Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC môi TRƯỜNG nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.61 KB, 13 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUAN TRẮC NƯỚC
(áp dụng cho đề cương các lớp M học kì II năm 2016-2017)
Phần lý thuyết: các câu hỏi về thông tư quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi
trường (mục tiêu của các chương trình quan trắc, tần suất quan trắc, vị trí quan
trắc…) Thông tư 21/2012/TT-BTNMT…
Nguyên tắc xác định một số thông số trong môi trường nước đã học. Ví dụ một số
câu sau đây:
1.

Khái niệm quan trắc môi trường, mục tiêu quan trắc môi trường:
Thưa: Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi
trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ
đánh giá hiện trạng, diễn biễn chất lượng môi trường và các tác động xấu
đến môi trường (trang 3-SGT)
Quan trắc môi trường có thể được tiến hành nhằm một số mục tiêu sau đây:
- Để đánh giá các hậu quả ô nhiễm đến sức khỏe và môi trường sống của
con người, như vậy sẽ xác định được mối quan hệ về nguyên nhân và hậu
quả của nồng độ chất ô nhiễm.
- Để thiết lập các chương trình phát triển bền vững trong việc sử dụng tài
nguyên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyễn rừng và trong phát
triển kinh tế xã hội.
- Để thu được các số liệu hệ thống dưới dạng điều tra cơ bản chất lượng
môi trường và cung cấp dữ liệu cho việc sử dụng tài nguyên trong tương
lai.
- Để nghiên cứu và đánh giá các chất ô nhiễm và hệ tiếp nhận.
- Để đánh giá sự cần thiết đối với việc kiểm soát sự phát thải của chất ô
nhiễm, xác định tiêu chuẩn phát thải và đánh giá các biện pháp kiểm soát
chất thải.
- Để tiến hành các biện pháp khẩn cấp tại những vùng có ô nhiễm đặc biệt.
SGT-trang 5.



2.

3.

Nêu các yêu cầu cơ bản đối với 1 chương trình quan trắc môi trường theo
thông tư số 21/2012/TT-BTNMT.
Thưa: theo điều 5 mục 1 chương II thông tư 21 nêu rõ yêu cầu cơ bản đối
với một chương trình quan trắc:
- Phù hợp với chiến lược, chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường quốc
gia.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về thiết kế chương trình quan trắc môi
trường.
- Bảo đảm đáp ứng mục đích sử dụng số liệu, thời gian, tần suất, thành
phần và thông số quan trắc hợp lí, tối ưu.
- Tuân thủ các quy định về quy trình, phương pháp cho từng thành phần và
thông số môi trường quan trắc.
- Thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, bổ sung.
Nêu các phương pháp thường được sử dụng để bảo quản mẫu nước? Nêu
phương pháp bảo quản mẫu nước để phân tích từng chỉ tiêu sau: COD, Cl -,
kim loại nặng, NO2-…
Thưa: theo TCVN 6663-3: 2008 về hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu có
một số phương pháp bảo quản mẫu thường dùng:
+ Bảo quản lạnh (1-5oC)
+ Làm đông lạnh đến -20oC
+ Axit hóa mẫu bằng (H2SO4; HNO3,HCl) đến pH từ 1-2.
….
- Một số phương pháp bảo quản mẫu để phân tích từng chỉ tiêu:
+ Bảo quản lạnh (1-5oC): độ kiềm, Cl-, rắn lơ lửng,SO42-, PO43-, nitrit,
….,nitrat (bảo quản được 24h với phương pháp này).

+Axit hóa bằng H2SO4, pH ≤ 2: COD, tổng N,tổng P,NH4+,
pemaganat… NO3- ( bảo quản được 7 ngày với phương pháp này).
+ Axit hóa bằng HNO3, pH ≤ 2: độ cứng tổng, tổng Fe, Mn2+, Ca2+,
Mg2+, kim loại nặng…


+ Bảo quản lạnh bằng Na2S2O3: coliform, fecal coliform (Clo dư hoặc các
halogen khác có thể cản trở hoạt động của vi khuẩn  Natri thiosunfat
được thêm vào để ngăn ngừa hiện tượng này.)
4.

