Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CON NGƯỜI tác ĐỘNG tới môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.16 KB, 9 trang )

Tác động của con người đến môi trường

MỞ ĐẦU
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa
đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở một
khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ
tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác, sử
dụng làm biến đổi môi trường về nhiều mặt. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có
sự đối lập với tự nhiên.

1. Tác động tiêu cực của con người tới môi trường.
1.1.
Dân số và áp lực của gia tăng dân số tới môi trường.
Sự tăng dân số đã gây áp lực vô cùng to lớn đến đời sống xã hội và đối với môi trường và
từ cuối thế kỷ 20 đến nay sức ép về dân số đã mang tính toàn cầu, chủ yếu là ở vấn đề xã hội
và nguy cơ về sinh thái.
Vấn đề xã hội là gia tăng sự nghèo đói, thất nghiệp, gây khó khăn cho giáo dục, bảo vệ
sức khoẻ của con người, gia tăng tình trạng phạm tội, và phân phối thu nhập không công bằng
trong xã hội. Vấn đề nguy cơ sinh thái là tác động đến sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, gia
tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học. Sau đây sẽ đề cập đến một số khía cạnh
trên do áp lực của sự gia tăng dân số như hiện nay gây nên.
a.

Dân số với suy kiệt tài nguyên.

Do dân số tăng nên tốc độ sử dụng tài nguyên tự nhiên trên trái đất tăng nhanh trong thế kỷ
20, 21, dẫn đến nhiều loại tài nguyên bị suy giảm và có nguy cơ cạn kiệt trong tương lai không
xa.
Theo dự đoán nêu trong cuốn sách dự báo thế kỷ 21 của các nhà khoa học Trung Quốc thì
dầu mỏ với tốc độ khai thác như năm 1982 thì đến năm 2016 các mỏ dầu hiện có sẽ gần cạn
kiệt và phải trông chờ vào các mỏ dầu thăm dò mới. Tuy nhiên tốc độ thăm dò hiện nay


không kịp với tốc độ khai thác. Về than đá còn có thể đủ dùng 1600 năm nữa. Về nước sẽ có
nhiều vùng thiếu nước ngọt, có những vùng thiếu nước ngọt hoàn toàn. Ngoài ra còn khoảng 12
loại tài nguyên khác chỉ duy trì được khoảng 50 năm nữa.Vấn đề này sẽ trình bày thêm trong
một số phần sau.

b. Dân số với phát triển nông nghiệp.
Khi dân số tăng nhanh trong thế kỉ 20 tác động đến nền nông nghiệp gây ra những vấn đề
ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái tự nhiên như là :
- Coi thường bản tính sinh học của thế giới sinh vật, xem cây trồng, vật nuôi như
những cái máy để sản xuất ra nông sản, thịt, sữa, trứng... mà không chú ý đến quy luật sinh
sống bình thường của sinh vật. Điều đó đã làm cho các sản phẩm của nền nông nghiệp này kém
chất lượng, ăn không ngon và hàm lượng dinh dưỡng cũng ít đi. Nhiều sản phẩm vẫn còn chứa
một phần tồn dư các chất hoá học gây độc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hoá học,
thuốc bảo quản cho hoa quả hoặc các sản phẩm thịt trông tươi lâu.
- Làm mất dần đi các cây trồng và vật nuôi truyền thống ở địa phương, làm mất tính phong
phú, đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên.
Học viên: Trần Nguyên Văn

1


Tác động của con người đến môi trường
- Làm xuống cấp chất lượng môi trường và độ màu mỡ tự nhiên của đất trồng trọt do nhiều
khi quá lạm dụng các chất hoá học. Đất bị ô nhiễm, nước bị ô nhiễm, hệ sinh thái nông nghiệp
bị mất cân bằng sinh thái học đang ngày càng tăng.
- Giá thành sản phẩm nông nghiệp tăng lên do phải chịu những chi phí cho máy móc, thuốc
hoá học… nhưng giá bán những sản phẩm này không tăng, thậm chí còn giảm, do đó lợi nhuận
của sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.
c. Dân số với công nghiệp hoá và đô thị hoá.
Công nghiệp hoá và đô thị hoá là quá trình tiến hoá và phát triển kinh tế xã hội của loài

người. Các đô thị và khu công nghiệp lúc sơ khai vẫn chưa khác nhiều so với nông thôn. Dần
dần qua nhiều thời đại, sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn ngày càng rõ nét. Cộng đồng dân
cư sống ở khu công nghiệp và đô thị không còn làm nông nghiệp nữa mà là các công nhân
trong các nhà máy sản xuất hoặc làm các dịch vụ, buôn bán, quản lý hành chính... Dân số đô thị
và khu công nghiệp đã tăng lên nhanh chóng.
Đời sống và sản xuất ở các đô thị và khu công nghiệp đòi hỏi phải cải tiến giao thông, nhà
ở, hệ thống cấp nước, thoát nước… Công nghiệp phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được
áp dụng rộng rãi, đặc biệt là các công trình xây dựng nhà ở, xí nghiệp, cầu, cảng, bến, bãi,
hệ thống đường sá… đã làm cho đô thị và khu công nghiệp ngày càng phát triển hơn nông thôn.

