Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.05 KB, 85 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi;
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và xuất phát từ
tình hình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu.
Sinh viên thực hiện

Đoàn Quốc Việt

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới các thầy, cô giáo trong và ngoài khoa đã dạy dỗ, chỉ bảo, truyền đạt các
kiến thức trong suốt thời gian 4 năm học dưới ngôi trường đại học Lao
động xã hội. Nhờ đó tôi đã tích góp được các kiến thức riêng và mở mang
tầm hiểu biết về ngành công tác xã hội nói riêng và trong cuộc sống xã hội
nói chung.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới cô Nguyễn Hồng Linh,
khoa Công tác xã hội, trường Đại học Lao động Xã hội, người đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành được
khóa luận này.
Cũng qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và toàn thể
cán bộ công nhân viên chức và nhân dân xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ,
Hà Nội đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày……tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đoàn Quốc Việt


ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLGĐ
BL
BLTC
BLTT
BLTD
BLKT
BĐG
PCBLGĐ
UBND

Bạo lực gia đình
Bạo lực
Bạo lực thể chất
Bạo lực tinh thần
Bạo lực tình dục
Bạo lực kinh tế
Bình đẳng giới
Phòng chống bạo lực gia đình
Ủy ban nhân dân

iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................iii
MỤC LỤC...................................................................................................iv
CHƯƠNG 1. DANH MỤC BẢNG..............................................................vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
8.1 Phương pháp định tính.........................................................................10
8.1.1 Phương pháp phỏng vấn sâu..............................................................10
8.1.2 Phương pháp quan sát.......................................................................10
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng
nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục đích nghiên
cứu...............................................................................................................10
Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp cùng với phương pháp điều tra
bảng hỏi và phỏng vấn sâu nhằm đưa ra đánh giá, kiểm chứng về tình hình
thực tế, tìm hiểu quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ của chính quyền
địa phương cho các hộ gia đình nghèo, tìm hiểu sự thay đổi trên thực tế sau
khi được hỗ trợ vốn của những hộ gia đình nghèo......................................10
8.2 Phương pháp định lượng......................................................................11
8.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi.........................................................11
8.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu.........................................................11
Là phương pháp sử dụng kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra
từ những nguồn tài liệu các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu..........11
Sinh viên nghiên cứu các tài liệu, công trình đã được thực hiện trước đây
về vấn đề có liên quan đến đề tài.................................................................11
Nghiên cứu các nghị định, văn bản pháp luật và quy định hiện hành về hỗ
trợ vốn cho hộ gia đình nghèo làm cơ sở vững chắc xuyên suốt quá trình
nghiên cứu, kết hợp với tìm hiểu các tài liệu có nội dung tương tự tại địa
phương, dựa vào đó để tìm ra hướng giải quyết chính xác, khoa học, phù
hợp với địa bàn. Tiến hành thu thập các văn bản tài liệu cần thiết từ các ban
ngành và các nguồn tin cậy phù hợp với nội dung nghiên cứu...................11


iv


Ngoài ra, sinh viên tiến hành xem xét các thông tin có sẵn trong tài liệu để
có cái nhìn tổng quan về vấn đề, phục vụ cho mục đích tổng hợp thông tin
và đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài một cách tốt nhất..............11
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI............13
PHỤ NỮ.....................................................................................................13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
TẠI XÃ VÕNG XUYÊN, PHÚC THỌ, HÀ NỘI......................................30
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ
VÕNG XUYÊN, PHÚC THỌ, HÀ NỘI.....................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................65
PHỤ LỤC.....................................................................................................1

v


CHƯƠNG 1. DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................iii
MỤC LỤC...................................................................................................iv
CHƯƠNG 1. DANH MỤC BẢNG..............................................................vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
8.1 Phương pháp định tính.........................................................................10
8.1.1 Phương pháp phỏng vấn sâu..............................................................10
8.1.2 Phương pháp quan sát.......................................................................10

