Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

trí tuệ cảm xúc của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.33 KB, 6 trang )

TRÍ TUỆ CẢM XÚC
Hiện nay, từ ngữ Trí tuệ cảm xúc ( Emotional Intelligence – EI )
Trí tuệ cảm xúc ( Emotional Intelligence – EI ) là gì ?
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân, hiểu những gì người
khác nói với mình, và hiểu được cảm xúc của mình ảnh hưởng đến người xung
quanh như thế nào. Trí tuệ cảm xúc còn liên quan đến nhận thức của bản thân về
người khác: khi hiểu cảm xúc của họ, sẽ giúp ta quản lý các mối quan hệ hiệu quả
hơn.
Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường thành công trong cuộc sống vì họ làm
người xung quanh cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với họ. Khi họ trò chuyện, mọi
người thường trả lời ngay. Khi họ cần giúp đỡ, họ sẽ dễ dàng nhận được. Chính vì
thế, cuộc sống của người giàu trí tuệ cảm xúc thường dễ chịu hơn những người dễ
cáu giận bực bội.
Các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc
Theo Daniel Goleman, Tâm lý gia người Mỹ, có năm yếu tố để xác định trí tuệ
cảm xúc:
1. Hiểu rõ bản thân: Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ bản thân
và không bao giờ để cho cảm xúc điều khiển họ. Họ cũng sẵn sàng nhìn nhận bản
thân một cách trung thực, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình và dựa vào đó để
hoàn thiện hơn. Nhiều người tin rằng hiểu rõ bản thân là yếu tố quan trọng nhất của
trí tuệ cảm xúc.
2. Kiểm soát bản thân: Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường
không để mình trở nên quá giận dữ, không có những quyết định bốc đồng, thiếu
suy nghĩ. Họ suy xét trước khi hành động. Đặc điểm của sự kiểm soát bản thân là
tính thận trọng, thích ứng với thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết.
3. Giàu nhiệt huyết: Những người có trí tuệ cảm xúc thường tràn đầy nhiệt huyết.
Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt đổi lấy thành công lâu dài. Họ thích sự thách
thức và luôn làm việc có hiệu quả.
4. Biết cảm thông: Đây có lẽ là yếu tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc.
Cảm thông là khả năng nhận biết và hiểu được mong muốn, nhu cầu, và quan điểm
của những người xung quanh ngay cả khi những điều đó có thể không rõ ràng.


Người biết cảm thông luôn quản lý tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe, không
chụp mũ, phán xét vội vàng, sống cởi mở và trung thực
5. Kỹ năng giao tiếp: Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cao. Những người có các kỹ
năng giao tiếp tốt thường giúp đỡ người khác phát triển và tỏa sáng thay vì tập
trung vào sự thành công của mình trước tiên. Họ có thể xử lý các tranh chấp, giao
tiếp tốt, và là bậc thầy trong xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
Các yếu tố phát triển trí tuệ cảm xúc

1


TRÍ TUỆ CẢM XÚC
• Thận trọng trong ứng xử. không vội vàng phán xét trước khi biết tất cả mọi
việc. Nhận xét các vấn đề theo nhiều mặt.Hãy thử đặt mình vào vị trí của người
khác để cởi mở hơn và chấp nhận các quan điểm và nhu cầu của họ.
• Có khả năng quan sát và nhận định. Khiêm tốn là một phẩm chất tuyệt vời,
điều đó không có nghĩa là nhút nhát hay thiếu tự tin. Khiêm tốn là biết rõ những gì
đã làm, và tự tin về nó. Đừng tìm kiếm sự tán dương cho bản thân.
•Tự đánh giá bản thân. Nhận biết những điểm yếu của bản thân. Sẵn sàng chấp
nhận sự bất toàn và cố gắng để trở nên tốt hơn. Can đảm nhìn vào chính mình một
cách trung thực.
• Biết kìm chế. Ta có khó chịu mỗi khi có sự chậm trễ hoặc điều gì đó không diễn
ra theo cách mình muốn? Khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát trong các tình huống
khó khăn là một giá trị trong cuộc sống.
• Biết Chịu trách nhiệm. Nếu ta làm tổn thương ai đó, hãy xin lỗi trực tiếp –
đừng lảng tránh. Người ta thường sẵn sàng tha thứ cho ai thật sự muốn sửa chữa lỗi
lầm.
• Suy xét chín chắn. Nếu quyết định có ảnh hưởng đến người khác, hãy đặt mình
vào vị trí của họ. Họ sẽ cảm thấy thế nào? Ta có muốn cảm thấy như vậy? Nếu
buộc phải làm thế, ta sẽ làm thế nào để giúp họ đương đầu với những ảnh hưởng