1.2. Tài nguyên và suy thoái tài nguyên do hoạt động của con người.
a. Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Đối với các tài nguyên không tái tạo như các nguồn than đá, dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản...
do bị giới hạn về trữ lượng và với cách sử dụng ồ ạt như hiện nay thì theo thời gian, đến một
thời điểm nào đó từng loại tài nguyên sẽ bị cạn kiệt và sẽ không còn đủ cho con người sử dụng
nữa. Rõ ràng rằng sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiết yếu trong tương lai là không thể tránh
khỏi và đó sẽ là một nguy cơ đối với sự phát triển của nhân loại nếu con người ngày nay không
có giải pháp hợp lý để giải quyết. Vì thế, để bảo tồn tài nguyên cho sử dụng lâu dài, trong sử
dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhất là đối với các tài nguyên không tái tạo con người
phải sử dụng sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Việc sử dụng tài nguyên phải làm sao
vẫn đáp ứng yêu cầu vật chất của con người nhưng lại kéo dài được tối đa thời gian dẫn đến
thời điểm cạn kiệt của từng loại tài nguyên.

b. Khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Trong quá trình sử dụng nước, con người ngay từ thuở ban đầu đã nhận thức được tầm
quan trọng và tính thiết yếu của tài nguyên nước. Tuy nhiên, nhận thức ấy không đi kèm
với các hành động thiết thực dẫn đến sự ô nhiễm nguồn nước ví dụ như: rác thải của khu công
nghiệp, rác sinh hoạt, chất thải của các nhà máy không qua xử lí đổ trực tiếp xuống song, biển.
Cho đến ngày nay khi mà nguồn tài nguyên này đang bị suy thoái đe doạ sự sử dụng lâu
bền của con người thì nhân loại mới nhận thức được một cách đầy đủ và toàn diện được về

nguồn tài nguyên rất đặc biệt này, trong đó có cả những nhận thức có thể coi là mới so với
những nhận thức trước đây. Sau đây là những nhận thức đó.
(1). Nước là một tài nguyên vô cùng quan trọng, thiết yếu đối với thế giới sinh vật, với sự
tồn tại và phát triển của con người .
Học viên: Trần Nguyên Văn

2


Tác động của con người đến môi trường
(2). Nước là một tài nguyên hữu hạn, vì thế trong sử dụng phải luôn tiết kiệm, hạn chế
các tổn thất và tránh các hành vi sử dụng làm lãng phí tài nguyên nước.
(3). Nước là một tài nguyên có thể tái tạo và cần phải sử dụng nước một cách hợp lý
để duy trì khả năng tái tạo của tài nguyên nước.
(4). Nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế nên trong sử dụng phải coi nước là một loại
hàng hoá và làm sao phát huy tối đa giá trị kinh tế của tài nguyên nước.

Chất thải nhà máy Vedan không qua xử lí

Rác thải sinh hoạt

Rác thải nông nghiệp

Thiếu nước sạch nhiều nơi trên thế giới

c. Khai thác và sử dụng tài nguyên đất.
Hậu quả môi trường gắn chặt với gia tăng dân số là suy giảm tài nguyên đất hiện nay. Diện
tích đất trống đồi trọc tăng nhanh, kéo theo sự xói mòn đất và cạn kiệt các chất dinh dưỡng
trong đất ở nhiều nơi đã dẫn đến hiện tượng hoang mạc hoá và sa mạc hoá ở nhiều nơi trên thế
giới.