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng
nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục đích nghiên
cứu...............................................................................................................10
Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp cùng với phương pháp điều tra
bảng hỏi và phỏng vấn sâu nhằm đưa ra đánh giá, kiểm chứng về tình hình
thực tế, tìm hiểu quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ của chính quyền
địa phương cho các hộ gia đình nghèo, tìm hiểu sự thay đổi trên thực tế sau
khi được hỗ trợ vốn của những hộ gia đình nghèo......................................10
8.2 Phương pháp định lượng......................................................................11
8.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi.........................................................11
8.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu.........................................................11
Là phương pháp sử dụng kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra
từ những nguồn tài liệu các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu..........11
Sinh viên nghiên cứu các tài liệu, công trình đã được thực hiện trước đây
về vấn đề có liên quan đến đề tài.................................................................11
Nghiên cứu các nghị định, văn bản pháp luật và quy định hiện hành về hỗ
trợ vốn cho hộ gia đình nghèo làm cơ sở vững chắc xuyên suốt quá trình
nghiên cứu, kết hợp với tìm hiểu các tài liệu có nội dung tương tự tại địa
phương, dựa vào đó để tìm ra hướng giải quyết chính xác, khoa học, phù
hợp với địa bàn. Tiến hành thu thập các văn bản tài liệu cần thiết từ các ban
ngành và các nguồn tin cậy phù hợp với nội dung nghiên cứu...................11

vi


Ngoài ra, sinh viên tiến hành xem xét các thông tin có sẵn trong tài liệu để
có cái nhìn tổng quan về vấn đề, phục vụ cho mục đích tổng hợp thông tin
và đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài một cách tốt nhất..............11
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI............13

PHỤ NỮ.....................................................................................................13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
TẠI XÃ VÕNG XUYÊN, PHÚC THỌ, HÀ NỘI......................................30
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ
VÕNG XUYÊN, PHÚC THỌ, HÀ NỘI.....................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................65
PHỤ LỤC.....................................................................................................1

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................iii
MỤC LỤC...................................................................................................iv
CHƯƠNG 1. DANH MỤC BẢNG..............................................................vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
8.1 Phương pháp định tính.........................................................................10
8.1.1 Phương pháp phỏng vấn sâu..............................................................10
8.1.2 Phương pháp quan sát.......................................................................10
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng
nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục đích nghiên
cứu...............................................................................................................10
Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp cùng với phương pháp điều tra
bảng hỏi và phỏng vấn sâu nhằm đưa ra đánh giá, kiểm chứng về tình hình
thực tế, tìm hiểu quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ của chính quyền
địa phương cho các hộ gia đình nghèo, tìm hiểu sự thay đổi trên thực tế sau

khi được hỗ trợ vốn của những hộ gia đình nghèo......................................10
8.2 Phương pháp định lượng......................................................................11
8.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi.........................................................11
8.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu.........................................................11
Là phương pháp sử dụng kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra
từ những nguồn tài liệu các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu..........11
Sinh viên nghiên cứu các tài liệu, công trình đã được thực hiện trước đây
về vấn đề có liên quan đến đề tài.................................................................11
Nghiên cứu các nghị định, văn bản pháp luật và quy định hiện hành về hỗ
trợ vốn cho hộ gia đình nghèo làm cơ sở vững chắc xuyên suốt quá trình
nghiên cứu, kết hợp với tìm hiểu các tài liệu có nội dung tương tự tại địa
phương, dựa vào đó để tìm ra hướng giải quyết chính xác, khoa học, phù
hợp với địa bàn. Tiến hành thu thập các văn bản tài liệu cần thiết từ các ban
ngành và các nguồn tin cậy phù hợp với nội dung nghiên cứu...................11

viii


Ngoài ra, sinh viên tiến hành xem xét các thông tin có sẵn trong tài liệu để
có cái nhìn tổng quan về vấn đề, phục vụ cho mục đích tổng hợp thông tin
và đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài một cách tốt nhất..............11
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI............13
PHỤ NỮ.....................................................................................................13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
TẠI XÃ VÕNG XUYÊN, PHÚC THỌ, HÀ NỘI......................................30
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ
VÕNG XUYÊN, PHÚC THỌ, HÀ NỘI.....................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................65
PHỤ LỤC.....................................................................................................1