5.

Nêu tần suất quan trắc môi trường nước mặt lục địa theo thông tư số
29/2011/TT-BTNMT?
Thưa: Theo khoản 4 điều 5 chương II của thông tư; được quy định như sau:
- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng;
- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 01 lần/quý.
Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lí môi trường, mục tiêu quan trắc.
đặc điểm nguồn nước cũng như điều kiện về mặt kinh tế và kĩ thuật mà
xác định tần suất quan trắc thích hợp.
Tại những vị trí chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều hoặc có sự thay đổi
lớn về tính chất, lưu tốc dòng chảy thì số lần lấy mẫu nước tối thiểu là 02
lần/ngày, đảm bảo đánh giá bao quát được ảnh hưởng của chế độ thủy
triều.
Nêu khái niện QC trong quan trắc môi trường? hãy nêu một loại mẫu QC để
kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường nước, trình bày cách lấy
mẫu QC này?
Thưa: theo khoản 2 điều 3( Các thuật ngữ và định nghĩa) của thông tư số:
21/2012/TT-BTNMT định nghĩa rõ Kiểm soát chất lượng (quality control –

QC) trong quan trắc môi trường là việc thực hiện các biện pháp đánh giá,
theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ tập trung, độ chính xác của
các phép đo nhằm đảm bảo cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các
tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Một loại mẫu QC để kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường nước :
mẫu trắng thiết bị.
Cách lấy mẫu:
Mẫu trắng thiết bị: là mẫu nhỏ vật liệu sạch, được cho trực tiếp vào thiết bị
để đo sự nhiễm bẩn do thiết bị gây ra. Mẫu này thường dùng để đánh giá độ


6.

ổn định và độ nhiễu của thiết bị. mẫu trắng thiết bị được xử lí như mẫu thật,
được bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí
nghiệm như mẫu thực.
Nêu các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường nước dưới đất theo
thông tư số 30/2011/TT-BTNMT?
Thưa: căn cư điều 4 chương II của thông tư:
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường nước dưới đất là:
- Theo dõi sự biến đổi tính chất vật lí, thành phần hóa học, hoạt tính phóng
xạ, thành phần vi sinh… của nước dưới đất theo không gian và thời gian,
dưới ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo;
Xác định mức độ tổn hại và dự báo những xu hướng thay đổi trước mắt
và lâu dài của môi trường nước dưới đất;
- Làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, kiểm soát ô nhiễm, quy hoạch
sử dụng hợp lí và bảo môi trường nước dưới đất.
Nêu danh mục những việc cần làm khi thiết kế chương trình quan trắc nước
mặt lục địa theo thông tư số 29/2011/TT-BTNMT?
Thưa: theo điều 5 chương II của thông tư về việc thiết kế chương trình quan

trắc nước mặt lục địa cụ thể như sau.
- Kiểu quan trắc
- Địa điểm và vị trí quan trắc
- Thông số quan trắc
- Thời gian và tần suất quan trắc
- Lập kế hoạch quan trắc.
Nêu thời gian và tần suất quan trắc môi trường dưới đất theo thông tư số
30/2011/TT-BTNMT?
Thưa: theo khoản 4 điều 5 chương II của thông tư về thời gian và tần suất
quan trắc:
Thời gian và tần suất quan trắc môi trường nước dưới đất cụ thể như sau:
- Quan trắc ít nhất 02 lần/năm, một lần giữa mùa khô và một lần giữa màu
mưa;
-

7.

8.


