội hiện nay.
Dựa vào đặc trưng của nghiên cứu, người nghiên cứu hình thành khung phân tích như sau
Hình 2.3 Khung phân tích tác động di cư đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại


Nguồn: Tác giả tự vẽ

-11-

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 phân tích những kết quả từ cuộc khảo sát để tìm hiểu thực trạng chất lượng
sống của những người cao tuổi còn ở lại. Các nội dung phân tích bao gồm đặc điểm đối
tượng của mẫu khảo sát, những kết quả thống kê về chất lượng sống và những phân tích về
đặc điểm của những người di cư tác động vào chất lượng sống của NCT còn ở lại.
3.1. Đặc điểm di cư lao động của tỉnh Long An
Tình trạng di cư lao động của tỉnh Long An có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn ở mức
cao qua nhiều năm. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60% dân số trung bình của
tỉnh. Trong khi đó tỷ suất xuất cư luôn cao hơn tỷ suất nhập cư từ 2‰ đến 4‰ chứng tỏ
việc người lao động di cư vẫn tiếp tục diễn ra. Tỷ suất nhập cư của Long An năm 2012
khoảng 4.7‰ thấp hơn so với nhiều vùng. Ngược lại, tỷ suất xuất cư của tỉnh năm 2012
khoảng 7.5‰ cao hơn so với nhiều vùng. Nguyên nhân là do tỉnh tiếp giáp với các địa
phương có nền kinh tế phát triển như TPHCM và Bình Dương nên khả năng thu hút và
cạnh tranh nguồn lao động của Long An không cao. Điều này cho thấy Long An cần xem
xét về tình trạng di cư để có những chính sách thích hợp cho các nhóm đối tượng có liên
quan như người di cư, cha mẹ và con cái của họ.
Bảng 3.1 Thay đổi dân số và lao động qua các năm của tỉnh Long An
Năm
2005

2007

2008


2009

2010

2011

2012

Dân số trung bình (nghìn người)
1393

1418

1428

1436

1443

1450

1458

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
(nghìn người)
795

885

833


846

854

842

898

Tỷ lệ tăng dân số (%)
0.81

0.91

0.73

0.56

0.46

0.49

0.57

Tỷ suất nhập cư (‰)
2.6

4.6

3.8


5.9

5.5

3.8

4.7

Tỷ suất xuất cư (‰)
6.5

10.2

8.7

9.9

9

7.7

7.5

Tỷ suất di cư (‰)
-3.9

-5.6

-4.9


-4

-3.5

-3.9

-2.8

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2012
Xu hướng thay đổi cấu trúc hộ gia đình hiện nay
Những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, đời sống người dân được nâng lên rõ nét
xu hướng sinh ít con ngày càng tăng và cấu trúc hộ gia đình cũng thay đổi khá nhiều. Vì
-12-

thế, một trong những tác động về mặt xã hội của sự phát triển kinh tế là quan hệ của mọi
người thiên về lợi ích kinh tế hơn, mức sinh giảm và gia đình càng phân hoá hơn
16
.
Cơ cấu quy mô hộ gia đình Việt Nam từ cấu trúc đại gia đình truyền thống (từ 6 người trở
lên) với nhiều thế hệ đang giảm dần và chuyển sang sang gia đình hạt nhân 2 thế hệ. Kết
quả nghiên cứu của Lê Văn Duỵ về sự thay đổi về quy mô hộ gia đình Việt Nam cho thấy
quy mô hộ gia đình Việt Nam càng giảm dần, tỷ lệ sinh giảm và mô hình gia đình truyền
thống ngày càng không còn phổ biến cũng như mức độ độc thân ngày càng gia tăng. Quy
mô hộ bình quân năm 1994 là 4.8 người/hộ giảm xuống còn 3.7 người/hộ vào năm 2007.
Quy mô hộ có 5 người trở lên có xu hướng giảm từ 52.3% vào năm 1994 xuống còn 34.1%
năm 2007, trong khi hộ có từ 1 – 4 người có xu hướng tăng.
Bảng 3.2 Cơ cấu hộ theo quy mô hộ (Đơn vị tính: %)
Quy mô hộ (người)


1/4/1994

1/4/1999

1/4/2007

1 3.8

4.4

5.7

2 8.0

9.1

11.7

3 14.9

17.0

19.1

4 21.0

24.5

29.4


5+ 52.3

45.0

34.1

Quy mô bình quân

4.8

4.0

3.7

Nguồn: Lê Văn Duỵ, 2009
Các vùng đều có mức giảm quy mô hộ ở mức 0.3 người/hộ sau 8 năm chứng tỏ cấu trúc hộ
gia đình đang thay đổi. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có mức giảm từ 4.1 người/hộ
xuống 3.8 người/hộ
17
.
Cấu trúc hộ gia đình thay đổi theo với sự phát triển của xã hội nhưng cũng tạo ra những tác
động tiêu cực. Tác động cụ thể khi gia đình bị thu hẹp làm cho các thành viên trong gia
đình có xu hướng cá nhân hơn làm khoảng cách giữa các thế hệ gia tăng, mất đi sự quan
tâm chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.
Vài năm gần đây, Long An có tỷ suất xuất cư cao và quy mô hộ gia đình thu hẹp theo xu
hướng chung của cả nước. Trong năm 2009, Long An có 29% hộ gia đình có 4 thành viên,
trong khi hộ từ 7 người trở lên chỉ chiếm 5% cho thấy thành viên trong hộ ít và hẹp dần.
Khi dân số cả nước có khuynh hướng già hoá do mức sinh giảm (tỷ suất sinh thô CBR
giảm từ 17.6 ‰ năm 2009 xuống 16.9 ‰ năm 2012) và tuổi thọ tăng (từ 72 tuổi năm 2009