ix


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Gia đình là tế bào xã hội, gia đình bao gồm những mối quan hệ giữa
bố mẹ, vợ chồng, con cái… Gia đình là nơi họ có thể dựa dẫm, chia sẻ,
thỏa mãn nhu cầu được yêu thương. Tuy nhiên, không phải trong xã hội gia
đình nào cũng được yên ấm, cũng được hạnh phúc, không phải cá nhân nào
cũng được sự che chở đùm bọc của gia đình. Trong đó có 1 vấn đề đang
gây nhức nhối trong xã hội hiện nay đó là bạo lực gia đình. Dù xã hội đã
phát triển, nền văn minh thăng tiến nhưng vấn nạn này vẫn gia tăng trong
xã hội mang đến nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình cũng như toàn xã hội.
Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt
Nam năm 2010 cho thấy, có 32% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã
phải hứng chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo lực thể
xác trong vòng 12 tháng trở lại đây; 10% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết
rằng họ đã từng trải nghiệm bạo lực tình dục trong đời và 4% trong vòng
12 tháng trở lại đây; 54% phụ nữ cho biết đã phải hứng chịu bạo lực tinh
thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong thời gian gần
đây. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời đối với phụ nữ đã kết hôn là
9%.Theo thống kê gần đây Có 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến
bạo hành gia đình, thậm chí có những vụ bạo lực tàn án dẫn đến những cái
chết thương tâm gây ra nhiều phẫn nộ cho cộng đồng. Nạn nhân của bạo
lực gia đình hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em. Trong đó, đáng báo
động là phụ nữ. Họ phải gánh chịu các các bạo lực thể chất, tinh thần, tình
dục và kinh tế. Vì phải mang danh phụ nữ chịu nhiều những hủ tục của thời
xưa để lại: phải nghe lời chồng, phải đẻ con trai, không được li hôn, phải ở
nhà nhà nuôi con… Chính vì vậy, phụ nữ luôn luôn phải chịu đựng và nhẫn

nhịn, nhún nhường, đó cũng là bước đệm cho bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ngày một gia tăng.

1


Hậu quả của bạo lực gia đình để lại là đặc biệt nghiêm trọng, các cá
nhân trong gia đình ngoài việc ảnh hưởng về tinh thần, sức khỏe và danh
dự, họ còn bị mặc cảm, tự ti và cô lập trong xã hội. Nhưng hậu quả còn
chưa dừng lại ở mỗi cá nhân trong gia đình, nó còn lan rộng ra toàn xã hội,
là hành vi tiếp tay đến các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức xã hội. Là một
trong những nguyên nhân gây ra nạn ma túy, mại dâm, đánh nhau…Vì vậy,
cần hiểu bạo lực gia đình xã hội là vấn đề toàn xã hội, không phải vấn đề
của riêng cá nhân nào, riêng gia đình nào.
Trong thời gian thực hành tại xã Võng Xuyên và nghiên cứu tìm
hiểu một số vấn đề, tình trạng còn tồn tại tại địa phương. Bản thân tôi nhận
thấy với một khu vực đang phát triển mạnh, một xã nông thôn mới tiêu biểu
đại diện cho sự văn minh, đổi mới của xã hội vẫn còn xảy ra tình trạng bạo
lực gia đình. Trong đó đối tượng phụ nữ là đối tượng yếu thế, cần được bảo
vệ thì có tỷ lệ bị bạo lực cao hơn. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Thực
trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ,
Hà Nội”
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1.Thực trạng bạo lực gia đình trên trên thế giới
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực chống lại phụ nữ đang xảy ra ở
khắp nơi trên thế giới với nhiều dạng thức tinh vi không phân biệt dân tộc,
màu da, tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội. Ngay ở những
nước được coi là phát triển và văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có không
ít người phải chịu đựng nạn này.
Theo số liệu điều tra năm 2001, hơn 1/2 triệu phụ nữ Mỹ (588.490

phụ nữ) chết do BLGĐ bởi người chồng của họ. Có khoảng 85% nạn nhân
của bạo lực gia đình (n = 588.490) là nữ, chỉ có xấp xỉ 15% (n = 103.220)
nạn nhân là nam. Trong năm 2001, bạo lực gây tội nghiêm trọng của chồng
đối với vợ tăng 20%, số vụ bạo lực của vợ đối với chồng tăng 3% trong
tổng số những vụ nghiêm trọng đối với đàn ông. Trung bình mỗi ngày có
2