Trong trường hợp đặc biệt đối với nước dưới đất không áp, trong điều
kiện tự nhiên, sẽ thay đổi rất mạnh về thời tiết thì tần suất quan trắc là 01
lần/tháng.
Hãy nêu 5 nguyên nhân gây biến đổi mẫu nước nếu không được bảo quản.
Giải thích tại sao phương pháp bảo quản lạnh lại được áp dụng khi phân tích
tất cả các chỉ tiêu trừ trường hợp mẫu phân tích kim loại nặng đã được bảo
quản bằng axit?
Thưa: căn cứ mục 3.1. Xem xét chung, của TCVN 6663-3: 2008 .
Nguyên nhân gây biển đổi rất nhiều, một vài nguyên nhân trong số đó là:
- Vi khuẩn, tảo và các sinh vật khác có thể tiêu thụ một số thành phần có

-

9.

trong mẫu; chúng cũng có thể làm biển đổi bản chất của các thành phần
và tạo ra các thành phần mới. Hoạt động sinh học này gây ảnh hưởng tới
chất lượng mẫu, ví dụ hàm lượng oxi hòa tan, CO 2, các hợp chất nito,
photpho và silic.
- Một số chất có thể bị thay đổi ví dụ như NO 3- bị khử về NO2-, SO42- bị
khử về S2-; Fe2+ bị oxh lên Fe3+.
- Một số chất có thể kết tủa như CaCO 3, Al(OH)3 hoặc bay hơi như oxi,
Hg, xianua.
- pH, độ dẫn diện, hàm lượng CO2 có thể bị thay đổi do hấp thu CO 2 từ
không khí.
- Các kim loại hòa tan hoặc ở dạng keo cũng như một số hợp chất hữu cơ
có thể bị hấp thụ hoặc hấp thụ không thuận nghịch lên thành bình chứa
hoặc lên các hạt rắn có trong mẫu.
- Thành phần mẫu thay đổi không những phụ thuộc vào loại nước mà còn
phụ thuộc vào điều kiện môi trường, do ánh sáng, nhiệt độ… cũng có thể
gây biến đổi thành phần, tính chất của mẫu nước.
...
Giải thích tại sao phương pháp bảo quản lạnh lại được áp dụng khi phân
tích tất cả các chỉ tiêu trừ trường hợp mẫu phân tích kim loại nặng đã được
bảo quản bằng axit? Mình cũng méo biết, mà biết cũng méo nói….


10.

Nêu các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường nước mặt lục địa theo
thông tư số 29/2011/TT-BTNMT?

Thưa: căn cứ điều 4 chương II của thông tư về mục tiêu quan trắc nêu rõ:
Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường nước mặt luc địa là:
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực, địa phương;
- Đánh gia mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép với môi trường nước;
- Đánh giá diễn biếm chất lượng nước theo không gia và thời gian;
- Cảnh bảo sớm các hiện tương ô nhiễm nguồn nước;

Theo các yêu cầu khác của công tác quản lí môi trường quốc gia, khu
vực, địa phương.
11. Trình bày các xác định địa điểm và vị trí quan trắc môi trường nước dưới
đất theo thông tư số 30/2011/TT-BTNMT?
Thưa: căn cứ khoản 2 điều 5 chương II của thông tư nêu rõ về địa điểm và
vị trí quan trắc:
Việc xác định địa điểm và vị trí quan trắc môi trường nước dưới đất dựa vào
các quy định sau đây:
- Các vị trí quan trắc môi trường nước dưới đất sẽ được xác định trên bản
đồ phân vùng;
- Vị trí quan trắc được đặt tại những nơi có khả năng làm rõ ảnh hưởng của
các nhân tố tự nhiên cũng như nhân tạo đến môi trường nước dưới đất;
- Giữa công trình khai thác nước dưới đất và nguồn gây bẩn phải có một vị
trí quan trắc.
12. Theo thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 khi thiết
kế chương trình quan trắc môi trường thì bước khảo sát thực tế khu vực cần
quan trắc nhằm mục đích gì? Hãy nêu các công việc cần chuẩn bị trước khi
quan trắc hiện trường?
Thưa:
- Mục địch của khảo sát thực tế:
-



+ Nắm bắt được tổng quan về vị trí địa lí, địa hình, các yếu tố về thời tiết,
thủy văn nơi quan trắc
+ Tìm hiểu được sự tác động qua lại giữa nơi quan trắc và những vùng
xung quanh, khu dân cư, nhà máy xung quanh.
+ Xác định được các yếu tố tác động đến nơi quan trắc, cả tích cực và
tiêu cực.
+ quy mô, diện tích các yếu tố thuận lợi cũng như bất lợi của nơi quan
trắc
 Lên chương trình quan trắc phù hợp nhất.
-

Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị như sau:
Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực định lấy
mẫu;
Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết;
Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn
các thiết bị và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường;
Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu;
Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo
quy định;
Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển
mẫu;
Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động;
Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc;
Chuẩn bị cơ sở lưu trú cho các cán bộ công tác dài ngày;


Chuẩn bị các tài liệu, biểu mẫu có liên quan khác.
Nêu danh mục những việc cần làm khi thiết kế chươn trình quan trắc nước
mặt lục địa theo thông tư số 29/2011/TT-BTNMT?