16
Nguyễn Nam Phương (2011)
17
Lê Văn Duỵ (2009)
-13-

lên 73 tuổi năm 2012) thì hộ gia đình ít con là điều đáng quan tâm của các địa phương. Đặc
biệt, khi con cháu đi làm hoặc học xa để cha mẹ lớn tuổi ở lại quê hương thiếu sự chăm sóc
và thăm nom sẽ tác động nhiều đến tâm lý, sức khoẻ và các vấn đề về cuộc sống của họ.
Hình 3.1 Tỷ lệ % số thành viên trong hộ gia đình ở Long An năm 2009

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam, 2009
3.2. Đặc điểm của mẫu thu về
3.2.1. Đặc điểm người cao tuổi trong mẫu
Số lượng bảng hỏi được thu thập từ cuộc khảo sát là 134 phiếu, sau khi xem xét có 130
phiếu đáp ứng yêu cầu. Trong đó, có 45 NCT thuộc huyện Cần Giuộc, 43 NCT thuộc
huyện Bến Lức và 42 NCT thuộc huyện Đức Hoà.
Về giới tính của mẫu có 54 đối tượng là nam tương ứng với 41.5% và 76 đối tượng là nữ
tương ứng với 58.5%. Trong đó nếu xét riêng đối tượng trong hộ có lao động di cư thì có
42 đối tượng là nam (32.3%) và 58 đối tượng là nữ (44.6%). Vì đối tượng khảo sát là NCT
nên tỷ lệ chênh lệch như vậy được giải thích bởi hai lý do là tuổi thọ nữ cao hơn nam và
chiến tranh.
Về cơ cấu tuổi của mẫu được phân bổ như sau: tuổi nhỏ nhất là 60 tuổi và lớn nhất là 96
tuổi. Nếu phân chia theo nhóm tuổi như đã trình bày thì có thể nhận thấy đối tượng thuộc
nhóm 2 từ 70 đến 79 tuổi có 60 người chiếm tỷ lệ 46.2% và nhóm 3 trên 79 tuổi có 22
người chiếm 16.9%. Tỷ lệ này không có sự khác biệt nhiều giữa hai nhóm NCT trong mẫu
và nếu xét riêng NCT có con di cư thì tỷ lệ tổng của nhóm 1 và 2 là 62.4%, nhóm 3 chỉ
-14-

chiếm 14.6%. Nguyên nhân nhóm 3 chiếm tỷ lệ ít hơn là do tuổi thọ trung bình của NCT

hiện nay vào khoảng 74 tuổi
18
.
Về trình độ học vấn, đa số các đối tượng có trình độ chủ yếu ở cấp tiểu học chiếm đến 46
người (35.4%), cấp trung học cơ sở 30 người (23.1%) và biết đọc viết chiếm 26 người
(20%).
Về ngành nghề, có đến 67 người (51.5%) từng làm nghề nông (trong đó có 55 đối tượng
thuộc nhóm nghiên cứu và 12 đối tượng thuộc nhóm còn lại), khoảng 27.7% (36 người)
từng làm tiểu thương (có đến 31 trong tổng 37 đối tượng thuộc nhóm nghiên cứu). Số ít
các đối tượng đã từng làm công nhân và các ngành nghề khác. Ngành nghề của họ chủ yếu
là nông nghiệp, điều này có liên quan nhiều đến trình độ và cơ cấu kinh tế của địa phương
chủ yếu là nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Về đất canh tác của hộ, chỉ có 42 đối tượng (32.3%) có đất canh tác trong mẫu khảo sát.
Các đối tượng còn lại đều trả lời gia đình không có đất canh tác, đa số họ lúc còn trẻ đều
thuê mướn ruộng vườn để canh tác hoặc làm các ngành nghề chăn nuôi tại chính hộ gia
đình. Diện tích đất canh tác chỉ tập trung vào một số hộ gia đình có đất đai tổ tiên để lại.
Tuy nhiên, theo đa số ý kiến của các đối tượng thì diện tích đất canh tác của các hộ đều có
xu hướng giảm và mất dần do sự phát triển của các khu công nghiệp, chuyển cơ cấu kinh tế
của vùng hoặc do gia đình bán đi để xoay xở các việc cần thiết.
Về thu nhập hiện tại, có đến 87 người (66.9%) có thu nhập dưới 3 triệu/tháng (trong đó có
71 người (54.6%) thuộc nhóm nghiên cứu và 16 người (12.3%) thuộc nhóm đối chứng). Tỷ
lệ NCT có thu nhập từ 4 triệu/tháng trở lên rất thấp, chiếm 3.8% trong tổng số. Đặc biệt,
nhóm đối tượng nghiên cứu có sự tập trung khá lớn số người có thu nhập dưới 3 triệu (71
người trong 100 người), trong khi nhóm đối chứng chỉ chiếm 16 người trong tổng 30
người. Điều này cho thấy thu nhập của nhóm nghiên cứu đang ở mức thấp và có thể ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế cũng như sức khoẻ của họ so với nhóm còn lại.
Cuối cùng là tình trạng gia đình, có đến 50 người (38.5%) đang sống với vợ hoặc chồng
(trong đó có 38 người thuộc nhóm nghiên cứu và 12 người thuộc nhóm còn lại). Con số 30
người (23.1%) là số đối tượng đang sống cùng cháu, có đến 21 người trong số này thuộc
nhóm đối tượng có NDC. Điều này cho thấy, có một tỷ lệ nhất định lao động di cư để lại


18
Tổng cục thống kê Việt Nam (2012)

×