hơn 3 phụ nữ bị giết bởi người chồng hoặc bạn trai của họ. Năm 2000, có
1.247 phụ nữ bị giết bởi chồng mình.
Ở Pháp, điều tra mới đây cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị chồng ngược
đãi là 2,5% tức là khoảng 1,5 triệu người. Theo “Liên đoàn đoàn kết phụ nữ
quốc gia Pháp” nhận định: “Chỉ riêng tại Paris, kinh đô ánh sáng của văn
minh nhân loại, 60 phụ nữ bị chồng hay người tình đánh giết mỗi năm”.
Trên cả nước Pháp có 450 phụ nữ chết do bạo hành thể xác hay bạo hành
tinh thần trong gia đình.
Ở Nga, cứ mỗi 40-60 phút, tình trạng bạo hành trong gia đình đã
cướp đi sinh mạng của một phụ nữ Nga, theo báo cáo của Tổ chức ân xá
quốc tế công bố hồi tháng 12 năm 2012. Các con số thống kê của Chính
phủ Nga cho thấy, từ năm 1995-2000, trung bình mỗi năm có khoảng 14
ngàn phụ nữ nước này đã bị chồng của họ sát hại.
Nga cũng không có nhiều trung tâm tư vấn để các chị em phụ nữ bị
ngược đãi có thể đến tìm lời khuyên giải, an ủi hay giãi bày tâm sự. Theo
Trung tâm Ngăn ngừa bạo lực quốc gia Nga (ANNA), toàn nước này chỉ có
khoảng 10 "nhà tạm lánh" dành cho các phụ nữ bị bạo hành kiểu như Trung
tâm Lyubava (trung tâm giành cho phụ nữ bị bạo hành).
Trong tài liệu được công bố tại Hội nghị châu Âu lần thứ nhất về
Phòng chống thương tích và Nâng cao an toàn, tại Viên, Áo từ ngày 25 đến
27 tháng 6 năm 2006 cũng đưa ra những số liệu đáng quan tâm về nạn
BLGĐ - bạo lực giữa các đôi lứa chiếm 40-70% các vụ án mạng ở phụ nữ;

cứ 4 phụ nữ thì có 1 người (tỷ lệ này ở nam là 1 trên 20) đã từng bị bạo lực
tình dục trong cuộc đời; 4-6% người già sống trong gia đình đã từng bị đối
xử tệ.
Theo báo cáo của WHO ước tính có khoảng 30% phụ nữ trên toàn
thế giới bị chồng hành hạ, đánh đập…Kết quả thống kê của WHO dựa trên
số liệu của 81 quốc gia trên thế giới.

3


Tỷ lệ bạo hành cao nhất trong số 81 quốc gia này là ở châu Á, với
các nước Bangladesh, Đông Timor, Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Các số liệu cho thấy BLGĐ thực sự là một vấn đề có tính toàn cầu và
đòi hỏi một cách tiếp cận đa ngành để giải quyết triệt để.
2.2.Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại chưa có các cuộc khảo sát
trên toàn quốc về tình trạng BLGĐ. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của
một số ban ngành liên quan và kết quả của các nghiên cứu điểm cũng cho
phép phác họa bức tranh chung của vấn đề BLGĐ.
Theo báo cáo của Viện khoa học xét xử (Toà án nhân dân tối cao) tại
42 tỉnh trong 5 năm (2000-2005), các tỉnh đã xét xử 10.608 vụ án hôn nhân
và gia đình, trong đó 42% vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.
Tình trạng bạo lực gia đình những năm gần đây đang diễn ra với tính chất
ngày càng nghiêm trọng, đối tượng vi phạm cùng số nạn nhân gia tăng ở
khắp các vùng, miền trong cả nước. Do nhiều nguyên nhân nhạy cảm, công
tác phòng chống BLGĐ đang gặp nhiều trở ngại.
Cũng theo báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 1- 1-2000
đến ngày 31-12-2005 các tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải
quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia đình. Trong đó có

tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly
hôn.
Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án
về hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ là 60,3%. Trên địa bàn Hà Nội từ tháng 12000 đến tháng 9-2002, Trung tâm Cảnh sát 113 Hà Nội đã nhận được 517
tin tố cáo, cầu cứu của các nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình được chính
quyền can thiệp giải quyết. Cao nhất là các tỉnh Hà Tây 1.484 vụ, Kiên
Giang 2.005 vụ... Trên báo chí hàng ngày đã đăng tải nhiều vụ bạo lực rất
4