Giống câu 7
14. Giống câu 6
15. Nêu khái niệm QA trong quan trắc môi trường? hãy nêu 3 hoạt động để
thực hiện QA trong quan trắc tại hiện trường?
Thưa: theo điều 3 của thông tư số 21/2012/TT-BTNMT về các thuật ngữ và
định nghĩa nêu:
13.

Bảo đảm chất lượng(QA) trong quan trắc môi trường là một hệ thống tích
hợp các hoạt động quản lí và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho
hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy
định.
vài hoạt động để thực hiện QA trong quan trắc tại hiện trường(điều 7 của
thông tư)
- Xác định vị trí lấy mẫu;
- Xác định các thông số cần quan trắc, bao gồm: tên thông số đơn vị đí,
phương pháp quan trắc thông số đó;
- Sử dụng phương pháp quan trắc phù hợp với mục tiêu, thông số quan
trắc. Phương pháp quan trắc thực hiện theo các văn bản, quy định pháp
luật hiện hành về quan trắc môi trường hoặc theo phương pháo theo tiêu
chuẩn quốc tế đã được cơ quan nhà nước có thầm quyền VN thua nhận.
- Sử dụng trang thiết bị phù hợp với phương pháp quan trắc đã được xác
định, đáp ứng đúng nhu cầu của phương pháp về kỹ thuật và đo lường.
trang thiết bị phải có hướng dẫn sử dụng, thông tin chi tiết về ngày bảo
dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn và người sử dụng thiết bị quan trắc.
….
16. Nêu khái niệm Quy Chuẩn Kỹ Thuật Môi Trường theo luật BMT 2014?
Nêu tên và ký hiệu của quy chuẩn kỹ thuật môi trường nước mặt lúc địa,
nước dưới đất, nước thải.



Thưa: theo điều 3: Giải thích từ ngữ của luật BVMT năm 2014 nêu rõ khái
niệm:
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong
chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
- Nước mặt: QCVN 08-MT : 2015/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT.
- Nước dưới đất: QCVN 09-MT: 2015/BTNMT QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT.
Nước thải sinh hoạt: QCVN 14 : 2008/BTNMT QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT.
- Nước thải công nghiệp: QCVN40:2011/BTNMT QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP.
17. Nếu khái niệm tiêu chuẩn môi trường theo luật BVMT 2014? Phân loại các
nhóm TCVN được áp dụng trong lĩnh vực môi trường?
Thưa: theo điều 3: Giải thích từ ngữ của luật BVMT năm 2014 nêu rõ khái
niệm:
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức
công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
-

Theo Điều 119. Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường gồm
-

tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh;

tiêu chuẩn về chất thải;
các tiêu chuẩn môi trường khác.
Phần bài tập: Tính toán lượng hóa chất cần lấy để pha hóa chất theo yêu
cầu:


Ta cần sử dụng một số công thức mà các bạn đã học trong học phần Hóa
Phân Tích:
Bài toán pha hóa chất


MQH giữa C% & CM
CM =

Nồng độ khối lượng: C = (g/ml; g/l)
Vd: 1gN/l  trong 1l d2 có 1g Nito
Nồng độ đương lượng:
-

Là số đương lượng mol chất tan có trong 1l d2

-

Là số mili đương lượng mol chất tan có trong 1ml d2

-

CN = n/V(N)