Sa mạc hoá là hiện tượng các vùng đất đai vốn trù phú nhưng do hoạt động của con người
làm mất cân bằng sinh thái khiến cho các vùng đất nông nghiệp và chăn nuôi bị rửa trôi và mất
dần các chất dinh dưỡng trở nên bạc màu và thoái hoá dần, cuối cùng có thể trở thành đất cát
không sử dụng được.
Sa mạc hoá là một tai hoạ mà nhân loại đang phải đương đầu. Nó làm giảm hàng ngày diện
tích đất nông nghiệp để sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người.
Sa mạc hoá liên quan đến việc khai thác sử dụng đất đai không hợp lý của con người như
Học viên: Trần Nguyên Văn

3


Tác động của con người đến môi trường
là: khai khẩn quá mức, chăn thả gia súc phá rừng bừa bãi, sử dụng nguồn nước không thoả
đáng khiến cho cạn kiệt nguồn nước... Điều đó khiến cho tài nguyên đất bị thoái hoá, bề mặt
đất bị mất đi lớp thảm phủ bảo vệ khiến cho không chống lại được với xói mòn do nước, do
gió... Trong 50 năm qua, con người đã phá hoại một diện tích đất đai tương đương với
diện tích của Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại. Ngày nay 40% đất đai của châu Phi, 32% đất đai
của châu Á, 19% đất đai của châu Mỹ la tinh đang đứng trước nguy cơ bị sa mạc hoá.

.
Đất bị sa mạc hóa

Đất bị xói mòn

d. Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
‰ Sự sử dụng tăng nhanh các tài nguyên khoáng sản trong thế kỷ qua đã khiến cho nhiều
loại khoáng sản đang có nguy cơ cạn kiệt trong tương lai không xa. Theo số liệu kiểm kê
mới nhất xuất phát từ tổng số tài nguyên (không kể ở đáy đại dương) thì số năm đủ dùng
của một số khoáng sản quan trọng như sau: vàng đủ dùng 33năm, đồng 66 năm, kẽm 36

năm, chì 40 năm, thủy ngân 71 năm, sắt vài trăm năm… Trong bối cảnh hiện nay khi một
số nguồn khoáng sản trên đất liền đang cạn dần thì con người đang tập trung nỗ lực để
thăm dò và khai thác nguồn khoáng sản ở biển và đại dương, đặc biệt là dầu mỏ và khí
đốt, sau đó là các khoáng sản khác. Đồng thời tăng cường nghiên cứu và phát triển khoa
học vũ trụ để tìm cơ hội khai thác các khoáng sản quý ở các hành tinh xa hơn xung quanh
trái đất.

Khai thác than

Đãi vàng ở một số vùng cao

e. Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng.
Học viên: Trần Nguyên Văn

4


Tác động của con người đến môi trường
Năng lượng được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như năng lượng truyền thống lấy
từ than, củi, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng nước, năng lượng gió, sóng, thủy triều, năng lượng hạt
nhân, năng lượng bức xạ mặt trời, năng lượng địa nhiệt.
Nguồn năng lượng sinh ra do đốt nhiên liệu thường thải ra các khí độc hại gây ô
nhiễm môi trường. Sản xuất năng lượng hạt nhân cũng thải chất thải mang tính phóng xạ cần
phải giải quyết bằng cách chôn lấp chúng an toàn dưới sâu lòng đất.
Nguồn than đá, dầu mỏ và khí đốt hiện là nguồn năng lượng đang được dùng phổ biến nhất
trên toàn thế giới và cứ như theo xu thế này các nguồn năng lượng than đa, dầu mỏ, khí đốt
sẽ tiến tới cạn kiệt chỉ trong vài thế kỷ tới.

Khí thải của nhà máy hạt nhân


Khói bụi giao thông

thác thủy điện

loan dầu do khai thác

f. Khai thác và sử dụng tài nguyên sinh học.
Tài nguyên sinh học bao gồm tất cả các loài động vật, thực vật và vi sinh vật sống hoang
dại, tự nhiên trong rừng, trong đất và trong nước.
Hiện nay, tính đa dạng sinh học đang bị suy giảm do địa bàn nơi sinh sống của các
loài đang bị thu hẹp, bị xáo lộn, bị ô nhiễm và do con người khai thác quá mức và bừa bãi.
Chỉ riêng do sự chặt phá rừng nhiệt đới mà mỗi năm đã làm mất đi 17.500 loài, có nghĩa là cứ
khoảng 7 phút thì trên thế giới có một loài sinh vật bị tiêu diệt. Trong khi đó, theo các nhà cổ
sinh học thì trong suốt lịch sử tiến hóa trước đây của sinh vật thì cứ khoảng từ 2 đến 10 năm
mới có khoảng 2 loài bị tiêu diệt, vậy mà trong những năm gần đây mới chỉ tính từ năm 1660
Học viên: Trần Nguyên Văn