dã man trong gia đình như: Bài “Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng
vợ!?” Báo Thanh niên - số 186 ra ngày 5-7-2003; “Kẻ giết vợ dã man”,
“Hình phạt chung thân vì hành xử vợ bằng... búa” - Báo Phụ nữ Việt Nam
ra ngày 8-9-2003; “Đổ xăng đốt vợ” - Báo Công an nhân dân ra ngày 7-122002... Những bài báo đã mô tả những hành động tội ác dã man, vô nhân
tính của người chồng đối với vợ mình và rút ra những bài học sau những vụ
bạo lực đó.
Ngoài ra, còn rất nhiều dạng bạo lực khác làm tổn thương lớn đến
phụ nữ như không quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện theo kiểu “chiến
tranh lạnh”, chửi bới thậm chí còn là những hành vi quản lý tiền nong chi
tiêu trong gia đình...
Theo số liệu thống kê, những năm gần đây, nạn BLGĐ ở nước ta
đang diễn ra phức tạp, tính chất nghiêm trọng, đối tượng thực hiện hành vi
bạo lực rất đa dạng. Trong 5 năm (2001-2005) tại 29 tỉnh, thành phố có 775
vụ án liên quan đến bạo lực gia đình đã được xét xử, trong đó số vụ án
“ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có
công nuôi dưỡng” chiếm 43%, số vụ án vi phạm chế độ một vợ, một chồng
chiếm 46%. Cũng theo con số thống kê cho thấy, phần lớn các vụ tranh
chấp dân sự đều có nguyên nhân sâu xa từ bạo lực gia đình. Các vụ án
tranh chấp tài sản có giá trị lớn chiếm phần lớn trong tổng số vụ án dân sự

có liên quan đến BLGĐ. Còn theo Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2005
cho thấy, 66% các trường hợp ly hôn ở nước ta có liên quan đến bạo lực.
Theo số liệu từ kết quả “Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình
đối với phụ nữ ở Việt Nam” được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc
công bố ngày 25/11/2010 cho thấy thực trạng rõ nhất về bạo lực gia đình ở
Việt Nam: Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống
vợ chồng - thể xác, tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58%) phụ nữ
Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia

5


đình kể trên. Khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba
lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.
Theo đó, tỷ lệ bị bạo lực về thể xác trong đời do chồng gây ra đối với
phụ nữ Việt Nam là 31,5%; khoảng 9,9% phụ nữ từng kết hôn bị bạo lực
tình dục trong đời do chồng gây ra; tỷ lệ bạo lực tình dục hoặc bạo lực thể
xác, hoặc cả hai đối với phụ nữ do chồng gây ra là 34,4%; tỷ lệ bị bạo lực
tinh thần đối với phụ nữ do chồng gây ra là 53,6%; tỷ lệ phụ nữ cho biết đã
bị một hoặc nhiều hơn các hành vi kiểm soát của chồng là 33,3% và 9%
phụ nữ bị bạo lực kinh tế từ người chồng của mình.
Các số liệu mới được đưa ra đã nêu bật một thực trạng là đa số phụ
nữ Việt Nam đều có nguy cơ tiềm tàng bị bạo lực gia đình ở một hay một
vài thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ. Bạo lực đối với phụ nữ có
một tác động sâu hơn so với những tác hại tức thì và dễ nhận biết. Nó gây
tác động đáng kể đối với sức khỏe thể chất và tâm thần của người phụ nữ,
ảnh hưởng tới năng suất lao động của các thành viên trong gia đình và vấn
đề giáo dục, chăm lo sức khỏe cho con cái. Bạo lực đối với phụ nữ cũng
làm phát sinh những chi phí mà cộng đồng và quốc gia phải gánh chịu.
Bên cạnh những hành động bạo lực dã man và thô bạo, một loại bạo

lực gia đình khá phổ biến đang phát triển ở Việt Nam hiện nay là sự ép
buộc vợ quan hệ tình dục. Dạng bạo lực này ngày càng gây ra những hậu
quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Tuy nhiên, dạng bạo lực này không mấy
ai biết và chú ý đến bởi vì nó được ngụy trang một cách kín đáo dưới vỏ
bọc là “quan hệ tình cảm” giữa hai vợ chồng. Mặt khác, đây là vấn đề tế
nhị cho nên chị em thường giấu giếm vì không muốn “vạch áo cho người
xem lưng”. Những điều này góp phần làm cho bạo lực về tình dục ngày
một phát triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ.
Các số liệu điều tra mới đây cũng cho thấy tình trạng bạo lực gia
đình ở Việt Nam khá phổ biến. Có 7,4% số người được hỏi cho biết từng
chứng kiến bạo lực thể chất tại cộng đồng, 25% số gia đình từng xảy ra tình
6