đó?
Trong cuộc sống cũng như công việc, không phải lúc nào con người ta cũng chỉ
dùng đến các kỹ năng để giao tiếp, ứng xử với người khác mà yếu tố cảm xúc sẽ
đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc vận dụng tốt trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bản
thân và cả những người xung quanh trong môi trường sống của mình ( Gia đình –
nhà trường – cơ quan – xã hội …) đạt được những kết quả tốt đẹp trong nhận thức
và giao tiếp.
EQ là gì ?
EQ là viết tắt của cụm từ "Emotional Quotient" - chỉ số cảm xúc. Những người có
công trong nghiên cứu và đưa ra chỉ số EQ là hai nhà tâm lý học người Mỹ: Peter
Salovey và John Mayer vào năm 1996. Nhưng trước đó một năm (1995), trong tác
phẩm Emotional intelligence, nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số
cảm xúc, gọi đó là “sự thông minh của tâm hồn” hoặc “thông minh trong cảm
xúc”.
EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. EQ cao giúp trẻ phát triển
kỹ năng giao tiếp, hòa đồng với bạn bè và các kỹ năng xã hội khác như kỹ năng
ứng xử, lãnh đạo, làm việc trong nhóm …EQ là nền tảng cho sự thành đạt của trẻ
sau này.
Chỉ số cảm xúc gồm 4 cấp độ:

2


TRÍ TUỆ CẢM XÚC
1.

Nhận biết cảm xúc: Trẻ có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình
và cảm xúc của những người xung quanh.

2.


Hiểu được cảm xúc: Trẻ có khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm
xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.

3.

Tạo ra cảm xúc: Trẻ có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người
khác. Thông qua đó, trẻ biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.

4.

Quản lý cảm xúc: Trẻ có khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư
xử hợp lý để dễ dàng hòa đồng với tập thể.

Tầm quan trọng của EQ đối với việc giáo dục
Chỉ số EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với
bạn bè, giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền
tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để giúp
trẻ có thể thành công vững chắc trong tương lai.
EQ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Với trẻ có chỉ số EQ
thấp, trẻ sẽ ít bạn bè, sống thu mình, khó hòa nhập, đây là một trong những nguyên
nhân quan trọng dẫn đến việc học kém. Trong tương lai, những trẻ EQ thấp cũng
khó tạo ra các mối quan hệ tốt để phát triển sự nghiệp. Tình trạng thiếu xúc cảm
còn có thể dẫn đến những chuyện tồi tệ hơn, chẳng hạn như phạm tội. Các vụ hành
hạ người khác hay giết người hàng loạt là dẫn chứng của sự vô cảm.
Tình trạng không thấu cảm này cũng gặp ở nhiều đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh
như mồ côi, gia đình có vấn đề, đổ vỡ, trẻ bị bỏ rơi...
Biện pháp gia tăng chỉ số EQ
“Chỉ số EQ có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố giáo dục. Nói cách
khác, bố mẹ với nỗ lực và ý thức của mình có thể nâng chỉ số EQ của con cao