-


N: số dương lượng mol chất tan

-

N= n.a

-

Đương lượng gam: D=M/a

-

Cách xác định giá trị a:
+ là số nhóm H+ , OH- trao đổi trong phản ứng axit-bazo
+ là tổng số điện tích dương ( tổng số điện tích âm) trong phản ứng muối, Xét với
một mol chất
+Tổng số e trao đổi trong phản ứng oxh-khử.
+tổng số phối chí trong phản ứng tạo phức
Không cần biết hệ số và k để ý đuôi trong pư oxh-k.
HCl  H2 a=1
Phản ứng muối thì nhân vs đuôi của ion
Fe(NO3)3; ở đây NO3- số điện tích là -1, nhưng phải nhân vs cả số 3 bên ngoài, lên
a=3. Như Fe3+ thì a=3
Fe2(SO4)3 thì a=6



Đối với mỗi chất, giá trị a không cố định, nó phụ thuộc vào từng phản ứng, hay
nói cách khác,đương lượng mol hay đổi phụ thuộc vào bản chất của phản ứng.



 mỗi khi tính kết quả chúng ta không được để kết quả ở đợn vị của C N mà phải
để đơn vị của CM
CM = CN / a
BÀI TOÁN PHA KHỐI LƯỢNG CÂN, NÔNG ĐỘ, THỂ TÍCH…..
-Tính khối lượng cần cân để pha dung dịch.
Nó sẽ cho biết pha dung dịch để dung cho phản ứng nào, từ đó chúng ta sẽ biết được gía
trị a mà tính đúng không?
Vd: Tính khối lượng KMnO4 cần để pha 100ml dung dịch 0,1N dung cho phản ứng sau:
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4  5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Ta thấy đây là phản ứng oxh-k, Mn lúc đầu là +7, về sau xuống +2, số e trao đổi là 5 
a=5
Ta có đề cho CN=0,1 N
CM = CN : a = =0,02 (M)  mKMnO4= CMVM= 0,02.0,1.158=0,316 (g)


Một số kiểu nồng độ pha loãng: dung dịch H2SO4 (3:1) có nghĩa là nồng độ thể
tích, trong đó 3 phần axit thì có một phần nước



HỆ SỐ PHA LOÃNG
f= (theo kiểu nồng độ đương lượng, Nt=Ns mà N= CNV)

Vhút= Vpha

.
.
.

Dạng bài toán chắc chắn sẽ có:
Cần lấy bao nhiêu g muối X để pha dược V (l) dung dịch có nồng độ a
gY/l (Y là chất có trong muối X)
Cách làm:
Giải thích: trong 1l có a(g) Y




V(l) có aV (gY)



nY=  nmuối= theo nY  mmuối.

chú ý về đơn vị, có thể g/l, mg/l và đơn vị có thể khác nhau, cần đổi hết
về một đơn vị cho đồng nhất.
Phần thực hành:
Làm một thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên coi thi(không phải học
thuộc quy trình, quy trình được dán sẵn tại nơi thực hành), làm xong tự
tính kết quả.
Những phần thực hành vào:
Chuẩn độ:
-

-

xác định độ kiềm
xác định ion Clxác định độ cứng, độ cứng tổng (Ca2+,Mg2+)
Trắc quang:

xác định PO43xác định tổng P
xác định tổng Fe
học nguyên tắc và công thức tính kết quả, chuẩn độ nhớ được thiết lập công
thức càng tốt.
đơn vị cần chú ý, rất hay bị lừa, đề bài có thể yêu cầu tính đơn vị khác, vd
bắt tính mgCaCO3 thay vì mmol H+.
đối với trắc quan, tuyệt đối cần chú ý việc đơn vị, đề bài rất hay cho một đơn
vị, lại yêu cầu bắt tính đơn vị khác. Vd: đề bài cho nồng độ mgNH3/l, rồi yêu
cầu mình tính theo đơn vị mgN/l, rất hay bị lừa.
cần chú ý hệ số pha loãng khi tính kết quả. Xác định chính xác xem được
pha loãng tại chỗ nào.


Cụ thể phần thực hành các bạn cần học trong báo cáo thực hành cho chi tiết.
Chúc các bạn thi đạt được kết quả cao nhất!
Xin cảm ơn!
Linh Nấu-ĐH5M1



×