trạng bạo lực tinh thần; gần 30% số gia đình được hỏi cho biết có tình trạng
bạo lực tình dục. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu về bạo lực
gia đình của Vụ các vấn đề xã hội thuộc Ủy ban về các vấn đề xã hội của
Quốc hội, những con số này còn có thể cao hơn nếu người dân hiểu biết
hơn về các khái niệm bạo lực gia đình.
Vấn đề BLGĐ là vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi đây là vấn đề
của cuộc sống thường ngày, các phương tiện thông tin thường xuyên đưa
tin về vấn đề này. Và đây cũng là một đề tài khá hay và rộng để những
người nghiên cứu khoa học khai thác nó.
Tác gải Đinh Thị Hồng Minh, khoa khoa Luật Dân sự, khoa Sau Đại
học, trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài: “ Một số vấn đề pháp lý về bạo
lực gia đình ở Việt Nam hiện nay ” không đi vào nghiên cứu một nội dung
cụ thể nào mà chỉ đánh giá chung về các quy định của Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình của Việt Nam, tham khảo quy định của một số nước trên
thế giới về vấn đề này. Từ đó, xem xét thực trạng bạo lực giữa các thành
viên trong gia đình và thực trạng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo

lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian qua để đưa ra kiến nghị về một số
giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế.
Bài nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu các điều luật
liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình mà không đưa nhiều thông tin về
thực trạng và đưa ra các đề xuất về giải pháp thực tiễn trong cuộc sống. Mà
vấn đề BLGĐ lại là một vấn đề xã hội, luật pháp là công cụ rất tốt để giải
quyết những vụ việc BLGĐ nhưng chưa phải là triệt để, để có thể giải
quyết triệt để vấn đề này chúng ta cần tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân
và từ đó sẽ xây dựng những điều luật phù hợp với thực tế cuộc sống.
Khác với tác giả Đinh Thị Hồng Minh, một tác giả khác là Nguyễn
Mai Phương, trường Học viện nông nghiệp Hà Nội trước đây là Đại học
Nông nghiệp Hà Nội với bài nghiên cứu: “ Tìm hiểu về thực trạng bạo lực
gia đình tại Việt Nam hiện Nay”. Trong bài viết của mình tác giả nghiên
7


cứu về những vấn đề thực tiễn với những số liệu rất cụ thể , những đoạn
phỏng vấn sâu của tác giả phỏng vấn trực tiếp đối tượng và những câu
chuyện có thật tác giả khai thác qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên ở đề tài này tác giả đã không nghiên cứu về thực trạng bạo lực
kinh tế. Đây là một trong 4 loại hình bạo lực phổ biến hiện nay đó là bạo
lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế. Bạo lực
kinh tế là một loại bạo lực vô hình nhưng phổ biến và rất nghiêm trọng.
Tác giả Lê Thùy Dung, khoa Công tác xã hội, trường đại học Lao
động xã hội có bài nghiên cứu với tên đề tài: “ Thực trạng bạo lực gia đình
tại phường Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội” đã đề cập rất nhiều nội
dung toàn diện về vấn đề này. Các số liệu, dẫn chứng tác giả đưa ra đã phản
ánh đúng thực trạng tại BLGĐ tại phường Khương Thượng nói riêng và tại
Việt Nam nói chung. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của tác giả có đề cập
đến hình thức bạo lực xã hội. Tác giả đưa ra nhận định của mình về vấn đề

này đó là bạo lực xã hội là hành vi không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè,
bao vây kinh tế nhằm hạn chế hoạt động mang tính cộng đồng. Loại bạo
lực này bao gồm các hành vi như: Ngăn cấm tiếp xúc với gia đình, bạn bè;
Cấm quan hệ, giao lưu với mọi người; Cấm tham gia hoạt động xã hội, hoạt
động cộng đồng.
Tác giả lê Thùy Dung đưa ra luận chứng là trường hợp của chị Liễu
Thị D, 34 tuổi, kế toán doanh nghiệp tự bạch như sau: “ Chồng tôi nghi ngờ
tất cả những mối quan hệ của tôi và không cho tôi giao lưu với những
người đàn ông trong công ty, mà môi trường làm việc của tôi toàn đàn ông.
Ra bên ngoài , chồng tôi nghe lời đồn thổi điều gì là tra khảo rồi đánh đập
chửi rủa thậm tệ. Cả chuyện ở gia đình nhà chồng, tôi làm điều gì không
vừa ý anh ý chửi rủa sau đó đánh đòn”. Hay như chị Nguyễn Thị N, 40 tuổi
thợ may tại nhà: “ Buổi tối, thỉnh thoảng 1 tuần 2 lần chơi cờ bạc với mấy
cô hàng xóm, chơi vui không đáng bao tiền cả. Có lần chơi 2-3 ngày liền
liên tục rất là khuya. Nên chồng tôi cấm chơi cùng các cô hàng xóm...”
8


Quan điểm của tác giả đưa ra khá mới mẻ và tôi cảm thấy cũng rất
hay. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân tôi thì hình thức bạo lực này có thể
xếp vào trong bạo lực tinh thần.
3. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Võng Xuyên,
Phúc Thọ, Hà Nội.
Trên cơ sở đó đánh giá, phân tích những nguyên nhân dẫn đến
BLGĐ với phụ nữ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế BLGĐ với
phụ nữ tại xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát tìm hiểu thực trạng BLGĐ với phụ nữ tại xã Võng Xuyên,
Phúc Thọ, Hà Nội.