5


Tác động của con người đến môi trường
đến nay đã có tới con số hàng ngàn loài sinh vật bị tiêu diệt và đe doạ tiêu diệt. Chẳng hạn
theo thống kê đã có tới 162 loài chim, và 100 loài thú bị tiêu diệt và 381 loài chim, 255 loài
thú bị đe dọa tiêu diệt...
Ở Việt Nam tài nguyên sinh học rất phong phú. Sự phong phú và đa dạng của động, thực
vật hoang dã phản ánh đặc trưng cho khu vực nhiệt đới gió mùa.
Theo các tài liệu đã công bố thì hệ thực vật nước ta bao gồm khoảng 7.000 loài cỏ mạch,
trong đó có tới 2.000 loài được sử dụng làm lương thực, thực phẩm, dược phẩm, thức ăn gia
súc, lấy gỗ hay làm củi đun... Hệ động vật có 273 loài và phân loài thú (sẽ đưa vào sách đỏ 78
loài), 774 loài chim (sẽ đưa vào sách đỏ 83 loài), 180 loài bò sát (sẽ đưa vào sách đỏ 37

loài), 80 loài ếch nhái, 475 loài cá nước ngọt, 1650 loài cá biển và hàng ngàn loài động vật
không xương sống.

Tê giác một sừng bị khai thác
Sếu đầu đỏ
Trong những thập kỷ gần đây, nguồn lợi sinh vật hoang dã ở nước ta cũng đang bị suy
giảm nhanh. Nhiều loài đã biết như hươu sao, heo vòi, cá chình... thì đến nay đang có nguy cơ
bị tiêu diệt. Cho đến nay, chúng ta đã chỉ ra được rằng có khoảng 365 loài động vật đang ở
trong tình trạng quý hiếm và số loài động vật có nguy cơ bị tiêu diệt trên đất nước ta cũng vào
khoảng số lượng tương tự. Đây là các loài động vật cần được bảo vệ để giữ sự bền vững của đa
dạng sinh học trên đất nước chúng ta.

g. Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng
Việc mở rộng đất nông nghiệp, khai thác gỗ củi, xuất khẩu gỗ tròn, sản xuất bột giấy là
những nguyên nhân chính của việc phá rừng. Thực trạng phá rừng và làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên rừng là một thực tế đang tràn lan trên thế giới, trong đó có cả nước ta trong mấy thập
kỷ gần đây.
Sản phẩm chính của rừng là gỗ với nhiều công dụng như làm nhiên liệu, làm vật liệu xây
dựng, cọc chống hầm lò, làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp nhẹ như diêm, giấy...
Chính vì thế, rừng bị khai thác mạnh.
Phần lớn các đất rừng thích hợp cho canh tác nông nghiệp. Do vậy, rừng bị thu hẹp chủ
yếu để lấy đất trồng trọt và chăn nuôi. Vào giai đoạn đầu của nền văn minh nông nghiệp
thì rừng lá rụng bị triệt hại và cho đến nay là rừng nhiệt đới
Nạn ô nhiễm môi trường đã tạo nên những trận mưa axit làm huỷ diệt nhiều khu rừng, đặc
Học viên: Trần Nguyên Văn

6


Tác động của con người đến môi trường

biệt ở các nước châu Âu. Hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên và nước biển sẽ dâng cao
nhất định sẽ để lại những ảnh hưởng đến sự phân bố rừng trên trái đất.
Hàng năm rừng bị triệt hại mạnh nhất ở châu Mỹ la tinh. Ở Trung Mỹ rừng và đất rừng
giảm tới 38% tức là giảm từ 115 triệu ha xuống còn 71 triệu ha. Rừng ở châu Phi giảm
23% tức là giảm từ 901 triệu ha xuống còn 690 triệu ha trong khoảng thời gian từ
1950 đến 1983.
Nhà sinh thái học Thuỵ Điển Anfret Giohan đã vạch rõ: “rừng là một hệ thống sinh thái,
nó tồn tại trong các điều kiện nhất định. Nếu chúng ta làm thay đổi những điều kiện này thì hệ
thống đó cũng thay đổi ”. Có thể thấy rằng phá rừng tức là một sự can thiệp thô bạo làm thay
đổi hệ sinh thái rừng và cả hệ thống sinh thái của lưu vực sông, tất sẽ nhận được hậu quả xấu về
mặt sinh thái đối với tài nguyên và môi trường trên lưu vực.