hơn”.
Trước hết, hãy để bé cảm nhận được tình yêu thương của bạn bằng những cử chỉ,
lời nói. Thực tế cho thấy những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hạnh phúc sẽ
phát triển nhân cách hoàn thiện hơn, có thái độ tích cực hơn trước cuộc đời. Bên
cạnh đó, cha mẹ cần hình thành cho trẻ thói quen biết quan tâm, chia sẻ với những
người trong gia đình, bạn bè…
Các kỹ năng này sẽ giúp bé hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Cha mẹ không nên
chiều theo những đòi hỏi vô lý của bé để tập cho bé biết hạn chế và điều khiển cảm
xúc của mình. Đồng thời con bạn cũng cần một tinh thần lạc quan để có thể vượt
qua những tình huống khó khăn trong cuộc sống.
Cha mẹ có thể giải thích cho bé hiểu sự liên quan giữa những hành vi của bé với
cảm xúc của những người xung quanh. Ví dụ, khi bé giành đồ chơi của bạn: “Thử
3


TRÍ TUỆ CẢM XÚC
tưởng tượng con là bạn , khi bị giật món đồ chơi mình rất thích thì con cảm thấy
thế nào?”. Đó cũng chính là cách bạn giúp bé hiểu được cảm xúc của người khác
cũng như của chính mình... Những thói quen tốt, dù rất nhỏ song sẽ hình thành cho
trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.
Nên giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình, xây dựng cho nó vốn từ vựng cảm xúc như
buồn, vui, giận, lo sợ... Có thể cho trẻ xem nhiều bức ảnh diễn tả các trạng thái
cảm xúc khác nhau và giải thích. Nếu trẻ thất vọng vì mất đồ chơi, đừng bảo nó là
"không sao đâu, đừng khóc" mà hãy tận dụng cơ hội này dạy trẻ về các khái niệm
về xúc cảm. Hãy hỏi bé có thích đồ chơi ấy không, như vậy con bạn sẽ bộc lộ,
miêu tả được cảm xúc dưới nhiều góc độ hơn.
Mặt khác, nên để trẻ quan sát cảm xúc của người xung quanh, chẳng hạn như
"Hôm qua bà nội vui lắm, bà cười nhiều. Tại sao bà vui? Vì cu Tí biết nhường đồ
chơi cho em...". Như vậy, trẻ không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn
hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi

người. Từ đó, trẻ sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình - một khả năng rất
cần thiết để thành công trong cuộc sống.
Với trẻ dưới 6 tuổi, cần hạn chế những sự trừng phạt không hợp lý và phải cho trẻ
biết một cách rõ ràng về lỗi của mình. Chúng ta nên hào phóng, thậm chí không
giới hạn lời khen, miễn là khen có lý. Với trẻ nhỏ, đừng lạm dụng lời giáo huấn vì
"Không phải lời giáo huấn, mà chính sự trải nghiệm sẽ có tác dụng với trí tuệ cảm
xúc của trẻ".
Tùy từng trường hợp cụ thể, người làm cha mẹ sẽ biết nên nói với con như thế nào.
Điều quan trọng là để dạy con về trí tuệ xúc cảm, bố mẹ không thể là người "vô
cảm". Bạn phải cho trẻ được tắm mình vào môi trường cảm xúc, bạn nhất thiết phải
dành thời gian cho con. Nên dạy cho trẻ kỹ năng EQ để giúp trẻ tự tin, có trách
nhiệm, có kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Nhà tâm lý
Gottman đưa ra 6 cách để cha mẹ “Huấn luyện cảm xúc” cho trẻ.
1. Lắng nghe thấu cảm
Hãy tập trung vào điều trẻ nói để hiểu điều trẻ đang cảm nhận, sau đó hãy chia sẻ
với trẻ.
Ví dụ: Khi nghi ngờ trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, hãy hỏi trẻ “Điều gì sẽ xảy ra đây
con?”. Nếu đúng trẻ đang có cảm giác bị bỏ rơi, hãy nói: “Con đúng, mẹ đã thực sự
bận với em con nên không có thời gian để quan tâm tới con”. Hãy để trẻ hiểu rằng
cha mẹ hiểu được điều trẻ đang cảm nhận.
2. Giúp trẻ đặt tên cảm xúc
Với sự hạn chế về từ vựng và sự hiểu biết sơ đẳng về nguyên nhân và hậu quả, trẻ
thường gặp khó khăn khi diễn đạt điều đang cảm nhận.
Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ xây dựng vốn từ vựng cảm xúc bằng cách ghép
những biểu hiện cảm xúc của trẻ bằng ngôn ngữ.
4