Phân tích các yếu tố tác động dẫn đến thực trạng BLGĐ với phụ nữ
tại xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội từ đó đưa ra các đề xuất và khuyến
nghị hạn chế tình trạng BLGĐ với phụ nữ tại địa phương.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng BLGĐ với phụ nữ tại xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà
Nội diễn ra như thế nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng BLGĐ với phụ nữ tại
xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội?
- Cần có những giải pháp nào để hạn chế thực trạng BLGĐ với phụ
nữ tại xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội?
6. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Võng Xuyên, Phúc
Thọ, Hà Nội
6.2. Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ bị BLGĐ tại xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
Các thành viên trong gia đình, hàng xóm và chính quyền địa xã.
9


Các hội đoàn thể: Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Phạm vi không gian nghiên cứu
Nghiên cứu tại địa bàn xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
7.2. Phạm vi thời gian
Phạm vi thời gian trong 2 năm 2016 và năm 2017
7.3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Võng Xuyên, Phúc
Thọ, Hà Nội
- Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Võng

Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
-. Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại
xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp định tính
8.1.1 Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình
giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn,
người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình được định sẵn
dựa trên những cơ sở luật số lớn của toán học.
Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn đối với các
khách thể cần nghiên cứu
8.1.2 Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối
tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố
có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục đích
nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp cùng với phương pháp điều
tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu nhằm đưa ra đánh giá, kiểm chứng về tình
hình thực tế, tìm hiểu quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ của chính
10


quyền địa phương cho các hộ gia đình nghèo, tìm hiểu sự thay đổi trên thực
tế sau khi được hỗ trợ vốn của những hộ gia đình nghèo.
8.2 Phương pháp định lượng
8.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên
tắc: Tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người
được hỏi thể hiện được quan điểm của mình đối với những vấn đề thuộc về

đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được cá thông tin cá
biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng bảng hỏi với các nội dung phù hợp và tiến hành điều tra
trên thực tế đối với các khách thể cần nghiên cứu. Muc đích sử dụng bảng
hỏi để diễn tả, chỉ dẫn đối tượng nghiên cứu bằng cách điền trực tiếp, từ đó
thống kê số liệu thực tế.
8.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp sử dụng kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc
rút ra từ những nguồn tài liệu các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu
Sinh viên nghiên cứu các tài liệu, công trình đã được thực hiện trước
đây về vấn đề có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu các nghị định, văn bản pháp luật và quy định hiện hành
về hỗ trợ vốn cho hộ gia đình nghèo làm cơ sở vững chắc xuyên suốt quá
trình nghiên cứu, kết hợp với tìm hiểu các tài liệu có nội dung tương tự tại
địa phương, dựa vào đó để tìm ra hướng giải quyết chính xác, khoa học,
phù hợp với địa bàn. Tiến hành thu thập các văn bản tài liệu cần thiết từ các
ban ngành và các nguồn tin cậy phù hợp với nội dung nghiên cứu.
Ngoài ra, sinh viên tiến hành xem xét các thông tin có sẵn trong tài
liệu để có cái nhìn tổng quan về vấn đề, phục vụ cho mục đích tổng hợp
thông tin và đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài một cách tốt nhất.

11


8.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Trên cơ sở kết quả của việc điều tra bằng bảng hỏi, người nghiên
cứu thực hiện các kỹ năng như làm sạch phiếu hỏi, tổng hợp, mã hóa và xử
lý số liệu.
9. Mẫu nghiên cứu
Cơ cấu mẫu bao gồm :

- 10 phiếu phỏng vấn sâu, trong đó:
+ Phỏng vấn sâu với 1 cán bộ của UBND xã Võng Xuyên: chủ tịch
hội phụ nữ xã Võng Xuyên
+ Phỏng vấn sâu với 5 nạn nhân nữ bị bạo lực.
+ Phỏng vấn sâu với 4 nam giới có hành vi bạo lực phụ nữ
- Thu thập thông tin bằng bảng hỏi với 100 cá nhân trên địa bàn xã
Võng Xuyên, trong đó:
+ Đối với phụ nữ bị BLGĐ: 40 phiếu
+ Đối với chính quyền địa phương và người dân: 60 phiếu
10. Kết cấu của khóa luận
Gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Thực trang bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Võng
Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
Chương 3: Kết luận và một số giải pháp kiến nghị nhằm phòng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà
Nội.