Đốt rừng làm nương rẫy

Chặt phá rừng lấy gỗ

Sự mất rừng sẽ đẩy nhanh tốc độ huỷ diệt các loài sống trong rừng, làm đất đai bị suy
thoái và có xu thế dần dần trở thành hoang mạc hay sa mạc hoá. Một diện tích rừng lớn bị chặt
phá sẽ bóc đi tầng bảo vệ màu xanh của trái đất, phá đi hệ thống tiểu tuần hoàn trong khí
quyển, làm đảo lộn quy luật vận hành bình thường của thiên nhiên. Điều đó sẽ dẫn đến suy
thoái nguồn nước cũng như gia tăng lũ lụt, hạn hán, gây nên các thay đổi bất lợi về khí hậu…
Diện tích đất trống, đồi núi trọc đang bị xói mòn nặng cũng lên đến 13,4 triệu ha.

2. Tác động tích cực của con người trong việc bảo vệ môi trường
Hiện nay, tuy rằng phát triển nông nghiệp theo kiểu công nghiệp hoá vẫn còn là phương
pháp sản xuất nông nghiệp chủ yếu của các nước đang phát triển, nhưng nó cũng đang được
thay thế bằng nền nông nghiệp sinh thái - nền nông nghiệp bền vững.
Nền nông nghiệp sinh thái không loại trừ việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,
giống chọn lọc nhân tạo… mà là sử dụng chúng một cách hợp lý nhất, tiếp tục phát huy nền
nông nghiệp truyền thống, tránh những giải pháp kỹ thuật công nghệ dẫn đến sự huỷ hoại môi

trường.
Nền nông nghiệp sinh thái áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sinh thái
Học viên: Trần Nguyên Văn

7


Tác động của con người đến môi trường
học, sinh học, hoá học và các lĩnh vực có liên quan để làm sao cho năng suất sinh học, tức là
khối lượng sinh vật có mặt cho mỗi đơn vị thể tích hay diện tích sinh quyển vào một thời điểm
nhất định của các hệ sinh thái nông nghiệp không ngừng được nâng cao mà các hệ sinh thái
này vẫn bền vững để tiếp tục sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm không những
cho hiện nay mà còn cho cả mai sau.
a.

Về nông nghiệp:

Vào giữa thế kỷ 20, các nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản phát triển nền nông
nghiệp công nghiệp hoá. Nó còn được gọi là “cách mạng xanh” và có 2 kết quả vượt bậc là:
- Tạo ra được giống mới có năng suất cao (nhất là cây lương thực).
- Áp dụng triệt để các thành tựu khoa học kỹ thuật để phát huy hết khả năng của giống mới
như phân bón hoá học, thức ăn chăn nuôi nhân tạo, thủy lợi, cơ giới hoá, điện khí hoá, trồng
cây trong chậu, nhà kính, chăn nuôi trong lồng, trong trại…

Cây bông chuyển gen (bt) kháng sâu bệnh

Giống lúa AC5 cho năng suất cao

b. Kiểm soát sự gia tăng dân số
Kiểm soát dân số có mục tiêu là không cho tăng dân số một cách bừa bãi, sao cho phù hợp

với khả năng của trái đất và không huỷ hoại chất lượng môi trường sống. Đây là vấn đề sống
còn hiện nay và không còn con đường nào khác mà nhân loại ngày nay phải đối mặt. - Thực
hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.

c. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc bảo vệ môi trường
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã giúp con người tìm ra những giải pháp nhằm hạn
chế sự thay đổi của môi trường, tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên mới để thay thế năng
ượng truyền thống như: năng lượng gió, mặt trời, thủy triều.
- Thực hiện chương trình trồng rừng và giao đất trồng rừng cho hộ nông dân diện tích đất trồng
rừng ngày càng tăng, diện tích đất trống đồi núi trọc giảm.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như thực hiện giờ trái đất,….
- Các quốc gia ban hành luật bảo vệ môi trường, luật bảo về rừng……

Học viên: Trần Nguyên Văn

8


Tác động của con người đến môi trường

Ban hành luật bảo vệ môi trường

Thực hiện giờ trái đất hàng năm

Sử dụng năng lượng gió

Sử dụng năng lượng mặt trời

LỜI KẾT


Hoạt động bảo vệ môi trường là giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người, ngăn
chặn và hạn chế được những sự cố môi trường, thúc đẩy mọi hoạt động xã hội phát triển, góp
phần thúc đẩy đất nước phát triển… Cho nên mỗi người chúng ta hãy cùng nhau chung tay tham
gia hoạt động bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể. Chúng ta hãy cùng nhau làm cho
thế giới sạch hơn để bảo vệ sự sống cho chúng ta, sự phát triển bền vững của đất nước và sự
sống còn của toàn nhân loại. “Hãy cứu lấy trái đất” là khẩu hiệu chung của toàn nhân loại hiện
nay…!
Học viên: Trần Nguyên Văn

9



×