TRÍ TUỆ CẢM XÚC
VD: Trẻ thất vọng khi không tìm thấy đồ chơi, hãy nói “Con cảm thấy buồn vì điều

đó đúng không?”.
3. Thừa nhận cảm xúc của trẻ
Trẻ biểu lộ sự bực tức và giận dỗi vì trẻ không làm được theo đúng ý, đây là phản
ứng tự nhiên của trẻ. Thay vì “Chẳng có lý do nào để chán nản” hãy nói rằng:
“Thật buồn vì con không thể xếp được các hình đó lại với nhau đúng không?
4. Chuyển tức giận thành công cụ để dạy
Nếu trẻ cảm thấy lo lắng khi biết phải đến gặp bác sĩ, hãy giúp trẻ bằng cách chuẩn
bị mọi thứ và trao đổi tại sao trẻ sợ, tại sao cần tới đó, và trẻ mong đợi gì khi gặp
bác sĩ.
Hãy kể cho trẻ nghe câu chuyện của mình khi đến gặp bác sĩ và điều gì đã làm cho
mình cảm thấy tốt hơn.
5. Sử dụng xung đột để dạy kỹ năng giải quyết vấn đề
Luôn luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp.
Ví dụ: “Mẹ biết con rất tức giận khi chị Lan làm hỏng đồ chơi, nhưng con không
thể đánh chị ấy. Con có thể làm được gì khác khi con tức giận không?”.
Nếu trẻ không có ý tưởng nào hãy giúp trẻ đưa ra lựa chọn. Lúc đó trẻ sẽ nhận thức
được rằng đó là sự tán thành tức giận, nhưng không nên làm tổn thương người
khác vì sự tức giận của mình.
6. Đánh giá vấn đề chứ không phê phán cá nhân
Cha mẹ cũng muốn kiểm tra cách mình phản ứng như thế nào với sự thể hiện cảm
xúc của trẻ. Một điều quan trọng là không nên sử dụng những ngôn từ lỗ mãng khi
tức giận.
Hãy nói “khi con làm điều đó mẹ cảm thấy rất buồn” hơn là “mày làm cho mẹ phát
điên lên” vì trẻ sẽ hiểu được vấn đề từ hành vi chứ không phải do trẻ.
Hãy cẩn thận khi nhận xét, phê phán vì có thể ảnh hưởng lớn đến tính tự tin của
trẻ.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân và hiểu được cảm
xúc của người khác.
Trong công việc, bạn cần dùng trí tuệ cảm xúc để hòa hợp và làm việc tốt với mọi

người. Nếu để ý bạn sẽ thấy những người thành công chung quanh bạn là những
người có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc. Hầu hết mọi người đều tin rằng cảm xúc
là những phản ứng bộc phát và không thể kiểm soát. Thật ra thì cảm xúc được tạo
ra bởi những suy nghĩ của bạn. Nếu bạn rèn luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc, bạn
chắc chắn sẽ thành công hơn.
5


TRÍ TUỆ CẢM XÚC
Khóa học này sẽ giúp bạn rèn luyện và phát triển những kỹ năng cần thiết để nâng
cao trí tuệ cảm xúc của bạn.

6



×