12


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI
PHỤ NỮ
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm gia đình
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học
nghiên cứu ở từng góc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm
gia đình như sau:
“Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân
và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và

ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp
được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”. Gia đình là một hình thức tổ chức đời
sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù,
được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành
viên. ( Nguồn: Website của hội liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng:
)
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh “xã hội thu
nhỏ”, cơ bản nhất của xã hội.
Gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển
lâu dài. Lịch sử nhân loại có những hình thức hôn nhân: tạp hôn, đối ngẫu,
một vợ một chồng thì cũng có các hình thức gia đình: tập thể, cặp đôi, cá
thể và cũng có các loại gia đình: một thế hệ, hai thế hệ và nhiều thế hệ.
Từ khái niệm này, chúng ta tìm hiểu đặc trưng cơ bản của gia đình để
xem xét các mối quan hệ của gia đình ở góc độ là một nhóm XH, nhóm tâm
lý - tình cảm đặc thù, với các mối quan hệ bên trong, với sự tác động qua
lại trong nội bộ của các thành viên để thỏa mãn những nhu cầu của mỗi
người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng.

13


1.1.2. Khái niệm phụ nữ
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người
hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những
đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở
khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường.
Nữ giới, phân biệt với nam giới, là một trong hai giới tính truyền
thống, cơ bản và đặc trưng của loài người.
Phụ nữ hay đàn bà là từ chỉ giống cái của loài người. Phụ nữ thường

được dùng để chỉ một người trưởng thành, còn con gái thường được dùng
chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn. Bên cạnh đó từ phụ nữ, đôi khi dùng để chỉ
đến một con người giống cái, bất kể tuổi tác, như là trong nhóm từ "quyền
phụ nữ".
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc
được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất
là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người
sử dụng. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít
nhất là không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng
tích cực từ những nữ giới này.
1.1.3. Khái niệm giới và bình đẳng giới, định kiến giới
Giới là một thuật ngữ đề cập đến đặc điểm, vị trí, vai trò, mối quan
hệ về mặt xã hội với nam giới- phụ nữ (trẻ em gái- trẻ em trai). Là phạm trù
chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ.
Bình đẳng giới là việc nam, nữ, có vai trò bình đẳng như nhau; được
tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau sự phát triển đó.
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệnh, không
phản ứng đúng về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam nữ.
Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và
nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm;
14


là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó
gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.
Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực,
không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn đến việc làm
sai lệch và hạn chế những điều mà một cá nhân nam, nữ có thể làm, cần
làm hoặc nên làm.

1.1.4. Khái niệm bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa
các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất
là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh
em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được
xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là
phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực
tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa,
tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối
với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng
người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn
hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO).
Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì Bạo lực gia
đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn
đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm
lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành
động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù
nó xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư.
Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định
nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các
thành viên khác trong gia đình”.
15


Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy
định: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành
viên khác trong gia đình.

1.1.5. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc
cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội
của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong
mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân
nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng
các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội
tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân
quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn nên mang tính tổng hợp
cao, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định
nhằm hỗ trợ cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề
đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội.
Định nghĩa trên có 6 yếu tố đáng lưu ý:
Thứ nhất, công tác xã hội là một dạng hoạt động thực tiễn. Điều này
đối với các bạn làm công tác xã hội trực tiếp, là hiển nhiên. Tuy nhiên, với
các nhà quản lý, cần phải được nhấn mạnh, vì nhiều khi người ta quên rằng
để giải quyết các vấn đề xã hội cần thực hiện công tác xã hội cụ thể, chứ
không chỉ dừng lại ở một số khâu quản lý ban đầu (nghiên cứu, ra chính
sách, lập kế hoạch…).
Thứ hai, đó là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao,
hay phức tạp. Điều này cần đặc biệt nhấn mạnh ở các nước đang phát triển
như Việt Nam. Người làm công tác xã hội phải quan tâm rất nhièu loại vấn
đề khác nhau, bởi vì đời sống con người là đa dạng. Họ phải làm việc với
16


×